Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng nam đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.79 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
-----  -----

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Quốc Chiến

TS. Lê Thị Kim Liên

Lớp: K47 Kinh Tế Du Lịch

Huế, tháng 05 năm 2017
1


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên


Để hoàn thành đề tài Chuyên đề này,
ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và
cổ vũ của rất nhiều người. Với lòng biết


ơn, tôi xin gửi đến quý Thầy, Cô đang giảng
dạy tại Khoa Du Lòch - Đại học Huế đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường, từ đó tôi có nền tảng kiến
thức nhất đònh để có thể hoàn thành đề
tài này.
Xin đặc biệt cảm ơn Giảng viên Tiến Só
Lê Thò Kim Liên - người đã tận tình hướng
dẫn, góp ý và truyền đạt kiến thức cho
tôi hoàn thành đề tài này. Cảm ơn Cô đã
luôn chỉ dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian vừa qua.
Cùng với đó, tôi xin cảm ơn các Anh/Chò
ở Công ty cổ phần truyền thông quảng
cáo và dòch vụ du lòch Đại Bàng đã tạo
điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập tại đơn vò.
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm,
sự động viên, giúp đỡ về mặt vật chất
và tinh thần của gia đình, người thân và
bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng
như trong thời gian hoàn thành đề tài này.
2
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch


Chun đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài
này không thể không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp, nhận xét, bổ sung thêm của
quý Thầy, Cô, các bạn sinh viên và những
người quan tâm đến đề tài này để bài
Chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, 04 tháng 05
năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Quốc
Chiến

3
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết

quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Huế, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Chiến

4
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

MỤC LỤC

5
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


6
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1.

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

2.

DLCĐ

Du lịch cộng đồng


3.

DLST

Du lịch sinh thái

4.

UNESCO

5.

CSHT - VCKT

6.

CĐĐP

7.

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

8.

GDP

Tổng sản lượng nội địa


9.

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

10.

DTHVN

Dân tộc học Việt Nam

11.

SDL

Sở du lịch

12.

VNĐ

Việt Nam Đồng

13.

TNHH

14.


TNHH - TM

15.

HĐND

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Cơ sở hạ tầng – vật chất ky thuật
Cộng đồng địa phương

Trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn thương mại
Hội đồng nhân dân

7
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

DANH MỤC BẢNG

8
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh Tế Du Lịch



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ rất lâu, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn
lợi vô cùng to lớn cho mỗi quốc gia, song song với các loại hình giải trí nhằm thỏa
mãn cho nhu cầu thụ hưởng ngày một gia tăng của con người hiện tại , du lịch đang
ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều loại hình khác nhau đáp ứng các
nhu cầu da dạng của con người như: du lịch tham quan , nghỉ dưỡng , chữa bệnh ,
du lịch văn hóa , tâm linh, du lịch cộng đồng...
Ngày nay, du lịch không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn
của con người như trước đây, mà nó còn mang những giá trị tiềm ẩn, sức lôi cuốn
kỳ diệu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách như: văn hóa tri thức, hoạt động xã
hội, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, cũng như khám phá vẻ đẹp bản sắc văn hóa tinh
túy của mọi vùng miền trên khắp thế giới...
Do điều kiện khách quan ấy mà rất nhiều loại hình du lịch đã ra đời, đáp ứng
những nhu cầu đó của du khách: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chữa
bệnh, du lịch cộng đồng... Trong bối cảnh chung của du lịch thế giới, Việt Nam –
đất nước của nhiều cảnh đẹp, lịch sử lâu đời và bản sắc văn hóa đa dạng đặc sắc của
54 dân tộc hội tụ trên khắp vùng miền của tổ quốc, được biết đến như một trong
những điểm du lịch lý tưởng cho du khách.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục tăng trưởng với
tốc độ cao. Theo thống kê của Tổng cục du lịch 2010 ngành du lịch Việt Nam đã
đón hơn 28 triệu lượt khách nội địa và 5,21 triệu lượt khách quốc tế, Việt Nam cũng
được dự báo là một trong những nước có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trên
thế giới trong giai đoạn 2006 – 2016, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7,2%

đến 9,9%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch cũng đồng nghĩa với việc
môi trường tài nguyên dần bị hủy hoại nghiêm trọng bởi lượng rác thải và những tác
động xấu của con người gây ra trong các hoạt động du lịch tại các khu du lịch , đặc
biệt là tại các khu du lịch có tính đa dạng sinh học cao như: vườn quốc gia, khu dự
trữ sinh quyển, khu du lịch sinh thái…
9
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định du lịch cần có những giải pháp hữu hiệu
giữa bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch để đảm bảo sự phát triển du
lịch bền vững và dài hạn trong tương lai.
Du lịch cộng đồng – loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, môi trường tại
điểm du lịch vì sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời khuyến khích, tăng cường
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc tổ chức các hoạt động du lịch, từ đó
tạo sinh kế bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho họ; du lịch cộng đồng còn
đặc biệt tạo sự hấp dẫn tới khách quốc tế từ những sản phẩm du lịch bản địa của khu
du lịch. Với những lợi thế nổi bật đó, phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn
hiện nay được xem là công cụ hữu hiệu giải quyết những tác động tiêu cực mà du
lịch mang lại, hướng đến sự phát triển bền vững và dài hạn.
Khu du lịch cộng đồng Nam Đông thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế là một khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng với những nét văn hóa
truyền thống, độc đáo của người dân Cơ Tu, nơi đây đã và ngày càng thu hút nhiều

du khách đến tham quan hơn.
Mô hình du lịch cộng đồng đang được xây dựng tại khu du lịch cộng đồng
Nam Đông là một hướng đi mới góp phần thúc đẩy và đa dạng hóa loại hình du lịch
của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia, tạo sinh
kế bền vững cho đời sống kinh tế cho dân cư địa phương, hướng đến sự phát triển
của du lịch bền vững.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
như vậy, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển
du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông” làm đề tài cho Chuyên đề tốt nghiệp. Tôi hy
vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của tôi sẽ góp một phần nhỏ
cho sự phát triển của mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua bài Chuyên đề của mình, tôi muốn tìm hiểu các vấn đề cơ bản về
du lịch cộng đồng, phương hướng phát triển của du lịch hiện nay, đánh giá những
tiềm năng và thực trạng hoạt động và du lịch cộng đồng tại khu vực này. Từ đó đưa
ra những định hướng, giải pháp để góp phần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa khu du
lịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong thời gian tới.
10
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp

phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông.
- Đối tượng điều tra: Người dân đã tham gia vào hoạt động du lịch, chính quyền
địa phương, công ty lữ hành, khách hàng tham gia tour du lịch cộng đồng tại huyện
Nam Đông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới thiệu và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông.
- Tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu DLCĐ của khách
du lịch trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế.
- Xây dựng định hướng phát triển DLCĐ tại huyện Nam Đông và đề xuất một
số giải pháp giúp thực hiện định hướng trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lịch tự
nhiên, tìm hiểu nhu cầu khách du lịch.
- Phạm vi thời gian: do những hạn chế về thời gian và khả năng nên đề tài tập
trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 02/2017 đến 4/2017.
- Phạm vi không gian: Huyện Nam Đông, khách du lịch.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
- Những tiềm năng về tài nguyên của huyện Nam Đông trong việc phát triển
loại hình du lịch cộng đồng?
- Thực trang phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông hiện nay như
thế nào?
- Những định hướng phát triển và giải pháp đề ra để phát triển bền vững du
lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đồng thời
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương?
5. Thiết kế nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu
định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng.

11
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến


K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

5.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua ky thuật phỏng vấn sâu
khoảng 10 đối tượng là những người đã tham gia vào hoạt động du lịch, chính
quyền địa phương, công ty lữ hành... Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập,
tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, các biến
dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho
nghiên cứu định lượng.
5.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông
qua bảng câu hỏi chi tiết với khoảng 165 đối tượng là những người đã tham gia tour
du lịch, và mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bước nghiên cứu
này nhằm đánh giá thang đo, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như
kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra.
5.3. Thiết kế thang đo
Giá trị tinh thần được cho là yếu tố quan trọng dùng để đo lường các yếu tố tác
động đến quyết định tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương, nó
được đánh giá dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Song, mỗi khía cạnh đều được đo
lường bởi thang đo Likert, gồm 5 mức độ:
- Mức (1): Rất không đồng ý.
- Mức (2): Không đồng ý.
- Mức (3): Bình thường.
- Mức (4):Đồng ý.
- Mức (5): Rất đồng ý.

5.4. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theo
các đặc tính sau:
+ Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc.
+ Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở.
+ Đối tượng điều tra: những người đã tham gia vào tour du lịch.

12
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

6. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
6.1. Xác định cỡ mẫu
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cỡ mẫu dùng
trong phân tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưa vào phân tích
để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai số cho phép 5%.
Với n là cỡ mẫu cần lấy ta có công thức: n = (tổng số biến định lượng) x 5.
Với 33 biến định lượng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra, kích thước mẫu n là: 33 x
-

-

5 = 165 mẫu. Vậy số lượng mẫu cần điều tra tối thiểu phải bằng 165, tôi sẽ tiến hành
điều tra 165 khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
- Đối tượng phỏng vấn: Là các cá nhân có độ tuổi từ 18 trở lên.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân dựa trên bảng hỏi định
lượng.
6.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel để tính toán lượng tăng giảm, tốc độ tăng trưởng và
phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế.
Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 16.0.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sau khi mã hóa và
làm sạch tiến hành phân tích theo các bước:
- Thống kê mô tả.
- Phân tích nhân tố khám EFA.
- Đánh giá độ tin cậy thang đo.
- Kiểm tra đa cộng tuyến.
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan hồi quy.
7. Kết cấu của Chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, Chuyên đề gồm có 3 chương chính.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Nam Đông.
Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Nam Đông.

13
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững
1.1.1. Lý thuyết về cộng đồng
Cộng đồng –một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những
năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận
khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm
này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về ky thuật,
phương pháp và tài chính vào tập kỷ 50 – 60...
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm
vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó.
Theo Keith và Ary, 1998 thì“Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên
cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong
cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc
cùng một nhóm tôn giáo,một tầng lớp chính trị”.
Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở nên
phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất. Các cộng đồng có thể bao gồm
nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo, người định
cư lâu và người mới định cư...Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồng
dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau.
Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phụ thuộc vào mối
quan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát
triển giữa các thành viên qua nhiều thế hệ. Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng
đồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation Food
and Agriculture Organisation, 1990).

Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội học.
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng
rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc
14
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

tính xã hội. Từ những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng
châu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập...đến một hạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặc
tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo... như cộng đồng người Do Thái,
cộng đồng người da đen tại Chicago. Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử
dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có
những đặc tính xã hội chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hội
như nhóm những người lái xa taxi, nhóm người khiếm thị...
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán,
được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như
phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông...
Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một đặc thù
chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhau nhờ những lợi
ích chung.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu vào
giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh
phía nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng chuyển

sang lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960, 1970 hoạt động phát triển
cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh
viên hay của phong trào Phật giáo.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biết
đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước
ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một nhân tố
quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững. Các đường lối và phương
pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thực tiễn ở Việt Nam,
bằng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thất bại. Bộ môn “phát
triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng” được giảng dạy trong một số trường đại học
ở phía Nam với giáo trình được biên soạn như một môn cơ bản. Gần đây, bộ môn
này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cấp mã ngành.

15
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

1.1.2. Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
1.1.2.1. Các quan điểm về du lịch cộng đồng
Thuật ngữ Du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản
từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục
tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vài khách muốn khám phá
hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt
dân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách

tham quan. Những lúc như vậy, những khách này rất cần có sự trợ giúp như dẫn
đường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã được người dân bản xứ tạo điều kiện
giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ; lúc đó, khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có
sự hỗ trợ của người bản xứ – đây là tiền đề cho phát triển loại hình du lịch dựa vào
cộng đồng.
Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của các
nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du lịch. Bên
cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực
này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn
viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách và
thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, người dân bản xứ cũng có thu
nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan nên loại hình du lịch
dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách
du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng.
Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra
sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách du lịch vào
thập kỷ 89 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc,
châu My La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức phi
chính phủ, Hội thiên nhiên Thế giới. Du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu phát triển
mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN: Indonesia,
Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác: Ấn Độ, Nepal, Đài Loan.
Về mặt lý luận về du lịch cộng đồng: Các nước ASEAN như Indonesia,
Philipin, Thái Lan đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về xây dựng mô hình và tập
huấn, đào tạo ky năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
16
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng:
- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism).
- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism).
- Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – Based
Ecotourism).
- Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation
in Tourism).
Du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức hoạt động du lịch và có những
điều kiện, tính chất hoạt động giống như loại hình du lịch sinh thái, du lịch bền
vững như sau:
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực cộng đồng của cộng đồng địa phương (Thế Đạt, Du
lịch và du lịch sinh thái, 2003). Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao yếu tố giáo
dục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hóa do con người tạo ra.
- Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng
những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan
tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt
động du lịch trong tương lai...(Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền
vững, 2001).Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho
các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc
văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống.
Như vậy, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du
lịch bền vững. Du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào cả hai yếu tố là tự nhiên, môi
trường và con người.

1.1.2.2. Một số khái niệm cơ bản của du lịch cộng đồng
Do vị trí về du lịch dựa vào cộng đồng, tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên
cứu mà du lịch cộng đồng có những khái niệm khác nhau.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch
cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra
17
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa
phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, Community Based Sustainable
Tourism A Reader, 2000). Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân
địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý.
Du lịch cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn
hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và
cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống
đời thường của họ” (Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997).
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sy Vo
Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của
mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng
đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng
quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.
Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

phân tích về du lịch cộng đồng: “Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng đồng
ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa. Thứ hai
là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng
đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo. Để thành công được điều này,
chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của
văn hoá bản địa để phục vụ du khách”.
1.1.2.3. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Từ những khái niệm cũng như những hiểu biết chung nhất về du lịch cộng
đồng, Theo Viện nghiên cứu Phát triển Miền núi, để phát triển du lịch cộng đồng thì
mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng phải bao gồm những điểm như sau:
- Là công cụ cho hoạt động bảo tồn.
- Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống.
- Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của mọi người
bên ngoài cộng đồng về những vấn đề như rừng trong cộng đồng, con người sống
trong khu vực rừng, nông nghiệp hữu cơ, quyền công dân cho người trong bộ lạc.
18
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

- Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùng làm
việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng.
- Mở rộng các cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng.
- Cung cấp khoản thu nhập thêm cho cá nhân thành viên trong cộng đồng.
- Mang lại thu nhập cho quy phát triển cộng đồng.

Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam cho
loại hình phát triển này gồm:
- Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa,
bao gồm cả sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,...
- Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua
việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.
- Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương.
- Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệm
đối với môi trường và xã hội.
1.1.2.4. Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Các nguyên tắc tham dự của cộng đồng đối với phát triển du lịch:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực
hiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao
quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng: Khả năng bao gồm:
+ Khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của cộng đồng trong việc sử dụng tài
nguyên.
+ Nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng
đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với
tài nguyên, cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này, cộng đồng phải
cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh
cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân
chia công bằng cho mọi thành viên tham gia, đồng thời được trích lại để phát triển lợi
ích chung của xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng...

19
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.

20
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

1.1.2.5. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng
của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm.
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số
lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa,
nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,
nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát

triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về
nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và các công ty
lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan.
1.1.2.6.Vai trò và đặc điểm của du lịch cộng đồng


Vai trò của du lịch cộng đồng
Một nhà nghiên cứu đã từng nói: Tình bạn và đồng minh không tồn tại vĩnh
viễn mà chỉ có lợi ích là tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, ngành du lịch muốn khai thác
tài nguyên, phát triển hoạt động du lịch tại địa phương thì lợi ích của người dân
nơi đây cũng phải được đảm bảo. Chính vì thế, một trong những nguyên tắc để
phát triển bền vững là không thể tách rời CĐĐP tại điểm du lịch đó ra khỏi hoạt
động du lịch. Bởi chính họ mới là chủ nhân của những vùng đất, là người chủ thực
sự hiểu ro, sống cùng, gắn bó và dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa. Họ là
những người bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hoá bản địa và tự nhiên7của nơi diễn
ra hoạt động du lịch.
“Nhìn từ góc độ kinh tế và môi trường, nếu không có sự tham gia củangười
dân, nguồn tài nguyên, làm cơ sở cho du lịch, sẽ có thể dần dần bị huỷ hoại và
không đầu tư được nữa”.
Đối với cộng đồng địa phương, ít ai hiểu ro về DLST, DLCĐ như thế nào. Hầu
hết, vì cuộc sống mưu sinh mà vô tình họ trở thành một trong những phần quan
trọng của hoạt động du lịch.
21
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

Việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt
động du lịch như: Hướng dẫn viên, cung cấp các dịch vụ, sản xuất và bán hang lưu
niệm, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách… Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập cho cộng đồng địa phương từ đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc
hơn vào khai thác tự nhiên.
Để người dân nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên để dễ
dàng quy trách nhiệm đối với mỗi thành viên. Đòi hỏi việc huy động sự tham gia
của CĐĐP không chỉ dừng lại ở những công việc trên mà cần đánh giá vai trò của
họ lên tầm cao hơn, ngang bằng… bởi những lý do: Người dân địa phương là người
sinh ra và lớn lên tồn tại trên vùng đất, họ sẽ là người hiểu ro hơn ai hết về mảnh đất
đó. Từ những kinh nghiệm, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau giữa người dân địa phương và
người làm du lịch, sẽ cùng hoạch định, có những giải pháp có thể can thiệp thích
hợp vì lợi ích chung.
Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, không chỉ đơn thuần tồn tại mối
quan hệ hai chiều là giữa người làm du lịch và CĐĐP mà có rất nhiều mối quan hệ
giữa các bên tham gia: giữa người dân địa phương với các nhà quản lý, người dân
địa phương với khách du lịch, người dân với người làm du lịch, các công ty du lịch
cùng khai thác trên một địa bàn hay nhiều địa bàn khác nhau và ngay với những
người dân với nhau… Nếu các quan hệ này được phối hợp tốt sẽ tạo nên một sức
mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển du lịch. Nhưng nếu không làm tốt sẽ có rất
nhiều mâu thuẫn xảy ra. Chính vì thế, để điều hoà được các mối quan hệ đó là một
vấn đề quan trọng bởi nó là cơ sở để cho du lịch bền vững.
DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bao gồm sự đa dạng
sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá…DLCĐ góp phần phát triển kinh
tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu du lịch và những lợi ích khác cho cộng
đồng. DLCĐ có sự tham gia ngày càng đông đảo và tích cực của CĐĐP, mang lại
cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Có

thể nói DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt và có vai trò rất lớn đối với
nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, tài nguyên
môi trường của quốc gia, khu vực và chính bản thân cộng đồng.

22
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên:
+ Góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
+ Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá vật thể và phi vật thểcủa
cộng đồng.
- Đối với du lịch:
+ Tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của một vùng, một quốcgia.
+ Góp phần thu hút khách du lịch.
+ DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tàinguyên du
lịch nói riêng.
- Đối với cộng đồng:
+ DLCĐ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên trực tiếp tham giacung
cấp dịch vụ du lịch cho du khách. Đồng thời những thành viên khác của cộng đồng
cùng được hưởng lợi từ sự tái đầu tư của nguồn doanh thu du lịch vào việc hỗ trợ
cung cấp phát triển cơ sở hạ tầng góp phần thay đổi xã hội địa phương.
+ DLCĐ giúp cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình đối với việc bảovệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường của địa phương tại khu du lịch, từ đó tác động

đến nhận thức của các cộng đồng khác về vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên
môi trường của cộng đồng. Như vậy có thể khẳng định rằng việc phát triển DLCĐ
có vai trò rất lớn đối với mọi mặt trong xã hội. Bên cạnh những lợi ích từ DLCĐ
đem lại cho xã hội thì nó cũng có những mặt trái, DLCĐ gây ra một số tác hại, ảnh
hưởng xấu đối với cộng đồng địa phương và tài nguyên du lịch địa phương. Nhưng
chúng ta nhận thấy rằng vai trò của DLCĐ là rất quan trọng trên nhiều khía cạnh
của cộng đồng, du lịch, thiên nhiên…


Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Bởi lẽ có nhiều quan điểm về du lịch cộng đồng, tùy theo các nhà nghiêncứu,
các lãnh thổ khác nhau, song chúng ta có thể nêu ra được những đặc điểm nổi bật
của DLCĐ như sau:
- Sự tham gia tích cực của người dân địa phương: Họ được trao quyền làm
chủ, quản lý và vừa thực hiện các dịch vụ du lịch.
- Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với việc chia sẻ lợi ích công bằng
cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia.
23
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

- Hoạt động du lịch thu hút các cộng đồng địa phương, đem lại lợi ích cho họ,
tạo cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện sống cho họ.
- Điều kiện tiên quyết là khu du lịch hay điểm du lịch đó phải có nguồn tài

nguyên du lịch đặc trưng, hấp dẫn và còn khá nguyên vẹn giá trị.
- Cộng đồng dân cư làm du lịch cộng đồng phải là người sinh sống trên địa
bàn phát triển du lịch hoặc liền kề với khu vực chứa tài nguyên du lịch.
- Các dịch vụ du lịch do người dân địa phương cung cấp có tính đặc trưng, đặc
thù của địa phương cao và ít mang tính chuyên môn hóa.
- Ngoài việc phát triển du lịch, cộng đồng dân cư còn có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, bảo tồn tài các giá trị tự nhiên và nhân văn của địa phương.
- Khách du lịch thường không đòi hỏi dịch vụ mang tính tiện nghi hay chất
lượng cao.
- Khách du lịch thường có nhận thức cao, thích khám phá, tìm hiểu những
điều mới lạ, những giá trị nguyên bản.
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào DLCĐ diễn ra tại nơi cư trú hoặc
gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Đây là khu vực có tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn, có độ nhạy cảm về đa
dạng sinh học, chính trị, văn hoá, xã hội và hiện đang bị tác động của con người.
- DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công việc xoá đói giảm nghèo. Điều
này được thể hiện ở việc DLCĐ có tác động tích cực đối với việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế ngành nghề và lao động. Trước khi tham gia DLCĐ người dân chủ yếu sinh
sống trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, nghề chính của họ là sản xuất nông
nghiệp. Khi DLCĐ phát triển người dân có điều kiện phát triển và các ngành nghề
truyền thống phát triển và duy trì trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Từ đó việc
tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ được dễ dàng hơn. Thu nhập từ dịch vụ cho thuê
phòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ…giúp cải thiện cuộc sống của
nhân dân, cùng với đó cơ cấu ngành nghề lao động cũng có sự thay đổi, hình thành
các công việc mang tính du lịch mới.
- Phát triển DLCĐ góp phần làm đa dạng hoá các ngành kinh tế, trong khi vẫn
duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống.

24
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến


K47 Kinh tế Du Lịch


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thị Kim Liên

- DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện các bên tham gia trong đó
vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước, Ban
quản lý.
Chính do những đặc điểm trên nên hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của loại
hình DLCĐ khá đa dạng và có những đặc trưng khác nhau ở mỗi khu DLCĐ riêng biệt.
Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế,xã hội, văn hoá của dân cư tại khu du lịch.
1.1.2.7.Các loại hình du lịch cộng đồng


Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự
nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó)
và kết hợp tìm hiểu văn hóa- xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi
trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi
trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.



Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của
du lịch dựa vào cộng đồng, văn hóa, lịch sử, khảo cổ học là yếu tố thu hút khách
chủ yếu của cộng đồng địa phương. Du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các
di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa
phương...




Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như
vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại
động vật đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc
tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông
hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của
gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ,
nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh
tác không dung thuốc trừ sâu.



Du lịch bản địa: du lịch bản địa/dân tộc đề cập đến một loại hình du lịch, nơi đồng
bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du
lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.



Du lịch làng: khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản, và các
làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung cấp
các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm
25
SVTH: Nguyễn Quốc Chiến

K47 Kinh tế Du Lịch



×