Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

chiến dịch truyền thông” giải cứu cụ rùa hồ gươm”và lập kế hoạch truyền thông cho chiến dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.25 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, có vai trò rất quan trọng,
tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau trong tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội. Hoạt động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, từ việc giao tiếp cá
nhân với những mục đích cá nhân thuần túy - ở đây chủ yếu hình thành kỹ năng
giao tiếp liên cá nhân mà vai trò chi phối chủ yếu là môi trường giao tiếp, văn
hóa gia đình và tính chủ động của mỗi người đến việc nhận thức một cách tự
giác các hoạt động giao tiếp – truyền thông và sử dụng nó vào việc giải quyết
các vấn đề chung - ở đây cần sự hiểu biết một cách hiểu có hệ thóng và kỹ năng
chuyên nghiệp….Nhưng cho dù ở cấp độ nào thì truyền thông – giao tiếp cũng
góp phần rất quan trọng trong quá trình phát triển, trong quá trình hình thành
văn hóa, diện mạo của mỗi người và của cộng đồng, của quốc gia vì những tác
động và sức lan tỏa của nó tới công chúng.
Nghiên cứu đề tài này nhằm trang bị những tri thức lý thuyết và kỹ năng
truyền thông nói chung và truyền thông vận động xã hội nói riêng giúp sinh viên
tạo lập những tri thức nền tảng và kỹ năng giao tiếp truyền thông vận động xã
hội, tăng cường khả năng giao lưu hội nhập quốc tế. Khả năng hòa nhập vào các
nhóm công chúng hiện nay là một yêu cầu quan trọng và là điểm yếu của sinh
viên. Bài tập về phân tích yêu càu mục tiêu nhiệm vụ và phương thức thực hiện
chiến dịch truyền thông” Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm”và lập kế hoạch truyền
thông cho chiến dịch bằng ý tưởng của mình. Điều này giúp sinh viên vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã được học vào trong hoạt động thực tiễn của mình.
Từ đó củng cố thêm kiến thức và rút ra được những bài học cho mình.

1


A – BÀI TẬP 1: PHÂN TÍCH YÊU CẦU MỤC TIÊU, PHƯƠNG
THỨC THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “GIẢI CỨU CỤ
RÙA Ở HỒ GƯƠM” TỪ ĐÓ RÚT RA NHỮNG ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ
CỦA CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG NÀY .


I –QUAN NIỆM CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG
1 Khái niệm về truyền thông.
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, ra đờivà phát triển trong
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan nhiều đến mọi cá thể
xã hội. Do đó hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau.
Dưới đây nêu ra một số khái niệm, định nghĩa được dùng tương đối phổ biến:
Theo Jonh R. Hober (1954), truyền thông là một quá trình trao đổi tư duy
hoặc tư tưởng bằng lời
Martin p, Adelsm thì cho rằng truyền thông là quá trình liên tục, qua đó
chúng ta hieur được người khác và người khác hiểu được chúng ta. Đó là một
quá trình luôn thay đổi, biến chuyển ứng phó với mọi tình huống.
Còn theo quan điểm của Dean C. Barnlund (1964), truyền thông là một quá
trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng dể có thể có hành vi hiệu quả hơn.
Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây
là của một người hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người.
Theo S. Schachter, “ Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được
thể hiện và tính độc quyền được tăng lên”
Theo Geral Miler (1966), về cơ bản truyền thông quan tâm nhất đến hành
vi, trong đó nguồn thông tin truyền đến người nhận với mục đích tác động đến
hành vi của họ.
Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel thì cho rằng truyên thông là môt quá trình
chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang một tình
huống khác theo một thiết kế có chủ đích.
Ngoài ra có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về
truyền thông. Mỗi định nghĩa quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý riêng.
2


Tuy nhiên các định nghĩa quan niệm khác nhau này vẫn có những điểm chung
với những nét tương đồng rất cơ bản… Từ những quan niệm trên có thể đưa ra

những quan niệm chung nhất về truyền thông như sau:
Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng,
tình cảm…chia sẽ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm
tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành
vi cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ cộng đông/ xã
hội.
2 - Các yếu tố cơ bản của truyền thông
Truyyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian trong đó bao
gồm các yếu tố tham dự chính:
Nguồn: Là yếu tố mamg thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông.Nguồn phát là một hay một nhóm người mang nội dung thông tin
trao đổi vói người hay nhóm người khác.
Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đén đối
tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư tình cảm, mong muốn,đòi
hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa hoc – kỹ thuạt … được
mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên phát
và bên nhận cùng có chung cách hiểu – tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói,
chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ điệu bộ của con người được sử
dụng để truyền tải thông điệp.
Kênh truyền thông: Là các phương tiện con đường cách thức chuyền tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chât, đặc
điểm cụ thẻ người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như :
truyền thông các nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông
trực tiếp và truyền thông đa phương tiện…
Người nhận: Là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá
trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xét trên cơ sở những biến

3



đổi về nhận thức, thái độ , hành vi của đối tượng tiếp nhận cũng những hiệu ứng
xã hội do truyền thông đem lại.
Phản hồi/ hiệu quả: Là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ
người nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của truyền
thông. Trong một số trường hợp mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng
kể. Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm
của công chúng.
Nhiễu: Là yếu tố gây ra sai lệch không dược dự tính trước trong quá trình
truyền thông ( tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng
thông điệp thông tin bị sai lệch.
Trông quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi
chỗ cho nhau, tương tác đan xen vào nhau. Về mặt thời gian nguồn phát thực
hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trước.
3 Phân loại truyền thông
Căn cứ vào các yếu tố khác nhau có thẻ có nhiều cách phân loại khác nhau
cho truyền thông:
3,1 căn cứ vào tính chủ đích truyền thông có thể phân chia thành;
truyền thông có chủ đích và truyền thông không có chủ đích, truyền thông kinh
ngiệm
Truyền thông kinh nghiệm : Là loại truyền thông được thực hiện như là
những kinh nghiệm, hoặc kết quả của những kinh nghiệm được hình thành trong
quá trình sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng. Hoạt động giao tiếp thông thường
nhằm thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống cá nhân, trong gia đình
cộng đồng đòi hỏi rất nhiều ở truyền thông kinh nghiệm
Truyền thông không có chủ đích: Là hoạt động truyền thông không có
mục đích cụ thể, hoặc tạo ra những kết quả nằm ngoài mục đích của những
người tham gia truyền thông. Loại truyền thông này chủ yếu là hoạt động giao
tiếp hằng ngày, ngẫu nhiên của con người hoặc nhóm bạn bè. Nhìn chung ,

4



truyền thông không có chủ đích là hoạt động truyền thông không xảy ra với các
nhà truyền thông chuyên nghiệp.
Truyền thông có chủ đích: Là hoạt động truyền thông có mục đích được
xác dịnh rõ dàng với kế hoạch quá trình truyền thông. Chiến dịch truyền thông “
Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” là truyền thông có chủ đích. Bởi truyền thông có chủ
đích bao giờ cũng cuất phát từ mục đích của những người tham gia vào hoạt
động truyenf thông. Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có nhiều cá nhân.
Nhóm cùng tham gia vào hoạt động truyền thông. Các hoạt động truyền thông
được thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp luôn luôn là hoạt động
truyền thông có chủ đích. Tính chủ đích thể hiện cao ở chương trình/ dự án,
chiến dịch truyền thông với những chiến lược và mục tiêu thống nhất cho nhiều
hoạt động truyền thông có tổ chức trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng thời
điểm nhằm tác động mạnh mẽ hơn từ các nhà truyền thông. Chiến dịch truyền
thông “Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” là truyền thông có chủ đích được các nhà
truyền thông xác dịnh từ trước khi thực hiện quá trình hoạt động truyền thông
của mình. Các nhà truyền thông đã xác định rõ mục đích của mình trong chiến
dịch truyền thông này đó chính là, nhanh chóng dịnh hướng dư luận xã hội, lôi
kéo sự tham gia hưởng ứng của quần chúng nhân dân vào chiến dịch truyền
thông của mình, từ đó tạo dư luận xã hội thúc bách sự vào cuộc của các cơ quan
chức năng có thẩm quyền trong việc cứu chữa cụ rùa và cỉa thiện môi trường
nước trong hồ. Ngoài ra còn lôi kéo nhân dân trong việc cùng cơ quan liên quan
tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cứu chữa cho cụ rùa và môi trường nước trong hồ.
2 Căn cứ vào phương thức truyền thông: Có truyền thông trực tiếp và
truyền thông gián tiếp:
Truyền thông trực tiếp: Là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp súc
mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông. Tuyền thông trực tiếp có
thể là truyền thông 1 – 1 ( hai người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực
tiếp), truyền thông 1 – 1 nhóm( ví dụ như giữa thầy giáo với học sinh)


5


Truyền thông gián tiếp: Là hoạt động truyền thông trong đó người tham
gia không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà thực hiện quá trình
truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian), hoặc các
phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ thuật (hoặc con
người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn. Ví dụ như truyền thông nhờ sự hỗ
trợ của Bưu điện ( gửi một bức thư hay nói chuyện qua điện thoại…), nhờ sự hỗ
trợ của Internet, truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như:
báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các website…
Chiến dịch truyền thông “ Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” là chiến dịch
truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng mà trực tiếp đó chính
là báo Mạng Điện tử. Các nhà truyền thông đã dùng báo mạng điện tử làm kênh
truyền thông của mình tới công chúng với thông tin nhanh, phong phú đa dạng
với nhiều hình thức thể hiện khác nhau…
Căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng: truyền thông cá nhân ,
truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng
Truyền thông cá nhân: Là hoạt động truyền thông trong đó cá nhân tham
gia tổ chức, thực hiệnviệc trao đổi thông tin, suy nghĩ tình cảm…tạo ra sự hiểu
biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi.
Truyền thông nhóm: là hoạt động truyền thông trong đó sự chia sẽ thông
tin, suy nghĩ, tình cảm, dược thực hiện bởi các cá nhân trong nhóm được xá
định. Môi trường và phạm vi truyền thông nhóm phụ thuộc vào phạm vi tính
chất đặc biệt là quy tắc , mục tiêu , trình độ của nhóm…
Truyền thông đại chúng: Là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi được thực
hiện thông qua các phương tiện kĩ thuật và công nghệ truyền thông. Một số loại
hình truyền thông đại chúng tiêu biểu như : Sách, báo in và các ấn phẩm in ấn,
diện ảnh, phát thanh, truyền hình, Internet…


6


II -

CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG GIẢI CỨU CỤ RÙA HỒ

GƯƠM LÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
1 – KHÁI NIỆM
Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội ngày càng chi phối sâu
sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên bình diện vĩ mô cũng
như trong việc hình thành nhân cách của mỗi người. Nhìn từ bình diện giao tiếp,
người ta cho rằng truyền thông đại chúng là kênh giao tiếp đại chúng với đặc
trưng bản chất là nhiều người tham gia về những chủ đề mà họ quan tam với
những tần xuất ngày càng tăng. Dưới góc độ phương tiện kỹ thuật người ta cho
rằng truyền thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông chuyền tải thông
điệp tới đông đảo nhân dân…
Trên cơ sở xem xét những bình diện trên có thể dưa ra định nghĩa về truyền
thông như sau:
Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông
hướng tác động vào đông dảo công chúng xã hội ( nhân dân các vùng miền,
cả nước, các khu vực hay toàn bộ thế giới), nhằm thông tin, chia sẽ; nhằm
lôi kéo, tập hợp, giáo dục thuyết phục đông đảo nhân dân tham gia giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội dã và đang đặt ra.
2. Đặc điểm của truyền thông đại chúng
Thứ nhất là đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là đông dảo
công chúng xã hội – những quần thể dân cư không phân biệt trình độ, tôn giáo,
giới tính, đảng phái, tuổi…Mặc dù các ấn phẩm truyền thông đều nhằm vào
những nhóm đối tượng cụ thể, nhưng một khi những ấn phẩm này được xã hội

hóa trên các kênh truyền thông đại chúng thì đối tượng tác động không chỉ có
nhóm đối tượng tác động ban đàu. Đây chính là tính công khai của truyền thông
đại chúng. Chiến dịch truyền thông “ Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” đối tượng tác
động đó chính là nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng
những người đã có những kỹ niệm gắn bó với Hồ Gươm và xem cụ rùa như con
7


vật linh thiêng chứng kiến bao cảnh thăng trầm trong lịch sử Hà thành và đất
nước.
Thứ hai là sự kiện vấn đề đăng tải trên truyền thông phải hướng tới việc ưu
tiên thỏa mãn, phục vụ nhu cầu, mong đợi của công chúng nhân dân. Những sự
kiện được thông tin liên quan mật thiết đến việc giải thích, giải đáp, tháo gỡ
những vấn đề bức xúc trong cuộc sống của đông đảo cư dân hoặc giúp họ mở
rộng tầm mắt, nối dài tầm tay trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề nảy sinh
trong xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng trở thành diễn đàn chia sẽ
thông tin, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng, kinh nghiệm, tư tưởng của đông đảo nhân
dân.
Chiến dịch truyền thông “ giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” khi ngày ngày nhân
dân đều phản ánh thắc mắc về tình trạng cụ rùa nổi lên mặt nước ngày một nhiều
hơn với những vết thương lỡ loét trên cơ thể mà vẫn chưa có cơ quan nào đứng
ra chịu trách nhiệm trong cứu chữa cụ rùa và nguồn nước ô nhiễm trong hồ.
Trước tính hình trên thì báo chí đã nhanh chóng vào cuộc định hướng được dư
luận xã hội, giải thích, giải đáp những thắc mắc của công chúng.

Trong nhiều lần xuất hiện Cụ còn tỏ ra khá mệt mỏi và thường xuyên
bơi nghiêng. Phần lớn thời gian Cụ chỉ ngóc đầu lên thở, thi thoảng mới nổi

8



cả mai và trôi lững lờ phía gần sát bờ. Nhìn dáng bơi của Cụ rùa, những
người chứng kiến không khỏi xót xa.
Từ lâu, trong tâm trí của người Hà Nội và du khách đến thăm Thủ đô, việc
cụ Rùa hồ Gươm nổi luôn là sự kiện được chú ý đặc biệt.
Là cá thể rùa quý hiếm sống trong một không gian lịch sử, cụ Rùa đã trở
thành một "nhân vật đương thời", thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng.
Có người còn cho rằng, cụ Rùa có thể coi là "linh thú cổ đại" của Việt Nam...
Thậm chí, giữa tháng 4/2010, tin đồn cụ Rùa qua đời đã khiến nhiều người
cảm thấy bàng hoàng. Dù tiến sĩ Hà Đình Đức và ban quản lý Hồ Gươm đã xác
minh cụ Rùa còn sống, nhưng dư luận vẫn không khỏi lo ngại về tình hình sức
khỏe của cụ, sợ sẽ đến một ngày không còn được nhìn cụ nổi.
Nhiều người tỏ ra bức xúc trước tình trạng ô nhiễm của Hồ Gươm. Số khác
đề nghị nhân giống cho cụ. Tưởng như tình cảm của mọi người dành cho cụ Rùa
là điều hiển nhiên.
Những tình cảm yêu mến, quan tâm kể trên có cội rễ sâu xa trong tâm thức
người Việt.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan, nguyên chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Đai
Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Quốc gia Hà Nội, thực chất rùa
hồ Gươm chỉ là sinh vật bình thường. Nhưng trong không gian và thời gian đầy
sử tích của hồ Gươm, rùa không còn là con vật bình thường mà đã được nhân
hóa thành cụ Rùa.
Thứ ba là tính mục đích rõ rệt. Mọi hoạt động của con người đều có tính
mục đích, tuy nhiên do các kênh truyền thông này luôn tiếp xúc, tác động đến
đông đảo công chúng nhằm làm thay đổi nhận thức hành vi của họ. Chiến dịch
truyền thông “ Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” có tính mục đích rõ ràng và đã
được xác định ngay từ đầu. Khi được công chúng phản ánh về tình hình sức
khẻo cụ rùa. Cụ đã nổi lên mặt nước ngày một nhiều hơn với những vết thươmg
trên mình, thì nhà truyền thông đã vào cuộc nhanh chóng tạo ra làn sóng dư luận


9


xã hội thúc bách sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để tìm ra giải pháp hiệu
quả nhất chữa trị cho cụ rùa

.

, Nhiều người đã

chứng kiến cảnh Cụ rùa lao hai ống ngầm chăng song song dưới lòng hồ từ
bờ bên đường Đinh Tiên Hoàng sang đền Ngọc Sơn. Theo các nhân chứng,
cụ rùa cứ quanh quẩn bên hai ống ngầm tới hơn nửa giờ đồng hồ và nhiều
lần lao vào đường ống với vẻ quyết liệt. Dường như Cụ đang “giận dữ” một
điều gì đó.
Thứ tư là tính phong phú đa dạng trong việc truyền thông điệp tới công
chúng. Các nhà truyền thông đã sử dụng nhiều hình thức và thể loại đưa tin rất
phong phú: từ những thông tin ngắn, những bài bình luận, đến những hình ảnh
video clip sinh động nhất về tình hình sức khỏe cụ rùa. Tất cả đã thu hút sự quan
tâm ngày một lớn hơn của công chúng.

10


Chiều 22/11/2010, hàng trăm người dân và du khách đã chứng kiến Cụ
rùa hồ Gươm nổi lên mặt nước, gần phía đền Ngọc Sơn với một đoạn dây
cao su màu đen ngậm trong miệng. Theo một chuyên gia đầu ngành về bò
sát ở Việt Nam, điều tối kỵ đối với rùa sống dưới nước là những túi nilon
hoặc dây cao su. Nếu nuốt dây cao su vào ruột, tính mạng Cụ rùa sẽ nguy
hiểm.

Thứ năm là một trong những nguyên lý của truyền thông là trong quá trình
truyền thông, tần suất tương tác giữa chủ thể và khách thể càng nhiều càng bình
đẳng, càng nhiều người tham gia bao nhiêu, thì năng lực hiệu quả của truyền
thông càng cao bấy nhiêu. Chiến dịch truyền thông giải cứu cụ rùa đã có sự
tương tác rất lớn giữa những nhà truyền thông và công chúng thông qua diễn
đàn “ giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” và “ tôi có thể cứu được cụ rùa và cả Hồ
Gươm” đang được bạn đọc của VTCNews, nhiệt tình hưởng ứng với hàng trăm
ý kiến bạn đọc gửi về, nhiều giải pháp đáng chú ý được đưa ra. Công chúng đã
đóng góp chia sẽ những tâm tư tình cảm của mình trong việc cùng với các cơ
quan chức năng tìm ra giải pháp chữa trị cho cụ rùa và cả Hồ Gươm như các ý
kiến dưới đây:
Tiếp theo sáng kiến về “trạm xá di động” cứu chữa khẩn cấp cho cụ rùa Hồ
Gươm, kĩ sư Lương Ngọc Dư tiếp tục chuyển tới VTC News kiến giải của mình
về một vấn đề có ý nghĩa lâu dài hơn: “cứu” nơi sống của cụ. Theo ông Dư, giải
pháp do ông nghiên cứu sẽ giúp cải tạo hệ sinh thái thủy vực hồ Gươm. Theo
ông Dư thì chất lượng nước và bùn đáy chính là hai nguyên nhân trực tiếp làm
cụ rùa bị thương và suy giảm sức khỏe cụ rùa Không chỉ cụ rùa mà cả Hồ gươm
cũng cần được cải tạo bởi sự ô nhiễm ngày càng gia tăng
Nạo vét bùn đáy
Sau khi các vết thương của cụ rùa được chữa trị đã lành, tình trạng sức
khỏe của cụ rùa hồi phục, tình trạng ô nhiễm nước được giải quyết, chúng ta có
thể tiếnhành nạo vét bùn đáy. Quá trình nạo vét bùn đáy được tiến hành theo

11


phương phápdùng bơm hút bùn. Theo công nghệ này không cần đóng cọc đắp
bờ chia hồ thành từng ngăn như các giải pháp khác nhau

Thêm vào đó, đáy hồ có đủ loại rác cứng, vật rắn, kim loại,… lượng bùn

đáy rất dàyvà là trầm tích của hàng trăm năm, mức độ ô nhiễm của bùn đáy có
thể liệt vào loại chất thải nguy hại. Đó chính là hai nguyên nhân trực tiếp làm cụ
rùa bị thương
Xử lý ô nhiễm môi trường nước
Khảo sát sơ bộ cho thấy hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước là do
nguồn nước thải chưa qua xử lý chảy vào hồ và sự phát triển thái quá các loại
tảo độc tromg hồ
Tổ hợp công nghệ Z9i bao gồm nhiều công nghệ thành phần, do tác giả tự
nghiên cứuchế tạo và xử lý thí điểm thành công ở Việt Nam. Hệ thống thiết bị
chế tạo dựa trên các nguyên lý vật lý, cho phép giải quyết hiệu quả các bài toán
ô nhiễm nước

12


Hệ thống cung cấp thêm nước sạch cho hồ để cải tạo môi trường nước
trong hồ .

và lụ.

Và bèo lục bình được xem như “ vị cứu tinh”cho Hồ Gươm.
III - MỤC TIÊU CỦA CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “ GIẢI CỨU
CỤ RÙA HỒ GƯƠM”
Chiến dịch truyền thông giải cứu cụ rùa ở hồ gươm đã được các nhà truyền
thông xác định trước khi tiến hành quá trình truyền thông. Khi thông tin dư luận
xã hội về tình hình sức khỏe. cụ rùa cụ đã nổi lên mặt nước ngày một nhiều cùng
với những vết thương trên cơ thể đã làm cho những người yêu mến cụ nói riêng
và Hồ Gươm nói chung không khỏi lo lắng khi ngày một nhiều thông tin những
13



hình ảnh cũng như video mà công chúng chụp được đã được đưa lên mạng làm
xôn xao dư luận. Tình hình sức khỏe của cụ rùa đã làm cho Hồ Gươm trong
những ngày này nóng hơn bao giờ hết. Nhân dân càng lo lắng về tính mạng của
cụ rùa sẽ đi về đâu khi chưa có một cơ quan hay tổ chức cá nhân nào vào cuộc
tìm ra những giải pháp cứu chữa cho cụ.
Trước tình hình dư luận đang hoàng mang thì báo chí đã nhanh chóng vào
cuộc xác định rõ mục tiêu của mình, với những mục đích. Đây chính là hoạt
động truyền thông có chủ đích với ba loại hình truyền thông và cũng tương ứng
với 3 mục đích của chiến dịch truyền thông:
Mục đích thông tin – giáo dục – tuyên thông: Là loại hình truyền thông
ứng với 3 dạng truyền thông cũng là 3 mục đích: thông tin(cung cấp những
thông tin cơ bản, bao gồm các kiến thức nền và các kỹ năng cần thiết nhất,
những thông tin cập nhật…về vấn đề cần truyền thông). Thì đây chiến dịch giải
cứu cụ rùa ở Hồ Gươm đẫ được các nhà truyền thông, cung cấp những thông tin
cập nhật hằng ngày liên tục về tình hình sức khỏe cụ rùa, cũng như những kiến
thức liên quan về cụ rùa; giáo dục ( không chỉ hướng vào các đối tượng đang
cần thông tin nay mà cả những người cần đến trong tương lai tạo nên sự thông
hiểu), chiến dịch truyền thông giải cứu rùa hồ Gươm giáo dục mọi người về việc
giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đân tộc thông qua hình
ảnh cụ rùa, đồng thời thông qua chiến dịch này mọi người cũng đã biết được
một số kiến thức về vấn đề bảo vệ môi trường cũng như sử lý nước thải vv…; và
truyền thông ( chia sẽ, trao đổi thông tin, kiến thức nhằm thúc đẩy những thay
đổi trong thái độ và hành vi ).
Mục đích tuyên truyền vận động: Đó chính là cố gắng làm cho người
khác cũng ủng hộ vấn đề mà mình đang truyền thông, đó là nhóm các hoạt động
truyền thông mà nhà truyền thông lên tiếng, làm mọi người chú ý một vấn đề
quan trọng và hướng những người có quyền ra quyết định vào một giải pháp
hợp lý. Vậy thì chiến dịch giải cứu cụ rùa, tuyên truyền vận động thu hút sự
quan tâm và ủng hộ của nhân dân trong việc tìm gia giải pháp cho cụ rùa và hồ

14


gươm, vận động công chúng nhân dân tham gia vào chiến dịch này tạo ra một
làn sóng dư luận xã hội. Và rồi từ đó hướng tới những cá nhân, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền có trách nhiệm nhanh chóng vào cuộc để tìm ra giải pháp hiệu
quả nhất cứu chữa cụ rùa và cải thiện môi trường nước trong hồ. Người ta còn
gọi quá trình này đó chính là vận động gây ảnh hưởng.
Mục đích truyền thông thay đổi hành vi: Mục đích của chiến dịch truyền
thông giải cứu cụ rùa đó là ngoài mục đích tuyên truyền vận động công chúng
cũng như cơ quan có chức năng nhanh chóng tìm ra biện pháp chữa trị cụ rùa mà
còn nhằm mục đích nâng cao nhận thức của du khách thăm quan cũng như đông
đâỏ quần chúng nhân dân phải có ý thức bảo vệ môi trường nước ở Hồ Gươm
cũng như cụ rùa.
Để thực hiện được mục tiêu này nhà truyền thông đã sử dụng kênh truyền
thông là báo mạng điện tử, với những nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu của
công chúng cũng như sử dụng linh hoạt nhiều hình thức đua tin từ những tin bài
vết, những bài bình luận, đến các hình ảnh video clip sinh động lại càng thu hút
sự chú ý của công chúng.
IV- ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG
NÀY:
1 ƯU ĐIỂM
Sử dụng kênh truyền thông là báo mạng điện tử, ứng dụng được những thế
mạnh của Internet, xa lộ thông tin siêu tốc cho phép kết nối và truyền tải một
dung lượng thông tin khổng lồ, có thể nói là vô hạn định với tốc độ siêu nhanh.
Vì vậy mà mọi người dễ dàng kết nối với nhau, chia sẽ, trao đổi, hình thành dư
luận xã hội và tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu, những vấn đề một
cách nhanh chóng.
Tạo khả năng giao lưu trực tuyến nhiều chiều giữa đông đảo công chúng;
tạo điều kiện cho mỗi người trực tiếp tiếp cận với nguồn tin mà không cần qua

khâu trung gian nào như vậy tính cởi mở của thông tin được bảo đảm, tần suất

15


tương tác giữa chủ thể và khách thể tăng lên cho nên hiệu quả truyền thông đạt
rất lớn.
Đối với nhà truyền thông chuyên nghiệp, kênh truyền thông này cho phép
nắm bắt từng giờ số lượng, cơ cấu công chúng - nhóm đối tượng tham gia để
định hướng khai thác.
Phương thức truyền thông bằng báo mạng giảm đi tính độc quyền, khả
năng nhào nặn áp đặt thông tin từ một phía nhà truyền thông. Phương thức
truyền thông này giúp mỗi người đều có thể bày tỏ ý kiến thái độ của mình về
vấn đề mà họ quan tâm.
Thông tin nhanh chóng kịp thời, phong phú nội dung cũng như hình thức
thể hiện thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng.
2 – HẠN CHẾ
Mỗi thông điệp đều có đời sống riêng của nó: có môi trường và điều kiện
cụ thể, có quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái. Thông điệp được quá
nhiều người biết đến trong thời gian dài đã làm giảm và mất tính hấp dẫn,
Nội dung thông tin đân dần bị pha loãng bởi nhiều thông tin bên lề, chức
năng thông tin dần bị thay thế bằng chức năng giải trí là chủ yếu. Công chúng
xem chỉ để thỏa chí tò mò của mình.
Mô hình truyền thông dàn trãi, đều đều duy trì trong một khoảng thời gian
dài. Không tạo được những điểm nhấn để gây ấn tượng từ dó tạo sự nhàm chán
cho công chúng.
B - Bài tập 2 NẾU LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN
THÔNG NÀY BẠN SẼ ĐỀ RA YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG
THỨC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO LỰA CHỌN GIẢ ĐỊNH MỘT TỜ
BÁO ĐIỆN TỬ.

Vai trò của việc lập kế hoạch truyền thông
Việc lập kế hoạch truyền thông giúp cho các hoạt động truyền thông, trước
khi thực hiện, xác đỉnh rõ ràng về mục tiêu, phương hướng, nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức. Các hoạt động truyền thông sẽ được tiến hành thuận
16


tiện và đem lại kết quả tập trung hơn nếu có sự thống nhất các yếu tố này ngay
từ khi chuẩn bị cho đến kết thúc
Truyền thông là một quá trình gắn kết chặt chẽ các bước nhằm đạt được sự
thay đổi về nhận thức, thái độ hành vi của đối tượng. Thông qua kế hoạch chúng
ta có thể tính toán, lựa chọn, xắp xếp các hoạt động theo một trình tự nhất định
nhằm tác động phù hợp và từng bước vào các nhóm đối tượng cụ thể.
Việc xây dựng kế hoạch truyền thông cho phép người quản lý truyền thông
có thể huy động được ở mức cao hơn các nguồn lực phối hợp các hoạt động
nhằm đạt được kết quả ở mức cao nhất có thể.
Kế hoạch truyền thông không chỉ định hướng cho các hoạt động truyền
thông mà còn là cơ sở để tiến hành các hoạt động giám sát, đánh giá kết quả
truyền thông.
I XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG “ GIẢI CỨU CỤ
RÙA”
1 XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG
Xác định đối tượng là làm rõ những hoạt động truyền thông mà chúng ta sẽ
tổ chức hướng vào ai, nhóm người cụ thể nào. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất,
mục tiêu tác động mà có những các xác định đối tượng khác nhau.
Một trong những cách chia nhóm đối tượng thường được sử dụng trong lập
kế hoạch đem lại hiệu quả hiện nay là chia thành hai nhóm đối tượng: Trực tiếp
và gián tiếp,
Nhóm đối tượng trực tiếp ( còn gọi là nhóm đối tượng mục tiêu): là
mục tiêu tác động trực tiếp của chương trình/chiến dịch/hoạt động truyền thông.

Chiến dịch truyền thông “Giải cứu cụ rùa “ đó chính là cơ quan chức năng
những người có thẩm quyền trong việc tìm ra phương pháp giả cứu cụ rùa cũng
như môi trường nước Hồ Gươm. Cụ thể ở đây đó chính là Sở Tài Nguyên và
Môi trường Hà Nội, Bộ Khoa Học và Công Nghệ cùng với Uỷ Ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội.

17


Nhóm đối tượng gián tiếp (còn gọi là nhóm đối tượng liên quan hay
nhóm đối tượng gây ảnh hưởng): bao gồm những người có khả năng tác động
và gây ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm đối
tượng trực tiếp, bởi vì có những mối quan hệ gần gũi hoặc chặt chẽ với nhóm
đối tượng mục tiêu tác động trực tiếp của nhóm đối tượng truyền thông. Vậy
chiến dich truyền thông “ Giải cứu cụ rùa” đối tượng gián tiếp đó chính là
đông đảo quần chúng nhân dân nói chung và nhân dân Hà Nội những người yêu
mến Hồ Gươm, yêu mến cụ rùa xem cụ là con vật linh thiêng gắn với truyền
thống văn hóa , với lịch sử thăng trầm của Hà Nội. Họ đã có những tác động
gián tiếp vào việc tạo ra dư luận xã hội góp phần trong việc thúc đẩy sự vào
cuộc của các cơ quan chức năng để chữa trị cho cụ rùa và cải thiện môi trường
nước trong hồ. Trong thực tế, nếu chỉ tác động váo duy nhất nhóm công chúng
mục tiêu mà không tác dọng vào nhóm công chúng liên quan thì hiệu quả của
hoạt động truyền thông sẽ bị hạn chế rất nhiều. Bởi lẽ sự thay đổi về nhận thức
thái độ hành vi của một cá nhân, nhóm…chịu ảnh hưởng rát lớn của những
người/ nhóm đối tượng liên quan.
Sau khi xác định nhóm đối tượng mục tiêu và nhóm đối tượng liên quan
cần làm rõ đặc điểm của từng nhóm đối tượng, trong đó nhóm đối tượng mục
tiêu được chú trọng nhất trong quá trình phân tích. Đồng thời phân tích đối
tượng thì bao giờ cũng là các phân tích thực trạng, nhằm tận dụng những điểm
mạnh và cơ hội, thấy rõ và lường trước được những hạn chế và thách thức trước

khi xác định mục tiêu và các bước tiếp theo của việc lập kế hoạch
2, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
Thông thường việc phân tích thực trạng hướng tới chủ thể thực hiện chiến
dịch truyền thông và môi trường trong đó diễn ra các môi trường truyền thông.
Nói cách khác phân tích thực trạng là vạch ra điểm mạnh điểm yếu, cơ hội,
thách thức mà sẽ gặp trong quá trình truyền thông... Hai yếu tố này tạo ra nội lực
và ngoại lực trong quá trình truyền thông.
Những dặc điểm nội lực
18


Các hướng dẫn chính sách, chiến lược hiện có, phạm vi tuyên truyền chính
sách, chiến lược và việc thực hiện chính sách, chiến lược này trong cơ quan
Phương tiện truyền thông và các kênh thông tin phản hồi hiện có
Các nguồn tài chính sẵn có và người thực hiện chương trình có khả năng
tạo ra các nguồn lực khác;
Chất lượng nguồn nhân lực ( ví dụ như nhân viên làm việc tận tụy, đào tạo
tốt có chất lượng…) và phương tiện công cụ làm việc sẵn có giúp họ làm việc
tốt;
Chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm;
Khả năng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên…
Những đặc điểm ngoại lực
Mức đọ mà người dân và tổ chức dược huy động ủng hộ cho việc thực hiện
các kế hoạch truyền thông của bạn
Các mối quan hệ cộng tác sẵn có
Các phương tiện truyền thông đại chúng sẵn có trong cộng đồng
Nhận thức, thái độ, hành vi và thói quen của các nhóm đối tượng, đặc biệt
là nhóm đối tượng mục tiêu
Những tiêu chuẩn giá trị văn hóa liên quan đến vấn đề truyền thông;
Dựa trên những phân tích về ngoại lực và nội lực, có thể thống kê được

những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó tìm ra những giải
pháp đưa vào kế hoạch truyền thông
3 XÂY DỰNG MỤC TIÊU
Mục tiêu của một kế hoạch là sự thể hiện phương hướng, yêu cầu cụ thể
của các hoạt động truyền thông trong một khoảng thời gian xác định.
Lập kế hoạch truyền thông tương ứng với quy mô phạm vi tác động của kế
hoạch, có thể lựa chọn cấp độ của mục tiêu cho phù hợp
Các cấp độ mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát về chính sách (cấp quốc gia);
Mục tiêu của truyền thông (cấp quốc gia hoặc tỉnh;
19


Mục tiêu của chiến dịch (cấp tỉnh hoặc huyện thị);
Mục tiêu các hoạt động (nhằm thực hiện các mục tiêu của các cấp độ cao
hơn);
Chiến dịch truyền thông giải cứu cụ rùa thuộc mục tiêu chiến dịch ( cấp
tỉnh hoặc huyện thị).
Cũng có thể chia mục tiêu chỉ với hai cấp độ: Mục tiêu chung và mục tiêu
cụ thể, theo từng nhóm đối tượng.
Mục tiêu chung: Là tuyên bố chung về những điều sẽ đạt được sau khi
thực hiện có hiệu quả toàn bộ kế hoach đề ra. Mục tiêu chung của chiến dịch
truyền thông “ Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” đó chính là việc tìm ra giải pháp cứu
chữa cụ rùa và cải tạo lại môi trường nước trong hồ.
Mục tiêu cụ thể: Là những mục đích cụ thể đẻ khi kết hợp chúng sẽ đạt
được mục tiêu chung. Mục tiêu cụ thể của chiến dịch truyền thông “ Giair cứu
cụ rùa” đó chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho cụ, tác nhân nào gây nên
những vết thương lỡ loét trên cơ thể cụ và vì sao cụ lại thường xuyên nổi lên
mặt nước nhiều hơn so với mức bình thương cũng như giải pháp cho việc cải tạo
lại môi trường nước trong hồ.

Vận động đông đảo công chúng tham gia vào chiến dịch truyền thông để
góp phần tạo ra một dư luận xã hội rộng lớn thúc bách sự vào cuộc của cơ quan
chức năng.
Nâng cao ý thức mỗi người trong việc tìm ra những biện pháp hữu hiệu cứu
chữa cụ rùa
Vận động sự tham gia của công chúng trong hiến kế cải tạo môi trường
nước hồ gươm.
Nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong mà
trực tiếp đó chính là Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Sở Tài Nguyên và Môi
Trường cùng với các cấp chính quyền Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội để
chữa trị cụ rùa cũng như cải tạo môi trường nước.

20


Thực hiện tổ chức các diễn đàn thu hút sự tham gia đóng góp chia sẽ ý kiến
của đông đảo nhân dân để cứu cụ rùa
Nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ cụ rùa cũng như
môi trường nước và môi trường xung quanh hồ.
4 - XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU VÀ
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
Một khi đã xác định được đối tượng và mục tiêu, việc tiếp theo chắc chắn
sẽ là lập kế hoạch đã được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó. Một kế hoạch
truyền thông được đánh giá là có chất lượng khi có mối liên hệ chặt chẽ giữa
mục tiêu, các hoạt động để đạt được mục tieu và đầu ra.
Các hoạt động chương trình/ chiến dịch truyền thông thường bao gồm
các hoạt động sau đây:
Đào tạo và tập huấn các cán bộ truyền thông;
Sản xuất, chuyển tài liệu và các sản phẩm truyền thông;
Tư vấn cung ứng các dịch vụ truyền thông;

Huy động và quản lý các nguồn lực;
Giám sát và đánh giá.
Các kế hoạch cho các hoạt động này phải được vạch ra ít nhất với bảy
vấn đề chính dưới đây:
Thông điệp;
Đối tượng tiếp nhận thông tin;
Kênh truyền thông;
Nguồn lực ;
Xây dựng và phát triển tư liệu;
Giám sát;
Đánh giá.

21


Nên sử dụng bảng phân tích mục tiêu, trong đó vạch ra và mô tả những
thay đổ cần có và các hoạt động tương ứng, từ đó quyết định những hành động
hướng tới mục tiêu.
5 THIẾT KẾ THÔNG ĐIỆP
Sau khi phân tích đối tượng và xác định mục tiêu, thông điệp phải được
thiết kế ngay trong khi lập kế hoạch, Các sản phẩm truyền thông, các tài liệu
truyền thông được sản xuất dự vào thông điệp chính. Thông điệp chính là một
phát ngôn hoàn chỉnh dành cho một nhóm đối tượng cụ thể trong một hoàn cảnh
cụ thể nhằm đạt tới khả năng thay đổi thái độ hành vi của đối tượng. Thông điệp
chính sẽ là cơ sở để xây dựng tài liệu truyền thông, truyền qua các kênh truyền
thông khác nhau, tạo sự thống nhất về mục tiêu cho mọi tác động của các tài
liệu, các kênh truyền thông. Trong trường hợp này thông điệp chính (còn gọi là
thông điệp chủ đạo) là cơ sở để xây dựng các thông điệp cụ thể khi xây dựng tài
liệu
Thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể.

Hệ thống ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác hệ
thống ký hiệu ấy phải được giải mã bởi đầu nhận. Hệ thống ký hiệu ấy có thể là
lời nói ( tiếng động và âm nhạc), chữ viết, đường nét, màu sắc và cử chỉ, thái
độ…
Trong truyền thông , thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả
về nội dung và hình thức dành cho một nhóm đối tượng trong một hoàn cảnh cụ
thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông,
Yêu cầu của một thông điệp:
Thông điệp phải phù hợp với công chúng – nhóm đối tượng và thể hiện rõ
mục tiêu của chiến dịch truyền thông.Yêu cầu cao nhất, trong bản thân thông
điệp thẻ hiện rõ và hài hòa giữa mục tiêu truyền thông, tuyên truyền vận động
của chủ thể với nhu cầu, mong đợi của nhóm đối tượng. Cho nên trước khi
nghiên cứu phải tiến hành nghiên cứu nhóm đối tượng.

22


Thông điệp phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với tất cả các thông điệp từ thông
điệp của chiến dịch truyền thông đến thông điệp quảng cáo
Thông điệp phải phù hợp với quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa lối sống
dân tộc và phát triển; đề phòng những hệ quả ngoài ý muốn đối với nhóm đối
tượng không thuộc phạm vi gây ảnh hưởng.
Thông điệp phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội và thể hiện lợi ích
của công chúng – nhóm đối tượng
Thông điệp phải phù hợp với các kênh truyền thông.
Chúng ta có thể thiết kế thông điệp cho chiến dịch truyền thông giải cứu cụ
rùa ở hồ gươm “ hãy hành động để bảo vệ cụ rùa và môi trường nước ở Hồ
Gươm”.
6 - LỰA CHỌN KÊNH TRUYỀN THÔNG VÀ MÔ HÌNH TRUYỀN

THÔNG


Căn cứ lựa chọn chọn kênh truyền thông

Lựa chọn kênh truyền thông tin là con đường và cách thức chuyền tải thông
ddiepj cho công chúng – nhóm đối tượng một cách đầy đủ, trọ vẹn và có hiểu
quả nhất
Thứ nhất là căn cứ vào nhu cầu thói quen và điều kiện tiếp nhận sản phẩm
truyền thông của công chúng – nhóm đối tượng tiếp nhận, Như muốn tác động
đến nông dân cần lựa chọn kênh truyền thông nào? Truyền hình, báo in và ấn
phẩm hay qua mạng điện tử ? có lẽ kênh phát thanh là có hiệu quả nhất? Muốn
chuyển thông điệp cho nhóm cán bộ công chức thường đi lại bằng xe ô tô, chọn
kênh phát thanh và chương trình phát sóng lúc nào cho hợp ly? Còn đối với
nhóm công chúng sinh viên có lẽ kênh phát thanh lại không phù hợp. Ở đây nhu
cầu còn tính dến điều kiện tiếp nhận. Truyền hình hấp dẫn thu hút người xem,
nhưng liệu hầu hết nông dân đều có máy thu hình. Sinh vioen cũng thích xem
tivi nhưng liệu trong các khu ký túc xá, khu nhà trọ có thỏa mãn điều kiện tiếp
nhận của họ không?
23


Thứ hai căn cứ vào nguồn lực truyền thôngNguồn lực truyền thông bao
gồm năng lực tài chính, đội ngũ cán bộ truyền thông, điều kiện kỹ thuật cho
phép,
Thư ba căn cứ vào điều kiện thiên nhiên thời tiết: Lụa chọn kênh pano, ap
phích cho chiến dịch cổ động phong trào hành động nào đó là rất hợp lý, nhưng
nếu trong mùa mưa bão thì có nên chăng?
Để thực hiện chiến dịch truyền thông “Giải cứu cụ rùa Hồ Gươm” chúng
ta có thể chọn kênh truyền thông là Báo mạng Điện tử mà cụ thể là Báo điện tử “

Dan tri. com. vn” bởi đây là một tờ báo uy tín, thông tin có chất lượng , phản
ánh nhanh tróng kịp thời những vấn đề bức xúc trong xã hội. Theo bản báo cáo
thực trạng web trên thiết bị di động toàn cầu của hãng sản xuất phần mền trình
duyệt web cho di động lớn nhất thế giới Opera công bố, thì báo điện tử Dân trí,
trong số 10 địa chỉ web dược người sử dụng thiết bị di động cập nhất nhiều nhất
tại Việt Nam và là đại chỉ trang Web đứng thư 2 sau công cụ tiềm kiếm Google
trên máy tính.Thông tin nhanh nhạy, có chất lượng cùng giao diện đơn giản, truy
cập nhanh và thuận tiễn đã giúp báo điện tử Dân trí được nhiều người truy cập.
Hơn nữa Dân trí là tờ báo có sự tương tác với độc giả lớn nhất từ trước đến nay,
gần 90% các bài viết trên báo đều có bạn đọc hồi âm bình luận.


Lựa chọn mô hình chiến dịch truyền thông

Trên cơ sở phân chia nguồn lực truyền thông cho các giai đoạn trong chu
kỳ, nhưng luôn tạo ra những đỉnh cao để gây án tượng, tạo điểm nhấn, vừa có độ
dừng, độ lắng và lặp lại để duy trì rồi khởi động tiếp. Cứ như vậy chiến dịch
truyền thông được tổ chức thành những chu kỳ lặp đi lặp lại và nâng cao theo
hình xoáy trôn ốc. Như vậy sẽ làm cho thông điệp bị nhàm chán và kéo dài trong
thời gian dài.
II- NGHIÊN CỨU PHẢN HỒI GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỘNG
VIÊN.
1, Nghiên cứu phản hồi.

24


Căn cứ vào nội dung, mục tiêu hoạt động của chiến dịch/ chương trình
truyền thông để nghiên cứu phản hồi. Chương trình/ chiến dịch truyền thông bao
giờ cũng được xây dựng từ những nội dung hoạt động cụ thể với những mục tiêu

cụ thể, nhóm đối tượng xác định, Đây là cơ sở chính yếu nhất để lập kế hoạch
nghiên cứu phản hồi.
Xác định đối tượng nghiên cứu phản hồi: Những nhóm đối tượng mà
chiens dịch truyền/ chương trình truyền thông đã can thiệp: Với nhóm đối tượng
này, cần đo được những thay đổi về nhận thức, thái độ hành vi trước và sau khi
can thiệp của truyền thông
Yêu cầu của việc đánh giá phản hồi là phải được tiến hành một cách độc
lập, phải khách quan, trung thực. Chọn nội dung, phương pháp khoa học…
2, giám sát, đánh giá và động viên,
Giám sát, đánh giá, động viên là những hoạt động bắt buộc, rất cần thiết,
bảo đảm cho chương trình/kế hoạch/chu trình truyền thông được thực hiện một
cách đầy đủ, trọn ven, đồng thời giúp nhà quản lý biết được tiến bộ và kết quả
đạt dược qua từng khâu cũng như toàn bộ chu trình truyền thông.
Giám sát là việc kiểm tra quá trình thực hiện kế hoach truyền thông trong
thực tế xem có đúng như trong thực tế xem có đúng như trong kế hoạch đã vạch
ra hay không. Việc giám sát còn có vai trò góp phần thúc đẩy chiến dịch/ chưng
trình truyền thông được thực hiện tốt hơn,tạo sự gần gũi, chia sẽ giữa nhà quản
lý và các cán bộ truyền thông.
Đánh giá là hoạt động xác định múc độ thực hiện nhiệm vụ, nội dung hoạt
động các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Đánh giá được những tiến trình vào
những thời điểm sau khi đã thực hiện xong một khâu công việc nào đó, như sau
khi nghiên cứu ban đầu về nhóm đối tượng – công chúng, sau khi thiết kế thông
điệp…Trong chu trình truyền thông, mỗi bước công việc hoàn thành đều được
đánh giá và nghiệm thu xong mới bắt đầu bước tiếp theo….

25


×