Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 46 trang )

Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là hoạt động vô cùng bổ ịch đối với con người. Có rất nhiều người có sở
thích đi du lịch và họ xem đó là hoạt động không thể thiếu. Hằng năm trên toàn thể
giới diễn ra rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với đất nước mình.
Mỗi quốc gia, mỗi đất nước lại có những vẻ đẹp riêng thu hút khách du lịch đến tham
quan, khám phá. Vì thế các hoạt động nhằm xúc tiến phát triển ở các quốc gia diễn ra
khá sôi nổi. Việt Nam cũng là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch đến
tham quan, du lịch, khám phá về đất nước và con người nơi đây. Việt Nam trong chỉ có
những phong cảnh hùng vĩ được cả thể giới biết đến, khách du lịch có rất nhiều lựa
chọn để khám phá con người đất nước nơi đây. Và ẩm thực cũng là con đường đưa du
khách khám phá một vẻ đẹp riêng biệt. Ẩm thực miền Trung là một phần của ẩm thực
cả nước mang trong mình một sắc thái, một vẻ đẹp riêng cần được khám phá, tìm hiểu.
Chính vì điều này, với mục địch tìm hiểu giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa, tinh thần trong từng món ăn. Thông qua đó giới thiệu những đặc sản, nét đẹp văn
hóa ẩm thực đến với du khách quốc tế. Nắm bắt được vai trò của truyền thông đối với
việc phát triển văn hóa ẩm thực em xin chọn đề tài: “ Lập kế hoạch truyền thông
phát triển văn hóa ẩm thực miền Trung năm 2016” là nội dung của đồ án kết thúc
môn học phần thay thế.
Nội dung đồ án gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực
miền Trung năm 2016
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung
năm 2016
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nổ lực tìm kiếm và thu thập
thông tin và đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Lê Thị Hải Vân nhưng
do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp của quý thầy, cô để đề tài hoàn thiện hơn.

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B



i


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................v
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC MIỀN TRUNG NĂM 2016.......................................1
1.1.Tổng quan về đơn vị chủ quản..........................................................................1
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................1
1.1.2.Cơ cấu tổ chức:.............................................................................................8
1.1.2.1. Sơ đồ tổ chức..........................................................................................8
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................9
1.2.Các hoạt động của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch..........................................9
1.3.Phân tích bối cảnh:...........................................................................................10
1.3.1. Khái nhiệm loại hình du lịch ẩm thực......................................................10
1.3.2. Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự...11
1.4. Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam, miền
Trung.......................................................................................................................12
1.5.Vấn đề truyền thông của ngành du lịch..........................................................13
1.5.1. Vai trò truyền thông ngành du lịch...........................................................13
1.5.2. Các hoạt động truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung đã
diễn ra..................................................................................................................14
1.6.Phân tích môi trường.......................................................................................16
1.6.1 Môi trường vĩ mô........................................................................................17

1.6.2. Môi trường vi mô.......................................................................................17
1.7.Mô hình SWOT................................................................................................18
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM
THỰC MIỀN TRUNG..............................................................................................20
2.1 Xác định mục tiêu truyền thông......................................................................20
2.2. Xác định đối tượng công chúng mục tiêu......................................................23
2.3. Thông điệp truyền thông.................................................................................24
2.3.1. Nội dung thông điệp...................................................................................24
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

ii


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

2.3.2. Hình thức thông điệp.................................................................................26
2.3.3. Cấu trúc thông điệp...................................................................................27
2.4. Chiến lược truyền thông.................................................................................27
* Nội dung chương trình.....................................................................................29
2.5 Chiến thuật truyền thông.................................................................................29
2.5.1. Tổ chức liên hóa văn hóa ẩm thực miền Trung tại Đà Nẵng...................29
2.5.1.1. Quảng cáo trên báo..............................................................................30
2.5.1.2. Quảng cáo trực truyến..........................................................................30
2.5.1.3. Quảng cáo truyền hình.........................................................................31
2.5.1.4. Ngân sách quảng cáo............................................................................31
2.5.2. Tổ chức cuộc thi nấu ăn có quy mô khu vực............................................34
2.5.2.1. Quảng cáo trực tuyến Facebook...........................................................34
2.5.2.2. Quảng cáo bằng tờ rơi, băng rôn.........................................................34
2.5.2.3. Ngân sách quảng cáo............................................................................35
2.6. Quản lý rũi ro..................................................................................................36

2.7. Hoạch định ngân sách.....................................................................................37
2.8. Đánh giá...........................................................................................................38
2.8.1. Đánh giá trước khi truyền thông...............................................................38
2.8.2. Đánh giá trong quá trình truyền thông.....................................................38
2.8.3. Đánh giá sau khi truyền thông..................................................................38
KẾT LUẬN.................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................41

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

iii


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ngân sách quảng cáo trên báo (ĐV: VNĐ)................................................32
Bảng 2.2 Ngân sách quảng cáo trực tuyến (ĐV: VNĐ).............................................32
Bảng 2.3 Ngân sách làm quảng cáo truyền hình......................................................32
Bảng 2.4 Ngân sách phát quảng cáo truyền hình.....................................................33
Bảng 2.5 Ngân sách quảng cáo truyền hình.............................................................33
Bảng 2.6 Ngân sách quảng cáo chương trình “Liên hoan văn hóa ẩm thực miền
Trung”......................................................................................................................... 34
Bảng 2.7 Bảng giá quảng cáo trực tuyến Facebook..................................................35
Bảng 2.8 Ngân sách quảng cáo bằng tờ rơi, băng rôn..............................................35
Bảng 2.9 Ngân sách truyền thông chương trình phát triển du lịch ẩm thực miền
Trung năm 2016.........................................................................................................38

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B


iv


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Trụ sở chính bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch............................................1
Hình 1.2 Liên hoan Ẩm thực miền Trung 2012 nhằm tôn vinh và phát huy những
món ăn ngon, hấp dẫn du khách................................................................................14
Hình 2.1 Mẫu quảng cáo trên báo.............................................................................30
Hình 2.2 Mẫu quảng cáo đặt trên trang Vnexpress.vn..............................................31
Hình 2.3 Mẫu quảng cáo đặt trên Facebook.............................................................34

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

v


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN
THÔNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC MIỀN TRUNG
NĂM 2016
1.1. Tổng quan về đơn vị chủ quản
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trụ sở chính
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(MINISTRY OF CULTURE, SPORT AND TOURISM - MoCST)
Địa chỉ: số 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3.9438231 - 3.9439232

Fax: (84-4) 3.9439009
website:
e-mail:


Hình 1.1 Trụ sở chính bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch
Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch không ngừng lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách
mạng chung của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
Lịch sử phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể chia thành các
giai đoạn sau:

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

1


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

Giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám
Là giai đoạn đất nước còn gặp nhiều khó khăn, trong giai đoạn này Đảng ta tập
trung vào vào lĩnh vực chính là Văn hóa- Thông tin, Thể dục thể thao, lĩnh vự du lịch
chưa hình thành.
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Năm 1943, Đảng ta đã công bố “Đề cương văn hóa Việt Nam”, trong đó nêu rõ:
Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn hóa). Như vậy,
ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy vai trò quan trọng của văn hóa, định
hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong nội các quốc gia Bộ Thông tin, Tuyên truyền được thành lập (sau đó ngày

1/1/1946 đổi tên là Bộ Tuyên truyền và Cổ động) - tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch ngày nay. Từ đó, ngày 28/8 hàng năm đã trở thành Ngày Truyền thống của
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sau khi Quốc hội khóa 1 họp ngày 2-3-1946, thành lập Chính phủ Liên hiệp
chính thức thì Bộ Tuyên truyền và Cổ động không còn tồn tại. Đến ngày 13-5-1945,
Nha Tổng giám đốc thông tin, tuyên truyền mới được tổ chức dưới quyền chỉ huy và
kiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ, và đến ngày 27-11-1946 đổi thành Nha thông tin.
Các cơ quan phụ thuộc có Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, thành lập ngày 7-91945.
Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập tại Hà
Nội. Hồ Chủ tịch khai mạc Hội nghị, Người chỉ rõ: Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân
thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Đây cũng chính là kim chỉ nam xuyên suốt
mọi hoạt động của Ngành Văn hóa và Thông tin.
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Sắc lệnh ngày 30/1/1946 là “Thực hành thể dục trong toàn quốc”. Phát động
phong trào “Khỏe vì nước” thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946 đến tháng 7/1954).
Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, bước đầu ngành du lịch lược hình
thành nhằm phục vụ cho hoạt động mở cửa ngoại giao, mở cửa thị trường.
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

2


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

Công tác thông tin, tuyên truyền lúc này chiếm vị trí hàng đầu trong năm bước
công tác cách mạng với khẩu hiệu của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần
thứ II họp vào tháng 7-1948 và Hội nghị cán bộ văn hóa lần thứ I vào tháng 21949:“Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

Ngày 10-7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 38/SL sáp nhập Nha
Thông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Thủ tướng Phủ và Sắc lệnh số 83/SL hợp nhất Nha
thông tin thuộc Thủ tướng Phủ và Vụ Văn học, nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục thành
Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng Phủ do đồng chí Tố Hữu phụ trách.
Cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm diễn ra ác liệt. Song ở đâu có kháng
chiến, ở đó có văn hóa kháng chiến. Những “Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” qua các
thời kỳ cách mạng đã biết cách tổ chức công tác tuyên truyền thành một nghệ thuật,
đồng thời lại biết cách đưa nghệ thuật vào công tác tuyên truyền. Đây là một thành tựu
lớn của nền văn hóa - nghệ thuật - thông tin - tuyên truyền của Ngành chúng ta.
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Ngày 30 tháng Giêng năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 14 thiết
lập Bộ Thanh niên một Nha thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của
ngành Thể dục thể thao ngày nay. Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh
số 38 thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục, gồm có
một phòng Thanh niên Trung ương và một Phòng Thể dục Trung ương.
Lĩnh vực Du lịch:
Thành lập Công ty Du lịch Việt Nam (tiền thân của Tổng cục Du lịch) trực thuộc
Bộ Ngoại thương (Nghị định số 26/CP ngày 9/7/1960). Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại
thương ban hành Quyết định số 164- BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thống nhất
nước nhà (1954-1975)
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
* Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1964)
Bộ Tuyên truyền được Hội đồng Chính phủ thành lập từ trung tuần tháng 8-1954
và được Quốc hội V thông qua ngày 20-5-1955 đổi tên là Bộ Văn hóa, do giáo sư
Hoàng Minh Giám làm Bộ trưởng. Giai đoạn này, sự nghiệp văn hóa và thông tin được
phát triển toàn diện theo định hướng rõ ràng để đi sâu vào chuyên ngành hoạt động,
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B


3


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

phát triển có bài bản về nội dung, về đào tạo cán bộ và phương thức hoạt động, tăng
cường lực lượng văn hóa, thông tin để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tham
gia chiến đấu ở miền Nam.
Có thể nói đây là thời kỳ phát triển cơ bản, toàn diện nhất, xây dựng cơ sở nền
văn hóa mới khắp các tỉnh, thành phố miền Bắc.
* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại và chi viện miền Nam (1965-1975)
Giai đoạn này, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng động viên toàn quân, toàn
dân chiến đấu chống quân xâm lược. Đặc biệt trong thời kỳ này có hai hoạt động văn
hóa, văn nghệ nổi bật đó là phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” và “Đọc sách có
hướng dẫn” đã góp phần giáo dục lòng căm thù sâu sắc của nhân dân đối với bọn xâm
lược và bè lũ tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.
Công tác thông tin trở thành “mũi nhọn” với việc thành lập Tổng cục Thông tin
(Quyết định số 165-NQ/TVQH ngày 11-10-1965). Chỉ thị về công tác thông tin trong
quần chúng của Ban Bí thư Trung ương Đảng số 118/CT-TW ngày 25-12-1965 đề ra
cho công tác thông tin nhiệm vụ nặng nề: “Phải cổ động thường xuyên bằng các hình
thức tuyên truyền nhẹ nhàng, có tính chất quần chúng rộng rãi” để “Nhà nhà đều biết,
người người đều nghe”.
* Miền Nam chống Mỹ, ngụy (1954-1975)
Ở miền Nam, sau khi chuyển quân, tập kết, ngành Văn hóa, Thông tin thực tế
không còn tồn tại. Mọi hoạt động phải chuyển vào bí mật, lấy tuyên truyền miệng là
phương thức hoạt động chính. Sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chính
thức ra đời ngày 20-12-1960 tại tỉnh Tây Ninh, Ngành Thông tin Văn hóa ở miền Nam
nhanh chóng được khôi phục. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
thành lập ngày 6-6-1969, đồng chí Lưu Hữu Phước làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn

hóa. Trải qua bao hy sinh, gian khổ, đất nước đã giành được tự do, độc lập: Đại thắng
mùa xuân 1975 đi vào lịch sử như một thiên anh hùng ca bất diệt; người người nồng
nhiệt xuống đường với rừng cờ, biểu ngữ, ảnh Bác Hồ, cất cao tiếng hát “Như có Bác
Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Giai đoạn củng cố hậu phương lớn, chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và tất
cả cho tiền tuyến lớn miền Nam, tiến lên “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” là
giai đoạn sôi động nhất của ngành Văn hóa và thông tin trong cả nước.
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

4


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Ban Thể dục thể thao Trung ương được thành lập năm 1957, đến năm 1960 đổi
thành Ủy ban Thể dục thể thao.
Lĩnh vực Du lịch:
Chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang Phủ Thủ tướng quản lý (Nghị định
145 CP ngày 18/8/1969 của Hội đồng Chính phủ).
Giai đoạn sau Đại thắng mùa xuân 1975
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Tháng 6-1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, Chính
phủ tổ chức Bộ Văn hóa do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu làm Bộ trưởng.
Năm 1977, Ủy ban phát thanh và truyền hình Việt Nam ra đời. Xưởng phim
truyền hình thuộc Tổng cục thông tin đã chuyển từ trước, nay chuyển tiếp phần truyền
thanh các tỉnh sang Ủy ban phát thanh và truyền hình. Tổng cục thông tin hợp nhất với
Bộ Văn hóa thành Bộ Văn hóa và Thông tin theo Nghị quyết số 99/NQ/QHK6 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, và đến ngày 4-7-1981 đổi lại là Bộ Văn hóa theo Nghị quyết
kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VII.

Có thể nói thời kỳ 1975-1985, ngành Văn hóa thông tin chuyển từ chiến tranh
sang hòa bình, tuy mấy năm đầu có lúng túng, bị động, khó khăn, nhưng đã vượt qua
thử thách và phát triển toàn diện với một chất lượng mới trên phạm vi cả nước.
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Phát triển các phong trào thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt đẩy mạnh cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Lĩnh vực Du lịch:
Thành lập Tổng cục Du lịch trực thuộc Hội đồng Chính phủ (Quyết nghị
262NQ/QHK6 ngày 27/6/1978 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 23/1/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 32/CP quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Giai đoạn đổi mới (1986 - 2006)
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Trước yêu cầu đổi mới, Bộ Thông tin được lập lại trên cơ sở giải thể Ủy ban phát
thanh và truyền hình và tách các bộ phận quản lý xuất bản, báo chí, thông tin, cổ động,
triển lãm của Bộ Văn hóa theo Quyết định số 34 của Bộ Chính trị và Thông cáo ngày
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

5


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

16-2-1986 của Hội đồng Nhà nước để thống nhất quản lý các phương tiện thông tin đại
chúng. Đồng chí Trần Hoàn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin. Đồng chí Trần Văn Phác
làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Ba năm sau (1987-1990), một tổ chức mới được hình thành, hợp nhất 04 cơ
quan: Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch thành
Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 244 NQ/HĐNN8
ngày 31/3/1990 do đồng chí Trần Hoàn làm Bộ trưởng.

Vừa hợp lại xong đã thấy không hợp lý nên mỗi năm lại tách dần một bộ phận:
Du lịch sáp nhập vào Bộ Thương mại và Du lịch (Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội
khóa 8 ngày 12/8/1991). Ngày 26/10/1992, thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan
thuộc Chính phủ (Nghị định số 05-CP). Sau khi tách Du lịch, lại đến Thể dục thể thao,
Phát thanh truyền hình thành các ngành trực thuộc Chính phủ.
Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin trở lại như trước đây, với chức năng, nhiệm
vụ như Nghị định số 81-CP ngày 8/4/1994 của Chính phủ quy định. Việc liên tục tách
ra nhập vào như trên đã ảnh hưởng về nhiều mặt hoạt động của Ngành. Rất may là
thấy trước vấn đề này, nên với phương châm chỉ đạo “Giữ nguyên trạng, bộ phận nào
làm việc nấy, không xáo trộn cả người và kinh phí” nên mọi công việc được tiến hành
bình thường. Trong hai năm 1994 - 1995, ngành Văn hóa - Thông tin đã tập trung mọi
cố gắng phục vụ các ngày lễ lớn của dân tộc. Đây là sự khôi phục và phát triển các
hoạt động văn hóa, thông tin chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của toàn xã hội
theo phương hướng đúng đắn mà Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 của Đảng đã đề ra.
Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” được ban hành, mở ra một thời kỳ mới cho sự nghiệp văn hóa Việt Nam.
Bám sát 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp chủ yếu để
tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới, toàn Ngành đã phấn đấu
vượt qua nhiều khó khăn, tiếp tục khẳng định những thành tựu trong quá trình đổi
mới.
Năm 2000, năm bản lề chuyển giao thiên niên kỷ đã đánh dấu bước phát triển
vượt bậc của ngành Văn hóa - Thông tin. Nhiều hoạt động văn hóa - thông tin kỷ niệm
các ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc được tổ chức; bộ mặt văn hóa nước nhà khởi sắc,

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

6



Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

chuyển biến đồng đều, tích cực theo hướng mà Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
đề ra.
Từ năm 2006, ngành Văn hóa - Thông tin chủ động triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội X của Đảng, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa
VIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm “sự gắn kết giữ nhiệm vụ phát triển kinh tế
là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần
của xã hội” (Văn kiện Đại hội Đảng X).
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Năm 2000, thể thao tiếp tục con đường hội nhập quốc tế và chinh phục các đỉnh
cao thành tích mới, tham dự Olimpic mùa hè lần thứ 27 tại Sydney. Năm 2002, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 phê duyệt
quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao đến năm 2010.
Lĩnh vực Du lịch:
Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 120-HĐBT quy định chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8 ngày 12/8/1991 sáp nhập Tổng cục
Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch.
Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch
là cơ quan thuộc Chính phủ.
Giai đoạn năm 2007 đến nay
Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du
lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủy
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Từ năm 2009 đến nay, toàn Ngành tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao và
du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động của Chương trình kỷ niệm 1000

năm Thăng Long, Hà Nội; hoàn thành việc xây dựng các đề án lớn triển khai thực hiện
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và
phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát
triển văn hóa đến năm 2020; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

7


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

2020; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;
Quy hoạch phát triển thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình v.v…
Với những thành tựu to lớn đã đạt được kể từ ngày thành lập, Ngành đã được
Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương
Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh...
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế-văn
hóa-xã hội của đất nước. Thời gian tới, nhiều công việc đang đặt ra, đòi hỏi sự quyết
tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm
vụ phát triển văn hóa, thể dục thể thao và du lịch theo các mục tiêu đã được xác định
tại các văn kiện của Đảng, tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
1.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

8


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỂN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Theo Nghị định số 76/2013/NĐ-CP NGÀY 16/7/2013)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả
nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 9 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm
2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định
này.
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1.2. Các hoạt động của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch là một thành phần trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nước nhà. Với
nhiệm vụ, quyền hạn của mình bộ đã xây dựng phát triển bộ máy lãnh đạo hoàn thiện,
phát huy thế mạnh định hướng đúng tiềm lực. Xây dựng, phát triên các lĩnh vực, tổ
chức các hoạt động có ý nghĩa. Sau đây là những hoạt động có ý nghĩa tiêu biểu được
bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện:
Phát động toàn dân Chung tay nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

9


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

Tối ngày 19/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban điều phối Đề án tổng thể phát triển
thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 (gọi tắt là đề án 641) đã tổ chức
lễ phát động toàn dân chung tay nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Trưởng ban Đề án 641, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Lê
Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo - Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Nguyễn Ngọc Đông,
cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL đã
đến dự.
Khai mạc triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc 2015
Tối 27/5 tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Trung
tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Triển lãm
tranh thiếu nhi toàn quốc 2015 nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Hơn 400 tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn từ 34.250 tranh của các em thiếu nhi

từ 574 trường học, nhà văn hóa thiếu nhi trên toàn quốc gửi về tham dự đã được giới
thiệu tại triển lãm.
Tại Lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho 39 cá nhân, 10 tập thể có
thành tích xuất sắc (trong đó có 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 10 giải Ba và 20 giải khuyến
khích).
Cuộc thi “Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội”
Ngày 10/4, tại Hà Nội, Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU-ESRT) thuộc Tổng cục Du lịch vừa phối
hợp với Báo Thanh niên, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tổ
chức buổi họp báo lần 2 về Cuộc thi “Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã
hội”.
1.3. Phân tích bối cảnh:
1.3.1. Khái nhiệm loại hình du lịch ẩm thực
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo đuổi
những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng
có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà
Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực. Nhiều
người khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

10


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng. Tuy nhiên , đó không phải là tất cả.
Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địa
phương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên mà
chỉ người dân địa phương biết đến… Những trải nghiệm độc đáo và thú vị là điều hấp
dẫn, thu hút du khách đến với loại hình du lịch này.

Du lịch ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực . Nó bao gồm các trường
học nấu ăn, sách dạy nấu ăn, các chương trình ẩm thực trên tryền hình, các cửa hàng
tiện ích của nhà bếp và các tour du lịch ẩm thực…
Như vậy , du lịch ẩm thực qua các tour du lịch là một tập hợp con của du lịch ẩm
thực nói chung. Theo nghĩa này, du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch với mục đích
tìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến.
1.3.2. Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự
Du lịch ẩm thực với du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cá
nhân về mọi lĩnh vực như lịch sử , kiến trúc, hội họa , chế độ xã hội, cuộc sống của
người dân cùng các phong tục tập quán của điểm đến…
Như vậy, du lịch văn hóa là khái niệm bao trùm cả du lịch ẩm thực và các loại
hình du lịch khác nữa dựa vào văn hóa, nó đề cập đến việc nâng cao nhận thức cá nhân
trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, du lịch ẩm thực chỉ là nâng cao nhận thức cá nhân
trong lĩnh vực ẩm thực, tập quán ăn uống của người dân. Du lịch ẩm thực là tập hợp
con của du lịch văn hóa nên cũng giống như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực cũng
phải dựa trên những gì là giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến để phát triển
Du lịch ẩm thực với agritourism
Agritourism, theo nghĩa rộng nhất là bất kì hoạt động du lịch nào dựa trên nông
nghiệp hoặc khiến cho du khách tới thăm một trang trại hay trai chăn gia súc
Agritourism bao gồm một loạt các hoạt động, bao gồm cả mua những nông sản
được sản xuất trực tiếp từ một trang trại, điều hướng một mê cung bắp, hái trái cây,
chođộng vật ăn, hoặc ở tại một B & B trên một trang trại.
Như vậy, agritourism khác du lịch ẩm thực ở chỗ: agritourism nhằm thỏa mãn
nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động nông nghiệp, tìm hiểu về cách thức ăn của con
người được tạo ra. Còn du lịch ẩm thực nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật
ẩm thực của điểm đến.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn húa(cỏc món ăn
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

11



Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

là một biểu hiện của văn húa), trong khi đó agritourism là tập hợp con của du lịch nông
thôn. Điều đó có nghĩa là du lịch ẩm thực và agritourism gắn bó chặt chẽ với nhau,
như những hạt giống của các món ăn có thể được tìm thấy trong nông nghiệp
1.4.

Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam, miền

Trung
Về điều kiện tài nguyên du lịch
Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng, là tiềm năng to lớn cho
việc phát triển loại hình du lích ẩm thực.
Xuất phát là một nước nông nghiệp, thêm vào đó là có các điều kiện thuận lợi về
khí hậu, địa hình, nhờ vậy, ngành nông- lâm- nghiệp của Việt Nam khá phát triển.
Thủy, hải sản Việt Nam đa dạng về chủng loại, chất lượng. Hiện nay, là mặt hàng đóng
vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Rau, củ, quả có quanh năm ở mọi miền. Đây là
nguồn nguyên liệu thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú, đa dạng. Với nguồn
nguyên liệu dồi dào như vậy, Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trong cung ứng nguyên
vật liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng, quán ăn.
Miền Trung, dãi đất trãi dài là khu vực có vị trí vừa giáp biển, núi cao. Nơi đây
không những phong phú ở nguồn nguyên liệu, mà ẩm thực còn khá đa dạng trong cách
chế biến cũng như cách thức thưởng thức. Để dữ được hương vị tươi ngon tự nhiên
của các món ăn người miền Trung nói riêng hay nét văn hóa ẩm thực Việt Nam nói
chung thường chuộng cách luộc, hấp , nấu, nướng ít sử dụng phương pháp chiên, xào
như ẩm thực các nước phương Đông khác. Tuy nhiên, nét văn hóa ẩm thực mỗi vùng
miền lại mang vẻ đặc sắc riêng.
Món ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị

riêng biệt, nhiều món ăn cay hơn đồ ăn miền Bắc vằ miền Nam, màu sắc được phối
trộn phong phú, rực rỡ, thiên về mày đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như
Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc
biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay,
nhiều màu sắc mà còn chú trọng số lượng các món ăn, tùy mỗi món chỉ được bày một
ít trên đĩa nhỏ.
Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhà
hàng, khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt. Bên cạnh đó,
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

12


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

miền Trung có nhiều vùng sản xuất nguyên liệu, thực phẩm và nhiều làng nghề ẩm
thực như làng rau Trà Quế, rượu Bầu Đá, Cao Lầu, mỳ Quảng… Đó là những địa chỉ
hứa hẹn nhiều tiềm năng để trở thành nhữn điểm đến trong những tuor du lịch ẩm
thực.
1.5. Vấn đề truyền thông của ngành du lịch
1.5.1. Vai trò truyền thông ngành du lịch
Hiện nay, ngành du lịch đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này
không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia (giữa các doanh nghiệp, các địa phương) mà
cả trong phạm vi khu vực (giữa các nước) và cả các châu lục. Để giành chiến thắng
trong cuộc cạnh tranh này, nhà nước và các doanh nghiệp du lịch đã đưa ra nhiều biện
pháp để thu hút khách du lịch. Một trong số đó là tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến
du lịch.
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam thực sự mang lại cho nền kinh tế quốc dân
một nguồn thu không nhỏ. Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (thuộc

Tổng cục Du lịch Việt Nam), thu nhập từ du lịch có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm là 30%, năm 1991 đạt 2.240 tỉ đồng, năm 2000 đạt 17.400 tỉ đồng đến năm 2009
đạt gần 70.000 tỉ đồng. Vì vậy, phát triển du lịch được Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X xác định “Du lịch là một ngành kinh
tế mũi nhọn, xếp thứ 2 về doanh thu trong số các ngành xuất khẩu của Việt Nam”. Đặc
biệt tháng 11/2009, Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030, đề ra mục tiêu
đến năm 2020 đón được 11- 12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45- 48 triệu lượt
khách nội địa, doanh thu đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước,
đến năm 2030, doanh thu từ du lịch sẽ gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020
và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài nội lực, ngành du lịch còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có một yếu tố không thể thiếu là vấn đề truyền thông phát triển du
lịch. Truyền thông là công cụ xúc tiến hữu hiệu nhằm làm hài hoà lợi ích giữa doanh
nghiệp và khách du lịch. Với doanh nghiệp, truyền thông giúp họ quảng bá về sản
phẩm dịch vụ du lịch như các chương trình, tuyến điểm du lịch, chương trình dự án cơ
sở vật chất của mình tới công chúng, tới du khách. Với khách du lịch, tryền thông giúp
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

13


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

họ lựa chọn được những chuyến đi phù hợp với sở thích và kinh tế cũng như sự yên
tâm tin tưởng trước khi đi tham quan và mua các sản phẩm dịch vụ du lịch từ các
doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của
ngành du lịch phát triển.
1.5.2. Các hoạt động truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung đã diễn ra

Tổ chức liên hoan Ẩm thực miền Trung tại Huế
Đây là một trong nhiều hoạt động hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia Duyên hải

Bắc Trung bộ - Huế 2012, do Tổng cục Du lịch - Bộ VHTT&DL, Hiệp hội Khách sạn
Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh TT- Huế và các tỉnh Bắc Trung bộ tổ chức.
Trong 4 ngày, từ 28/6 đến 1/7/2012, Liên hoan Ẩm thực miền Trung sẽ diễn ra tại
thành phố Huế.
Dự kiến sẽ có khoảng 23 tỉnh, thành phố tham gia liên hoan, trong đó có các tỉnh
Duyên hải Bắc Trung bộ như TT- Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An,
Thanh Hóa; các tỉnh thành khu vực miền Trung từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận cũng như
các thành phố Hà Nội, TP HCM và một số địa phương khác.

Hình 1.2 Liên hoan Ẩm thực miền Trung 2012 nhằm tôn vinh và phát huy những món
ăn ngon, hấp dẫn du khách
Liên hoan nhằm mục đích tôn vinh và phát huy những món ăn ngon, hấp dẫn du
khách của khu vực miền Trung. Thông qua các hoạt động tổ chức chế biến, trưng bày,
bán các sản phẩm ẩm thực, liên hoan góp phần tuyên truyền, quảng bá giới thiệu với
khách du lịch về nghệ thuật ẩm thực chế biến các món ngon miền Trung. Ngoài ra, liên
hoan sẽ giới thiệu khả năng, trình độ nghề nghiệp về chế biến món ăn của các đơn vị
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

14


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

trong ngành; đồng thời tạo điều kiện để ngành và địa phương nắm được trình độ tay
nghề của đội ngũ nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng.
Thông qua liên hoan, các địa phương có dịp trao đổi kinh nghiệm, tạo không khí
thi đua giữa các đơn vị, địa phương nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng phục vụ

trong dịch vụ ăn uống; kết hợp giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch, khu tuyến điểm
du lịch của các địa phương; tạo không khí sôi động, thu hút sự quan tâm của người
dân, khách du lịch trong và ngoài nước tới các họat động của Năm du lịch Quốc gia
Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Liên hoan Ẩm thực món ngon các nước năm 2012
Diễn ra từ ngày 12 đến 16/12/2012 tại Công viên 23/9 (quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh), Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước” lần VII năm 2012 do Sở VHTTDL
phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Liên hoan là cơ hội giao lưu, trao đổi, giới thiệu với công chúng về các giá trị
văn hóa ẩm thực, nghệ thuật, trang phục, đất nước và con người của các quốc gia; giới
thiệu đến công chúng các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng, có uy tín tại thành phố Hồ
Chí Minh, những địa chỉ đáng tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách
trong nước và quốc tế.
Các nội dung của Liên hoan Ẩm thực lần thứ 7 này bao gồm: biểu diễn chế biến
và phục vụ ẩm thực, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trò chơi dân gian, giới thiệu trang
phục, âm nhạc đặc trưng… thể hiện bản sắc văn hóa của các quốc gia.
Theo Ban Tổ chức, dự kiến có khoảng 80 gian hàng của 50 đơn vị nhà hàng,
khách sạn đại diện cho nền ẩm thực của 25 các quốc gia và vùng lãnh thổ; các đơn vị,
nhà hàng đạt chuẩn trong chương trình thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị;
Trường nghiệp vụ đào tạo Nhà Hàng; cơ quan Tổng lãnh sự, đại diện nước ngoài tại
thành phố Hồ Chí Minh cùng tham gia trình diễn, giới thiệu và chào bán các món
ngon, nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc sản…
Tham gia liên hoan, du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu nhiều nền văn hóa phong
phú, đa dạng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giới
tại cùng một địa điểm thông qua nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: biểu diễn
chế biến và phục vụ ẩm thực tại các gian hàng, liên hoan “Bếp trưởng 5 sao", kỷ
lục“Hoa đăng dưa hấu”, nghệ thuật pha chế (bartender), liên hoan “Các món cuốn

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B


15


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

Việt Nam". Đặc biệt, Show biểu diễn của đầu bếp nổi tiếng thế giới Martin Yan – “Yan
Can Cook” và Bobby Chinn.
Hội thi chế biến món ăn dân tộc Việt Nam 2010
Sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, có tính chuyên nghiệp cao, với sự
công tâm, khách quan của Ban giám khảo. Hội thi chế biến các món ăn dân tộc Việt
Nam đã bế mạc vào chiều 09/01 tại Công viên nước Hồ Tây - Hà Nội.
Tham dự lễ bế mạc và trao giải có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Trần Chiến
Thắng;Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Văn Tuấn; đại diện các Cục, Vụ
và toàn thể các thí sinh tham gia Hội thi.
Hội thi đã lựa chọn và xếp hạng được một danh sách các món ăn dân tộc, đạt các
chỉ tiêu nghề nghiệp: “Chất lượng, khẩu vị, thẩm mỹ an toàn”. Hội thi đã suy tôn được
một danh sách các chuyên gia, lựa chọn được một danh mục theo thứ hạng các món ăn
dân tộc Việt Nam, bao gồm 20 món ăn đạt Huy chương vàng, 25 món ăn đạt Huy
chương bạc, 30 món ăn đạt Huy chương đồng và 25 món ăn đạt giải khuyến khích.
BTC Hội thi cũng đã lựa chọn được 5 gian hàng của các Sở VHTTDL địa phương có
hình thức trình bày đẹp và 04 đoàn có số lượng thí sinh dự thi đông nhất để trao giải.
Tại lễ bế mạc Hội thi - Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Các
món ăn do các đầu bếp chế biến tại Hội thi lần này đã thể hiện được trình độ tay nghề
ngày càng cao và điêu luyện, thể hiện sự tiến bộ, tìm tòi sáng tạo không ngừng của đội
ngũ đầu bếp trong ngành du lịch.
Cũng tại buổi lễ, bà Đỗ Thị Xoan - Vụ trưởng Vụ khách sạn TCDL cho biết trên
cơ sở kết quả Hội thi, sắp tới đây bộ sưu tập các món ăn dân tộc Việt Nam của Hội thi
sẽ được in ấn, xuất bản, giới thiệu qua sách báo, phim ảnh để quảng bá rộng rãi trong
và ngoài nước qua các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch để giới thiệu về một
sản phẩm văn hoá du lịch đặc thù của Việt Nam, góp phần vào chiến dịch xúc tiến

quảng bá của các đơn vị, khách sạn, nhà hàng, các công ty trong toàn ngành du lịch.
1.6. Phân tích môi trường
Môi trường là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kế hoạch
truyền truyền thông. Để kế hoạch truyền thông thật sự hiệu quả cần phải tìm hiểu rõ
các yếu tố môi trường tác động như thế nào đến hoạt động truyền thông đó. Để trả lời
câu hỏi trên, chúng ta cần phân tích môi trường ảnh hưởng, nhằm mục địch có thể sử

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

16


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

dụng những nguồn lực mạnh nhất để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu và mong muốn
của chương trình truyền thông.
1.6.1 Môi trường vĩ mô
Kinh tế
Kinh tế năm 2013 được đánh giá là mất ổn định nhất trong 5 năm trở lại đây.
Được đánh giá là đáy của khủng hoảng. Rất nhiều doanh nghiệp không thể bám trụ
trong “cơn bão” này.. Trong năm 2014, nền kinh tế dần ổn hổi phục, người dân nới
lỏng chi tiêu, bên cạnh đó là sự hổ trợ của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế.
Trong bối cảnh này, việc bắt đầu một chương trình du lịch là một quan điểm
nhằm phát triển du lịch là hoàn toàn có cơ sở. Tạo điều kiện phát triển du lịch, phát
huy nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Chính trị- pháp luật
Chính trị ổn định là một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế bền vững.
Trong những năm gần đây, Việt Nam chú trọng hơn đến các luật kinh tế, như luật
bảo vệ người tiêu dung, luật sở hữu trí tuệ,.. giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong
việc phát triển.

Tuy nhiên, biến động lớn nhất trong năm 2014 là Việt Nam sẽ mở cửa tự do thị
trường bán lẻ theo cam kết với WTO. Thị trưởng mở, thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến với Việt Nam và miền Trung. Nơi đây có cơ hội phát triển nền văn hóa
ẩm thực.
Văn hóa- xã hội
Việt Nam có nền văn hóa truyền thông bao đời, con người nơi đây hiền hòa hiếu
khách. Khách du lịch khi đến với Việt Nam nói chung cũng như đến với Miền Trung
được tiếp đón nồng nhiệt, chu đáo. Tạo cảm giác gần gũi thân mật. Với truyền thống
hiếu khách đó để lại nhiều ấn tượng để trong mắt du khách quốc tế.
1.6.2. Môi trường vi mô
Nguồn nhân lực
Miền Trung là dải đây dài và hẹp, có vị trí hài hòa giữa núi và biển. Khu vưc nơi
đây được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ các đặc sản từ thú rừng đến hải sản tươi sống.
Con người sống ở đây thật thà, chất phát, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao
động. Chính vì như thế, để phát triển nền văn hóa ẩm thực nơi đây đến với du khách là
hoàn toàn có cơ sở. Với vị trí thuận lợi, con người siêng năng, cần cù. Kết hợp với sự
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

17


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

chỉ đạo của ban lãnh đạo các cấp ưu tiên phát triển ngành du lịch. Việc có một chương
trình truyền thông mang lại hiệu quả là mà ban chỉ đạo bộ Văn hóa- Thể thao và Du
lịch mông muốn hướng đến.
Công chúng
Công chúng là bộ phận quan trong mà chương trình truyền thông phát triển du
lịch miền Trung muốn nhắm đến. Họ là người có cái nhìn và đưa ra đánh giá về mức
độ thành công của chương trình truyền thông. Hiểu rõ vẫn đề xác định đúng đối tượng

công chúng mục tiêu là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng chương
trình truyền thông. Quyết định sự thành công hay thất bại cho cả chương trình.
Khách du lịch ngày càng có nhiều kinh nghiệm, ngày càng hướng tới những giá
trị thiết thực hơn. Mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn chiếm ưu
thế chính. Riêng đối với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đáng lưu ý là khách có
mục đích thăm viếng, chữa bệnh và tôn giáo cao hơn so với mức chung của thế giới.
1.7. Mô hình SWOT
Để có thể thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam cũng như nhìn
nhận những cơ hội và thách thưc khi phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam, trình bày
thông qua mô hình SWOT như sau:
Cơ hội
• Mức sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch
cũng ngày càng tăng
• Toàn cầu hóa thức đẩy sự giao lưu các nền văn hóa
• Loại hình du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đàu phát triển trên thế thới vài
năm trở lại đây
• Hệ thống nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển đã
góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế
• Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định, do đó Việt Nam được coi
là điểm đến an toàn cho du khách.
Thách thức
• Điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn kém
• Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã thực hiện khá thành công
đối với sản phẩm du lịch ẩm thực.

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

18



Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

• Sự lai căng giữa ẩm thực Việt Nam với ẩm thực các nước khác làm
mất dần đi bản sắc riêng của ẩm thực Việt Nam.
Điểm mạnh
• Văn hóa ẩm thực Việt Nam phong phú, độc đáo và được đánh giá khá
cao bởi các chuyên gia ẩm thực và du khách quốc tế
• Việt Nam có khá nhiều làng nghề ẩm thực và nhà hàng, quán ăn ngon
mạng đậm phong cách Việt.
Điểm yếu
• Các nhà hàng ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa tạo được thương hiệu
riêng
• Công tác xúc tiến, quảng bá về ẩm thực Việt Nam còn mờ nhạt
• Số lượng và chất lượng nhân lực ngành du lịch, sản xuất, chế biến
thực phẩm còn thiếu và yếu.

SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

19


Lập kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền Trung năm 2016

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC MIỀN TRUNG
2.1 Xác định mục tiêu truyền thông
Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc, Trung và
Nam. Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều ảnh
hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đa dạng cho
văn hoá ẩm thực của cả nước.

Văn hóa ẩm thực được cấu thành cơ bản bởi các yếu tố hữu hình và vô
hình. Trong đó, hình thức thể hiện mang tính phi vật chất của hoạt động ẩm thực là:
những nghi thức, cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực; cách thức lựa chọn nguyên
liệu, gia vị trong chế biến; cách thức sắp xếp cơ cấu bữa ăn trong ngày...
Chính vì thế, mục tiêu kế hoạch truyền thông phát triển du lịch ẩm thực miền
Trung là:
Nâng cao nhận thức, hiểu biết về lại hình du lịch mới “du lịch ẩm thực” phát
triển nền văn hóa ẩm thực miền Trung. Cụ thể:
Nhận thức đúng về du lịch
Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội từ Trung ương đến địa phương, từ các
cấp lãnh đạo đến cán bộ trong ngành du lịch và liên quan, từ các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến cộng đồng xã hội. Quá trình nâng cao
nhận thức du lịch cần đạt tới sự chuyển biến căn bản về nhận thức về vai trò và vị trí
của du lịch trong phát triển kinh tế- xã hội, về trách nhiệm trong thực hiện bảo vệ môi
trường du lịch, trong đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch và các dịch vụ công liên
quan đến hoạt động du lịch và trong thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia,
vùng, địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm du lịch.
Coi trọng nâng cao nhận thức về du lịch cho toàn dân và đặc biệt đối với hệ
thống quản lý du lịch.
Thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển
- Tăng cường đầu tư có trọng điểm theo quy hoạch vào hạ tầng và hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật ở những khu, điểm, đô thị du lịch quốc gia có tính
chiến lược, nhằm phát triển dịch vụ cao cấp hướng vào thị trường khách nghỉ dưỡng
dài ngày và chi tiêu cao; thu hút ODA và FDI cho các dự án chiến lược như cảng biển,
khu giải trí tổng hợp, quần thể dịch vụ sức khỏe, thể thao cao cấp…
SVTH: Phạm Thanh Lý – Lớp: CCQC06B

20



×