Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.38 KB, 72 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Mọi thơng tin thu thập
hồn tồn đúng sự thật và chính xác. Các số liệu trong đề tài là do tôi nghiên cứu, thu
thập và phân tích.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp đều đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Phùng Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận được
nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo trong khoa Mơi
Trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các bác, các cô chú, các
anh chị ở địa phương cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cơ giáo
Khoa Mơi trường và TS. Hồng Lưu Thu Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đồ
án tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và cán bộ môi trường tại Ủy ban nhân
dân xã Vĩnh Sơn cùng Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Vĩnh Tường đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên
và quan tâm trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình độ
nghiên cứu của bản thân cịn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn để đồ án tốt nghiệp này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Phùng Thị Thu Hằng


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
CT

: Chỉ thị

TT

: Thơng tư

CP

: Chính phủ

NQ

: Nghị quyết



: Nghị định


TW

: Trung ương

HNTW

: Hội nghị trung ương

BTP

: Bộ tư pháp

BVHTT

: Bộ văn hóa thể thao

UBND

: Ủy ban nhân dân

BCH

: Ban chấp hành

TTLT

: Thông tư liên tịch

BVMT


: Bảo vệ môi trường

CTR

: Chất thải rắn

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận Tổ quốc

BVTV

: Bảo vệ thực vật


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước là chính. Nơng thơn
Việt Nam ln đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển kinh tế-xã hội, là
nền tảng của xã hội Việt Nam trong quá trình lịch sử từ xưa đến nay với đại đa số dân
cư sống ở nông thôn và cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghịêp. Đã có nhiều
chính sách được ban hành trong thời gian vừa qua để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội và nâng cao mức sống người dân khu vực nông thôn. Bên cạnh việc đẩy
mạnh kinh tế cũng nảy sinh khơng ít những vấn đề liên quan đến mơi trường. Tình

trạng tách rời cơng tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ
biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường diễn ra phổ
biến và ngày càng nghiêm trọng.
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang là một vùng phát triển
kinh tế trọng điểm của huyện với làng nghề nuôi rắn nổi tiếng đem lại nguồn thu nhập
tương đối cao cho người dân. Bên cạnh việc phát triển kinh tế hàng đầu của huyện,
Vĩnh Sơn cũng là nơi có thực trạng môi trường đang ở mức đáng báo động
Song song với việc khuyến khích, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong
công tác bảo vệ môi trường thì rất cần thiết đưa ra những quy tắc giúp việc thực hiện
công tác bảo vệ môi trường được hiệu quả hơn như xây dựng hương ước, quy ước về
bảo vệ môi trường. Để soạn thảo Hương ước bảo vệ môi trường của một làng, xã phải
căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của nhà nước, đồng thời phải xem
xét đến điều kiện về truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, như vậy Hương
ước mới có tính khả thi cao.
Việc xây dựng hương ước quy ước bảo vệ môi trường tại xã Vĩnh Sơn là rất cần
thiết. Hương ước giúp cho người dân nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của
mình trong công tác bảo vệ môi trường, thu hút được đông đảo quần chúng hưởng ứng
bảo vệ môi trường nơi đang sinh sống, làm việc và tạo được sự đồng thuận cao về bảo
vệ mơi trường trong cộng đồng. Do đó, đề tài “ Xây dựng bản hương ước, quy ước
bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ” được lựa chon nghiên cứu như một đồ án tốt nghiệp.

7


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được bản hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng
nhằm thực hiện thành cơng xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường từ cấp trung ương
đến cấp địa phương tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu

-

Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc:
+ Hiện trạng môi trường nước.
+ Hiện trạng môi trường khơng khí.
+ Hiện trạng mơi trường đất.
+ Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt.

-

Đánh giá công tác quản lý bảo vệ môi trường tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh

-

Vĩnh Phúc.
Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng.

8


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1. Tổng quan về nội dung nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, đặc trưng và vai trò của hương ước, quy ước
Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng dẫn
tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTƯMTTQVN như sau: “Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó
quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều
chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy
những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản,
thơn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp

luật”. [5]
Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng
dân cư. Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh
mơi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học
hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xố đói, giảm nghèo, góp
phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức
truyền thống dân tộc. Gần đây, nhiều nội dung của hương ước, quy ước cịn góp phần
thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội. Hương ước, quy ước
góp phần hình thành trong địa phương và người dân sinh sống tại địa phương truyền
thống đoàn kết quý báu và nâng cao ý thức của mỗi cá nhân trong công việc chung của
cộng đồng. Hơn vậy, ngoài việc quy định nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng thì
hương ước, quy ước cịn định rõ trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ
lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống thường nhật; hương ước khuyên răn mọi
người ăn ở hòa thuận theo đúng đạo hiếu gia đình, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp
đỡ nhau lúc hoạn nạn, túng thiếu hay gặp công to việc lớn. Những trường hợp gây ảnh
hưởng xấu tới người khác và lợi ích chung của cộng đồng đều bị phạt nặng. Mọi người
dân đều thấy được những nguyên tắc, quy tắc xử sự đồng nhất, công bằng, dân chủ,
chỗ dựa về vật chất và tinh thần ở nơi mình sinh sống thơng qua hương ước, quy ước
của địa phương.[5]
Hương ước, quy ước là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản
với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… Trong dân gian

9


cũng cịn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng các câu tục ngữ,
lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thực hiện bằng văn
bản thì khơng phải là hương ước. Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ
sở sự nhất trí của cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây
dựng hương ước, quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng

văn bản và tự gọi đó là hương ước, quy ước đều là khơng đúng, khơng phù hợp với
tính chất, đặc trưng và ngun tắc xây dựng hương ước, quy ước. [5]
Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa
đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc không
được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các
quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa
là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền
thống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này
của quy phạm hương ước, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các văn
bản do nhà nước ban hành. Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái
với quy định của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó. Trên thực tế,
hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại
cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội – dân sự mà pháp
luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung
như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến
khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giải quyết các
tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân, các phương thức cụ thể tại địa
phương để xóa đói, giảm nghèo,… [5]
Hương ước và quy ước là hai tên gọi khác nhau của cùng một loại văn bản, vì vậy,
có thể nói, chúng là một, việc có tên gọi khác nhau là do cách đặt tên hoặc do chủ thể
xây dựng văn bản này. Chẳng hạn, văn bản được cộng đồng dân cư ở làng, bản, thôn
xây dựng thường được đặt tên là hương ước (với tính chất là quê hương, gắn với địa
bàn nơng thơn truyền thống, trước đây đã có), văn bản do cộng đồng dân cư ở cụm dân
cư không gắn với quê hương hoặc ở những khu đô thị, khu tập thể xây dựng thì thường
được đăt tên là quy ước. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối,
cũng có thể xây dựng hương ước làng văn hố hoặc quy ước làng văn hóa. Điểm giống
nhau duy nhất giữa huơng ước, quy ước và văn bản pháp luật là chúng đều được xây
10



dựng trên cơ sở những quy phạm. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, quy phạm trong
hương ước, quy ước là quy phạm xã hội, do nhân dân xây dựng nên và nhân dân tự
nguyện thực hiện; quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật là quy phạm pháp luật
do các cơ quan nhà nước xây dựng nên và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà
nước. Ở đây cũng cần nói thêm rằng, mặc dù chính quyền địa phương có thực hiện
việc phê duyệt hương ước, quy ước sau khi văn bản này được nhân dân xây dựng
nhưng đó chỉ là hành vi mang tính chất hành chính, thể hiện quan điểm thống nhất của
chính quyền và nhân dân với nội dung của hương ước, quy ước, còn trong thực tế việc
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đều thể hiện sự tự nguyện, tự quản và tính
nhất trí cao trong cộng đồng dân cư. [5]
Với vị trí, vai trị của mình, hương ước, quy ước là thành tố quan trọng trong hệ
thống thể chế quản lý ở nông thôn, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực pháp luật trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội
dung mà pháp luật không điều chỉnh, mặt khác, hương ước, quy ước còn thực hiện tối
đa tinh thần mở rộng dân chủ ở cơ sở, giúp nhân dân trong tiến trình tham gia giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước.
1.1.2. Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước
- Nội dung:
Nội dung của hương ước, quy ước thường đề ra các biện pháp, phương thức thích
hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và
phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân
thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân; Đề ra các biện pháp góp phần bảo
vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi trường
sống; Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn; Đề ra các biện pháp
khuyến khích và khơng khuyến khích trong hương ước, quy ước nhằm thực hiện chính
sách dân số - kế hoạch hố gia đình.
Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục,
thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã
hội của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, trong hương ước, quy ước còn đề cập đến các
biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc

tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những nghi lễ lành mạnh, tiết
kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém và xây dựng tình đồn kết, tương thân, tương
11


ái trong cộng đồng, xố đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống,
khuyến học, khuyến nghề ở địa phương. [5]
- Hình thức:
Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng, bản, thôn,
ấp, cụm dân cư).
Về cơ cấu và nội dung: Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền thống văn
hố của từng làng, bản, thơn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng hương
ước. Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm.
Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ củacác thành
viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều,
khoản cụ thể. [5 ]
Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
thực hiện.
1.1.3. Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ
sung hương ước
a. Theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN:
- Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp với
các quy định của pháp luật, được chia theo các bước cơ bản sau ( 4 bước ):
Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước

Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự thảo

Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước:
Trưởng thôn, làng,
ấp,3.bản,

cư (sau
đây gọi
chung là Trưởng thôn) chủ trì
Bước
Thảocụm
luận dân
và thơng
qua hương
ước.
cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung cơ bản cần
soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành viên Nhóm soạn
Bước
duyệt
hươngsống,
ước có trình độ văn hố, hiểu biết về
thảo là những người có uy
tín 4.
vàPhê
kinh
nghiệm

pháp luật và phong tục tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt. Nhóm soạn
thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức và đại diện của các thành
phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các chức sắc tôn

12


giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những người khác có uy tín, trình độ trong
cộng đồng.

Trưởng thơn chủ trì, phối hợp với Ban cơng tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của chi
bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.
Việc dự thảo hương ước cần tập trung vào các vấn đề được nêu tại ở trên. Đồng
thời, cần tham khảo nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũng như nội dung của các
hương ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được những nội dung tích cực,
phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. Ở những nơi phong tục, tập quán của
đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục thì chọn lọc đưa vào hương ước
những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục.
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự thảo
hương ước.
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình để lấy ý
kiến đóng góp.
Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hồn thiện dự thảo hương ước có thể được tổ
chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ dân phố,
ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở thôn, làng, ấp,
bản, cụm dân cư, niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư để thu thập ý kiến
đóng góp.
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị quyết của Hội đồng
hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hồn thiện dự
thảo và gửi tới các thành viên sẽ được dụ kiến mời tham gia Hội nghị để thảo luận và
thông qua hương ước.
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại Hội
nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thơn, ấp, cụm dân cư. Đại
biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ hộ uỷ
quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành phần cử
tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thơng qua khi có ít nhất quá

nửa số người dự họp tán thành. Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác Mặt trận chủ

13


trì Hội nghị. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua hương ước bằng cách
giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.
Bước 4. Phê duyệt hương ước:
Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cùng Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm phù hợp
với pháp luật, thuần phong mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân
dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt.
Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thơn, Bí thư chi
bộ, Trưởng ban cơng tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo Biên bản thông qua tại
Hội nghị.
Hương ước gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có công văn đề nghị
của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và công văn đề nghị phê duyệt.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước. Hương
ước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai.
Trong trường hợp hương ước khơng được phê duyệt thì Phịng Tư pháp chủ trì phối
hợp với Phịng Văn hố - Thơng tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hồn thiện các
hương ước đó để trình lại.
- Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước:
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê duyệt để
Trưởng thôn niêm yết tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân
cư và tổ chức thực hiện hương ước.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung
của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, tiêu
cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và Hội
đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương.
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường hợp cần
sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình thảo luận.
Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như khi soạn
thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước sau khi đã được
phê duyệt.
b. Theo chương trình SEMLA
14


Hương ước bảo vệ môi trường được xây dựng và triển khai bao gồm 8 bước. Những
bước này mô tả cách làm thế nào để xây dựng và triển khai các quy định cùng với sự
tham gia tích cực của cộng đồng trong đó nhấn mạnh sự tham gia và tầm quan trọng
của việc lồng ghép các hoạt động truyền thông như một phần trong thiết kế dự án.

Bước 1: Họp với xã, phường/thôn

Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường

Bước 3: Thu thập thông tin

Bước 4: Tổ chức họp dân

Bước 5: Phê duyệt hương ước

Bước 6: Lễ ký cam kết


Bước 7: Giám sát và đánh giá
15

Bước 8: Nâng cao nhận thức


Bước 1: Họp với xã, phường/thôn
Cuộc họp đầu tiên cần được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp xã, phường
nhằm giới thiệu mục tiêu và các bước của dự án. Cuộc họp này sẽ thảo luận việc triển
khai dự án để đảm bảo rằng những người tham gia thống nhất với mục đích và các
bước đã đề xuất. Giải thích lợi ích của cộng đồng và những kết quả mong muốn.
Tại cuộc họp này, có thể thảo luận một số ý kiến ban đầu về những quy định trong
hương ước.
Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo xã
Cần tổ chức một buổi hội thảo/tập huấn cho lãnh đạo xã, phường về bảo vệ môi
trường và vệ sinh môi trường địa phương. Buổi hội thảo/tập huấn một ngày sẽ giúp
chuẩn bị cho các lãnh đạo phường trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Buổi tập huấn gồm:
- Trình bày về các vấn đề môi trường quan trọng nhất của địa phương (rác thải sinh
hoạt, rác thải nguy hại, nước uống, nước thải, tiết kiệm nước, vệ sinh, đa dạng sinh
học, nơng nghiệp, làm vườn…).
- Trình bày một số ví dụ về các hương ước của những địa phương khác để lấy ý
kiến.
- Các phương pháp và công cụ để các thành viên trong cộng đồng tham gia xác định
các vấn đề và giải pháp (ví dụ, sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ vấn đề).
Bước 3: Thu thập thơng tin
Mỗi lãnh đạo xã cần lập một nhóm khoảng 10 người. Nhiệm vụ của các nhóm là thu
thập ý kiến của người dân và xây dựng dự thảo hương ước trên cơ sở các ý kiến và ưu
tiên của phường. Nhóm này nên có số lượng bình đẳng nam nữ và cố gắng có sự tham
gia của các thành viên đại diện cho các nhóm xã hội và độ tuổi khác nhau.

Mỗi nhóm quyết định sử dụng phương pháp nào để thu thập ý kiến. Các nhóm có
thể phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức họp.
16


Một số câu hỏi quan trọng khi phân tích mơi trường địa phương:
- Có những vấn đề mơi trường nào là chính?
- Ai bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này?
- Ngun nhân chính của những vấn đề mơi trường này là gì?
- Ai chịu trách nhiệm?
- Vấn đề có thể được giải quyết như thế nào?
- Cần có những hành động nào để giải quyết vấn đề?
- Lợi ích của việc thay đổi hành vi là gì?
- Có những cản trở nào? Chi phí?
Bước 4: Tổ chức họp dân
Khi đã có bản dự thảo hương ước lần thứ nhất, mỗi phường cần tổ chức một buổi
họp dân. Tại cuộc họp này, có mời các hộ gia đình đến để thảo luận và điều chỉnh dự
thảo hương ước nếu cần. Điều quan trọng là thông tin rõ ràng cho mọi người về lý do
và lợi ích của việc xây dựng hương ước.
Nếu có thể, có thể bỏ phiếu thơng qua hương ước tại cuộc họp này. Nếu như có sự
bất đồng hoặc có nhiều ý kiến về nội dung hương ước, có thể phải tổ chức một buổi
họp thứ hai.
Bước 5: Phê duyệt hương ước
Các nhóm cần sửa đổi dự thảo hương ước theo những ý kiến phản hồi từ buổi họp
dân.
Sau đó, hương ước có thể được trình lên cơ quan có thẩm quyền (UBND huyện) để
phê duyệt. Cơ quan có liên quan sẽ xem xét và ban hành quyết định phê duyệt hương
ước môi trường, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 6: Lễ ký cam kết
Ngay khi hương ước được chính thức thơng qua, cần tổ chức một lễ ký cam kết tại

các thôn/phường. Đây là một sự kiện quan trọng khi các hộ gia đình chính thức phê
duyệt và cam kết thực hiện hương ước.
Mỗi hộ gia đình sẽ nhận và ký vào một bản sao của hương ước như một sự cam kết
chính thức. Bản sao cần được treo trong từng gia đình.
Bước 7: Giám sát và đánh giá

17


Mỗi thôn cần thành lập một ban giám sát triển khai và tuân thủ hương ước. Ban này
có thể đề xuất một số hoạt động cần thiết trong quá trình triển khai.
Ban giám sát gồm có lãnh đạo thơn và một số người dân đáng tin cậy trong thơn.
Họ có nhiệm vụ xây dựng một báo cáo ngắn về việc triển khai hương ước theo quý.
Họ cũng chịu trách nhiệm ghi nhận những khiếu nại và xử phạt các vi phạm hương
ước. Số tiền phạt sẽ được đưa vào quỹ môi trường của địa phương. Hương ước cũng
cần xác định xem số tiền đó sẽ được sử dụng làm gì, ví dụ, để lắp đặt thùng rác, nhà vệ
sinh cơng cộng hoặc để trồng cây.
Có thể sử dụng những chỉ số sau để đánh giá dự án:
-

% số người biết về hương ước
% người có thể nêu ít nhất hai điều của hương ước
% người cho rằng bảo vệ môi trường là quan trọng
% người nghĩ rằng hương ươc có thể góp phân bảo vệ mơi trường và cải thiện mơi
trường sống.
- % người nghĩ rằng hương ước đã có tác động tích cực đến thơn.
Bước 8: Nâng cao nhận thức
Tồn bộ q trình tham gia xây dựng hương ước có một chức năng nâng cao nhận
thức quan trọng. Tuy nhiên, việc có thêm các hoạt động nâng cao nhận thức cũng rất
quan trọng để đảm bảo rằng cộng đồng có thể biết và tuân thủ nội dung hương ước.

1.1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng hương ước, quy ước BVMT
- Luật BVMT 2014 ngày 23 tháng 06 năm 2014
- Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước:
+ Hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ mơi trường, trước
mắt sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường.
Tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến cơ sở. Xác
định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa
các ngành, các cấp. Xây dựng và phát triển các cơ chế giải quyết vấn đề môi trường
liên ngành, liên vùng. Chú trọng xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường.

18


Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; quy định và áp dụng các chế tài
cần thiết để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Sớm xây dựng,
ban hành quy định giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
+ Đẩy mạnh xã hội hố hoạt động bảo vệ mơi trường
Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng
đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ.
Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng
đồng tham gia cơng tác bảo vệ mơi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá,
tư vấn, giám định, cơng nhận, chứng nhận về bảo vệ mơi trường; khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải
và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ mơi
trường và các mơ hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư.
Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đề cao trách
nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị

- xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông trong hoạt động bảo vệ môi
trường.
Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ mơi trường để
khen thưởng, phổ biến, nhân rộng; duy trì và phát triển giải thưởng môi trường hàng
năm. Đưa nội dung bảo vệ mơi trường vào cuộc vận động tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hố và vào tiêu chuẩn xét khen thưởng.
-

Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số
41 của Bộ Chính Trị “ về về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước”:
Tăng cường và đổi mới cơng tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
19


đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi
trường.
Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể
hóa và hướng dẫn đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học; sửa đổi, bổ
sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự. Quy định các chế
tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành
quy định bồi thường thiệt hại về mơi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường, có cơ chế, chính sách khuyến
khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển
lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng,
các đồn thể nhân dân, các cơ quan thơng tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường của
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày

31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi
một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thôn mới
- Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg về việc tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP, ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII ngày 10 tháng 6 năm 1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã
hội ở nông thôn, hương ước, quy ước được thừa nhận trở lại, chứng tỏ sự tồn tại bất
diệt của nó và đang trở thành một cơng cụ hữu hiệu trong thể chế quản lý ở nông thôn.
20


- Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUMTTQVN-UBQGDS
ngày 3 tháng 03 năm 2001, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Văn hóa - Thơng tin và Ban
Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: hướng dẫn bổ sung
thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBƯMTTQVN xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước BVMT ở Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm, chủ trương, chính sách trong việc xây
dựng và thực hiện hương ước, quy ước cho cộng đồng. Hương ước, quy ước được coi
là một cơng cụ quan trọng góp phần quản lý xã hội trong phạm vi thôn, làng Việt Nam
từ nhiều thế kỷ qua. Xét về mặt lịch sử ra đời, hương ước, quy ước ở Việt Nam xuất
hiện từ thế kỷ XV, được củng cố qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII và đầu thế kỷ XX.

Trong chế độ phong kiến, hương ước, quy ước tồn tại song song với pháp luật của Nhà
nước phong kiến Việt Nam, góp phần giữ gìn bản sắc và sự phát triển của dân tộc.
Khi nói đến hương ước, quy ước là đề cập đến một thành tố quan trọng trong thể
chế quản lý nơng thơn, đề cao tính tự quản, tự trị của thơn, làng, ấp, bản, là một nét
văn hóa quản lý truyền thống có tính phổ biến ở khu vực Đơng Nam Á, trong đó có
Việt Nam.
Thực tế xây dựng và phát triển nông thôn ở nước ta trong những năm qua đã chứng
minh rằng, nếu chỉ sử dụng thuần túy pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội - dân
sự ở nơng thơn thì chưa đầy đủ và khơng đạt hiệu quả. Việc xóa bỏ hương ước, quy
ước, xóa bỏ vai trị của nó với tư cách là một cơng cụ quan trọng góp phần quản lý xã
hội ở nông thôn là đã bỏ qua một nét văn hóa truyền thống, hạn chế sự phát triển thuần
phong mỹ tục, để lại những khoảng trống mà pháp luật cho dù có hồn thiện đến mấy
cũng khơng thể bao quát hết được.
Từ Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII ngày 10 tháng 6 năm 1993 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã
hội ở nông thôn, hương ước, quy ước được thừa nhận trở lại, chứng tỏ sự tồn tại bất
diệt của nó và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong thể chế quản lý ở nơng thơn.
Chủ trương “khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế về nếp
sống văn minh ở các thơn, xóm” mà Hội nghị lần này đặt ra đã trở thành nền móng

21


vững chắc cho việc xây dựng hệ thống thể chế về hương ước, quy ước và phong trào
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở nhiều địa phương trong cả nước.
Về phía Nhà nước đã có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về hương
ước, quy ước như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 19
tháng 6 năm 1998 quy định việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng,
bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT….
Hương ước, quy ước có ý nghĩa giáo dục và động viên nhân dân hành động, gắn bó

dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và các
quyền lợi của mọi thành viên trong cộng đồng dân cư. Do đó, hương ước, quy ước có
ý nghĩa trong việc bổ sung cho pháp luật khi cần xử lý những vấn đề rất cụ thể nảy
sinh từ nếp sống đặc thù của cộng đồng dân cư. [5]
Hương ước, quy ước đã được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trong phạm vi cả
nước và khoảng 70% đến 80% các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Cho đến
nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã từng bước phát triển mạnh
cả về số lượng và chất lượng ở nhiều tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái
Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… Tại các tỉnh này đã có khoảng hơn
90% số làng, bản, thơn, ấp, cụm dân cư ban hành hương ước, 60% đến 80% trong số
đó đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt tại các tỉnh khu vực
Tây Nguyên, việc xây dựng và ban hành hương ước, quy ước đã được triển khai trên
diện rộng, có kế hoạch, được chỉ đạo chặt chẽ, có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan có
thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Tuy nhiên, nội dung của hương ước, quy ước ở nhiều nơi cịn sơ sài, rập khn, sao
chụp, hình thức cịn thể hiện nhiều hạn chế về kỹ thuật soạn thảo, câu chữ, thủ tục xây
dựng, soạn thảo, thông qua hương ước, quy ước ở một số nơi cịn chưa theo đúng quy
định, chưa đảm bảo tính dân chủ, cịn mang tính áp đặt.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Vĩnh Sơn
Vĩnh Sơn là một làng ni rắn có lịch sử hàng trăm năm, trong tổng 1304 hộ có đến
950 hộ gây ni rắn chiếm 72,8%; nguồn lợi từ gây nuôi rắn hiện chiếm tới 70% tổng
thu từ chăn nuôi, tương ứng với 39,5% tổng thu nhập của xã; sản phẩm của xã đã có
mặt ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan và đã xuất hiện trong một số
nhà hàng đặc sản ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Móng Cái….Xã Vĩnh Sơn,

22


huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc từ lâu đã trở thành một trong những xã có gây ni
rắn nổi tiếng nhất miền Bắc. [10]

a. Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Sơn là xã nằm ở xã nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh tường, diện tích tự
nhiên 327.34 ha, với 1.304 hộ và trên 5.906 nhân khẩu. Trong đó diện tích đất nơng
nghiệp là 236,27 ha, chiếm tỉ lệ 72,18%; Đất phi nông nghiệp 91,07 ha, chiếm tỉ lệ
27,82. [10]
Nằm cách quốc lộ 2 khoảng 3 km về phía Tây Nam, Vĩnh Sơn có đường biên giới
tiếp giáp với 5 xã.
- Phía Bắc giáp Đại Đồng,
- Phía Tây giáp Thổ Tang và Thượng Trưng,
- Phía Nam giáp Vũ Di,
- Phía Đơng giáp Bình Dương.

Hình 1.1: Vị trí địa lý xã Vĩnh Sơn


Địa hình địa mạo
Xã Vĩnh Sơn là một xã thuộc vùng đồng bằng nên có địa hình bằng phẳng, đất đai
của xã tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt không những đáp ứng nhu
cầu của người dân mà cịn góp phần cung cấp thức ăn cho phát triển ngành chăn ni
của xã.



Khí hậu

23


Xã Vĩnh Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Khí hậu






một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: Nóng và thỉnh thoảng có mưa.
Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu: Thời tiết khô ráo và dễ chịu.
Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo.
Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Thời tiết ấm áp.
Mùa hạ thì nóng bức và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 33- , mùa đơng thì
lạnh và khơ hanh, nhiệt độ trung bình 14 - . Vĩnh Sơn có con sơng Phan nằm ở phía
Tây Nam xã chảy theo hướng Tây- Đông gần như song song với huyện lộ,ngăn cách
khu dân cư với đồng làng. Là một xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp trồng lúa
nước là chủ yếu. Một năm 2 vụ lúa và một vụ màu, vụ màu chủ yếu là trồng ngô, đậu
tương. Trước cách mạng, sản xuất nông nghiệp trồng trọt bấp bênh, vụ chiêm thì khơ
hạn, vụ mùa thì úng lụt do khơng có hệ thống kênh mương tưới tiêu. Sau cách mạng,
hệ thống kênh mương được chú trọng hơn, hiện nay, đã có hệ thống kênh mương dẫn
nước từ Liễn Sơn về và hệ thống kênh mương từ 3 trạm bơm điện từ sơng Phan lên do
vậy tồn bộ diện tích gieo trồng được tưới và 1 trạm bơm tiêu úng cho cánh đồng. Từ
đó, tồn bộ diện tích được tưới tiêu chủ động, không bị úng, hạn, năng suất cây trồng
tăng nhanh.
Xã Vĩnh Sơn chịu ảnh hưởng chủ yếu của đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có 2
đợt gió mùa chính: Mùa Đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về mang
theo hơi lạnh, mùa hè lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tạo ra khoảng thời
gian nắng nóng. Nhiệt độ cao trung bình hàng năm là , nhiệt độ trung bình thấp nhất
là . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12, có lúc nhiệt độ xuống tới . Tháng có
nhiệt độ cao là vào tháng 9 – 10, nhiệt độ trung bình là 22,4 . Độ ẩm trung bình hàng
năm là 80%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.526 mm, số ngày mưa trung bình
một năm là 133 ngày. Bên cạnh đó, đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của mưa

bão (vào tháng 7 – 8) như đổ nhà cửa, tàn phá hoa màu gây thiệt hại không chỉ tới kinh
tế mà tới cả đời sống người dân.



Các nguồn tài nguyên



Tài nguyên đất
Xã Vĩnh Sơn là một xã thuộc vùng đồng bằng nên có địa hình bằng phẳng, đất đai
của xã tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt không những đáp ứng nhu
cầu của người dân mà cịn góp phần cung cấp thức ăn cho phát triển ngành chăn nuôi
24


của xã. Xã Vĩnh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 327,34 ha, trong đó diện tích
ni rắn là 9,1 ha chiếm 14,41% diện tích đất thổ cư. [10] Tình hình phân bổ và sử
dụng đất của xã trong năm 2016 được thể hiện ở bảng 1.1:

Bảng 1.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất của xã Vĩnh Sơn năm 2016
Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
Đất canh tác
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
2. Đất phi nơng nghiệp
Đất thổ cư
Trong đó diện tích đất ni rắn

Đất chun dùng
Đất phi nơng nghiệp khác


Sản lượng (ha)
Cơ cấu (%)
327,34
100
236,27
72,18
226,42
95,83
9,85
4,17
0
0
91,07
27,82
63,14
69,33
9,1
14,41
7,6
8,35
20,33
22,32
Nguồn: Ban Địa chính xã Vĩnh Sơn

Tài nguyên nước
Nhìn chung, tài nguyên nước của xã rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt vì

thế có giá trị rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, nếu
được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp,
ngư nghiệp, công nghiệp, đời sống của nhân dân giúp môt phần không nhỏ cho sự phát
triển kinh tế của xã.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn
Lao động là một nhân tố quan trọng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội trong
sản xuất cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tình hình biến động về
nhân khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn được thể hiện ở bảng 1.2:

25


×