Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG Truyền thông thủy văn đt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.75 KB, 26 trang )

VN có những loại thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng nào ?
Hãy cho biết cách phân loại các thiên tai có nguồn gốc khí tượng ?
Nêu những ảnh hưởng và tác dộng của TTKT ?
Hãy cho biết những nguyên nhân chính hình thành TTKT ?
Trình bày về các thiên tai có nguồn gốc từ biển và tác động của chúng ?
Trình bày những khái niệm cơ bản về mưa lớn . các TTKT quy mô nhỏ
và tác động của chúng ?
7) Trình bày nguồn gốc về nắng nóng , hạn hán và tác hại của chúng ?
8) Kể một vài thiên tai ở địa phương trong đó do con người góp phần quan
trọng ?
9) VN có những loại thiên tai có nguồn gốc thủy văn nào ?
10) Lũ lụt là gì , nêu những đặc trưng cơ bản và ảnh hưởng của lũ lụt .?
11) Nếu những nét chung về lũ lụt ở các vùng của VN
12) Lũ quét , các dạng lũ quét chính thường gặp ở VN
13) Thiệt hại và những khó khan do lũ quét gây ra ?
14) Các biện pháp phòng tránh lũ quét ?
15) Vai trò và mục đích của công tác tuyên truyền KTTV ?
16) Những nội dung cơ bản của tuyên truyền KTTV ?
17) Yêu cầu của công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và sử dụng thông
tin KTTV tới cộng đồng ?
18) Các nội dung của công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và sử dụng
thông tin KTTV tới cộng động
19) Hình thức của cộng tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và sử dụng thông
tin KTTV tới cộng đồng ?
20) Trình bày về WMO và tổ chức của WMO ?
21) Các chương trình hoạt động chủ yếu của WMO là gì
22) Trình bày về các nhiệm vụ chính của WMO?
23) Hãy cho biết về tổ chức của trung tâm KTTV quốc gia ?
24) Trình bày về tổ chức ,chức năng và nhiệm vụ của Đài KTTV khu vực nơi
anh chị công tác
25) Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH)


26) Những biểu hiện chính của BĐKH
27) Tác động của BĐKH Việt Nam ntn ?
28) Biểu hiện của khí hậu thông qua nhiệt độ , mưa, mực nước biển dâng
29) Những biểu hiện khí hậu ở VN
30) Nước biển dâng , nguyên nhân , hậu quả ?
31) Các dạng thiên tai do BĐKH gây ra ?
32) Các định hướng đối phó BĐKH
33) Ở nơi anh chị làm việc ? BĐKH biểu hiện qua các yếu tố hiện tượng ntn?
1)
2)
3)
4)
5)
6)


Những khái niệm cơ bản của truyền thông ?
Định nghĩa , vai trò và nội dụng của truyền thông ?
Thông điệp truyền thông
, nguyên tác xây dựng ,các dạng thông điệp
truyền thông ?
37) Phương thức và tiếp cận truyền thông ?
38) Các bước chuẩn bị ,lập kế hoạch truyền thông
39) Nội dung truyền thông
40) Nội dung triển khai kế hoạch truyền thông ?
41) Đặc điểm , mục đích ,yêu cầu truyền thông KT-TV
42) Những nội dung chủ yếu về thông điệp truyền thông KT-TV
43) Mục tiêu và các bước tiếp cận cơ bản về kỹ năng , tổ chức hoạt động
truyền thông
44) Cấu trúc cơ bản của truyền thông

45) Xây dựng đề cương truyền thông về KT-TV nơi bạn đang sống
34)
35)
36)

Trả lời
1. VN có những loại thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng nào ?
Bão và áp thấp nhiệt đới
Lốc sét và mưa đá
Mưa lớn
Nắng nóng
Hạn hán
Rét hại, sương muối
Sương mù
Gió mạnh trên biển
2. Hãy cho biết cách phân loại các thiên tai có nguồn gốc khí tượng ?
Phân loại về thiên tai khí tượng: TTKT xảy ra hết sức đa dạng
• Loại TTKT xảy ra thường xuyên hàng năm, theo mùa như bão, ATNĐ, gió
mùa mạnh, nắng nóng khô hạn gay gắt, rét đậm, rét hại, sương mù nặng,
mưa lớn…






Loại TTKT xảy ra mang tính cực đoan, mang tính lịch sử với tần suất rất
nhỏ (các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan).
Loại TTKT xảy ra với quy mô rộng mang tính hệ thống và có khả năng
giám sát được như bão, không khí lạnh, mưa lớn diện rộng…

Loại thiên tai xảy ra quy mô rất hẹp, bất ngờ, khó kiểm soát như dông sét,
tố, lốc vòi rồng, mưa đá…

3. Nêu những ảnh hưởng và tác động của TTKT ?
TTKT ảnh hưởng trực tiếp trước mắt như bão, ATNĐ, tố lốc…
TTKT ảnh hưởng mang tính lâu dài như biến đổi khí hậu
TTKT thường gây ra những thiên tai khác như thiên tai thủy văn, thiên tai
do suy thoái môi trường, thiên tai địa vật lý…
Mức độ tác động và ảnh hưởng khác nhau




4. Hãy cho biết những nguyên nhân chính hình thành TTKT ?







Dotác động của một hay nhiều hệ thống thời tiết nguy hiểm như bão, ATNĐ,
Gió mùa, các nhiễu động trong khí quyển nhiệt đới như dải hội tụ nhiệt đới,
dòng xiết không khí ở lớp trên cao khí quyển…
Do sự tương tác tranh chấp giữa các khối không khí có nguồn gốc và bản
chất khác nhau như khối không khí lạnh với khối không khí nóng, khối
không khí lục địa với khối không khí đại dương.
Tác động của địa hình: đồi núi, đường bờ biển,…
Tác động con người tới môi trường sinh thái, phát triển kinh tế không kiểm
soát…


5. Trình bày về các thiên tai có nguồn gốc từ biển và tác động của chúng ?
- Nước biển dâng
- Sóng thần
- Vòi rồng
- Bão
Tác động: bão thường tạo nên sóng và làm cho đường bờ biển hạ thấp đi
một cách nhanh chóng. Do vậy, nước biển dâng do bão gây ra xâm nhập mặn
sâu hơn vào đất liền. Bão gây ra những thiệt hại to lớn cho ngư dân đánh bắt cá


trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thủy sản, tàn phá hệ thống đê ngăn chặn
mặn, đưa nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng và các khu dân cư ven biển. Gió
mạnh của vòi rồng còn gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây trái và mùa màng.
6. Trình bày những khái niệm cơ bản về mưa lớn. Các TTKT quy mô nhỏ và
tác động của chúng ?
K/n:
+ Mưa lớn là mưa cấp từ mưa vừa - mưa to trở lên, lượng mưa từ 16mm 50/24h trở lên và trên diện rộng một vùng hay một miền.
+ Mưa lớn là hiện tượng cực đoan do nhiễu động khí quyển như: bão, áp
thấp nhiệt đới, dải hội tụ gió, đường đứt... Đặc biệt nguy hiểm, khi có sự kết hợp
tác động, gây ra mưa lớn dài ngày trên diện rất rộng.
+ Mưa lớn là loại thời tiết đặc biệt nguy hiểm gây ra: lũ lớn, lũ quét, sạt lở
đất, ngập lụt... làm thiệt hại nghiêm trọng đời sống, KT-XH và con người.
TTKT quy mô nhỏ:
- Dông sét
- Tố
- Lốc
- Vòi rồng
- Mưa đá
Tác động:


7. Trình bày nguồn gốc về nắng nóng , hạn hán và tác hại của chúng ?
- Nắng nóng: NN xảy ra trong trường hợp ít mây, độ ẩm không khí khá thấp
(dưới 50%) được gọi là hiện tượng khô nóng và khi xảy ra trong điều kiện
nhiều mây, độ ẩm không khí tương đối cao gây oi bức, khó chịu.

- Hạn hán:


Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên
nhân chính:
Nguyên nhân khách quan
Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc
nhất thời thiếu hụt. - Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian
dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và
bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt
mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu
khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.
Nguyên nhân chủ quan
Do con người gây ra:
- Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt
nguồn nước;
- Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước
(như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn
nước;
- Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm
cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước
lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố
trí xây dựng công trình lớn...
Tác hại:



Hạn hán tác động lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức
khoẻ con người:



Là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh do xung đột
nguồn nước.
Huỷ hoại thực vật, động vật, quần cư hoang dã, môi trường.
Giảm chất lượng không khí, nước, cháy rừng, xói lở đất. Các tác động
này có thể kéo dài và không khôi phục được.
Tác động đến kinh tế xã hội: giảm năng suất, diện tích, sản lượng lương
thực và cây trồng khác; giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi; giảm sản
lượng thuỷ điện. Tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Gây ra những xung đột về nguồn nước








8. Kể một vài thiên tai ở địa phương trong đó do con người góp phần quan trọng ?
Tự bịa
9. VN có những loại thiên tai có nguồn gốc thủy văn nào ?
- Lũ lụt
- Lũ quét
- Xâm nhập mặn

10. Lũ lụt là gì , nêu những đặc trưng cơ bản và ảnh hưởng của lũ lụt .?
- Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình
thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các
vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.
Đặc trưng cơ bản của lũ lụt

Trận lũ (hay con lũ) là do một trận mưa trên lưu vực gây ra, song cũng có
thể là do vỡ đê, vỡ đập,... làm cho mực nước trong sông dâng cao dần cho
tới khi đạt tới cao nhất (đỉnh lũ), sau đó mực nước hạ thấp dần cho đến khi
xấp xỉ bằng mực nước khi bắt đầu dâng cao.
1) Lũ đơn là trận lũ chỉ có một đỉnh cao nhất do một trận mưa trên lưu vực
sinh ra.
2) Lũ kép là trận lũ có nhiều đỉnh, thường hai, ba đỉnh, do hai hay nhiều
trận mưa liên tiếp sinh ra.
3) Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông tính từ một độ cao chuẩn
quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu), được biểu thị bằng ký hiệu
H và đơn vị là cm (centimét) hoặc m (mét).
4) Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một
3
đơn vị thời gian (1 giây), được biểu thị bằng ký hiệu Q và đơn vị là m /s
hoặc l/s.
5) Chân lũ lên là lũ bắt đầu lên (mực nước bắt đầu dâng cao (Hcl) hay lưu
lượng nước bắt đầu tăng lên)


6) Đỉnh lũ là mực nước hay lưu lượng nước cao nhất trong một trận lũ.
7) Chân lũ xuống là lũ rút xuống thấp nhất, xấp xỉ bằng lúc bắt đầu lũ lên
8) Thời gian lũ lênlà khoảng thời gian từ chân lũ lên đến đỉnh lũ (tl).
9) Thời gian lũ xuống là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến chân lũ xuống
(tx).

10) Thời gian trận lũ là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến chân lũ xuống:
t = tl + tx
11) Cường suất lũlà sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời gian,
thường lấy đơn vị là cm/h (cm/giờ) hoặc m/24 giờ. Cường suất lũ trên các
sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, có
thể 10 - 20cm/h.
Ảnh hưởng:


Phá hủy vật chất: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các
công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà
cửa,...



Thương vong: người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn do
ngập nước gây ra



Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: nước bị
ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường
phố, nhà, khu vực các vòi nước công cộng,... Gây khan hiếm nước uống và
nhiều tình trạng khác.



Bệnh cho người và động vật: do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa
vào nước để phán tán. Trong điều kiện ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh và lây
lan, bởi đa số dịch bệnh đều truyền qua đường nước nhanh hơn là qua không

khí, chẳng hạn dịch tả.



Thiệt hại trong nông nghiệp: gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể làm
giảm năng suất, là nguyên nhân gây ra mất mùa, gây khan hiếm lương thực.
Nhiều loài thực vật không có khả năng chịu úng bị chết.




Gây khó khăn cho nền kinh tế: giảm "tức thời" các hoạt động du lịch, chi phí
cho tái xây dựng, đồng thời đẩy mạnh việc tăng giá các mặt hàng lương thực
thực phẩm,...

11. Nếu những nét chung về lũ lụt ở các vùng của VN
ĐB và trung du Bắc Bộ: chịu tác động chủ yếu của lũ, úng, nước biển dâng. Hệ
thống đê sông, đê biển và nhiều công trình phòng lũ khác (hồ chứa, công trình
phân lũ, chậm lũ,...) đã và đang bảo vệ cho đồng bằng ngày một an toàn hơn.
Miền Trung luôn đối mặt trực tiếp với lũ lụt sau đó là bão và nước biển dâng. Tại
đây, lũ lụt lớn thường đi ngay sau mưa lớn, bão, ATNĐ, xảy ra liên tiếp và trên
diện rộng, bao trùm một số tỉnh hoặc hầu như trên toàn miền. Lũ tập trung rất
nhanh về hạ lưu vốn là vùng trũng, thấp, thoát lũ kém, gây lụt nhiều ngày. Lũ các
sông MTrung thuộc loại lũ quét: ác liệt, lên nhanh, xuống nhanh, diễn ra trong thời
gian ngắn. Thủy triều và nước biển dâng cũng tác động đến gia tăng tình hình ngập
lụt ở MTrung.
Vùng Tây Nguyên thường chịu tác động của lũ quét và lũ lớn trên các sông. Sự
phát triển kinh tế xã hội một cách mạnh mẽ làm lũ quét xảy ra thường xuyên hơn
và phổ biến hơn, gây thiệt hại lớn hơn.
Cùng với lũ quét, lũ lớn trên các sông chính có thể làm ngập các vùng trũng ven

sông,các thị trấn, thị xã, gây ngập lụt một vài ngày, thậm chí ngập lụt nhiều ngày.
Lũ lụt ĐBSCL: hàng năm gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Những năm lũ lụt
lớn gần đây đã xảy ra vào 2000, 2001. Lụt kéo dài 3-5 tháng trên diện rộng chiếm
khoảng 2/3 đồng bằng. Phương châm “chung sống với lũ lụt” một cách tích cực,
chủ động đã và đang thực thi hàng loạt biện pháp công trình và phi công trình một
cách đồng bộ để giảm dần thiệt hại, phát huy mặt lợi của lũ lụt.
12. Lũ quét, các dạng lũ quét chính thường gặp ở VN

K/n:

Lũ quét là loại lũ lên nhanh, xuống nhanh, dòng chảy xiết, cuốn theo mọi
vật cản trên đường đi. Lũ quét thường có nhiều bùn cát, đá, cây cối, nhà cửa và có
sức tàn phá, vùi lấp lớn.
Lũ quét thường xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi vừa và nhỏ.


Các dạng lũ quét chính ở VN:
1)
Lũ quét sườn dốc:sinh ra trên sườn dốc 20-35% của các khu vực nhỏ. Lũ xảy
ra do mưa to, có tốc độ lớn, thời gian ngắn, quét mọi thứ trên đườngđi.
2a) Lũ bùnđất(lũ quét + trượt, sạt lở đất): mang theo nhiều bùn đất, có sức tàn
phá khủng khiếp.
2b) Lũ bùn đá(lũ quét + trượt, sạt lở đá): mang theo nhiều bùn đá, có sức tàn
phá khủng khiếp
3) Lũ quétnghẽn dòng:Do vỡ các đập tạm thờingăn dòng sông, suối do cây cối,
rác, bùn cát gây ra (Tự nhiên và con người).
4) Lũ quét do vỡ đập đê, hồ chứa…
13. Thiệt hại và những khó khan do lũ quét gây ra?
-


Lũ quét là một thiên tai có tính cục bộ, diễn biến nhanh,
mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một
diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông.
- Thiệt hại lớn nhất là tính mạng con người.

-

- Gây hậu quả xấu kéo dài, nhất là đối với sản xuất nông
nghiệp, công trình thuỷ lợi, làm mất ổn định xã hội ở một
bộ phận xã hội thuộc vùng sâu vùng xa - nơi địa bàn thuộc
diện Nhà nước đang có chính sách ưu tiên chăm lo cải
thiện đời sống cho đồng bào.
Tính khốc liệt do lũ quét gây ra đã gây nên những tác động
mạnh về tâm lý khiếp sợ cho nhân dân địa phương.
- Khó cảnh báo, dự báo trước.

14. Các biện pháp phòng tránh lũ quét ?
- Chủ động theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền qua
đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Thực hiện chế độ tuần tra canh gác đê theo cấp báo động theo sự phân công
của chính quyền địa phương.
- Tranh thủ thu hoạch hoa màu trên bãi sông.
- Sẵn sàng đóng góp vật tư, vật liệu được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công
của chính quyền để hộ đê, phòng chống lụt bão khi có yêu cầu.


- Có trách nhiệm đảm bảo an toàn về người và phương tiện, tuân thủ các quy
định về điều kiện an toàn đối với hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc.
Chủ động dừng hoạt động trên sông khi thấy không an toàn.
- Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm.

- Đối với nhân dân vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng nguy cơ sạt lở mạnh,
cần chuẩn bị hoặc chủ động sơ tán để bảo đảm an toàn.
- Kiểm tra thiết bị điện trong nhà, di dời các hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi
nơi có nguy cơ bị ngập; không ra vớt củi trên sông.
- Báo cáo với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy những sự cố hư
hỏng đê, kè, cống…
15. Vai trò và mục đích của công tác tuyên truyền KTTV ?
Mụcđíchcủa TT về KTTV là truyền đạt và thu hút mọi người tham gia vào
quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết, nhận thức chung về KTTV, để
từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng
chung trong việc giải quyết những vấn đề của KTTV đặ tra.
Vai trò: Làm cho các đối tượng TT thấy rõ thực trạng những hậu quả tác
động tiêu cực của KTTV, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng trong tương
lai, và những giải pháp cần thực hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng,
thông qua việc cung cấp cho họ những cơ sở khoa học và thực tiễn sinh động
về hiện tượng KTTV và những hậu quả tác động của chúng.
Thu hút, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào quá trình
TT, qua đó nâng cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và
hành vi của họ theo hướng ứng phó thích hợp và có hiệu quả với TTKTTV
trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
16. Những nội dung cơ bản của tuyên truyền KTTV ?
a. Thông điệp về nhận thức
1)
2)

Thiên tai KTTV đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
khu vực và địa phương.
Thiên tai KTTV đã và sẽ tác động ngàycàng mạnh đến các điều kiện,
các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống của con người
hiện nay và cả tương lai.



Hoạt động kinh tế - xã hội của con người đã làm cho thiên tai KTTV
đang ngày càng gia tăng.
4) Khẳng định rằng, con người có khả năng ứng phó một cách hiệu quả
với thiên tai KTTV (hiểu biết + biện pháp quảnlý, phòng tránh hiệu
quả của toàn cộng đồng và của từng người).
5) Các giải pháp giảm nhẹ và thí chứng với thiên tai KTTV được lựa
chọn, xác định cho phù hợp với mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương.
b. Thông điệp hành động:
1) Tất cả các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển về kinh tế, xã
hội, môi trường đều phải xem xét đến hậu quả tác động của KTTV ở
địa phương.
2) Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Không gây ô nhiễm nguồn nước,
kiểm soát ô nhiễm nước.
3) Công khai hóa quy hoạch phát triển các hồ, đập mới và thay đổi cấu
trúc các công trình thủy lợi cho phù hợpvới điều kiện KTTV.
4) Khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là rừng đầu nguồn.
5) Xóa bỏ tệ du canh, du cư, chặt phá rừng, đốt nương rẫy.
6) Tổ chức các chiến dịch truyền thong theo chủ đề tìm hiểu về KTTV,
thích ứng với BĐKH và các biện pháp phong tránh.
7) Xây dựng CT giáo dục về KTTV trong các trường phổ thông.
3)

17. Yêu cầu của công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và sử
dụng thông tin KTTV tới cộng đồng ?





Nắm được khái niệm, đặc trưng và nguyên tắc tiến hành một số loại hình
truyền thông trực tiếp: tư vấn, giáo dục, vận động.
Biết cách tổ chức, xây dựng nội dung và tiến hành một hoạt động nhóm
trong cộng đồng (họp, tập huấn...)
Nắm được cách trình bày một nội dung trực quan có hiệu quả khi nói chuyện
trước cộng đồng

18. Các nội dung của công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và sử dụng
thông tin KTTV tới cộng đồng





Phổ biến kiến thức về KTTV
Phổ biến văn bản pháp luật, tài liệu kỹ thuật.....
Giới thiệu thông tin về các mô hình tốt và chưa tốt.
Hướng dẫn đối tượng cùng tham gia để tìm ra các giải pháp.





Vận động để đối tượng hiểu và chấp thuận hành động theo hướng giải
pháp được lựa chọn.
Giám sát, đánh giá đối tượng và đề xuất phương thức truyền thong phù
hợp.....

Các nhiệm vụ trên được thực hiện bằng cách sử dụng các loại hình TT phù
hợp, vận dụng tốt các tài liệu TT đã có, tự thiết kế và sản xuất các tài liệu mới tại

địa phương.
19. Hình thức của cộng tác viên tuyên truyền phổ biến kiến thức và sử dụng
thông tin KTTV tới cộng đồng ?
- Biên soạn các tài liệu hướng dẫn, tra cứu; thiết kế áp phích
về công tác KTTV;
- Tập huấn, phổ biến kiến thức, các loại thiên tai KTTV; cách
sử dụng các sản phẩm dự báo KTTV;
- Trang bị kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên ngành KTTV;
- Xây dựng các chuyên mục hỏi-đáp về KTTV trên các báo,
tạp chí, trang web.

20. Trình bày về WMO và tổ chức của WMO ?
*,trình bày về WMO:
- WMO là tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc về KTTV và các khoa học địa
vật lý liên quan.
-

Trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ


-

Chủ tịch: David Grimes (Canada)

-

Tổng thư ký: Michel Jarraud (Pháp).

- WMO lấy ngày 22/3 làm Ngày nước thế giới và 23/3 làm Ngày Khí tượng

thế giới
*,Tổ chức WMO:
-

Đại hội đồng: gồm tất cả các thành viên của tổ chức 4 năm họp một lần tại
trụ sở của WMO (Giơnevơ). Trưởng đoàn là người đứng đầu Cơ quan Khí
tượng - Thuỷ văn quốc gia.

Chức năng của Đại Hội đồng là:


Đề ra các biện pháp chung nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích
của Tổ chức đã đề ra;



Xem xét các khuyến nghị của các nước thành viên về các vấn đề
liên quan đến thẩm quyển của tổ chức;



Xem xét các báo cáo của Hội đồng Chấp hành, quyết định việc
thành lập các Hội khu vực, các Uỷ ban kỹ thuật, các vấn đề về
tài chính, ngân sách và pháp lý v.v; bầu Ban lãnh đạo của Tchức.
- Hội đồng chấp hành: Gồm 36 thành viên trong đó có: Chủ tịch, ba Phó
Chủ tịch, sáu Chủ tịch của sáu khu vực và 26 thành viên. Họp ít nhất 1 lần/
năm, có nhiệm vụ triển khai thực hiện các quyết định của Đại hội đồng.
- Các Hội khu vực: WMO có sáu tổ chức khu vực và được chia
theo vị trí địa lý, cụ thể như sau:
Khu vực 1: châu Phi

Khu vực 2: châu Á
Khu vực 3: Nam Mỹ
Khu vực 4: Bắc và Trung Mỹ
Khu vực 5: Tây Nam Thái Bình Dương


Khu vực 6: châu Âu.
- Các Uỷ ban kỹ thuật: WMO có tám Ủy ban kỹ thuật về khí quyển, hệ
thống cơ bản, khí động học, thuỷ văn, khí hậu, khí tượng biển,…
-

Ban Thư ký: Đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu, nhiệm kỳ 4
năm, và các nhân viên kỹ thuật, hành chính cần thiết để thực hiện các công
việc của tổ chức.
*. Ngân sách hoạt động:



UNDP chiếm 54%;



CNTV cho Chương trình giúp đỡ tự nguyện chiếm 23%;



CNTV cho Quỹ giúp đỡ đặc biệt chiếm 19%;




Đóng góp thường xuyên của CNTV chiếm 4%.

21. Các chương trình hoạt động chủ yếu của WMO là gì ?


Đào tạo về phương pháp quan trắc;



Dự báo bão nhiệt đới;



Nghiên cứu khí hậu thế giới;



Cung cấp dữ liệu dự báo thời tiết khí hậu;



Nghiên cứu quan hệ giữa khí hậu và môi trường;



Nghiên cứu về vật lý, hoá chất trong các đám mây và tác động của
chúng đến sự biến đổi khí hậu;




Áp dụng kỹ thuật tổng hợp trong bảo vệ mùa màng và chống hạn
hán, sa mạc hoá;



Nghiên cứu KH đại dương và tác động đến các hoạt động trên biển;



Sử dụng và khai thác các nguồn nước;



Vai trò điều phối của WMO trên phạm vi toàn cầu.


22. Trình bày về các nhiệm vụ chính của WMO?
1.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trên toàn thế giới trong việc thành lập
mạng lưới trạm, các quan sát KTTV, địa vật lý và thúc đẩy việc thành lập và
duy trì các trung tâm chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ KTTV;

2.

Đẩy mạnh việc thành lập và bảo trì hệ thống trao đổi nhanh các thông tin khí
tượng liên quan;

3.


Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa các quan sát khí tượng và đảm bảo việc xuất bản
thống nhất các số liệu quan sát và thống kê;

4.

Tăng cương hơn nữa các ứng dụng của KT hàng không, vận chuyển, vấn đề
nước, nông nghiệp và các hoạt động của con người;

5.

Đẩy mạnh hoạt động về thuỷ văn và hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa khí
tượng và thủy văn;

6.

Khuyến khích nghiên cứu và đào tạo về KTTV trong việc phối hợp các
nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo tầm cỡ quốc tế.

23.Hãy cho biết về tổ chức của trung tâm KTTV quốc gia ?
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRUNG TÂM KTTV QUỐC GIA

BỘ MÁY GIÚP VIỆC

CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU

GĐỐC

HÀNH MẠNG LƯỚI Đ.


- Văn phòng
- Ban TCCB
- Ban KHTC
- Ban KHCN &
HTQT

TRA CƠ BẢN

CÁC ĐƠN VỊ PHỤC VỤ
.TT Dự báo KTTV TW
.TT Tư liệu KTTV

- Trung tâm Mạng lưới

.TT ƯDCN, BDNV KTTV-MT

KTTV

.Tạp chí KTTV

và môi trường
- Đài Khí tượng cao
không


CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ DỰ BÁO KTTV KHU
VỰC

1. Tây Bắc


2. Việt Bắc

6. TT Bộ

3. Đông Bắc

7. NT Bộ

4. ĐB Bắc Bộ

8. Tây Nguyên

5. BT Bộ

9. Nam Bộ

10.

Liên
Đoàn
KS
24.
Trình
bày
vềKTTV
tổ chức ,chức năng và nhiệm vụ của Đài KTTV khu vực nơi
anh chị công tác

25.nguyên nhân gây BĐKH?

Các hoạt động kinh tế-xã hội trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,
giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, sinh hoạt, đặc biệt là sử
dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (xăng dầu, khí đốt, than đá…), mất và
suy thoái rừng, sản xuất nông nghiệp đã gia tăng nhanh chóng lượng phát
thải KNK trong bầu khí quyển, làm Trái đất nóng lên (BĐKH). Các nước
công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển mạnh có lượng phát thải
KNK lớn và là nguyên nhân chính gây ra BĐKH.
26.Những biểu hiện chính của BĐKH?
- Nhiệt độ trung bình và độ bất thường của thời tiết, khí hậu tăng;
- Lượng mưa thay đổi;
- Nước biển dãn nở và băng ở các Cực Trái đất, các đỉnh núi cao tan do nhiệt độ tăng,
làm nước biển dâng;
- Các dạng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) gia tăng về tần suất, cường độ và độ bất
thường.

27.Tác động của BĐKH Việt Nam ntn?
1. VN là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biên
dâng (NBD), trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị nặng nhất.
2. Hậu quả của BĐKH đối với VN là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và phát
triển bền vững của đất nước.


3 Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ
nhất của BĐKH: Tài nguyên nước, Nông nghiệp và An ninh lương thực, Sức khoẻ;
Vùng đồng bằng và dải ven biển.
28.Biểu hiện của khí hậu thông qua nhiệt độ , mưa, mực nước biển dâng?
Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.5 - 0.7oC



Lượng mưa giảm vào mùa khô (VII, VIII);



Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa (IX đến XI);



Số ngày nắng nóng trong thập kỷ 1991 - 2000 nhiều hơn, nhất là ở Trung Bộ và
Nam Bộ;



Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật là các đợt mưa tháng
11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008.
Mực nc biển dâng :tan bang,dãn nở nhiệt…

29.Những biểu hiện BĐ khí hậu ở VN?
a) Nhiệt độ
Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.5 - 0.7oC.
b) Diễn biến về lượng mưa
c) Đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển
vào các tháng cuối năm
d) Yếu tố khác


Lượng mưa giảm vào mùa khô (VII, VIII);

.


Nắng nóng



Lũ đặc biệt lớn xãy ra thường xuyên hơn;



Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực



Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa (IX đến XI);



BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày
càng ác liệt.


31.Các dạng thiên tai do BĐKH gây ra: ( lũ lụt,hạn hán, lũ quét,…)
32.Các định hướng đối phó BĐKH?


Đối phó phó với biến đổi khí hậu không chỉ một vài quốc gia mà là nhiệm vụ của
toàn thể nhân loại



Nghiên cứu nguyên nhân gây biến đổi khí hâu, xác định vai trò của con người để

có biện pháp ngăn chặn tích cực



Xây dựng các kịch bản biến đổi khí hâu cho từng nước, từng vùng miền, từng yếu
tố trong các điều kiện khác nhau để có biện pháp thích ứng đặc biệt đối với môi
trường



Đối phó biến đổi khí hậu mang tính chiến lược lâu dài



Tuyên truyền sâu rộng nâng cao ý thức cộng đồng quá trình biến đổi khí hậu để có
biện pháp đối phó tích cực và thích hợp



Trước mắt phải chủ động phòng chống, phòng tránh thiên tai nhằm giảm thiểu
thiệt hai

34,35.khái niệm cơ bản của truyền thông:TT là một quá trình trong đó người
làm công tác TT (tuyên truyền viên) truyền đạt các thông tin (thông điệp TT) tới
người nhận thông tin (đối tượng TT) nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận,
hình thức và phương tiện khác nhau
*,Vai trò:



TT là một hoạt động được hình thành một cách tự nhiên trong xã hội loài
người do nhu cầu của đời sống xã hội và là một phần không thể thiếu, đồng
thời không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.



Mọi hoạt động TT đều có mục đích cụ thể. Vì vậy TT đóng vai trò quan
trọng, là một công cụ để thực hiện các mục đích của một chủ thể (tổ chức và
cá nhân), được cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án, cuộc vận động, v.v..



TT có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sự tranh luận, thảo luận
rộng rãi giữa các đối tượng được tiếp nhận thông tin, thông điệp TT với các
chủ thể TT và giữa các đối tượng với nhau, do đó, nó có tác động tích cực
trong việc thực hiện sự phản biện và giám định xã hội đối với một chủ
trương, đường lối, chính sách hay một chương trình, dự án...




TT còn có các vai trò khác, đó là:

1.

Giáo dục nâng cao kiến thức, dân trí.

2.

Vận động thi hành các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, chương

trình, dự án.

3.

Tư vấn, giúp quần chúng trong việc tự xây dựng và thực hiện một chương
trình, kế hoạch, dự án hay một phong trào, quy ước v.v...
Từ những vai trò nêu trên, TT góp phần tăng cường sự thống nhất và đoàn
kết trong xã hội.
*,Nội Dung:



Nội dung TT thường được tập trung vào một chủ đề hoặc một số chủ đề cụ
thể nhất định tùy theo yêu cầu.



Cũng có thể đưa ra một chủ đề chính, chung quanh chủ đề chính là một số
chủ đề phụ, cụ thể hơn. Thí dụ: Chủ đề chính là TTKT. Nội dung chủ đề này
rất rộng, chẳng hạn: TTKT toàn cầu, TTKT ở Việt Nam, nguyên nhân của
TTKT hiện nay, hậu quả tác động của TTKT, các giải pháp giảm nhẹ và
thích ứng với TTKT v.v…



Yêu cầu đối với một nội dung TT là cụ thể, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ
nhớ.
Nội dung TT thường được thể hiện thông qua hình thức Thông điệp TT.

36.Thông điệp truyền thông , nguyên tác xây dựng ,các dạng thông điệp

truyền thong?
Thông điệp TT được tạo ra bởi tổ chức, cá nhân làm công tác TT, trong đó chứa đựng các
thông tin cần truyền đến các đối tượng.


Nguyên tắc xây dựng các thông điệp TT là:



Đúng với chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của nhà nước.



Sát với chủ đề của nội dung TT, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra.



Phù hợp với đối tượng TT.



Phù hợp với thời điểm yêu cầu (đáp ứng tính thời sự của vấn đề).

Tránh mâu thuẫn với phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục của địa phương, dân tộc




Các dạng thông điệp TT:


+ Lời văn (tài liệu, bài báo, tờ rơi...)
+ Tranh, ảnh, pano, áp phích, băng rôn, biểu ngữ...
+ Băng hình.
+ Lời nói (thuyết trình)
+ Mô hình.
+ Âm nhạc, bài hát v.v…
-

TT còn là một biện pháp để mở rộng và tăng cường dân chủ trong xã hội, bình
đẳng đối với mọi tầng lớp, từ người dân bình thường đến các nhà hoạch định chính
sách, quản lý nhà nước, cung cấp các dịch vụ...

37.Phương thức và tiếp cận truyền thông
Có 3 phương thức TT thường được sử dụng:
1. Phương thức TT một chiều: Người TT gửi thông điệp TT đến người nhận, không

nhận sự phản hồi. Được dùng để truyền những thông điệp TT có tính khẩn cấp
(Thí dụ: Bão, vỡ đê v.v...) hoặc là những thông tin cần phổ biến (Thí dụ: ngày, giờ,
địa điểm họp, v.v...).
2. Phương thức TT hai chiều: Thông điệp TT được trao đổi giữa người gửi và

người nhận... Người gửi có điều kiện nhận các thông tin phản hồi từ phía người
nhận. Quá trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần. Thường được sử dụng trong
các cuộc thăm dò ý kiến, dư luận xã hội về một chủ trương, một dự án luật v.v...
hoặc về một sản phẩm, một dịch vụ.... cần tham khảo ý kiến rộng rãi nhằm hoàn
thiện trước khi triển khai.
3. 3. Phương thức TT nhiều chiều: Gửi và nhận thông tin đến nhiều người cùng

lúc, đòi hỏi người gửi thông điệp TT cần hiểu biết đối tượng TT trước khi gửi
thông điệp TT. Vì vậy quá trình TT theo phương thức nhiều chiều bao gồm 3

bước:
+

Thu thập thông tin về đối tượng TT.

+

Gửi thông điệp TT tới đối tượng TT.

+

Phản hồi thông tin từ phía đối tượng TT.


Phương thức TT nhiều chiều thường được sử dụng trong các chiến dịch TT
quy mô lớn (Thí dụ: về Chương trình xóa đói giảm nghèo, về phòng chống thiên
tai KTTV, v.v...)
Các hình thức tiếp cận TT:


Tiếp cận cá nhân: gặp gỡ, gửi thư, điện thoại...



Tiếp cận nhóm:

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn.
+ Tổ chức cuộc tham quan, khảo sát,
+ Tổ chức họp nhóm, câu lạc bộ...



Tiếp cận đại chúng:

+ Báo chí, Phát thanh, truyền hình,
+ Tờ rơi, pa nô, áp phích...,
+ Phim, ảnh,


Tiếp cận TT dân gian:

+ Lễ hội,
+ Hội diễn,
+ Các cuộc thi dân gian theo truyền thuyết...
+ Các cuộc biểu diễn lưu động,
+ Xây dựng hương ước v.v...

38.Các bước chuẩn bị ,lập kế hoạch truyền thông


Xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch TT.



Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, thông tin phục vụ lập kế hoạch TT.



Phân tích thông tin, tư liệu.




Xác định mục tiêu TT và những yêu cầu cần đạt.



Lựa chọn (các) chủ đề TT.




Xác định nội dung TT.



Xác định đối tượng TT và các hình thức tiếp cận TT.



Lựa chọn các dạng thông điệp TT.



Xác định thời gian và địa địa điểm TT.

39. Nội dung Kế hoạch truyền thông


Mở đầu - lý giải về yêu cầu TT theo chủ đề lựa chọn.




Mục tiêu, nội dung, đối tượng, các dạng thông điệp và kênh TT của kế hoạch TT
(đã chuẩn bị).



Thời gian, địa điểm triển khai kế hoạch TT.



Xây dựng các thông điệp TT (về nhận thức và về hành động).



Các hoạt động TT: (mô tả chi tiết các hoạt động TT được đưa đến các đối tượng
TT hiệu quả nhất).



Sự tham gia của các bên liên quan vào kế hoạch TT (lập kế hoạch, xây dựng các
thông điệp TT, tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá và phát huy hiệu quả của kế
hoạch TT.



Các nguồn lực để thực hiện kế hoạch TT (nhân lực, phương tiện, tài chính...).

-Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả của kế hoạch TT.

40. Đặc điểm , mục đích ,yêu cầu truyền thông KT-TV

Đặc điểm
1) Các vấn đề KTTV có tác động, ảnh hưởng đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề,

mọi mặt của đời sống xã hội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại
mà cả đến tương lai.
2) Phạm vi tác động, ảnh hưởng của các vấn đề KTTV đến điều kiện tự nhiên và các

hoạt động kinh tế - xã hội thay đổi rất rộng, từ cá nhân, xóm, thôn, bản đến quốc
gia, khu vực và toàn cầu.
3) Những tác động và hậu quả tác động của KTTV gây ra đến các điều kiện tự nhiên

và hoạt động của con người không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra, xác
định, đánh giá được kịp thời, và cũng không chỉ có những hậu quả trước mắt mà
có cả những hậu quả tiềm tàng trong tương lai.


1) Mục đích của TT về KTTV là truyền đạt và thu hút mọi người tham gia vào quá

trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết, nhận thức chung về KTTV, để từ đó
cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong
việc giải quyết những vấn đề của KTTV đặt ra.
2) Yêu cầu của TT về KTTV là:


Làm cho các đối tượng TT thấy rõ thực trạng những hậu quả tác động tiêu cực của
KTTV, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng trong tương lai, và những giải pháp
cần thực hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng, thông qua việc cung cấp cho họ
những cơ sở khoa học và thực tiễn sinh động về hiện tượng KTTV và những hậu
quả tác động của chúng.




Thu hút, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào quá trình TT, qua
đó nâng cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi của
họ theo hướng ứng phó thích hợp và có hiệu quả với TTKTTV trong mọi hoạt
động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống.

41.Những nội dung chủ yếu về thông điệp truyền thông KT-TV
a. Thông điệp về nhận thức
1) Thiên tai KTTV đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu, khu vực và

địa phương.
2) Thiên tai KTTV đã và sẽ tác động ngày càng mạnh đến các điều kiện, các hệ sinh

thái tự nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống của con người hiện nay và cả tương lai.
3) Hoạt động kinh tế - xã hội của con người đã làm cho thiên tai KTTV đang ngày

càng gia tăng.
4) Khẳng định rằng, con người có khả năng ứng phó một cách hiệu quả với thiên tai

KTTV (hiểu biết + biện pháp quản lý, phòng tránh hiệu quả của toàn cộng đồng và
của từng người).
Các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với thiên tai KTTV được lựa chọn, xác định cho
phù hợp với mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương
b. Thông điệp hành động:
1) Tất cả các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển về kinh tế, xã hội, môi

trường đều phải xem xét đến hậu quả tác động của KTTV ở địa phương.
2) Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. không gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát ô


nhiễm nước.


3) Công khai hóa quy hoạch phát triển các hồ, đập mới và thay đổi cấu trúc các công

trình thủy lợi cho phù hợp với điều kiện KTTV.
4) Khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là rừng đầu nguồn.
5) Xóa bỏ tệ du canh, du cư, chặt phá rừng, đốt nương rẫy.
6) Tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chủ đề tìm hiểu về KTTV, thích ứng với

BĐKH và các biện pháp phong tránh.
Xây dựng CT giáo dục về KTTV trong các trường phổ thông

42. Mục tiêu và các bước tiếp cận cơ bản về kỹ năng , tổ chức hoạt động
truyền thông
. Mục tiêu:


Nắm được khái niệm , đặc trưng và nguyên tắc tiến hành một số loại hình
truyền thong trực tiếp: tư vấn, giáo dục, vận động.



Biết cách tổ chức, xây dựng nội dung và tiến hành một hoạt động nhóm
trong cộng đồng (họp, tập huấn...)



Nắm được cách trình bày một nội dung trực quan có hiệu quả khi nói chuyện
trước cộng đồng


.Các bc tiếp cận cơ bản về kỹ năng (side 19)

43.Cấu trúc cơ bản của truyền thông
1. Phần mở đầu:




Giới thiệu lẫn nhau



Giới thiệu mục tiêu, nội dung làm việc



Tạo không khí thoải mái



Bố trí không gian làm việc



Giới thiệu cách làm việc, thời gian.....

2. Hoạt động chính:Có thể là một hoặc một số các hoạt động sau:
 Cung cấp thong tin: khái niệm, hiện trạng, quy định, mô hình....
 Thảo luận: các vấn đề, nguyên nhân, khó khăn và thách thức, quan điểm về giải


pháp, giải pháp, cơ chế, hợp tác.....
 Lựa chọn ưu tiên: vấn đề quan tâm, giải pháp....
 Bổ sung thông tin.
 Định hướng vấn đề.
 Làm thư giãn......

3. Phần kết thúc:
 Tóm tắt và nhấn mạnh các ý chính.
 Tổng hợp các ý kiến.
 Xác định công việc đã đạt được.
 Xác định nhu cầu tiếp theo.
 Duy trì không khí hợp tác....


×