Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thực trạng môi trường hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.41 KB, 4 trang )

Thực trạng môi trường hiện nay ở nước ta
Về tự nhiên: môi trường tự nhiên nước đang bị suy thoái và ô nhiễm nặng.
Môi trường tài khoán ngày càng bị cạn kiệt, thực trạng khai thác tài nguyên khoáng
sản lan tràn, và không được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu cấp phép khai thác.
Điều đó dẫn đến tác động xấu cho môi trường, con người và gây lãng phí tài
nguyên khoáng sản rất lớn. Đặc biệt, các đại biểu đã kiến nghị việc kiểm soát chặt
chẽ luật khai thác tài nguyên khoáng sản, xiết chặt việc cấp phép khai thác và xử lý
nghiêm những đơn vị, cá nhân cố tình làm sai quy định. Trong đó, việc lên kế
hoạch sử dụng tốt nguồn tài nguyên khoáng sản đã được đề cập một cách chi tiết
nhằm sử dụng tốt những gì chúng ta đang có, tránh tình trạng xuất khẩu khoáng
sản thô ra nước ngoài.
1. Nước Ô nhiễm môi trường nước Tính đến năm 2012, cả nước có 289 khu công
nghiệp, khu chế xuất, còn có gần 900 cụm công nghiệp. Theo báo cáo giám sát của
Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công
nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi
chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập
trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Bình quân mỗi ngày, các
khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và
chất thải độc hại khác. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta hiện nay không
thể thiếu sự “đóng góp tích cực” từ các đô thị, thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố , nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương,
…). Có rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải; phần lớn các bệnh viện và
cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong
thành phố không thu gom hết được… Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh,
sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Không chỉ ở 2 thành phố lớn Hà Nội và
Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng,
Đồng Nai… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước
nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tình trạng ô nhiễm
nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng đang ngày càng tăng,
phần lớn rác thải sinh hoạt và các chất thải của gia súc không được xử lý. Trong


sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến các
nguồn nước ở sông, mương, ao, hồ bị ô nhiễm. Ngoài ra, một số làng nghề như sắt
thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhộm cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn
mét khối trên ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong
khu vực.


2. Ô nhiễm môi trường không khí Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm,
nhiều nơi ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Ô nhiễm bụi chủ yếu là do
các hoạt đông giao thông và xây dựng gây ra. Nồng độ bụi trung bình của các khu
dân cư cạnh đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đều vượt trị số TCCP từ
1,5-3 lần, các trường hợp cá biệt gần nhà máy nhiệt điện, nhà máy gạch đều vượt
quá từ 5-8 lần. Ô nhiễm chì (Pb) và các loại khí độc hại:
3. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất do nước bị ô nhiễm: Đất và
nước luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nên việc môi trường nước bị ô nhiễm
cũng đã trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho môi trường đất nước ta. Ô nhiễm
đất do chất thải rắn tạo ra: Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đời sống của
nhân dân ngày càng tăng lên và đô thị hóa nhanh chóng, lượng chất thải rắn cũng
ngày càng tăng. Theo thống kê của Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước hiện (năm 2013) vào khoảng
61.500 tấn/ngày. Đáng lưu tâm nhất là hiện cả nước chỉ có khoảng 26,8% số bãi
chôn lấp chất thải rắn là đảm bảo vệ sinh, trong tổng gần 460 bãi chôn lấp được
giám sát. Lượng chất thải chưa được thu gom thì bị đổ trực tiếp ra sông ngòi hoặc
được chôn lấp sơ sài do nhiều người dân chưa có ý thức bảo vê môi trường nên gây
ra những hiểm họa tiềm tàng về môi trường và cho sức khỏe của mọi người.
Xã hội:
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và
chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể
thao, lịch sử, giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm
nguồn sống, làm mục tiêu cho mình.Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu

thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các
quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ.Mặt trái của môi trường xã hội là
các tệ nạn xã hội.
Về kinh tế:
tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua kéo theo những hiệu ứng phụ
như tăng trưởng quá nóng ở một số bộ phận của nền kinh tế, tăng đột biến kim ngạch
nhập khẩu, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nhân lực chất lượng cao.
Giá lương thực tăng nhanh hơn so với mức tăng của cả rổ hàng hóa. Việc tăng giá, đặc biệt giá lương
thực ảnh hưởng đến người nghèo, nhất là người nghèo đô thị, những người sử dụng phần lớn thu nhập


cho mua hàng hóa thực phẩm mà không phải cho giáo dục hay y tế và không có cơ hội tiếp cận lương
thực dễ dàng như người nghèo nông thôn.
Hơn nữa, người nghèo nông thôn có khả năng hưởng lợi từ việc mua bán lương thực trong bối cảnh
tăng giá, tạo yếu tố triệt tiêu ảnh hưởng lạm phát

Về chính trị:
Trong những năm qua, Việt Nam đã cố gắng hết mình trong việc xây dựng hệ
thống chính trị ngày một vững mạnh hơn. Đặc biệt phải kể đến vai trò lãnh đạo của
Đảng và hệ thống Pháp luật ngày càng hoàn thiện. Nhưng xã hội với những biến
đổi phức tạp cũng gây ra vô vàn khó khăn cho việc xây dựng hệ thống chính trị, từ
đó cho ta thấy được thực trạng hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay còn bộc lộ
nhiều điểm yếu:
Năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước và chính quyền các
cấp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đòi hỏi trong thời kì mới.
Bộ máy quản lý còn rườm rà, chậm thay đổi
Tình trạng tham nhũng, quan liêu bao cấp vẫn tồn tại ở nhiều cơ quan
Năng lực, phẩm chất của một số cán bộ chưa tương xứng với chức vụ, chưa đáp
ứng được yêu cầu
Tư tưởng, phẩm chất đạo đức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, Đảng viên bị tha

hóa, biến chất
Về văn hóa:
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển
sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời
sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng.
Tỉ lệ người dân sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc,
chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ
tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình
nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng


phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan
khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ
hội…Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng,
dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ không được ngăn chặn
có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị,
cục bộ, địa phương, bè phái mất đoàn kết khá phổ biến.
Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát
hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dưng đúng
mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp
thời những việclàm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo
đức xã hội
Giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở. Số
văn hoá phẩm độc hại, phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn, trong khi đó,
số tác phẩm văn hoá có giá trị của ta đưa ra bên ngoài còn quá ít.




×