Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CỦA PHÒNG KIỂM TRA XỬ LÝ THUỘC TRUNG TÂM TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN KHU VỰC III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 40 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CỦA PHÒNG KIỂM TRA
XỬ LÝ THUỘC TRUNG TÂM TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC III

SVTH

: Nguyễn Văn Cảo

Lớp

: CCVT06B

GVHD

: Dương Hữu Ái

Đơn vị thực tập : Trung Tâm Tần số Vô
Tuyến Điện Khu Vực III

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ CỦA SINH VIÊN
KHÓA HỌC: 2013 - 2016
- Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN CẢO
- Ngày tháng năm sinh: 07/03/1994
- Nơi sinh: Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định
- Lớp: CCVT06B

Khóa: 2013 – 2016

Hệ đào tạo: Cao Đẳng

- Ngành đào tạo: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Tryền Thông
- Thời gian thực tập tốt nghiệp: từ ngày: 21/03/2016 đến ngày: 22/04/2016
- Tại cơ quan: Trung Tâm Tần Số Vô Tuyến Điện Khu Vực III
- Nội dung thực tập: Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm, các thiết
bị có sẵn tại trung tâm và cách đo đạc kiểm soát tần số của Trung Tâm
1. Nhận xét về chuyên môn:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan thực tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
3. Kết quả thực tập tốt nghiệp: (chấm theo thang điểm 10): …………………
Đà Nẵng, ngày…..tháng ….. năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CƠ QUAN TIẾP NHẬN
SINH VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
i


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin vô tuyến điện ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và không
ngừng phát triển dưới sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Các thiết bị thông
tin ngày càng hiện đại hơn và mở ra cơ hội cho việc sử dụng các dải tần số cao
hơn. Tuy nhiên, trong dải tần số rộng lớn của sóng điện từ các thiết bị vô tuyến
ngày nay vẫn chỉ có khả năng làm việc ở dải tần số dưới 30GHz. Tần số là một
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, vì vậy, vấn đề sử dụng dải tần
số cần được kiểm soát để tránh gây can nhiễu lẫn nhau giữa các nhà khai thác.
Cục Tần số Vô Tuyến Điện là đơn vị thực hiện nhiệm vụ này ở nước ta. là
tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu
giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực

thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm
vi cả nước. Cục tần số bao gồm 8 trung tâm tần số vô tuyến điện, đó là:
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực I đặt tại Hà Nội, thực hiện quản lý tần số
trên các tỉnh và thành phố Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình.
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực II đặt tại TP Hồ Chí Minh, có địa bàn
quản lý là các tỉnh và thành phố : Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình
Phước,Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực III đặt tại Đà Nằng, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : Đà Nằng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum.
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực IV đặt tại cần Thơ, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,
Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực V đặt tại Hải Phòng, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái
Bình và Nam Định
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực VI đặt tại Nghệ An, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực VII đặt tại Khánh Hòa, có địa bàn quản lý
là các tỉnh và thành phố : Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên,
Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trung Tâm Tần số VTĐ Khu Vực VIII đặt tại Phú Thọ, có địa bàn quản lý là
các tỉnh và thành phố : Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái, Hà Giang và Tuyên Quang.
Trong thời gian thực tập tại trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực III,
được sự hướng dẫn của các cô chú, các anh chị trong trung tâm, em đã được tìm
hiểu rõ hơn về công tác kiểm soát tần số và các thiết bị dùng trong công tác này.
Nội dung bài báo cáo thực tập bao gồm 3 chương chính:
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B

ii


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương I: Giới thiệu về cục tần số và trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực III
Chương II: Giới thiệu một số thiết bị thu đo của trung tâm
Chương III: Thực hành thu đo và định hướng tần số
Kết luận

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
iii


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CỤC TẦN SỐ VÀ TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN KHU VỰC III.....................................................................1
1.1 Giới thiệu chương....................................................................................................................1
1.2.1 Chức năng.........................................................................................................................1
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................................1
1.2.3 Sơ đồ tổ chức:...................................................................................................................3

1.3.2 Vị trí và chức năng............................................................................................................3
1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................................4

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ THU ĐO CỦA TRUNG
TÂM....................................................................................................................10
2.4 Phòng Kiểm tra-Xử lý.............................................................................................................10
2.4.2 Anten thu đo...................................................................................................................11
2.4.4 Máy đo tổng hợp............................................................................................................12
2.4.5 Máy định hướng cầm tay...............................................................................................13
2.4.6 Xe kiểm soát lưu động R&S.............................................................................................13
2.4.7 Bộ lưu điện UPS..............................................................................................................16
2.5 Kết luận chương....................................................................................................................23

CHƯƠNG III: THỰC HÀNH THU ĐO.........................................................24
VÀ ĐỊNH HƯỚNG TẦN SỐ............................................................................24
3.1 Giới thiệu chương..................................................................................................................24
3.2 Đi sâu khai thác xe kiểm soát lưu động R&S...........................................................................24
3.2.1 Giới thiệu phần mềm ARGUS..........................................................................................24
3.2.2 Các chức năng cơ bản của phần mềm ARGUS................................................................24
3.3 Kêt luận chương....................................................................................................................30

KẾT LUẬN........................................................................................................31
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
iv


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................32

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
v


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện.....................................3
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tần số VTĐ KV III.........................5
Hình 1.3 Luật Tần số vô tuyến điện...................................................................6
Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III...7
Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện.......................8
Hình 1.6 Sơ đồ vị trí đặt các trạm kiểm soát cố định ở Trung tâm III...........9
Hình 2.1 Hình ảnh máy phân tích phổ.............................................................11
Hình 2.2 hình ảnh máy định hướng cầm tay...................................................13
Hình 2.3a Hình ảnh xe kiểm soát lưu động R&S trên công ty......................13
Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống của Xe kiểm soát lưu động R&S............................14
Hình 2.5 Hình ảnh của Anten ADD 295...........................................................14
Hình 2.6 Hình ảnh của Anten ADC 2300.........................................................15
Hình 2.7 Máy thu đo, định hướng DDF255.....................................................15
Hình 2.8 Phía sau của Máy thu đo, đình hướng DDF255..............................15
Hình 2.8 Bộ lưu điện UPS.................................................................................16
Hình 2.9 Bộ lưu điện Back-UPS RS 650 hay RS 1100 của APC....................17
Hình 2.10 Sơ đồ tóm tắt nguyên lý của UPS offline.......................................18
Hình 2.11 Sơ đồ tóm tắt nguyên lý làm việc của UPS offline.........................19
Hình 2.12 Sơ đồ tóm tắt nguyên lý của UPS: Line interactive......................20

Hình 2.13 Line-Interactive_UPS_Diagram.....................................................21
Hình 2.14 Sơ đồ tóm tắt nguyên lý của UPS online........................................22
Hình 4.1 Chức năng DF....................................................................................25
Hình 4.2 Chức năng DFPan..............................................................................25
Hình 4.3 Chức năng DFScan............................................................................26
Hình 4.4 Chức năng DF FLS............................................................................26
Hình 4.5 Chức năng FFM.................................................................................27
Hình 4.6 Chức năng FFM kèm biểu đồ...........................................................27
Hình 4.7 Chức năng PScan...............................................................................28
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
vi


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 4.8 Chức năng Scan.................................................................................28
Hình 4.9 Chức năng FLS..................................................................................29
Hình 4.10 Chức năng Dual...............................................................................29
Hình 4.11 Chức năng Bearing..........................................................................30
Hình 4.12 Phần mềm MapView đang hiện vị trí hiện giờ của xe và đang
định hướng đường đi thông qua GPS và bản đồ trên màn hình...................30

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
vii


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CỤC TẦN SỐ VÀ TRUNG TÂM
TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN KHU VỰC III
1.1 Giới thiệu chương
Chương đầu tiên sẽ giới thiệu về các chức năng, nhiệm vụ của Cục Tần số
vô tuyến điện nói chung và Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực III nói riêng.
Giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống tổ chức, quản lý của Trung
tâm tần số vô tuyến điện khu vực III.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ Cục Tần số vô tuyến điện
1.2.1 Chức năng
Cục Tần số vô tuyến điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông,
thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành
về tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước.
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Quyết định số 88/2008/QĐ-TTg ngày 04/07/2008 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa
đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo
vệ tinh.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành các quyết định về: quy hoạch phổ tần
số vô tuyến điện quốc gia; phân chia băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an
ninh.
3. Trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt hoặc ban hành
các quyết định: quy hoạch băng tần, quy hoạch kênh tần số vô tuyến điện, quy

định về điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số
vô tuyến điện.
4. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị vô tuyến điện, về phát xạ vô tuyến điện
và tương thích điện từ theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy
định về điều kiện kỹ thuật và khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện được sử
dụng có điều kiện, quy định về tần số và công suất phát cho các thiết bị vô tuyến
điện trước khi cho phép sản xuất hoặc nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
1


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo
vệ tinh; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tần số vô tuyến
điện; hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực
quản lý tần số, thiết bị vô tuyến điện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông.
7. Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi và quản lý các loại giấy phép tần số
vô tuyến điện và sử dụng quỹ đạo vệ tinh theo quy định của pháp luật.
8. Hợp tác quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ tần số vô tuyến điện theo sự phân
cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện đăng ký tần số vô
tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU); tổ chức
phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các nước, vùng lãnh thổ, tổ

chức quốc tế; khiếu nại và giải quyết khiếu nại can nhiễu tần số vô tuyến điện
của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; tham gia các chương
trình kiểm soát tần số vô tuyến điện quốc tế.
9. Kiểm soát việc phát sóng vô tuyến điện của các đài phát trong nước, các
đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện theo
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
hoặc gia nhập.
10. Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện theo quy định của giấy phép và các tiêu
chuẩn kỹ thuật liên quan; xử lý nhiễu vô tuyến điện; kiểm tra và xác nhận tương
thích điện từ cho các thiết bị bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tần số
vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh theo
quy định của pháp luật.
12. Là cơ quan thường trực của Ủy ban Tần số vô tuyến điện.
13. Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về tần số vô tuyến điện theo quy
định của pháp luật.
14. Thực hiện cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí
hoạt động có tính đến các yếu tố về đầu tư, chi thường xuyên, lao động, tiền
lương.
15. Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công chuyên ngành quản
lý tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản của Cục theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông giao và theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
2



Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.3 Sơ đồ tổ chức:

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện
1.3 Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III
1.3.1 Giới thiệu
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III bắt đầu hoạt động từ tháng
8/1994,quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết
định số 1527/QĐ-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông.
Địa chỉ: Lô C1- đường Bạch Đằng Đông, quận Sơn Trà – Thành phố Đà
Nẵng
Điện thoại: 0511.3933545

Fax: 0511.3933707

• Giám đốc: Ông Đào Duy Phúc
- Điện thoại: 0511.3933338/ml: 111
E.mail:
• Phó giám đốc: Ông Trương Công Hạnh
- Điện thoại: 0511.3933356
- E.mail:
1.3.2 Vị trí và chức năng
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III là đơn vị thuộc Cục Tần số vô
tuyến điện thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà
nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố: Bình

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
3


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị và
Thừa Thiên - Huế.
1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
- Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông
và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung
tâm thực hiện công tác quản lý tần số vô tuyến điện.
- Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát
sóng vô tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp
luật, quy định quản lý tần số của Nhà nước.
- Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tần số
vô tuyến điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số và cấp giấy phép
theo phân công, phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện.
- Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô tuyến
điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam
thuộc các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vô
tuyến điện và các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác. Tổng hợp số liệu kiểm
soát và số liệu đo được để phục vụ cho công tác quản lý tần số.
- Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với

các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện
giao thông khác của nước ngoài vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng biển,
bến bãi trên địa bàn quản lý của Trung tâm.
- Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện quốc tế và
các hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và
các tổ chức quốc tế liên quan khác theo quy định của Cục Tần số vô tuyến điện.
- Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và xử lý
theo quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý của Trung tâm.
- Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vô tuyến điện có
hại theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô
tuyến điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô tuyến
điện, gây can nhiễu có hại theo phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ
sơ để Cục Tần số vô tuyến điện khiếu nại các can nhiễu do nước ngoài gây ra
cho các nghiệp vụ vô tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý
của Trung tâm theo quy định quốc tế.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về
quản lý tần số vô tuyến điện.
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
4


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu
khác theo phân công của Cục Tần số vô tuyến điện.
- Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu
của Trung tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông
và phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vô
tuyến điện giao.
1.4 Cơ cấu tổ chức
Hoạt động theo chế độ thủ trưởng

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tần số VTĐ KV III
* Chức năng chính:


02 phòng chức năng gồm:

- Phòng kiểm tra xử lý:


Thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.



Đo đạc các thông số kĩ thuật.



Xử lí can nhiễu và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh
đạo.

- Phòng nghiệp vụ:
 Hướng dẫn, tuyên truyền.
 Hướng dẫn đăng ký sử dụng, cấp giấy phép.

Hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở và các nhiệm vụ khác theo sự

phân công của Lãnh đạo.
• 01 đài: đài kiểm soát tần số
 Kiểm soát các dải tần, phát hiện và lập báo cáo phát hiện vi phạm
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
5


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

• Đo các thông số kĩ thuật của đài phát nói chung và các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của Lãnh đạo


Phòng hành chính: hoàn thành các nghiệp vụ hành chính

1.5 Hệ thống luật, văn bản tần số
Văn bản pháp lý cao nhất là Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12
ngày 23/11/2009.

Hình 1.3 Luật Tần số vô tuyến điện
 Hệ thống các văn bản:
Luật Tần Số Vô Tuyến Điện của quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 số
42/2009/QH12 năm 23 tháng 11 năm 2009.
Luật Tần Số Vô Tuyến Điện được chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký,
bao gồm 8 Chương và 49 Điều:
Chương 1: Những quy định chung, giới thiệu phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng, giải thích từ ngữ
Chương 2: Quy hoạch Tần Số Vô Tuyến Điện, giới thiệu nguyên tắc quy

hoạch, thu hồi quyền sử dụng tần số để quy hoạch,…
Chương 3: Quản lý chất lượng phát xạ Vô Tuyến Điện, an toàn bức xạ Vô
Tuyến Điện và tương thích điện từ.
Chương 4: Cấp giấy phép và sử dụng tần số Vô Tuyến Điện, giới thiệu các
loại giấy phép tần số, nguyên tắc cấp giấy phép tần số Vô Tuyến Điện, giấy phép
băng tần, giấy phép vệ tinh, thu hồi, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn,…
Chương 5: Kiểm tra, kiểm soát tần số Vô Tuyến Điện và xử lý nhiễu có hại.
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
6


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 6: Đăng ký, phối hợp Quốc tế về tần số Vô Tuyến Điện, quỹ đạo
vệ tinh.
Chương 7: Quản lý và sử dụng tần số Vô Tuyến Điện phục vụ mục đích
quốc phòng, an ninh.
Chương 8: Điều khoản thi hành.
1.6 Sơ đồ hệ thống của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III

1.7 Sơ đồ cấu trúc của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
7


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện
Từ khi mới thành lập, trang thiết bị kiểm soát của Trung tâm chủ yếu là các
máy thu chuyên dụng như máy thu Icom R9000, Icom R8500, AR3000… Cho
đến nay, Trung tâm đã được trang bị:
• 15 trạm kiểm soát hiện đại ( trong đó có 4 trạm R&S loại 1,2 trạm
TCI loại 1,và 9 trạm TCI loại 2)
• 03 xe kiểm soát bán cố định


Các thiết bị kiểm soát định hướng xách tay ( các hãng như TAIYO,
CUBIC DF4400)



Các máy thu chuyên dụng: Icom R9000; AR ALPHA; Icom R8500




Các máy phân tích phổ,máy đo công suất, hệ thống các thiết bị
anten và phụ kiện....

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
8


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.6 Sơ đồ vị trí đặt các trạm kiểm soát cố định ở Trung tâm III
1.8 Kết luận chương
Qua chương này em nhận thức được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
và quản lý của Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực III nói riêng và Cục tần
số vô tuyến điện nói chung, ngoài ra còn tìm hiểu về các văn bản quy phạm pháp
luật về tần số vô tuyến điện và có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống tổ chức,
quản lý của Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực III.

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
9


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ THU ĐO CỦA
TRUNG TÂM
2.1 Giới thiệu chương
Đây là chương giới thiệu về phổ tần số và sự quan trong trong việc kiểm
soát tần số, nêu lên ý nghĩa của kiểm soát tần số trong đời sống con người và
giới thiệu tổng quan một số thiết bị phục vụ việc kiểm soát tần số.
2.2 Cơ cấu tổ chức
Phòng kiểm tra xử lý một trong các phòng chức năng trực thuộc Trung tâm
Tần số vô tuyến điện khu vực III, cơ cấu tổ chức gồm có:
1. Ông: Nguyễn Thanh Hà


Chức vụ: Trưởng phòng

2. Ông: Lê Văn Hùng

Chức vụ: Phó trưởng phòng

3. Ông: Hoàng Tuấn Nhã

Chức vụ: Chuyên viên

4. Ông: Đinh Tấn Đức

Chức vụ: Chuyên viên

5. Ông: Nguyễn Đức Khoa

Chức vụ: Chuyên viên

2.3 Tổng quan về Phòng kiểm tra xử lý
Phòng kiểm tra xử lý là một trong các phòng chức năng thuộc Trung tâm
tần số VTĐ KVIII. Có chức năng thanh kiểm tra, đo đạc các thông số kỹ thuật
của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ VTĐ và các nguồn phát sóng VTĐ
khác. Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vô tuyến điện có hại
theo quy định của pháp luật và thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của
Lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo Cục.
2.4 Phòng Kiểm tra-Xử lý
2.4.1 Các thiết bị dùng để đo đạc của Phòng kiểm tra, xử lý
Các thiết bị kỹ thuật của phòng Kiểm tra xử lý bao gồm:
 Anten định hướng AC008
 GPS1

 GPS2
 Máy đếm tần CPM46 Marconic
 Máy đo công suất SX600
 Máy GMDSS Testbox
 Máy đếm tần REVEX FC 2000
 Bộ khuếch đại tạp âm LNA 0,5 - 1 GHz
 Bô khuếch đại tạp âm LNA 1 – 18 GHz (1 – 4; 4 -8; 8 -18)
 Máy phân tích phổ của các hãng R&S, Agilent,...
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
10


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Các anten thu đo nằm trong dải tần từ 9KHz đến 40GHz
 Hệ thống xe kiểm soát bán cố định R&S
 Các thiết bị phụ kiện: fider, conector, bộ suy hao, tải giả......
2.4.2 Anten thu đo
Mục tiêu của anten là thu lấy các tín hiệu từ môi trường với mức lớn nhất
có thể, đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Các chỉ tiêu cụ thể của
anten kiểm soát sẽ được xác định chủ yếu bởi các ứng dụng riêng. Để đạt được
kết quả tốt nhất thì phân cực anten phải phù hợp với phân cực của dạng sóng
thu, trở kháng đường truyền và đầu vào của máy thu để đảm bảo truyền tối đa
công suất. Các anten bán định hướng có thể dùng kiểm soát nói chung, xác định
phổ tần. Để quan sát tín hiệu riêng có thể dùng anten định hướng nhằm thu được
mức tín hiệu lớn nhất và hạn chế ảnh hưởng của can nhiễu. Cho đến nay chưa có
một loại anten nào có khả năng thu hiệu quả tất cả các loại tín hiệu do đó các
trạm kiểm soát yêu cầu phải có một số các loại anten khác nhau với cấu hình

thích hợp với từng băng tần : VLF, LF, MF,HF,V/UHF, SHF...
Với tần số dưới 30 MHz, khuyến nghị dùng anten cần phân cực đứng hoặc
anten dây, có chiều cao tổng thể không lớn hơn 0,1 λ , tại tần sế cần đo, có sử
dụng mặt phản xạ.
Trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyển nghị dùng anten lưỡng
cực (dipole) dải rộng hoặc anten có hướng. Anten phải có độ cao phù hợp (vd:
10m) và hướng anten phù hợp với góc tới và phân cực của tín hiệu cần thu. Nếu
đo trong một dải tần rộng khuyến nghị dùng anten loga chu kì.
Với tần số trên 1 GHz, độ lợi anten trở thành thông số quan trọng do độ mở
hiệu dụng nhỏ và suy hao ống dẫn sóng và phiđơ cao. Vì vậy khuyến nghị dùng
anten Horn hoặc anten loga chu kỳ nằm trong mặt phản xạ của parabol hoặc bộ
phân thu tín hiệu độ mở lớn. Anten có độ lợi cao cũng cần điều chình để thu
được phảt xạ mong muốn nhất.
2.4.3 Máy phân tích phổ

Hình 2.1 Hình ảnh máy phân tích phổ
Máy phân tích phổ là thiết bị thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số:
phát hiện và phân tích tất cả các loại tín hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thông tin
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
11


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vô tuyến, các hài, các sản phẩm xuyên điều chế, đo đạc các tín hiệu có biên độ
thấp bị che lấp bởi nhiễu. Thiết bị được dùng đối với tần số thấp, tần số sóng
mang, băng tần cơ bản, tần số trung tần, vi ba, vệ tinh.
Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau:

- Đo phổ
- Đo băng thông (phương pháp X dB, β % ), đo công suất kênh lân cận, đo
tín hiệu hài...
- Chức năng hiện giá trị max/min
- Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận
- Lưu trữ các giá trị đo
- Các khả năng trên cho phép mảy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín
hiệu theo tần số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường
thông tin viba, radar, thiết bị viễn thông, hệ thống CATV, thiết bị phát
thanh, thông tin di động, kiểm tra các thiết bị, khảo sát tín hiệu.
2.4.4 Máy đo tổng hợp
Máy đo tổng hợp là một thiết bị VTĐ có các chức năng sau:
- Đo và kiểm tra các tham số máy phát ở các phương thức điều chế khác
nhau: AM, FM, SSB
- Đo và kiểm tra các tham số máy thu ở các phương thức điều chế khác
nhau: AM, FM, SSB
- Phân tích phổ
- Hiển thị dạng sóng
Các tham số chính ở các chế độ đo là:
- Méo âm tần
- Độ nhạy của tần số âm tàn
- Công suất đầu ra âm tàn
- Xác định tần số sóng mang của các đài lạ
- Độ lệch tần số
- Đo đầu ra của hài, phát xạ giả
- Độ nhạy ngưỡng
- Độ nhạy đầu ra tai nghe
- Công suất ra
Ngoài ra còn có các tham số phụ thuộc vào chế độ đo như: độ lệch tần số (đo
chế độ FM), đo độ sâu điều chế, hiển thị đường bao AM (đo chế độ AM),...


Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
12


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.4.5 Máy định hướng cầm tay
Chức năng của máy định hướng cầm tay là xác định hướng của các nguồn
phát xạ trong phạm vi gần để định vị các nguồn phát xạ đó. Hướng của đài phát
được quan sát trên màn hình hiển thị. Sau khi biết được khu vực của các nguồn
phát xạ này bằng các thiết bị định hướng tầm xa khác (xe định hướng, trạm cố
định), sử dụng thiết bị định hướng cầm tay để xác định chính xác vị trí của các
đài lạ, nguồn gây nhiễu... Thiết bị này chủ yếu được dùng khi cần khảo sát trên
địa hình phức tạp.

Hình 2.2 hình ảnh máy định hướng cầm tay
2.4.6 Xe kiểm soát lưu động R&S

a)

b)

Hình 2.3a Hình ảnh xe kiểm soát lưu động R&S trên công ty
Hình 2.3b Phối cảnh các thiết bị trên xe

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
13



Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Sơ đồ hệ thống

Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống của Xe kiểm soát lưu động R&S
Xe kiểm soát lưu động R&S dùng để hỗ trợ định vị nguồn phát xạ, đo các
thông số kỹ thuật và thực hiện việc Kiểm soát trên địa bàn các vùng mà trạm
kiểm soát cố định không thu được như miền núi, vùng sâu, vùng xa…
 Các bộ phần chính của xe bao gồm:
 Anten ADD 295:

Hình 2.5 Hình ảnh của Anten ADD 295
Đây là anten hoạt động ở 2 chế độ tích cực và thụ động. Khi ở chế độ tích
cực, nó có khả năng định hướng và khuếch đại tín hiệu nhỏ nhưng có nhược
điểm là dễ gây méo máy thu. Khi tắt nguồn nuôi thì nó sẽ chuyển thành chế độ
thụ động. Cấu tạo hệ thống anten gồm 9 chấn tử anten được thiết kế lắp đặt theo
hình tròn, phân cực đứng ( trong đó 8 chấn tử vừa có chế độ tích cực vừa có chế
độ thụ động và 1 chấn tử ở chế độ tích cực).

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
14


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


 Anten ADC 2300:

Hình 2.6 Hình ảnh của Anten ADC 2300
Anten ADC2300 là loại Anten thụ động không có nguồn nuôi. Có cấu tạo
gồm 4 chấn tử Anten được phân cực ngang.
 Máy thu đo, định hướng DDF255:

Hình 2.7 Máy thu đo, định hướng DDF255
Máy thu đo, định hướng DDF255 là lõi trung tâm của hệ thống xe kiểm
soát lưu động với 3 chức năng chính là thu đo, định hướng và đánh giá tín hiệu.
 Các hệ thông khác: nguồn, pin dự trữ...

Hình 2.8 Phía sau của Máy thu đo, đình hướng DDF255
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
15


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đây là hệ thống cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống hoạt động và sử
dụng qua mạng LAN kết nối với laptop điều khiển các phần mềm hỗ trợ.
 Hệ thống Anten – fider
Hệ thống anten sử dụng phải phù hợp với từng hoàn cảnh và yêu cầu sử
dụng. Mỗi anten có 1 dải tần số xác định vì vậy phải lựa chọn sao cho phù hợp
đảm bảo sự chính xác của phép đo.
Hệ thống fider cần đảm bảo được độ suy hao ít.
 La bàn và GPS

Máy tọa độ GPS có chức năng xác định kinh độ và vĩ độ của xe kiểm soát.
2.4.7 Bộ lưu điện UPS
UPS giúp lưu trữ nguồn dự phòng hiệu quả Bộ lưu điện UPS
(Uninterruptible Power Supply) là thiết bị lưu trữ nguồn dự phòng hiệu quả
trong một khoảng thời gian khi gặp sự cố nguồn như hạ áp, tăng áp đột ngột, cắt
điện…
Những bộ lưu điện cho máy tính thông thường có công suất từ 500 đến
1.100 VA với thời gian lưu trữ điện dự kiến 3-30 phút. Với khoảng thời gian này,
người sử dụng có thể lưu trữ tài liệu, đóng các chương trình đang sử dụng và tắt
máy an toàn. Bộ lưu điện Back-UPS RS 1100 của APC công suất 1100 VA cho
phép tải tối đa lên tới 660 W, với khoảng thời gian duy trì điện năng sau khi mất
nguồn điện là 15 phút nếu tải một nửa (tương đương 330 W).

Hình 2.8 Bộ lưu điện UPS
Bộ lưu điện hữu hiệu được tích hợp thêm công nghệ điều chỉnh điện áp tự
động (AVR). AVR cho phép chuyển ngay từ sử dụng nguồn sang pin tức thời khi
nguồn gặp sự cố. Điều này giúp bảo vệ tài liệu, các chương trình đang hoạt động
Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
16


Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

được liên tục. Ngoài ra, khả năng điều chỉnh điện áp cao và điện áp thấp đến
một mức độ an toàn nhất của AVR cho phép giảm thiểu việc sử dụng ắc quy khi
có sự dao động điện áp đầu vào. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng để đáp ứng
tốt trong thời gian nguồn điện lưới bị mất. Với thời gian lưu trữ dài hơn, có thể
làm việc lâu hơn hoặc lưu trữ tài liệu an toàn trước khi tắt máy.

Để tránh tình trạng tụt áp hay quá áp bất thường trong suốt một thời gian
dài; quá tải khi người sử dụng không có bên máy, bộ lưu điện phải có thêm chức
năng khởi động lại bằng tay. Khi gặp tình trạng quá tải, sản phẩm sẽ tự động
ngưng hoạt động giúp các thiết bị ngoại vi không bị ảnh hưởng xấu– nhiệm vụ
giống chiếc cầu chì truyền thống. Chức năng này khiến máy tính tránh được tình
trạng đoản mạch. Do đó, hệ thống máy tính đã được tự động bảo vệ an toàn dù
người sử dụng không có mặt ở đó.

Hình 2.9 Bộ lưu điện Back-UPS RS 650 hay RS 1100 của APC
Với người sử dụng không thường xuyên ngồi bên màn hình, bộ lưu điện
Back-UPS RS 650 hay RS 1100 của APC còn có khả năng tự động tắt nguồn khi
nguồn điện bị ngắt. Máy tính không được sử dụng và lưu trữ điện giảm xuống
còn 40%. Mọi tài liệu đang tải, đang mở sẽ được lưu trữ tự động. Điều này đảm
bảo mọi dữ liệu an toàn đến khi có điện. Để khởi động lại, chỉ cần nhấn nút khởi
động lại phía sau máy (Reset Button).
Bộ lưu điện có giá bán dao động từ 800.000 đồng cho Back-UPS RS 500
(công suất 500 VA) đến 2.600.000 đồng (công suất 1100 VA) cho Back-UPS RS
1100 (giá tham khảo trên thị trường, chưa có VAT).

Nguyễn Văn Cảo – CCVT06B
17


×