Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tiểu luận chuyên ngành công tác xã hội ( trung tâm khuyết tật nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.53 KB, 42 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận chuyên ngành công tác xã hội với đề tài
“Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật hòa
nhập cộng đồng” ( Nghiên cứu tại Trung tâm giáo dục và dạy nghề người
tàn tật Nghệ An ) bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động
viên giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo – Th.s Phùng
Văn Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo để tôi hoàn thành
bài tiểu luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường cùng các Thầy cô
giáo trong tổ bộ môn Công tác xã hội – Trường đại học Vinh đã trang bị kiến
thức khoa học xã hội cho tôi trong 3 năm qua và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành bài tiểu luận này.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, thầy cô giáo, các
em tại Trung tâm và thân chủ của tôi đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Trong thời gian thực hiện bài tiêu luận, vì thời gian và kinh nghiệm bản
thân còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, các bạn và những người
quan tâm đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lê Hồng Dương


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa


TKT

Trẻ khuyết tật

CTXH

Công tác xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TTGDVDNNKTNA

Trung tâm Giáo dục và dạy nghề
người khuyết tật Nghệ An


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Số lượng TKT tại Trung tâm................................................................24
Bảng 2: Nhóm TKT tại Trung tâm....................................................................25
Bảng 3: Độ tuổi TKT tại Trung tâm..................................................................25
Bảng 4: Sự tự tin trong giao tiếp với người lạ...................................................29



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước của chúng ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng
cuộc sống của con người đang ngày càng được nâng cao. Và kể từ khi tiến hành
công cuộc đổi mới Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi
to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực văn hóa - xã
hội có những bước tiến đáng kể. Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng
lên. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng quan trọng. Việt Nam là
một quốc gia có dân số đông trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dân số nước ta có một bộ
phận không nhỏ vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có không ít là người
khuyết tật.
Người khuyết tật họ được xem là những người thiệt thòi nhất trong số
những người thiệt thòi và là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội của chúng
ta. Còn rất nhiều người khuyết tật chưa được đi học, chưa được tiếp cận các dịch
vụ xã hội, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tự ti mặc cảm trong cuộc sống,
thiếu các kỹ năng trong cuộc sống, các chế độ chính sách của Nhà nước còn
nhiều thiếu sót chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người khuyết tật điều này
làm cản trở khả năng hòa nhập cộng đồng của họ.
Hiện này, trong cả nước số lượng trung tâm dạy nghề, hỗ trợ cho người
khuyết tật không có nhiều, người khuyết tật theo học tại các trung tâm còn gặp
nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, vì vậy để người khuyết tật hòa nhập
được với cộng đồng thì đây còn là bài toán chưa có lời giải.
Đặc biệt là ở Nghệ An, một tỉnh đang trên đà phát triển số lượng người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh là khoảng 203.000 người khuyết tật, trong đó có
khoảng 70.000 người có nhu cầu học nghề và có việc làm nhưng trên thực tế tại
Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người khuyết tật Nghê An mới chỉ đào tạo

giảng dạy 240 học sinh theo học văn hóa và nghề. Con số này là quá nhỏ so với
nhu cầu học tập, tìm kiếm việc làm để nâng cao được khả năng hòa nhập cộng
1


đồng của người khuyết tật. Bên cạnh đó các cá nhân, tập thể, cơ quan, cộng
đồng và xã hội còn chưa hiểu rõ và nắm bắt được vai trò quan trọng của nhân
viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài : “Vai trò của nhân viên công tác
xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng” ,với mong muốn
vận dụng phương pháp trong CTXH đã học vào thực tiễn nhằm giúp đỡ trẻ
khuyết tật giải quyết vấn đề khó khăn mà trẻ đang gặp phải trong cuộc sống, từ
đó giúp nâng cao năng lực để trẻ tự tin, nghị lực và hòa nhập cuộc sống phát
triển một cách toàn diện.

2. Ý nghĩa của nghiên cứu.
2.1.

Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này nhằm khẳng định vai trò ngành CTXH và nhân viên

CTXH là thật sự cần thiết trong việc tìm hiểu khả năng hòa nhập cộng đồng của
trẻ khuyết tật. Đề tài vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết nhận
thức - hành vi, thuyết phân tâm học của Freud trong xã hội học cũng như sử
dụng các khái niệm, các phương pháp, kỹ năng trong CTXH nhằm bổ sung lý
luận cho việc ứng dụng các phương pháp này vào trong nghiên cứu về TKT.
2.2.

Ý nghĩa thực tiễn:


Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống người dân càng được đảm bảo về
mọi mặt về mặt vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên trẻ khuyết tật (TKT )
luôn phải chịu nhiều thiệt thòi.
Do vậy đề tài này được thực hiện với mong muốn:
- Giúp TKT tại Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người khuyết tật Nghệ An
( TTGDVDNNKTNA ) vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển và tự tin hơn để
hòa nhập cộng đồng.

2


- Các cơ quan ban ngành, cũng như ban lãnh đạo cán bộ Trung tâm cần có
chính sách phù hợp để có thể trợ giúp cho TKT vượt qua những khó khăn nhằm
giúp các em hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
- Gia đình và cộng đồng cần thay đổi cách nhìn và chỉnh sửa hành vi cho
TKT cũng như không kỳ thị, chê bai TKT để các em phát triển và hòa nhập cộng
đồng dễ dàng hơn.
- Thông qua đề tài này sẽ giúp bản thân tác giả kiểm nghiệm và hệ thống lại
các kiến thức đã học một cách chắc chắn, đồng thời thực hành được các kỹ năng
nghề nghiệp của mình trong thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương
lai sau này.
3. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu.
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật

hòa nhập cộng đồng ( Nghiên cứu tại Trung tâm giáo dục và dạy nghề người
khuyết tật Nghệ An ).
3.2.


Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trung tâm giáo dục và dạy nghề người tàn tật

Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ 27/2 – 21/5/2017.
- Phạm vi nội dung: Với thời gian, kinh nghiệm có hạn nên tôi chỉ đi
sâu vào một số vấn đề đó là: Thực trạng khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ
khuyết tật tại Trung tâm, vai trò của NVXH trong việc giúp đỡ TKT hòa nhập
cộng đồng. Vì vậy, vai trò của NVXH là rất quan trọng trong việc trợ giúp TKT
hòa nhập cộng đồng, tránh những kì thị của xã hội.
3.3.

Khách thể nghiên cứu.
Trẻ khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ

An. Ngoài ra để phục vụ cho bài nghiên cứu tôi còn phỏng vấn một số cán bộ,
giáo viên trong Trung tâm.
3


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu về TKT gặp khó khăn trong sự phát triển và hòa nhập cộng
đồng, việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội và các hỗ trợ khác đối với
TKT tại TTGDVDNNKTNA.
- Gia đình và cộng đồng xã hội giúp đỡ TKT hòa nhập cộng đồng.

- Tìm hiểu tâm sinh lý, những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của họ;
đánh giá nhu cầu và nguyện vọng của thân chủ từ đó nêu lên tầm quan trọng của
vai trò NVXH trong việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật tại TTGDVDNNKTNA,
giúp các em tự giải quyết vấn đề của mình và có điều kiện để phát triển hoàn
thiện và hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiến hành thu thập thông tin, phân tích tài liệu, số liệu có liên quan

đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến hòa nhập cộng
đồng của trẻ tại Trung tâm khuyết tật.
- Làm rõ vai trò của NVCTXH trong việc trợ giúp đỡ trẻ khuyết tật
hòa nhập cộng đồng và đưa ra mô hình, giải pháp.
5. Câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng về khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật tại
Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người khuyết tật Nghệ An.
- Nguyên nhân cản trở khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết
tật tại Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người khuyết tật Nghệ An.
- Cần phát huy vai trò gì của nhân viên CTXH trong trợ giúp trẻ
khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

4


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.

Phương pháp luận.


Nghiên cứu đề tài này tôi đã dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin mà cụ thể là quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng, cũng như nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
- Phương pháp duy vật biện chứng: Đó là việc đặt các sự vật, hiện tượng có
sự tác động qua lại lẫn nhau và có mối quan hệ với các sự vật khác. Cụ thể là vai
trò của nhân viên CTXH nhằm giúp trẻ vượt qua khó khăn để nâng cao năng
lực được đặt trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống, tiềm lực cá nhân, gia
đình, bạn bè, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng…để trẻ phát triển toàn diện.
- Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này đặt sự vật hiện tượng
trong trạng thái luôn vận động và biến đổi do sự tác động của các yếu tố khách
quan qua từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là nghiên cứu tâm lý,
hành vi của trẻ trước, trong và sau khi đã có sự can thiệp của NVXH.
6.2.

Phương pháp thu thập thông tin.

6.2.1. Phương pháp quan sát.
Phương pháp quan sát được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
và tiếp xúc với thân chủ. Thông qua quá trình giao tiếp với thân chủ, quan sát
những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, thái độ và hành vi của TKT. Ngoài ra, quan
sát đời sống của TKT qua quá trình học tập, sinh hoạt tại Trung tâm và quan sát
cả cách ứng xử đối với người ở Trung tâm với mục đích thu thập thông tin cơ
bản về thân chủ.
6.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu.
Trong suốt quá trình làm bài tiểu luận phương pháp phân tích tài liệu
được sử dụng liên tục. Mục đích của phân tích tài liệu để giúp phân tích tình
hình, thu thập thông tin, giải mã thông tin. Từ đó có thể lựa chọn cách can thiệp
phù hợp, cụ thể: Phân tích tài liệu từ cơ sở cung cấp, các bài báo, tạp chí và các
đề tài khoa học có liên quan.
5



6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên
cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận
thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Phương pháp này được sử dụng phỏng vấn trực tiếp các đối tượng TKT,
cán bộ tại Trung tâm. Trong quá trình thu thập thông tin tôi tiến hành phỏng vấn
5 đối tượng tại TTGDVDNNKTNN trong khoảng thời gian 30 – 40 phút. Cụ
thể:
• Em Thò Bá Dũng
Sinh năm 2003
Dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động.
• Bạn Nguyễn Công Sơn
Sinh năm 1995
Dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động
• Chị Nguyễn Thị Bé
Sinh năm 1994
Dạng khuyết tật: Khuyết tật trí tuệ
• Em Hồ Văn Hoàng
Sinh năm 1996
Dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động
• Cán bộ Hồ Đức Thành
Vị trí công tác: PP. Tư vấn
Mục đích của phỏng vấn là thu thập những thông tin về thực trạng,
nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề, nhận thức của trẻ về việc trẻ vượt qua những
rào càn tâm lý của xã hội…để làm căn cứ đánh giá, bổ sung cho kết quả từ
nghiên cứu định lượng và làm cho thông tin một cách chính xác, đánh giá sâu
sắc các vấn đề hơn.
Phỏng vấn sâu trong nghiên cứu nhập nhằm mục đích thu thập những vấn

đề có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của TKT như: Về điều kiện,
6


hoàn cảnh sống, nhu cầu của các em, về các chính sách mà TKT đã được thu
hưởng...vv. Từ đó giúp NVXH có cái nhìn khái quát nhưng đầy đủ về một bộ
phận TKT tại địa bàn nghiên cứu.
6.2.4. Phương pháp sử dụng phiếu xin ý kiến
Trong quá trình nghiên cứu tôi có phát phiếu đxin ý kiến cho 20 đối tượng
mẫu nghiên cứu, nhằm thu thập, đánh giá và kiểm chứng các thông tin mà tôi đã
xác định.
Thông qua kết quả thu thập được tôi có thể có những đánh giá, kết luận của
mình về khả năng hòa nhập cộng đồng của các em.

7


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm người khuyết tật
- Trên thế giới:
Theo tổ chức WHO thì có 3 thuật ngữ liên quan đến tàn tật, khuyết tật đó
là khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật.
Khuyết tật: Thuật ngữ này chỉ tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất bình
thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm lý. Khiếm khuyết có thể
là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.

Giảm khả năng: Thuật ngữ này có hàm ý ở cấp độ cá nhân là tình trạng
giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra, hạn chế hoặc mất
chức năng vận động, nói, nghe, nhìn, giao tiếp…
Tàn tật: Thuật ngữ này có hàm ý ở cấp độ xã hội là những thiệt thòi mà
một người phải chịu do bị khuyết tật. hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân
bị khiếm khuyết hoặc giảm khả năng với những rào cản trong môi trường xã hội,
văn hóa hoặc vật chất, làm cho cá nhân này không thể tham gia một cách bình
đẳng vào cuộc sống cộng đồng chung hoặc hoàn thành một vai trò bình thường.
Theo công ước về quyền của người khuyết tật ngày, 6 tháng 12 năm 2006
của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thì người khuyết tật bao gồm những người bị
suy giảm về mặt thể chất, thần kinh, trí tuệ hay các giác quan trong một thời
gian dài có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự
tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình
đẳng với những người khác.
- Ở Việt Nam:
Khuyết tật và tàn tật là hai từ tiếng Việt để chỉ cùng một khái niệm. Hiện
nay, người ta vẫn dùng song song chúng trên các phương tiện truyền thông đại
chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt
8


Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song theo dự thảo năm 2009 từ
khuyết tật nhiều khả năng sẽ được sử dụng thay thế từ tàn tật trong các bộ luật.
Ngày 17/06/2010 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật người khuyết tật, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, chính thức sử
dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” hiện hành, phù
hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật.
Theo quy định của Luật người khuyết tật thì người khuyết tật được hiểu là
“Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng khuyết tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập

gặp khó khăn.” Theo pháp luật Việt Nam về người khuyết tật: Người khuyết tật
không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, là người bị khiếm khuyết một hay
nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới nhiều dạng tàn tật khác
nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho những hoạt động lao động,
học tập gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Các dạng khuyết tật
- Vận động: là những người gặp các vấn đề về chức năng vận động của cơ
thể như: tay, chân…
- Khiếm thị: là những người bị suy giảm về chức năng thị giác như: mù lòa…
- Khiếm thính: là những gặp phải các vấn đề cơ quan thính giác như: người bị
điếc, lãng tai…
- Ngôn ngữ: là những người gặp các vấn đề về khả năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ như: câm, nói ngọng, nói lắp.
- Trí tuệ: là những người gặp phải vấn đề về thiểu năng trí tuệ như: chậm
phát triển, lảng trí, mất trí…
- Thần kinh: là những người gặp các vấn đề về cơ quan hệ thần kinh được
biểu hiện như: tâm thần, co giật các bộ phận của cơ thể…
1.1.3. Khái niệm CTXH
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về công tác xã hội. Theo Foundition of
Social Work Practice: “Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp
9


đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở độ phù
hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như một môn khoa học vì nó dựa
trên những luận chứng khoa học và những nghiên cứu đã được chứng minh. Nó
cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng
chuyên môn hóa”.
Tháng 7 năm 2011 Hiệp hội Công tác xã hội ( CTXH) quốc tế và các
trường đào tạo CTXH quốc tế đã thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau:

Công tác xã hội là nghề chuyên nghiệp tham gia vào giải quyết các vấn đề liên
quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường
sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con
người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận hệ thống
xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống.
Theo Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội: Công tác xã hội là một nghề,
một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng
đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng
thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội
góp phần đảm bảo an sinh xã hội. ( Nguồn: Giáo trình Nhập môn công tác xã
hội ).
1.1.4. Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm
hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội
của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối
quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằm giúp
cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu: Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những
điểm giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là
các nguyên tắc căn bản của nghề. Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt
10


động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết
tật nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ,
huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết
tật, gia đình và cộng đồng để triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một
cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các

hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội.
1.1.5. Khái niệm vai trò
Theo lý thuyết vai trò: Vai trò là bao gồm một chuỗi các luận lệ hoặc các
chuẩn mực như là một bản kế hoạch hoặc đề án để chỉ đạo hành vi. Những vai
trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ,
đồng thời cũng chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong
một bối cảnh hoặc tình huống có sẵn.
1.1.6. Khái niệm hòa nhập cộng đồng
Khi bàn về khái niệm hòa nhập cộng đồng thì tôi chưa tìm ra được một
khái niệm cụ thể và chung nhất, mà chỉ có thể nêu ra một số ý kiến, cụ thể:
+ Hòa nhập xã hội hay liên kết xã hội theo nghĩa chung là nói lên sự kết
hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các
yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Theo Durkhei, sự hòa nhập hay sự
kết hợp một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ
thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo,
nhóm, phái…) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự hòa nhập xã hội
(liên kết xã hội).
+ Cách hiểu cơ bản về định nghĩa hòa nhập cộng đồng của người khuyết
tật là những kỳ vọng rằng người khuyết tật có thể có cùng một cơ hội để sống
trong cộng đồng như mọi người khác.

11


1.2.

Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được thế

giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn bởi hệ
thống lý thuyết về bậc thang nhu cầu của con người. Từ khi ra đời cho tới ngay
nay lý thuyết có tầm ảnh hưởng rộng rãi và được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực
khoa học.
Maslow nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo, vì vậy lý thuyết của
ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng con người cần
đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể chất,
nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu
được hoàn thiện. Những nhu cầu này được sắp xếp theo thang bậc từ nhu cầu cơ
bản nhất, có vị trí nền tảng và có ý nghĩa quan trọng nhất tới nhu cầu cao hơn và
ở vị trí thứ bậc thang cao hơn
Có thể mô hình hóa bậc thang nhu cầu của A.Maslow như sau:
Nhu cầu được hoàn thiện

Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu tình cảm:
Tình yêu thương...
Nhu cầu an toàn:
Được gắn bó, được bảo vệ, …

Nhu cầu sinh lý:
Nhu cầu được sống, được ăn, được uống, …
12


+ Nhu cầu thể chất/sinh lý:
Đó là những nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con
người nói chung và TKT nói riêng: như ăn, ở, mặc, đi lại, sức khỏe. Nhưng TKT
tại TTGDVDNNKTNA lại rất khó khăn bởi vì TKT phục vụ kém hơn những trẻ

bình thường khác các em phải dựa vào số tiền ít ỏi từ chính sách chế độ của nhà
nước và còn lại là số tiền mà gia đình các em phải nộp phục vụ cho ăn ở, học tập
của các em. Các em mang trên người những khuyết tật mà những trẻ bình
thường không có và hoàn cảnh phần lớn gia đình các em thuộc đối tượng nghèo,
gia đình khó khăn. Và cũng như những người khác trong xã hội, trẻ khuyết tật
cần có nhu cầu sinh lý để đảm bảo sự phát triển bình thường. Nếu trẻ khuyết tật
không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tiên các em sẽ không tiến tới được các
nhu cầu tiếp theo của nấc thang và khả năng hòa nhập cộng đồng của các em sẽ
rất khó khăn. Chính vì vậy, nhu cầu thể chất/sinh lý là nhu cầu quan trọng thứ
nhất đối với trẻ khuyết tật.
+ Nhu cầu an toàn:
Nhiều TKT tại Trung tâm thường không có được thiện cảm phía gia đình
hàng xóm, cộng đồng luôn kỳ thị, nhìn nhận không mấy tích cực và không được
thường xuyên khám sức khỏe, đảm bảo tình hình sức khỏe ổn định khi các em
mang trên mình những khiếm khuyết hay có thể là những căn bệnh ảnh hưởng
đến khả năng vui chơi, học tập, hòa nhập cộng đồng của các em.
Bên cạnh đó còn nhiều trường hợp các em bị chính bạn mình tại trung tâm
chê cười, đánh đập vì vậy các em cần được đảm bảo an toàn để có tinh thần
cũng như thể chất tốt thực hiện các hoạt động công việc học tập, đáp ứng các
nhu cầu khác
+ Nhu cầu tình cảm xã hội hay nhu cầu được yêu thương:

13


Con người luôn khao khát mong muốn có được sự yêu thương quan tâm
của những người xung quanh, TKT cũng vậy các em luôn muốn giành được tình
cảm của mọi người, đặc biệt là những người thân trong gia đình.
TKT tại Trung tâm luôn muốn mình được vui chơi với các bạn, thuộc về
một nhóm nào đó để được vui chơi, chia sẻ tâm tư tình cảm, không có sự kỳ thị.

Cũng giống như các thành viên khác trong xã hội các em luôn cần được yêu
thương, quan tâm, đùm bọc của người thân, bạn bè và cộng đồng tạo cho các em
cảm giác được che chở.
+ Nhu cầu được tôn trọng:
Đây là nhu cầu quan trọng đối với TKT. Bởi vì các em luôn cần được bình
đẳng, được lắng nghe, không bị coi thường, coi trọng, được ghi nhận về sự hiện
diện cũng như chính kiến của cá nhân, mong muốn được cộng đồng, gia đình,
bạn bè tôn trọng coi họ như là cũng như bình đẳng về tất cả các quyền lợi giống
các trẻ em bình thường khác.
Khi được tôn trọng các em sẽ cảm thấy an tâm có được sự bảo vệ che chở
của những người xung quanh từ đó hình thành cho các em thêm động lực phát
triển
+ Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển:
Khi được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, TKT luôn mong muốn được
cộng đồng tạo điều kiện để các em có thể được tham gia học tập, làm việc, được
cống hiến, được phát huy những khả năng của mình và có thể tự nuôi sống bản
thân.
Các em luôn mong muốn khát khao làm được những công việc như bao
nhiêu người bình thường khác nhằm khẳng định bản thân mình với những người
xung quanh

14


1.2.2. Lý thuyết nhận thức hành vi
Lý thuyết nhận thức đánh giá rằng hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận
thức hoặc lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Rõ ràng là, những hành
vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc nhận thức sai và lý giải sai. Quá trình trị
liệu trong công tác xã hội nhằm cố gắng sữa chửa việc hiểu sai, thành hiểu đúng,
để cho hành vi của chúng ta cũng tác động một cách phù hợp lại với môi trường.

Như vậy ta có thể thấy nhận thức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các
chức năng tâm lý và làm thay đổi hành vi, có thể từ một hành vi tiêu cực sang
hành vi tích cực. Quá trình thay đổi hành vi phải chú ý đến vai trò nhận thức của
mỗi cá nhân.
Quá trình tác động đến nhận thức nhằm thay đổi hành vi của cộng đồng
trong việc nhìn nhận khả năng của TKT cũng như thái độ, hành động của cộng
đồng đối với quá trình hòa nhập xã hội của người khuyết tật. Ngoài ra, vận dụng
lý thuyết nhận thức – hành vi còn nhằm giúp TKT có thể nhận thức đúng về vấn
đề của mình và thế nào là hòa nhập xã hội. Khi đối tượng được tác động nhận
thức đúng thì sự thay đổi về hành vi của TKT trong việc hòa nhập cộng đồng sẽ
thuận lợi hơn.

15


1.3.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý, tự nhiên
- Trung tâm giáo dục, dạy nghề người khuyết tật Nghệ An với tổng
diện tích là 10.819.1m2.
- Trung tâm giáo dục, dạy nghề người khuyết tật Nghệ An cách Trung
tâm thành Phố Vinh khoảng 6 km . Ở xóm 8 xã Nghi Phú thành Phố Vinh, Với
địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc giao lưu, ngoại giao, thuận tiện cho việc
đi lại.
- Khí hậu. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa
đông và mùa hạ, chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô hanh.
- Với khí hậu và thời tiết thất thường như vậy nên ảnh hưởng rất lớn
đến công việc của mọi người, nhất là vào mùa mưa, đường ngập nước, và mùa

hạ với thời tiết nắng nóng và khô hanh.
1.3.2. Về kinh tế
-

Trung tâm giáo dục, dạy nghề người khuyết tật Nghệ An thường

xuyên giúp đỡ các em hoc sinh đang học tại Trung tâm. Ngoài ra Trung tâm
giáo dục, dạy nghề người khuyết tật Nghệ An còn tổ chức dạy nghề cho học
sinh.
Năm học 2015 - 2016 học sinh làm được:
May áo xanh tình nguyện: 320 áo
May áo phao:

150 áo

May áo nắng:

1060 áo

May găng tay:

3080 đôi

Học kỳ I năm học 2016 – 2017
May găng tay:

800 đôi

Áo phao:


160 áo
16


Cờ sao vàng:

2.200 cái

Việc giải quyết việc làm và tư vấn việc làm sau đào tạo được trung tâm hết
sức chú trọng.
Trung tâm liên kết với các công ty may trong tỉnh nhận hàng để nâng tạo
việc làm và nâng cao tay nghề cho các em.
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng trung tâm đã chủ động tích cực tìm nguyên
liệu, nguồn hàng để tổ chức cho học sinh thực hành nghề và làm sản phẩm tại
Trung tâm. Tạo cho các em có việc làm, có thu nhập.
1.3.3. Về văn hóa - xã hội
-

Tuyên truyền Điều lệ và các hoạt động của Trung tâm, tổ chức hoạt

động văn hóa văn nghệ, truyền thanh truyền hình thông tin; tuyên truyền cổ
động đúng nghi thức và trang trọng các ngày lễ, tết của đất nước.
-

Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu

cờ nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc.
-

Trung tâm đón các đoàn từ thiện, tình nguyện trong và ngoài nước


đến giao lưu với các em học sinh tại Trung tâm
-

Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa theo hướng xây dựng đời sống

văn hóa văn minh nông thôn, thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của văn hóa
truyền thống, vừa hòa nhập với sự văn minh tiến bộ của nhân loại. Kết hợp hài
hòa các loại hình văn hóa đa dạng như: đọc sách báo, tổ chức các tiết mục văn
nghệ chào mừng nhừng ngày lễ lớn của dân tộc , cũng như những buổi tọa đàm
của hội … nhằm nâng cao dân trí và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân loại.
1.3.4. Về giáo dục
Trung tâm Dạy nghề người tàn tật Nghệ An có chức năng quản lý, giáo
dục, dạy nghề, hướng nghiệp, phục hồi chức năng và tư vấn việc làm cho người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập tại cộng đồng.
17


Xác định nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng giáo dục - dạy nghề hướng nghiệp, Trung tâm đã quan tâm đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng viên có
đủ khả năng đảm trách đào tạo văn hóa, đào tạo nghề cho người tàn tật. Song
song với giảng dạy bổ túc từ lớp 1 đến lớp 5, Trung tâm còn chú trọng đào tạo
các ngành nghề như: may cơ bản, may công nghiệp, đồ mộc dân dụng và mỹ
nghệ, thêu đan và vi tính..
Hàng năm, Trung tâm cho ra trường 50 - 60 em học sinh đã học xong
chương trình văn học bậc tiểu học và có trình độ nghề cơ bản, có khả năng hành
nghề và tìm kiếm việc làm, trong đó 30 - 35% em có việc làm, có thu nhập ổn
định.
1.3.5. Về y tế
Trong năm 2016 cả trung tâm có tất cả 34 lượt học sinh được thăm khám,

chữa bệnh tại các cơ sở trung tâm y tế và bệnh viên. Ngoài ra số lượt các em
được thăm khám tại phòng Y tế thuộc Trung tâm là 1280 lượt.
1.3.6. Về chính sách trợ cấp xã hội
Chế độ ăn của học sinh hàng tháng 500.000đ/hs/tháng. Với số tiền trên
trung tâm phải đảm bảo dinh dưỡng, định lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
cho các em có được thể chất tốt tham gia các hoạt động.
Mỗi em được hưởng trợ cấp 360.000 nghìn đồng/ tháng.
Hiện nay, người khuyết tật vận động ở xã được nhà nước hỗ trợ như sau:
Mức trợ cấp là 360.000 đồng/tháng. Chính phủ đã thực hiện phân cấp cho các
địa phương trong việc quyết định mức trợ cấp xã hội cụ thể góp phần cải thiện
đáng kể đời sống của các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.
Ngoài ra được sự quan tâm của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk đã tài trợ
435 thùng sữa theo chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam năm 2016” cho
hoc sinh. Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ vật chất, tinh thần như: gạo, dầu, mỳ tôm,
quần áo, bữa cơm ấm áp, tổ chức các trò chơi cùng các em...

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ
KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ DẠY NGHỀ NGƯỜI
TÀN TẬT NGHỆ AN

2.1. Thực trạng về khả năng hòa nhập cộng đồng của TKT tại Trung tâm
Giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An
2.1.1. Tổng số trẻ khuyết tật
Trung tâm đã chủ động phối hợp với các huyện, xã thông báo kế hoạch
tuyển sinh đảm bảo cho những học sinh ở vùng sâu, vùng xa nắm bắt được
thông tin. Công tác khám tuyển được thực hiện đúng đối tượng, đảm bảo yêu
cầu các thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Năm học 2016-2017 trung tâm tiếp nhận và quản lý 240. Trong đó ăn ở nội
trú là 150. Cụ thể:
Bảng 1: số lượng TKT tại Trung tâm
Năm học 2015 – 2016
Năm học 2016 – 2017
Tiếp nhận mới
62 em
Tiếp nhận mới
42 em
Tổng số học sinh 234 em
Tổng số học sinh
240 em
Trong đó - Nam: 118 em
Trong đó - Nam:
125 em
- Nữ:
116 em
- Nữ:
115 em
( Nguồn: Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An )
Theo như số liệu Trung tâm đã cung cấp tỷ lệ phân theo giới tính của trẻ
theo bảng trên là: Nam giới chiếm 52, 08 %, Nữ giới chiếm 47.92 %. Như vậy
sự chệnh lệch giữa số lượng TKT nam và nữ là không chệnh lệch quá nhiều.
Phần lớn các em ở đây khuyết tật đều là do bẩm sinh từ khi sinh ra và hoàn
cảnh gia đình các em khó khăn. TKT nữ thường chịu thiệt thòi hơn TKT nam do

19


điều này ảnh hưởng đến cơ hội trong công việc và tìm kiếm hạnh phúc gia đình

sau này.
Dưới đây là bảng phân nhóm người khuyết tật theo các loại trẻ khuyết tật,
cụ thể như sau:
Bảng 2: nhóm TKT tại Trung tâm năm 2015
Nhóm trẻ khuyết tật

Số lượng

Tỷ lệ

(người )
(% )
Trẻ khiếm thính
120
48.9
Trẻ khuyết tật vận động 41
16.7
Khuyết tật khác
84
34.4
Tổng
245
100
( Nguồn: Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An )
Bảng 3: Độ tuổi của trẻ khuyết tật tại Trung tâm 2015
Số lượng
Tỷ lệ
(Người)
(%)
12 - 15

69
28.1
16 - 18
112
45.7
19 trở lên
64
26.2
( Nguồn: Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An )
Độ tuổi

- Khối học văn hóa có 172 em. (Có 10 lớp)
- Khối học nghề có 176 em. (13 lớp học nghề và hướng nghiệp: 2 lớp may
cơ bản, 3 lớp may hướng nghiệp, 2 lớp thêu, 2 lớp vi tính văn phòng, 2 lớp mộc
dân dụng và thủ công mỹ nghệ, 1 lớp điện dân dụng. 1 lớp may nâng cao)
Tạo việc làm thường xuyên cho 17 em.

20


2.1.2. Khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Giáo
dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An
Trong trung tâm hoạt động được chú trọng cho các em tham gia nhiều
nhất là học văn hóa và học nghề. Với những em còn nhỏ hay những em chưa
học văn hóa thì các em sẽ được cho học bổ túc văn hóa sau đó chuyển sang học
nghề. Ngay trong quá trình học thì sự tham gia của các em cũng khác biệt.
Quá trình học văn hóa – phục hồi chức năng các em không nhất thiết phải
phân chia lớp theo độ tuổi, loại khuyết tật mà chia theo trình độ nhận thức và
khả năng tiếp thu của các em. Tuy nhiên nhóm các em khiếm thính, khiếm thị thì
có chương trình học riêng.

“Chị học cùng lớp với Khánh Hạ mà, lớp chị lớn tuổi cũng có mà ít tuổi
cũng có” ( chị Nguyễn Thị Bé, 23 tuổi ).
“Các em vào học tại Trung tâm đều được tư vấn, sắp xếp vào những lớp
phù hợp theo đúng trình độ của mình, để các em có thể đủ khả năng theo học.
Chỉ có các em khiếm thính, khiếm thị vì đặc điểm bản thân nên phải học theo
chương trình khác” ( Thầy Hồ Đức Thành, cán bộ Trung tâm )
Chính sự đặc thù như vậy mà mối quan hệ bạn bè của các em cũng có sự
đặc thù, khác biệt. Những em học kém hơn sẽ được cô giáo kèm hoặc cô nhờ
những bạn học tốt kèm sau khi đã hoàn thành bài tập của mình. Bạn bè ở cùng
phòng thì cũng sẽ dễ dàng hiểu và chơi thân với nhau.
Trong quá trình học tập, những em có khả năng tư duy học tập tốt thì khả
năng lên lớp sẽ cao hơn. Giúp các em tăng sự tự tin và hứng thú trong học tập để
các em đạt kết quả cao tích lũy kiến thức góp phần dễ dàng hơn sau khi ra
trường kiếm việc làm.
Những em học chưa tốt thấy các bạn học tốt thì cũng có tâm lý lo lắng,
buồn rầu tự ti hơn các bạn khác.
“Em không tập trung được khi học tập, nên kết quả học của em chưa
được như mong muốn chỉ được học lực khá” ( em Thò Bá Dũng, 14 tuổi ).

21


×