Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 54 trang )

Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay du lịch được xem là một trong những nhàng kinh tế dịch vụ hàng đầu,
phát triển với tốc độ cao, thu hút nhiều quốc gia tham gia về những lợi ích lớn về kinh
tế- xã hội mà nó mang lại.
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nét độc đáo đậm đà bản sắc dân
tộc của từng vùng miền thì các cấp chính quyền càn có những chương trình những
hoạt động thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển. Khuyến khích đầu tư phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch cũng như đa dạng hóa sản
phẩm du lịch và các loại hình du lịch.
Đà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho thành phố trong việc thu hút
khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các vùng trong nước và nước
ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch cũng như các ngành
kinh tế khác. Đà Nẵng là một trong ba ngành du lịch trọng điểm của cả nước, là nơi có
tiềm năng du lịch phong phú như bãi biển đẹp, nhiều di sản văn hóa lớn, hằng năm nơi
đây lại diễn ra các cuộc thi bắn pháo hoa tầm cỡ quốc tế,…
Vì vậy, việc xây dựng một chương trình truyền thông đại chúng cho du lịch, văn
hóa Đà Nẵng để thu hút được ngày một nhiều hơn du khách quốc tế và nội địa đến với
Đà Nẵng là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, em chọn đề tài “Lập kế hoạch truyền thông
cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2016”. Đồ án gồm có 2 chương:
Chương 1: Phân tích bối cảnh cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2016
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm
2016
Với trình độ và kiến thức có hạn nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô Lê
Thị Hải Vân đã hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C


i


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................v
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH CHO NGÀNH DU LỊCH TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016........................................................................................1
1.1.Tổng quan về đơn chủ quản...............................................................................1
1.2.Phân tích bối cảnh..............................................................................................4
1.2.1.Tổng quan về du lịch tại TP Đà Nẵng..........................................................7
1.2.2.Tình hình về du lịch hiện nay.......................................................................8
1.2.3.Các chương trình đã triển khai..................................................................10
1.2.4.Lịch sử hình thành chọn vấn đề (lý do hình thành, giới thiệu vấn đề).....12
1.2.5.Mốc thời gian..............................................................................................13
1.2.6.Công chúng liên quan................................................................................14
1.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng.......................................................................15
1.3.1.Môi trường chính trị - pháp luật................................................................15
1.3.2.Môi trường kinh tế......................................................................................16
1.3.3.Môi trường văn hóa xã hội.........................................................................19
1.3.4.Môi trường công nghệ................................................................................20
1.3.5.Mô hình SWOT...........................................................................................21
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016...............................................................24
2.1. Mục tiêu truyền thông.....................................................................................24
2.2. Đối tượng truyền thông...................................................................................24

2.3. Thông điệp truyền thông.................................................................................25
2.3.1. Nội dung thông điệp...................................................................................25
2.3.2. Cấu trúc và hình thức thông điệp..............................................................26
2.4. Chiến lược truyền thông..................................................................................26
2.5. Chiến thuật truyền thông................................................................................27
2.5.1. Giai đoạn 1: Xây dựng các chương trình truyền thông............................28
2.5.1.1. Truyền thông trên truyền hình..............................................................28
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
ii


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

2.5.1.2. Truyền thông trên báo...........................................................................29
2.5.1.3. Truyền thông ngoài trời........................................................................31
2.5.1.4. Truyền thông trên internet....................................................................36
2.5.1.5. Truyền thông qua PR............................................................................38
2.5.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hội thảo: Phát triển du lịch Đà Nẵng....................39
2.6. Quản lý rủi ro...................................................................................................42
2.7. Ngân sách.........................................................................................................43
2.7.1. Ngân sách truyền thông trên truyền hình.................................................43
2.7.2. Ngân sách truyền thông trên báo và tạp chí.............................................44
2.7.3. Ngân sách truyền thông ngoài trời............................................................44
2.7.4. Ngân sách truyền thông trên internet.......................................................45
2.7.5. Ngân sách truyền thông trên PR...............................................................45
2.7.6. Ngân sách truyền thông cho hội thảo.......................................................45
KẾT LUẬN.................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48
PHỤ LỤC...................................................................................................................49


SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
iii


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kế hoạch phát sóng trên truyền hình........................................................29
Bảng 2.2. Bảng kế hoạch truyền thông trên báo.......................................................31
Bảng 2.3. Kế hoạch treo Băng rôn, phướn................................................................35
Bảng 2.4. Kế hoạch truyền thông trên internet.........................................................38
Bảng 2.5. Rủi ro và các biện pháp dự phòng.............................................................43
Bảng 2.6. Ngân sách quảng cáo trên truyền hình.....................................................44
Bảng 2.7. Ngân sách truyền thông trên báo, tạp chí.................................................44
Bảng 2.8. Ngân sách truyền thông ngoài trời............................................................44
Bảng 2.9. Ngân sách truyền thông trên internet.......................................................45
Bảng 2.10. Ngân sách truyền thông trên PR.............................................................45
Bảng 2.11. Ngân sách truyền thông cho hội thảo......................................................45

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
iv


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng....................................................1
Hình 1.2: Đà Nẵng thành phố du lịch với những bãi biển hấp dẫn...........................8
Hình 2.1: Truyền thông trên báo thanh niên.............................................................30
Hình 2.2: Truyền thông trên báo tuổi trẻ...................................................................31

Hình 2.3: Mẫu phướn................................................................................................33
Hình 2.4. Mẫu phướn được treo ở tuyến đường Đà Nẵng........................................33
Hình 2.5. Mẫu băng rôn.............................................................................................34
Hình 2.6. Mẫu băng rôn được treo ở tuyến đường Đà Nẵng....................................34
Hình 2.7. Mặt ngoài Brochure...................................................................................36
Hình 2.8: Mặt trong Brochure...................................................................................36
Hình 2.9. Truyền thông trên trang 24h.com..............................................................38
Hình 2.10. Bài viết PR đăng trên báo vnexpress.......................................................39
Hình 2.11. Băng rôn cho hội thảo..............................................................................41
Hình 2.12. Phướn cho hội thảo..................................................................................42
Hình 2.13. Thư mời tham dự hội thảo.......................................................................42

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
v


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH CHO NGÀNH DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016
1.1. Tổng quan về đơn chủ quản
Thực hiện Quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của UBND
thành phố Đà Nẵng về việc hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin với Sở Thể dục Thể thao
và Sở Du lịch thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng; từ ngày
06/3/2008, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đã chính thức đi vào
hoạt động.
Trụ sở: 102 Lê Lợi, Quận Hải Châu
Số điện thoại: 0511.3821.203. Fax: 0511.3889.174
Email:
Website:

Chịu trách nhiệm chính: Ông Ngô Quang Vinh- giám đốc Sở Văn hoá Thể thể thao
du lịch thành phố Đà Nẵng.

Hình 1.1. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn tham
mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Văn
hóa, Thể dục thể thao, Du lịch, Gia đình, đảm bảo sự thống nhất quản lý ngành Văn
hóa, Thể dục thể thao, Du lịch theo quy định của Nhà nước. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời
chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch. Sở là cơ quan trực tiếp tham mưu công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở,
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
1


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

đào tạo hạt nhân văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa,
lễ hội, thể dục, thể thao trên địa bàn thành
Về bộ máy tổ chức, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện có 10 phòng, ban
chuyên môn và 18 đơn vị sự nghiệp với 797 cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động. Trong đó có 100 cán bộ, công chức, 697 viên chức sự nghiệp, toàn ngành có 27
thạc sĩ, và hơn 500 người có trình độ đại học. Gồm các bộ phận:
- Văn phòng Sở;
- Thanh tra Sở;
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ chức sự nghiệp.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ

quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm), các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy
quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo; quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, đồng thời chịu sử chỉ đạo, kiểm tra
về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
tại Thông tư số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 6 năm 2008 của liên
Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Sau khi hợp nhất, toàn ngành, từ lãnh đạo, đến cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động đã tập trung ổn định tổ chức bộ máy, duy trì liên tục và có hiệu quả
mọi hoạt động và công tác của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống cơ sở
vật chất, công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính, được rà soát, quản lý chặt chẽ
theo đúng quy định. Công tác điều hành, chỉ đạo hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch được phân công nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực, đảm bảo tính thống nhất, ổn
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
2


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

định và hoạt động hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác của ngành theo sự chỉ
đạo của Thành ủy, UBND thành phố.
Trong thời gian vừa qua, các lĩnh vực công tác của Ngành, đặc biệt là các công
trình, dự án được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đảm bảo tính liên tục, chất
lượng và hiệu quả cao. Các công trình tu bổ di tích và xây dựng cơ bản của ngành tiếp

tục được tập trung triển khai; Ngành đã xây dựng nhiều đề án phát triển văn hóa, thể
thao và du lịch có định hướng lâu dài: Quy hoạch tổng thể ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;Chiến lược phát triển thể thao thành tích
cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa giai
đoạn đến 2020 đang được tập trung hoàn chỉnh....
Công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâm triển khai với nhiều hình thức và
nội dung phong phú. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao kỷ niệm những
ngày lễ lớn đã được tổ chức sôi nổi, đa dạng và đều khắp, cổ vũ khí thế chính trị trên
địa bàn.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh và tăng cường, chú
trọng tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội văn hóa - thể thao
truyền thống đầu xuân, các lễ hội cộng đồng định kỳ. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đẩy
mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phong trào xây
dựng khu phố, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn thành phố đã được chú trọng và
có hiệu quả tốt.
Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, lượng khách đến Đà Nẵng năm sau luôn cao
hơn năm. Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế hàng năm, Khu Du lịch Bà Nà, bãi biển
dài trong xanh...là những điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng thu hút đông đảo khách du
lịch trong nước và quốc tế. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch, mở rộng quan hệ
giao lưu hợp tác về lĩnh vực du lịch được tăng cường và thu được những kết quả khá
tốt. Hình thành nhiều tour tuyến du lịch mới gắn với khai thác và phát huy các giá trị
văn hóa, lễ hội nhằm thu hút, hấp dẫn khách du lịch.
Với những thành tích đạt được, từ năm 2008 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thành phố Đà Nẵng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Hai, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Đà Nẵng, các
cấp, các ngành tặng nhiều Bằng khen. Năm 2011, Đảng bộ Sở được Đảng ủy khối các
cơ quan thành phố công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
3



Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

Trong thời gian vừa qua Sở văn hóa thể thao và du lịch đà nẵng đã tổ chức nhiều
sự kiện để thu hút khách du lịch như : cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế năm 2012,
Đà Nẵng-điểm hẹn mùa hè, cuộc thi người đẹp Đà Nẵng, cuộc thi dù bay quốc tế, lễ
hội quán thế âm…
Nhìn chung các hoạt động tổ chức sự kiện để quảng bá du lịch Đà Nẵng do Sở văn
hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng diễn ra khá thành công. Những hoạt động
Ban tổ chức đưa ra đều được các công chúng mục tiêu và đối tượng liên quan hướng
ứng một cách nhiệt liệt, đồng thời tham gia sôi nổi và nhiệt tình. Nhưng bên cạnh
những điểm mạnh thì cũng không thể tránh khỏi những điểm yếu mà Sở cần phải nhận
rõ để có thể khắc phục những điểm yếu để xây dựng chiến dịch thành công. Tuy đã có
sự góp sức trong việc truyền thông cho du lịch Đà Nẵng nhưng công tác tuyên truyền
đó của sở còn yếu, các hoạt động truyền thông còn riêng lẻ, chưa gắn kết và thực sự
nổi bật, phần lớn chưa tiếp cận được du khách nội địa và quốc tế, chưa đưa được thông
tin đến với các khu vực xa địa điểm tổ chức. Cần phải có một chương trình truyền
thông tốt hơn, mức độ phủ sóng rộng hơn và nâng cao sự nhận biết của tất cả công
chúng.
1.2. Phân tích bối cảnh
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc
độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ
rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì hôm nay,
khi đất nước càng phát triển lại là “ăn ngon mặc đẹp”. Đời sống của con người ngày
càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa
mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những
ngành có triển vọng.
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven
biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp
giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp

biển Đông. Sự hình thành và phát triển của lãnh thỗ lâu dài và phức tạp đã tạo cho việt
nam một phong cảnh tự nhiên khá độc đáo. Ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi, đâu
đâu cũng thấy cảnh núi rừng trùng điệp. Thiên nhiên quanh năm có nắng chan hòa,
bốn mùa xanh tươi. Việt Nam có các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
4


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

biển…tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Ngoài ra, việt nam có còn có nhiều bãi biển đẹp,
nổi tiếng
Nói đến Đà Nẵng là ta có thể hình dung ra ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp
bên sông Hàn, bên biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển
khác, Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi khách du lịch khó có thể
nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố biển này
Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố gần 70km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp,
quanh năm chan hòa ánh nắng như biển Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Bắc Mỹ
An, Non nước... Chính vì lẽ đó biển Đà Nẵng đã được tạp chí uy tín Forbes của Mỹ
bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Một trong những điểm du lịch của thành phố hiện đang hấp dẫn du khách là bán
đảo Sơn Trà. Đây không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là khu du lịch sinh thái
có thể phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch thể thao hấp dẫn như leo núi, lặn
biển, tắm suối, câu cá...
Nói đến Đà Nẵng không thể không nói đến Ngũ Hành Sơn – một trong những biểu
tượng của thành phố với một quần thể hang động kỳ ảo và những ngôi chùa cổ kính.
Ngay dưới chân núi là ngôi làng điêu khắc đá với hàng trăm nghệ nhân nổi tiếng tài
hoa.
Đà Nẵng còn nổi tiếng bởi Khu Du lịch Bà Nà - “Đà Lạt của miền Trung”. Nơi đây

có khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh vật nên thơ và nhiều khu rừng có hệ động thực vật
đa dạng, phong phú.
Bên cạnh đó, đến Đà Nẵng du khách còn có dịp đến với một vùng đất lưu giữ
nhiều di tích lịch sử như Bảo tàng Chăm - bảo tàng duy nhất ở Đông Nam Á lưu giữ di
sản văn hóa Chămpa độc đáo với hơn 400 tác phẩm điêu khắc nguyên bản được sáng
tạo trong giai đoạn từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XIII và các chứng tích mang đậm
truyền thống anh hùng của nhân dân thành phố trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân
tộc như Bảo tàng Đà Nẵng..
Song có thể nói, tạo nên phần hồn cho thành phố Đà Nẵng chính là những sinh
hoạt lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, hát bài
chòi, hò chèo thuyền, hò khoan, đua thuyền... phản ánh đời sống tinh thần phong phú
và mang đậm bản sắc dân tộc của người dân nơi đây. Đặc biệt, Hát Tuồng là một loại

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
5


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

hình nghệ thuật độc đáo ở Đà Nẵng có sự kết hợp hài hòa giữa sân khấu, âm nhạc, vũ
đạo đến mức thành thục cổ điển.
Với những lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng cũng như cơ
sở hạ tầng du lịch khá đồng bộ, Đà Nẵng được xác định là một mắt xích quan trọng
trong vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam.
Không trực tiếp sở hữu những di sản thế giới hay những điểm đến nổi tiếng, nhưng
Đà Nẵng đã nhanh chóng trở thành một điểm thu hút khách du lịch vào loại nhất, nhì ở
Việt Nam. Hiện tại, Đà Nẵng là một trong số ít địa phương đã xây dựng cho mình
thương hiệu du lịch. Nhờ vậy, du lịch Đà Nẵng đã có sự phát triển mạnh mẽ, ngay cả
khi kinh tế trong nước và thế giới rơi vào suy thoái và suy giảm tăng trưởng như
những năm vừa qua.

Theo Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2006 - 2010, lượng khách du lịch đến Đà
Nẵng tăng bình quân 22%/năm, doanh thu tăng bình quân 25%/năm. Năm 2011, tổng
lượng khách du lịch đạt 2,35 triệu lượt, tăng 33% so với năm 2010, doanh thu từ du
lịch đạt 4.600 tỷ đồng. Năm 2012, ngành du lịch Đà Nẵng đạt mức 2,65 triệu lượt
khách, tăng 12% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng lượng khách đến Đà Nẵng đạt
3,1 triệu lượt, tăng 17,2% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế là 743.200 người.
Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch đạt trên 7.784 tỉ đồng, tăng 29% so với năm 2012.
Về cơ sở lưu trú, năm 2004 chỉ có 90 khách sạn với 2.810 phòng. Đến năm 2013,
Đà Nẵng có 351 khách sạn với tổng số gần 11.300 phòng. Trong đó, có 12 khách sạn
4-5 sao (khoảng hơn 2.600 phòng); 43 khách sạn 3 sao…
Đà Nẵng cũng không ngừng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các
công trình phục vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: tuyến đường
du lịch ven biển Hoàng Sa - Trường Sa; các dự án tại Bán đảo Sơn Trà; Bà Nà - Suối
Mơ; quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn... tạo nền móng để du lịch
Đà Nẵng phát triển. Đến nay, thành phố có 60 dự án đầu tư về du lịch đang triển khai
với số vốn lên đến hơn 4 triệu USD (khoảng 85 ngàn tỷ đồng); trong đó có 13 dự án
đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD.
Hiện đã có 14 dự án ven biển chất lượng cao đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
như: Khu Intercontinental DaNang Penisula Resort, Fusion Maia Resort, Khu du lịch
Bà Nà-Suối Mơ… và nhiều khách sạn lớn tại trung tâm Đà Nẵng như: Novotel;
Mercure; Riverside... đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, 14 đường bay quốc tế trực tiếp
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
6


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

đến Đà Nẵng (trong đó có 3 đường bay trực tiếp thường kỳ, 11 đường bay trực tiếp
thuê chuyến)… đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác khách
quốc tế trực tiếp đến với Đà Nẵng ngày một nhiều hơn.

Thời gian gần đây, nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã đi sâu vào
trọng tâm, trọng điểm, gắn kết được với các thị trường du lịch, doanh nghiệp và các
điểm tham quan du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu, chưa có hoạt động xúc tiến du lịch tạo ra sự hấp dẫn thường xuyên. Nội
dung triển khai chưa nhiều, còn bị động, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự hợp
tác, chia sẻ và hỗ trợ từ các doanh nghiệp du lịch.
1.2.1. Tổng quan về du lịch tại TP Đà Nẵng
Đà Nẵng một thành phố thu hút khách du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên đa
dạng với nhiều bãi biển đẹp, mà nó còn đẹp về cả con người, với những nụ cười thân
thiện luôn nở trên môi.
Đà Nẵng là một thành phố biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có vị trí gần như là
trung tâm khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sở hữu rất nhiều cảnh
quan thiên nhiên đa dạng, Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách với bãi biển dài hơn 60
km, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành
tinh, mà còn có rất nhiều cảnh quan ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà
Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn… Ngoài ra Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản
văn hóa nổi tiếng thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn
nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang
bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn
liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan
trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
7


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

Hình 1.2: Đà Nẵng thành phố du lịch với những bãi biển hấp dẫn

Không chỉ hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Đà Nẵng còn là một thành
phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Thành phố rất an ninh trật tự,
không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và
hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Đó là lý do mà bạn có thể hoàn toàn an tâm đến du
lịch Đà Nẵng và thoải mái khi lang thang khám phá khắp thành phố này.
Qua một số thông tin về du lịch Đà Nẵng, chắc hẳn mọi người đã ghi nhớ và đã
hình dung được vẻ đẹp thú vị nơi đây.
1.2.2. Tình hình về du lịch hiện nay
Hoạt động kinh doanh của ngành du lịch cả nước nói chung, Đà Nẵng nói riêng
đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn
khoan Hải Dương - 981 tại vùng biển Việt Nam. Chính vì vậy, tăng cường công tác
tuyên truyền về điểm đến an toàn và chất lượng, tập trung khai thác thị trường du lịch
nội địa… là những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển ngành du lịch Đà
Nẵng trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay.
Theo thông tin từ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, trong 5 tháng đầu năm 2014,
tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 1,327 triệu lượt, tăng 11,5% so
với cùng kỳ 2013, đạt 36,9% so với kế hoạch năm 2014. Trong đó, khách quốc tế đạt
407.287 lượt, tăng 19,6% so với cùng kỳ 2013; khách nội địa đạt 919.718 lượt, tăng
13,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch đạt 3.484 tỷ
đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 39,5% so với kế hoạch 2014.
Tuy nhiên, trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông, qua khảo sát các khách sạn 3 5 sao trên địa bàn thành phố, trước tháng 5, công suất phòng của khách sạn đều đạt từ
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
8


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

60 đến trên 90% nhưng từ giữa tháng 5 đến nay, các khách sạn chỉ đạt 10-20% công
suất. Nhiều hợp đồng đặt phòng bị phá vỡ đã đẩy các khách sạn vào tình trạng “cung
vượt quá cầu” trong lúc tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt với doanh

nghiệp nước ngoài. Tình hình căng thẳng tại khu vực Biển Đông cũng đã gây ra tác
động 2 chiều đối với ngành du lịch. Không chỉ thị trường khách nước ngoài du lịch
đến Việt Nam mà ngay cả thị trường khách Việt Nam du lịch ra nước ngoài cũng chịu
tác động không nhỏ. Vitours có 300 khách hủy tour, Vietravel có 200 khách hủy tour…
trong khoảng từ giữa tháng 5.
Trước tình hình trên, các hãng lữ hành lên kế hoạch chủ động chuyển hướng sang
khai thác thị trường khách quốc tế tiềm năng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,
Đông Nam Á với việc tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá cũng như tổ chức các
chương trình Roadshow, Famtrip... Đồng thời phối hợp với các hãng hàng không mở
các đường bay trực tiếp trong thời gian tới như Nhật Bản (tháng 7/2014), Malaysia
(tháng 8/2014)... để tăng thêm thị phần khách quốc tế.
Ngành du lịch tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường xa, truyền thống như châu
Âu, Australia, Mỹ với sản phẩm phù hợp, chính sách giá khuyến mãi cũng như nâng
cao nguồn nhân lực địa phương. Đồng thời, việc tập trung khai thác thị trường du lịch
nội địa cũng là giải pháp cần thiết mà ngành du lịch Đà Nẵng gấp rút triển khai trong
thời gian sớm nhất.
Với việc đặt ra mục tiêu đón hơn 2,7 triệu lượt khách nội địa trong tổng số 3,6
triệu lượt khách đến Đà Nẵng, thị trường nội địa đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho
du lịch thành phố. Để khai thác tốt nguồn khách nội địa trong mùa cao điểm từ tháng 5
đến tháng 8, giải pháp trước mắt là triển khai chương trình kích cầu và tổ chức chương
trình Roadshow nhằm kéo khách từ 2 đầu đất nước về Đà Nẵng. Các công ty lữ hành
cũng đề xuất ngành du lịch thành phố nên có chính sách giảm giá vé máy bay, vé tham
quan tại các khu điểm du lịch… nhằm làm giảm giá tour để thu hút khách nội địa đến
với Đà Nẵng nhiều hơn.
Riêng về khách du lịch nội địa, các công ty lữ hành cho biết, từ cuối tháng 4 đến
tháng 9 hàng năm là thời gian khách nội địa đi du lịch nhiều nhất, trong đó đắt khách
nhất vẫn là loại hình du lịch biển. Chiếm khoảng 80% trong tổng số lượt khách đến Đà
Nẵng, thị trường nội địa được xem là nguồn khách chính đem lại nguồn thu lớn cho
ngành du lịch thành phố. Vào thời điểm này cũng vừa kết thúc mùa khách châu Âu,
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C

9


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

các chuyến tàu biển không còn nhộn nhịp như trước nữa, nên đây là mùa vàng của thị
trường nội địa. Số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng đột biến trong dịp nghỉ lễ
30/4 và 1/5 vừa qua dự báo một mùa du lịch hè đầy sôi động để lữ hành và dịch vụ
“hái ra tiền”. Trong các nguồn khách ở thị trường hai đầu đất nước đến Đà Nẵng, lữ
hành chủ yếu khai thác nguồn khách phía Bắc. Khảo sát một vài hãng lữ hành lớn,
hiện các tour từ miền Bắc đăng ký vào Đà Nẵng chiếm khoảng 65-70% trong tổng số
lượt khách nội địa đến thành phố.
Để thu hút và tạo nên các dịch vụ phong phú, hấp dẫn khách du lịch, hè năm nay,
ngành du lịch thành phố lên kế hoạch xây dựng một số sản phẩm đặc trưng để chào
đón mùa du lịch mới. Với tiềm năng sông, núi và biển, Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển
sản phẩm du lịch theo 3 hướng, gồm du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh
thái, trong đó lấy du lịch biển làm khâu đột phá để đưa ngành du lịch thành phố thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Đối với du lịch biển, thành phố tập trung phát triển các dịch
vụ thuyền buồm, lướt ván, lặn biển, câu cá, du thuyền... với các khu du lịch biển quy
mô lớn. Theo khảo sát, mặc dù đang vào mùa cao điểm du lịch nội địa nhưng so với
năm ngoái giá tour vẫn khá ổn định.
1.2.3. Các chương trình đã triển khai
• Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng cao:
Tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, đua thuyền
buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay; đôn đốc triển khai nhanh dự án Khu du lịch thể
thao giải trí biển quốc tế San hô Đà Nẵng, khu dịch vụ thể thao giải trí biển Huy
Khánh.
Đầu tư xây dựng bến Cảng du lịch, bãi tắm du lịch kiểu mẫu;
Xây dựng khu ẩm thực vùng biển;
Tiếp tục xây dựng các bãi tắm công cộng theo quy hoạch của thành phố để đáp

ứng cho khách du lịch và người dân của thành phố. Tổ chức các sự kiện du lịch, thể
thao biển, nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, nhà hàng ven biển hiện có; nghiên
cứu hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu
vực ven biển. Tổ chức các chương trình nghệ thuật tại công viên biển Đông.
• Du lịch văn hóa:
Tổ chức khai thác tốt hơn nữa các bảo tàng như: Bảo tàng thành phố, Bảo tàng
Quân khu V, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng điêu khắc Chăm để đưa vào chương trình
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
10


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu thời gian phục vụ khách cho đến 22 giờ
đêm.
Xúc tiến xây dựng Bảo tàng mỹ thuật.
Xây dựng Khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn với các hạng mục:
+ Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thành khu du lịch
đặc trưng có giá trị đặc biệt, hội tụ các yếu tố bảo tồn văn hóa di tích, cảnh quan của
thành phố, hình thành một số điểm tham quan mới; khai thác phía Tây và khu vực
sông Cổ Cò, hang Âm phủ, đưa thang máy hòn Thủy Sơn vào phục vụ khách.
+ Hình thành làng đá thành một khu liên hoàn, có không gian riêng cho từng khu
vực, 1 điểm tham quan có thuyết minh, chiếu phim giới thiệu, bán sản phẩm, trưng
bày, mua sắm.
+ Đầu tư và hình thành các điểm tham quan du lịch mới, lễ hội, bảo tàng, tâm linh,
nghỉ dưỡng và điêu khắc mua bán đá mỹ nghệ.
Phát triển các show diễn nghệ thuật dân gian của Đà Nẵng.
Tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội cầu Ngư; tổ chức festival làng
đá, việc tổ chức phải diễn ra định kỳ để quảng bá cho khách du lịch và trở thành một
thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách đến Đà Nẵng.

• Du lịch sinh thái:
Du lịch Bán đảo Sơn Trà, gắn kết việc khai thác các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao
cấp (Khu du lịch Bãi Bắc, Tiên Sa) với công tác bảo tồn, khai thác hiệu quả các
chương trình du lịch núi - biển.
Du lịch Bà Nà - Suối Mơ (Đưa vào khai thác Khu vui chơi giải trí quốc tế, BaNa
Hills Fantasy Park Spring có sức chứa 1000 lượt khách/1lần, khu làng Pháp, Sân Golf
36 lỗ, các khu khách sạn nghỉ dưỡng cùng các dịch vụ chất lượng cao khác), xây dựng
khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ thành khu du lịch lưu trú, giải trí, mua sắm có tầm cỡ
khu vực với chất lượng phục vụ cao.
Tiếp tục đầu tư xây dựng tuyến cáp treo mới (từ Suối Mơ lên Khách sạn Morin có
chiều dài 5.770m gồm 86 cabin).
Tổ chức lại Liên hoan gặp gỡ Bà Nà thành chương trình sự kiện diễn ra hằng năm.
Hình thành Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị sinh thái Nam Ô tạo thêm
sản phẩm du lịch của thành phố.

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
11


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

• Du lịch đường sông, tham quan làng nghề, làng quê:
Xây dựng các tour du lịch đường sông, biển dọc theo sông Hàn, sông Hàn ra cửa
biển, các làng quê ven sông và các điểm quanh bán đảo Sơn Trà.
Xây dựng các tuyến đường sông Cổ Cò (Hòa Hải - Ngũ Hành Sơn) sau khi hình
thành Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn sẽ là một tuyến đường sông hấp dẫn; Xây
dựng tuyến sông Cu Đê (Hòa Liên - Hòa Bắc).
Hình thành sản phẩm du lịch làng quê, làng nghề theo mô hình du lịch cộng đồng
như làng Phong Nam, Đa Mặn - K20. Xây dựng các điểm đến tại Hoà Xuân, Thái Lai,
xây dựng các điểm đến quanh bán đảo Sơn Trà.

Hình thành đội tàu du lịch đường sông kêu gọi đầu tư bằng nguồn xã hội hóa; hình
thành dịch vụ bơi thuyền Kayak, Canoeing trên sông Hàn.
Đầu tư xây dụng các bến thuyền tại các địa điểm Thuận Phước, Nại Hiên.
• Du lịch mua sắm, giải trí và công vụ:
Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, phát triển loại hình du lịch này để
khắc phục tính thời vụ trong du lịch.
Xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng hiện đại như vui chơi, giải trí, ẩm thực,
mua sắm,… chất lượng cao.
Hình thành khu mua sắm chuyên phục vụ khách du lịch tại chợ Hàn, phố du lịch
Bạch Đằng và đường Trần Hưng Đạo.
Phát triển các mặt hàng lưu niệm tại điểm đến của các khu làng nghề.
Phát triển các loại hình du lịch thể thao giải trí hấp dẫn, hình thành các khu vui
chơi giải trí về đêm.
• Hình thành các tour du lịch mới:
Với những cơ sở và sản phẩm hiện có, du lịch Đà Nẵng xây dựng kế hoạch,
chương trình hợp tác với tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên để hình thành 10 tour du lịch hấp dẫn như: Du lịch MICE (MICE tour);
Du lịch văn hóa (Culture tour); Du lịch nghỉ dưỡng (Relax tour); Du lịch lễ hội
(Festival tour); Du lịch khám phá (Discovery tour); Du lịch tìm vận may (Casino tour);
Du lịch thể thao (Golf tour); Du lịch ẩm thực (Cuisine tour); Du lịch tâm linh
(Religious tour); Du lịch tham quan thành phố (City tour).
1.2.4. Lịch sử hình thành chọn vấn đề (lý do hình thành, giới thiệu vấn đề)
Thành phố Đà Nẵng, với mục tiêu phát triể du lịch trở thành một trong những
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
12


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

ngành mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, có sức lối
kéo một số ngành kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế “dịch

vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp”. Một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với
việc phát triển của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng là việc định hướng giải quyết về
nguồn lực và đào tạo nguồn nhân lực đông bộ và hệ thống. Thực tế cho thấy, nguồn
nhân lực chính phục vụ cho ngành du lịch hiện nạy của thành phố còn rất yếu và thiếu,
không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu quản lý và phục
vụ. Ngoài ra dịch vụ du lịch còn non trẻ, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển
của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có lợi thế
nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Các hoạt động lữ hành chủ yếu là trạm trung
chuyển, làm lại tour cho các hãng lớn hai đầu và phần lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ
quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu. Do vậy, có
thể nói trong thời gian qua ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử
thách, và sẽ phải nổ lực rất lớn để triển khai hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình
trong khu vực, trong cả nước và ngoài mước để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố. Bên canh đó, cần phải xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới là một trong những nhiệm vụ và
giải pháp trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm
2019.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Lập kế hoạch truyền thông
cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2016”để góp phần giải quyết việc thực hiện
mục tiêu coi phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, có sức lôi kéo một số
ngành kinh tế phát triển.
1.2.5. Mốc thời gian
Ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng được diễn ra trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 4
năm 2016 đến tháng 4 năm 2019. Trong ba năm triển khai thì mốc thời gian trọng
điểm của ngành du lịch là vào tháng 4 đến cuối tháng 7, vì trong giai đoạn này thời tiết
đã vào hạ và bắt đầu nắng nóng oi bức, mọi người có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn, và
thường có rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Và đây cũng chính là thời điểm
để thu hút đông khách du lịch nhất của Đà Nẵng với những sự kiện văn hóa, thể thao
và du lịch tầm cỡ quốc tế được tổ chức xuyên suốt và liên tục. Với những cảnh quan

SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
13


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

thiên nhiên hùng vĩ giao hòa giữa biển và núi rừng, Đà Nẵng trở thành điểm đếp hấp
dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra vào dịp này sẽ có kỳ nghĩ lễ cuối
tháng 4 (dịp 30-4 và 1-5) cũng là thời điểm để du lịch Đà Nẵng “ăn ra làm nên” nhất
trong năm. Dự báo ào những dịp này, du khách tới Đà Nẵng sẽ tăng đáng kể bởi sắp
tới, thành phố sẽ triển khai nhiều chương trình thúc đẩy du lịch như: đưa vào hoạt
động Vườn hoa bốn mùa, tuyến cáp kéo tại Bà Nà, khu vui chơi Asia Park, phát triển
du lịch đường sông, hình thành bãi tắm du lịch chất lượng cao... Mặt khác, đến Đà
Nẵng mùa nắng nóng này, du khách không thể bỏ qua việc được đắm mình trong làn
nước mát ở một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đồng thời đến với thời điểm
này, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của thành phố đã gần như hoàn tất, với nhiều tour
du lịch như: “lặn biển ngắm san hô”, “lên rừng xuống biển” và các bãi biển du lịch Đà
Nẵng đã tạo được tiếng vang và tiếp tục là sản phẩm du lịch ấn tượng của thành
phố.Và đặc biệt đến với chương trình mùa du lịch biển hè năm 2016, người dân và du
khách có thể tham gia vào ngày hội của người dân vùng biển với các trò chơi như: kéo
co, lắc thúng, kéo cá hoặc đăng ký các tour du lịch hấp dẫn.
1.2.6. Công chúng liên quan
Đối tượng công chúng liên quan đến ngành du lịch là những người tác động trực
tiếp và gián tiếp đến ngành. Ngoài việc truyền tải thông điệp đến cho nhóm công
chúng mục tiêu của chương trình, thì nhóm công chúng liên quan là nhóm mà không
thể xem nhẹ, họ cũng chính là nhóm quyết định đến sự thành công của chiến dịch nên
không thể bỏ qua đối tượng này.
 Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cơ quan quyền lực chịu trách nhiệm chỉ đạo, là các đối
tượng liên quan rất quan trọng, các quyết định của họ sẽ giúp cho các kế hoạch,

chương trình được diễn ra suông sẻ hơn. Họ là những người lãnh đạo, có tiếng nói
trong việc giúp cho ccác chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, chương trình
còn là bộ mặt của thành phố, do đó họ còn là ban tổ chức, liên quan mật thiết đến
chương trình.
-

Các Bộ: Ngoại giao, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền

thông
-

Các Sở, ngành: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Văn Hoá, Thể thao và

Du lịch,
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
14


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

-

UBND nhân dân thành phố Đà Nẵng

 Giới truyền thông
Giới truyền thông cũng là một đối tượng không kém phần quan trọng. Đây sẽ là
đối tượng có sự tác động lớn đến chương trình. Những suy nghĩ, cảm nhận về chương
trình sẽ được phản ánh qua giới truyền thông, không có giới truyền thông thì sẽ không
có người viết bài cho chương trình để truyền thông đến công chúng.
- Giới nhà báo: Chính là cơ quan ngôn luận có quyển lực thứ 2, họ sẽ chinh là

những người đưa tin cho các chương trình, các hoạt động xã hội,và những tin tức
thường ngày,… có ảnh hưởng đến đời sống chính trị xã hội và nhận thức của công
chúng. Phóng viên, nhà báo chịu trách nhiệm cung cấp cho người đọc tin tức về
chương trình. Để những đối tượng công chúng ở xa vẫn có thể nắm bắt được lịch trình,
sự kiện diễn ra trong chương trình một cách cụ thể hơn.
-

Đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương: Là các phương

tiện thông tin đại chúng giúp tuyên truyền, đưa thông tin đến mọi người : VTV3,
VTV1,VTV Đà Nẵng, DRT1, DRT2
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
1.3.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Các quy định về vấn đề xuất nhập cảnh, quản lý thị thực, thời hạn thị thực, lệ phí...
chính là những biểu hiện của việc ảnh hưởng của chính trị đến du lịch. Ngoài ra nếu hệ
thống luật pháp của một quốc gia càng phát triển và hoàn thiện thì càng có những hành
lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến du lịch có thể kể tên là luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật bảo vệ tài nguyên môi
trường, pháp lệnh du lịch, các quy định về xuất nhập cảnh... Trên thế giới hiện nay rất
nhiều quốc gia thực hiện chính sách miễn Visa hay thị thực cho khách du lịch, hình
thành nên các khối, các khu vực tự do đi lại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành
du lịch. Khối EU là một ví dụ về khu vực miễn dịch tự do kinh tế nơi mà công dân
thuộc khối có quyền tự do đi lại trong lãnh thổ các nước.
Hơn nữa, du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình và
quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Theo tâm lí, chẳng ai thích
du lịch ở những quốc gia đang xảy ra chiến tranh hay có những xung đột về chính trị
nên xét trong lĩnh vực này Việt Nam có lợi thế mạnh vì được xem là một quốc gia có
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
15



Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

nền kinh tế - chính trị ổn định, có quan hệ hợp tác kinh tế với gần 200 quốc gia trên thế
giới, luôn là điểm đến an toàn của du khách. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan,
Philippines, Malaysia, Indonesia đã ký kết hiệp định miễn visa song phương đối với
công dân hai nước. Đầu năm 2004, thủ tướng chính phủ cũng đã đồng ý trên nguyên
tắc miễn visa cho thị trường du khách Nhật Bản, hướng sắp tới là miễn visa cho các thị
trường Pháp và Hàn Quốc. Từ nay, du khách đến từ các quốc gia này không còn cảnh
chầu chực tại cơ quan ngoại giao ở các nước để đăng kí visa vào Việt Nam. Đây là
“món quà” lớn của ngành du lịch nước nhà trong cuộc đua cùng các quốc gia khu vực
hiện nay và thời gian tới.
Nhiều năm qua tình hình du lịch Việt Nam bị hạn chế không khai thác được thị
trường trọng điểm là khách du lịch nước ngoài do thủ tục xuất nhập cảnh rườm rà.
Trong hoạt động du lịch, việc khách quốc tế đến đông phần lớn bắt nguồn từ các thủ
tục xuất nhập cảnh nhanh chóng, tiện lợi, lịch sự. Vì thế, với chính sách “mở cửa visa”
để đón khách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy ngành du lịch cả nước có bước tiến
triển vượt bậc.
Hệ thống văn bản, chính sách về luật du lịch nước ta đang từng bước được hoàn
thiện. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thực hiện kế hoạch triển khai chương
trình phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2011 – 2015 gồm có : chỉ tiêu khách du
lịch, quy hoạch phát triển du lịch, đầu tư phát triển du lịch, cung cấp chất lượng sản
phẩm và hình thành sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh công tác quảng bá thị trường,
xúc tiến du lịch và phát triển nguồn nhân lực tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của du lịch và công tác truyền thông cho nó.
Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả nước nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
Đà Nẵng ngày càng tăng mạnh.
Nước ta chưa có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất
điều chỉnh việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ

quan, tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch cũng như khách khách
du lịch. Đầu tư về du lịch của chính phủ tuy đang cải thiện nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng du lịch của nước ta. Việt Nam chưa có một văn phòng đại diện nào cả, thiếu
vốn để có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng.
1.3.2. Môi trường kinh tế
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
16


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

Kinh thế thế giới năm 2014 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng
trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một
số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng
hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù
có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau
suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối
với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức
lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới
tiếp tục ảnh hưởng đếnkinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, cáckhó khăn, bất cập
chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức
cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải
thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...Trong thời qua Đà Nẵng đã có những
bước phát triển đột phá. Theo Tổng Cục Thống Kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tháng 11 đạt 5.256 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng đạt 56.119,8 tỷ đồng, đạt 93,5% kế
hoạch năm, tăng 18,6% so với cùng kỳ 2012.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2013 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng
6,95% so với tháng 12/2012.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/201 đạt 93,4 triệu USD, lũy kế 11 tháng
ước đạt 921,7 triệu USD, đạt 91,3% kế hoạch năm, tăng 10,6% so với cùng kỳ 2012.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước tăng so với cùng kỳ
như: Cao su thành phẩm tăng 18,9%; sản phẩm điện tử tăng 17,7%; đồ chơi trẻ em
tăng 11,8%; hàng dệt may tăng 11,6%; thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ tăng 9,8.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 11/2013 đạt 85,9 triệu USD, lũy kế 11 thángđạt 909,6
triệu USD, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 8,8% so với cùng kỳ 2012.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 11/2013 ước tăng 7,9% so với cùng kỳ
2012; lũy kế 11 tháng tăng 10,6%, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ giảm 18,7%;
công nghiệp chế biến, chế tạo tạo tăng 12,2%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện
tăng 8,0%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 4,0%.
Giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm (giá CĐ 2010) tháng 11/2013 đạt 83 tỷ đồng;
lũy kế 11 tháng đầu năm 2013 đạt 2.057 tỷ đồng, đạt 96,9% kế hoạch năm, tăng 3,5%
so với cùng kỳ 2012, trong đó: thuỷ sản tăng 5%; nông nghiệp tăng 0,7% và lâm
nghiệp tăng 2,1%.
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
17


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch trong năm nay tiếp tục khởi sắc. Lần đầu tiên, Đà
Nẵng đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, đạt 103,9% kế hoạch, tăng 17,2% so với năm
2012; tổng thu nhập hoạt động du lịch đạt gần 7.800 tỷ đồng, tăng 29,7%.
Sang năm 2014, thành phố Đà Nẵng đặt ra mục tiêu thực hiện tổng sản phẩm trên
địa bàn tăng 9 - 9,5%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 12-13%; giá trị sản xuất
công nghiệp - xây dựng tăng 7-8%; trong đó công nghiệp tăng 9-10%, thủy sản - nông
- lâm 3-4%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 13-14%; tổng thu NSNN trên
địa bàn dự kiến 11.678 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương dự kiến đạt hơn 12.000
tỷ đồng...
Đà Nẵng thu hút mạnh lượng khách du lịch, nhờ lợi thế đa dạng về rừng, núi, biển
và những khu nghỉ dưỡng chất lượng cao như Furama, Sandy Beach… Năm 2013,

Thành phố đặt mục tiêu đón tổng lượt khách là 2.900.000 lượt khách, trong đó khách
quốc tế là 670.000 lượt khách, khách nội địa là 2.230.000 lượt khách. Chỉ tiêu doanh
thu ngành du lịch là 2.262.000. Đối tượng khách mà ngành du lịch Đà Nẵng hướng tới
là khách nội địa và khách quốc tế đến từ các quốc gia, như Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản,
Australia, Pháp, Trung Quốc…
Nền kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện
thuận lợi cho các ngành phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến
xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, bất động sản, y tế.... Lạm phát tăng cao, khủng
hoảng chính trị, thảm họa thiên tai kéo theo hàng loạt các yếu tố khác khiến cho quá
trình phục hồi kinh tế trở nên mong manh. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế nước ta có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với gia
nhập AFTA, APEC và gia nhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội cơ hội cho đất nước ta
ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực.
Vì thế, các chương trình truyền thông cho vấn đề này cũng tận dụng hết sức nguồn
nhân lực cộng đồng. Huy động sự tin tưởng tham gia từ các đối tượng khác nhau, vận
động sự hưởng ứng thực hiện cũng gặp nhiều trở ngại khi nhu cầu về kinh tế càng cao
mà phải thắt chặt các chính sách nên hầu hết các sự ủng hộ đồng tình cũng chỉ là nhất
thời trong thời gian huy động.
Sản xuất gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào tăng cao, khó tiếp cận vốn, hiệu quả
kinh doanh giảm sút; lạm phát, lãi suất tín dụng tuy có giảm nhưng vẫn còn cao; áp lực
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
18


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

lạm phát và bất ổn định kinh tế vĩ mô còn lớn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được
giải quyết,… đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của các chiến dịch
truyền thông để thuyết phục cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân

dân trong thời gian tới.
1.3.3. Môi trường văn hóa xã hội
Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm những điều
mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du lịch kể từ khi nó hình
thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa giữa các vùng miền, giữa các
khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khám phá. Trong
quá trình phát triển, hoạt động du lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân
nó sản sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người tham
gia hoạt động du lịch.
Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của
con người”. Con người ở những nền văn hóa khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm
kiếm, trao đổi, học hỏi những cái mới lạ, trau dồi những cái tốt, bổ sung những cái
thiếu, làm giàu vốn tri thức của mình sau khi những giá trị vật chất đã được thỏa mãn.
Đó là một trong những lý do chính yếu để hoạt động du lịch hình thành và phát triển
nhanh chóng. Các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam với nền văn hóa
huyền bí, đầy màu sắc là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch phương Tây. Những
di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội,…
ngay lập tức trở thành sản phẩm du lịch. Các trung tâm du lịch văn hóa nổi tiếng của
Việt Nam như Đà Nẵng, Huế, Hội An,… luôn có tên trên các chương trình du lịch
quảng bá rộng khắp cho khách du lịch nước ngoài.
Đà Nẵng là thành phố có nền công thương mại và dịch vụ phát triển tương đối hiện
đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao nên thành phố đã không
ngừng sản xuất, hỗ trợ công cụ, phương tiện và vốn để kinh doanh. Bên cạnh đó hiệu
quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, việc kết quả năm 2013 thu từ cục thống kê
đạt được là: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%. Giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao
động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dạy nghề cũng tăng nhưng không cao chỉ đạt 13,81%
(năm 2012 là 12,31%). Tỷ lệ học sinh đến trường tăng ở các cấp học. Tỷ lệ học sinh bỏ
học giảm. Công tác y tế được triển khai tốt, tỷ lệ chết giảm, tuổi thọ bình quân được
nâng lên. Trật tự an toàn xã hội có bước chuyển biến khá tốt, công tác tuyên truyền
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C

19


Lập kế hoạch truyền thông cho ngành du lịch tại TP Đà Nẵng năm 2018

phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông
được nâng lên, ùn tắt giao thông - số vụ và mức thiệt hại về tai nạn giao thông giảm
(giảm 43% số vụ). Tình hình buôn lậu qua biên giới cũng giảm. Giữ vững tình đoàn
kết hữu nghị, mở rộng hợp tác phát triển với tỉnh thành trong cả nước. Công tác bảo
tồn và tôn tạo các di tích được tăng cường kết hợp hệ thống lễ hội ngày càng hoàn
thiện tạo ra đặc thù văn hoá. Hoạt động văn hoá thông tin đã bám sát và phục vụ tốt
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, các khu du lịch đang tiếp tục triển khai.Tất cả góp
phần nâng cao độ bền vững của sự ổn định và tiến bộ xã hội là biểu hiện tốt để phát
triển du lịch vì một khi dân trí cao, điều kiện sống được cải thiện không còn lo thiếu ăn
thiếu mặc, không còn lo thất nghiệp thì ý thức con người sẽ phát triển theo, họ sẽ quan
tâm hơn đến nhu cầu làm đẹp, đến sức khoẻ, đến nghỉ ngơi giải trí.
Việc truyền thông của Sở là phải chú ý đến những văn hóa của người dân Đà
Nẵng. Là một cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch, Gia đình,
đảm bảo sự thống nhất quản lý ngành Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch theo quy
định của Nhà nước, Sở có ưu thế về việc nắm rõ những đặc điểm, nét văn hóa đặc thù,
những phong tục tập quán của thành phố một cách chi tiết và rõ ràng.Từ việc xây dựng
ngôn ngữ, hình ảnh sẽ dựa trên những nhu cầu và tâm lý của những con người tại Đà
Nẵng, tạo sự thu hút mạnh và mới mẻ hấp dẫn.
Tuy nhiên, thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng hiện nay
chưa được nâng lên theo hướng bền vững. Cần có chuyển biến đột phá, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt trong bộ phận làm công tác chiến lược, quy
hoạch ngành; đồng thời nâng cao tay nghề đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách du
lịch cả về ngoại ngữ, tin học và kiến thức văn hoá góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch. Những điểm du lịch chính ở Đà Nẵng có cường độ hoạt động khá cao

tập trung chủ yếu vào mùa du lịch. Sự quá tải do lượng du khách chắc chắn sẽ gây tác
động đến môi trường sống, nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường
không khí, sự suy giảm đa dạng sinh học là không tránh khỏi.
1.3.4. Môi trường công nghệ
Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế đang phát triển với nhiều ngành kinh doanh khác
nhau vì thế để có thể phát triển hơn nữa đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài
nước nên Đà Nẵng đã không ngừng cố gắng và nỗ lực ứng dụng những công nghệ mới
SVTH: Dương Thị Linh – Lớp: CCQC06C
20


×