Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 45 trang )

Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

LỜI NÓI ĐẦU
Truyền thông là một hình thức tuyên truyền được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Ra đời và phát triển cùng với xã hội loài người tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến
mọi cá thể trong xã hội.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập để phát triển
nước ta hiện nay, truyền thông ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo
dục, động viên và nâng cao nhận thức mọi mặt của tầng lớp nhân dân. Mặc dù khái
niệm về truyền thông chỉ mới phổ biến ở nước ta khoảng mười năm trở lại đây nhưng
nó đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa xã hội và nhiều nghành
khác.
Ngày nay nghành truyền thông có sức hút rất lớn đối với các bạn trẻ. Hoạt động
truyền thông có rất nhiều cấp độ từ việc giao tiếp cá nhân đến mục đích cá nhân.
Truyền thông càng giúp hình thành kỹ năng giao tiếp, nhận thức một cách tự giác về
hoạt động giao tiếp đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Truyền thông về văn hóa đọc cho các bạn sinh viên hiện nay là một trong những
chủ đề đang được dư luận quan tâm. Văn hóa đọc không chỉ dừng lại ở vấn đề đọc
sách mà còn là chọn lọc và tiếp thu những thông tin kiến thức từ thế giới bên ngoài.
Vấn đề đọc sách ngày nay đang ngày càng bị mai mòn trong các bạn sinh viên, vì
ngày nay công nghệ thông tin đang lộng hành khắp nơi. Do vậy cần có một kế hoạch
tuyên truyền phù hợp để khôi phục văn hóa đọc sách cho các bạn sinh viên hiện nay.
Vì vậy em chọn đề tài: Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn
hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng.
Nội dung của đồ án gồm 2 chương:
Chương I: Phân Tích
Chương II: Lập kế hoạch truyền thông chương trình: “Sinh viên với văn hóa đọc
sách” tại Thành phố Đà Nẵng
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã nổ lực tìm kiếm, thu thập thông tin, và em
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên bộ môn nhưng do kiến thức còn
hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến


của các giảng viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin được phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn
Nguyễn Thị Hải Vân đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
i


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................v
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÀNH ĐOÀN ĐÀ NẴNG..................................1
1.1.Tổng quan về Thành Đoàn Đà Nẵng.................................................................1
1.1.1.Giới thiệu sơ lược về Thành Đoàn Đà Nẵng................................................1
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động......................................................................................1
1.1.3.Nguồn lực của Thành Đoàn.........................................................................2
1.1.4.Các sự kiện Thành Đoàn đã tổ chức............................................................4
1.2.Phân tích bối cảnh..............................................................................................6
1.2.1.Thực trạng về vấn đề đọc sách hiện nay......................................................6
1.2.2.Thực trạng về văn hóa đọc hiện nay............................................................6
1.2.3.Các hoạt động về Văn hóa đọc sách đã được tổ chức..................................8
1.2.4.Lịch sử hình thành văn hóa đọc sách........................................................10
1.2.5.Mốc thời gian và địa điểm làm chương trình.............................................11
1.2.6.Đối tượng mục tiêu.....................................................................................12
1.3.Phân tích môi trường........................................................................................12

CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH: “SINH
VIÊN VỚI VĂN HÓA ĐỌC SÁCH” TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................14
2.1. Mục tiêu truyền thông.....................................................................................14
2.2. Đối tượng truyền thông...................................................................................15
2.3. Thông điệp truyền thông.................................................................................17
2.4. Chiến lược........................................................................................................18
2.4.1. Giai đoạn 1 (từ 05/9 – 5/10/2015)..............................................................18
2.4.2. Giai đoạn 2 (từ 6/10 – 5/11/2015)..............................................................18
2.5. Chiến thuật.......................................................................................................18
2.5.1. Chương trình truyền thông........................................................................19
2.5.1.1. Họp báo cho chương trình Hội Thảo Sinh Viên Đà Nẵng Với Văn Hóa
Đọc Sách...........................................................................................................19
2.5.1.2. Truyền thông trên truyền hình...............................................................19
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
ii


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

2.5.1.3. Truyền thông ngoài trời........................................................................20
2.5.1.4. Truyền thông trên internet....................................................................23
2.5.2. Tổ chức buổi Hội thảo Sinh viên Đà Nẵng với Văn hóa đọc sách...........24
2.5.3. Tổ chức buổi triển lãm sách......................................................................26
2.6. Kế hoạch tuyên truyền cho sinh viên với văn hóa đọc sách..........................26
2.6.1. Tuyên truyền..............................................................................................26
2.7. Xác định rủi ro và tìm ẩn................................................................................33
2.8 Dự trù ngân sách...............................................................................................34
2.8.1. Ngân sách cho hoạt động truyền thông.....................................................34
2.8.2. Ngân sách dành cho việc sử lý rủi ro........................................................36
2.8.3. Tổng ngân sách dành cho hoạt động truyền thông..................................36

2.9. Đánh giá............................................................................................................ 36
2.9.1. Đánh giá trước khi truyền thông...............................................................36
2.9.2. Đánh giá trong quá trình truyền thông.....................................................36
2.9.3. Đánh giá sau khi truyền thông..................................................................37
KẾT LUẬN.................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................39
PHỤ LỤC...................................................................................................................40

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
iii


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khung giờ và tần suất phát sóng trên truyền hình...................................20
Bảng 2.2. Số lượng phướn và băng rôn được treo tại các địa điểm..........................22
Bảng 2.3. Tuyên tuyên truyền trên internet...............................................................27
Bảng 2.4. Những rủi ro có thể xảy ra........................................................................34
Bảng 2.5. Ngân sách dành cho truyền thông ngoài trời...........................................34
Bảng 2.6. Ngân sách dành cho truyền thông trên truyền hình.................................34
Bảng 2.7. Ngân sách dành cho truyền thông trên internet.......................................35
Bảng 2.8. Ngân sách dành cho Tổ chức sự kiện.......................................................35
Bảng 2.9. Ngân sách dành cho quản lý rủi ro...........................................................36
Bảng 2.10. Tổng ngân sách cho hoạt động truyền thông..........................................36

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
iv



Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Trụ sở thành đoàn Đà Nẵng........................................................................1
Hình 1.2. Ngày sách Việt Nam.....................................................................................9
Hình 1.3. Chương trình Hái hoa đọc sách..................................................................9
Hình 1.4. Ngày sách Đà Nẵng 2015...........................................................................10
Hình 1.5. Công viên 29/3............................................................................................12
Hình 2.1. Biểu tượng của văn hóa đọc sách..............................................................17
Hình 2.2. Mẫu phướn được treo trên các tuyến đường.............................................21
Hình 2.3. Mẫu băng rôn được treo trên các tuyến đường.........................................22
Hình 2.4. Mẫu banner trên các trang web.................................................................24
Hình 2.5. Buổi hội thảo với đông đảo sinh viên tham gia.........................................26
Hình 2.6. Chương trình triển lãm sách.....................................................................26
Hình 2. 7. Mô tả vị trí Tuyên truyền trên trang 24h.com.vn.....................................28
Hình 2.8. Mô tả vị trí tuyên truyền trên trang tuoitreonline.....................................29
Hình 2.9. Banner Tuyên truyền trên website thanhdoandanang.org.vn...................29
Hình 2.10. Vị trí sẽ đặt tin bài truyền thông cho hội thảo.........................................30
Hình 2.11. Tuyên truyền bằng trang fanpage trên facebook.....................................31
Hình 2.12. Băng rôn cho Hội Thảo...........................................................................32
Hình 2.14. Phướn cho Hội thảo.................................................................................32

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
v


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÀNH ĐOÀN ĐÀ NẴNG
1.1. Tổng quan về Thành Đoàn Đà Nẵng

1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Thành Đoàn Đà Nẵng

Hình 1.1. Trụ sở thành đoàn Đà Nẵng
Thành đoàn Đà Nẵng tọa lạc trên tuyến đường xuân Thủy, Quận Cẩm Lệ, Thành
phố Đà Nẵng. Dưới sự chỉ đạo của Đ/c Nguyễn Bá Cảnh – Bí thư Thành Đoàn Đà
Nẵng.
Điện Thoại: 0511.3695066
Email:
Website:Thanhdoandanang.org.vn
Fax:0511. 3695036
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Thành đoàn Đà Nẵng nghiên cứu tham mưu với Ban chấp hành, Ban thường vụ
thành phố, về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn
và phong trào Thanh thiếu nhi.
Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đoàn, các nghị quyết,
chương trình, kế hoạch công tác của Ban chấp hành, Ban thường vụ thành phố.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và báo cáo hoạt động của Đoàn và phong
trào Thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều
hành của Ban chấp hành, Ban thường vụ thành đoàn.

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
1


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

Tập hợp đề xuất với Ban chấp hành, Ban thường vụ để kiến nghị với cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ngành có lên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối với Thanh
thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, giúp phối hợp với cơ quan hữu thanh tổ chức thực hiện
các chủ trương công tác, chế độ, chính sách của Đảng, nhà nước.

Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung của các cơ
quan Đảng, nhà nước có liên quan và của Trung Ương Đoàn.
1.1.3. Nguồn lực của Thành Đoàn
 Tài chính
Nguồn tài chính của Thành Đoàn được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau
như: nguồn kinh phí của nhà nước, hội phí do hội viên, tổ chức thành viên đóng góp,
các đơn vị trực thuộc đóng góp. Nguồn thu từ các chương trình, dự án về kinh tế - xã
hội mà hội tham gia thực hiện. Ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Vấn đề tài chính là một vấn đề hết sức rất quan trọng khi ta quyết định tổ chức các
hoạt động hay chương trình nào đó, nó sẽ quyết định đến quy mô và chất lượng của
chương trình, hoạt động. Với nguồn tài chính được sự hỗ trợ của nhiều thành phần này
sẽ đảm bảo cho thành đoàn thực hiện tốt những chương trình có quy mô vừa và nhỏ.
Tuy nhiên nguồn tài chính này vẫn có hạn nên cần phải tiết kiệm khi thực hiện các
hoạt động chương trình cũng như sẽ khó khăn trong việc tổ chức các chương trình lớn
hơn.
Ta có thể thấy vấn đề tài chính quyết định nhiều đến quy mô và chất lượng của các
sự kiện.. Một cách huy động được nguồn tài chính khá lớn cho sự kiện là công tác kêu
gọi tài trợ và thành đoàn cũng đã thực hiên được điều này và đã có những thành công
nhất định. Một sự kiện được tổ chức có thể mang lại lợi ích cho nhiều bên, ta phải nắm
bắt và tận dụng điều đó, đưa ra các lợi mà nhà tài trợ quan tâm đến, từ đó tìm đến các
nhà tài trợ tiềm năng, qua đó ta cũng phát triển được mối quan hệ trong công việc.
 Nguồn nhân lực
Về nhân lực của thành đoàn rất dồi dào, tính tới thời điểm hiện tại cơ sở Thành đoàn
đã có hơn 1500 đoàn viên. Nhân lực của Thành đoàn đa số là thanh niên nên có độ
tuổi trung bình khoảng 33 tuổi. Đa số các đoàn viên đều có tuổi nghề từ 2 năm trở lên.
Chiếm nhiều nhất là độ tuổi từ 29 đến 45 tuổi. Các sinh viên thuộc đoàn viên đã tốt
nghiệp từ độ tuổi 22 đã tham gia vào Thành đoàn.

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
2



Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

Đoàn Đà Nẵng gồm có 7 ban gồm: Ban Tuyên Giáo, Ban Tổ Chức Kiểm Tra, Ban
Đoàn Kết Tập Hợp TN, Văn Phòng - Ban Thanh, Thiếu Nhi Trường Học, Ban NTCN,
NT và Đô Thị Thành Đoàn, Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc
của Thành Đoàn, 1 bí thư và 9 phó bí thư, 41 ủy viên thuộc các quận huyện trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Với lực lượng hiện có Thành Đoàn Đà Nẵng luôn dẫn đầu
trong các hoạt động về tuyên truyền cho thanh thiếu niên, đặc biệt là tình hình biển đảo
hiện nay của nước ta được nhiều người quan tâm. Với những nguồn lực đó thì chúng ta
có thể huy động khi tổ chức hoạt động, chương trình dành cho thanh niên. Tuy nhiên,
khả năng và nguồn lực có hạn đó cũng là một thách thức lớn khi thực hiện chương
trình này. Từ những nhận định đó, Đoàn thanh niên thành phố Đà nẵng đã sớm xác
định những phương thức tiếp cận, tổ chức thực hiện phù hợp với khả năng của mình,
nhất là xem sức trẻ, sự nhiệt tình, lòng tâm huyết của đoàn viên thanh niên là ưu thế
quan trọng cần phải phát huy, để chương trình diễn ra đạt kết quả như mong đợi.
Yếu tố con người là rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình. Tùy quy mô
sự kiện mà số lượng có thể nhiều hoặc ít. Người quản lí sự kiện là người có chuyên
môn cao và kinh nghiệm để có thể đảm nhận việc điều hành tất cả các khâu của một sự
kiện. Ngoài ra sự phối hợp thực hiện công việc cũng là yếu tố quyết định sự thành
công của công việc, thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Với nguồn
nhân lực trẻ, dồi dào có kinh nghiệm thành đoàn tổ chức thành công nhiều hoạt động,
nhân lực của thành đoàn trẻ nên luôn năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Có sự
phối hợp giữa các phòng ban, giữa đoàn viên hay các đơn vị trực thuộc nên các hoạt
động được triển khai một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
 Cơ sở vật chất
Diện tích tổng thể của thành đoàn khá lớn khoảng 7 ha, cơ sở vật chất tốt đáp ứng
nhu cầu cần thiết để các đoàn viên làm việc tốt nhất. Diện tích rộng rãi nên dự án xây
dựng về cơ sở hạ tầng rất tốt.

Tòa nhà trụ sở có 4 tầng. Được thiết kế hiện đại và vô cùng rộng rãi. Nhiều dãy văn
phòng được xây và chia nhiều khu hành chính khác nhau. Mỗi phòng làm việc đều có
diện tích khá rộng và thoát mát, có đầy đủ các thiết bị đồ dùng cần thiết như: máy tính,
tủ cất khóa tốt các tài liệu cần thiết,… để phục vụ cho công việc.
Có nhiều cây xanh được trồng xung quanh tòa nhà. Bên cạnh đó khuôn viên thành
đoàn có diện tích tương đối rộng lớn và sạch sẽ. Có khoảng 45 phòng làm việc và 1văn
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
3


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

phòng lớn với diện tích 1.000 m2, bên cạnh đó còn có hệ thống thông tin khoảng hơn
50 máy tính nối mạng internet đảm bảo nhu cầu làm việc cho các đoàn viên, nhu cầu
khai thác thông tin toàn cầu và nhu cầu hoạt động nội bộ của thành đoàn. Và đặc biệt
có 1 hội trường chiếm diện tích khá lớn được bày trí vô cùng trang nghiêm rộng rãi, là
nơi diễn ra các cuộc họp, tổ chức các ngày lễ,…
1.1.4. Các sự kiện Thành Đoàn đã tổ chức
Thành đoàn Đà Nẵng đã tổ chức khá nhiều hoạt động, bao gồm hoạt động nội bộ và
hoạt động bên ngoài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong số đó có một số hoạt động
tiêu biểu
 Lễ Phát Động “Chiến Dịch Thanh Niên, Học Sinh, Sinh Viên Tình Nguyện Hè”
Năm 2013, Sáng ngày 27/6 Ban Thường vụ Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức Lễ phát
động “Chiến dịch Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè” năm 2013. Tham dự
có sự hiện diện của Đ/c Nguyễn Đăng Hải – Phó Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Đà
Nẵng, Đ/c Nguyễn Bá Cảnh – UVBCH TW Đoàn, Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng cùng
các Đ/c đại diện các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các Đ/c là
Bí thư, Phó Bí thư các đơn vị Đoàn trực thuộc và đặc biệt là sự hiện diện của 500 bạn
đoàn viên thanh niên.
 Thành Đoàn Thành Phố Tổ Chức Ngày Hội Thanh Niên Hiến Máu Tình

Nguyện, Hưởng ứng ngày Toàn dân hiến máu với thông điệp “Trái tim khỏe mạnh –
Hiến máu cứu người” sáng ngày 7/4/2013 Thành Đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên
thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình
nguyện và Ngày hội Thanh niên hiến máu tình nguyện tại Hội trường UBND quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tham gia có 800 đoàn viên thanh niên các đơn vị trực
thuộc Thành Đoàn Đà Nẵng dự kiến kết thúc ngày hội sẽ thu được trên 600 đơn vị
máu.
 Tổ chức lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, Tối ngày 26/7/2014 tại nghĩa
trang thành phố, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tổ chức lễ thắp nến tri ân nhằm thể
hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ thành phố đối với thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền
độc lập, tự do của dân tộc. Tham gia lễ thắp nến tri ân, các Đ/c lãnh đạo thành phố, các
đoàn viên, thanh niên đặt vòng hoa và dâng hương.
 Tổ chức lễ ra quân chương trình “vì cuộc sống tươi đẹp”, Vào sáng ngày
12/7/2014, tại Cảng Đà Nẵng – Đường Bạch Đằng, Ban Thường vụ Thành Đoàn Đà
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
4


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

Nẵng phối hợp với Nhãn hàng Sơn SPEC tổ chức Lễ ra quân Chương trình Vì Cuộc
sống tươi đẹp năm 2014. Tham dự Lễ ra quân chương trình có sự hiện diện của các
Đ/c lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Thành Đoàn, đại diện đơn vị tài trợ, hơn 300 bạn
Đoàn viên và đặt biệt là sự có mặt của MC Quyền Linh – Đại sứ, quy mô chương trình
lớn.
 Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức Ngày hội thanh niên học sinh sinh viên với văn
hóa giao thông 2012. Sáng 16/09, tại Nhà Văn hóa Lao động thành phố Đà Nẵng,
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Uỷ ban ATGT quốc gia phối hợp với Thành
Đoàn Đà Nẵng – Ban ATGT – Công an thành phố và Công ty Honda Việt Nam tổ chức
“Ngày hội thanh niên học sinh sinh viên Đà Nẵng với văn hóa giao thông năm 2012”.

Ngày hội vui mừng chào đón: Đ/c: Dương Văn An – Bí thư TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, đ/c: Nguyễn Phước Lộc - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, đ/c Nguyễn Trọng
Thái – Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT quốc gia. \Hơn 800 ĐVTN đến từ các trường
Đại học – Cao đẳng trong toàn thành phố tham gia đã được đồng loạt diễn ra. Theo đó,
đại diện 39 đơn vị Đoàn trực thuộc Thành Đoàn đã ký cam kết vận động ĐVTN,
 Thành Đoàn Đà Nẵng Tổ Chức Lễ Tuyên Dương Chi Đoàn Tiên Tiến Làm Theo
Lời Bác Năm 2013Và Trao Các Giải Thưởng, Công Trình Thanh Niên, Vào sáng ngày
13/7, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng. Tham dự có Đ/c Nguyễn Thanh
Quang – Ủy viên BTV Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Đà Nẵng; Đ/c
Phan Viết Thông – Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; Đ/c Mai Mộng Tưởng – Phó
Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy; Đ/c Nguyễn Bá Cảnh – UVBCH
Trung ương Đoàn, Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng; các Đ/c đại diện lãnh đạo các sở ban
ngành và hội đoàn thể của thành phố Đà Nẵng, các Đ/c là Bí thư, Phó Bí thư và gần
1.000 ĐVTN đến từ 39 đơn vị trực thuộc, cùng đại diện của 30 chi đoàn.\
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Đoàn Và Phong Trào Thanh Thiếu Nhi Năm 2012.
Ngày 04/01/2013, tại Hội trường tầng 4 Thành Đoàn, tham dự Hội nghị có Đ/c:
Nguyễn Thanh Quang - Ủy viên Ban Thường vụ Thành Ủy - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam thành phố, Đ/c: Phan Viết Thông - Phó Ban Dân vận Thành Ủy, đ/c:
Nguyễn Hoài Nam - Phó Chánh Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân thành phố, đ/c Nguyễn
Thành Quảng - Phó Chủ Tịch Hội Cựu chiến binh thành phố, đ/c Lương Nguyễn Minh
Triết - UVBTV Trung Ương Đoàn - Thành Ủy viên - Bí Thư Thành Đoàn Đà Nẵng,
cùng các Đ/c thường trực và trưởng phó các ban Thành Đoàn, các Đ/c là Bí thư các
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
5


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc, các tập thể cá nhân được khen thưởng tại Hội
nghị, các Đ/c đại diện cho các cơ quan báo đài cũng đến tham gia và đưa tin cho Hội

nghị.
1.2. Phân tích bối cảnh
1.2.1. Thực trạng về vấn đề đọc sách hiện nay
 Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa:
-

Nghĩa rộng là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của một cá nhân, của

cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý, quản lý nhà nước.
-

Nghĩa hẹp: là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân bao gồm thói

quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc.
 Ý nghĩa của sinh viên với văn hóa đọc: Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi bạn
sinh viên có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.
Nhằm thôi thúc các bạn sinh viên tìm hiểu, mở mang kiến thức và góp phần cải thiện
nhân cách của bản thân mình. Không chỉ thế đọc sách còn giúp sinh viên thư giản, tích
lũy kiến thức một cách có hiệu quả hơn. Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người,
tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với
thông tin, trí thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Chính vì vậy, việc
tuyên truyền văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc
gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố
quyết định mọi thành công.
1.2.2. Thực trạng về văn hóa đọc hiện nay
 Thực trạng về văn hóa đọc của sinh viên Việt Nam nói chung
Thực trạng đáng báo động trong những năm gần đây đó là xu hướng lười đọc, ngại
đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách của các sinh viên. Theo thống kê của Bộ
Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch công bố ngày 12/04/2013 dựa trên báo cáo của các thư
viện gửi về Bộ thì người Việt Nam đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức chưa

được 1 cuốn sách). Tỷ lệ sách bình quân/đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38
cuốn. Theo thống kê của một trường đại học cho thấy có 63,82 sinh viên đã có nghe
nói về văn hóa đọc thông qua các phương tiện truyền thông, tuy nhiên khi được hỏi,
bạn hiểu “Thế nào là văn hóa đọc ?” thì chỉ có 25% sinh viên hiểu được khái niệm về
văn hóa đọc, số còn lại trả lời có nghe nói đến nhưng không rõ lắm. Có 6,99% sinh
viên thích đọc sách kinh điển và 10,63 sinh viên thích đọc sách lý luận. 80,85% sinh
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
6


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

viên đã dành thời gian cho việc đọc sách chuyên nghành, tài liệu tham khảo. 31,91%
sinh viên thích đọc truyện tranh, 44,37% thích đọc tiểu thuyết, truyện ngắn. 61,39%
sinh viên thường mua thêm sách để đọc, 29,48% không mua sách. Số lượng sinh viên
sử dụng thời gian đọc sách mỗi ngày từ 30 phút trở lên là 86,32%, 1 giờ trở lên là
71,42%, 3 giờ trở lên là 12,15%. Bên cạnh việc đến thư viện để đọc sách, 55,92% sinh
viên còn tìm đến các nguồn khác như đọc miễn phí tại các nhà sách, 60,04% sinh viên
mượn bạn bè, 7,62% thuê sách tại các quầy sách tư nhân, đặc biệt 68,695 sinh viên đọc
sách trên mạng internet.
Đa số các bạn sinh viên ngày nay thờ ơ với văn hóa đọc sách. Văn hóa đọc là ứng
xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội, các cơ quan
quản lý nhà nước. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm 3 phần: thói quen đọc, sở
thích đọc, kỹ năng đọc. Ở các nước tiên tiến người ta dạy trẻ em những điều này ngay
từ khi chúng còn nhỏ, liên tục cho đến khi lên đến đại học để hình thành cho chúng
thói quen đọc sách từ sớm. Tại Việt Nam, văn hóa đọc cũng có những bước tiến vượt
bậc. Năm 1975, cả hai miền Bắc Nam xuất bản 4000 tên sách; nay chúng ta xuất bản
được xấp xỉ 25000 tên sách hàng năm, tăng gấp 6 lần. Cả nước hiện nay đang xuất
bản khoảng 400 tên báo, tạp chí; nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới
500.000


bản.

Không thể không nói tới tác dụng của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện
đại, một mạng lưới thông tin, tri thức khổng lồ. Hệ thống thư viện công cộng ở các
tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc thi kể chuyện, các sự kiện như ngày hội đọc sách
trong mỗi dịp hè để tạo dựng, phát triển và giáo dục thói quen đọc sách cho sinh viên.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, văn hóa đọc ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế nhất
định.Chúng ta chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hóa đọc và cách
phát triển nó trên bình diện quốc gia. Nói thế có nghĩa là nói rằng, những sự kiện về
sách chưa đủ để thu hút người đọc đến với sách. Mọi người vẫn chưa có thói quen và
kỹ năng đọc sách phù hợp mà chủ yếu đọc theo ngẫu hứng, chỉ có một bộ phận nhỏ
học sinh, sinh viên và những người làm công tác nghiên cứu khoa học… mới có thói
quen và cách đọc đúng. Ngày nay sinh viên bị những hình thức nghe nhìn lôi cuốn
nhiều hơn là hình thức đọc. Tuy những hình thức giải trí đó cũng rất cần thiết những
chúng chỉ đạt kết quả cao hơn khi kết hợp với các phương pháp đọc hợp lý bởi vì
không chỉ có hình ảnh và âm thanh gây được cảm xúc mạnh mà kiến thức đọc cũng
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
7


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

gây ấn tượng mạnh và lâu bền. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là các sinh
viên lười đọc. Xã hội ngày càng bận rộn, nhịp sống căng thẳng đòi hỏi con người phải
cập nhật thông tin nhanh hơn mà đọc sách thì cần có thời gian để hiểu và tập trung cao
độ. Chính điều này đã trở thành một vấn đề lớn : mọi người chỉ đọc lướt qua với tốc độ
cao nên tuy kiến thức được tăng lên về lượng nhưng lại thiếu chiều sâu. Nói một cách
khác chúng ta tưởng rằng chúng ta đã hiểu biết nhưng thực chất chúng ta mới chỉ chạm
đến bề nổi của kiến thức chứ chưa hiểu được bản chất của vấn đề. Hiện tượng đáng

buồn này ngày càng lan rộng trong xã hội và kéo dài khiến cho nhiều sinh viên khó
tiếp thu kiến thức trên trang sách. Ảnh hưởng không nhỏ đến các kỹ năng khác là kỹ
năng viết và diễn đạt ý.
 Thực trạng về văn hóa đọc sách của các bạn sinh viên trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Thực tế hiện nay số lượng các bạn sinh viên Đà Nẵng đọc sách giảm dần, họ đang
thờ ơ với văn hóa đọc sách, cái gì nhanh cái gì tiện thì họ theo dõi và theo dòng chảy
thời gian, vì vậy họ cho rằng đọc sách là không cần thiết. Thử hỏi có bao nhiêu bạn
sinh viên đọc hết quyển giáo trình mà mình đang học, chứ chưa nói đến các quyển
sách liên quan đến lĩnh vực khác. Những quyển giáo trình như vậy dường như bị lãng
quên hay thậm chí họ còn không đụng đến, chỉ cần lướt web hay bây giờ sinh viên
đang có câu: “ Cứ hỏi bác Google là rõ nhất”. Vậy đó có phải lý do mà văn hóa đọc
sách ngày càng rời xa giới trẻ, nhất là các bạn sinh viên.
1.2.3. Các hoạt động về Văn hóa đọc sách đã được tổ chức
 Sở thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở văn
Hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Giáo Dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Bình Định, tổ chức lễ
công bố Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc lấy ngày 21/4 hàng năm làm
ngày sách Việt Nam và triển lãm sách Bình Định lần thứ nhất. Đây là sự kiện văn hóa
quan trọng đối với những người yêu sách và cộng đồng xã hội, là hoạt động thiết thực,
góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Từ đây, ngày Sách Việt Nam sẽ được tổ chức hàng năm góp phần khuyến khích và
phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, giúp giáo dục tư duy, phát triển nhân
cách con người; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với văn hóa đọc Việt
Nam, góp phần làm giàu thêm tri thức nhân loại.

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
8


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng


Hình 1.2. Ngày sách Việt Nam
 Trong khuôn khổ Hội Báo Xuân Ất Mùi – 2015, ngày 10/2, tại Bảo toàn Hùng
Vương (Thành Phố Việt Trì) đã diễn ra chương trình “Hái hoa đọc sách” do Sở Văn
hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức. Chương trình đã mang tới một không khí sôi nổi,
hào hứng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các em học sinh, sinh viên.
Chương trình “Hái hoa đọc sách” là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ
Hội báo Xuân Ất Mùi - 2015, mừng Xuân, mừng Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 85
năm tuổi. Hoạt động này được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh giá trị của sách báo
và văn hóa đọc; đồng thời là sân chơi bổ ích dành cho các em học sinh giao lưu, tìm
hiểu, khuyến khích niềm say mê đọc sách ở các em, góp phần tạo thói quen đọc sách
trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, tiến tới xây dựng một xã hội học tập,
văn minh.

Hình 1.3. Chương trình Hái hoa đọc sách
 Chương trình Ngày Sách Đà Nẵng 2015, diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/4 tại
công viên 29 tháng 3. Do liên nghành gồm Sở Thông tin và Truyền thông (giữ vai trò
chủ trì), Sở Giáo Dục và Đào tạo, Liên hiệp các Hội văn học Nghệ Thuật, Thư viện
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
9


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

khoa học tổng hợp Thành Phố và Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp Tổ chức. Nhằm
khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu
xây dựng một xã hội học tập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời hưởng ứng
Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động. Đây là
một trong những sự kiện truyền thông quan trọng năm 2015 của Đà Nẵng, là cơ hội bổ
ích để các nghành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các Nhà xuất bản, các đơn

vị phát hành trên địa bàn thành phố xúc tiến, quảng bá, giới thiệu những ấn phẩm sách
hay với những giá trị đích thực của nó đến đông đảo bạn đọc; qua đó góp phần củng
cố, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các nghành, các đoàn thể đối với hoạt động
sáng tác, quảng bá và lưu giữ sách; nâng cao nhận thức của người dân về việc hình
thành và phát triển văn hóa đọc, hướng đến xây dựng con người văn hóa....

Hình 1.4. Ngày sách Đà Nẵng 2015
1.2.4. Lịch sử hình thành văn hóa đọc sách
Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến giới trẻ. Tích cực có
nhiều mặt, nhưng tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đáng suy nghĩ là
văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay. Trước khi có phương tiện nghe, nhìn hiện đại
như: TV, di động, Iphone, ....... sách là con đường tốt nhất để con người tiếp cận thông
tin, văn hóa, tri thức. Sách là một sản phẩm xã hội, là công cụ để tích lũy, truyền bá tri
thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách là một khái niệm mở; hình thức sách được
thay đổi và cấu thành các dạng khác nhau tùy vào sự phát triển khoa học, công nghệ ở
mỗi thời đại. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong
mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tăng cường khả năng tư duy. Sách
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
10


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

làm ta thấy thoải mái và yêu đời hơn; đưa ta vượt thời gian, không gian để tìm hiểu
lịch sử hay khám phá những ý tưởng, phát minh mới trong tương lai. Đọc sách còn cho
ta biết thêm về tình hình trong và ngoài nước, giúp ta tìm ra giá trị bản thân và chấp
cánh cho những ước mơ, sáng tạo. Bên cạnh đó các bạn sinh viên hiện nay lại thờ ơ và
không quan tâm tới việc đọc sách. Vì vậy cần phải có chương trình tuyên truyền cho
các bạn sinh viên về văn hóa đọc sách cần thiết như thế nào đối với mỗi con người. Để
tổ chức một chương trình tuyên truyền thành công cần phải có nhiều yếu tố.

1.2.5. Mốc thời gian và địa điểm làm chương trình
 Thời gian
Thời gian chương trình tuyên truyền sinh viên với Văn hóa đọc sách 2015 diễn ra
tại thành phố Đà Nẵng là từ ngày 05/9 – 5/11/2015. Vào thời gian này có nhiều thuận
lợi để tổ chức chương trình. Thứ nhất đây là khoảng thời gian các bạn sinh viên bắt
đầu một năm học mới, thời tiết vô cùng thuận lợi để tổ chức các sự kiện chương trình
ngoài trời, có thể tránh hoặc hạn chế được những rủi ro về thời tiết. Sau những giờ
học căng thẳng trên lớp các bạn sinh viên thường tìm đến những nơi để giải trí, địa
điểm Công viên 29/3 thường tổ chức sự kiện này nên sẽ thu hút khá đông các bạn sinh
viên, khi chương trình diễn ra tại đây sẽ dễ tạo được nhiều sự chú ý và thu hút lượng
bạn đọc cao.
Giai đoạn 1(từ 05/9 – 5/10/2015) Là giai đoạn phủ sóng thông tin về chương trình
“Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại Thành phố Đà Nẵng năm 2015. Giai đoạn 2 (từ
6/10 – 5/11/2015) Là giai đoạn trọng tâm của chương trình, trong giai đoạn này sẽ tổ
chức sự kiện. Sử dụng hình thức PR gồm viết bài tít đề.
Địa điểm
Công viên 29/3 là nơi có mật độ cây xanh dày đặc, có hồ nước rộng với rất nhiều
cây cổ thụ to lớn, rợp bóng mát, đã từ lâu, Công viên 29/3 được ví như lá phổi xanh
quý giá của thành phố. Với tổng diện tích khuôn viên hơn 20ha, công viên có đầy đủ
các khu vực hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, khu vui chơi... cảnh quan và công
trình vui chơi giải trí tạo nên một vẻ đẹp rất hài hòa và đặc trưng. Đối với các bạn trẻ,
công viên là địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể là nơi dã ngoại
cho các bạn sinh viên thành phố. Với những ưu điểm như trên nơi đây là địa điểm lý
tưởng để tổ chức chương trình sinh viên với văn hóa đọc sách.

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
11


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng


Hình 1.5. Công viên 29/3
1.2.6. Đối tượng mục tiêu
Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đang học tập và rèn luyện trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
 Đối tượng tham gia
a. Đối tượng thứ nhất là giới chính quyền địa phương
Đại diện các lãnh đạo thành phố:
- Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
- Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
- Thường vụ thành ủy – Chủ tịch UBMTTQ thành phố Đà Nẵng
- Giám đốc công an thành phố Đà Nẵng
- Giám đốc sở văn giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng
b. Đối tượng thứ hai là giới truyền thông
- Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Đẵng
- Giám đốc Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
- Tổng biên tập tờ báo Báo Đà Nẵng
- Tổng biên tập tờ báo Tuổi trẻ
- Tổng Biên tập tờ báo Thanh niên
c. Đối tượng thứ ba là nhà trường, các bậc phụ huynh và nhà xuất bản
1.3. Phân tích môi trường
 Điểm mạnh
Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Đây là một
nơi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tuyên truyền vì có đội ngũ cộng tác viên trẻ
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
12


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng


năng động và nhiệt tình. Bên cạnh đó với số lượng sinh viên đông sẽ tạo thuận lợi cho
việc tuyên truyền diễn ra có hiệu quả cao.
Các trường nằm đa số trên các tuyến đường chính có số lượng người qua rất đông
tạo điều kiện cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông như treo băng rôn hay
phướn được nhiều người biết đến.
 Điểm yếu
Một số đối tượng không ủng hộ trong quá trình tuyên truyền
Cần có thời gian để thu thập thông tin và số liệu ở các trường học
 Cơ hội
Tuyên truyền đạt được kết quả cao nhờ vào việc lựa chọn công cụ truyền thông
thích hợp. Có sự liên kết giữa các Trung cấp, cao đẳng và Đại học với Thành Đoàn Đà
Nẵng.
 Thách thức
Ý thức của một số bạn sinh viên tiếp nhận thông điệp tuyên truyền còn hạn chế.
Một số bạn sinh viên còn nhận thức văn hóa đọc chỉ qua cách nghe nói mà chưa nhận
thức sâu sắc tác dụng của việc tuyên truyền.

SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
13


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG
TRÌNH: “SINH VIÊN VỚI VĂN HÓA ĐỌC SÁCH” TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Mục tiêu truyền thông
Nâng cao nhận thức của sinh viên về tác dụng của việc đọc sách nhằm đạt được
hiệu quả là thay đổi thái độ đẫn đến thay đổi hành vi về văn hóa đọc hiện nay.



Thứ nhất: Nhóm công chúng mục tiêu nhận thức được văn hóa ảnh hưởng tới

nhận thức, hành vi và phẩm chất của mỗi người. Cần nhận thức rằng văn hóa đọc ở
đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc mà hiểu rộng hơn đó là văn hóa tích lũy thông
qua cả kỹ năng nghe nhìn. Từ đây bản thân tự thay đổi nhận thức để thay đổi thái độ
và hành vi của mình


Thứ hai: Nhóm công chúng phụ huynh và nhà trường cần tác động vào giới trẻ

về khả năng, thói quen tìm tòi, đọc hiểu, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc nhiều hơn nữa
về phương pháp đọc. Đồng thời, động viên, ủng hộ giới trẻ tham gia vào các hoạt động
liên quan tới văn hóa đọc như Hội chợ sách, hoặc các cuộc thi tìm hiểu về báo chí,
thông tin giáo dục.


Thứ ba: Nhằm thay đổi hành vi và nhận thức về vấn đề văn hóa đọc sách của

sinh viên hiện nay. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,
các phương tiện truyền thông điện tử, tin học điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện
ích cho các bạn sinh viên. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, các
hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa,... đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng
tích cực. Bên cạnh đó, nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là các bạn
sinh viên. Các bạn sinh viên ngày nay không mấy mặn mà, hứng thú với việc đọc sách,
nghiền ngẫm những cuốn sách… Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin
trên mạng Internet, trên truyền hình… đã làm cho họ không còn đủ sự kiên nhẫn để
tìm kiếm những cuốn sách hay. Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương tiện thông tin
giải trí khác ngoài việc học. Nhiều người mất hàng giờ ngồi trong quán Game –
Internet trong khi dành thời gian cho việc học thì rất ít. Làm lãng phí thời gian quý

báu, nên dành những thời gian đó vào việc đọc sách sẽ tốt hơn. Vì vậy cần thay đổi
hành vi cho các bạn sinh viên về việc đọc sách hiện nay rất quan trọng đối với bản
thân mỗi chúng ta. Bên cạnh đó cần thay đổi nhận thức cho sinh viên về việc đọc sách.
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
14


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

 Thứ tư: Tạo cho sinh viên trước hết là hiểu biết về ý nghĩa của việc đọc sách
dẫn đến tạo được sự yêu thích và sẵng sàng học hỏi, tiếp đến tích cực tham gia vào
việc đọc sách trong những thời gian rảnh.
2.2. Đối tượng truyền thông
 Nhóm công chúng mục tiêu
Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đang học tập và rèn luyện trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là những đối tượng trực tiếp mà chương trình nhắm
tới. Có thể thấy được các bạn sinh viên ngày nay đang sống trong một xã hội tri thức
vận động rất nhanh, xem thông tin trên mạng cũng chỉ là “lướt web” tâm lý trước một
cuốn sách khi đọc cũng đọc tắt trang trước trang sau. Sự sẵng sàng đón nhận thông tin
được rót qua nhiều kênh, nhưng sự tìm kiếm và cập nhập thông tin càng nhạt nhòa.
Không ít những người chỉ quan niệm đọc chỉ là hình thức tiếp nhận thông tin, quan
niệm đó không sai nhưng chưa thực sự đầy đủ. Đọc được như là một loại hình văn
hóa. Văn hóa đọc ở đây không chỉ dừng ở kỹ năng đọc mà hiểu rộng hơn là cách tiếp
cận thông tin thông qua kỹ năng nghe nhìn. Tuy nhiên văn hóa đọc hiện nay của các
bạn sinh viên đang được rất nhiều người quan tâm.
Do đó việc nâng cao ý thức trong văn hóa đọc cho giới trẻ nói chung và các bạn
sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng là rất cần thiết hiện nay. Họ là
những người trực tiếp tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa đọc. Điều này giúp
cho các bạn sinh viên nâng cao kiến thức cho mình và giá trị sâu sắc của từng trang
sách mà tác giả gửi gắm vào đó.

 Nhóm công chúng liên quan
a. Đối tượng thứ nhất là giới chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương được xác định là các lãnh đạo của các Bộ Ban Ngành có
liên quan đến chương trình, bao gồm:
 Đại diện các lãnh đạo thành phố Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Đà Nẵng, Giám đốc
công an thành phố Đà Nẵng, Giám đốc sở văn giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng.
Đây là một trong những thành phần không thể thiếu để tổ chức một chương trình nhằm
tuyên trình về văn hóa đọc sách. Họ sẽ là những người dễ dàng tác động đến với sinh
viên khuyến khích các bạn sinh viên đọc sách.
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
15


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

b. Đối tượng thứ hai là giới truyền thông
Đài Truyền hình Đà Đẵng, Tổng biên tập tờ báo Báo Đà Nẵng,
Tổng biên tập tờ báo Tuổi trẻ, Tổng Biên tập tờ báo Thanh niên
Đây là những đại diện của các nhà truyền thông lớn trong Đà Nẵng và khu vực, họ
có nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin về các sự kiện lớn, mang tầm vóc cao để
phục vụ cho tờ báo hoặc kênh truyền hình của họ. Và với những nhu cầu đó thì
chương trình lại mong muốn có được những kênh truyền thông hiệu quả để quảng bá
cho chương trình. Chính vì những lý do đó, giới truyền thông có tác động mạnh đến
chương trình vì không có giới truyền thông thì sẽ không có người viết bài cho chương
trình để truyền thông đến công chúng.
Ngoài các nhà truyền thông lớn đó, còn có một số tờ báo nhỏ khác có thể đưa tin
cho chương trình với mục đích đăng tin quan trọng cho báo.
-


Giới nhà báo: Chính là cơ quan ngôn luận có quyền lực thứ 2, họ sẽ chinh là

những người đưa tin cho các chương trình, các hoạt động xã hội,và những tin tức
thường ngày,… có ảnh hưởng đến đời sống chính trị xã hội và nhận thức của công
chúng. Với mục đích và nội dung của chương trình truyền thông lần này chúng ta sẽ
nhắm vào những đối tượng báo chí như sau: báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ…
-

Đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương: Là các phương tiện

thông tin đại chúng giúp tuyên truyền, đưa thông tin đến mọi người: VTV1, DRT1,
DRT2.
c. Đối tượng thứ ba là nhà trường, các bậc phụ huynh và nhà xuất bản
Nhà trường: Vì đối tượng là các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, cho
nên nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên. Những tác động trực tiếp từ
thầy cô, đoàn trường, các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện sẽ giúp các bạn sinh viên nâng
cao ý thức đọc sách, báo và các tài liệu liên quan.
Các bậc phụ huynh: Những người có thể gần gũi tiếp cận và khuyến khích các bạn
đọc sách. Còn là một trong những nhà tư vấn thông thái cho con họ thông qua những
gì mà họ trải nghiệm trong cuộc sống để các bạn sinh viên lựa loại sách cho mình đọc
một cách phù hợp hơn.
Nhà xuất bản: Đóng vai trò trong việc trình bày và xuất bản sách báo. Họ sẽ là đối
tượng ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa đọc của các bạn sinh viên thông qua nội dung,
phong cách viết và trình bày thời gian phát hành và in cuốn sách.
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
16


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng


2.3. Thông điệp truyền thông

Hình 2.1. Biểu tượng của văn hóa đọc sách
Thông điệp của chương trình sinh viên với văn hóa đọc sách là: “Sách là ngọn đèn
sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Thông điệp này muốn nhắn gửi đến các bạn
sinh viên là sách đối với mỗi con người là rất quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý
thức của mỗi chúng ta. Sách không chỉ là vật dụng mà còn chứa những tư tưởng nhân
văn, ý nghĩa sâu xa khiến mỗi người chúng ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn
là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong
sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh
mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa
khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành
công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá
trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho
tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình
ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự
kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa
học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học.
Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người
thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của
chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn động viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn
bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Bên cạnh đó thông điệp còn
muốn kêu gọi tất cả các bạn sinh viên hay cố gắng dành thời gian cho việc đọc sách, vì
đọc sách đem lại cho ta rất nhiều lợi ích.
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
17


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng


Cấu trúc thông điệp gồm:
Sách chứa đựng trí tuệ con người: trí tuệ là sự tinh tế, tinh hoa của sự hiệu biết.
Sách là ngọn đèn sáng: Đưa con người đến những chân trời mới của trí tuệ đưa con
người ra khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết.
Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt không bao giờ tắt
được thắp lên từ trí tuệ con người.
2.4. Chiến lược
Lập kế hoạch truyền thông chương trình: “Sinh viên với văn hóa đọc sách” Tại
thành phố Đà Nẵng. Được diễn ra trong thời gian 2 tháng, vào ngày 05/9 – 5/11/2015.
2.4.1. Giai đoạn 1 (từ 05/9 – 5/10/2015)
Là giai đoạn phủ sóng thông tin về chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách”
tại Thành phố Đà Nẵng năm 2015. Xây dựng các chương trình truyền thông thông qua
hình thức PR và kết hợp gồm: Viết thông cáo báo chí, viết tin bài đăng lên báo, các
trang mạng xã hội. Bên cạnh đó kết hợp với hình thức quảng cáo như quảng cáo ngòai
trời, quảng cáo trên truyền hình, internet. Với thông điệp “Sách là ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người”. Sử dụng bằng hình thức nào? Phương tiện gì? Thời gian
ra sao? Tần suất phủ sóng hoặc ý tưởng truyền thông trong từng giai đoạn.
2.4.2. Giai đoạn 2 (từ 6/10 – 5/11/2015)
Là giai đoạn trọng tâm của chương trình, trong giai đoạn này sẽ tổ chức sự kiện. Sử
dụng hình thức PR gồm viết bài tít đề. Tổ chức sự kiện Hội thảo “Nâng cao nhận
thức của sinh viên về văn hóa đọc sách hiện nay” được tổ chức vào ngày
15/10/2015 tại Công viên 29/3 Thành phố Đà Nẵng. Buổi hội thảo nhằm nâng cao
nhận thức về văn hóa đọc sách cho các bạn sinh viên tại các trường Trung cấp, Cao
Đẳng, Đại Học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngày 20/10/2015 – 25/10/2015, Tổ
chức buổi triễn lãm sách cho các bạn sinh viên với thông điệp: “Sách là ngọn đèn
sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Bên cạnh việc tổ chức sự kiện, tuyên truyền và
tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sự kiện về văn hóa đọc sách thông bằng hình thức PR và
quảng cáo trước và sau những sự kiện, tuyên truyền, cuộc thi
2.5. Chiến thuật
Tổ chức kế hoạch truyền thông cho chương trình hội thảo sinh viên Đà Nẵng với

văn hóa đọc sách là một trong những chương trình rất quan trọng. Vì vậy quá trình
truyền thông còn chuyên nghiệp, thì sẽ để lại được ấn tượng tốt cho các nhóm công
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
18


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

chúng tham gia và các đối tượng khác. Đối với các hoạt động nhằm thay đổi nhận thức
về việc đọc sách của các bạn sinh viên. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo cho các hoạt động
truyền thông cho sự kiện được diễn ra liên tục và có tính chuyên nghiệp hơn.
2.5.1. Chương trình truyền thông
2.5.1.1. Họp báo cho chương trình Hội Thảo Sinh Viên Đà Nẵng Với Văn Hóa Đọc
Sách
Họp báo sẽ được tổ chức vào ngày 14/10/2015.
Địa điểm cuộc họp báo: Tại Công viên 29/3 Đà Nẵng
Đối tượng tham gia trong buổi họp báo: Đại diện các lãnh đạo thành phố Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch
UBMTTQ thành phố Đà Nẵng, Giám đốc công an thành phố Đà Nẵng, Giám đốc sở
văn giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng.
Cơ quan truyền thông: Đài Truyền hình Đà Đẵng, Tổng biên tập tờ báo Báo Đà
Nẵng, Tổng biên tập tờ báo Tuổi trẻ, Tổng Biên tập tờ báo Thanh niên. Đài truyền hình
VTV1, DRT1, DRT2
Họp báo trước đó 1 ngày, ngày 14/10/2015
Thời gian cụ thể: 07h00 ngày 14/10/2015
Nội dung cụ thể: Cuộc họp báo cho chương trình Hội Thảo Sinh Viên Đà Nẵng Với
Văn Hóa Đọc sách diễn ra vào ngày 14/10/2015 nhằm mục đích thông báo nội dung,
tiến trình cũng như các hoạt động của buổi hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/10/2015.
Đồng thời cũng nhằm thông tin cho nhà báo viết bài về các sự kiện, chương trình Hội
thảo Sinh viên Đà Nẵng với Văn hóa đọc sách và buổi triển lãm sách, cung cấp thời

gian, địa điểm nằm trong kế hoạch của buổi hội thảo sắp diễn ra.
Giới thiệu những hoạt động truyền thông sẽ diễn ra, trình bày những chương trình
cụ thể thông qua buổi họp báo, công chúng biết được những sự kiện sẽ diễn ra trong
năm.
2.5.1.2. Truyền thông trên truyền hình
Truyền hình là một trong những phương tiện truyền đạt thông tin và không thể thiếu
đối với mỗi gia đình. Truyền hình giúp mọi người cập nhập thông tin đang diễn ra
hằng ngày, vì thế nó đem lại hiệu quả truyền thông cao. Truyền thông trên truyền hình
có số lượng khán thính giả rộng lớn nên dễ tiếp cận thông điệp mình muốn truyền tải
đến thính giả. Truyền hình giúp truyền tải thông điệp với ánh sáng, âm thanh và cảm
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
19


Lập kế hoạch truyền thông chương trình “Sinh viên với văn hóa đọc sách” tại thành phố Đà Nẵng

xúc, vậy nên dễ dàng thu hút khán thính giả trong việc truyền tải thông điệp. Truyền
hình là một trong những kênh truyền thông hiệu quả nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên,
làm thế nào để có một chương trình truyền thông hiệu quả thì cần phải xây dựng nội
dung thông điệp sau cho hiệu quả, tạo được sức hút đối với khán thính giả.
Để đạt hiệu quả truyền thông trên truyền hình, ta nên nên sử dụng các kênh VTV1
vì có độ phủ sóng cao, số lượng người xem nhiều.
Hình thức: Sử dụng bản tin thời sự để thông báo về chương trình : Hội thảo sinh
viên Đà Nẵng với văn hóa đọc sách.
Nội dung: Mẫu thông báo là thời gian, địa điểm và các hoạt động chính của chương
trình.
Thời gian truyền thông trên truyền hình từ ngày 05-09-2015 đến 15-10-2015 với tần
suất phát sóng được thể hiện như bảng sau:
Bảng 2.1. Khung giờ và tần suất phát sóng trên truyền hình
Kênh phát sóng


Khung giờ

VTV1

19h35 - 19h38

T2
X

T3

Tần suất
T4
T5
T6
X

T7
X

CN
X

Trên kênh VTV1: Thời gian phát sóng từ 19h35- 19h38. Đối tượng mục tiêu của sự
kiện không chỉ là người dân Đà Nẵng mà còn có cả người dân của cả nước nên chúng
tôi sẽ lựa chọn Tuyên truyền trên VTV1. Ngoài ra, vào cung giờ này thì ở mỗi tỉnh
thành sẽ có một kênh tiếp sóng thời sự của đài truyền hình Việt Nam nên ở mỗi tỉnh
thành đó công chúng cũng có thể tiếp cận với bản tin, đồng thời nó hạn chế được kinh
phí khi ta tuyên truyền cho tất cả các kênh địa phương khác.

Các chương trình truyền hình được phát sóng rải rát các ngày trong tuần và tập
trung vào các ngày nghỉ để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, giúp họ tập trung vào
chương trình truyền thông, nên hiệu quả truyền đạt thông tin đến người xem rất cao.
2.5.1.3. Truyền thông ngoài trời
Ngày nay truyền thông ở ngoài trời đã trở nên nóng hơn, truyền thông ngoài trời là
một trong những phương tiện truyền thông rất hiệu quả và rất phù hợp với nhiều lĩnh
vực truyền thông. Để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất thì cần phải thiết kế một
mẫu truyền thông một cách chuyên nghiệp và có sức hút.Thời gian tiếp xúc với công
chúng mục tiêu ít và khoảng trống nhỏ buộc chúng ta phải dùng một hình ảnh hấp dẫn
đi kèm với một tiêu đề, màu sắc nổi bật hay khẩu hiệu biểu trưng quan trọng. Truyền
SVTH: Dương Thị Ngọc – Lớp: CCQC06B
20


×