Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Niên luận Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước tại huyện Thường Tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.5 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khí tượng Thủy
văn – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ kiến thức
cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths Trần Ngọc Huân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt thời gian qua để niên luận của em được hoàn thành đúng thời gian
quy định Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người than cùng toàn thế các
bạn trong lớp đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để em hoàn
thành nhiệm vụ học tập và làm niên luận. Do niên luận được thực hiện trong thời
gian có hạn, tài liệu tham khảo và số liệu đo đạc chưa đầy đủ, kinh nghiệm bản
than còn hạn chế nên nội dung niên luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và
toàn thể các bạn sinh viên để niên luận có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2017
Sinh viên:
Phạm Hồng Đức

2


Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thường Tín
1.1: Giới thiệu
Thường Tín là một huyện nằm phía nam của thành phố Hà Nội, có diện tích
là 127,59 km2 và dân số hiện khoảng 240.000 người ( năm 2010 ). Hiện nay
Thường Tín có 1 thị trấn và 28 xã, có hệ thống đường giao thông thuận lợi với


hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc
Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429
(73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân
La (Hồng Vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến TT Thường Tín sang phía tây huyện
và tỉnh lộ 429 (73 cũ)từ Thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn
Điểm đến Ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ. Trên địa bàn huyện có tuyến
đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía. Đường
thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Qua sông đi Tứ Dân,
Khoái Châu, Phố Nối và Thành phố Hưng Yên

3


4


1.2: Vị trí địa lý
Thường Tín ngày nay là một huyện của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp
huyện Thanh Trì, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp sông Hồng,
phía Tây giáp huyện Thanh Oai. Thường Tín gồn 28 xã, 1 thị trấn với diện tích
đất tự nhiên trên 127km2, dân số gần 23 vạn người (tính đến tháng 12 năm
2010). Thường Tín giữ vị trí cửa ngõ phía nam thủ đô Hà Nội - trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, quân sự của cả nước.
Là miền đất thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, đất đai ở đây “cao ráo, bằng
phẳng”. Ruộng thì vào hạng thượng (ruộng hạng nhất) cấy lúa thích hợp, trên
các cánh đồng rộng bao la, nhiều làng mạc lớn sát nhau thành những dãy chạy
dài, có lũy tre xanh dày bao quanh từng thôn xóm, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế, văn hóa và bảo vệ quê hương, đất nước
Với vị trí địa lý trên đã tạo thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế, mở rộng
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp tiêu dùng khác, kinh doanh dịch

vụ du lịch, giải trí nghỉ cuối tuần và thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào các cụm,
điểm công nghiệp, xây dựng các khu đô thị mới.
1.3: Đặc điểm khí hậu
Thường Tín là huyện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên mang các đặc
điểm điển hình của khí hậu vùng đồng bằng. Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa có mùa đông lạnh, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn, mùa hạ
nóng và nhiều mưa.
a) Nhiệt độ: Toàn vùng có nền nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ trung bình năm khoảng
230C ÷ 240C. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng XII đến tháng II) nhiệt độ trung
bình giảm xuống dưới 200C. Tháng I lạnh nhất, có nhiệt độ trung bình 17 0C.
Mùa hè nhiệt độ tương đối dịu hơn. Có 5 tháng (từ tháng V đến tháng IX) nhiệt
độ trung bình trên 260C. Tháng VII và VIII nóng nhất, có nhiệt độ trung bình
trên dưới 280C.
b) Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 81%. Ba tháng mùa xuân là
thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình tháng đạt 83 - 85% hoặc cao hơn. Các
5


tháng cuối mùa thu và đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất. Độ ẩm trung bình
tháng có thể xuống dưới 80%. Độ ẩm cao nhất có ngày đạt tới 98% và thấp nhất
có thể xuống tới 64%.
c) Mưa: Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung bình
1.426 mm với số ngày mưa bình quân khoảng 70 ngày mỗi năm.
Lượng mưa lớn nhất năm thường rơi vào các tháng VI, VII và VIII. Lượng
mưa trung bình 1 ngày lớn nhất đạt bình quân là 129 mm.
Theo số liệu quan trắc trên hệ thống thì những trận mưa vừa và nhỏ có tổng
lượng mưa nhỏ hơn 200 mm không có sự tương quan với mực nước sông Nhuệ.
Điều này đã phản ánh một thực tế là mùa mưa sông Nhuệ không chỉ làm nhiệm
vụ tiêu úng trong đồng mà vẫn làm nhiệm vụ dẫn nước tưới.
d) Bốc hơi: Theo số liệu thống kê nhiều năm, lượng bốc hơi bình quân năm ở toàn

vùng đạt khoảng 840 mm. Các tháng mùa mưa (VII, VIII và IX) lại là các tháng
có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Lượng bốc hơi bình quân tháng VII đạt
trên 90 mm. Các tháng mùa Xuân (tháng XII đến tháng II) có lượng bốc hơi nhỏ
nhất là những tháng có nhiều mưa phùn và độ ẩm tương đối cao.
e) Gió bão: Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam và Đông Nam và mùa
đông thường có gió Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 4,0 m/s.
Tháng VII và tháng VIII là những tháng có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ
vào vùng này thường gây ra mưa lớn trong nhiều ngày, ảnh hưởng lớn cho sản
xuất và đời sống của nhân dân. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể đạt 40
m/s.
f) Mây: Lượng mây trung bình năm chiếm 75% bầu trời. Tháng III u ám nhất có
lượng mây cực đại, chiếm trên 90% bầu trời còn tháng X trời quang đãng nhất,
lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng trên 60% bầu trời.
g) Nắng: Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.125 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng V
đến tháng X có nhiều nắng nhất. Tháng II, III trùng khớp với những tháng u ám
là tháng rất ít nắng, chỉ đạt 20 ÷ 30 giờ mỗi tháng.
1.4: Đặc điểm sông ngòi
Khu vực điều tiết được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông
Nhuệ
6


a) Sông Hồng: Sông Hồng là con sông có hàm lượng phù sa lớn, là nguồn nước
tưới cho lưu vực, đồng thời cũng là con sông nhận nước tiêu. Đoạn sông Hồng
chảy qua Thường Tín có chiều rộng trung bình của sông khoảng 500- 600m,
chiều dài 70 km. Mùa lũ trên sông Hồng bắt đầu từ tháng VI đến hết tháng X.
Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao, chênh lệch mực nước và cao độ
đất trong đồng từ 1 – 1.5 m ảnh hưởng lớn đến việc tiêu úng.
Về mùa kiệt chịu tác động điều tiết của hồ Hoà Bình nên mực nước mùa
kiệt được nâng cao hơn, tuy nhiên vào các tháng mùa kiệt mực nước vẫn thấp

hơn cao độ trong đồng nên lấy nước tưới cho vùng phải tưới bằng động lực. Chỉ
vào các tháng đầu và cuối mùa lũ có thể lợi dụng mực nước lớn nhất trong ngày
để lấy nước tự chảy.
b)

Sông Nhuệ: Sông Nhuệ dài 74 km nối liền sông Hồng (qua cống Liên Mạc) với
sông Đáy (qua cống Lương Cổ), là trục chính tưới tiêu kết hợp. Về mùa lũ, cống
Lương Cổ vẫn luôn luôn mở (chỉ đóng lại khi có phân lũ qua đập Đáy). Như vậy
trong quá trình tiêu úng, mực nước sông Nhuệ và các sông nhánh khác trong hệ
thống sông Nhuệ luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của mực nước lũ sông Đáy.
Nối liền sông Nhuệ với sông Đáy có các sông: Sông Vân Đình dài 11,8
km; sông La Khê dài 6,8km; sông Ngoại Độ dài 12 km và một số sông nhỏ khác
tạo thành một mạng lưới tiêu hoàn chỉnh khi điều kiện cho phép
1.5: Địa hình:
Địa hình huyện Thường Tín có dạng địa hình đồng bằng dốc từ Tây Bắc sang
Đông Nam. Khu vực điều tiết thuộc vùng đồng của huyện: gồm diện tích của 28 xã
khác nhau. Cao độ từ +4.0 đến +8.0 nên địa hình tường đối phức tạp vùng trũng
xen kẽ vùng cao nên mặc dù hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nhiều nhưng những
năm mưa lớn do tiêu không chủ động thường gây ra úng ngập mất mùa.
1.6: Thổ nhưỡng:

Đây là vùng đồng bằng tạo thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống
sông Hồng và sông Nhuệ. Mặc dù hệ thống được bao bọc bởi các đê sông Hồng
và sông Nhuệ được xây dựng lâu đời song hầu như hàng năm toàn bộ diện tích
canh tác đều được tưới bằng nước phù sa lấy từ các cống tự chảy hoặc các trạm
7


bơm. Quá trình bồi tụ, hình thành và phát triển của đất ở từng khu vực có khác
nhau đã tạo nên sự đa dạng về loại hình đất trong hệ thống. Song nhìn chung

chúng đều là loại đất ít chua và chua, có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng
ở mức trung bình đến nghèo.
1.6: Kinh tế - xã hội:
-

Công nghiệp - xây dựng: 53,4%

-

Thương mại dịch vụ: 32,5%

-

Nông nghiệp: 14,1%

-

Hiện nay huyện có nhiều công trình dự án đầu tư như:

-

Khu công nghiệp bắc Thường Tín (chưa đầu tư)

-

Khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, Văn Bình và
Liên Phương

-


Khu công nghiệp Phụng Hiệp nằm ở vị trí xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô
Hiệu, xã Nghiêm Xuyên

-

Cụm công nghiệp Quất Động nằm trên Địa bàn xã Quất Động

-

Cụm công nghiệp Duyên Thái nằm ở xã Duyên Thái, cụm công nghiệp Liên
Phương ở xã Liên Phương

-

Cụm công nghiệp làng nghề: Vạn Điểm (mộc), cụm công nghiệp làng nghề
Duyên Thái(sơn mài); Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan (Ninh Sở), cụm
công nghiệp làng nghề Tiền Phong (bông len), cụm công nghiệp làng nghề mộc
Văn Tự

-

Nhà máy bia Việt Nam tại xã Vân Tảo chuyên sản xuất các loại bia ngoại:
Heineken, Tiger.

8


Chương 2: Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước
Hiện nay, khu vực huyện thường tín có tổng diện tích là 127,59 km 2 trong
đó dieeh tích trồng cây nông nghiệp chiếm khoảng 7869,53ha 2 và diện tính

trồng lúa chiếm 6055,71ha diện tích đât nông nghiệp còn lại là diện tích đất ở và
các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề cấp nước là một trong những khó khăn
đang gặp phải của huyện Thường Tín và tìm hiểu rõ hơn về nhu cấp nước của
huyện ta chia thành 2 dạng như sau:
- Nhu cầu cấp nước cho cây nông nghiệp ( lúa )
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
2.1: Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa
Đối với cây trồng nói chung, nước là thành phần chủ yếu cấu tạo cơ thể và
giúp các quá trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình thường. Nước đóng vai trò
quang trọng trong quán trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh.
Đây là quá trình hấp thụ và chuyển quang năng thành hóa năng tích trữ trong các
phân tử carbohydrate.
Ánh Sáng
n CO2 + n H2O

(CH2O)n + n O2

Diệp lục
Ngoài ra, nước còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu đối với cây
lúa. Nước có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho việc
cung cấp dưỡng chất, làm giảm nhiệt độ, muối, phèn, độc chất và cỏ dại trong
ruộng lúa.

9


Hình 1: Nhu cầu về mực nước cho ruộng lúa
Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất mùa vụ. Theo Goutchin để tạo được 1 đơn vị
thân lá cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, con số tương tự đối với hạt là 300-350.

Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trổ và chín. Do đó cần
cung cấp nước và duy trì mức nước 3 - 5 cm ở ruộng để lúa sinh trưởng tốt và
đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho
sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học
quan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng nước hiệu
quả và tiết kiệm nhất.
* Điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu, thủy văn
Đất có thành phần cơ giới vừa phải (đất thịt hay thịt pha sét), nhiều hữu
cơ, tơi xốp, thoáng khí thì khả năng giữ nước cao. Ngoài ra, mặt ruộng phải
được trang bằng phẳng (ruộng bậc thang đối với vùng cao), tầng đế cày phải
đảm bảo giữ được nước, bờ bao phải được gia cố để chống thấm lậu và xác định
cao trình để chủ động tưới và tiêu nước (đất có cao thì khó giữ nước hơn đất
thấp).
Mùa vụ cũng đóng vai trò quang trọng trong việc áp dụng các kỹ thuật
tưới nước tiết kiệm cho lúa. Ở khu vực Thường Tín , lượng mưa hàng năm
trung bình từ 1200 – 2000 mm nhưng việc xả nước phân phối không đều, gây
ngập úng giữa mùa mưa ở nhiều nơi, mùa khô lại không đủ nước tưới. Ngay
trong mùa mưa, đôi khi lại có một khoảng thời gian nắng hạn kéo dài làm trở
ngại cho sự sinh trưởng của cây lúa. Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ
10


tháng 5 – 11 dl, cao nhất vào tháng 09 – 10 dl, lượng mưa có thể lên đến 300 –
400 mm/tháng và thường có trên 20 ngày mưa.
2.2: Cách điều tiết nước tiết kiệm cho lúa
2.2.1 Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying)
Trong các biện pháp nêu trên, hiện nay trong canh tác lúa, biện pháp tưới
tiết kiệm nước cho hiệu quả cao và được khuyến cáo nhiều nhất vẫn là kỹ thuật
tưới ướt – khô xen kẽ theo khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên
cứu lúa quốc tế (IRRI) và các chuyên gia trồng trọt.

Phương pháp này được Cục Bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại 4 vùng
trồng lúa chính của cả nước kể từ vụ Hè thu và vụ mùa năm 2005, kết quả đều
giảm được 50% số lần bơm tát nước, giảm tỉ lệ ngả đỗ.
Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần
bơm nước vào ruộng tối đa là 5cm.
- Tuần đầu tiên sau sạ: giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm, mực nước

trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1-3cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa
và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20-25 ngày sau sạ), giai đoạn
này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước

trong ruộng ở

giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ, bởi có nước làm
môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được và cũng cần sử dụng thuốc
trừ cỏ phù hợp ở giai đoạn này.
- Giai đoạn từ 25-40 ngày: đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn

chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa đủ. Lúc
này giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm (đặt
ống nhựa có đục lỗ lên hàng, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi). Khi nước
xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm so với mặt đất
ruộng. Khi nước hạ từ từ xuống dưới vạch 15cm thì bơm nước vào tiếp. Ở giai
đoạn này, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát triển
và cạnh tranh được với cây lúa. Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh
khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán
trong ruộng, bệnh ít lây lan.
11



Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng, vì vậy phương pháp
này được gọi là “tưới ướt - khô xen kẽ’’. Mực nước dưới mặt đất càng xa
(nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt ruộng) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong
đất, vừa chống đổ ngả, vừa dễ thu hoạch.

Hình 2a, 2b: Đặt ống và thước để theo dõi mực nước trong ruộng
- Giai đoạn lúa 40-45 ngày: là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng). Lúc này

cần bơm nước vào khoảng 1-3cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánh sáng làm
phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất là phâm đạm.
- Giai đoạn lúa 60-70 ngày: đây là giai đoạn lúa trổ nên cần giữ nước

cho

cây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép hửng.
- Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch: là giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc và chín nên

chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm (khi cần thiết
thì bơm nước vào thêm). Cần phải “xiết’’ nước 10 ngày trước khi thu hoạch để
mặt ruộng được khô ráo, dễ cho việc sử dụng máy gặt.
2.2.2: Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau:
Chọn 4 - 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc zắc trên
thửa ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m), ống nhựa được đục
thủng nhiều lỗ để cho nước vào; chiều dài ống 25cm, đường kính 10cm (hoặc
20cm), Ống nhựa được đặt dưới mặt ruộng một đoạn 15cm (phần thủng lỗ), trên
mặt ruộng 10cm. Đoạn ống trên mặt ruộng có đánh dấu vạch trên ống để theo
dõi mực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt ruộng lấy hết phần
đất trong ống để cho nước vào trong ống. Khi mực nước trong ống xuống thấp
12



hơn mặt ruộng 10cm thì tiến hành bơm nước tưới cho ruộng lúa, tưới khi nào
mực nước trên ruộng đạt đến vạch đánh dấu trên ống (theo nhu cầu của từng giai
đoạn sinh trưởng cây lúa) thì ngưng tưới.
STT

Tên Xã

Diện tích đất
nông nghiệp (ha)

Định mức
cấp nước
(m3/ha)

1
2
3
4
5
6

Chương dương
Dũng tiến
Duyên thái
Hà hồi
Hiền giang
Hòa bình

271,35

251,86
233,86
289,57
253,77
305.89

150
150
150
150
150
150

Lượng nước
tiêu thụ
trong một
tháng
40650
37650
34950
43350
37950
45750

7

Khánh hà

365,44


150

54750

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Hồng vân
Lê lợi
Lien phương

Minh cường
Nguyên xuyên
Nguyễn trãi
Nhị khê
Ninh sở
Quất động
Tân minh
Thắng lợi
Thống nhất
Thư phú
Tiền phong
Tô hiệu
Tự nhiên
Vạn điểm
Văn bình
Văn phú
Văn tự
Vân tảo
TT Thường Tín

279,54
245,35
213,64
312,74
235,59
267,88
298,46
343,42
277,89
214,54

214,46
234,55
285,56
128,69
178,75
253,39
219,12
364,67
345,35
376,13
377,21
125,14

150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150
150

150
150
150
150
150

41850
36750
31950
46800
35250
40050
44700
51450
41550
32100
32100
35100
42750
19200
26700
37950
32850
54600
51750
56400
56550
18750

Tổng


1162200

Bảng định mức cấp nước cho cây trồng huyện Thường Tín

13


Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhu cầu cấp nước của cây lúa là rất
lớn. mỗi ha cần những 150m3 nước trong 1 tháng và tổng khu vực huyện
Thường Tín cần đến 1162200m3. Khu vực có diện tích cây nông nghiệp lớn nhất
là Vân Tảo chiếm 377,21ha và cũng là khu vực cần cung cấp lượng nước lớn
nhất huyện là 56550m3/tháng. Khu vực có diện tích bé nhất là TT Thường Tín là
trung tâm của huyện, là khu vực phát triển nền kinh tế lớn nhất cho nên diện tích
đất nông nghiệp cần thu hẹp để tập trung cho việc phát triển các khu đô thị.
2.3: Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt
Do đặc điểm của khu vực là dân cư phân tán trên địa bàn rộng nên hệ thống
cấp nước của thành phố gần như là không có. Để khắc phục tình trạng này thành
phố đã dành nhiều nguồn vốn, ngân sách để phát triển giếng lẻ bơm tay và đặc
biệt là các trạm cấp nước phân bố khắp các khu vực huyện Thường Tín. Hiện
nay huyện Thường Tín đã có 5 trạm cấp nước tập trung với công suất
3000m3/ngày đêm do trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
quản lý. Theo thống kê năm 2010 việc sử dụng nước ở huyện Thường Tín nhứ
sau:
- Số hộ dân sử dụng nước sạch: 87,5%
- Sử dụng nước máy: 25,53%
- Sử dụng nước giếng: 60,7%
- Sử dụng nước mưa: 3,08%
- Sử dụng nguồn nước khác: 3,69%


Nước từ hệ thống cấp nước thành phố có chat lượng tốt nhưng rất hạn chế.
Nước từ giếng khoan ngầm được sử dụng rộng dãi nhờ dễ khai thác và chi phí
thấp nhưng thường không đạt vệ sinh cho phép sử dụng.
2.3.1 Nhu cầu sử dụng
a) Hiện trạng khu đô thi:

Trong những năm qua, thị trấn ngày càng phát triển. Song song với đó là
tác động không nhỏ đến môi trường. Trong đó, ô nhiễm môi trường hoạt động từ
giao thong, mực nước ngầm ngày càng hạ thấp, chất thải rắn sinh hoạt và các
loại chất thoải không được thu gom và xử lí những vẫn đề môi trường nổi bật
14


của thị trấn.
- Độ pH từ 6,47 – 7,52 nằm trong giới hạn cho phép
- Độ cứng của nước đạt giới hạn quy chuẩn từ 72,5 – 90mg/l, nước hơi cứng.
- Nước nhạt với tổng khoáng từ 180 – 230 mg/l
- Cặn sấy khô của nước trung bình từ 158 – 196 mg/l
- Hàm lượng Clorua từ 17,73 – 19,5 mg/l đạt tiêu chuẩn nước sử dụng ăn uống.
- Các hợp chất chứa Nitơ thường xuyên có mặt trong nước: Nitrat có hàm lượng

22,58 – 28,11 mg/l, Nitrit có hàm lượng từ 0 – 0,14 mg/l, amoni không đáng kể.
- Phenol cao hơn giới hạn cho phép với hàm lượng là 0,00375mg/l
- Hàm lượng nguyên tố vi lượng đều nằm trong giới hạn cho phép

Ta nhận thấy hàm lượng phenol lớn hơn quy định và nitral khá cao nên
chứng tỏ nước có khả năng bị nhiễm bẩn.

15



TT

Phạm Thị

TCVN

Tâm

5044 - 1995

-

4,3

6,5 – 8,5

Độ cứng

mgO2/l

50

300 - 500

Chất rắn lơ lửng SS

mg/l

8


-

Sắt tổng cộng Feic

mg/l

0,2

1-5

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

pH

1

2
3
4
5
6

45
1,2x10
3
Bảng kết quả phân tích mẫu nước giếng đào ( 9m ) hộ Phạm Thị Tâm
Nitrate NO3

Coliforms

mg/l
KL/100ml

225

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Thường Tín
Nhận xét: quy luật dao động mực nước của huyện nằm trong trạng
thái tự nhiên, thuộc kiểu động thái khí hậu, nước dưới đất có quan hệ trực
tiếp với nước mưa và luôn được nước mưa bồ cập về mùa mưa. Năm 2010
do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu mực nước đều giảm sâu
- Chất lượng nước đều đạt quy chuẩn. trừ hàm lượng amoni và nitrat ở cao, luôn

lớn hơn giới hạn cho phép chứng tỏ ở khu vực này có dấu kiệu bị nhiễm bẩn cần
có biện pháp sử lý.

16


b)

Hiện trạng vùng nông thôn

TT
1

2

Chỉ tiêu

phân tích
pH

Độ cứng
Chất rắn lơ

3
4

lửng SS

Đơn vị

Kết quả

TCVN 5044 - 1995

7,08

6,5 – 8,5

mgO2/l

157

300 - 500

mg/l

8


-

0,17

1-5

-

Sắt tổng
cộng Feic

mg/l

5

Nitrate NO3

mg/l

2,24

45

6

Coliforms

KL/100ml


4

3

Bảng kết quả phân tích mẫu nước giếng đào ( 9m ) hộ Phạm Văn Tiến
Nguồn: phòng tài nguyên và môi trường huyện Thường Tín

17


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

TCVN 5044 1995
5,5 - 9
<25


pH
mgO2/l
7,31
Nhu cầu oxi sinh hóa
mgO2/l
26
BOD5
Nhu cầu oxi hóa học COD
mg/l
98
<35
Chất rắn lơ lửng SS
mg/l
77
80
AmmoniacN-NH3
mg/l
0,49
1
Nitrate N-NO3
mg/l
0,53
15
Dầu mỡ tổng cộng
mg/l
KPH
0,3
Sắt tổng cộng Feic
mg/l

2,56
2
Tổng coliforms
KL/100ml
4,4x10
10.000
Bẳng mẫu nước ao sau nhà hộ Nguyễn Văn Thành

Nguồn: phòng tài nguyên môi trường huyện Thường Tín
Nhận xét: qua kết quả phân tích mẫu nước thì khẳng định là nước ao đã bị
ô nhiễm, các chỉ tiêu vượt quá mức quy định cho phép. Ở khu vực nông thôn,
các nguồn nước mặt thường là nguồn tiếp nhận các loại NTSH, chăn nuôi từ hộ
gia đình, do đó nguồn nước mặt này có đặc tính là hàm lượng BOD, COD và vi
sinh cao. Đặc biệt là là mầm mống gay bệnh cho con người và gia súc, cần có
biện pháp xử lý kịp thời.

18


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Lượng nước
tiêu thụ
Tên Xã
Số Dân
trong 1
tháng
Chương dương
4214
4
16856

Dũng tiến
5133
4
20532
Duyên thái
8603
3
25809
Hà hồi
6969
3
20907
Hiền giang
5196
4
20784
Hòa bình
5389
3
16167
Khánh hà
6532
4
26128
Hồng vân
6755
4
27020
Lê lợi
6331

4
25324
Lien phương
8547
3
25641
Minh cường
7439
4
29756
Nguyên xuyên
5600
3
16800
Nguyễn trãi
7647
4
30588
Nhị khê
6722
3
20166
Ninh sở
9734
4
38936
Quất động
7398
4
29592

Tân minh
5866
3
17598
Thắng lợi
9474
4
37896
Thống nhất
7653
3
22959
Thư phú
5335
3
16005
Tiền phong
7199
4
28796
Tô hiệu
6957
3
20871
Tự nhiên
8425
4
33700
Vạn điểm
8605

4
34420
Văn bình
8223
3
24669
Văn phú
8477
4
33908
Văn tự
7046
3
21138
Vân tảo
9231
4
36924
TT Thường Tín
15395
4
61580
Tổng
781470
Bảng số liệu định mức cấp nước sinh hoạt huyện Thường Tín
Định mức cấp
nước sinh hoạt
(1ng/m3/1thang)

Nhận xét: Tổng lượng nước sinh hoạt của cả huyện là khá lớn

781770m3/1thang điều này chứng tỏ tình hình kinh tế của khu vực đang phát
triển nhanh chóng.

19


số lượng dân cư của các xã phân bố không đều dẫn đến việc điều tiết cấp
nước cho tững xã có phần khó khăn. Gây ra tình trạng thiếu hụt nước cho các xã
ở xa nhà máy cũng như không gần khu thị trấn.
Nới cao nhất lên đến 61580m3 là khu thị trấn, nơi thấp nhất chỉ đạt
16800m3 cho thấy sự chênh lệch rất lớn về nhu cầu sinh hoạt cả các xã cũng như
phản ánh tình hình kinh tế của những nơi này.

20


Nhu cầu dùng nước, lit/người/ngày
2000 2010 2020 2050 2070 2100

Thành phần
Đô thị: (l/người/ngày)
+ Dân dụng,

120

165

200

250


270

270

+ Dịch vụ

20

20

30

40

60

70

+ Công nghiệp, 20%

50

50

60

60

60


60

30%

20%

15%

15%

+Thất thoát: (%)
lit/người/ngà

38% 41%
72

96

87

70

58

60

y
Tổng:


262

331

377

420

448

460

Nông thôn: (l/người/ngày)

50

50

60

80

100

150

Tỉ lệ dân nông thôn/thành

70


70%

60%

60%

60%

60%

thị
Nhu cầu dùng nước cho đô

100

123

176

240

265

290

thị và nông thôn
Tỉ lệ nước phục vụ cho

70


68

65

63

50

50

nông nghiệp, %
Nhu cầu nước phục vụ cho

260

261

264

293

324

290

nông nghiệp,
l/người/ngày(2)
Tổng nhu cầu nước,

360


l/người/ngày
384
440
533
589
600
Bảng dự báo nhu cầu sử dụng nước năm 2010 ở huyện Thường Tín
Nguồn: phòng tài nguyên môi trường huyện Thường Tín
Theo thông số bảng nhu cầu sử dụng nước t nhận thấy định mức cấp nước
của huyện Thường Tín đang tăng lên theo từng năm, nhu cầu của con người
ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước cũng tăng cao. Ước tính cho đến
hiên nay nhu cầu sử dụng nước theo đầu người là 350 – 400l/người/ngày cho
nhu cầu sinh hoạt, cây trồng cũng nhu tăng gia sản xuất nông nghiệp.
2.3.2: Đánh giá
21


Qua quá trình điều tra cho thấy nguồn nước cấp ở huyện chủ yếu là nước
giếng chiếm đến 70% , nước máy 20%, 10% là các hộ vừa sử dụng cả nước máy,
nước giếng, nước mặt dung cho ăn uống, sinh hoạt. Có các xã cung cấp cho các
khu sản suất Công - Nông nghiệp.
Do trên địa bàn có con đường quốc lộ 1A đi qua, mà ở đây chỉ có một nhà
máy cấp nước ở một bên đường, các hộ dân nằm phía bên đường được sử dung
một cách tiên nghi với giá tiền ở 4m3 đầu là 2500đ 1m3, sau thì 5000đ 1m3. Còn
những hộ dân bên đường phải dung nước giếng với nước máy vì không có
đường cấp nước đi qua vào mùa mưa thì có đủ nước để dung còn vào mùa cạn
thì tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra.
Các hộ dân sử dụng nước giếng để sinh hoạt, có một vài khu vực sử dụng
giếng đào từ 7 – 12m đã có nước sử dụng, nhưng vào mùa khô dễ không có

nước sử dụng. có một số các hộ dung giếng khoang từ 50m – 90m mới có nước
sử dụng đủ có các mùa cũng như sản xuất công nghiệp.
Qua kết quả điều tra thì cho thấy địa bàn huyện vẫn chưa ổn định về việc
sử dụng nước, vẫn còn phải sử dụng hết sức tiết kiệm và chưa an tâm về nguồn
nước giếng nước mặt ở huyện.
2.3.3 Đề xuất giải pháp
a) Biện pháp quản lý
Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, việc bảo vệ nguồn nước tránh bị ô
nhiễm và cạn kiệt thì công việc đầu tiên của là phải cung cấp nguồn nước sạch
cho các hộ dân phị vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt một cách tiện nghi nhất.
Cách khắc phục:
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ tầng nước ngầm.
- Tiết kiệm nguồn nước máy, không sử dụng lãng phí tránh tình trạng thất thoát

nước
- Quản lý nguồn nước thải ra đồng thời nâng cao ý thức của các hộ dân sống gần
các nhánh sông.
- Phải có một cơ chế tài chính phù hợp với chỉ định 40/1998/CT/-TTg về việc
tăng cường các công tác quản lý và phát triển nước cấp đô thị. Hiện nay giá
cước cấp nước ở nhiều địa phương còn bất cập và bất hợp lý.
22


- Cần phải đảm bảo về việc khảo sát công tác nguồn nước sát với thực tế, dự báo

về việc biến động nguồn nước để có các biện pháp phòng chống.
- Cần kiểm soát chất lượng nguồn nước theo định kì
- Quy hoạnh và phát triển mạng lưới cấp trên toàn huyện
- Cần đào tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất đảm bảo nguồn
nước đầu ra đúng theo quy chuẩn.

b) Biện pháp kĩ thuật
Đa số giếng ở huyện đều nhiễm phèn, chỉ có một số sử dụng nước máy nên
nếu có chi phí ta nên thiết lập các hệ thống sử lý nước trên từng hộ dân, khu dân
cư lập các ống cấp thoát nước cho người dân và thu hồi xử lý nước thải. còn
những đường ống cấp nước cũ phải tu sửa lại để tránh tình trạng thất thoát nước
Thiết kế các hệ thống xử lý nhỏ cho từng khu dân cư để loạt bỏ sắt bằng
các phương pháp làm thoáng qua hạt lọc xúc tác và chất oxi hóa cao. Ngoài ra
còn có các hệ thống làm thoáng khác như: làm thoáng bằng máy tràn, máy nén
khí…

23


Chương 3: KẾT LUẬN
Hiện nay, cây lúa đang phải đương đầu với hàng loạt thách thức từ sự tác
động của biến đổi khí hậu, mà cụ thể là nguồn tài nguyên nước đang bị đe dọa
nghiêm trọng. Trước bối cảnh đó, phát triển kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong
nông nghiệp đã trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
Một trong những giải pháp nhằm khai thác sử dụng bền vững tài nguyên
nước là sử dụng nước hợp lý, sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp, đó là
định hướng mang tính chiến lược trước mắt và lâu dài. Việc triển khai và ứng
dụng có hiệu quả kỹ thuật tưới ướt – khô xen kẽ ở một số nơi gần đây đã mang
lại nhiều kết quả rất khả quan và thiết thực.
Tuy nhiên, để áp dụng kỹ thuật này hiệu quả cần phải nắm vững một số
điểm cơ bản về nhu cầu nước của cây lúa, điều kiện cụ thể của ruộng áp dụng
tưới nước tiết kiệm (thổ nhưỡng, khí tượng, thủy văn,..), đặt biệt là điều kiện
kinh tế xã hội, tiêu thụ sản phẩm và sự chấp thuận của cộng đồng. Trong đó cần
coi trọng các yếu tố kinh tế - kỹ thuật và sự tham gia của cộng đồng từ quy
hoạch, thiết kế, xây dựng đến quản lý hệ thống tưới tiết kiệm nước.
Qua điều tra, nguồn nước sạch huyên Thường Tín vẫn còn nhiều hạn chế,

đa số các hộ dân sử dụng nguồn nước giếng có nhiễm phèn. Tình trạng thiếu
nước máy vẫn xảy ra. Dù nhà máy cấp nước ở địa bàn huyện nhưng nhiều hộ
dân vẫn thiếu hụt nước và sử dụng nước giếng. khi điều tra phòng vấn thì nhiều
người dân vẫn tỏ ra khó chịu về việc thiếu hụt nước của địa bàn huyện, bên kia
đường có nước bên này thì thiếu hụt phải sử dụng nước giếng. Cho thấy sự quan
tâm của các cơ quan chức năng vẫn chưa sát sao, vẫn chưa kiểm soát việc xử lý
nước thải làm các khu dân cư, khu công nghiệp thải ra tràn lan làm ô nhiễm tới
nguồn nước mặt và nước ngầm lân cận. Trước tình hình hày cần phải có biện
pháp khắc phục để đảm bảo sức khỏe của người dân ở các khu vực và phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cho người dân.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Kỹ thuật tưới lúa “Ướt khô xen kẽ” của IRRI, Được lấy về từ:
/>
2.

Nhu cầu về nước cho cây lúa, Được lấy về từ website: Ngân hàng kiến thức
trồng lúa.

3.

Nguyễn Ngọc Đệ (2007), Giáo trình cây lúa, Trường Đại học Cần Thơ.

4.


Nước, Được lấy về từ:
/>
5.

Phương pháp tưới tiết kiệm nước cho lúa xuân, Được lấy về từ:
/>
6.

Trang Nghiêm (2005), Tiết kiệm nước, bước đột phá mới trong sản xuất lúa,
Được lấy về từ: />
7.

Trần Văn Na (2010), Quy trình tưới nước tiết kiệm
phèn, Được lấy về từ: />
8. Phòng tài nguyên môi trường huyện Thường Tín.

25

trong điều kiện đất nhiễm


×