Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN THANH TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.84 KB, 26 trang )

MÔN THANH TRA
Câu 1. Nêu các khái niệm: thanh tra Nhà nước; thanh tra hành chính;
thanh tra chuyên ngành; thanh tra nhân dân. Phân biệt sự khác nhau giữa các
khái niệm.
* Khái niệm:
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn
– kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh
tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước.
* Phân biệt:

Thanh tra nhà nước
Chủ
thể

cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm


vụ, quyền hạn

Khách
thể

Đối
tượng

cơ quan, tổ chức, cá
nhân

Thanh tra hành
Thanh tra
chính
chuyên ngành
cơ quan nhà
cơ quan nhà
nước có thẩm
nước có thẩm
quyền
quyền theo
ngành, lĩnh vực
việc thực hiện việc chấp hành
chính sách,
pháp luật
pháp luật,
chuyên ngành,
nhiệm vụ,
quy định về
quyền hạn

chuyên môn –
được giao
kỹ thuật, quy
tắc quản lý
thuộc ngành,
lĩnh vực đó
cơ quan, tổ
cơ quan, tổ
chức, cá nhân chức, cá nh cơ
trực thuộc
quan, tổ chức,
cá nhân trực
thuộc cơ quan,
1

Thanh tra nhân
dân
nhân dân thông
qua Ban thanh
tra nhân dân
với việc thực
hiện chính
sách, pháp luật,
việc giải quyết
khiếu nại, tố
cáo, việc thực
hiện pháp luật
về dân chủ
cơ sở của
cơ quan, tổ

chức, cá nhân
có trách nhiệm
ở xã, phường,


tổ chức, cá
nhân

thị trấn, cơ
quan nhà nước,
đơn vị sự
nghiệp công
lập, doanh
nghiệp nhà
nước.

Câu 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng của tổ chức Thanh tra hành chính Nhà
nước, thanh tra chuyên ngành.
* Thanh Tra Hành chính:Thanh tra chính phủ; Thanh tra tỉnh; Thanh tra huyện.
- Thanh tra chính phủ:
1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
2. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra
Chính phủ và Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành
thanh tra. Tổng
Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng

Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.
3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh
tra Chính phủ.
- Thanh tra huyện.
1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện,
có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh
2


tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra
viên.
Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ

theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.
3. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh
tra tỉnh.
* Thanh tra chuyên ngành gồm: Thanh tra bộ; Thanh tra sở.
- Thanh tra bộ.
1. Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành
thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ;
tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi
quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự
phân công của Chánh Thanh tra bộ.
3. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về
công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra sở.
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự
phân công của Chánh Thanh tra sở.

3. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về
công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra
tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.

3


Câu 3. Giải thích các nguyên tắc hoạt động của thanh tra Nhà nước
- Thứ nhất: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Đây là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động thanh tra.
Bởi như đã trên đã trình bày, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Hoạt động thanh tra đòi hỏi được thực hiện theo trình tự và thủ tục luật định. Người
làm công tác thanh tra là người đại diện cho quyền lực nhà nước, thực hiện theo đúng
trình tự và thủ tục mà nhà nước đã đặt ra. Tuy nhiên, người làm công tác thanh tra có
thể do năng lực hạn chế hoặc vì lợi ích cá nhân dễ thực hiện hành vi “lạm quyền”,
dẫn đến mục đích của thanh tra không thể đạt được.
Bên cạnh đó, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban
hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mọi
chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải thực hiện theo pháp luật (tuân thủ
pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật). Trong công
cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, mục tiêu cơ bản mà nhà nước hướng đến là mọi
công dân sống và làm việc theo pháp luật. Hoạt động thanh tra là nhằm kiểm tra,
giám sát việc tuân thủ pháp luật. Vì vậy, hơn bất cứ hoạt động nào, hoạt động thanh
tra phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật ở đây không chỉ trong phạm vi hẹp là pháp luật
về thanh tra. Pháp luật mà tác giả muốn nói đến là cả hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Thứ hai: Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời
Đảm bảo tính chính xác trong hoạt động thanh tra là nguyên tắc quan trọng,
bảo đảm cho công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, phản ảnh đúng sự thật về đối tượng
thanh tra. Nguyên tắc này nhằm tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình

thức, giả tạo trong hoạt động thanh tra.
Để đảm bảo tính khách quan, trung thực thì hoạt động thanh tra cần phải sâu
sát thực tiễn, tôn trọng sự thật. Sự thật khách quan của sự vật, hiện tượng như thế nào
thì hoạt động thanh tra phải phản ánh đúng như thế đó. Do vậy, yêu cầu cán bộ thanh
tra phải có bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm cao và có năng lực xem xét, phân
tích chính xác, khoa học. Khi tiến hành công tác thanh tra, cán bộ thanh tra phải nắm
vững các thang đo, hiểu rõ quy trình và tuân thủ theo quy trình.
Đảm bảo tính công khai, dân chủ cũng là nguyên tắc quan trọng, đặc biệt là
trong đời sống xã hội ngày nay. Mục đích của hoạt động dân chủ được nhà nước
khẳng định: “Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; phòng
ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách
nhiễu nhân dân” . Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung, kết luận, kiến nghị thanh tra phải
được thông báo đầy đủ để những người liên quan biết cùng tham gia, giám sát, góp
phần bảo đảm tính chính xác, khách quan trong hoạt động thanh tra.
4


Đảm bảo tính kịp thời trong hoạt động thanh tra là phát hiện, ngăn ngừa, xử lý
vi phạm kịp thời, đúng lúc. Hoạt động thanh tra phải đáp ứng yêu cầu: không chậm
trễ và gắn với chu trình quản lí. Thời điểm tiến hành thanh tra là một trong những yếu
tố chủ đạo quyết định sự thành công của hoạt động thanh tra. Nếu hoạt động thanh tra
diễn ra sớm hoặc muộn hơn so với thực tế công việc diễn ra thì hiệu quả của nó là vô
cùng hạn chế. Bên cạnh đó, người quản lí tốt luôn đề cao tính phòng, chống hành vi
vi phạm hơn là đề ra các giải pháp xử lí hành vi vi phạm. Chính vì vậy, tính “kịp
thời” là hết sức quan trọng.
- Thứ ba: Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời

gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Phạm vi thanh tra, đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thanh tra
là những vấn đề cơ bản trong một cuộc thanh tra. Việc đảm bảo nguyên tắc này nhằm
tránh việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật,
sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra. Nếu nguyên tắc này được
thực hiện tốt trong hoạt động thanh tra cũng sẽ góp phần xây dựng đời sống xã hội
lành mạnh.
- Thứ tư: Nguyên tắc không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra
Khái niệm về thanh tra đã khẳng định thanh tra là kiểm tra, là giám sát nhằm
phòng ngừa và kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy,
hoạt động thanh tra phải tuân thủ nguyên tắc này.
Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế và kỉ
luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Pháp luật trao cho cơ quan thanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt để tiến hành
hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên. Tuy nhiên, khi tiến
hành hoạt động thanh tra, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt
này, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không cản trở đến hoạt động bình thường của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra. Có như vậy, thanh tra
mới thực sự là công cụ để củng cố và tăng cường pháp chế và kỉ luật nhà nước trong
hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có ý
nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ
phận cán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện những hành vi tiêu cực,
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là của các
đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, khi tiến hành một
cuộc thanh tra, cán bộ thanh tra phải bảo đảm kế hoạch hoạt động của đối tượng
thanh tra, đồng thời cơ quan thanh tra chỉ được tiến hành thanh tra theo những nội
dung đã ghi trong quyết định thanh tra.


5


Câu 4. Các quy định về Ban thanh tra Nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Ban
thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.( luật thanh tra 2010)
* Ban thanh tra Nhân dân ở xã, phường, thị trấn
Điều 68. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc
Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã,
phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm
vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã
bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Điều 69. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
2. Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã,
phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xã, phường, thị trấn đề ra phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của
mình.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Khi cần thiết, Trưởng Ban
thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
Điều 70. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật chủ yếu
liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa
phương.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời
các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân.
3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, thông
báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận
được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân
dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.
4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo,
việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.
5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy
định của pháp luật.
6


Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị
trấn
1. Hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân
ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và nhân dân ở địa phương; tổ chức cuộc họp
của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng
ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
2. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công
tác; định kỳ nghe báo cáo về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; đôn đốc việc giải
quyết những kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
4. Động viên nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp; tham gia các hoạt động
của Ban thanh tra nhân dân.

5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
* Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
Điều 72. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu
công nhân, viên chức bầu.
Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang
công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.
2. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành
nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị
Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi
nhiệm và bầu người khác thay thế.
Điều 73. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt
động.
2. Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại
biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra
nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại
biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước.
7



Điều 74. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước
1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân về các chế độ, chính sách và những
thông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân
trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời, đầy đủ
các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban thanh tra nhân
dân thực hiện nhiệm vụ.
3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông
báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận
được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân
dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.
4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo,
việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy
định của pháp luật.
Điều 75. Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại
biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công
nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp
nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân
bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công
tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra
nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

Câu 5. Mục đích, yêu cầu của thanh tra các nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai; mục đích yêu cầu về thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của người
sử dụng đất
* Thanh tra các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
- Mục đích:
+ Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về
đất đai, qua đó mà biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với
đối tượng quản lý.
+ Phân tích nguyên nhân những mặt tốt, khuyết điểm, tồn tại; xử lý kịp thời
những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; phát hiện sự vận dụng sáng tạo trong quá
trình tổ chức thực hiện pháp luật đất đai của địa phương, những nội dung của chính
8


sách, pháp luật đất đai không phù hợp với thực tiễn, những thiếu sót trong các văn
bản pháp luật. Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn
chỉnh các văn bản pháp luật đất đai, pháp luật khác có liên quan phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đồng thời có cơ sở khách quan để đánh giá trình độ, năng lực, phẩm chất
chính trị, đạo đức của cán bộ, công chức và hoàn chỉnh công tác tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch quản lý đất đai của địa phương.
- Yêu cầu
+ Hoạt động thanh tra phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra;
+ Quán triệt đầy đủ, sâu sắc nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai; chế độ sử
dụng đất, nội dung quản lý nhà nước về đất đai; quyền, điều kiện thực hiện quyền của
người sử dụng đất và nghĩa vụ của họ
+ Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, toàn diện,
đều khắp đối với tất cả các đối tượng đáp ứng yêu cầu quản lý thường xuyên của Thủ
trưởng và không được cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra;
+ Phát hiện, thu thập, xác minh đây đủ chứng cứ trên cơ sở cập nhật đầy đủ,

kịp thời các văn bản pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan do các cơ quan
nhà nước từ trung ương đến địa phương có thẩm quyền ban hành; khi kiểm tra, phân
tích, đánh giá các thông tin phải thận trọng, tỷ mỷ, chú ý tính hiệu lực của văn bản.
+ Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng và những người có liên
quan;
+ Bám sát thực tiễn nắm bắt kịp thời đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội,
phân tích tỉ mỉ nguyên nhân, động cơ vi phạm pháp luật để có kiến nghị xử lý hợp lý.
+ Xử lý nghiêm những vụ v phạm về quản lý đất đai của UBND các cấp.
* Thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của người sử dụng đất:
- Mục đích: nhằm làm cho các chủ sự dụng đất nghiêm chỉnh thực hiện các quy
định của pháp luật về đất đai, SDĐ hiệu quả, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn
những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, ghóp phần hoàn thành nhiệm vụ KT-XH của
địa phương, tăng cường pháp chế XHCN
- Yêu cầu:
+ Xác định được quyền sử dụng hợp pháp, ranh giới đất.
+ Xác định được diện tích sử dụng trái phép, bỏ hoang, gây suy thoái đất.
Câu 6.Hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý
nhà nước về đất đai, nhà ở.
1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi
sau:
a) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
b) Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi
sau:
9


a) Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy
định;
b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh
hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong
kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được
phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
bao gồm các hành vi sau:
a) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên
thực địa;
b) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng
đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng
không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các
hành vi sau:
a) Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67
của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích,
mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu
hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;
d) Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng
với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:
a) Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời

hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;
b) Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 72
của Luật Đất đai.
6. Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao
gồm các hành vi sau:
a) Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử
dụng đất sai mục đích;
b) Sử dụng đất sai mục đích;
c) Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.
10


7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và
sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
a) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ,
gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;
b) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người
xin làm các thủ tục hành chính;
c) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các
loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;
d) Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;
đ) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của
pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;
e) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;
g) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại
hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước,
tổ chức và công dân;
h) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.
Câu 7. Các hành vi vi phạm PLDD của người sử dụng đất; nguyên tắc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

* Hành vi:
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép.
- Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất
rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép.
- Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong
nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép.
- Lấn, chiếm đất.
- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.
- Không đăng ký đất đai.
- Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại
Điều 188 của Luật Đất đai.
- Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy
định.
- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền
trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở.
- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện.
11


- Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê
mà không đủ điều kiện.
- Tự ý bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê
đất hàng năm mà không đủ điều kiện.

- Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê
đất hàng năm.
- Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ
điều kiện của hộ gia đình, cá nhân.
- Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà không đủ
điều kiện đối với đất có điều kiện.
-Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo.
- Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông
nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ
điều kiện.
- Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
- Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của Luật Đất
đai.
- Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận
quyền sử dụng đất ở.
- Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính.
- Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.
- Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm
tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân.
- Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.
* Nguyên tắc:
1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ
ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh,
triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng
quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một
trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh

này.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt.
12


Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm.
5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình
thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình.

Câu 8. Khái niệm tranh chấp đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai. Nguyên
nhân xảy ra tranh chấp đất đai
* Khái niệm:
- Tranh chấp đất đai: tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
- Giải quyết tranh chấp đất đai: giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các
bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai
* Nguyên nhân:
- Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Phương tiện quản lý chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước.
- Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai chưa sâu rộng.
- Cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật đất đai.
- Quần chúng bị bọn phản động, các thế lực chống đối, kẻ xấu khác lợi dụng
kích động, lôi kéo với mục đích chính trị, kinh tế.
- Do duy trì nền kinh tế tập trung trong một thời kì dài.
- Dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, dịch
vụ và đô thị.
Câu 9. Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai; nguyên tắc giải quyết tranh
chấp đất đai
* Nguyên tắc hòa giải:
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong
hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội,
phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp
đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan
tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao
tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư
của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
13


4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền
lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành
chính, xử lý về hình sự.
* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý
Nhà nước kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng
thời sửa chữa, khắc phục những trường hợp đã xử lý không đúng pháp luật.
Đất đai là tài sản chung của toàn dân. Vì đất đai là kết quả lao động và chiến
đấu của nhiều thế hệ các dân tộc Việt Nam nối tiếp nhau mới tạo lập và đấu tranh
giành lại được. Do đó từ Hiến pháp 1988 đã quy định đến Hiến pháp 1992 tiếp tục
khẳng định: Toàn bộ đất đai lãnh thổ nước ta là thuộc sở hữu toàn dân. Luật đất đai
2003 và đến nay Luật đất đai 2013 vẫn khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu; Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất
đai…; Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đẩ
ổn định; quy định quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà
nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền do
pháp luật quy định. Vì vậy, tranh chấp đất đai phải do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tổ chức hòa giải, kết quả hòa giải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận. Nếu hòa giải không thành phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết và quyết định theo quy định của pháp luật.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định giải quyết cho
người nào trong số các bên tranh chấp đất đai chưa được sử dụng toàn bộ hoặc một
phần diện tích đất đai đang tranh chấp đó. Tuy nhiên, Nhà nước không độc đoán mà
có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất, đồng thời có chính sách ưu đãi đầu
tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù

hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến
quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
14


Nguyên tắc này đòi hỏi khi giải quyết tranh chấp đất đai phải căn cứ vào các
quy định của pháp luật trong các thời kì để thu thập, xác minh chứng cứ xác định
nguồn gốc sử dụng đất. Mặt khác phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành
để giải quyết đúng đắn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trên cơ sở gắn việc
giải quyết các vấn đề về ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất
hàng hóa theo hướng thâm canh, tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang ngành
nghề, phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa
phương.
- Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nguyên tắc này nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ của dân tộc ta,
tăng cường khối liên minh công nông; giữ vững tình làng, nghĩa xóm làm cho tình
hình đất đai nhanh chóng ổn định, nhân dân yên tâm phấn khởi sản xuất.
Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm vững quan điểm “lấy dân làm gốc”, phải dựa
vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai quỹ đất với dân để giải quyết, phát huy cao độ
tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tìm ra giải pháp, hạn chế gò
bó, mệnh lệnh. Đề cao vai trò các tổ chức, đoàn thể để hòa giải đạt hiệu quả cao.
- Giải quyết tranh chấp phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định tình
hình kinh tế, xã hội
Ở những nơi có tranh chấp đất đai sẽ gay cản trở lớn cho sản xuất, phát triển
kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Do đó có sự tập trung để giải quyết, hạn chế thiệt hại
do tranh chấp gây ra

Câu 10. Trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai,nhà ở
*Trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn
đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh
chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã
được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác
nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản
hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
tranh chấp.
15


- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới,
người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài
nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các
trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
*Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai,nhà ở

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không
thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được
lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này
phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực
thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên
không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Câu 11. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia khiếu nại, tố cáo về đất
đai, nhà ở.
* Khiếu nại

Quyền

Nghĩa vụ
16


Người
a) Tự mình khiếu nại.
khiếu
- Trường hợp người khiếu nại là
nại người chưa thành niên, người mất
(Điều năng lực hành vi dân sự thì người đại
12)
diện theo pháp luật của họ thực hiện
việc khiếu nại;
- Trường hợp người khiếu nại ốm
đau, già yếu, có nhược điểm về thể
chất hoặc vì lý do khách quan khác
mà không thể tự mình khiếu nại thì
được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ,
chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành
niên hoặc người khác có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện
việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật
hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
Trường hợp người khiếu nại là người
được trợ giúp pháp lý theo quy định

của pháp luật thì được nhờ trợ giúp
viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc
ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý
khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy
quyền cho người đại diện hợp pháp
tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao
chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết
khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc
bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan đang lưu giữ, quản
lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội
dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài
liệu đó cho mình trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao
nộp cho người giải quyết khiếu nại,
trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà
17

a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm
quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa
ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của
việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài
liệu liên quan cho người giải quyết khiếu
nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về

nội dung trình bày và việc cung cấp
thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định hành chính,
hành vi hành chính mà mình khiếu nại
trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp
quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi
hành theo quy định tại Điều 35 của Luật
này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.


nước;
e) Được yêu cầu người giải quyết
khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn
cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy
ra do việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu
nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó;
h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ
lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết
định giải quyết khiếu nại;
i) Được khôi phục quyền, lợi ích
hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện

vụ án hành chính tại Toà án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính;
l) Rút khiếu nại.
Người
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp
bị
pháp của quyết định hành chính, hành
khiếu vi hành chính bị khiếu nại;
nại
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao
(Điều chép các tài liệu, chứng cứ do người
13)
giải quyết khiếu nại thu thập để giải
quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan đang lưu giữ, quản
lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội
dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài
liệu đó cho mình trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao
cho người giải quyết khiếu nại, trừ
thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà
nước;
d) Nhận quyết định giải quyết
khiếu nại lần hai.

18

a) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền

cho người đại diện hợp pháp tham gia
đối thoại;
b) Chấp hành quyết định xác minh
nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến nội dung khiếu nại, giải trình
về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết
định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại
hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh
yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày
có yêu cầu;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật;
đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định
hành chính, chấm dứt hành vi hành chính
bị khiếu nại;
e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do
quyết định hành chính, hành vi hành


a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ
trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có
yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu
nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện

pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều
35 của Luật này;

Người
giải
quyết
khiếu
nại
lần
đầu
(Điều
14)

Người
giải
quyết
khiếu
nại
lần
hai

a) Yêu cầu người khiếu nại, người
bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan cung cấp thông tin, tài
liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày,
kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở
giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện
19


chính trái pháp luật của mình gây ra theo
quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước.
a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo
bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh
tra nhà nước cùng cấp về việc thụ lý giải
quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính khi
người khiếu nại yêu cầu;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu
nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan;
d) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc giải quyết khiếu
nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
chuyển đến thì phải thông báo kết quả
giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
đó theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng
cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi
người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ
giải quyết khiếu nại khi người giải quyết
khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu

giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại
do quyết định hành chính, hành vi hành
chính gây ra theo quy định của pháp luật
về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước.
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu
nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu
nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan;


(Điều
15)

Luật
sư,
trợ
giúp
viên
pháp

(Điều
16)

pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều
35 của Luật này;
c) Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan tham gia đối thoại;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Tham khảo ý kiến của Hội đồng
tư vấn khi xét thấy cần thiết.
a) Tham gia vào quá trình giải
quyết khiếu nại theo đề nghị của
người khiếu nại;
b) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của người khiếu nại khi được ủy
quyền;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ có
liên quan đến nội dung khiếu nại theo
yêu cầu của người khiếu nại và cung
cấp chứng cứ cho người giải quyết
khiếu nại;
d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao
chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ
có liên quan đến nội dung khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước.

d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại
và công bố quyết định giải quyết khiếu
nại;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến nội dung khiếu nại khi người
khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa
án yêu cầu.
a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp

viên pháp lý và quyết định phân công trợ
giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về
pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người
khiếu nại;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi
mà người khiếu nại đã ủy quyền;

* Tố cáo:
Quyền
Người a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ
tố cáo quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
( Điều theo quy định của pháp luật;
9)
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút
tích và các thông tin cá nhân khác của
mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải
quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố
cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải
quyết, thông báo kết quả giải quyết tố
cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc
giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền không đúng pháp
20

Nghĩa vụ
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung

tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan đến nội dung tố cáo mà
mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật
về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố
ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.


Người
bị tố
cáo
( Điều
10)

Người
giải
quyết
tố cáo
( Điều
11)

luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo
không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù,
trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của
pháp luật.
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội
dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố
cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự
thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái
pháp luật;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính
công khai, được bồi thường thiệt hại do
việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng
gây ra.
a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng
văn bản về hành vi bị tố cáo;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung tố cáo;
d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác
minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố
cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng
các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn
chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật;
đ) Kết luận về nội dung tố cáo;
e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp

luật.

21

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi
bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết
định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của mình gây
ra.

a) Bảo đảm khách quan, trung thực,
đúng pháp luật trong việc giải quyết
tố cáo;
b) Áp dụng các biện pháp cần thiết
theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ
quan chức năng áp dụng các biện
pháp để bảo vệ người tố cáo, người
thân thích của người tố cáo, người
cung cấp thông tin có liên quan đến
việc tố cáo;
c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi
cho người bị tố cáo khi chưa có kết
luận về nội dung tố cáo;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do
hành vi giải quyết tố cáo trái pháp
luật của mình gây ra.


Câu 12. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, nhà ở của
UBND các cấp
* Khiếu nại:
Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và
Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm
do mình quản lý trực tiếp.
Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã
hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương.
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của
cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành

chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu
nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải
quyết.
Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã
giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng
chưa được giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 22. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang
bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
22


Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính
phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ,
công chức do mình quản lý trực tiếp.
Điều 23. Thẩm quyền của Bộ trưởng.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại
hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý
nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần

đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 24. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ.
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật.
2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện
pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi
phạm.
Điều 25. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp.
1. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác
minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến
nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý
đối với người vi phạm.
Điều 26. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
23



2. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều
24 của Luật này.
3. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
* Tố cáo:
Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ
quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ
chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên
chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng
giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà
nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý
cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
24


việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ
và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình
bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc

thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước
1. Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có
thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện nhiệm vụ,
công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp dưới.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm
toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước
khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức
do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình quản lý.
Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo
đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do
mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×