Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.86 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm trở lại đây, thế giới đặc biệt là Việt Nam đang phải đối mặt với sự
nguy hiểm tràn lan của “kẻ giết người không dao” – đồ chơi bạo lực và độc hại của
Trung Quốc trên thị trường. Tuy nhiên, trong khi thế giới liên tục đưa ra cảnh báo và
thu hồi hàng loạt đồ chơi dành cho trẻ em của Trung Quốc nhiễm độc gây hại cho sức
khỏe trẻ thì ở Việt Nam, các loại đồ chơi này vẫn được bày bán tràn lan, khó kiểm soát.
Vậy nguyên nhân từ đâu khiến các bậc phụ huynh Việt Nam biết đồ chơi từ Trung
Quốc là độc hại mà vẫn mua về cho trẻ chơi? Hậu quả của việc trẻ sử dụng đồ chơi đó
ra sao? Để có nhận thức rõ ràng và trả lời câu hỏi trên, em xin chọn đề tài “Vận dụng
nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận
dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn “ làm bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG
I.
1.

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả trong phép biện chứng duy vật
Phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các
sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mạt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
2.

Tính chất của mối liên hệ nhân - quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính
phổ biến, tính tất yếu.


Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự
vật, không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù con người biết hay không biết, thì các
sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây lên sự biến đổi nhất định.
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động những biến đổi, tức là

1


mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của
hiện thực từ trong đầu mình.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiên tượng trong tự nhiên đều có nguyên
nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là
nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề
nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại mối liên hệ đó trog
hiện thực.
Tính tất yếu thẻ hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định,trong những điều kiện
giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật
nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất
yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động
trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng
gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
3.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân sinh ra kết quả, cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả,
còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải mọi quan
hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian nào cũng là lien hệ nhân-quả.
Chỉ mối quan hệ trước - sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là liên hệ
nhân - quả.

Kết quả tác động trở lại đối với nguyên nhân: sau khi xuất hiện, kết quả có tác
động, ảnh hưởng đối với nguyên nhân đã sinh ra nó theo hai hướng tích cực hoặc tiêu
cực.
Trong thực tiễn, liên hệ nhân - quả biểu hiện rất phức tạp:
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả, và một kết quả có thể do
một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh
hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.

2


Do tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả khác nhau
nên có nhiều loại nguyên nhân: Nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân không cơ bản;
Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu; Nguyên nhân bên trong, nguyên nhân
bên ngoài; Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.
Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Vị trí mối liên hệ nhân quả có tính
tương đối. Cho nên, cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là nguyên nhân thì trong
mối quan hệ khác lại là kết quả. Do đó, mối liên hệ nhân quả chỉ có ý nghĩa khi được
áp dụng vào một trường hợp nhất định.
Trong sự chuyển hoá vô tận của sự vật, hiện tượng, liên hệ nhân-quả là một chuỗi
vô tận. Theo Ăngghen, đó là một chuỗi “soắn suýt” lấy nhau không có điểm đầu tiên
và điểm cuối cùng.
4.

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết học
Mác-Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng
vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật,
hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải
con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức
khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế
giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện
tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai
trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chủ thể
cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ

3


đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt
động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
II.

1.

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
nguyên nhân - kết quả trong vấn đề đồ chơi độc hại và bạo lực của
Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
Thực trạng vấn đề


Hiện nay trên thị trường xuất hiện hàng loạt mặt hàng đồ chơi Trung Quốc mang
tính bạo lực, chứa chất độc hại được bán tràn lan, đe dọa sức khỏe của trẻ.
Tại Việt Nam, mặc cho những cảnh báo từ cơ quan chức năng và trên phương tiện
đại chúng nhưng những loại đồ chơi “Kinh khủng” này vẫn được bày bán một cách
ngang nhiên và thu hút người tiêu dùng . Các món đồ chơi bạo lực được cảnh báo như
súng, gậy, dao, kiếm... đủ hình thù xuất hiện trên khắp các quầy bán đồ chơi. Không ít
những sản phẩm đồ chơi hình khẩu súng có sử dụng đạn cao su, đạn nhựa dễ gây sát
thương cho trẻ được bán ở các cơ sở kinh doanh đồ chơi nhỏ lẻ, hàng rong là những
món đồ được rất nhiều trẻ em ưa thích và mua sử dụng. Gần đây, thị trường còn xuất
hiện một số loại đồ chơi trẻ em được gọi là đồ chơi “thông minh”; đồ chơi biết kể
chuyện với nhiều hình dạng khác nhau, trên nhãn ghi “Máy kể chuyện thông minh”
hay “Chú mèo Tom biết kể chuyện” hoặc “Máy kể chuyện tiếng Doraemon...”. Khi bật
lên, loại đồ chơi này phát ra ngôn ngữ không phù hợp với giáo dục trẻ em như nói bậy
và sử dụng ngôn ngữ kích động, bạo lực...
Vào đầu năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam kết
hợp với Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra, rà soát các
điểm kinh doanh, buôn bán đồ chơi trẻ em trên địa bàn và kết quả cho thấy trong sản
phẩm bóng hơi chứa hàm lượng chất phthalate (chất có khả năng gây ung thư, ảnh
hưởng trí não, thậm chí gây vô sinh) vượt quy định 400 lần. Khảo sát thị trường Hà
Nội ngày 2 tháng 7, nhiều loại đồ chơi xuất xứ Trung Quốc bán công khai trên các sạp
hàng. Khách hàng chỉ cần bỏ 100.000 đồng là có thể mua được một bộ đồ chơi nấu ăn,
búp bê rất đẹp…
Theo quy định, tất cả đồ chơi trẻ em phải được dán tem hợp quy CR. Tuy nhiên,
theo khảo sát, địa điểm bán hàng bày bán hàng loạt đồ chơi trẻ em không rõ nguồn
gốc, không tem nhãn hợp quy vẫn tràn lan không chỉ ở các siêu thị, nhà sách, cửa hàng

4


mà còn bày bán trên cả vỉa hè, sạp hàng rong… với giá vài chục nghìn đến cả trăm

nghìn đồng.
Có thể thấy, các cơ sở kinh doanh vì lợi ích trước mắt, không quan tâm tới người
tiêu dùng, vẫn nhập những loại đồ chơi không đảm bảo chất lượng về bán. Người dân
vì ham rẻ và thiếu hiểu biết nên vẫn chọn sai đồ chơi cho con… Vì thế mà sự việc
ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn với các loại đồ chơi không làng mạnh, không
đảm bảo an toàn, chất lượng.
Nguyên nhân và kết quả của vấn đề đồ chơi độc hại và bạo lực của Trung
Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
2.1 Nguyên nhân
2.

Dù xuất xứ đã ghi rõ Made in China, thậm chí nhiều loại mặt nạ đưa lên mũi thấy
mùi khét nhưng người tiêu dùng vẫn thản nhiên lựa chọn với lý giải khó cưỡng lại sự
bắt mắt của những mặt hàng này. Vậy nguyên nhân là do đâu mà người lớn vẫn mua
cho con em mình sử dụng?
Trước tiên, chúng ta không thể phủ nhận sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại
nhưng giá cả lại “phải chăng” của đồ chơi từ Trung Quốc. Cứ vào mùa lễ tết như trung
thu, tết thiếu nhi,.. thì các cửa hàng, các con phố, thậm chí là cả vỉa vè thì ta có thể
nhận thấy rõ sự đa dạng của thị trường đồ chơi Trung Quốc về số lượng, màu sắc và
chủng loại. Đồ chơi mang thương hiệu made in China cũng vô cùng độc đáo và bắt
mắt, màu sắc sặc sỡ và chất liệu đa dạng từ đồ chơi nhựa cho đến đồ chơi cao su, bông,
vải và các các sản phẩm đồ chơi gỗ,… thậm chí còn có những loại đồ chơi mang tính
bạo lực như lựu đạn, những chiếc mặt lạ quỷ kinh dị, súng giả, kiếm nhựa,.. Điều đặc
biệt là giá cả các món đồ chơi Trung Quốc so với các sản phẩm đồ chơi được sản xuất
từ thương hiệu uy tín có sự chênh lệch đáng kể. Chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đến một
trăm nghìn thì họ đã có một bộ đồ chơi độc đáo cho con em mình. Đồ chơi vừa đẹp,
giá cả lại rẻ mạt chỉ bằng 1 phần 2 giá hàng hóa sản xuất trong nước. Để tậu cho bé
yêu một một đồ chơi Trung Quốc thì các cha mẹ chỉ cần phải bỏ khoảng vài chục ngàn
đồng hoặc cao lắm là hơn trăm ngàn là đã có thể mang về món đồ chơi mà bé món đồ
chơi độc đáo. Tuy nhiên, với các món đồ chơi chính hãng thì các cha mẹ phải bỏ ra vài

trăm ngàn thậm chí là vài triệu thì mới có thể mang về cho bé yêu món đồ chơi yêu
thích. Nên dù xuất xứ "Made in China" đã in rõ trên bao bì sản phẩm nhưng điều đó

5


đã được các khách hàng dễ tính bỏ qua bởi phương thức “hiện đại hóa”, “bắt mắt hóa”
sản phẩm của các nhà sản xuất.
Tiếp theo, đồ chơi của Trung Quốc luôn bắt nhịp nhanh nhạy, với bất kể trên
truyền hình, truyện tranh, phim… nhân vật nào nổi bật và được ưa chuộng là được sản
xuất ngay. Chính vì điều này mà thu hút được nhiều đối tượng mua. Trong dịp tết
Trung thu 2015, Trung Quốc đã tung ra thị trường hàng loạt các loại đồ chơi như người
máy minions, lồng đèn minions,.. được trẻ con hết sức yêu thích. Lại một lần nữa, vì
để các con được vui người lớn sẽ không ngần ngại mua tặng cho các con của mình.
Về phía người kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận về bản thân mà những
người bán hàng đã dùng những phương thức quảng cáo hấp dẫn đánh vào tâm lý của
trẻ con mặc cho những đồ chơi mà họ bán ra vô cùng độc hại ảnh hưởng cả thể xác lẫn
tinh thần của trẻ. Ba mẹ vừa yêu thương con mà con đòi ba mẹ mua nên ba mẹ mua,
mặt khác cũng vì ham của rẻ mà bất chấp không suy nghĩ về chất lượng của sản phẩm
mà mình mua.
2.2

Kết quả (Hậu quả) của việc trẻ sử dụng đồ chơi Trung Quốc

Việc người lớn mua đồchơi Trung Quốc cho trẻ chơi dù xuất phát từ tình yêu
thương nhưng vô hình đã gây hậu quả khôn lường cho chính con trẻ của mình. Sự việc
bé trai 7 tuổi ở Hải Dương đã tử vong do bị đạn nhựa một đồ chơi của Trung Quốc bắn
thẳng vào họng và sau đó tử vong là một lời cảnh báo về chất lượng đồ chơi cho trẻ
nhỏ cũng như việc quản lý đồ chơi trên thị trường đối với các cơ quan chức năng. Hay
vụ việc của cháu Tú, khi cháu đang điều khiển chiếc xe ô tô đồ chơi điện tử xuất xứ từ

Trung Quốc thì chiếc xe trục trặc. Cháu Tú liền tháo cục pin trong điều khiển ra thì cục
pin phát nổ. Vụ nổ khiến hai ngón tay của bàn tay trái của cháu Tú bị đứt rời, ngón tay
giữa của bàn tay phải cũng phải cắt bỏ vì tổn thương quá nặng. Đồng thời vụ nổ cũng
làm thủng thủy tinh thể và rách giác mạc con mắt phải của cháu Tú.
Có thể thấy, đồ chơi độc hại của Trung Quốc là một sát thủ dấu mặt số một của trẻ
em, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ khi chơi những mặt hàng
này, chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể bằng con đường hô hấp, tiếp xúc với da,
hoặc đường miệng. Nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ giảm khả năng
miễn dịch, suy giảm sức khỏe và gây nên nhiều biến chứng khó lường. Đồ chơi là sản
phẩm luôn tiếp xúc trực tiếp với da. Đặc biệt với trẻ em, da rất nhạy cảm và dễ bị tổn

6


thương. Do đó, nếu đồ chơi trẻ em mà chứa hóa chất, cho dù loại hóa chất đó không có
độc tính cao thì cũng không được cho trẻ em tiếp xúc. Nếu tiếp xúc với hóa chất, da trẻ
có thể bị tổn thương cao, gây lở loét và những biến chứng nguy hại về sau
Đồ chơi Trung Quốc có chứa nhiều chất vô cùng độc hại trong đó có dẫn chất
phtalat. Tác hại của các dẫn chất phtalat, như báo chí đưa tin, là có khả năng gây ung
thư, vô sinh ở nam giới, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ mang thai. Nhưng tác hại ghi
trong y văn là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt,
bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi.
Một số đồ chơi thông minh của Trung Quốc còn dạy trẻ hút heroin, xúi tự tử, nói
tục. Đồ chơi trẻ em nhất là trẻ em dưới 6 tuổi phải có tác dụng vừa học vừa chơi. Qua
đồ chơi giáo dục, kích thích, phát triển ngôn ngữ, tình cảm yêu thiên nhiên xã hội và
phát triển tính sáng tạo, trí thông minh về mặt không gian tự nhiên, tự nhận thức đối
với bản thân của đứa trẻ đó. Nhưng những loại đồ chơi trên lại tiêm nhiễm vào đầu
những đứa trẻ khiến trẻ em dễ bắt chước, học theo và gây ảnh hưởng nghiêm trọng về
lâu dài.
Các loại đồ chơi bạo lực ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Súng, dao, kiếm, những loại đồ chơi trông kỳ dị, ma quái… lại đang dần trở thành sự
lựa chọn đầu tiên của trẻ. Khi chơi các loại đồ chơi này, trẻ có xu hướng bạo lực, dễ
nổi cáu, thiếu bình tĩnh và nhập vai quá đà. Chưa kể, các loại đồ chơi này còn có thể
gây tai nạn cho trẻ khi trẻ sử dụng đồ chơi vũ khí để đánh nhau, vô tình gây tổn thương
nghiêm trọng như chảy máu, bầm dập, hại nhất là gây ảnh hưởng nếu vô tình tấn công
vào mắt.
3.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề đồ chơi
độc hại và bạo lực của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

Dựa vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với kết quả của vấn đề đã nêu ở
trên , ta có thể phân loại thành các nguyên nhân sau: Nguyên nhân khách quan là do đồ
chơi Trung Quốc có sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại nhưng giá cả lại “phải
chăng”. Nguyên nhân chủ quan là do ba mẹ vì yêu thương con mà con đòi ba mẹ mua
nên ba mẹ mua, mặt khác cũng vì ham của rẻ mà bất chấp không suy nghĩ về chất
lượng của sản phẩm mà mình mua. Vì chiều sở thích của trẻ mà ba mẹ mua đồ chơi
cho con mình nên con họ mới có thể tiếp xúc với những thứ vô cùng độc hại, đó là

7


nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chủ yếu gây hại cho sức khỏe và tinh thần của trẻ
chính là do đồ chơi Trung Quốc có tính bạo lực, có nhiều hóa chất độc hại.
Nhiễm độc hóa chất từ đồ chơi Trung Quốc, nhiễm tính bạo lựa từ đồ chơi mà
những đứa trẻ bị hư hại từ thể xác đến tinh thần, thậm chí còn tử vong là kết quả của
việc người lớn mua đồ chơi độc hại của Trung Quốc cho con họ. Những hậu quả đáng
tiếc kể trên chỉ xảy ra khi người lớn chiều con họ mua những loại đồ chơi độc hại đó
về cho con. Chính vì thế mà nguyên nhân là ba mẹ mua đồ chơi độc hại cho con trẻ
xảy ra trước rồi mới dẫn đến hậu quả. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào bị nhiễm độc,

tử vong vì hóa chất độc hại cũng vì đồ chơi Trung Quốc mà có thể từ những nguyên
nhân khác từ những vật dụng khác.
Khi hậu quả xảy ra là những tác hại đối với sức khỏe và tinh thần của trẻ, những
loại đồ chơi của Trung Quốc sẽ bị dư luận xã hội lên tiếng tảy chay, các cơ quan chức
năng vào cuộc thu giữ và tiêu hủy những loại đồ chơi độc hại đó, việc bán những loại
đồ chơi độc hại của Trung Quốc ra thị trường sẽ khó khăn hơn, các phụ huynh cũng từ
đó mà cảnh giác khi mua đồ chơi cho con mình.
Trong thực tiễn, ta có thể thấy mối liên hệ nhân – quả trong vấn đề đồ chơi bạo lực
và độc hại của Trung Quốc tràn ngập Việt Nam diễn ra phức tạp:
Chỉ một nguyên nhân là người lớn mua đồ chơi độc hại của Trung Quốc về cho con
em mình sử dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả : con họ có thể bị tổ hại về sức khỏe từ
ngoài (da, chân tay) đến trong( sinh lý, ung thư, vô sinh..), rồi mang di chứng suốt đời,
tinh thần thì bị suy sụp, khi mắc các bệnh đã kể thì con họ sẽ trở nên yếu ớt cả thể xác
và tinh thần, rồi tương lai của những đứa trẻ sẽ không còn được tươi sáng mà mù mịt,
hạnh phúc gia đình từ đó cũng không còn bền đẹp nữa.
Mặt khác, hậu quả là con trẻ bị tổn hại về thể xác và tinh thần cũng từ nhiều
nguyên nhân hình thành nên: Do đồ chơi Trung Quốc đẹp, độc đáo, giá rẻ; Do sở thích
của con trẻ; do sự chiều chuộng yêu thương từ phía người lớn mà mua cho con mình.
Tuy nhiên, nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả
nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành
kết quả. Nếu cha mẹ quan tâm đến chất lượng sản phẩm và lo lắng cho sức khỏe của
trẻ khi sử dụng đồ chơi độc hại thì dù con họ có thích, đồ chơi có hấp dẫn như thế nào

8


người lớn cũng không mua cho con mình thì hậu quả đáng tiếc đối với con họ sẽ
không xảy ra.
Mối liên hệ nhân quả chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào một trường hợp nhất
định. Vì vậy, việc người lớn mua đồ chơi độc hại của Trung Quốc cho con em mình sử

dụng là nguyên nhân dẫn đến tác hại khi trẻ sử dụng .Tuy nhiên, việc người lớn mua
đồ chơi độc hại của Trung Quốc cho con mình mình sử dụng cũng là kết quả của việc
chiều theo sở thích của con. Khi đặt trong hoàn cảnh khác nhau, thì việc người lớn
mua đồ chơi độc hại cho trẻ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả.
Nguyên nhân và kết quả của vấn đề đồ chơi độc hại và bạo lực của Trung Quốc
tràn ngập thị trường Việt Nam là một chuỗi vô tận. Nguyên nhân là đồ chơi Trung
Quốc độc hại nhưng lạ và đẹp mắt dẫn đến việc có sức hút và khiến trẻ yêu thích. Việc
trẻ yêu thích là nguyên nhân khiến cho người lớn mua đồ chơi đó. Việc người lớn mua
đồ chơi độc hại từ Trung Quốc lại là nguyên nhân khiến trẻ được tiếp xúc với đồ chơi
đó. Trẻ em tiếp xúc với đồ chơi, chơi những loại đồ chơi đó lại dẫn đến kết quả là
nhiễm độc, ung thư, hủy hoại sức khỏe, suy thoái đạo đức…
4.

Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết
quả để để giải quyết vấn đề vấn đề đồ chơi độc hại và bạo lực của Trung
Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam.

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta có thể áp dụng và giải quyết vấn đề đồ chơi độc
hại và bạo lực của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam theo một số hướng sau
đây.
Vì nguyên nhân luôn dẫn đến hậu quả, để giải quyết ván đề này ta phải ngăn chặn
những nguyên nhân gây ra nó, như việc phụ huynh không mua cho con đồ chơi Trung
Quốc, cấm bán những loại mặt hàng đồ chơi mà không có dán tem hợp quy CR. Khi
người lớn mua đồ chơi cho con em mình cần cảnh giác và phải quan tâm đến chất
lượng sản phẩm.
Khi những sản phẩm độc hại của Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường,
các bậc phụ huynh cần thận trọng khi lựa chọn để tự bảo vệ con mình khỏi những loại

9



đồ chơi nguy hiểm. Một số cách để không mua phải đồ chơi độc hại từ Trung Quốc
như :
Với mắt thường thì không thể nhận biết được những chất độc hại từ đồ chơi Trung
Quốc. Tuy nhiên, nếu nhựa, phụ gia, màu được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn thì sẽ
không có mùi. Do đó, phương thức đơn giản để xem xét đồ chơi có chất độc là ngửi
xem có mùi lạ hay không.
Các chuyện gia đưa ra lời khuyên, phụ huynh khi mua đồ chơi cho trẻ nên đến
những cửa hàng có uy tín, địa chỉ cụ thể. Nên mua đồ chơi những nhãn hiệu nổi tiếng,
có bao bì, gắn mác hợp quy và dán tem hợp quy các. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên
xem các thông tin cụ thể như nơi nhà xuất, xuất xứ, những cảnh báo, khuyến cáo được
dán trên bao bì
Trước hết, cha mẹ cần biết con cái mình đang chơi gì, không mua cho bé những
món đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bố mẹ nên nắm được các tiêu chuẩn chọn
đồ chơi an toàn.
Bố mẹ cũng cần theo dõi cập nhật các thông tin về các loại đồ chơi nguy hiểm, đặc
biệt là hàng loạt các loại đồ chơi Trung Quốc bị đưa vào danh sách đồ chơi độc hại cho
trẻ nhỏ như: miếng dán hình, búp bê nhựa, thú bông trái cây, đèn laser, thú nhún, vòng
tay phát sáng, thun buộc tóc…
Cơ quan chức năng nhanh chóng có những giải pháp hợp lý để ngăn chặn đồ chơi
Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Thường xuyên kiểm tra rà soát các cơ sở kinh
doanh để nhanh chóng phát hiện và xử lí kịp thời những hàng đồ chơi độc hại tránh để
kết quả đáng tiếc xảy ra.

KẾT LUẬN
Vấn đề đồ chơi độc hại và bạo lực của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
đã và đang gây nhức nhối cho cả cơ quan chức năng lẫn người dân. Từ việc tìm hiểu
nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận
dụng cặp phạm trù này trong vấn đề nêu trên em đã có những nhận thức xác đáng về

vấn đề. Do hiểu biết của mình còn hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo. Em xin chân thành
cảm ơn!

10



×