Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

lý luận nhà nước và pháp luật học kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.61 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quốc tế dân sinh vô
cùng quan trọng, không chỉ với sức khỏe, phát triển giống nòi mà còn liên quan đến
phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta, tình
trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra dưới nhiều hình thức và ngày càng gia tăng. Chính
vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là một vấn đề bức xúc cần phải giải
quyết sớm và có hiệu quả. Một trong những biện pháp để giải quyết đó là sử dụng
pháp luật. Để nhận thức rõ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tác
dụng của luật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay, em xin mạnh
dạn chọn đề tài “ Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở
Việt Nam hiện nay” làm bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG
I Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp luật, pháp luật an toàn thực
phẩm
1.1

Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản
xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm
cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế
biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.Trong khoản 1 điều 2 luật an toàn thực phẩm
ghi rõ: “An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người.”
1.2 Khái niệm pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan


hệ xã hội theo mục tiêu định hướng cụ thể.
Do đó, pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử cho
mọi người trong xã hội , giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm được
1


cách cư xử phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước và giúp nhà nước quản lý
xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tư xã hội. Các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật
điều chỉnh bao trùm rộng khăp, trong đó có an toàn thực phẩm
1.3 Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm

Luật an toàn thực phẩm Việt Nam là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt
Nam gồm tổng hợp các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, tham gia
điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, nhập
khẩu, vận chuyển bảo quản, kinh doanh, tiêu dùng trong bảo đảm an toàn thực
phẩm. Các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ
tục nhất định là nguồn chính của luật an toàn thực phẩm. Có các văn bản như: Luật
an toàn thực phẩm 55/2010/QH12 năm 2010, nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thông tư liên tịch 13/2014/TTLTBYT-BNNPTNT-BCT, Luật về thủy sản, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
hướng dẫn việc phân công, phối hợp nhằm giảm thiểu sự chồng chéo trong công tác
quản lý về an toàn thực phẩm.
Pháp luật an toàn thực phẩm có liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn thực
phẩm và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Bảo đảm vệ sinh thực phẩm
không chỉ tăng cường sức khỏe và giảm tỷ lệ bệnh tật cho người dân mà còn góp
phần làm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của một
dân tộc.
Pháp luật an toàn thực phẩm chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế về an
toàn thực phẩm. Đảm bảo an toàn thực phẩm là một yêu cầu tất yếu và quan trọng
với yêu cầu hội nhập quốc tế trong quản lý an toàn thực phẩm. Từ ngày 01/01/2007,
Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên

phải từng bước tuân thủ các hiệp định của Tổ chức này, trong đó có Hiệp định về áp
dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) mà Việt
Nam phải tuân thủ.
Có thể thấy qua quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm
nhằm có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả và khả thi hơn. Ví dụ Luật an
toàn thực phẩm năm 2010 ra đời đã kịp thời khắc phục những hạn chế của Pháp

2


lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm như: Nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp
luật về an toàn thực phẩm, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan,
bộ, ngành quản lý thực phẩm, nâng cao chế tài xử lý vi phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm trong tình hình mới, hội nhập quốc tế và tăng cường hơn nữa vai trò
trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt
Nam

II.

Hệ thống pháp luật đã bảo đảm an toàn thực phẩm bằngviệc thể chế hóa các
chính sách, kế hoạch của Đảng, nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện
các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật an toàn thực phẩm đã trở thành
một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt,
thời gian qua pháp luật an toàn thực phẩm ở nước ta đã từng bước được xây dựng
và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực an
toàn thực phẩm. Như vậy ta có thể đánh giá vai trò của pháp luật trong việc bảo
đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay cụ thể như sau:
II.1


Pháp luật quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến
an toàn thực phẩm

Pháp luật đã định hướng các hành vi con người từ cá nhân đến tập thể theo
hướng tích cực bảo đảm an toàn thực phẩm, các hành vi của con người không làm
mất an toàn thực phẩm, hạn chế những tác hại, ngăn chặn nguy hại, ngăn chặn vấn
đề mất an toàn thực phẩm gây nguy hại cho người tiêu dùng và xã hội. Điều 1 Luật
an toàn thực phẩm quy định rõ: “Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với
thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm;
quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với
an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực
phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm”.
Ví dụ: Tại khoản 5 điều 5 Luật an toàn thực phẩm đã quy định những hành vi
bị cấm trong sản xuất, kinh doanh như sau:”a) Thực phẩm vi phạm quy định của

3


pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng; c) Thực phẩm bị biến chất; d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc
nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; đ) Thực phẩm
có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong
quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm; e) Thịt hoặc sản phẩm được chế
biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh”
II.2


Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện những
đòi hỏi của pháp luật để đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong thực tế các chủ thể khi tham gia hoạt động nhập khẩu, sản xuất và chế
biến bảo quản thực phẩm thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích
chung của người tiêu dùng, cộng đồng, bỏ qua nghĩa vụ phải thực hiện với xã hội
và không tự giác thực hiện trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của cả xã
hội. Chẳng hạn như nếu các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành nghề
kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử
phạt theo quy định trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành năm 2013.
Ví dụ: Công ty TNHH METRO Cash & Carry VN (lô B, khu đô thị mới An
Phú - An Khánh, Q.2) đã bị phạt 8 triệu đồng do sử dụng giấy xác nhận đủ sức
khỏe (cho những người thuộc diện phải khám sức khỏe) đã quá thời hạn, không
đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
II.3 Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các

cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm
Như ta đã biết, tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần phải có sự quản lý
của nhà nước và an toàn thực phẩm cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, an toàn thực
phẩm luôn song hành cùng đời sống xã hội, việc mất an toàn thực phẩm cũng
không phải lúc nào cũng được phát hiện xử lý kịp thời, vì vậy cần có hệ thống tổ
chức quản lý phù hợp, hiệu quả.
Pháp luật đã có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ
chức, cơ quan bảo đảm an toàn thực phẩm. Cụ thể là nhờ có pháp luật, nhà nước

4


xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm với các

nôi dung như: Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn,
bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố; Tập trung quản lý điều kiện an toàn
thực phẩm của các cơ sở, đặc biệt kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng nguyên
liệu, sử dụng phụ gia thực phẩm, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị,
dụng cụ, điều kiện bảo quản thức ăn, vệ sinh cá nhân của người trực tiếp chế biến
thức ăn và việc lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Luật an toàn thực phẩm đã
quy định rõ trách nhiệm về an toàn thực phẩm của các cơ quan, tổ chức như: Trách
nhiệm quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trách nhiệm
của Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng thanh tra, Đoàn kiểm
tra, cơ quan kiểm tra,…
Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan này
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, đảm bảo hoàn thành tốt
công tác quản lý Nhà nước đối với an toàn thực phẩm. Pháp luật cũng phân chia
nhiệm vụ giữa các cơ quan, tránh việc quản lý chồng chéo, đồng thời tao ra sự phối
hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan, nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà
nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vai trò pháp luật thể hiện ở việc ban hành tiêu chuẩn đảm bảo an
toàn thực phẩm, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm.
Tại khoản 1 điều 10 Luật an toàn thực phẩm có quy định điều kiện chung về
bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau: “ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất
khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”
Trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn thực phẩm
của quốc tế như: tiêu chuẩn GMP+, ISO 9000 và hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát các điểm tới hạn HACCP,…Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là điều
kiện bắt buộc phải thực hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Để
thực hiện việc xin giấy phép an toàn thực phẩm và để đảm bảo an toàn thực phẩm

các cơ sở sản xuất kinh doanh cần đạt được các điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm như: Địa điểm, môi trường; yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng; kết cấu nhà
II.4

5


xưởng; hệ thống thông gió và hệ thống chiếu sáng; dụng cụ chứa chất thải và vật
phẩm không ăn được; hệ thống cung cấp nước; hệ thống xử lý chất thải; phòng thay
bảo hộ lao động; nhà vệ sinh; người tham gia sản xuất phải được tập huấn kiến thức
an toàn thực phẩm,… Thông qua pháp luật mà các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ
được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ
nghiêm ngặt khi tham gia vào sản xuất, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
Đồng thời các tiêu chuẩn môi trường cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác định các
hành vi vi phạm luật môi trường và truy cứu trách nhiệm với những hành vi đó.
Điều 8 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cũng
quy định phạt hành chính với các hành vi vi phạm quy định về đảm bảo an toàn
thực phẩm như sau: “ Vi phạm quy định về sử dụng vi chất dinh dưỡng trong sản
xuất, chế biến thực phẩm: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau a) Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng
chất, chất vi lượng vào thực phẩm không thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y
tế; b) Tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng vào
thực phẩm thuộc danh mục theo quy định của Bộ Y tếnhưng sử dụng với hàm
lượng vượt quá mức quy định cho phép.”
Pháp luật quy định khen thưởng, ủng hộ những hành vi đảm bảo an
toàn thực phẩm
Điều 50 pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm quy định: “Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân cóthành tích trong hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
hoặc có công phát hiện vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì được
khen thưởng theo quy định của pháp luật.” Qua đó, pháp luật quy định tổ chức, cá

nhân có thành tích trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, phát hiện sớm và
báo cáo kịp thời các dấu hiệu gây mất an toàn thực phẩm và gây nguy hại cho
người tiêu dùng, môi trường và xã hội, ngăn chặn các hành vi không đảm bảo an
toàn thực phẩm thì được khen thưởng. Nhờ đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ
nhận được sự tham gia tích cực của mọi người.
II.5

III.

Thực trạng và giải pháp của vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm

III.1 Những thành tựu

6


Nhìn chung, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm có chuyển biến nhưng
không lớn, không đồng đều. Năm 2010, Quốc Hội thông qua Luật An toàn thực
phẩm. Từ đó đến nay, Chính phủ và các bộ, các ngành liên quan đã ban hành nhiều
nghị định, thông tư hướng dẫn để cụ thể hóa các nội dung quản lý về thực phẩm,
bước đầu đã hình thành được hệ thống tổ chức chuyên trách từ Trung ương xuống
các tỉnh. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông góp phần nâng cao nhận thức
và thực hành về an toàn thực phẩm của cả bốn nhóm đối tượng là người sản xuất,
kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý an toàn thực phẩm; qua đó xã hội đã
quan tâm hơn tới vấn đề an toàn thực phẩm. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã
được đẩy mạnh qua việc giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực
phẩm. Nhiều vùng nguyên liệu an toàn đã được chứng nhận, nhiều vùng sản xuất
nông nghiệp an toàn được hình thành và nhân rộng; nhiều cơ sở sản xuất chế biến
thực phẩm đã được chứng nhận quốc tế.


III.2 Những hạn chế
An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, vì thế hệ thống luật
pháp cũng mới được hình thành và vẫn đang trong giai đoạn xây dựng tích cực nên
trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc, là: Chưa
đồng bộ, còn thiếu nhiều và chồng chéo hoặc chưa phù hợp với thực tiễn. Phân
công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang trong giai đoạn điều
chỉnh. Thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chưa phù hợp với nhiều loại hình
hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai. Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho
sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn chưa phù hợp, đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế. Hệ thống quản lý chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương
còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Năng lực hệ thống kiểm nghiệm
CLVSATTP còn rất hạn chế. Đầu tư cho công tác quản lý an toàn thực phẩm còn rất
thấp so với yêu cầu thực tế và các nước trong khu vực.
III.3

Giải pháp

Để đảm bảo an toàn thực phẩm và phát huy vai trò của mình trong công tác
đảm bảo an toàn thực phẩm, pháp luật cần khắc phục nhưng nhược điểm hiện có,
cụ thể: Thứ nhất, cần hoàn thiện hơn các quy định pháp lý ( trách nhiệm hành vi,
trách nhiệm dân sự, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hình sự ) đối với hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tổ chức và đảm
bảo thực hiện pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, kiểm
nghiệm, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên

7


tuyên tuyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật an toàn thực phẩm cho mọi
người.


KẾT LUẬN
An toàn thực phẩm là một vấn đề xã hội bức xúc, cần sớm giải quyết và có hiệu
quả. Nhìn chung pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý, quy định chính xác
cho các chủ thể tham gia vào vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm. Pháp luật an toàn
thực phẩm cần được hoàn thiện và đưa vào đời sống một cách hiệu quả thì mới đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước ta hiện nay.

8



×