Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor (Acari Tetranychidae) (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 240 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG THỊ HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THỨC ĂN
ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN BẮT MỒI
Neoseiulus longispinosus Evans VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
CHÚNG TRONG PHÒNG CHỐNG SINH HỌC NHỆN ĐỎ
CAM CHANH Panonychus citri McGregor
(Acari: Tetranychidae)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG THỊ HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THỨC ĂN
ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN BẮT MỒI
Neoseiulus longispinosus Evans VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
CHÚNG TRONG PHÒNG CHỐNG SINH HỌC NHỆN ĐỎ
CAM CHANH Panonychus citri McGregor
(Acari: Tetranychidae)

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.01.12
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Văn Đĩnh
2. TS. Lê Ngọc Anh



HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận án

Lương Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh và TS. Lê Ngọc Anh đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Côn trùng, Khoa Nông Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Cây có múi, Viện Nghiên Cứu Rau Quả TW đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Nghiên cứu sinh

Lương Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt


v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

ix

Trích yếu luận án

xi

Thesis abstract

xiii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4

Những đóng góp mới của đề tài

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Cơ sở khoa học của đề tài


4

2.2

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

5

2.2.1

Những nghiên cứu về nhện đỏ cam chanh P. citri

5

2.2.2

Những nghiên cứu về nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae

8

2.2.3

Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans

9

2.3

Tình hình nghiên cứu trong nước


29

2.3.1

Những nghiên cứu về nhện nhỏ hại cây có múi

29

2.3.2

Những nghiên cứu về loài N. longispinosus

30

2.3.3

Những nghiên cứu về các loài nhện bắt mồi và thiên địch khác

33

2.3.4

Những nghiên cứu về biện pháp sinh học nhện nhỏ hại cây trồng

35

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37


3.1

Địa điểm nghiên cứu

37

3.2

Thời gian nghiên cứu

37

3.3

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

37

3.3.1

Vật liệu nghiên cứu

37

3.3.2

Dụng cụ nghiên cứu

37


3.4

Nội dung nghiên cứu

37

iii


3.5

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1

Diễn biến mật độ nhện đỏ cam chanh và nhện bắt mồi trên cây bưởi Diễn

38

tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội

38

3.5.2

Nhân nuôi nguồn nhện bắt mồi và nhện vật mồi

39

3.5.3


Nghiên cứu sự phát triển, tập tính và tỷ lệ tăng tự nhiên của loài
N. longispinosus

3.5.4

42

Đánh giá khả năng sử dụng loài N. longispinosus trong phòng chống sinh
học nhện đỏ cam chanh P. citri

46

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

49

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

53

3.5.5
4.1

Kết quả nghiên cứu

4.1.1

Sự phát triển, tập tính của nhện bắt mồi và diễn biến số lượng của chúng


53

trên cây bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội
4.1.2

Tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus khi nuôi ở các mức
nhiệt độ khác nhau

4.1.3

65

Tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus nuôi ở các mức ẩm độ
khác nhau

4.1.4

76

Tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus nuôi trên các loại thức
ăn tự nhiên và thay thế

4.1.5

53

86

Khả năng sử dụng loài N. longispinosus trong phòng chống sinh học
nhện đỏ cam chanh P. citri


101

4.2

Thảo luận

114

4.2.1

Sự phát triển, tập tính của loài N. longispinosus

114

4.2.2

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới loài N. longispinosus

115

4.2.3

Ảnh hưởng của ẩm độ tới loài N. longispinosus

125

4.2.4

Ảnh hưởng của thức ăn tới loài N. longispinosus


127

4.2.5

Ứng dụng loài N. longispinosus trong phòng chống sinh học

128

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

134

5.1

Kết luận

134

5.2

Đề nghị

135

Danh mục các công trình đã công bố

136

Tài liệu tham khảo


137

Phụ lục

150

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN &PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cs.

Cộng sự

CT

Công thức

ĐC


Đối chứng

DT

thời gian nhân đôi quần thể

et. al.

Những người khác

L:D

Sáng:tối

LN

Lớn nhất

n

Số lượng cá thể theo dõi

NBM

Nhện bắt mồi

NN

Nhỏ nhất


NVM

Nhện vật mồi

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RH

Ẩm độ tương đối

rm

Tỷ lệ tăng tự nhiên

Ro

Hệ số nhân của một thế hệ

Stt

Số thứ tự

T, Tc

Thời gian của thế hệ

TB


Trung bình

TG

Thời gian

TH

Thế hệ

to

Nhiệt độ

TT

Trưởng thành

λ

Giới hạn gia tăng quần thể

v


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

STT

2.1

Trang

Thời gian phát triển, khả năng sinh sản và chỉ số sinh học của nhện đỏ
cam chanh P. citri

2.2

8

Thời gian phát dục của loài N. longispinosus ở các mức nhiệt độ, ẩm độ
và thức ăn

2.3

15

Thời gian vòng đời, tuổi thọ, thời gian trước, trong và sau đẻ trứng của
trưởng thành cái loài N. longispinosus ở các mức nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn

2.4

Các chỉ số sinh học của loài N. longispinosus ở các mức nhiệt độ, ẩm độ
và thức ăn

2.5

18


Số lượng con mồi trung bình bị tiêu thụ bởi loài N.longispinosus ở mật
độ con mồi khác nhau

2.6

21

Các chỉ số sinh học của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ hai
chấm T. urticae ở các nhiệt độ

4.1

32

Kích thước trứng của loài N. longispinosus nuôi bằng các loại vật mồi
tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.2

55

Kích thước trưởng thành cái loài N. longispinosus nuôi bằng các loại vật
mồi tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.3

16

57


Kích thước trưởng thành đực loài N. longispinosus nuôi bằng các loại
vật mồi tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

58

4.4

Thời gian giao phối của loài Neuseiulus longispinosus

60

4.5

Thời gian tiêu thụ một vật mồi của các pha loài N. longispinosus với vật
mồi là nhện đỏ cam chanh P. citri

4.7

61

Thời gian các pha phát triển trước trưởng thành của loài

N.

longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở các nhiệt độ khác
nhau (RH = 75±5%)
4.8

66


Thời gian phát triển của nhện cái loài N. longispinosus ở các mức nhiệt
độ khác nhau nuôi bằng nhện đỏ cam chanh P. citri (RH = 75±5%)

4.9

67

Sức sinh sản và tỷ lệ giới tính của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện
đỏ cam chanh P. citriở các mức nhiệt độ khác nhau (RH=75±5%)

vi

69


4.10

Tỷ lệ trứng nở của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh
P. citri ở các mức nhiệt độ khác nhau (RH = 75±5%)

4.11

69

Các chỉ số sinh học của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam
chanh P. citri ở các mức nhiệt độ khác nhau (RH = 75±5%)

4.12

74


Thời gian các pha phát triển trước trưởng thành của loài N.
longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở các ẩm độ khác
nhau (to = 27,5±1oC)

4.13

76

Thời gian phát triển của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam
chanh P. citri ở các ẩm độ khác nhau (to = 27,5±1oC)

4.14

79

Sức sinh sản và tỷ lệ giới tính của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện
đỏ cam chanh P. citri ở các ẩm độ khác nhau (to = 27,5±1oC)

4.15

Tỷ lệ trứng nở của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh
P. citri ở các ẩm độ khác nhau (to = 27,5±1oC)

4.16

81

Các chỉ số sinh học của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam
chanh P. citri ở các ẩm độ khác nhau (to = 27,5±1oC)


4.17

80

Thời gian các pha phát triển trước trưởng thành

85
của loài N.

longispinosus nuôi bằng các loại thức ăn tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH =
85±5%)
4.18

87

Thời gian phát triển của loài N.longispinosus nuôi bằng các loại thức ăn
tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.19

Sức sinh sản và tỷ lệ giới tính của loài N. longispinosus nuôi bằng các
loại thức ăn tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.20

91

Tỷ lệ trứng nở của loài N. longispinosus nuôi bằng các loại thức ăn tự
nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)


4.21

90

92

Các chỉ số sinh học của loài N. longispinosus nuôi bằng các loại thức ăn
tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

97

4.22

Thời gian phát triển của loài N. longispinosus nuôi bằng thức ăn thay thế

99

4.23

Thời gian sống của trưởng thành cái N. longispinosus nuôi bằng thức ăn
thay thế

4.24

100

Sức ăn trứng các loài nhện hại cây trồng của trưởng thành cái loài N.
longispinosus


101

vii


4.25

Sức ăn nhện non tuổi 3 các loài nhện hại cây trồng của trưởng thành cái
loài N. longispinosus

4.26

103

Sức ăn trưởng thành 5 loài nhện hại cây trồng của trưởng thành cái loài
N. longispinosus

4.27

104

Sức ăn trứng 5 loài nhện hại cây trồng của trưởng thành cái loài N.
longispinosus và N. californicus

4.28

105

Sức ăn nhện non tuổi 3 của 5 loài nhện hại cây trồng của trưởng thành
cái loài N. longispinosus và N. californicus


4.29

Sức ăn trưởng thành 5 loài nhện hại cây trồng của trưởng thành cái loài
N. longispinosus và N. californicus

4.30

109

Hiệu lực (%) khống chế nhện đỏ cam chanh P. citri của loài N.
longispinosus và N. californicus trong nhà có mái che

4.33

112

Hiệu lực (%) khống chế nhện đỏ cam chanh P. citri của loài N.
longispinosus vụ thu năm 2016

4.35

113

Thời gian trước trưởng thành, đẻ trứng, tuổi thọ và số trứng của con cái
loài N. longispinosus

4.36

122


Các chỉ số sinh học của loài N. longispinosus ở các nhiệt độ và ẩm độ
nuôi khác nhau

4.37

110

Mật độ nhện đỏ cam chanh P. citri sau thời gian lây thả loài N.
longispinosus vụ thu năm 2016

4.34

108

Mật độ loài N. longispinosus và N. cailifornicus (con/lá) sau lây thả 5,
10, 15 và 20 ngày

4.32

107

Mật độ nhện đỏ cam chanh P. citri (con/lá) sau lây thả hai loài nhện bắt
mồi N. longispinosus và N. californicus

4.31

106

123


Thời điểm đạt hiệu lực khống chế của loài N. longispinosus ở tỷ lệ nhện
bắt mồi (NBM): Nhện vật mồi (NVM)

viii

131


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Nhân nuôi nguồn loài N. longispinosus

3.2

Cây bưởi dùng để nhân nuôi nhện đỏ cam chanh P. citri, nhện đỏ tươi

40

Brevipalpus sp. và nhện rám vàng P. oleivora

41


3.3

Nhân nuôi nhện đỏ son T. cinnabarinus và nhện đỏ hai chấm T. urticae

41

3.4

Nhân nuôi nhện đỏ nâu chè O. coffeae

42

3.5

Nuôi sinh học N. longispinosus bằng lồng Munger

45

3.6

Cây bưởi chua trong nhà lưới có mái che dùng để thả loài N. longispinosus

47

3.7

Cây bưởi Diễn ngoài đồng ruộng dùng để thả loài N. longispinosus

48


4.1

Các pha phát dục của loài N. longispinosus (độ phóng đại 60 lần)

54

4.2

N. longispinosus giao phối (độ phóng đại 60 lần)

62

4.3

N. longispinosus ăn mồi (độ phóng đại 60 lần)

62

4.4

Tập tính tụ tập theo nhóm của loài N. longispinosus

63

4.5

Diễn biến loài N. longispinosus và nhện đỏ cam chanh P. citri trên cây
bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2015


4.6

Nhịp điệu đẻ trứng của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam
chanh P. citri ở các mức nhiệt độ khác nhau (RH = 75±5%)

4.7

73

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở 32,5±1oC (RH = 75±5%)

4.12

72

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở 30±1oC (RH = 75±5%)

4.11

72

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở 27,5±1oC (RH = 75±5%)

4.10

71


Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở 25±1oC (RH = 75±5%)

4.9

70

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở 20±1oC (RH = 75±5%)

4.8

64

74

Nhịp điệu đẻ trứng của loài N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam
chanh P. citri ở các ẩm độ khác nhau (to = 27,5±1oC)

ix

81


4.13

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở ẩm độ 55±5% (to = 27,5±1oC)

4.14


Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở ẩm độ 65±5% (to = 27,5±1oC)

4.15

95

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.23

95

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ nâu chè O. coffeae (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.22

94

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.21

94

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi

bằng nhện đỏ son T. cinnabarinus (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.20

93

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.19

84

Nhịp điệu đẻ trứng của loài N. longispinosus nuôi bằng các loại thức ăn
tự nhiên (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

4.18

83

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở ẩm độ 85±5% (to = 27,5±1oC)

4.17

83

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở ẩm độ 75±5% (to = 27,5±1oC)


4.16

82

96

Tỷ lệ sống sót (lx) và sức sinh sản (mx) của loài N. longispinosus nuôi
bằng nhện rám vàng P. oleivora (to = 27,5±1oC, RH = 85±5%)

x

96


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tên tác giả: Lương Thị Huyền
2. Tên luận án: “Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể
của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans và khả năng sử dụng chúng trong
phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor (Acari:
Tetranychidae)”
3. Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.10.12
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Mục đích nghiên cứu của luận án
Xác định được điều kiện môi trường: nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn nuôi nhện bắt
mồi Neoseiulus longispinosus Evans (NBM) phù hợp mà tại đó chúng có tỷ lệ tăng quần
thể cao nhất và khả năng sử dụng N. longispinosus trong phòng chống sinh học nhện đỏ
cam chanh Panonychus citri McGregor tại Hà Nội.
7. Các phương pháp nghiên cứu chính đã sử dụng
* Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu sự phát triển, tập tính của nhện bắt mồi N. longispinosus và diễn
biến mật độ của chúng trên cây bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
- Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus tại các mức nhiệt độ
khác nhau.
- Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus tại các mức ẩm độ
khác nhau.
- Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của loài N. longispinosus nuôi bằng các loại
thức ăn khác nhau.
- Nghiên cứu khả năng sử dụng loài N. longispinosus trong phòng chống sinh học
nhện đỏ cam chanh P. citri.
* Vật liệu nghiên cứu
- Cây bưởi Diễn, cây Ba Bét
- Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor.
- Nhện hại cây trồng khác: nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch, nhện đỏ
son Tetranychus cinnabarinus Boisduval, nhện đỏ nâu chè Oligonychus coffeae Neitner,
nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead, phấn
hoa Typha.
* Phương Pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phát triển và tỷ lệ tăng tự nhiên theo phương pháp nuôi cá thể
trong điều kiện ổn định về nhiệt độ và ẩm độ, còn thức ăn và không gian là không giới
hạn (Birch, 1948; Nguyễn Văn Đĩnh, 1992). Từ các số liệu nghiên cứu sẽ lập được bảng
sống (life table) của NBM trên từng điều kiện môi trường, xác định được các chỉ số sinh
học cơ bản của nhện nhỏ bắt mồi bao gồm: tỷ lệ tăng tự nhiên (rm), hệ số nhân trong
một thế hệ (Ro), thời gian của một thế hệ (T, Tc), giới hạn gia tăng quần thể (λ), và thời
gian nhân đôi quần thể (DT). Nuôi sinh học NBM N. longispinosus bằng lồng Munger
cải tiến.

xi



- Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của NBM được thực hiện theo
phương pháp của Collyer (1982), Moraes et al. (2004), Oliveira et al. (2012), McMurtry
et al. (2013).
- Sử dụng phương pháp Abbott (1925) để đánh giá hiệu lực khống chế nhện đỏ
cam chanh P. citri của NBM N. longispinosus trong nhà lưới có mái che và phương
pháp của Henderson Tilton (1955) để đánh giá hiệu lực của NBM trên đồng ruộng.
- Xác định diễn biến mật độ NBM N. longispinosus và nhện đỏ cam chanh
P. citri theo QCVN 01-38 (BNN&PTNT, 2010) và QCVN 01–119: 2012/BNN&PTNT
(2012).
8. Các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được
- Loài NBM N. longispinosus là thiên địch phổ biến của các loài nhện nhỏ hại trên
cây bưởi Diễn tại Chương Mỹ, Hà Nội. Mật độ của NBM N. longispinosus cao nhất là
tháng 5 (6,72 con/lá) và tháng 10 (6,42 con/lá), thấp nhất là vào tháng 1 (0,95 con/lá).
Nhện đỏ cam chanh P. citri có mật độ cao nhất là vào tháng 5 lên tới 65,33 con/lá và
tháng 6 là 41,44 con/lá, thấp nhất là vào tháng 1, 2,11 con/lá.
- Với nền ẩm độ 75%, trong 6 mức nhiệt độ thí nghiệm, loài N. longispinosus phát
triển tốt ở nhiệt độ từ 25oC đến 32,5oC, phát triển chậm ở 20oC. Riêng ở 35oC chúng chỉ
phát triển đến nhện non tuổi 2. Thời gian hoàn thành vòng đời của loài N. longispinosus
dài nhất ở 20oC là 13,48 ngày, ngắn nhất ở 30oC là 4,81 ngày và ở 27,5oC là 5,78 ngày.
Số trứng trung bình của nhện cái NBM N. longispinosus cao nhất ở 27,5oC là 43,76 quả,
ở 30oC là 33,22 quả; tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) ở 27,5oC là 0,303 và ở 30oC là 0,323.
- Với nhiệt độ 27,5oC, các mức ẩm độ 55, 65, 75, 85 và 95%, loài N.
longispinosus phát triển tốt nhất trong khoảng 75-85%, phát triển kém ở ẩm độ 55% và
không sinh sản ở ẩm độ 95%. NBM N. longispinosus có thời gian hoàn thành vòng đời
ở ẩm độ 75% là 6,33 ngày và 85% là 5,58 ngày; số trứng trung bình của nhện cái là
27,30 quả ở ẩm độ 75% và 28,36 quả ở ẩm độ 85%; tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) là 0,293 ở
75% và 0,318 ở 85%.
- Ở điều kiện 27,5oC, ẩm độ 85% và nuôi bằng 6 loài nhện hại cây trồng thì NBM
N. longispinosus phát triển bình thường và hoàn thành vòng đời. Khi nuôi bằng hai loài
nhện kho (T. putrescentiae, C. lactis) và phấn hoa Typha T. latifolia, NBM

N. longispinosus không phát triển và chỉ sống đến nhện non tuổi 2. Trong 6 loài nhện
nhỏ hại cây trồng thì ba loài như nhện đỏ hai chấm T. urticae, nhện đỏ son
T. cinnabarinus và nhện đỏ cam chanh P. citri là thức ăn tốt nhất mà NBM
N. longispinosus có tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất lần lượt là 0,2997; 0,2966 và 0,2980; số
trứng của nhện cái lần lượt là 29,32; 32,09 và 28,97 quả.
- Trong nhà lưới có mái che, tất cả các công thức thả NBM N. longispinosus ở các
tỷ lệ NBM:Nhện đỏ cam chanh 1:10, 1:20, 1:30, 1:40 và 1:50 đều có kết quả khống chế
nhện đỏ cam chanh P. citri trên cây bưởi sau 20 ngày, cao nhất tương ứng ở công thức
có tỷ lệ NBM:Nhện đỏ cam chanh 1:20 và 1:30 là 90,98% và 89,81%. Ngoài đồng
ruộng, hiệu lực khống chế nhện đỏ cam chanh P. citri của N. longispinosus cao nhất là
(84,26-83,48%) sau lây thả 50-60 ngày ở tỷ lệ 1:20.

xii


THESIS ABSTRACT
1. PhD candidate: Luong Thi Huyen
2. Thesis title: The effect of temperature, relative humidity and preys to population
growth rate of the predatory mite Neoseiulus longispinosus Evans and the ability of
using them in biological control of citrus red spider mite Panonychus citri McGregor
(Acari: Tetranychidae)
2. Major: Plant protection
Code: 62. 62. 01. 12
3. Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
5. Research Objectives
To determine optimal temperature, relative humidity and preys for development of
the predatory mite (PM) N. longispinosus at which their intrinsic rate of natural increase
(rm) is the highest and the ability for applying them in biocontrol on citrus red spider
mite (CRSM) Panonychus citri.
7. Materials and Methods

* Research contents
- Reasearching of the development, behavior of the predatory mite
N. longispinosus and their population density change on Dien grapefruit at Chuong My
district, Ha Noi.
- Determining the growth rate of the predatory mite N. longispinosus at different
temperature levels.
- Determining the growth rate of the predatory mite N. longispinosus at relative
humidity levels.
- Determining the growth rate of the predatory mite N. longispinosus with various
preys.
- Reasearching of the ability of using them in biological control of citrus red
spider mite Panonychus citri
* Materials
- Dien grapefruit, Mallotus sp.
- Citrus red spider mite P. citri.
- The other mites: two spotted spider mite T. urticae, carmine spider mite
T. cinnabarinus, Red spider mite on tea O. coffeae, Scarlet mite Brevipalpus sp. and
citrus rust mite P. oleivora.
*Methods
- The intrinsic rate of natural increase in this study was based on the individual
rearing method in stable conditions of temperature and humidity, and unlimited food
source and space (Birch, 1948; Nguyen, 1992). According to the results of this study,
the basic biological parameters of predatory mite such as: The intrinsic rate of natural
increase (rm), the net reproductive rate (Ro), the generation time (T, Tc), the finite rate of
increase (λ) and the doubling time (DT) were determined. The predatory mite
N. longispinosus was reared by Munger cage.

xiii



- Morphological and biological characteristics of predatory mite N. longispinosus was
conducted by methods described by Collyer (1982), Moraes et al. (2004), Oliveira et al.
(2012), McMurtry et al. (2013).
- The efficacy of the predatory mite N. longispinosus to control citrus red spider
mite P. citri in greenhouse and in the field was determined by the method of Abbott
(1925) and method of Henderson Tilton (1955), respectively.
- The population density change of predatory mites N. longispinosus and citrus
red spider mite P. citri was obtained following the QCVN 01-38 (BNN&PTNT, 2010)
and QCVN 01 – 119: 2012/BNNPTNT (2012).
8. Main findings and conclusions
- The predatory mite N. longispinosus was a common predator of mites on citrus
at Chuong My district, Ha Noi city. The density of the predatory mite N. longispinosus
was the highest in May (6.72 mites/leaf) and October (6.42 mites/leaf), the lowest was
in January (0.95 mites/leaf). The density of citrus red spider mite P. citri was the highest
in May (reach 65.33 mites/leaf) and June (41.44 mites/leaf), the lowest was in January
(2.11 mites/leaf).
- Rearing at six temperature levels and 75% RH, the predatory mite
N. longispinosus well developed at temperatures from 25 to 32.5 degrees, slowly
developed at 20 degree. In particularly, at 35oC the predatory mite only developed to
protonymph. The life cycle of the predatory mite N. longispinosus was the longest at
20oC (13,48 days) and the shortest at 30oC (4.81 days) and at 27.5oC (5.78 days). The
total of eggs of a female was the highest at 27.5oC (43.76 eggs) and 30oC (33.22 eggs).
The intrinsic rate of natiral increase (rm) was 0.303 at 27.5oC and 0.323 at 30oC.
- Rearing at relative humidity levels: 55, 65, 75, 85 and 95% at 27.5oC, the
predatory mite N. longispinosus most developed from 75-85% RH. Their life cycle was
6.33 days at 75% RH and 5.58 days at 85% RH; the total of eggs of a female was 27.30
eggs at 75% RH and 29.25 eggs at 85% RH; the intrinsic rate of increase (r m) was 0.293
at 75% RH and 0.318 at 85% RH.
- Under condition of 27.5oC, 85% RH and reared on six phytophagous mite
species, the predatory mite N. longispinosus regularly developed and its life cycle was

completed. But reared on two stored mites (T. putrescentiae, C. lactis) and the pollen
Typha T. latifolia, the predatory mite N. longispinosus only developed to protonymph.
In six phytophagous mites, T. urticae, T. cinnabarinus and P.citri were the best preys on
which the predatory mite N. longispinosus had the highest intrinsic rate of natural
increase (rm) 0.2997, 0.2966, 0.298; the total of eggs of a female was 29.32, 32.09 and
28.97, respectively.
- In greenhouse, all treatments releasing of the predatory mite N. longispinosus at
predatory mite:citrus red spider mite ratio as 1:10, 1:20, 1:30, 1:40 and 1:50 were all
effective to control citrus red spider mite P. citri on grapefruit tree, but at treatments
with ratio 1:20 and 1:30 were the highest results of 90.98% and 89.81%, respectively. In
the field, the efficacy of the predatory mite N. longispinosus to control citrus red spider
mite P. citri was the highest (84,26-83,48%) after releasing 50 – 60 days at ratio 1:20.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả có múi (Citrus) bao gồm các cây cam, bưởi, quýt, cam đường
canh, chanh, chấp,... Sản phẩm của chúng được người tiêu dùng rất ưa chuộng
không chỉ về khẩu vị mà còn về cả mặt giá trị dinh dưỡng. Về mặt dinh dưỡng, quả
của cây ăn quả có múi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người,
đặc biệt là vitamin C. Một số sản phẩm của cây quả ăn có múi có tác dụng chữa
bệnh như chanh đào hay có tác dụng làm gia vị như quả và lá chanh....
Hiện nay diện tích trồng cây ăn quả có múi luôn được mở rộng và phát triển
ở một số tỉnh trọng điểm của phía Bắc: Hưng Yên 1900 ha, Hà Giang 1600 ha,
Tuyên Quang 2700 ha, Nghệ An 2600 ha, Hà Tĩnh 2500 ha (Nguyễn Quang Huy,
2012), huyện Cao Phong - Hòa Bình riêng cam CS1 là 1200 ha (Vũ Đình Việt,
2014). Theo Cục Thống kê Hà Nội (2014) diện tích trồng cây bưởi là 2705,99 ha,
cam 746,87 ha, riêng huyện Chương Mỹ diện tích trồng bưởi Diễn là 138,49 ha.

Cây ăn quả có múi là cây có rất nhiều loài dịch hại nghiêm trọng như nhện nhỏ
hại, sâu vẽ bùa, rệp muội, bệnh Greening, bệnh Tristera,... Một số vườn cây ăn
quả có múi đã bị tàn phá do những loài dịch hại trên gây ra. Trước đây khi khoa
học công nghệ chưa phát triển để phòng trừ dịch hại trên cây quả có múi nông
dân thường chủ yếu sử dụng thuốc hóa học có tác dụng phòng trừ nhanh và hiệu
quả. Do quá lạm dụng thuốc hóa học trong thời gian dài đã tạo nên tính kháng
thuốc và bùng phát mạnh mẽ của nhiều loài sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi.
Hiện nay nền nông nghiệp nước ta đang chuyển sang hướng sản xuất an toàn và
bền vững cho nên biện pháp sinh học trong phòng chống dịch hại rất được chú
trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng tính năng hữu ích của kẻ thù tự nhiên là chưa
nhiều và không phổ biến ở các vùng trồng cây ăn quả có múi trọng điểm của
miền Bắc nước ta, người dân chưa thật sự tin tưởng vào các loài thiên địch mà
mới chỉ hạn chế sử dụng thuốc hóa học và ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn
gốc sinh học trong phòng chống dịch hại cây ăn quả có múi.
Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri là đối tượng gây hại hàng đầu trên
cây ăn quả có múi. Tác hại của nhện đỏ cam chanh là rất lớn, chúng gây hại và
phát sinh quanh năm, hại chủ yếu trên lá, chúng hút dịch lá làm cho lá tạo nên
các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả.
Khi bị hại nặng toàn bộ lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, cây không
phát triển được, bề mặt giá thể có tơ mỏng (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994).

1


Nhện đỏ cam chanh là đối tượng điển hình về tính chống thuốc và bùng
phát số lượng trên cây ăn quả có múi khi sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực
vật. Trên nhện đỏ cam chanh P. citri nói riêng và sâu bệnh hại cây có múi nói
chung có rất nhiều các loài thiên địch, nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý
và kết hợp với tính năng hữu ích của chúng thì nền nông nghiệp sản xuất cây ăn
quả có múi sẽ bền vững, an toàn và hiệu quả.

Hiện nay ở Việt Nam chưa nhân nuôi công nghiệp bất cứ loài nhện bắt mồi
nào để phóng thích ra ngoài đồng ruộng phòng chống nhện đỏ cam chanh
P. citri. Xuất phát từ nhu cầu sản xuất cây ăn quả có múi và phòng chống tác hại
của nhện đỏ cam chanh P. citri, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm về ảnh hưởng
của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi
Neoseiulus longispinosus Evans trong phòng thí nghiệm và khả năng sử dụng
chúng trong phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh Panonychus citri
McGregor ngoài đồng ruộng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được điều kiện môi trường: nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn khi nuôi
nhện bắt mồi (NBM) Neoseiulus longispinosus Evans phù hợp mà tại đó chúng
có tỷ lệ tăng quần thể cao nhất và khả năng sử dụng N. longispinosus trong
phòng chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri tại Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus ở các mức
nhiệt độ khác nhau.
- Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus ở các mức
ẩm độ khác nhau.
- Xác định tỷ lệ gia tăng quần thể của NBM N. longispinosus với các thức
ăn tự nhiên và thức ăn thay thế khác nhau.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng loài NBM N. longispinosus trong phòng
chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài nhện bắt mồi (còn gọi là nhện nhỏ bắt mồi) Neoseiulus longispinosus
Evans, thuộc họ Phytoseiidae, bộ Ve bét (Acari).

2



1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn đến NBM
N. longispinosus và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống sinh học nhện
đỏ cam chanh P. citri tại vùng Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về ảnh hưởng của 3
yếu tố sinh thái nhiệt độ, ẩm độ và các loại thức ăn đến sự gia tăng quần thể của
NBM N. longispinosus.
- Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về thời gian phát dục, các chỉ số sinh
học của NBM N. longispinosus nuôi trên nhện đỏ cam chanh P. citri và một số
nhện hại cây trồng khác.
- Xác định được khả năng sử dụng NBM N. longispinosus trong phòng
chống sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri trên cây ăn quả có múi trong nhà lưới
có mái che và ngoài đồng ruộng.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm sinh học, sinh
thái và khả năng phòng chống nhện đỏ cam chanh P. citri của loài NBM
N. longispinosus. Kết quả nghiên cứu về nhân nuôi sinh học và phóng thích NBM
N. longispinosus ra ngoài đồng ruộng là những đóng góp mới trong phòng chống
sinh học nhện đỏ cam chanh P. citri, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trừ
nhện đỏ cam chanh trên đồng ruộng và là tư liệu cho các khuyến nông viên cũng
như cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Bảo vệ thực vật tại các vùng trồng cây ăn quả có
múi để quản lý nhện đỏ cam chanh một cách hiệu quả và an toàn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cùng dữ liệu về diễn biến mật độ nhện đỏ
cam chanh, biện pháp nhân nuôi tập trung và phóng thích, thời điểm phóng thích
NBM N. longispinosus cho phép sử dụng biện pháp phòng chống sinh học đối
với nhện đỏ cam chanh và một số nhện hại cây trồng khác.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Nhện nhỏ hại cây trồng nông nghiệp rất đa dạng và phong phú về loài, mỗi
loài có thể hại rất nhiều cây trồng khác nhau. Nhiều loài đã trở thành nhưng loài
dịch hại chủ yếu trên cây trồng như: nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch
hại đậu đỗ (Nguyễn Đức Tùng, 2009), hại bông (Mai Văn Hào và cs., 2008; Mai
Văn Hào, 2010), rau ăn quả (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs., 2014), dưa lê
(Trần Văn Lâm và cs., 2015); nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus (Boisduval)
hại trên cây bông, sắn, đay, đậu đỗ, cà chua, ớt, lạc, hoa hồng, đào, mận …
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005); nhện đỏ nâu chè Oligonychus coffeae Nietner
hại chủ yếu trên cây chè, cà phê và một số cây khác như ổi, bông, điều, xoài
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005; Lê Thị Nhung, 2002); nhện đỏ tươi Brevipalpus
sp. hại chè, cây ăn quả có múi (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Văn Đĩnh, 2002,
2005); nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) hại các loài cây thuộc
giống cây quả có múi (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005).
Trên thế giới nhện đỏ cam chanh Panonychus citri gây hại các giống cây quả
có múi, ngoài ra còn gây hại trên các cây trồng khác như cây táo, lê, đào, mận,
khế, đu đủ, mận Nhật, nho (Baker et al., 2008) và cây cảnh (Pratt and Croft, 1998).
Ở nước ta nhện đỏ cam chanh gây hại nặng trên cây ăn quả có múi (cam,
chanh, quýt, bưởi …) (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Văn Đĩnh, 2002, 2005)
và là một trong các đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên tất cả các khu vực thâm
canh cây ăn quả có múi. Nhện đỏ cam chanh xuất hiện rải rác vào các tháng trong
năm nhưng gây hại nặng vào các tháng 4, 5, 6 và tháng 10, 11, 12 hàng năm
(Trần Xuân Dũng, 2003; Phạm Thị Hiếu và cs., 2013). Nhện đỏ cam chanh đã trở
thành dịch hại chủ yếu và nghiêm trọng khi sử dụng các hóa chất trừ nhện
(Nguyễn Văn Đĩnh, 1991).

Quản lý nhện hại tổng hợp (Integrated Mite Management/IMM) đã được áp
dụng tại nhiều nước trên thế giới như ở châu Phi có IMM nhện xanh
(Mononychellus tanajioa) hại sắn , IMM nhện hại táo ở Washington, IMM nhện hại
cây Hạnh nhân ở California, IMM nhện đỏ cam chanh ở Florida và California (Hoy,
2011). Trong biện pháp IMM, nhóm thiên địch được ưu tiên sử dụng là nhóm nhện
bắt mồi chủ yếu thuộc họ Phytoseiidae gồm có Amblyseius barkeri, A. californicus,
A. cucumeris, A. degenerans, A. fallacis, A. hibisci, A. potentillae, A. swirskii,
Metaseulus occidentalis, Phytoseiulus persimilis và Typhlodromus pyri.

4


Ở các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á, loài NBM N. longispinosus
được nghiên cứu phòng chống sinh học nhện hại cây trồng tại các nước Ấn Độ
(Thakur and Dinabandhoo, 2005; Chauhan et al., 2010; Chauhan et al., 2011;
Rahman et al., 2011, 2012, 2013), Phillipine (Deleon and Corpuz, 2005), Thái
Lan (Kongchuensin, 2007, 2011, 2015; Kongchuensin et al., 2001, 2005, 2006;
Thongtab, 1998; Thongtab et al., 2001, Nusartlert et al., 2010), Hàn Quốc (Huyn
et al., 1988; Kim and Lee, 1993; Lee et al., 1994), Nhật Bản (Mori and Saito,
1979; Mochizuki, 1990; Ohtani et al., 1991; Ohno et al., 2011), Indonesia
(Puspitarini, 2010; Puspitarini et al., 2011), Malaysia (Ibrahim and Palacio, 1994;
Ibrahim and Seo, 1995; Ibrahim and Rahman, 1997; Ibrahim and Yee, 2000),
Trung Quốc (Ho et al., 1995; Zhang et al., 1998, 1999, 2000; Yeh et al., 2000;
Zhang, 2003; Zhao et al., 2013)….
Nhện bắt mồi N. longispinosus là loài có khả năng khống chế con mồi tốt,
có tính chuyên hóa về phổ thức ăn thuộc dạng tương đối hẹp (Type) II
(McMurtry and Croft, 1997; McMurtry et al., 2013), chúng chỉ tiêu thụ thức ăn
tự nhiên là các loài nhện nhỏ hại cây trồng thuộc họ Tetranychidae.
Ở Việt Nam, NBM N. longispinosus đã được nghiên cứu về một số đặc
điểm sinh vật học và khả năng khống chế nhện đỏ hai chấm T. urticae hại đậu đỗ

(Nguyễn Đức Tùng, 2009); về đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng tiêu diệt
nhện đỏ hai chấm hại bông (Mai Văn Hào, 2010); và về đặc điểm sinh vật học
dưới ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi trên thức ăn là nhện đỏ hai chấm hại rau ăn
quả (bầu, bí, dưa, cà …) (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân,
2013). Tuy vậy, trên các các loài nhện đỏ hại cây trồng khác nói chung và nhện
đỏ cam chanh nói riêng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện.
Trước sự gây hại ngày một tăng của các loài nhện đỏ cam chanh việc
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của NBM N. longispinosus để xác định
điều kiện sinh thái phù hợp nhất nhằm nhân nuôi tập trung và phóng thích chúng
ra ngoài đồng ruộng một cách hiệu quả là rất cần thiết.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Những nghiên cứu về nhện đỏ cam chanh P. citri
Nhện đỏ cam chanh Panonychus citri McGregor thuộc họ Tetranychidae,
với các tên gọi khác là Tetranychus citri McGregor, Paratetranychus citri
McGregor, Metatetranuchus citri Pitchard and Baker, Paratetranychus
mytilaspidis Banks, Tetranychus mytilaspidis Banks.

5


Trưởng thành có màu đỏ hoặc tím đỏ, cơ thể có nhiều lông cứng, nhện đỏ
cam chanh P. citri được Ted Townsend tìm thấy ở Arizona tại Yuma và được xác
định bởi Tuttle. Chúng xuất hiện các giống cây ăn quả có múi như chanh, cam,
quýt, chanh Yên, và bưởi (Tuttle and Baker, 1968; McMurtry, 1985; Baker et al.,
2008; Zanardi et al., 2014), ngoài ra còn gây hại trên một số cây cảnh (Pratt and
Croft, 1998). Nhện đỏ cam chanh P. citri có 3 giai đoạn phát triển: trứng, nhện
non (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3) và trưởng thành (Zalom et al., 1985; Karaca, 1994;
Kasap et al., 2009; Zanardi et al., 2015).
Trong vườn ươm cây ăn quả có múi ở Kusuma Agrowisata Malang và Kebun
Pala, Indonesia giai đoạn đỉnh cao của mật độ nhện đỏ cam chanh là vào từ tháng 5

đến tháng 6, sau đó giảm mạnh và không còn vào tháng 8 (Puspitarini et al., 2011).
Nhện đỏ cam chanh P. citri là một trong những loài gây hại phổ biến nhất
trong vườn cây ăn quả có múi. Trên bốn giống cam ngọt (Valencia, Pera, Natal,
và Hamlin), quýt Ponkan và chanh Sicilian, nghiên cứu của Zanardi et al. (2014)
cho thấy: giai đoạn trước trưởng thành của nhện đỏ cam chanh P. citri trên cam
Hamlin là 13,5 ngày, giống Pera là 13,3 ngày, cam Valencia là 12,5 ngày, cam
Natal là 12,9 ngày, quýt Ponkan là 12,8 ngày, và chanh Sicilian là 12,5 ngày.
Tuổi thọ của nhện đỏ cam chanh P. citri trên cam Valencia là 25,4 ngày, chanh
Sicilian là 25,8 ngày cao hơn những cây ký chủ khác. Số trứng đẻ trung bình cao
nhất trên cam Valencia là 45,2 trứng và chanh Sicilian là 47,0 trứng, và có sự sai
khác rõ rệt khi nuôi trên cam Pera là 36,2 trứng, Natal là 36,5 trứng, Hamlin là
24,7 trứng, trên quýt Ponkan là 35,4 trứng.
Nhện đỏ cam chanh P. citri có tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) tăng dần từ 15oC đến
25oC sau đó giảm ở nhiệt độ 30oC. Cụ thể, tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện đỏ cam
chanh ở nhiệt độ 15oC là rất thấp 0,042, 20oC là 0,111, 25oC là 0,160 và 30oC là
0,148 (Kasap, 2009). Delhiro and Monagheddu (1986) và Karaca (1994) cho thấy
tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện đỏ cam chanh ở 30oC là 0,229 và 26oC là 1,86.
Hệ số nhân của một thế hệ (Ro) của nhện đỏ cam chanh ở 11oC là 158,9
(Delhiro and Monagheddu, 1986); 15oC là 8,80 và 20oC là 13,30 (Kasap, 2009);
24oC là 33,70 (Delhiro and Monagheddu, 1986); 25oC là 16,50 (Kasap, 2009);
26oC là 16,08 (Karaca, 1994); 30oC là 11,50 (Kasap, 2009) và 11,70 (Delhiro and
Monagheddu, 1986).
Thời gian trước trưởng thành của nhện đỏ cam chanh ở nhiệt độ 15, 20, 25,

6


30 và 35oC lần lượt là 37,2; 16,6; 12,2; 9,80 và 9,00 ngày (Kasap, 2009). Theo
Chiavegato (1988) thời gian trước trưởng thành của nhện đỏ cam chanh ở 25oC là
12,80 ngày, Childers (1983) ở 24/25oC là 12,00 ngày; ở 26oC trong nghiên cứu

của Karaca (1994) là 11,20 ngày, Ragusa et al. (1983) là 10,12 ngày. Theo
Delhiro and Monagheddu (1986) ở 30oC là 7,86 ngày và 33oC là 8,17 ngày.
Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái nhện đỏ cam chanh ở 15, 20, 25 và
30oC là 22,1; 10,80; 9,90 và 9,40 ngày, ở 35oC trưởng thành cái nhện đỏ cam
chanh không đẻ trứng, có tỷ lệ chết là 75,80% và thời gian sống của trưởng thành
cái là 4,30 ngày (Kasap, 2009). Theo nghiên cứu của Karaca (1994), thời gian đẻ
trứng của trưởng thành cái nhện đỏ cam chanh là 8,90 ngày và Ragusa et al.
(1983) là 14,56 ngày đều ở 26oC và trong nghiên cứu của Childers (1983) là 1114 ngày ở 24/25oC.
Số trứng đẻ của con cái nhện đỏ cam chanh ở 15, 20, 25 và 30oC lần lượt là
16,50; 22,10; 25,60 và 16,60 quả (Kasap, 2009). Theo nghiên cứu của Childers
(1983) là 17-37 quả ở 24/25oC; Karaca (1994) là 35,40 quả và và Ragusa et al.
(1983) là 72 quả đều ở 26oC; Delhiro and Monagheddu (1986) là 37 quả ở 30oC.
Khi gây hại trên cây ký chủ là các giống cây ăn quả có múi khác nhau,
nhện đỏ cam chanh P. citri có giai đoạn phát triển, chỉ số sinh sản, chỉ số sinh
học trong điều kiện nhiệt độ 25±1oC, ẩm độ 60±10% (Zanardi et al., 2015) thể
hiện ở bảng 2.1.
Trong phòng thí nghiệm, khi xử lý chất Oxamyl lên lá có nhện đỏ cam
chanh P. citri, chỉ số sinh sản của chúng đều thấp hơn so với công thức xử lý
bằng nước lã. Cụ thể: hệ số nhân của một thế hệ (Ro) ở công thức xử lý chất
Oxamyl là 11,74 trong khi ở công thức xử lý bằng nước lã là 23,4. Ở công thức
xử lý Oxamyl có tỷ lệ giới tính cái là 43,6%, tuổi thọ trung bình là 7,0 ngày, thời
gian đẻ trứng trung bình 3,8 ngày đều thấp hơn công thức không xử lý có tỷ lệ
giới tính cái là 63,9%, tuổi thọ trung bình 8,6 ngày và thời gian đẻ trứng là 7,1
ngày. Với hoạt chất Permethrin, các chỉ số về bảng sống đều cao hơn so với công
thức xử lý bằng nước lã, chỉ có thời gian đẻ trứng là thấp hơn nhưng không có sự
sai khác có ý nghĩa. Cụ thể, hệ số nhân của một thế hệ (Ro) là 30,31, tỷ lệ giới
tính cái là 67,1%, thời gian vòng đời là 8,6 ngày và thời gian đẻ trứng trung bình
là 6,6 ngày. Với hoạt chất Malathion, hệ số nhân của một thế hệ (Ro) là 29,6, tỷ
lệ giới tính cái là 70,6% và thời gian vòng đời là 8,5 ngày cao hơn so với công


7


thức xử lý bằng nước lã, chỉ có thời gian đẻ trứng trung bình là 7,0 ngày thấp hơn
nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa (Jones and Parrella, 1984).
Bảng 2.1. Thời gian phát triển, khả năng sinh sản và chỉ số sinh học
của nhện đỏ cam chanh P. citri
Cây có múi
S
TT

Chỉ tiêu theo dõi của nhện
đỏ cam chanh P. citri

1 Pha trứng (ngày)
2 Tuổi 1 (ngày)
3 Tuổi 2 (ngày)
4 Tuổi 3 (ngày)
5 TG trước TT (ngày)
6 TLSS giai đoạn trước TT (%)
7 TL giới tính cái (%)
8 TG trước đẻ trứng (ngày)
9 TG đẻ trứng (ngày)
10 Số trứng/con cái(quả)
11 Tuổi thọ của con cái (ngày)
12 Hệ số nhân của một thế hệ (Ro)
13 TG của thế hệ (T)
14 TL tăng tự nhiên (rm)
15 Giới hạn phát triển (λ)


Cam (Citrus sinensis)
Valencia

Pera

6,6
1,9
1,8
1,9
12,5
78
69
1,1
11,4
45,0
13,4
27,8
17,6
0,19
1,21

6,7
2,0
2,2
2,0
12,8
76,8
66
1,2
10,1

35,5
11,6
20,9
18,6
0,16
1,18

Natal

Hamlin

6,6
1,8
2,1
2,4
12,9
75,8
65
1,3
9,9
34,8
11,0
21,1
18,7
0,16
1,20

6,7
2,2
2,2

2,5
13,5
70,2
68
1,3
8,7
31,3
10,7
17,0
19,2
0,15
1,16

Chanh
Quýt
(C.limon (C. reticulata
Sicilian)
Ponkan)
6,6
1,9
1,9
1,9
12,4
80,7
67
1,2
11,0
46,4
13,6
29,1

17,6
0,19
1,21

6,7
2,0
1,8
2,1
12,3
79,2
68
1,1
8,5
35,1
10,2
21,0
18,2
0,17
1,18

Nguồn: Zanardi et al. (2015)
Ghi chú: TG: Thời gian, TT: trưởng thành, TLSS: Tỷ lệ sống sót, TL: Tỷ lệ

Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 hóa chất Quix và Nobla đến nhện đỏ cam
chanh P. citri trong phòng thí nghiệm, Curkovic and Araya (2004) cho thấy nhện
đỏ cam chanh P. citri có tỷ lệ chết là 31,7% đối với chất Quix 0,25% và 91,3%
đối với chất Nobla 0,45%.
2.2.2. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae
Họ Phytoseiidae là một họ nhện bắt mồi (NBM) quan trọng nhất tấn công
các loài nhện hại cây trồng nông nghiệp (McMurtry and Croft, 1997; Helle and

Sabelis, 1985). Các loài NBM có kích thước tương đương với nhện hại cây trồng
(nhện vật mồi - NVM), sống tự do trên cạn, xuất hiện trên lá, vỏ cây và đất mùn
trên toàn thế giới (Helle and Sabelis, 1985). Trưởng thành NBM họ Phytoseiidae
có hình oval hoặc hình trái lê, có chiều dài xấp xỉ 0.3-0.5 mm và chiều rộng xấp

8


xỉ 0.3 mm. Màu sắc cơ thể rất khác nhau và phụ thuộc vào màu sắc con mồi mà
chúng tiêu thụ, nhưng nhìn chung có màu vàng đục đến đỏ. NBM thuộc họ
Phytoseiidae gồm có 3 giai đoạn phát triển: trứng, nhện non (tuổi 1, tuổi 2 và tuổi
3) và trưởng thành. Nhện tuổi 1 có 3 đôi chân, nhện tuổi 2 và 3 có 4 đôi chân.
Giai đoạn trưởng thành, trưởng thành đực thường nhỏ hơn trưởng thành cái
(Helle and Sabelis, 1985).
Họ Phytoseiidae gồm hai phân họ Amblyseiinae và Phytoseiinae. Trong
phân họ Amblyseiinae gồm có các giống Amblyseius Berlese, Indoseiulus,
Iphiseius, Paraamblyseius và Platyseiella. Giống Amblyseius Berlese gồm có các
phân giống Amblyseius Berlese, Asperoseius, Euseus, Neoseiulus Hughes,
Paraphytoseius, Phytoscutella, Proprioseius, Proprioseiopsis, Typhlodromalus,
Typhlodromips. Phân họ Phytoseiinae gồm có các giống Phytoseius,
Typhlodromus. Phân giống Neoseiulus Hughes gồm có các loài Amblyseius
(Neoseiulus)
(Neoseiulus)
(Neoseiulus)

aceriae, Amblyseius (Neoseiulus) assamensis,
cynodonae, Amblyseius (Neoseiulus) dhooriai,
fallacis, Amblyseius (Neoseiulus) fraterculus,

Amblyseius

Amblyseius
Amblyseius

(Neoseiulus) indicus, Amblyseius (Neoseiulus) longispinosus, Amblyseius
(Neoseiulus) paspalivorus, Amblyseius (Neoseiulus) và loài Amblyseius
(Neoseiulus) rangatensis (Gupa, 1985).
Họ Phytoseiidae là một họ lớn bao gồm rất nhiều loài NBM, đến thời điểm
tháng 4/2014 có 2.709 loài được miêu tả, trong đó có 2.436 loài có giá trị sử
dụng nằm trong 91 giống và 3 phân họ (Amblyseiinae, Phytoseiinae và
Typhlodrominae). Phân họ Amblyseiinae là lớn nhất có 1.748 loài được mô tả
trong 65 giống. Phân họ Typhlodrominae có 723 loài được miêu tả trong 23
giống, còn Phân họ Phytoseiinae chỉ có 229 loài trong 3 giống. Giống có số
lượng loài lớn nhất là Typhlodromus (454), Amblyseius (400), Neoseiulus (397),
Phytoseius (222), Euseius (213) và Proprioseiopsis (163). Những nước có số
lượng loài thuộc họ Phytoseiidae nhiều là Mỹ (313), Trung Quốc (288), Ấn Độ
(195), Bra-xin (190) và Pa-ki-xtan (178) (Demite et al., 2014).
2.2.3. Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans
2.2.3.1. Phân loại
Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans đã được đề cập dưới 4 tên sau:
- Typhlodromus longispinosus Evans, 1952: Evans, 1953; Womersley, 1954.

9


×