Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nguồn dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 27 trang )

Chuyên đề 2: “Nguồn dược liệu có tiềm năng khai thác
tinh dầu ở Việt Nam”
I. Tiềm năng về khí hậu và thực vật có tinh dầu ở Việt Nam.
1. Tiềm năng về khí hậu ở Việt Nam
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt
Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng:
- Miền Bắc và Bắc Trung Bộ: khí hậu cận nhiệt đới ẩm
- Miền Trung và Nam Trung bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan.
Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển
Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí
hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Như chúng ta đã biết, các loài thực vật có tinh dầu sinh trưởng và phát triển rất
thuận lợi ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng nhiều, mưa nhiều. Do đó điều
kiện khí hậu tại Việt Nam rất phù hợp để phát triển các loài thực vật có tinh dầu.
2. Tiềm năng về thực vật có tinh dầu ở Việt Nam
Có thể thấy rằng, tiềm năng dược liệu khai thác tinh dầu của nước ta hết sức đa
dạng và phong phú. Điều kiện tự nhiên ưu ái cho Việt nam một hệ sinh thái đa
dạng nguồn dược liệu nói chung và nguồn dược liệu chứa tinh dầu nói riêng. Nhờ
đó đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các ngành hoá thực vật, nông dược học, tài
nguyên, công nghệ sinh học tham gia nghiên cứu. Điều này được chứng minh bởi
nhiều loại tinh dầu đã được chiết xuất, tổng hợp từ dược liệu trong nước có chất
lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn và sử dụng nhiều trong dược phẩm, mỹ phẩm. Lợi
ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên tinh dầu trong nước thực sự là lớn lao.
Nằm tại một vị trí tự nhiên hiếm có, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm có
nhiều nét độc đáo và đa dạng, Việt Nam được ưu đãi với hệ thống sinh thái phong
phú, đa dạng về chủng loại các cây dược liệu với hơn 12 nghìn loài thực vật, trong


đó có gần 4 nghìn loài có công dụng làm thuốc được xếp vào loại quý hiếm trên
thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ,


Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú
Theo số liệu thống kê được từ năm 2001, số loài có chứa tinh dầu trong hệ thực vật
nước ta gồm 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8%
tổng số chi, 37,8% tổng số họ). Do vậy Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật
chứa tinh dầu rất tiềm năng.
Do đặc trưng khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau, hệ thực vật ở Việt Nam phân
bố rất phong phú và đa dạng. Trong đó các loài thực vật có tinh dầu phân bố tập
trung theo vị trí địa lý như: Hồi (các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Cao Bằng, …), quế (Yên Bái,…)
II.
Khái niệm, phương pháp chiết xuất, tác dụng của tinh dầu
1. Đại cương
1.1. Khái niệm:
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan
trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường
và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
1.2. Phân loại theo cấu trúc hóa:
- Các dẫn chất của monoterpen: Myrsen, Lymonen, α-pinen, ß-pinen,

-

geraniol, linanol,…
Các dẫn chất của sesquiterpen: Zingiberen, Curcumen,…
Các dẫn chất có nhân thơm: Eugenol, P-cymen, Thymol,…
Các hợp chất có chứa nito và lưu huỳnh: Alicin, mythy isothiocyanat,..
1.3. Tính chất lý hóa:
Thể chất: đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn:

-


camphor, menthol, vanilin,..
Màu sắc: đa số không màu hoặc vang nhạt
Mùi: đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc khó chịu( tinh dầu giun)
Vị: cay, một số có vị ngọt( tinh dầu quế, hồi)
Bay hơi được ở nhiệt độ thường
Độ tan : không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung môi

-

hữu cơ khác.
- Độ sôi: phụ thuộc vào thành phần cấu tạo.
- Năng suất quay cực cao, tả tuyền hoặc hữu tuyền.


- Rất dễ bị oxy hóa, sự oxy hóa thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp hóa, tinh
dầu sẽ chuyển thành chất nhựa.
2. Phương pháp chiết xuất
Có 4 phương pháp được áp dụng để chiết xuất tinh dầu
- Phương pháp cất kéo hơi nước
- Phương pháp chiết xuất bằng dung môi
- Phương pháp ướp
- Phương pháp ép
2.1 Phương pháp cất kéo hơi nước
2.1.1 Nguyên tắc
- Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo
hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp
xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh
dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời
gian nhất định.
- Phương pháp này áp dụng với nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu lớn, tinh dầu

chịu được nhiệt độ cao (vì thời gian chưng cất kéo dài); tinh dầu dễ bay hơi và
khó bị phân hủy.
2.1.2 Quy trình chưng cất
Sơ đồ quy trình:


Trước khi sản xuất cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem
nắp, vòi voi có kín không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó tiến hành
làm vệ sinh thiết bị.
Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn)
gồm: nạp liệu, chưng cất, tháo bả.
* Nạp liệu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị, có thể làm ẩm
nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá trình chưng cất. Việc
nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết
bị hoặc nạp gián tiếp qua một giỏ chứa rồi cho vào thiết bị bằng tời hoặc cẩu.
Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho hơi khó phân phối đều


trong toàn bộ khối nguyên liệu và không được quá lỏng, quá xốp sẽ làm cho hơi dễ
dàng theo những chỗ rỗng đi ra mà không tiếp xúc với toàn khối nguyên liệu.
Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén
nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ. Nạp liệu xong đóng chặt mặt bích nối
thiết bị với nắp, nên vặn chặt theo nguyên tắc đối nhau để nắp nắp khỏi chênh.
* Chưng cất: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị, lúc đầu mở từ
từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ
khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo
hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi.
Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho
nằm trong khoảng 30-400C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu
dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi

tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một
tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá
chưng cất chưa kết thúc.
* Tháo bã: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bã ra, kiểm tra
và châm thêm nước nếu cần thiết (nước châm thường là nước sau khi phân ly tinh
dầu) rồi cất mẻ khác.
Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được
tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm,
nước chưng cho ra bể tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II.
2.2 Phương pháp trích ly
-

Phương pháp này dùng để tách tinh dầu trong các loại hoa (hàm lượng tinh
dầu ít) như hoa hồng, hoa nhài…


-

Có 2 phương pháp trích ly là trích ly bằng dung môi dễ bay hơi và trích ly
bằng dung môi không bay hơi.

2.2.1

Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi

2.2.1.1
-

Nguyên tắc


Dựa vào hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong
mô cây đối với các dung môi hữu cơ.

-

Dung môi: Yếu tố quan trọng cho sự thành công cuả phương pháp này là
phẩm chất và đặc tính của dung môi sử dụng. Do đó, dung môi sử dụng cần
phải đạt những yêu cầu sau:
+ Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong
nguyên liệu.
+ Hòa tan kém các hợp chất khác như: sáp, nhựa dầu,…
+ Không có tác dụng hóa học với tinh dầu
+ Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần
+ Hoàn toàn tinh khiết, không co mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết
bị,...
+ Nhiệt độ sôi thấp
+ Giá thành thấp, dễ tìm kiếm
Dung môi sử dụng tùy vào nguyên liệu như: rượu etylic,aceton, dietyl ether,

ether dầu hỏa, hexan, cloroform,..
2.2.1.2

Quy trình trích ly
Sơ đồ quy trình:


* Chuẩn bị :
- Chọn dung môi phù hợp với nguyên liệu và phương pháp trích ly. Phương pháp
trích ly có thể là tĩnh hay động, trong phương pháp trích ly tĩnh, nguyên liệu được
ngâm trong dung môi trong một thời gian nhất định (cả hai đều không chuyển

động), phương pháp trích ly động thì dung môi hoặc nguyên liệu chuyển động
hoặc cả hai cùng chuyển động.
- Làm sạch dung môi


- Xác định thời gian trích ly cần thiết phù hợp với từng loại nguyên liệu.
* Trích ly:
- Nguyên liệu dùng cho trích ly phải ráo nước. Sau khi cho dung môi và nguyên
liệu vào thiết bị trích ly, đem lọc ta sẽ được mitxen (mitxen là hỗn hợp gồm tinh
dầu và dung môi).
- Đem lắng và lọc mitxen để tách các tạp chất như các mảnh nguyên liệu, nếu
nguyên liệu là hoa thì các tạp chất có thể là nhụy hoa, phấn hoa. Trong trường hợp
mitxen có nước cần phải tách nước, Sau đó, dùng hơi để cất thu hồi lại dung môi.
- Dung môi từ bả trích ly và dung môi ở thiết bị cất thu hồi được đem đi tinh chế
để sử dụng trở lại.
-Mitxen đã tách dung môi xong gọi là cancrêt, cancrêt là một hỗn hợp gồm tinh
dầu, sáp, nhưa thơm và một số tạp chất khác (axit hữu cơ) ở dạng sệt. Để tách sáp
và tạp chất người ta hòa tan cancrêt bằng rượu êtilic sau đó đem làm lạnh ở -15 0C,
sáp và tạp chất sẽ đông đặc lại, sau đó ta lọc để tách.
-Lúc này hỗn hợp chỉ còn lại rượu và tinh dầu, dùng phương pháp cất để tách rượu,
ta thu được tinh dầu tuyệt đối, rượu được đem tinh chế để dùng lại. Sáp là chất
định hương có giá trị trong tinh dầu, nhưng khi có sáp trong tinh dầu, tinh dầu
thường bị đục dođó phải tiến hành tách sáp trong tinh dầu.
2.2.2 Trích ly bằng dung môi không bay hơi
2.2.2.1 Nguyên tắc
- Dựa vào tính chất có thể hòa tan trong chất béo động vật, thực vật của tinh
dầu.
- Dung môi được sử dụng là chất béo động vật hay thực vật như: mỡ lợn, mỡ
bò, mỡ cừu, vaselin, paraffin, dầu oliu,..



2.2.2.2 Quy trình trích ly
Sơ đồ quy trình:

-Nguyên liệu được cho vào các túi vải rồi nhúng vào dung môi, tùy thuộc vào các
loại nguyên liệu mà thời gian ngâm có thể dài hoặc ngắn, thường thì khoảng 48
giờ. Nhiệt độ ngâm nằm trong khoảng 60 ÷ 70C.
-Sau thời gian qui định, các túi được vớt ra và thay thế các túi chứa nguyên liệu
mới vào, thường thì phải thay 25 lần mới có thể bảo hòa được tinh dầu trong dung
môi.


-Bả nguyên liệu sau khi vớt ra còn chứa nhiều dung môi cần phải thu hồi bằng
phương pháp ép hoặc li tâm.
-Nếu dung dung môi là chất béo động vật ta được sáp thơm và dung môi là dầu
thực vật ta được dầu thơm. Dầu thơm và sáp thơm có thể dùng trực tiếp trong công
nghiệp mỹ phẩm như dùng làm son, dầu chải tóc....
-Nếu không dùng trực tiếp dầu thơm và sáp thơm có thể lấy tinh dầu bằng cách
tách bằng rượu êtilic rồi sau đó cất tách rượu.
2.3 Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ thường sử dụng để tách tinh dầu của các loại hoa,
đặc biệt là các loại hoa có khả năng sinh thêm tinh dầu ở dạng khí sau khi thu hái
khỏi cây như hoa nhài, hoa huệ...
- Các chất béo động vật và thực vật ngoài khả năng hòa tan tinh dầu còn có
khả năng hấp phụ tinh dầu lên bề mặt của nó, than và đất hoạt tính cũng có tính
chất này.
- Có 2 phương pháp là hấp phụ tĩnh và hấp phụ động

2.3.1 Hấp phụ tĩnh
* Sơ đồ:



- Để hấp phụ người ta thường dùng các khay bằng gỗ (nếu hấp phụ bằng chất béo
động vật) có kích thước 500 * 500 mm hoặc 600 * 900 mm, cao từ 50 ÷ 80 mm.
Đáy của các khay có lắp kính, lớp chất béo có bề dày 3 ÷ 5 mm được đổ trên các
mặt kính này. Để tăng bề mặt hấp phụ, người ta rạch những đường rãnh trên các
lớp chất béo.


-Nguyên liệu sau khi thu hái được làm ráo, loại bỏ tạp chất rồi xếp vào các khay,
sau đó các khay được chồng lên nhau nhưng không được cao quá đầu người để dễ
dàng thao tác. Thời gian hấp phụ khoảng 12 ÷ 72 giờ (tùy loại nguyên liệu).
-Mỗi lượt thay lớp nguyên liệu mới cần lật ngược lớp chất béo lại, chú ý phải lấy
thật sạch lớp nguyên liệu cũ tránh tình trạng gây mốc trên bề mặt chất béo. Nếu lớp
hấp phụ đã bão hòa tinh dầu mà chưa có điều kiện đem đi chế biến ngay cần phải
bảo quản cẩn thận bằng cách đun cho nóng chảy rồi đổ vào các thùng tráng thiếc
và rải một lớp parafin mỏng lên trên để tránh tiếp xúc với không khí.
- Tách hỗn hợp tinh dầu và chất hấp phụ bằng rượu etylic hỗn hợp rượu và tinh
dầu tiến hành làm lạnh lọc và dùng phương pháp cất để tách rượu thu được tinh
dầu tinh chất.
2.3.2 Hấp phụ động
Để khắc phục các nhược điểm của hấp phụ tĩnh người ta dùng phương pháp
hấp phụ động để chiết xuất tinh dầu. Chất hấp phụ thường dùng là than gỗ hay than
xương. Khi than đã bão hòa tinh dầu, có thể cho tác dụng với dung môi lỏng (ví dụ
rượu ethylic) để tách tinh dầu ra. Sơ đồ kỹ thuật như sau:


Tốc độ không khí trong tháp hấp phụ có thể thay đổi từ 1,5 ÷ 3 lít/phút.cm2 tiết
diện tháp. Còn chiều cao của lớp than hoạt tính trong điều kiện như vậy là 20 ÷ 25
cm.

2.4 Phương pháp cơ học
- Dùng để tách tinh dầu trong các loại vỏ quả như cam, chanh, quýt....Trong loại
nguyên liệu này, tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở bề mặt ngoài. Khi dùng lực
cơ học tác dụng vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra. hiệu. Người ta thường dùng các
cách như sau:
2.4.1 Vắt, bóp
Quả được cắt ra làm 2 ÷3 phần, dùng thìa để tách thịt quả để riêng rồi dùng
tay vắt bóp cho tinh dầu thoát ra ngoài. Tinh dầu thoát ra được thấm vào bông, khi
bông đã bão hòa tinh dầu, vắt lại cho vào cốc, đem lọc, lắng, sấy thu được tinh dầu
thành phẩm. Vỏ đã vắt xong đem chưng cất để thu hết tinh dầu.
2.4.2 Bào, nạo
Dùng nguyên quả rồi xát mặt ngoài của vỏ vào bề mặt nhám, tế bào vỏ quả
sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài, lớp gai của bàn xát phải vừa phải để tránh đâm
thủng ruột quả, nếu ruột quả bị thủng sẽ gây khó khăn vì tinh dầu sẽ bị lẫn nước
quả và lớp cùi bên trong bị nạo rách sẽ hút mất một ít tinh dầu gây tổn thất nhiều
tinh dầu. Tinh dầu cam, chanh, quýt tách này bằng phương pháp này muốn sử dụng
trong thực phẩm ta phải tách bớt tecpen, chủ yếu là limonen, vì nếu không tách thì
limonen sẽ bị oxy hóa thành pinen có mùi nhựa thông.
2.4.3 Ép
Có thể ép nguyên quả bằng những máy ép đặc biệt, trong quá trình ép có dội
nước. Sau khi ép ta được hỗn hợp gồm nước quả, tinh dầu, mô và thịt quả. Để tách
tinh dầu ra, cần phải lọc để loại bớt tạp chất, sau đó dùng máy li tâm có tốc độ
15000 ÷20000 vòng/phút để tách tinh dầu.
So sánh ưu- nhược điểm của các phương pháp


Phương pháp
Chưng cất

Ưu điểm

- Quy trình kỹ thuật tương đối
đơn giản.
- Thiết bị gọn, dễ chế tạo.
- Có thể nâng cao hàm lượng
hoặc tách riêng từng cấu tử
trong hỗn hợp hơi
- Không đòi hỏi vật liệu phụ
như các phương pháp trích ly,
hấp thụ.
- Thời gian tương đối nhanh.
- Có thể áp dụng với cấu tử có
nhiệt độ sôi >1000C

Nhược điểm
- Không có lợi đối với những
nguyên liệu có hàm lượng tinh
dầu thấ
- Chất lượng tinh dầu có thể bị
ảnh hưởng
- Không lấy được các loại nhựa
và sáp có trong nguyên
liệu
- Trong nước chưng luôn luôn có
một lượng tinh dầu tương đối
lớn.
- Tinh dầu có nhiệt độ sôi cao
thường cho hiệu suất rất kém.
-

Trích ly


-Sản phẩm thu được có mùi yêu cầu cao về thiết bị
thơm tự nhiên.
- Thất thoát dung môi
-Hiệu suất cao
- Quy trình tương đối phức tạp.

Hấp thụ

-Cho hiệu suất cao đối với - Phương pháp thủ công sản
những hoa sau khi thu háo còn phẩm thu được giá thành cao
tạo tinh dầu

Cơ học

-Tinh dầu giữ được mùi vị tự Sản phẩm bị lẫn nhiều tạp chất
nhiên
-Các thành phần ít bị biến đổi

3. Tác dụng của tinh dầu
3.1 Trong Y dược học.
a. Một số tinh dầu được dùng làm thuốc:
- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá, lợi mật, thông mật.
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt vi khuẩn trên đường hô hấp như tinh dầu
bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây
Barosma betulina.
- Một số có tác dụng trên thần kinh trung ương: tinh giàu anethol (đại hồi)


- Một số có tác dụng diệt kí sinh trùng: giun( tinh dầu giun, santonin), trị sán

(thymol), diệt kí sinh trùng sốt rét (artemisinin).
- Rất nhiều tinh dầu chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ,…khi sử dụng
ngoài da.
b. Một số dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu vừa sử dụng dạng dược liệu như
quế, hồi, đinh hương, tiểu hồi, bạc hà, hạt mùi, bạch đàn để dùng làm thuốc.
c. Một số dược liệu chỉ sử dụng tinh dầu: long não, màng tang, dầu giun,…
d. Cũng có nhiều dược liệu chứa tinh dầu chỉ sử dụng dược liệu để làm thuốc
mà không sử dụng tinh dầu như đương qui, bạch truật, thương truật, phòng phong,

3.2 Ứng dụng trong các ngành kỹ nghệ khác
a. Kỹ nghệ thực phẩm:
- Dùng làm gia vị: quế, hồi, đinh hương, hạt cải, mùi, thì là, thảo quả, hạt tiêu,
…bảo quản thực phẩm và làm thực phẩm có mùi thơm, kích thích vị giác giúp ăn
ngon miệng.
- Dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp,…: vanilin, menthol,
eucalyptol,…
- Một số dùng để pha chế rượu: tinh dầu hồi, đinh hương,..
- Kỹ nghệ sản xuất nước chè: tinh dầu vỏ cam, chanh,…
- Kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, các hương liệu khác: sử dụng
chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên nhiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng
hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi
hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu
cầu của lĩnh vực này.

III. Những dược liệu có tiêm năng khai thác tinh dầu ở việt nam
Do đặc trưng khí hậu và đặc trưng sinh thái khác nhau nên hệ thực vật ở Việt Nam phân bố
rất phong phú và đa dạng. Trong đó nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu rất tiềm năng
. Mặc dù tồn tại trong thực vật với hàm lượng rất ít nhưng do được sử dụng rộng rãi trong



công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sản xuất nước hoa… nên tinh dầu có giá trị
kinh tế khá lớn.
1.

Quế
- Tên khoa học: Cinnamomum cassia Bl
- Đặc điểm thực vật: cây gỗ cao 10-20m. Lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc
hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa trắng, quả hạch hình trứng.
- phân bố: chủ yếu ở Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Thanh Hóa- Nghệ An, Quảng Nam-Quảng Ngãi , Vũng Tàu, Khánh Hòa…
- Bộ phận dùng: vỏ cây, vỏ cành

- Thành Phần: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao(1-4%), còn trong lá và cành
non thường thấp( 0,3-0,8%). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm,
ngọt, nóng, nặng hơn nước; với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%),
ngoài ra còn khoảng hơn 100 hợp chất khác.
- Tác dụng:
+ Giảm lượng đường trong máu và điều trị bệnh tiểu đường typ 2.
+ Giảm cholesterol
+ Điều trị tiêu chảy
+ Chữa cảm lạnh thông thường
+ Giảm đau viêm khớp
+ Điều trị đau răng


+ Chữa đau đầu và chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra còn dùng làm gia vị.
- Chế phẩm trên thị trường: tinh dầu vỏ quế

2. Đại hồi

- Tên gọi :Hồi, Bát giác hồi hương, Đại hồi hương
- Đặc điểm thực vật: Cây nhỡ, mọc thẳng, lá so le, nhẵn bóng; quả kép gồm 8 đại, xếp
thành hình sao, lúc chín có màu nâu, hạt dẹt, màu vàng bóng.
- Phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn ngoài ra ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn.
- Bộ phận dùng: quả

- Thành phần: quả chứa chủ yếu là tinh dầu (9 – l0%); thành phần chính của tinh dầu
là trans-anethol (85-90%), α-pinen, limonen, β-phellandren, a-terpineol, farnesol và
safrol. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tanin, chất dầu và đường


- Tác dụng:
+ Tinh dầu hồi giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột, dùng để
chữa ỉa chảy, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy bụng
+ Tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân
+ Tổng hợp các hoocmon oestrogen
-Ứng dụng: dùng làm gia vị và hương liệu cho rất nhiều sản phẩm trong kĩ nghệ thực
phẩm: kẹo mùi, kẹo gum, bánh kẹo, gelatin, puding, thịt và các sản phẩm của thịt.
Ngoài ra còn dùng trong kĩ nghệ sản xuất xà phòng, kem đánh răng, thuốc lá…
- Chế phẩm thị trường: Tinh dầu đại hồi; cồn thuốc dùng ngoài acocina, cồn xoa bóp
OPC; rượu Rheumatin…

3. Bạc hà
- Tên khác: Bạc hà nam – Nhân đơn thảo (TQ)
- Tên khoa học: Mentha arvensis L. Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
- Đặc điểm thực vật:
Bạc hà là cấy thảo sống lâu năm,cao từ 10 – 70cm. Thân vuông có màu tía, mọc đứng
hay bò; thân và lá đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên
và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ



lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi cómàu trắng. Toàn cây có mùi
thơm.
-Phân bố : Ở các tỉnh như Hưng Yên, Hà Nội và mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai),
Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
- Bộ phận dùng: toàn thân bỏ rễ, lá

-

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong Bạc hà là tinh dầu, trong đó hoạt chất chủ yếu là menthol và
menthon, ngoài ra còn có camphen và limonen. Dược điển Việt Nam quy định tinh
dầu Bạc hà phải có chứa ít nhất là 68% menthol toàn phần và 3-9% menthol este hóa.
-

Công dụng

+ Trừ phong nhiệt, làm ra mồ hôi.
+ Chữa cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng.
+ Dùng để làm thơm một số dạng thuốc uống, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài.
+ Có tác dụng sát khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hóa,
kích thích tiết mật.


+ Dùng trong các bệnh về hô hấp (cúm, viêm họng…), rối loạn tiêu hóa.
+ Bạc hà là nguyên liệu chính để chế tinh dầu và sản xuất menthol dùng trong ngành.
- Chế phẩm trên thị trường: tinh dầu bạc hà, thuốc trị ho eugica, dầu gội clear, nước
súc miệng, trà bạc hà,...


4. Gừng
- Đặc điểm thực vật: cây thảo sống lâu năm, cao 0,6-1m, lá mọc so le không
cuống,hình mác dài, có mùi thơm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập, phồng lên
thành củ.
- Phân bố: trồng khắp nơi ở Việt Nam.
- Bộ phận dùng: toàn thân.

- Thành phần hóa học: Gừng chứa tinh dầu(2-3%), nhựa dầu (4,2-6,5%), chất béo, chất
cay…Tinh dầu gừng chủ yếu là hợp chất hydrocacbon sesquiterpenic:
Zingiberen ( 35,6%), arcurcumen(17,7%).
- Công dụng:


+ Gừng tươi dùng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
+ Gừng khô chế biến gia vị, dùng làm chất thơm trong kí nghệ thực phẩm và pha chế đồ
uống.
+ Trong Y học cổ truyền, gừng được sử dụng để phát tán phong hàn, chữa cảm mạo do
lạnh, làm ấm dạ dày, đau bụng đi ngoài, hóa đờm, chỉ ho, khử khuẩn.
- Chế phẩm: trà gừng, tinh dầu gừng.

5. Cây Bạch đàn chanh
- Đặc điểm thực vật: Cây gỗ to, lá có mùi thơm của sả, chanh, lá thon hẹp từ từ
cong hình lưỡi liềm
- Phân bố: Ở nước ta, Bạch đàn chanh thường được trồng ở miền núi và trung du
Bắc bộ, các vùng thấp.
- Bộ phận chứa tinh dầu: lá

- Thành phần hóa học: Lá chứa 0,5-2% tinh dầu.
Trong đó, tinh dầu chứa:
+ Citronelal 60-65%.

+ Citronelol 15-20%.


+ Alcol bậc I quy ra Geraniol 11,14%.
+ Geranial và các thành phần khác 2%.
- Tác dụng của tinh dầu bạch đàn chanh:
+ Kháng nấm và vi khuẩn:
• Làm giảm sự phát triển của nấm sợi.Do thành phần chính của tinh dầu bạch
đàn chanh là monoterpene citronelle có phổ hoạt tính rộng chống nấm, ức
chế sự phát triển và có tác dụng làm khô mạch rây của 6 loại nấm.
• Làm hạn chế khả năng hô hấp của vi khuẩn.
• Có thể dùng làm chất bảo quản gỗ, đồ da, vật dụng bằng gỗ.
+ Xua đuổi muỗi, diệt côn trùng.
+ Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ kinh nguyệt không đều, và bế kinh ở phụ nữ sau
sinh.
+ Điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc.
+Giảm đau nhức vùng xương khớp.
+ Có thể pha với nước tắm cho trẻ trị mẩn ngứa, rôm sẩy…
+Trị mụn đầu đen hiệu quả, se khít lỗ chân lông, giúp da săn chắc, sáng mịn.
+Thanh lọc bầu không khí, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng.
+ Có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phế
quản….
- Chế phẩm: tinh dầu bạch đàn chanh.

6. Sả chanh


- Đặc điểm thực vật: cây thảo sống nhiều năm, thân rễ sinh nhiều chồi bên tạo thành
bụi xòe đều ra xung quanh, cây cao 1-2m, phiến lá thuôn dài, cụm hoa to dài đến
60cm gồm nhiều bông nhỏ.

- Phân bố: khắp nơi ở Việt Nam.
- Bộ phận dùng: thân lá.

Thành phần hóa học: hàm lượng tinh dầu 0,46-0,55%. Thành phần chính là citral.
-Công dụng:
+ Citral là nguyên liệu để tổng hợp vitamin A, một lượng nhỏ dùng trong kỹ nghệ xà
phòng, nước hoa, chất thơm cho thực phẩm.
+ Giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, chống sốt, tốt cho da.
- Chế phẩm: tinh dầu sả

7. Chanh
- Đặc điểm thực vật: cây nhỡ, lá mọc so le, mép có khía răng cưa, hoa trắng mọc riêng
lẻ thành chùm 2-3 hoa, quả hình cầu vỏ quả mỏng.


- Phân bố: trồng khắp nơi trên Việt Nam.
- Bộ phận dùng: vỏ quả, lá.

- Thành phần hóa học: tinh dầu ( 0,5% trong vỏ quả) chủ yếu limonen(82%)… tinh
dầu lá chanh chứa citral(30,7%)…
- Công dụng:
+ Dùng làm đồ uống, thông tiểu tiện, giúp tiêu hóa, chữa bệnh Scorbut.
+ Giảm cảm, chữa ho.
+ Tinh dầu chanh làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, bánh kẹo,
nước hoa, hương liệu.
+ Tinh dầu lá chanh dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa.
- Chế phẩm: tinh dầu vỏ chanh.


 Bảng các dược liệu có tiềm năng chứa tinh dầu:


Tên

Bộ phận Hàm lượng tinh dầu Tác dụng
chứa tinh chính
dầu

1.Chanh,cam,
quýt, bưởi

Vỏ quả

Limonen(90%)

Làm thơm thuốc,dùng trong kỹ
nghệ
pha
chế
đồuống,bánhkẹo,hương
liệu,sản xuất nước hoa

2.Sa nhân

Quả

Camphor(37,4-50,8%)

Làm dầu cao xoa bóp

3.Thảo quả


Quả

Cineol (31-37%)

Dùng trong kĩ nghệ thực phẩm

4.Mùi

Hạt

Linalol(63,1-75,5%)

Làm chất thơm trong kĩ nghệ
thực phẩm, sản xuất thuốc,kĩ
nghệ hương liệu

5.Thông

Nhựa
thông

Pinen(63-83%)

Làm thuốc tan sưng,trị ngộ độc
phosphat,là nguyên liệu bán
tổng
hợp
camphor,terpin,terpineol,dùng
trong kĩ nghệ sơn, verni,sáp


6.Gừng

Thân rễ

Zingiberen
35,6%,Curcumen
17,7%

Làm chất thơm trong kĩ nghệ
thực phẩm, đồ uống

7.Hoắc hương



Patchouli 32-38%

Làm chất định hương trong pha
chế nước hoa,kĩ nghệ thực
phẩm,đồ uống

8.Hương nhu Cành
Eugenol
trắng,hương
mang lá
nhu tía
và hoa

Dùng trong nha khoa và làm

dầu cao xoa bóp

9.Quế

Vỏ quế

Cinnacassiol

Làm thuốc

10.Sả

Thân lá

Genariol,Citronellol

Làm dầu thơm

IV.

Kết luận.
Có thể thấy rằng, tiềm năng dược liệu khai thác tinh dầu của nước ta hết
sức đa dạng và phong phú. Đã có nhiều loại tinh dầu được chiết xuất,
tổng hợp từ dược liệu trong nước có chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn
và sử dụng nhiều trong dược phẩm, mỹ phẩm. Lợi ích nhiều mặt thu


×