Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Đánh giá vai trò các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng tại cầu ngói thanh toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 89 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

Lời Cảm Ơn
Sau 4 năm học tại Khoa Du Lòch- Đại Học
Huế, được sự chỉ dạy và giảng dạy nhiệt
tình của quý thầy cô đã truyền cho em
những kinh nghiệm, lí thuyết và thực hành
trong suốt thời gian học ở trường. Và trong
thời gian thực tập tại Sở Văn hóa
thao và

Thể

Du lòch em đã có cơ hội để tiếp

xúc với thực tế và vận dụng những kiến
thức đã học vào công việc đông thời
cũng đã học hỏi thêm được nhiều kinh
nghiệm thực tế tại Sở Văn hóa Thể thao
và Du lòch. Cùng với sự nổ lực của bản
thân em đã hoàn thành tốt bài Khóa
Luận tốt nghiệp của mình.
Từ sự thành công này, em xin chân
thành cám ơn:
Quý thầy cô Khoa du lòch- Đại Học Huế
đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ
ích trong thời gian qua. Đặc biệt, cám ơn cô
Phan Thò Diễm Hương đã tận tình chỉ dạy em
trong suốt quá trình làm bài báo cáo tốt


nghiệp này.
Ban Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và
Du lòch, cùng các anh chò các phòng ban đã
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập .
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không
thể tránh khỏi những sai sót trong cách
1
SVTH: Trần Thị Hảo

1

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

hiểu và cách trình bày. Em mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, Ban
lãnh đạo và các anh chò trong Sở Du lòch
Huế để bài báo cáo thực tập của em đạt
kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày … tháng 5 năm
2017
Sinh viên thực hiện
Trần Thò Hảo

2

SVTH: Trần Thị Hảo

2

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hảo

3
SVTH: Trần Thị Hảo

3

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

MỤC LỤC

4
SVTH: Trần Thị Hảo

4

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

Từ viết tắt
UBND
VITA
VISTA
HTX
UNESCO
IUCN
BQL
JICA
ADB
SNV
Sở VHTT & DL
ILO
EFA
CFA
HTX
TNDL
TC
HH

ĐC
ĐB
TN
HL

5
SVTH: Trần Thị Hảo

Ý nghĩa
Ủy Ban Nhân Dân
Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Hiệp hội Lữ hành Việt Nam
Hợp tác xã
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
Ban quản lý
Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Ngân hàng phát triển Châu Á
Tổ chức phát triển Hà Lan
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Tổ chức Lao động Quốc tế
Exploratory factor analysis
Confirmatory factor analysis
Hợp tác xã
Tiềm năng du lịch
Tin cậy
Hữu hình
Đồng cảm
Đảm bảo

Trách nhiệm
Hài lòng

5

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

DANH MỤC BẢNG

6
SVTH: Trần Thị Hảo

6

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

7
SVTH: Trần Thị Hảo


7

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thừa Thiên Huế từ lâu được xem là một trung tâm du lịch lớn của miền
trung và cả nước. Nhiều năm qua, tỉnh luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi
nhọn và phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng điểm của địa
phương. Tăng trưởng của ngành từ 18 đến 20%. Huế được nhiều du khách trong
và ngoài nước biết đến là một điểm đến thân thiện, mến khách với nhiều tiềm
năng phong phú, đa dạng, tiềm ẩn những nét hấp dẫn, chưa thể khám phá hết. Là
một trong những địa phương dẫn đầu du lịch cả nước, tuy nhiên trong những năm
gần đây du lịch Huế tăng trưởng chậm lại, do vẫn khai thác sản phẩm du lịch theo
lối mòn, đơn điệu, chủ yếu vẫn là di sản, di tích nên chưa mở rộng thị trường.
Nhìn thẳng vào thực tế đó, du lịch Huế cần chú trọng nhóm sản phẩm, dịch vụ du
lịch đặc thù, chuyên sâu của tỉnh nhằm tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng, và
hướng đến du lịch bền vững, phát triển lâu dài.
Trong đó du lịch cộng đồng là loại hình du lịch rất được yêu thích và thu hút
sự tham gia của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, vì họ muốn
khám phá, tìm hiểu phong tục tập quán, con người nơi đây. Du lịch cộng đồng là
loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, không chỉ là hoạt động đem lại lợi nhuận
mà còn bảo vệ môi trường, tạo sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt
là người dân địa phương có thể tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao đời sống

tinh thần và vật chất. Vì thế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng mô hình du lịch
cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, bằng
cách tận dụng những phong cảnh đẹp nơi đây, chiếc Cầu Ngói Thanh Toàn, cuộc
sống thường ngày hay con người thân thiện, bình dị.
Cầu Ngói Thanh Toàn được du khách trong và ngoài nước biết đến đã khá
lâu, đặc biệt là từ khi Cầu Ngói Thanh Toàn được chọn làm điểm tổ chức chương
trình “ Chợ quê ngày hội” trong lễ hội Festival 2002, hoạt động du lịch cũng được
bắt đầu từ đó, và thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du
lịch. Du khách đến đây chỉ biết đến Cầu Ngói Thanh Toàn mặc dù ở đây có rất
nhiều tài nguyên để khai thác du lịch cộng đồng và đã có nhiều tổ chức dự án hỗ
8
SVTH: Trần Thị Hảo

8

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

trợ cho việc phát triển du lịch ở Thanh Toàn như tổ chức SNV… tuy nhiên hoạt
động du lịch vẫn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ. Vì thế, chính quyền địa phương
đang trăn trở băn khoăn chưa thể tìm ra giải pháp hiệu quả để khai thác tiềm năng
lợi thế của địa phương mình.
Nhìn thấy được thực trạng đó, Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm
tích cực hỗ trợ cho sự phát triển du lịch ở Thanh Toàn và đã đề nghị sự quan tâm hỗ
trợ từ phía tổ chức JICA Nhật Bản nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển du lịch
của địa phương. Với sự năng nỗ nhiệt tình của các tình nguyện viên JICA và các

chuyên gia nghiên cứu về du lịch đã xác định đâu là nguyên nhân cốt lõi cho việc
phát triển du lịch ở nơi đây, đó là phải thành lập ra BQL du lịch rồi đến HTX du lịch
làm cầu nối giữa người dân địa phương với khách du lịch và công ty lữ hành và đề
nghị đó đã được UBND xã Thủy Thanh đồng tình. Việc xây dựng một mô hình mới
đòi hỏi cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức của các cơ quan quản lý và cộng
đồng địa phương, để xây dựng một mô hình hiệu quả và phát triển theo hướng bền
vững, và đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các bên liên quan. Từ những vấn đề đó tôi
đã thực hiện một nghiên cứu là” Đánh giá vai trò các bên liên quan trong phát
triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn” .
2. Mục đích của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toànxã Thủy Thanh- thị xã Hương Thủy- tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cở sở lý luận về du lịch cộng đồng.
Đánh giá vai trò của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu

-

Ngói Thanh Toàn.
Đề xuất giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
Khách thể nghiên cứu: có rất nhiều bên liên quan trong phát triển du lịch tai
Cầu Ngói Thanh Toàn như: chính quyền trung ương và địa phương, cộng đồng địa
phương, khách du lịch, công ty lữ hành…nhưng trong đề tài nghiên cứu này tôi
9
SVTH: Trần Thị Hảo


9

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

chỉ đề cập đến vai trò của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và
cộng đồng địa phương.
-

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2/2017 đến tháng

-

5/2017.
Về mặt không gian: tại Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu

-

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Các tài liệu liên quan đến lịch sử, tài nguyên, văn hóa, dân cư tại xã Thủy Thanh,

-


thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Các số liệu thống kê của UBND, Ban quản lý và Hợp tác xã dịch vụ du lịch xã






Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Các nguồn thu thập chính:
Thư viện Khoa du lịch_ Đại học Huế.
Internet.
Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế.
Hợp tác xã du lịch Thủy Thanh, phòng văn hóa thông tin xã Thủy Thanh.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Đối với đối tượng là cơ quan quản lý : dữ liệu được thu thập thông qua kỹ
thuật phỏng vấn sâu khoảng 10 đối tượng là những người thuộc cơ quản quản lý
du lịch trung ương và địa phương, thành viên ban quản lý du lịch, hợp tác xã du
lịch, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch cộng đồng.
Đối với đối tượng là người dân địa phương : Tôi thu thập dữ liệu thông qua
bảng câu hỏi chi tiết với khoảng 100 đối tượng là những người đã và chưa tham
gia vào hoạt động du lịch, và mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá thang đo, xác định mức độ quan trọng
của các yếu tố cũng như kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra.
Xác định quy mô mẫu:
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang năm 2009, cỡ mẫu dùng
trong phân tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưa vào
phân tích để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai số cho
phép 5%.

Với n là cỡ mẫu cần lấy ta có công thức: n = (tổng số biến định lượng) x 5.
10
SVTH: Trần Thị Hảo

10

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

Với 20 biến định lượng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra, kích thước mẫu
n là: 20 x 5 = 100 mẫu. Vậy số lượng mẫu cần điều tra tối thiểu phải bằng 100, tôi
sẽ tiến hành điều tra 100 người dân tại địa phương.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.
Đối tượng phỏng vấn: Là các cá nhân có độ tuổi từ 18 trở lên.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cá nhân dựa trên bảng hỏi
định lượng.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
4.2.1. Phương pháp xử lí số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp các tài liệu từ Sở du lịch, cơ quan chính quyền, các đề tài
nghiên cứu thành, internet..thành các thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp xử lí số liệu sơ cấp
Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khám
phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, các biến dùng để đo lường các khái niệm
nghiên cứu và là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS phiên
bản 22.0.

Sử dụng thang đo Likert ( 1 – Rất không đồng ý; 2 –Không đồng ý; 3 – Bình
thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý).
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22, sau khi mã hóa và làm
sạch tiến hành phân tích theo các bước:
Thống kê mô tả.
Phân tích nhân tố khám EFA.
Đánh giá độ tin cậy thang đo.
Kiểm tra đa cộng tuyến.
Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan hồi quy.
5. Kết cấu đề tài
Phần 1: Đặt vấn đề.
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Đánh giá vai trò các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng
11
SVTH: Trần Thị Hảo

11

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

12
SVTH: Trần Thị Hảo

12

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Du lịch cộng đồng
1.1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối
hợp tổ chức, quản lí và làm chủ để đem lịa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường
chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa
phương( phong cảnh, văn hóa..).
Du lịch cộng đồng dựa trên sự mong muốn của du khách để tìm hiểu thêm về
cuộc sống hàng ngày của người dân về các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng
đồng thường liên kết với người dân thành thị đến vùng nông thôn để thưởng thức
cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Nền tảng lý thuyết cho phát triển du lịch cộng đồng

- Tính bền vững
Thuật ngữ du lịch bền vững đang trở nên phổ biến sau khi báo cáo Bruntland
được phát hành 1987. Trong bối cảnh của du lịch cộng đồng, tính bền vững cần
phải kể đến tính bền vững của du lịch và tính bền vững của cộng đồng dân cư địa
phương. Nhằm mục đích để du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm ảnh hưởng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Tính bền vững dựa vào 3 trụ
Kinh tế bền vững: tạo thêm nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư địa
phương. Tính bền vững về kinh tế chỉ có thể đạt được nếu như cộng đồng có thể
tạo lập cuộc sống của mình dựa trên những công cụ và cơ sở vật chất được cung
cấp. Việc tạo ra thu nhập cần phải nằm ngay trong chính cộng đồng vì lợi ích của
người dân địa phương. Tính khả thi về thương mại của sản phẩm du lịch cộng
đồng cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự bền vững kinh tế.
Văn hóa xã hội bền vững: du lịch cộng đồng góp phần tái tạo văn hóa truyền
thống, khuyến khích lòng tự hào của người dân địa phương, từ đó bảo tồn các giá
13
SVTH: Trần Thị Hảo

13

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

trị văn hóa cho thế hệ mai sau. Đây là vấn đề cần thiết không chỉ đối với cộng
đồng dân cư mà còn cả chiến lược phát triển du lịch bền vững. Những thay đổi xã
hội đều có thể diễn ra trong mọi hình thức phát triển, kể cả du lịch. Quan trọng là

phải đảm bảo sao cho những thay đổi đó có thể chấp nhận được về mặt xã hội và
có thể góp phần vào lợi ích của cộng đồng.
Môi trường bền vững: duy trì và bảo vệ môi trường thông qua đào tạo, giáo
dục nhận thức vì cả hai mục đích du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân địa phương.
1.1.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Thứ nhất: Bình đẳng xã hội.
Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý
các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được
chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cả
cho các thành viên cộng đồng.
Thứ hai: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên.
Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực và tiêu
cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị
văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua
các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành du lịch địa phương. Điều
này rất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương. Do đó, các cộng đồng
không chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung
cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực và
tiêu cực của du lịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ do
thiếu quy hoạch và quản lý.
Thứ ba: Chia sẻ lợi ích.
Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể
nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi
ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người
tham gia và một phần riêng đóng để góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông
qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư
14
SVTH: Trần Thị Hảo


14

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác
như y tế và giáo dục.
Thứ tư: Sở hữu và tham gia của địa phương.
Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức
và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Sự
tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh
giá là rất quan trọng một cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa
phương và phát huy tối đa sự được tham gia của địa phương.
1.1.3. Lợi ích phát triển du lịch cộng đồng
Lợi ích 1: Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng
địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn.
Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn
lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.
Lợi ích 2: Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch
với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch
vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không,
nghĩa là giao thông tốt hơn, điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nước
sạch, viễn thông vv…
Lợi ích 3: Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm các doanh nghiệp du lịch cộng
đồng, tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương. Du lịch cộng đồng có thể giúp

thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao động ở các vùng
địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị.
Lợi ích 4: Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa.
Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề
truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng
đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước
khác. Đây là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát để huy các giá trị văn hóa truyền
thống và phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.
1.1.4. Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng
1.1.4.1.Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch,
doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô,
15
SVTH: Trần Thị Hảo

15

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là
nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của
đất nước.
-


Các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch
Sự khác biệt của quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà
nước có tổ chức quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị sản xuất kinh doanh vào các
mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng các công cụ khác nhau (công
cụ pháp luật là chính). Chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về du lịch bao gồm:
Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt
các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch, đưa các chính sách vào hoạt động
kinh doanh du lịch.
Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật,
các quy chế , chế độ, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm trọng hoạt
động du lịch.
Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học,
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch,...
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm luật trong hoạt động du
lịch, thúc đẩy du lịch nước ta theo định hướng chung của đất nước, hạn chế các
mặt trái tác động đến nền kinh tế trong hoạt động du lịch.
Các bộ ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội cùng các bộ phận của nó có
chức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế hoạch
đầu tư,..
Các Bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện cho phát triển du lịch: Hàng không,
Hải quan, Ngoại giao, Công an,...

-

Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch:
Lập quy hoạch tổng thể phát triển về du lịch của quốc gia.
Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch.
Phối kết hợp với các bộ ngành có liên quan đến phát triển du lịch: Giao
thông vận tải, Bưu chính viễn thông,...
16

SVTH: Trần Thị Hảo

16

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

1.1.4.2. Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
Ở địa phương, trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan tương tự
như ở cấp trung ương, nhưng chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ
đạo của các cơ quan trong cơ cấu bộ máy nhà nước trung ương.
Nôi dung quản lý nhà nước về du lịch ở đia phương:
Xây dựng các đề án và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình hoạt
động của địa phương.
Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chính sách quy định và nghiệp vụ
chuyên môn.
Xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt
động du lịch.
Giúp đỡ đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cho các doanh
nghiệp du lịch.
1.1.4.3. Cộng đồng địa phương
Sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng là trọng tâm của du lịch cộng đồng để
đảm bảo các lợi ích rộng rãi và công bằng được tiếp nhận theo cơ cấu mang lại
cho cộng đồng quyền ra quyết định về mức độ và bản chất của du lịch trong địa
bàn của mình tham gia. Dù loại hình và mức sẽ khác nhau trong các cộng đồng

nhưng sự tham gia của cộng đồng luôn luôn nên ở mức độ mà cộng đồng cảm thấy
thuận thoải mái để đảm bảo phù hợp với năng lực của cộng đồng và cân bằng với
bổn phận văn hóa và các bổn phận khác như trách nhiệm đồng áng, các tập tục tín
ngưỡng và công việc chăm sóc con cái.
-

Các lĩnh vực tham gia
Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào dự án du lịch cộng đồng có thể
có nhiều hình thức như: Tham gia vào các nghiên cứu khả thi của cộng đồng.
Tham gia vào các hội thảo .
Xác định các điểm du lịch cộng đồng .
Tham gia vào tất cả các khía cạnh của quá trình lập kế hoạch và phát triển
kinh doanh.
Cung cấp lao động cho các công việc xây dựng.
Lao động tình nguyện.
Cho thuê đất/nhà/địa điểm làm dự án du lịch cộng đồng.
17
SVTH: Trần Thị Hảo

17

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

Phục vụ đất tư nhân sẵn có cho các tour du lịch.
Tham gia vào tổ chức quản lý cộng đồng.

1.1.4.4. Các nhà điều hành tour
Các nhà điều hành tour xây dựng, tiếp thị và điều hành các tour du lịch bao
gồm cả các sản phẩm và hoạt động du lịch cộng đồng. Các đơn vị điều hành tour
nội địa thường đặt tại các thị trường nguồn du lịch chính như các thành phố lớn và
các vùng du lịch trọng điểm. Các đơn vị điều hành tour quốc tế đặt ở nước ngoài
nhưng có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách du lịch thông qua các thông tin họ
truyền tải đến khách du lịch về các điểm đến và các trải nghiệm du lịch.
Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch – bao gồm các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các
điểm hấp dẫn du lịch, các công ty vận chuyển, hướng dẫn viên, những người bán lẻ
quà lưu niệm, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tiếp thị và xúc tiến các doanh
nghiệp du lịch cộng đồng thông qua những lời truyền miệng và thường đưa ra
quảng cáo bằng tài liệu in ấn. Họ cũng có thể mua các sản phẩm thủ công của du
lịch cộng đồng hoặc mời các chỗ bán lẻ. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nằm ở
các điểm du lịch lân cận có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến các dự án du lịch cộng
đồng.
1.1.4.5. Khách du lịch
Là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm du lịch ở địa phương. Hiểu và tôn
trọng môi trường tự nhiên và các đặc trưng văn hóa của địa phương.
Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương.
Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch.
Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương và chia sẻ kinh nghiệm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng có thể hoạt động gần như ở bất cứ nơi
nào, từ một nhóm cộng đồng đô thị tại các thị trấn hay thành phố tập hợp nhau để
phát triển khu vực nghề thủ công hè phố đến những người dân ở một làng nông
thôn phát triển nhà dài cộng đồng hay nhóm biểu diễn văn hóa. Tuy nhiên, các sản
phẩm và dịch vụ du lịch cộng đồng của Việt Nam phần lớn thường thấy ở các
18
SVTH: Trần Thị Hảo


18

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

vùng nông thôn như là vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Vịnh Hạ
Long), vùng ven biển miền Trung (Huế, Hội An, Nha Trang) và xung quanh đồng
bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Ở đây, vẻ đẹp thiên nhiên thường gắn với các di
sản văn hóa phong phú. Đặc biệt, du lịch cộng đồng hầu hết thường thấy ở những
nơi có đông dân tộc thiểu số với nhiều văn hóa, truyền thống độc đáo và cảnh
quan thiên nhiên xung quanh nơi họ sống, tạo ra sự liên kết các sản phẩm đặc biệt
hấp dẫn cho khách du lịch. Ngoài ra, vì thường không dễ có các lựa chọn sinh kế
thay thế, du lịch cộng đồng tạo thêm thu nhập cho cuộc sống hầu hết tự cung tự
cấp của họ.
Nhu cầu về du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
Một khảo sát của AC Nielson do SNV ủy thác trong năm 2010 đối với hơn
200 khách du lịch nội địa và 200 khách du lịch quốc tế ở các vùng trọng điểm du
lịch lớn của Việt Nam đã mang lại cái nhìn tích cực về đưa ra một số phát hiện cơ





bản du lịch cộng đồng ở Việt Nam:
65% muốn trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương.

54% muốn trải nghiệm thiên nhiên, nghỉ ngơi và phục hồi sứckhỏe.
84% muốn thăm quan danh lam thắng cảnh địa phương.
97% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho kỳ nghỉ thân thiện với môi trường và mang lại





nhiều lợi ích thực sự cho người nghèo.
70% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc bảo vệ môi trường địa phương.
48% sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương.
45% sẵn sàng chi trả nhiều hơn để hỗ trợ hội từ thiện địa phương.
1.2.2. Các phân khúc thị trường du lịch cộng đồng tiềm năng ở Việt Nam
Các thị trường tiềm năng điển hình cho các sản phẩm du lịch cộng đồng ở
Việt Nam bao gồm:
• Khách du lịch quốc tế quan tâm đến văn hóa và môi trường và thích “ra
khỏi lối mòn” để trải nghiệm cái gì đó mới mẻ, khác lạ hay “chân thực hơn”.
• Người Việt Nam trong nước và người nước ngoài sống ở các thành phố
muốn có chuyến đi nghỉ ngắn đến các làng quê để thoát khỏi cuộc sống đô thị và
nghỉ ngơi trong khung cảnh thôn dã.
• Sinh viên Việt Nam và lớp trẻ ở các đô thị muốn thám hiểm vùng quê Việt
Nam với bạn bè và trải nghiệm cuộc sống nông thôn trong thời gian rảnh rỗi.
• Sinh viên và những nhà nghiên cứu đi thăm các vùng nông thôn để thăm
quan, học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực như xã hội học, nhân chủng học,
môi trường, chim chóc và động vật, các quần thực vật và động vật.
19
19
SVTH: Trần Thị Hảo

Lớp: K47-KTDL



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

• Khách du lịch ba lô và khách lẻ đi trekking, tìm kiếm các trải nghiệm về
chợ quê và gặp gỡ các dân tộc thiểu số.
1.2.3. Mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Du lịch cộng đồng ở Bản Lác_Huyện Mai Châu_Tỉnh Hòa Bình.
Thị xã Mai Châu thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm cách Hà Nội khoảng 135km và
cách thị xã Hòa Bình khoảng 60km. Đây là một vùng nông thôn đẹp, phần lớn là
dân tộc thiểu số Thái Trắng sinh sống, Bản Lác được lựa chọn là một “làng văn
hóa” trong vùng, lượng khách du lịch đến Bản Lác ngày càng tăng đỉnh điểm là
năm 2002, bản này đã trở thành điểm đến thường xuyên của khách nội địa. Công
ty du lịch Hòa Bình đã phát hiện và phát triển du lịch của vùng.
Trong bản có 110 hộ gia đình, trong đó 24 hộ đăng kí đón khách du lịch, cho
đến nay đã có hai thế hệ tham gia vào hoạt động đón khách du lịch.
Bản vẫn bảo tồn tốt nhà sàn truyền thống của người Thái. Nguồn lợi đáng kể
thu từ hoạt động du lịch đã khuyến khích người dân trong bản xây nhà mái rơm
theo lối truyền thống. Hoạt động du lịch ngày càng thu hút người dân địa phương
của Bản Lác 1 và cả Bản Lác 2.
Sản phẩm và du lịch cộng đồng: khách đến tham quan Bản Lác có thể nghỉ
lại ở nhà dân để tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người Thái. Du khách
có thể hưởng ngoạn những phong cảnh yên bình với những đồng luá, hang động,
tham gia bào chuyến đi bộ, thưởng thức món ăn của người Thái cũng như tìm hiểu
về kỹ thuật dệt thổ cẩm. Trong bản cũng có một khu cắm trại và đốt lửa trại cách
biệt so với bản chính.
Thu nhập từ việc đón khách du lịch là từ 50.000 đến 60.000 đồng, 10.000
đồng cho bữa sáng và 50.000 đồng cho bữa trưa hoặc bữa tối, ngoài ra có khoảng

thu 50.000 đồng một người từ biểu diễn nghệ thuật, các hộ phải nộp thuế tỷ lệ
10% nguồn thu mỗi tháng. Những hộ gia đình có thu nhập lớn nhất từ hoạt động
du lịch này là 200 triệu đồng mỗi năm.Thu nhập trung bình mỗi hộ dân đón khách
là 3 đến 5 triệu mỗi tháng.
Hoạt động du lịch đã tác động mạnh mẽ đến bản thông qua việc tạo nhiều
việc làm không chỉ cho những lao động trực tiếp mà còn gián tiếp cho những
người dân đón khách, từ bán hàng thổ cẩm, thực phẩm và biểu diễn nghệ thuật.
Những gia đình làm ăn tốt thường đóng góp nhiều hơn để xây dựng bản như xây
20
SVTH: Trần Thị Hảo

20

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

dựng hệ thống giao thông hoặc nước. Ngoài ra những hộ có thu nhập thấp có thể
làm công việc đồng áng cho những hộ gia đình có thu nhập cao.
Bên cạnh góp phần khôi phục các điệu nhảy dân gian, phong cách kiến trúc
truyền thống, du khách cũng đã để lại một số ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống
của cộng đồng.
Tiếp thu sự thành công mà Bản Lác đạt được, công ty du lịch Hòa Bình đã
khởi xướng cho 8 bản khác quanh huyện Mai Châu triển khai du lịch cộng đồng
với quy mô nhỏ.
1.2.4. Mô hình du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế
Du lịch cộng đồng từ thương hiệu Thanh Trà.

Phường Thủy Biều nay là sự hợp nhất của hai làng cổ Nguyệt Biều và Lương
Quán. Là vùng đất bán sơn địa ở khu vực thượng lưu sông Hương nên Thủy Biều
có lượng phù sa lớn thích hợp cho cây thanh trà. Hiện nay, nhiều vùng trong và
ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế có trồng thanh trà, nhưng không nơi nào cho quả ngon
như ở Thủy Biều. Danh “Thanh trà Thủy Biều” nổi tiếng khắp trong Nam ngoài
Bắc. Trong tour du lịch cộng đồng do hội người dân phường thiết kế, bằng xe đạp,
du khách sẽ băng qua những con đường nhỏ rợp bóng cây xanh để đến với làng
Nguyệt Biều, điểm dừng chân đầu tiên là cây si cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm.
Sau đó, du khách tham quan đình làng Lương Quán, nơi lưu giữ những hiện vật có
giá trị văn hóa, lịch sử cũng như tổ chức các sự kiện quan trọng của làng. Tiếp theo,
du khách sẽ được tham quan những nhà vườn tiêu biểu nhất ở Thủy Biều với những
vườn cây trái sum xuê, với kiểu nhà rường truyền thống của Huế, tham quan khu di
tích Hổ Quyền-Voi Ré của triều Nguyễn. Đa số các hộ dân nằm trong tour du lịch
cộng đồng đều có vị trí nhà gần bến sông, thuận tiện cho việc phát triển du lịch
vườn cây trái kết hợp với các hoạt động giải trí trên sông nước, như hộ các ông Hồ
Xuân Doanh, Hồ Xuân Đài, Đặng Văn Thành, Hoàng Trọng Dũng…
Nhắc đến các hộ có nhà vườn, nhà rường nằm trong tour du lịch cộng đồng
phục vụ du khách do hội nông dân phường quản lý, không thể không nói đến hộ
ông Hồ Xuân Đài. Nhà rường của ông có tuổi đời 140 năm, do thân phụ là Hồ
Xuân Triêm (Chánh Đội quản tượng Nam triều chuyên việc lễ tế) quản lý và giao
lại. Vườn thanh trà nhà ông có từ lâu và từ khi tham gia tour du lịch cộng đồng,
21
SVTH: Trần Thị Hảo

21

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

ông thiết kế, cải tạo lại rất đẹp và hoàn chỉnh, du khách đến đây, nhất là khách
nước ngoài, được trải nghiệm về văn hóa ẩm thực thuần Huế, ngâm chân dược
thảo trong chậu gỗ thưởng thức trái ngon thanh trà chính hiệu và được học cách
làm kẹo mè…
Hiện nay, phường Thủy Biều có 800 hộ trồng thanh trà với tổng diện tích
147 ha. Đây là điều kiện lý tưởng để hội người dân phường phát huy tiềm năng,
thế mạnh nhằm phát triển tour du lịch cộng đồng trong bối cảnh tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung, thành phố Huế nói riêng đã và đang kêu gọi các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư để phát triển du lịch tại đây.

22
SVTH: Trần Thị Hảo

22

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
CẦU NGÓI THANH TOÀN
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn,

xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Hệ thống tài nguyên du lịch
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thuỷ Thanh nằm ở phía Đông Bắc thị xã Hương Thuỷ, cách trung tâm thị
xã Hương Thủy theo hướng Tây Nam khoảng 6 km, cách trung tâm thành phố
Huế theo hướng Tây khoảng 8 km.
Có tọa độ vị trí địa lý từ 16026’30” đến 16029’30” vĩ độ Bắc, 107037’10” đến
107039’13” kinh độ Đông. Với vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy và xã Phú Hồ,
huyện Phú Vang.
- Phía Tây giáp với phường An Đông, thành phố Huế và xã Thủy Vân, thị xã
Hương Thủy.
- Phía Nam giáp với phường Thủy Phương và phường Thủy Dương.
- Phía Bắc giáp với xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang.
 Thủy Thanh có vị trí địa lý thuận lợi gần trung tâm đô thị lớn của thành phố Huế,

có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, là nền tảng, tiềm năng để phát triển dịch
vụ du lịch, thuộc vùng đồng bằng ven biển, Thủy Thanh có diện tích đất nông
nghiệp chiếm gần 72% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tạo điều kiện thuận lợi phát
triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.2.1. Địa hình
Là một xã vùng đồng bằng thấp trũng, giáp ranh với thành phố Huế, trên địa
bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ đi qua, có 4 di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật cấp
quốc gia và cấp tỉnh, đang có các dự án đầu tư dịch vụ du lịch, quỹ đất nông
23
SVTH: Trần Thị Hảo

23


Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

nghiệp khá lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi…, đó là
những tiềm năng và lợi thế để khai thác, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ du lịch
cộng đồng.
Thủy Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc ranh giới huyện Phú
Vang hình cánh cung theo hướng Bắc – Nam là sông Như Ý đổ ra sông Hương tại
cửa Vĩ Dạ. Nơi có độ cao nhất là 1m, độ dốc <50, nghiêng từ Tây sang Đông.
2.1.1.2.2. Tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng đất: Diện tích đất tự nhiên của toàn xã năm 2017 là 851,92
ha, trong đó:
Đất nông nghiệp toàn xã đến năm 2017, theo số liệu có 613,14 ha chiếm
71,97% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích trồng lúa nước là 545,76 ha
chiếm 89,00% còn lại là đất trồng cây hằng năm, cây lâu năm và đất nuôi trồng
thủy sản là 67,47 ha chiếm 11,00%.
Đất phi nông nghiệp có 216,24 ha chiếm 20,23% tổng diện tích đất tự nhiên
của xã.
Đất dành cho phát triển hạ tầng, xây dựng trụ sở cơ quan, đất cho cơ sở sản
xuất kinh doanh, di tích, danh lam thắng cảnh.
Đất khu dân cư nông thôn là 50,59 ha chiếm 5,94% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng còn 3ha chiếm 0,35% tổng diện tích đất tự nhiên.
2.1.1.2.3. Khí hậu, thủy văn
Thủy Thanh bị ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa Đông gặp gió
mùa Đông Bắc mưa rét, mùa Hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng.
Nhiệt độ trung bình từ 25-270C, vào mùa khô nhiệt độ bình quân 27-29 0C,

vào mùa mưa lạnh nhiệt độ trung bình 20-220C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa bình quân
2.500 mm. Mưa tập trung cao vào các tháng 10,11,12 chiếm hơn 50% lượng mưa cả
năm. Tổng số ngày mưa trong năm khoảng 150 ngày. Vào mùa mưa lượng mưa tập
trung lớn, kết hợp với lũ thượng nguồn về thường gây ngập úng trên địa bàn xã.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân hàng năm 85%. Độ ẩm cao nhất 90%
(vào các tháng 10,11,12). Độ ẩm thấp nhất 72% (vào các tháng 5,6,7).
24
SVTH: Trần Thị Hảo

24

Lớp: K47-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thị Diễm Hương

Chế độ gió bão, thiên tai: Ở đây thường có hai hướng gió chính, là gió mùa
Đông Bắc xuất hiện vào mùa mưa gây giá rét và gió mùa Tây Nam xuất hiện vào
mùa khô, kèm theo không khí khô hanh và nóng. Ngoài ra, trong năm còn xuất
hiện hướng gió phụ, là gió Đông Nam mang hơi nước từ biển vào. Bão thường
xuất hiện vào đầu mùa mưa, một năm ở khu vực này thường bị ảnh hưởng từ 3 - 4
cơn bão, kèm theo mưa lớn thường gây ngập úng trên khắp địa bàn, đặc biệt ngập
sâu (1 – 2 m) ở các thôn Lang Xá Bàu, Lang Xá Cồn và Thanh Thủy Chánh.
Chế độ thủy văn: Bao quanh ½ ranh giới xã là sông Như Ý (dài khoảng 7,5
km), hệ thống thoát nước lũ tại Thủy Thanh chia thành hai nhánh, một nhánh thoát
ra đầm Sam - xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang một nhánh thoát ra sông Đại Giang –
phá Tam Giang.

2.1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.1.3.1. Tài nguyên du lịch vật thể
- Cầu Ngói Thanh Toàn
Được xây dựng năm 1776, theo lối kiến trúc độc đáo “thượng gia hạ kiều” và
là một trong những cây cầu cổ có giá trị nhất nước Việt Nam. Năm 1990 được
công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia.
Lịch sử của cầu:
Cầu này được bà Trần Thị Đạo - cháu đời thứ 6 của họ Trần (1 trong 13 họ
khai canh làng Thanh Toàn) xây dựng để dân làng qua lại được thuận tiện và cho
lữ khách có chỗ dừng chân khi lỡ bước. Bà Trần Thị Đạo là vợ một vị quan lớn
dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà đã dùng tiền của
mình giúp đỡ nhiều cho dân, cho làng, Cầu Ngói Thanh Toàn là một minh chứng
cho tấm lòng này của bà. Chiếc cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước
mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để
ngồi tựa. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đã được trùng tu, sữa chữa vào
các năm 1847, 1906, 1956, 1971. Qua các lần tu sửa, chất liệu gốc đã có thay đổi
như cột trụ bằng gỗ lim được thay bằng gạch và xi măng, kích thước thu hẹp chiều
dài còn 16,85m và rộng 4,63m.

25
SVTH: Trần Thị Hảo

25

Lớp: K47-KTDL


×