Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng Anh ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 55 trang )

Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hiện đại hóa đất nước của chúng ta ngày nay, mọi người ai ai
cũng muốn góp phần mình vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đất nước hòa nhập với thế
giới trên mọi lĩnh vực: Văn hóa – Kinh tế - Chính trị - Thể thao…Đặc biệt ngày nay
với một nền công nghệ thông tin chiếm lĩnh trên toàn thế giới cũng như việc cần thiết
nghiên cứu tài liệu nước ngoài, thì việc trang bị cho những kiến thức về ngôn ngữ
chung của thế giới là vô cùng cấp thiết đối với mỗi con người chúng ta. Trước những
yêu cầu cấp thiết đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu” và môn Tiếng anh váo dạy ở trường học như một ngôn ngữ tất yếu bắt buộc –
một ngôn ngữ chung cho thế giới để giao tiếp, đưa mọi người đến gần nhau hơn.
Ngoại ngữ - ngôn ngữ nước ngoài – chuyên ngành ngày càng được nhắc tới như
một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo điều kiện hội nhập quốc tế là công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. trong quá trình này, vấn đề đặt ra là ngành giáo
dục cần có những đổi mới cơ bản và mạnh mẽ nhằm cung cấp cho đất nước, những
con người lao động có chuyên môn và hiệu quả cao trong hoàn cảnh mới. việc dạy và
học ngoại ngữ ở nông thôn cũng không nằm ngoài mục tiêu trên.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiê cứu nhận thấy Quảng Nam là một tỉnh còn
khó khăn và nhiều vấn đề cần quan tâm trong đó có giáo dục và đặc biệt là việc giảng
dạy bộ môn tiếng anh.
Với lượng kiến thức đã được cung cấp trong quá trình học, đứng trên quan điểm
của mình để lập một kế hoạch truyền thông cho chương trình học tiếng anh ở vùng
nông thôn Quảng Nam, nhằm đổi mới và nâng cao chương trình học ở đây. Em đã
chọn Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học
tiếng anh ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam làm để tài cho đồ án môn học của mình.
Nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát phát
triển chương trình học tiến ở nông thôn tại Quảng Nam
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình


học tiếng anh ở nông thôn tại Quảng Nam
Trong quá trình làm bài, do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, dù em đã
rất cố gắng để hoàn thành đồ án này, nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đồ án em được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn đến giảng viên Lê Thị Hải Vân đã trực tiếp hướng dẫn để
em hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

i


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở
NÔNG THÔN TẠI QUẢNG NAM.............................................................................1
1.1.Sơ lược về Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam........................................1
1.1.1.Chức năng, nhiệm vụ và quyên hạn............................................................1
1.1.1.1.Chức năng..............................................................................................1
1.1.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạng.........................................................................1
1.2.Phân tích bối cảnh..............................................................................................4
1.2.1. Thực trạng...................................................................................................4
1.2.1.1. Vì sao phải học tiếng anh......................................................................4

1.2.1.2. Thực trạng học tiếng anh hiện nay trên cả nước...................................6
1.2.1.3. Thực trạng học tiếng anh hiện nay ở vùng nông thôn tại Quảng Nam. .7
1.2.2. Những chương trình đã và đang diễn ra....................................................9
1.2.3. Ưu và nhược điểm của chương trình.......................................................13
1.2.3.1. Ưu điểm...............................................................................................13
1.2.3.2. Nhược điểm..........................................................................................13
1.2.4. Các xu hướng truyền thông hiện nay ảnh hưởng đến chương trình Phát
triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn...................................................13
1.2.5. Lịch sử hình thành chương trình phát triển chương trình......................14
1.2.6. Thời gian diễn ra chương trình................................................................14
1.2.7. Đối tượng công chúng...............................................................................14
1.2.7.1. Đối tượng công chúng mục tiêu...........................................................15
1.2.7.2. Đối tượng công chúng liên quan..........................................................15
1.2.7.3. Đối tượng đồng thực hiện....................................................................16
1.3. Đánh giá tình hình lập kế hoạch truyền thông..............................................16
1.3.1. Điểm mạnh................................................................................................16
1.3.2. Điểm yếu....................................................................................................17
1.3.3. Cơ hội........................................................................................................17
1.3.4. Thách thức................................................................................................17

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

ii


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở NÔNG THÔN TẠI

QUẢNG NAM............................................................................................................18
2.1. Xác định mục tiêu truyền thông.....................................................................18
2.1.1. Mục tiêu chung..........................................................................................18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................18
2.2. Công chúng mục tiêu.......................................................................................19
2.3. Xây dựng thông điệp truyền thông................................................................19
2.4. Hoạch định chiến lược.....................................................................................20
2.5. Hoạc định Chiến thuật....................................................................................22
2.5.1. Quan hệ công chúng.................................................................................23
2.5.2.Tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng anh ở nông thôn”
24
2.5.3.Tổ chức hoạt động tuyền truyền với chủ đề “Tiếng anh - Vì tương lai con
em chúng ta”.......................................................................................................25
2.5.4.Tổ chức chương trình dạy và tư vấn cách học tiếng anh tiếng anh miễn
phí cho học sinh nông thôn với chủ để “Học tiếng anh thật dễ”.......................29
2.5.5.Tổ chúc cuộc thi nói tiếng anh với chủ đề “Uớc mơ của em”..................30
2.5.6.Truyền thông trên các phương tiện...........................................................31
2.5.6.1.Ngoài trời.............................................................................................31
2.5.6.2.Truyền hình...........................................................................................33
2.5.6.3. Truyền thông trên báo chí....................................................................34
2.5.6.4.Ttruyền thông trên truyền thanh...........................................................35
2.6. Hoạch định ngân sách.....................................................................................36
2.7. Dự rù rủi ro......................................................................................................42
2.8. Đánh giá...........................................................................................................43
2.8.1Trước khi sự kiện diễn ra............................................................................44
2.8.2. Trong thời gian diễn ra sự kiện................................................................44
2.8.2.1. Quan sát tần suất xuất hiện trên báo...................................................44
2.8.2.2. Trên các trang mạng............................................................................44
2.8.3. Sau diễn ra sự kiện....................................................................................44
KẾT LUẬN.................................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................49

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

iii


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Chiến lược truyền thông............................................................................21
Bảng 2.2. Danh sách địa điểm trao phướn...............................................................27
Bảng 2.3. Danh sách các địa điểm treo băng rôn.....................................................28
Bảng 2.4. Tần suất quảng cáo trên truyền hình.......................................................34
Bảng 2.5. Tuần suất quảng cáo trên báo...................................................................35
Bảng 2.6. ngân sách hội thảo.....................................................................................37
Bảng 2.7. Ngân sách hoạt động tuyên truyền...........................................................38
Bảng 2.8. Ngân sách chương trình dạy và tư vấn tiếng anh...................................38
Bảng 2.9. Ngân sách cuộc thi nói tiếng anh “Ước mơ của em”...............................39
Bảng 2.10. Ngân sách truyền hình............................................................................40
Bảng 2.11. Ngân sách truyền thông ngoài trời.........................................................40
Bảng 2.12. Ngân sách truyền thông trên báo...........................................................41
Bảng 2.13. Ngân sách truyền thanh..........................................................................41
Bảng 2.14. Tổng ngân sách cho hoạt động truyền thông chương trình phát triển
chương trình học tiếng anh ở nông thôn tại Quảng Nam.......................................42
Bảng 2.15. bảng dự trù rủi ro....................................................................................42

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C


iv


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: logo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam...........................................1
Hình 1.2.. Lớp học tiếng anh tại trường Trung học cơ sở Quyết Thắng..................9
Hình 1.3. Lớp học tiếng anh tại hội trường xóm Đồng Thịnh, xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên...........................................................................11
Hình 1.4. Lớp học tiếng anh miễn phí trường THCS Quảng Vinh, huyện Quảng
Điền - Thừa Thiên Huế..............................................................................................12
Hình 2.1. Background hội thảo.................................................................................25
Hình 2.2. Phướn treo tại các địa điểm......................................................................27
Hình 2.3. Băng rôn treo tại các địa điểm..................................................................28
Hình 2.4. Treo phướn và băng rôn ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc...............28
Hình 2.5. Phướn chương trình truyền thông...........................................................32
Hình 2.6. Treo phướn tại UBNN xã..........................................................................32
Hình 2.7. Băng rôn cho chương trình truyền thông................................................33
Hình 2.8. Treo băng rôn ở các trường học...............................................................33

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

v


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN
THÔNG CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở NÔNG THÔN TẠI QUẢNG NAM
1.1. Sơ lược về Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam

Hình 1.1: logo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam
- Địa chỉ: 08 Trần Phú – thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam
- Điện thoại :0510.3812550
- Fax : 0510.3812247
- Website: />1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyên hạn
1.1.1.1. Chức năng
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) tỉnh Quảng Nam, tham mưu, giúp UBND tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu,
chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ
quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy
chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
1.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

1


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam


2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục sau khi
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra công tác chuyên môn nghiệp
vụ các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục
tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt,
cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục,
chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn và các hoạt động giáo dục khác
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với các
trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
6. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ
sở giáo dục quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2 của Quy định này.
7. Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; tổ chức thực
hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
8. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến
trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác
nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ
được giao.
9. Tổ chức xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng về giáo dục trên địa bàn tỉnh.
10. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động có liên quan đến lĩnh
vực giáo dục của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở địa phương; hướng dẫn và kiểm
tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương
theo quy định của pháp luật.

11. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

2


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
12. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ đưa người đi du học
tự túc ngoài nước theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật
và của UBND tỉnh.
14. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; huy động, quản
lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; kiểm tra việc thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo
quy định của pháp luật.
15. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc;
tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở hàng
năm; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm, số người làm việc
đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển
dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách
đối với công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở và công chức của
Sở Giáo dục và Đào tạo.
16. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở và
các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân

chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ
chức thuộc Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở (riêng Chánh Thanh tra Sở, trước
khi bổ nhiệm phải có văn bản thỏa thuận của Chánh Thanh tra tỉnh); công nhận, không
công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND
tỉnh, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn tỉnh.
17. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các
tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương; hướng dẫn xây dựng và lập dự
toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; quyết
định giao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở sau
khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cân đối ngân sách nhà nước
chi cho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc sử

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

3


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục trên
địa bàn tỉnh.
18. Giúp UBND tỉnh thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong
việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo,
công khai chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, việc đào tạo
gắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
19. Giúp UBND tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục, gồm: trường cao đẳng, trường
trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp

chuyên nghiệp của các Bộ đóng trên địa bàn), trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu
có), trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp
trung học phổ thông), trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm giáo dục thường xuyên;
trung tâm giáo dục thường xuyên- hướng nghiệp; trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp và dạy nghề (nếu có), trường phổ thông dân tộc nội trú và các cơ sở giáo
dục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
20. Chủ trì, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên
nghiệp ban hành quy chế phối hợp để triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào
tạo theo quy định hiện hành.
21. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống
tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất
về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
23. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp
luật và của UBND tỉnh.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
1.2. Phân tích bối cảnh
1.2.1. Thực trạng
1.2.1.1. Vì sao phải học tiếng anh
Thứ nhất, Tiếng Anh là một môn học tại bất kì giảng đường đại học nào. Các bạn
đều phải học, đều phải thi và đều phải vượt qua nó. Tuy nhiên, nhiều khi cách học trên
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

4


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam


giảng đường Đại học cũng như các chính sách về thi cử đã tạo áp lực cho các bạn chứ
không đem lại một cảm hứng học, cũng chính vì thế khiến các bạn có ác cảm với môn
Tiếng Anh, các bạn ghét Tiếng Anh rồi thậm chí sợ Tiếng Anh. Đừng vội “kì thị” nó
bởi các bạn chưa được tiếp cận với Tiếng Anh theo đúng nghĩa của nó. Đừng vác tâm
lý học rồi thi cho qua để đi học Tiếng Anh nhé. Nó thực sự hữu ích hơn những gì các
bạn nghĩ.
Thứ hai, Tiếng Anh là cầu nối để các bạn kết nối với toàn thế giới. Các bạn có
muốn cập nhật những thông tin hữu ích từ bạn bè thế giới, các bạn có muốn đọc những
tài liệu mới nhất về chuyên ngành bạn đang theo học, các bạn có muốn biết những
người bằng tuổi bạn học đang làm gì không??? Tất cả các thông tin đó đều xuất hiện
trên các ấn phẩm truyền thông như sách, báo, tạp chí hay trang tin điện tử. Với vốn
Tiếng Anh kha khá các bạn hoàn toàn có thể đọc & cập nhật tất cả những điều đó. Hơn
thế nữa, khi mà internet bùng nổ, các mạng xã hội cũng sẽ giúp chúng ta gần nhau
hơn, việc giao tiếp bằng Tiếng Anh không đơn thuần là nói chuyện nữa mà chính là xu
hướng của thời đại.
Thứ ba, Tiếng Anh chính là điều kiện cần để các bạn đi du học. Đương nhiên khi
đi du học bạn cần nhiều thứ hơn thế nhưng ngôn ngữ vẫn là thứ tối quan trọng. Nó
giúp bạn nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới đồng thời thiết lập mối quan hệ
với những con người mới. Hãy chú trọng hơn trong việc rèn luyện nó để các bạn còn
dành thời gian cho nhiều công việc khác nữa.
Thứ tư, Tiếng Anh chính là nền tảng để chính bạn có một tương lại tốt đẹp hơn.
Đây là thứ mà nhiều người ít lưu tâm song lại vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó là tương
lai, là cuộc sống của chúng ta sau này. Mình cứ bận tậm nhiều tới những việc trước
mắt để rồi tương lai chúng ta KHÔNG mấy sáng sủa. Thực tế đã chứng minh nhiều
gương mặt dành không biết bao nhiêu công sức & tiến bạc vào luyện thi TOEIC, học
những cấu trúc ngữ pháp cao siêu để rồi khi ra trường, đi phỏng vấn xin việc mới vỡ
lẽ. Cái chứng chỉ 600 hay 900 TOEIC sẽ là hoàn toàn vô nghĩa với các nhà tuyển dụng
nếu như các bạn KHÔNG thể giao tiếp thuần thục bằng Tiếng Anh. Có quá nhiều
những người tốt nghiệp từ Kinh Tế Quốc Dân đến Ngoại Thương hàng tháng vẫn nhận
mức lương vô cùng bèo bọt, đơn giản vì họ không thể giao tiếp bằng Tiếng Anh cho dù

bảng điểm Tiếng Anh ở trường Đại học của họ rất đẹp, chứng chỉ Tiếng Anh của họ

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

5


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

KHÔNG phải hạng xoàng. Thế mới biết, Tiếng Anh cũng rất quan trọng cho tương lai
của các bạn.
Đặc biệt, trong thời kì mới, khi mà Việt Nam đang gỡ bỏ các hàng rào thuế quan,
đang từng bước hướng tới mở cửa hoàn toàn với thế giới, việc KHÔNG biết Tiếng
Anh đồng nghĩa với việc phần trăm bạn thất nghiệp hoặc có một công việc với số
lương ít ỏi là rất cao. Hãy đầu tư thật nghiêm túc, thật bài bản. Hãy nhớ, Tiếng Anh là
hành trang KHÔNG thể thiếu cho những năm tháng sắp tới của cuộc đời bạn!
1.2.1.2. Thực trạng học tiếng anh hiện nay trên cả nước
Ở nước ta hiện tiếng Anh chỉ được dạy ở tiểu học như môn tự chọn từ lớp 3. Với
THCS và THPT thì giai đoạn trước đây học sinh học tiếng Anh theo 2 hệ 7 năm hoặc 3
năm. Nhưng bắt đầu từ năm học trước cả nước đã thống nhất dùng một chương trình
và một bộ SGK. Song nội dung, phương pháp dạy và học chưa chú ý phát triển kỹ
năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp, phục vụ học tập. Do đó, học hết
phổ thông, đa số HS có trình độ ngoại ngữ không thể giao tiếp và sử dụng thông thạo
tiếng Anh. Trong khi đó, chỉ có 75,4% Gáo viên ngoại ngữ THCS tốt nghiệp CĐ; tỉ lệ
này ở THPT là 97,3%. Nhìn chung đội ngũ GV ngoại ngữ của Giáo dục phổ thông
chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đặt ra. Đây cũng là cấp học
mà đội ngũ GV chưa đạt chuẩn đồng bộ. đặc biệt với Giáo viên vùng sâu, vùng xa,
vùng nông thôn, đa số rơi vào tình trạng chỉ biết dạy như SGK, không có điều kiện học
thêm, đọc thêm tài liệu giảng dạy mới, khả năng sử dụng và giao tiếp ngoại ngữ ngày

càng mai một dần.
Giáo trình dạy tiếng Anh ở các trường nghề rơi vào tình trạng chung là hầu như
do Giáo viên tự biên soạn, cho dù tỉ lệ HShọc chiếm tới 98,6%. Nhiều trường tự thẩm
định giáo trình, chưa có chương trình đào tạo chính qui về ngoại ngữ. Tài liệu dạy học
chủ yếu lấy từ nước ngoài, nên rơi vào tình trạng SGK từ nhiều nguồn, với nhiều tên
sách khác nhau, chương trình dạy chưa chú trọng tiếng Anh như công cụ giao tiếp,
phục vụ học tập và làm việc sau này nên khi tốt nghiệp đa số học viên rơi vào tình
trạng “Chữ thầy lại trả cho thầy”. Đã vậy, đa số các trường nghề đều không có thư viện
ngoại ngữ, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí không có thiết bị nghe nhìn phục
vụ công tác giảng dạy cho học sinh Đội ngũ Giáo viên thiếu trầm trọng, đa số phải đi
thuê Giáo từ trường ngoài, nhưng trình độ ĐH cũng chỉ có 50%, sau ĐHSP chưa đạt
1%.
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

6


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

Ở các tường trung cấp chuyên nghiệp cũng có tới 99,4% học sinh học ngoại ngữ.
Chương trình khung ngoại ngữ theo qui định của Bộ từ 60-210 tiết. Đội ngũ Giáo viên
dạy ngoại ngữ cũng mới chỉ đạt gần 7% tổng số GV. Nếu so với các bậc học khác thì
các trường ĐH, CĐ kể cả chuyên ngữ hay không chuyên tuy tốt hơn nhưng cũng chưa
đồng đều về chất lượng. Với Sv chuyên tiếng Anh học từ 3-4 năm. Chương trình, giáo
trình do các trường tự thiết kế và biên soạn trên cơ sở những qui định chung của Bộ
GD-ĐT. Vì thế, chất lượng không đồng đều, bên cạnh một số trường tạo ra những sản
phẩm tốt nhưng cũng có những trường có chất lượng sản phẩm chưa cao. Trong cấu
trúc chương trình, phần dành cho SV ngoại ngữ quá ít, mới chiếm 1/3 dung lượng.
Nhưng với các trường không chuyên ngữ, hệ CĐ thì SV học 150 tiết tiếng Anh, trong

đó, tiếng Anh chuyên ngành chỉ có 30 tiết, duy trì ở trình độ A.
Tình trạng phổ biến trong các trường CĐ, ĐH là do trình độ đầu vào của SV quá
thấp, đã vậy SV học nhiều thứ tiếng khác nhau như: Nga, Trung, Pháp, và tiếng Anh.
Nhưng thực tế, chỉ có trên 76% đội ngũ Giáo ngoại ngữ là Giáo tiếng Anh và vẫn còn
khoảng 12 % Giáo viên có trình độ dưới chuẩn, 18% chưa qua đào tạo Sư Phạm, Giáo
hợp đồng chiếm 32%...vv.
1.2.1.3. Thực trạng học tiếng anh hiện nay ở vùng nông thôn tại Quảng Nam
- Điều kiện học
Dễ dàng nhìn thấy điều kiện học ở nông thôn đang còn rất yếu kém, chưa được
đầu tư kì càng. Môn tiếng anh ở đây vẫn còn là một môn khá xa lạ. Phương tiện dạy
học còn nghèo nàn, chưa thu hút và truyền tải hết nội dung của môn học.
- Thái độ học của học sinh
Học sinh Việt Nam nói chung và học sinh ở nông thôn nói riêng vẫn thường hay
ngại ngùng khi nói trước đám đông. Họ không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc
nêu ý kiến của mình dù sai hay đúng, nhất là khi có mặt thầy cô giáo. Tập thể lớp
không có thái độ ủng hộ một bạn nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên
hoặc sửa lại một cách châm biếm. hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài học
của học sinh.
Trong lớp học sinh thường rất hiếu động, nghiêng về mặt tiêu cực hơn là tích
cực, việc nói chuyện riêng hoặc bàn tán trong lớp tư tưởng trong giờ học còn rất phổ
biến. tác phong nảy phản ánh rất rõ trong các giờ học tiếng anh những giờ đòi hỏi học
sinh phải tham gia vào nhiều hình thức luyện tập khác nhau như luyện theo cặp, luyện
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

7


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam


nhóm hay luyện những kỹ năng đòi hỏi học sinh phải chuyển chỗ, rời chỗ trong lớp…
Những bài tập như vậy thường tạo ra sự lộn xộn. Và nhiều khi chúng ta cảm thấy hiệu
quả kém của một giờ học không phụ thuộc vào kỹ thuật và nhiệt tình lên lớp của giáo
viên mà chủ yếu là do thái độ học tập của học sinh.
- Phương pháp dạy và học
Truyền thống dạy học của chúng ta mang xu hướng truyền bá thông tin một
chiều: thầy giảng, học sinh ghi chép. Học sinh thường phụ thuộc nặng nề vào giáo
viên: đến lớp chờ thầy nói, ghi lại lời giảng đó, về học thuộc lòng. Tỷ lệ học sinh có
thái độ học tập, coi bài giảng của thầy chỉ là một phần kiến thức cần có, chỉ là định
hướng, rất ít. Thói quen đã ăn sâu này làm cho người thầy thường phát huy hết khả
năng của mình để chiếm lĩnh thời gian trên lớp, còn học sinh thì thu mình lại một cách
quá khiêm tốn. Cách học như vậy chỉ có thể chấp nhận được đối với nhiều môn học lý
thuyết, nhưng học ngoại ngữ lại là một qui trình thực hành thuần tuý, thực hành tới
mức nhuần nhuyễn, biến những điều mình hiểu được thành những điều mình sử dụng
được.
Đa số giáo viên dạy tiếng Anh là người Việt, chỉ được đào tạo dưới nhiều hình
thức trong nước, không có nhiều cơ hội để thực hành tiếng trong môi trường bản ngữ.
Kiến thức thực tế về đất nước, văn hoá… của ngôn ngữ đó còn rất hạn chế. Khả năng
tiếp thu, cập nhật kiến thức mới, phương pháp mới thông qua hệ thống mạng Internet
còn yếu kém. Nguồn bổ sung giáo viên cho các trường hàng năm đều là những sinh
viên vừa tốt nghiệp, chưa được đào tạo chu đáo về mặt nghiệp vụ. Chính vì thế người
trò ra trường dạy theo thầy, theo kiểu thầy đã dạy mình. Cứ như vậy qui trình dạy
ngoại ngữ trên lớp qua nhiều thế hệ đã trở thành đa dạng theo nghĩa tiêu cực.
- Nội dung đào tạo
Nội dung của một khoá học phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, thời gian
dành cho mỗi bài học chỉ đủ để khai thác ngữ liệu mới và chữa bài tập, tỷ lệ thời giạn
luyện tập tính theo đầu học sinh còn rất thấp. Chính vì vậy giáo viên không thể phát
huy được các loại hình khác mang đặc thù ngoại ngữ như luyện âm, trò chơi ngôn
ngữ…, không mở rộng được phạm vi hoạt động cho người học như đọc truyện, kể
truyện bằng lời và bằng văn bản …


SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

8


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

- Kiểm tra, đánh giá học sinh
Phương thức thi cử cho đến nay vẫn còn nghiêng về kiểm tra kiến thức ngữ pháp
và từ vựng. Chưa có nhiều bài học hay bài kiểm tra nâng cao để đánh có thể đánh giá
chính xác năng lực của từng học sinh.
1.2.2. Những chương trình đã và đang diễn ra
 CEC với chương trình "Mùa hè xanh 2013"
Từ ngày 15-7-2013 đến ngày 20-7-2013, Câu lạc bộ tiếng Anh Cộng đồng - CEC
(Khoa Ngoại Ngữ- Đại học Thái Nguyên) đã tổ chức thành công chương trình tình
nguyện “Dạy tiếng Anh cho học sinh khu vực nông thôn thành phố Thái Nguyên” tại
trường Trung học cơ sở Quyết Thắng, thuộc xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.

Hình 1.2.. Lớp học tiếng anh tại trường Trung học cơ sở Quyết Thắng
Ngôi trường nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố
khoảng 6km với khuôn viên rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. Tuy nhiên, vì trường nằm
ở khu vực nông thôn nên điều kiện học tập của của học sinh ở đây còn hạn chế so với
các bạn cùng trang lứa trong khu vực trung tâm thành phố. Chương trình “Dạy tiếng
Anh cho học sinh khu vực nông thôn thành phố Thái Nguyên” nằm trong kế hoạch
hoạt động vì cộng đồng năm 2013 do CEC tổ chức. Tham gia chương trình tình
nguyện lần này là 24 thành viên của CLB. Với tinh thần nhiệt tình, năng động, sáng
tạo trong công tác giảng dạy và sẵn sàng tham gia các hoạt động ngoại khóa, vì cộng
đồng, đoàn đã được chào đón trong sự thân thiện, cởi mở của thầy và trò nhà trường.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

9


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

Trong suốt thời gian diễn ra chương trình, các tình nguyện viên đã giảng dạy
tiếng Anh cho học sinh 3 lớp 6A1, 6A2 và 6A3 của trường theo một số chủ điểm và
nội dung như gia đình, trường học, sở thích cá nhân, hay ước mơ của em trong tương
lai. Ngoài việc học kiến thức và từ mới tiếng Anh, các “thày, cô giáo” tình nguyện
viên còn dạy cho các em những bài hát và tổ chức các trò chơi bằng tiếng Anh, thi vẽ
tranh theo nhóm miêu tả sở thích và ước mơ của mình. Những hoạt động này không
chỉ giúp các em ôn lại kiến thức, mà còn khuyến khích việc học tiếng Anh theo
phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”.
Bên cạnh việc thực hiện công tác tình nguyện, Đoàn đã thay mặt CLB CEC trao
tặng 75 quyển sách (do CLB biên soạn) cho 75 em học sinh khối 6 và 5 phần quà cho
các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có ý thức và đạt thành tích học tập tốt trong suốt
đợt tình nguyện. Đây là hoạt động nhằm động viên, khích lệ các em học sinh vượt lên
khó khăn, cố gắng học tập và rèn luyện tốt để đạt được kết quả cao hơn trong năm học
mới.
Hoạt động tình nguyện “Dạy tiếng Anh cho học sinh khu vực nông thôn thành
phố Thái Nguyên” của các thành viên CLB CEC đã góp phần tạo ra một môi trường
bổ ích giúp các học sinh trường THCS Quyết Thắng được vui chơi và học tập môn
tiếng Anh một cách hiệu quả. Sau khi học xong 5 chủ đề, các em có thể hỏi và trả lời
ngắn gọn về bản thân, gia đình, nhà trường, sở thích và ước mơ của mình. Đồng thời,
chương trình cũng là một cơ hội tốt để sinh viên Khoa Ngoại Ngữ thể hiện khả năng
tiếng Anh và thực tập các kỹ năng sư phạm. Không dừng lại ở việc đem lại những giờ
học lý thú cho học sinh trường THCS Quyết Thắng, chương trình còn nhận được sự

ủng hộ và đánh giá cao từ phía ban giám hiệu và các giáo viên trong trường. Bên cạnh
đó, tình yêu mến từ phía những học sinh tham gia chương trình cũng là một sự cổ vũ,
và nguồn động viên to lớn để các thành viên trong CLB tiếp tục chương trình trong
những năm tới.
Chương trình tình nguyện hè 2013 đã khép lại, nhưng những kỷ niệm, cùng
những kinh nghiệm mà nó đem lại sẽ còn là động lực để các thành viên CEC thực hiện
những mùa hè “xanh” hơn nữa trong tương lai.
 Mùa hè xanh tình nguyện – giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em
Ngày 14/6/2014, tại hội trường xóm Đồng Thịnh, xã Hóa Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đội tình nguyện hè của Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

10


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

tế, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ ra quân chương trình: “ Mùa
hè xanh tình nguyện – giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em”.
Đến dự buổi lễ ra quân, có Bác Phạm Huy Sanh đại diện cho xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ; Về phía đại diện bên xóm có Cô Dương Thị Chung - hội phó hội Phụ
nữ; Đồng chí Phạm Thị Thái Hà – Bí thư chi Đoàn xóm Đồng Thịnh, xã Hóa Thượng.
Ngoài ra còn có mặt khá đông phụ huynh và các em học sinh đến đăng ký lớp học
tiếng Anh hè.

Hình 1.3. Lớp học tiếng anh tại hội trường xóm Đồng Thịnh, xã Hóa Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Tận dụng khả năng tiếng Anh của bản thân và kiến thức học được từ Chương
trình tiên tiến, đội tình nguyện gồm có 4 nữ sinh viên đến từ chi đoàn K43 – CTTT:

Đồng Thị Linh Chi, Phạm Thị Thái Hà, Nguyễn Thùy Giang và Nguyễn Thị Thảo
tham gia giúp đỡ các em học sinh chưa từng được tiếp xúc với tiếp Anh ( năm nay bắt
đầu lên lớp 3) đến lớp 7 những kiến thức cơ bản đến nâng cao theo chủ đề trong tiếng
Anh. Ngoài ra chương trình học cũng giúp các em nâng cao kỹ năng nghe, nói, kỹ
năng làm việc nhóm và tạo cho các em niềm đam mê, hứng thú học tiếng Anh.
Chương trình “ Mùa hè xanh tình nguyện” của Trung Tâm Đào tạo và Phát triển
Quốc tế bắt đầu từ ngày 14/6/2014 đến ngày 10/8/2014 với 36 buổi học. Trong ngày
đầu tiên ra quân, đội tình nguyện đã nhanh chóng làm quen, phân chia trình độ tiếng
Anh để có kế hoạch giảng dạy phù hợp.Cho đến thời điểm hiện tại, đi được một nửa
chặng đường, chương trình đã đem lại được những hiệu quả nhất định cho các em.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

11


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

Chương trình tình nguyện vẫn đang hoạt động sẽ hứa hẹn mạng lại hiệu và tạo
được mùa hè ý nghĩa cho các em học sinh nhỏ tuổi muốn làm chủ tương lai của bản
thân và góp phần xây dựng đất nước sau này.
 Dạy tiếng anh miễn phí
26/2/2012. Các bạn trẻ trong nhóm Tiếng nói của bạn (thành viên Hội Những
người bạn Cố đô Huế) vừa có đợt tình nguyện dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh
trường THCS Quảng Vinh, huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế. Đó là Cao Trọng
Kim Trí, đang du học tại Mỹ; Hoàng Phan Bách, Mai Hiền Linh (học sinh từ Hà
Nội)...

Hình 1.4. Lớp học tiếng anh miễn phí trường THCS Quảng Vinh, huyện Quảng Điền Thừa Thiên Huế

Bên cạnh cung cấp kiến thức cơ bản, nhóm đề ra mục tiêu rèn luyện cho các em
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng sống, làm việc nhóm.
Hào hứng với lần đầu tiên được đứng trên bục giảng, Bách chia sẻ: “Được dạy
học, được sống, làm việc với những bạn nhỏ, những người dân ở thôn quê là một trải
nghiệm thú vị...”.
Lớp học diễn ra mỗi ngày hai buổi sáng, chiều luôn thu hút từ 40 - 50 học sinh.
Các thầy, cô có vốn tiếng Anh tốt và phát âm rất chuẩn, lại hài hước, thân thiện, gần
gũi nên học sinh rất hào hứng.
Nhóm còn cho cả lớp nói chuyện trực tiếp với người bạn ở Mỹ qua kết nối
internet; tổ chức hoạt động ngoại khóa, trò chơi, văn nghệ, tạo tâm lý thoải mái trong
suốt quá trình học.
Thầy Trần Công Vinh, Phó Hiệu trưởng trường THCS Quảng Vinh, nói: “Đây là
những việc làm thiết thực, bổ ích, việc kết hợp giữa học và chơi làm học sinh hứng thú
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

12


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

hơn với môn tiếng Anh. Hy vọng mùa hè tới sẽ có thêm nhiều bạn trẻ về các miền quê
nghèo dạy học”.
1.2.3. Ưu và nhược điểm của chương trình
1.2.3.1. Ưu điểm
Những chương trình phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn ngày càng
được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Nó trở nên phổ biến ở nhiều khu vực khác
nhau trên cả nước. Hầu như những chương trình này đều thu hút sự tham gia của nhiều
các em học sinh và những đối tượng khác.
Chương trình đã tạo điều kiện cho học sinh ở nông thôn có những trải nghiệm

mới mẽ với bộ môn này. Giúp các em mạnh dạng hơn, hòa đồng hơn trong nhũng tiết
học thông qua các hình thức, phương pháp học thú vị trong chương trình.
1.2.3.2. Nhược điểm
Các chương trình chương trình phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn
đã diễn ra nhưng chưa được đầu tư nhiều quy mô đang còn nhỏ lẽ. chưa tạo được nhều
tiếng vang.
Hầu như tham gia những chương trình này chủ yếu là những sinh viên tình
nguyện hay một trung tâm nào đó chứ chưa được sự tham gia hổ trợ từ các cơ quan
khác.
1.2.4. Các xu hướng truyền thông hiện nay ảnh hưởng đến chương trình Phát
triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn
Hiện nay không những ở thành thị mà nông thông truyền hình không còn xa lạ và
có thể nói nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của
mỗi người. với tốc độ phát triển của xã hội, kéo theo sự đa dạng của các kênh truyền
hình và chương trình giải trí, nó là một điều thuận lợi cho những hoạt động truyền
thông khi muốn truyền tải thông tin đến công chúng.
Ngoài ra truyền thanh cùng truyền thông ngoài trời cũng là một trong những
công cụ truyền thông hiệu quả mà bất cứ đâu. Nhất là nông thôn, có nhiều nơi truyền
hình chưa về tới thì những công cụ này sẽ truyền tải những thông điệp mà chương
trình muốn truyền tải. Thuận tiện cho công chúng khi chỉ cẩn ra đời có thể bắt gặp
được những mẫu quảng cáo hoặc có thể ở trong nhà cũng cập nhật được tin tức.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

13


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam


1.2.5. Lịch sử hình thành chương trình phát triển chương trình
Mặc dù tiếng anh đã được giảng dạy như một môn học bắt buộc ở các trường phổ
thong cũng như các trường cao đẳng và Đại học trên cả nước, song vẫn có thể nói đây
là bộ môn chưa phát triển ở Việt Nam nói chung và vùng nôn thôn nói riêng. Việc
giảng dạy tiếng anh hiện nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ
mà còn về phương phát và kỉ thuật giảng dạy của giáo viên dạy tiếng anh. ở nông thôn
so với những nơi khác như thành thị vấn đề học anh văn đang còn gặp nhiều khó khan,
chưa được đầu tư kỉ lưỡng. bên cạnh đó việc đầu từ cho môn học này còn chưa được
chú trọng. không phải ở đâu cũng đào tạo tiếng anh bài bảng vùng nông thôn thua
thiệt nhiều thứ, nên trình độ của nhưng em học sinh ở đây kém hơn những bạn cùng
trang lứa ở những nơi khác như thành thị..
Theo khảo sát gần đây về điểm kiểm tra tiếng anh tại 1 số trường học, những con
số “biết nói” đã phản ánh rằng chỉ hơn 50% trẻ em nông thôn đạt kết quả trên trung
bình, con số này đối với trẻ em thành thị là xấp xỉ 90%. Sự chênh lệch lớn này là một
thực trạng đáng lo ngại khi xã hội ngày càng hội nhập, phát triển. Nhận thấy vai trò to
lớn của Tiếng Anh như vậy, nhiều hoạt động đã diễn ra nhằm cải thiện và phát triển
hơn nữa chương trình học tiếng anh ở nông thôn một trong những nơi còn nhiều khó
khăn trong lĩnh vực giáo dục cũng như các vấn đề khác của đời sống.
1.2.6. Thời gian diễn ra chương trình
Chương trình phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn là chương trình
nhằm cải thiện và nâng cao cách thức cũng như phương phát học tiếng anh ở đây,
mang nó đến gần với học sinh và tạo điều kiện để các em tiếp xúc, phát huy khả năng
của mình một cách tốt nhất. Đồng thời cũng cũng cố kiến thức, nâng cao hiểu biết cho
học sinh để làm nền tảng cho chương trình học sau này.
Vì vậy để có được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía những đối tượng này thì
chương trình sẽ được thực hiện vào thời gian nghĩ hè ( đầu tháng 6 – 7). Thời gian này
các em sẽ giành nhiều thời gian hơn cho bộ môn này, cũng là thời điểm cho các em
thoãi mái vừa chơi vừa học.
1.2.7. Đối tượng công chúng
Một chương trình truyền thông nào thực hiện cũng đều nhắm đến một đối tượng

cụ thể nào đó, đối tượng càng cụ thể thì chiếc lược truyền thông sẽ dễ dàng và đạt
được kết quả tốt nhất, và khi biết được đối tượng cần truyền thông thì ta sẽ dễ dáng
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

14


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

xác định được hướng đi cho kế hoạch truyền thông của chúng ta. để thông điệp truyền
đi không đi lệch hướng, đến đúng nơi cần đến để đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.7.1. Đối tượng công chúng mục tiêu
Chương trình phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn trên địa bàn
Quảng Nam được tổ chức hướng tới vùng nông thôn, mà ở đây tập trung những trường
Tiểu học, Trung học cơ sở nên đối tượng muốn hướng tới sẽ là:
- Học sinh Tiểu học: đây là lứa tuổi bắt đầu được tiếp xúc với những kiến thức
bắt đầu phức tạp. sẽ bắt đầu có thể tập tành với tiếng anh.
- Học sinh THCS: bước vào thời trung học là lúc bộ môn tiếng anh được phổ
biến trong chương trình học. đây là lúc mỗi học sinh cần trang bị cho mình nhiều kiến
thức hơn về bộ môn này.
- Học sinh THPT: đây là lúc những học sinh này cần trang bị tiếng anh kỉ lưỡng
để chuẩn bị cho các kì thi CĐ, ĐH.
Đa số học sinh này chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng anh trong cuộc
sống và công việc sau này, dễ bị chán nản khi môn học này khó đối với các em. Vì thế,
chương trình truyền thông lần này nhắm đến đối tượng mục tiêu này để thay đổi nhận
thức của các bạn học sinh về chương trình học của mình nhất là bộ môn tiếng anh, để
sau này áp dụng vào tương lai một cách hiệu quả.
1.2.7.2. Đối tượng công chúng liên quan
Không những nhắm tới những đối tượng như học sinh tại các trường tiểu học.

THCS, THPT ra chương trình còn nhắm tới:
 Các chính quyền địa phương tại tỉnh Quảng Nam
Chính quyền địa phương là các đối tượng liên quan rất quan trọng, các quyết
định của họ sẽ giúp cho chương trình được diễn ra tốt đẹp hơn. Họ là những người có
tiếng nói trong việc giúp cho chương trình đạt được mục tiêu đề ra.. Vì là lãnh đạo nên
những chương trình được diễn ra trên địa bàn mang tính chất uy tín cao, giúp cho
những đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng hơn trong vấn đề tuyên truyền, cho nên hiệu
quả sẽ cao hơn.
 Giới truyền thông
Giới truyền thông với khả năng đưa thông điệp đến được với đông đảo công
chúng, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội, và là
người có thể giúp cho ta đo lường được mức độ thành công của chương trình. Giới
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

15


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

truyền thông cung cấp các bài viết có chiều sâu và có thể hiệu quả trong việc đưa tin
đến công chúng Chính vì những lý do đó, giới truyền thông có tác động mạnh đến
chương trình vì giới truyền thông sẽ giúp ta chuyển tải được thông tin rộng rãi đến đối
tượng công chúng của chúng ta.
 Công chúng là các Phụ huynh, nhà trường.
- Phụ huynh: là đối tượng sẽ khuyên nhủ, tác động vào viêc học của con en mình
ngoài việc học trên lớp
- Nhà trường: Đối tượng trức tiếp giảng dạy cho học sinh và cũng là đối tượng
cần tác động để cải thiện và phát triển chương trình học tiếng anh ở đây.
 Nhà tài trợ : Nhà tài trợ chính cho chương trình phát truyển chương trình học

tiếng anh ở nông thôn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank.
1.2.7.3. Đối tượng đồng thực hiện
Để có một chương trình chất lượng và hiệu quả, cần được sự hổ trợ của các
những đối tượng khác. Chương trình này có liên quan tới tiếng anh nên các trung tâm
dạy tiếng anh sẽ là đối tượng lý tưởng để cùng thực hiện chương trình này. Họ có
những phương pháp và cách giảng dạy sáng tạo mới lạ nên sẽ mang lại hiệu quả trong
việc truyền tải tới đối tượng mục tiêu. Cụ thể ở đây là:
Trung tâm anh ngữ AMA, Là thành viên thứ 17 trong hệ thống Trung tâm Anh
ngữ AMA trên toàn quốc.
Địa chỉ: 12 Hồ Xuân Hương, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam
Số điện thoại: 0510 626 3123 - 0510 626 9123
1.3. Đánh giá tình hình lập kế hoạch truyền thông
1.3.1. Điểm mạnh
Chương trình phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn tại tỉnh Quảng
Nam là một chương trình được sự đầu tư của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam
nên sẽ được sự quan tâm, tin tưởng từ công chúng.
Chương trình quy tụ nhiều thành viên có niềm đam mê với giáo dục, nhiệt tình
năng động, tinh thần trách nhiệm cao.
Chương trình diễn ra với những hoạt động mới lạ, bổ ích thu hút được sự tham
gia của nhiều đối tượng công chúng.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

16


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

Sự tích cực trong việc phối hợp thực hiện của những người dân trên tại Quảng

Nam và các cơ quan ban ngành có liên quan. Nên chương trình sẽ diễn ra một cách
thuận lợi.
1.3.2. Điểm yếu
Tuy chương trình được sự đầu tư nhưng quy mô chưa được lớn và rộng khắp. chỉ
diễn ra số tỉnh nhỏ lẻ.
Vì chưa được tổ chức một cách rộng rãi nên chưa để lại nhiều ấn tượng và chưa
truyền tải được hết nội dung của chương trình.
Công tác truyền thông còn chưa tác động nhiều đến nhận thức và hành vi của đối
tượng mục tiêu.
1.3.3. Cơ hội
Xuất phát từ chương trình này sẽ là nền tảng cho các chương trình khác diễn ra
hiệu quả hơn.
Tạo cơ hội thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, các ban ngành từ đó
sẽ nhận được nhiều sự đầu tư hơn. Quy mô mỡ rộng hơn.
Chương trình học tiếng anh của các em vùng nông thôn sẽ được cải thiện hơn,
để các em tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất.
1.3.4. Thách thức
Hiện nay tiếng anh mặc dù là một ngôn ngữ phổ biến, nhưng với tinh chất khó
tiếp thu hơn tiếng mẹ nên sẽ tạo cảm giác ngại tiếp xúc cho một số đối tượng.
Nhiều vấn đề trong việc dạy và học tiếng anh chưa thể thay đổi một sớm một
chiều, vì vậy chất lượng của môn học nảy chưa được cải thiện một cách tốt nhất.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

17


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH HỌC
TIẾNG ANH Ở NÔNG THÔN TẠI QUẢNG NAM
2.1. Xác định mục tiêu truyền thông
2.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính trong chương trình truyền thông này đó là mục tiêu thông tin,
thay đổi nhận thức và tạo sự quan tâm.
Thông tin và tăng độ nhận biết cho mọi người hiểu được sự cần thiết của việc học
tiếng anh. Tiếng anh tuy không phải tiếng mẹ nhưng nó lại có một tầm quan trọng rất
lớn trong cuộc sống vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao
tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi.
Đồng thời qua chương trình cũng nhằm nhắn nhủ tới Bộ, Sở giáo dục quan tâm hơn
đến chương trình học của trẻ em nông thôn đặc biệt là về môn tiếng anh. Bên cạnh đó
còn kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo tiếng anh hãy
cùng nhau tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với tiếng anh nhiều hơn thông qua
những hoạt động, những chương trình thực tế.
Chương trình được phát động nhằm thay đổi ý thức, nhận thức và sự quan tâm
của mọi người, toàn xã hội cộng đồng đến môn tiếng anh nhất là ở những vùng nông
thôn như Quảng Nam. Để chương trình học về môn học này của các em được cải thiện
từ đó có thể tiếp thu môn tiếng anh một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- 80% học sinh tại các vùng nông thôn Quảng Nam biết đến chiến dịch truyền
thông cho chương trình “Phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn trên địa
bàn Quảng Nam” tại tỉnh này. Để các em nhận thức và truyền đạt với nhau sự cần thiết
của chương trình, đặc biệt từ phía gia đình và nhà trường.
- Tiếp cận được hầu hết người dân ở các thôn xã tại Quảng Nam.
- Thu hút được sự tham gia của các trung tâm đào tạo tiếng anh
- Tìm hiểu và tư vấn cho 100% những người tham gia chương trình
- Thông qua chương trình có thể đổi mới được những phương pháp giảng dạy
hiệu quả hơn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức cho các em học sinh ở đây.


SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

18


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

2.2. Công chúng mục tiêu
Một chương trình truyền thông nào thực hiện cũng đều nhắm đến một đối tượng
cụ thể nào đó, đối tượng càng cụ thể thì chiếc lược truyền thông sẽ dễ dàng và đạt
được kết quả tốt nhất, và khi biết được đối tượng cần truyền thông thì ta sẽ dễ dáng
xác định được hướng đi cho kế hoạch truyền thông của chúng ta.
Chương trình phát triển chương trình học tiếng anh ở nông thôn trên địa bàn
Quảng Nam được tổ chức hướng tới vùng nông thôn, mà ở đây tập trung những trường
Tiểu học, Trung học cơ sở nên đối tượng muốn hướng tới sẽ là:
- Học sinh Tiểu học: đây là lứa tuổi bắt đầu được tiếp xúc với những kiến thức
bắt đầu phức tạp. có thể tập tành làm quen với tiếng anh.
- Học sinh THCS: bước vào thời trung học là lúc môn tiếng anh được phổ biến
trong chương trình học. đây là lúc mỗi học sinh cần trang bị cho mình nhiều kiến thức
hơn về bộ môn này.
- Học sinh THPT: đây là lúc những học sinh này cần trang bị tiếng anh kỉ lưỡng
để chuẩn bị cho các kì thi CĐ, ĐH.
Đa số học sinh này chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng anh trong cuộc
sống và công việc sau này, dễ bị chán nản khi môn học này khó đối với các em. Vì thế,
chương trình truyền thông lần này nhắm đến đối tượng mục tiêu này để thay đổi nhận
thức của các bạn học sinh về chương trình học của mình nhất là bộ môn tiếng anh, để
sau này áp dụng vào tương lai một cách hiệu quả.
2.3. Xây dựng thông điệp truyền thông

Thông điệp đóng một vai trò quan trọng trong một chiến dịch truyền thông. Nó
giúp cho người thực hiện có thể dễ dàng truyền tải những suy nghĩ cũng như những
điều mình muốn nói đến với công chúng hơn. Đặc biệt là dễ dàng trong việc đưa ra các
ý tưởng, hướng đi cho chiến dịch mình đang thực hiện.
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tiếng anh trở thành nhu cầu cần thiết đối với hầu
hết mọi người. Bạn đã thật sự đầu tư vào việc học tiếng anh chưa? Liệu bạn có thể
thành công mà không biết tiếng anh không? Thực tế cho thấy rằng nhiều người xuất
thân từ nhiều ngành nghề khác nhau đều tích cực học tiếng anh và tự tràn bị vốn ngoại
ngữ cho riêng mình, tiếng anh là ngôn ngữ rộng rãi nhất thế giới. Hiện nay có hơn
một tỉ người sử dụng tiếng Anh trên thế giới đặc biệt là các nước có nền kinh tế &
khoa học phát triển nhất đều nói tiếng Anh. Đa số các kho tài liệu, thư viện, báo cáo
SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

19


Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình phát triển chương trình học tiếng anh
ở nông thôn tại tỉnh Quảng Nam

khoa học, phát minh, và nhiều tác phẩm văn học kinh điển đều được viết hoặc chuyển
dịch sang tiếng Anhđể phổ biến rộng rãi. Vì vậy tiếng Anh là phương tiện giúp bạn
chinh phục đỉnh cao của kho tàng tri thức nhân loại. Để mọi người và đặc biệt là
những người học sinh ở nông thôn thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng anh và
phát triển hơn nữa chương trình dạy và học này, thông điệp của kế hoạch truyền thông
lần này sẽ là:
“Tiếng anh – cơ hội việc làm cho tương lai”
Đây là thông điệp nhằm khẳng định rằng, học tiếng anh không bao giời thừa và
nó sẽ là điểm tựa cho mọi người trong tương lại với cuộc sống và công việc của mình.
Bên cạnh đó nó nhấn mạnh đến điều mà hiện nay ai cũng quan tâm đó là việc làm.
Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ ràng là

tiếng Anh. Thêm nữa, công việc chất lượng cao đòi hỏi phải có khả năng hiểu và giao
tiếp được tiếng Anh. Do đó, các công ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra các nước
khác và những công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt nghiệp ra trường có
khả năng tiếng Anh cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu cầu.
Thực tế rõ ràng rằng, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh
tốt sẽ tìm được những công việc tốt hơn so với những người mà trình độ tiếng Anh còn
hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết được tiếng Anh sẽ thực hiện công việc hiệu quả
hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và trên
các trang web. Vì vậy đưa ra thông điệp này sẽ là một động lực để mọi người cùng
nhau học tiếng anh và áp dụng nó một cách hiệu quả trong tương lai của mình.
2.4. Hoạch định chiến lược
Trong bất kì một chiến dịch truyền thông nào, nếu muốn đạt được thành công
trước hết chúng ta cần phải vạch ra được một chiến lược phù hợp. Chiến lược là cách
tiếp cận tổng quát đối với một chương trình hay chiến dịch. Đó là chủ đề hay yếu tố
điều phối, là nguyên tắc hướng dẫn, là ý tưởng lớn, là nguyên nhân sau xa đằng sau
một chương trình chiến thuật.
Tiếng anh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong thời đại xu
hướng toàn cầu hóa, việc giao tiếp, giao lưu với các nước trên thế giới ngày càng đẩy
mạnh. Cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn nếu mỗi người đều trang bị cho mình một hành
trang vững chắc trong đó ngoại ngữ là yếu tố cần thiết nhất.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo_CCQC06C

20


×