Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

BÁO cáo THỰC tập QUY TRÌNH GIAO NHẬN GĂNG TAY DA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.35 KB, 60 trang )

GVHD: Trần Thị Trà Giang

ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH GIAO NHẬN GĂNG TAY
DA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
GIAO NHẬN VIỆT HOA

1


GVHD: Trần Thị Trà Giang

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động

Xuất Nhập Khẩu của nước ta không ngừng phát triển. Thông qua con đường
ngoại thương, các quốc gia được gắn kết với nhau, hàng hóa được lưu chuyển từ
nước này đến nước khác. Nhưng đồng thời sự gia tăng của ngoại thương đã đặt
ra nhiều vấn đề mới trong nhiệm vụ vận tải hàng hóa, đặc biệt vận tải quốc tế.
Cùng với hoạt động vận tải nội địa và vận tải quốc tế, hoạt động giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu đã trở thành một khâu hết sức quan trọng trong dây chuyền
vận tải hàng hóa, nó không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, mở rộng buôn bán mà còn
góp phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Giao nhận gắn liền
kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới. Giao nhận là một loại hình dịch vụ
đặc thù trong quá trình lưu thông phân phối, là tập hợp các nghiệp vụ có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ người gửi đến
người nhận. Mặt khác, như chúng ta cũng biết ngành vận tải hàng không của thế
giới nói chung và của nước ta nói riêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ với


ngày càng nhiều cảng hàng không hiện đại được xây dựng và đưa vào hoạt động
ở hầu hết các nước trên thế giới mà chúng ta có thể kể ra như: Sân bay DubaiCác tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Sân bay Changi- Singapore, Sân bay
quốc tế Incheon-Hàn Quốc, Sân bay quốc tế Kansai-Nhật, Sân bay MunichĐức... Riêng ở Việt Nam thì ngành Hàng Không cũng đang trên đà phát triển
mạnh mẽ với 21 cảng hàng không (7 Cảng Hàng Không quốc tế, 14 Cảng Hàng
Không nội địa) cùng với hệ thống các tuyến đường bay được phân bổ rộng khắp
các nước trên thế giới…Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong lĩnh vực
vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước.
Trước những nhu cầu ngày càng cấp bách của thực tế nền kinh tế, hoạt động
giao nhận hàng hóa ở Việt Nam đang có những bước vận động tự thân tích cực
2


GVHD: Trần Thị Trà Giang

trên con đường hoàn thiện và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
hoạt động giao nhận, người giao nhận phải không ngừng hoàn thiện kiến thức,
tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững và vận dụng tốt các quy định của pháp luật,
thông hiểu các tập quán quốc tế có liên quan đến hàng hóa được luân chuyển một
cách an toàn, nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Điều này không những giúp
khâu hàng hóa đạt hiệu quả, lợi nhuận cao trong kinh doanh, mà còn tăng thêm uy
tín của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung trên
thương trường quốc tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu về quy trình thực hiện các tủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng

hóa xuất khẩu vận chuyển bằng đường hàng khô tại công ty Trách nhiệm
hữu hạng Thương mại Giao nhận Việt Hoa.
• Hiểu rõ quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không.


3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là bao gồm tất cả các giai đoạn của quá trình xuất khẩu
hàng hóa bẳng đường hàng không tại công ty TNHH Thương Mại Giao Nhận Việt
Hoa.

4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu, tham quan và theo dõi quá trình hoạt động của các bộ phận kết hợp
với kiến thức học được phân tích và làm rõ tất cả các hoạt động của quá trình xuất
khẩu hàng hóa bằng đường hàng không.

5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì báo cáo thực tâp tốt nghiệp bao gồm
3 chương:


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quy trình giao nhận hàng hóa.

3


GVHD: Trần Thị Trà Giang


Chương 2: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng
không tại công ty TNHH dịch vụ, vận tải và thương mại Việt Hoa.

4


GVHD: Trần Thị Trà Giang




Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho quy
trình giao nhận hàng hóa xuất khầu bằng đường hàng không tại công ty
TNHH dịch vụ, vận tải và thương mại Việt Hoa.

Chương 1:

Những vấn đề cơ bản về
quy trình giao nhận hàng hóa
1.1.
1.1.1.

Khái niệm về giao nhận
Khái niệm hoạt động giao nhận

Sau khi hợp đồng mua bán quốc tế được ký kết người bán thực hiện việc giao
hàng, có nghĩa là hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán sang nước người
mua. Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, cần phải thực hiện hàng loạt
các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở như: đóng gói, gửi hàng,
xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dở hàng ra khỏi tàu và giao
cho người nhận,…những công việc đó gọi là dịch vụ giao nhận.
Dịch vụ giao nhận theo Liên Đoàn Hiệp Hội Quốc Tế FIATA, là bất kì loại
dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, bốc xếp, lưu kho, đóng gói
hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn liên quan đến các dịch vụ
trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng
từ liên quan đến hàng hóa.
Theo Luật thương mại Việt Nam thì dịch vụ giao nhận là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển,

lưu kho, lưu bãi làm thủ tục giấy tờ, và các dịch vụ khác liên quan đến giao hàng
cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người
giao nhận khác.
1.1.2.

Khái niệm về người giao nhận
5


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Người giao nhận là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người
giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dở hay kho hàng, người giao
nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa.
Người giao nhận thường là đại lý (Agent) thực hiện một số công việc do nhà
xuất khẩu, nhập khẩu, ủy thác như: xếp dở, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ,
vận tải nội địa, thủ tục thanh toán hàng,…
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế người giao nhận không chỉ
làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn
bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa. Ở các nước khác nhau người giao
nhận được gọi những tên gọi khác nhau như: ‘‘Đại lý hải quan” (customs house
agent), ‘‘Môi giới hải quan”(customs broker), ‘‘Đại lý thanh toán”(clearing
agent), ‘‘Đại lý gửi hàng và giao nhận “(shipping and forwarding agent), ‘‘Người
chuyên chở chính”(principal carrier).

1.2. Vai trò của giao nhận
1.2.1. Vai trò của dịch vụ giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Trên thế giới
1.2.1.1.1. Thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển

Quá trình phân công lao động ngày càng diễn ra sâu sắc thì sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, thúc đẩy quan hệ mậu dịch thế giới tăng,
không chỉ làm cầu nối cho mậu dịch quốc tế diễn ra mà còn kích thích thương
mại thế giới phát triển. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong hoạt động giao
nhận vận tải đã tăng trưởng và phát triển. Trong đó, vai trò của giao nhận vận tải
đã giúp chiều hướng mậu dịch quốc tế diễn ra thuận lợi hơn. Đó là khoảng cách
vận chuyển cũng như chi phí không còn là trở ngại cho quá trình lưu thông hàng
hóa.
6


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Sự tác động của dịch vụ giao nhận sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy
mậu dịch thế giới phát triển ngày càng đa dạng phong phú hơn, đồng thời tạo môi
trường thuận lợi cho tự do thương mại toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
1.2.1.1.2. Góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các quốc gia
trong nền kinh tế thế giới
Giao nhận vận tải đã tạo lập môi trường thuận lợi và động lực phát triển mậu
dịch toàn cầu giúp các nước có điều kiện khai thác, tận dụng được lợi thế so sánh
của mình cũng như tiếp nhận được nhiều nguồn lực từ bên ngoài, từ đó làm cơ sở
phát triển lực lượng sản xuất trong nước. Do đó, giao nhận vận tải đã tác động
trực tiếp đến trình độ phát triển của các quốc gia. Các quốc gia trong nền kinh tế
thế giới có điều kiện thuận lợi tiếp thu, trao đổi để phục vụ cho nền sản xuất trong
nước phát triển.
1.2.1.2. Ở Việt Nam
1.2.1.2.1. Thúc đẩy ngoại thương phát triển
Vai trò của nền kinh tế đối ngoại là hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế nước ta. Hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn
thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để mậu dịch thương mại nước ta phát
triển đòi hỏi ngành giao nhận vận tải đủ lớn mạnh để phục vụ cho hoạt động
ngoại thương xảy ra mà ngành này còn tạo động lực và thời cơ cho thương mại
phát triển.
Không những có chức năng làm di chuyển hàng hóa ngoại thương làm
tăng thêm giá trị của hàng hóa, mà còn thiết lập mở rộng mối quan hệ trao đổi
buôn bán ngoại thương. Dịch vụ giao nhận còn đóng vai trò khai thác tìm kiếm
thị trường, mở rộng thị phần cho hàng hóa Việt Nam gia tăng xuất khẩu.
1.2.1.2.2. Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển
7


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Ngành giao nhận quốc tế tác động rất lớn đến nền sản xuất trong nước, kích
thích năng lực sản xuất trong nước phát triển trong vai trò người phân phối hàng
hóa đến thị trường trên thế giới. Đồng thời là người cung ứng các nguồn lực cho
hoạt động sản xuất trong điều kiện phân công lao động quốc tế như hiện nay, là
nhân tố góp phần bảo đảm tính ổn định và tăng trưởng cho nền sản xuất trong
nước.
1.2.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng
Ngành dịch vụ vận tải phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng và
khoa học kĩ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải như: hệ thống cầu,
cảng, sân bay, đường xá… từng bước được nâng cấp và xây dựng. Đồng thời các
phương tiện vận chuyển như: tàu, xe, cũng được cơ giới hóa, hiện đại hóa. Vì vậy,
đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng mới có thể đáp ứng được tốc độ phát triển
của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.1.2.4. Tăng thu nhập ngoại tệ quốc dân
Ngành giao nhận đã mang về cho ngành kinh tế một lượng ngoại tệ đáng kể,
góp phần tích lũy ngoại tệ đảm bảo cán cân thanh toán ngoại tệ cho quốc gia.

Theo thống kê thì hàng năm các doanh nghiệp giao nhận thu được từ lĩnh vực
xuất nhập khẩu khoảng từ 10 - 12% tổng giá trị xuất nhập khẩu.

1.2.2. Vai trò của người giao nhận
Do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người giao
nhận không chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và
đóng vai trò như một bên chính làm những công việc như:
1.2.2.1. Môi giới hải quan (customs broker)
Chỉ hoạt động trong nước, nhiệm vụ người giao nhận bây giờ là làm thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện việc dành chổ chở hàng
8


GVHD: Trần Thị Trà Giang

trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người
xuất, nhập khẩu.
1.2.2.2. Đại lý (agent)
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở, mà chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở
như là một đại lý. Người giao nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở
để thực hiện các công việc như nhận hàng, giao hàng, nhận chứng từ, làm thủ tục
hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
1.2.2.3. Người gom hàng (cargo consolidator)
Người giao nhận cung cấp dịch vụ gom hàng phục vụ cho vận tải đường sắt.
Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gom hàng không thể thiếu
nhằm biến đổi hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của
container và giảm cước phí vận tải. Khi gom hàng người giao nhận có thể đóng
vai trò là người chuyên chở hoặc đại lý.
1.2.2.4. Người chuyên chở (carrier)

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở tức là họ trực tiếp ký hợp
đồng với người vận tải, chủ hàng và chiệu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ
nơi nay đến nơi khác.
1.2.2.5. Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)
Trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt còn gọi là vận
tải “từ cửa đến cửa” thì người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh vận tải
đa phương thức và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận tải.

1.3 .Đặc điểm, phân loại dịch vụ giao nhận
1.3.1.Đặc điểm của dịch vụ giao nhận
9


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này có những đặc điểm
riêng:


Dịch vụ giao nhận hàng hóa không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm
cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt

kĩ thuật làm thay đổi hàng hóa đó.
• Mang tính thụ động: Đó là dịch vụ này phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng,
các quy định của người vận chuyển,các ràng buộc về luật pháp, thể chế của
chính phủ( nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba)
• Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động
xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu, chịu tính thời vụ.

• Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước người làm dịch
vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng,chia hàng, bốc
xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc vào cơ sở
vật chất kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của người giao nhận

1.3.2. Phân loại dịch vụ giao nhận
Dựa vào các tiêu chí, tiêu thức khác nhau mà có thể phân chia ngành giao
nhận thành nhiều loại:
1.3.2.1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động


Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận tổ chức chuyên chở hàng hóa

trên phạm vi quốc tế.
• Giao nhận nội địa: Là hoạt động giao nhận mà phạm vi chuyên chở hàng
hóa chỉ giới hạn trong một quốc gia.
1.3.2.2. Căn cứ vào phương thức vận tải




Giao nhận bằng đường biển
Giao nhận bằng đường sông
Giao nhận bằng đường hàng không
10


GVHD: Trần Thị Trà Giang







Giao nhận bằng đường bộ
Giao nhận bằng đường sắt
Giao nhận hàng hóa kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận:
Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc



gửi hàng đi, nhận hàng đến.
Giao nhận tổng hợp: bao gồm việc gửi hàng đi, nhận hàng đến mà còn các
hoạt động khác như xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận tải, hoạt động kho
hàng…

1.3.2.3. Căn cứ vào tính chất của giao nhận


Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất khẩu tự tổ chức



thực hiện chứ không sử dụng dịch vụ vủa người giao nhận.
Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận do các tổ chức, công ty
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận tiến hành.

1.3.2.4. Căn cứ vào văn bản pháp luật quy định
Còn theo Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09

năm 2007, dịch vụ giao nhận (đã được đổi tên thành dịch vụ logistics theo luật
thương mại năm 2005) được phân loại như sau:
1.3.2.4.1. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:



Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh

kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
• Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và


lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả
chuỗi lô-gic-tíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng
hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt
động cho thuê và thuê mua container.
11


GVHD: Trần Thị Trà Giang

1.3.2.4.2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:








Dịch vụ vận tải hàng hải.
Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa.
Dịch vụ vận tải hàng không.
Dịch vụ vận tải đường sắt.
Dịch vụ vận tải đường bộ.
Dịch vụ vận tải đường ống.

1.3.2.4.3. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:





Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
Dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ thương mại bán buôn.
Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,



thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng.
Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

1.4. Trách nhiệm, phạm vi hoạt động của người giao nhận
1.4.1.Trách nhiệm của người giao nhận:
1.4.1.1. Khi người giao nhận là một đại lý
Phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và chịu trách nhiệm
về những lỗi lầm và thiếu sót như :




Giao nhận không đúng, chở hàng sai quy định.
Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã được hướng

dẫn.
• Thiếu sót khi làm thủ tục hải quan, không hoàn thuế.
• Ngoài ra còn chịu trách nhiệm thiệt hại về người và tài sản mà người giao
nhận đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình.
1.4.1.2. Khi đóng vai trò là người chuyên chở
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong những
trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện của mình mà còn
trong trường hợp anh ta tự phát hành vận tải của mình hay cam kết đảm nhiệm
trách nhiệm của người chuyên chở.
12


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng công ước quốc tế hoặc các quy tắc do phòng
thương mại quốc tế ban hành.
Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng của hàng hóa phát sinh như:






Do lỗi của khách hàng hoặc của người được ủy thác.
Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.
Do chiến tranh, đình công và các trường hợp bất khả kháng.

Ngoài ra người giao nhận không chịu về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng
được hưởng, về sự chậm trễ hoặc nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình
gây ra.

1.4.2. Phạm vi của người giao nhận
Phạm vi của người giao nhận cũng chính là nội dung cơ bản của dịch vụ giao
nhận. Trừ khi bản thân người gửi hàng (người nhận hàng) muốn tự mình tham gia
làm bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có
thể thay mặt người gửi hàng (người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng
hóa qua các khâu cho đến tay người nhận cuối cùng. Họ có thể làm trực tiếp, nhờ
đại lý hoặc nhờ người thứ ba.
Những dịch vụ mà người giao nhận thực hiện:


Chuẩn bị và tổ chức xếp dở, chuyên chở hàng hóa.



Ký kết hợp đồng với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước.



Làm thủ tục hải quan, gửi hàng, nhận hàng, kiểm dịch.




Mua bảo hiểm cho hàng hóa, thanh toán thu đổi ngoại tệ.



Nhận hàng từ người chuyên chở giao cho người nhận.



Gom hàng, lựa chọn phương tiện vận tải và tuyến đường chuyên chở
phù hợp.



Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa, bảo quản hàng hóa.
13


GVHD: Trần Thị Trà Giang


Nhận và kiểm tra chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa.



Thanh toán cước phí, chi phí xếp dở, lưu kho, lưu bãi…



Thông báo tình hình tổn thất hàng hóa.




Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại, bồi thường.



Tư vấn cho chủ hàng về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa.

Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp một số dịch vụ theo yêu cầu của chủ
hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận
chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài, cung cấp dịch vụ đa phương thức, phát
hành chứng từ…

1.5. Cơ sở pháp lí
1.5.1. Nguồn luật quốc tế
Trên thế giới hiện nay có một số công ước về giao nhận vận tải, về hoạt động
mua bán hàng hóa mà hầu hết các nước đều dựa vào đó để thực hiện hoạt động
mua bán ngoại thương, xuất nhập khẩu. Hơn nữa, từ các công ước quốc tế, một số
quốc gia đã xây dựng hệ thống luật pháp quốc gia về hoạt động mua bán , giao
nhận hàng hóa quốc tế.
Hiện nay về vận tải đường biển đang tồn tại song song 3 công ước quốc tế
điều chỉnh quan hệ pháp lí liên quan tới vận đơn và hợp đồng vận chuyển hàng
hóa đó là Hague Rules, Hague Visby Rules và Hamburg Rules. Trong đó, Hague
Rules quá thiên về lợi ích chủ tàu, Hamburg Rules lại nghiêng về che chắn cho
chủ hàng, vì vậy đại đa số các nước áp dụng Hague Visby Rules. Công ước
Hague Visby Rules gồm 18 chương với 96 điều và chứa đựng những khái niệm
chế định mới lần đầu tiên xuất hiện trong ngôn từ luật pháp hàng hải quốc tế như:
Performing Party, Controllong Party, Documentary Shipper… Một số điểm đáng
chú ý của công ước là áp dụng giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill) bên cạnh

vận đơn, có những quy định khuyến khích áp dụng thương mại điện tử và công
nhận chứng từ trong vận tải cũng có giá trị như chứng từ thông thường… Bên
14


GVHD: Trần Thị Trà Giang

cạnh đó là Công ước Vienna về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên
Hợp quốc được thông qua năm 1980. Công ước này áp dụng đối với các hợp
đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước
là thành viên của công ước, song công ước có sự nhất quán trong việc nhấn mạnh
yếu tố tự do hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy định khác.
Về vận tải đường hàng không hiện nay có các công ước và Nghị định thư sau
đây liên quan: Công ước Vacsava là công ước quốc tế để thống nhất một số quy
tắc về vận tải hàng không quốc tế, Nghị định thư sửa đổi Công ước Vac-sa-va
được kí kết năm 1955 gọi tắt là Nghị định thư Hague, Công ước bổ sung Công
ước Vac-sa-va được kí kết năm 1961 gọi tắt là Công ước Guadalajara, Nghị định
thư sửa đổi công ước Vac-sa-va kí kết năm 1971 gọi tắt là Nghị định thư
Guatemala 1971, ngoài ra còn có các công ước khác như Công ước Motréal 1999,
Công ước Paris 191.v.v…

1.5.2. Nguồn luật Việt Nam
Trước hết, vì hoạt động giao nhận là hành vi thương mại cho nên sẽ chịu sự
điều chỉnh từ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành năm
2005 áp dụng đối với các cá nhân hoạt động thường xuyên, độc lập; các thương
nhân hoạt động thương mại; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan tới
thương mại.
Năm 2005, Quốc hội đã ban hành bộ luật hàng hàng hải số 40/2005/QH11
thay thế cho bộ luật hàng hải năm 1990 hoàn thiện hơn các quan hệ pháp luật phát
sinh từ hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng

biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn và an ninh hàng hải, trách nhiệm dân
sự của chủ tàu, tổn thất chung, giải quyết tranh chấp hàng hải, phòng ngừa ô
nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào
mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.

15


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Còn về chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam được thực
hiện trên cơ sở quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành ngày
26/12/1991, sửa đổi, bổ sung năm 1995 và 2006, và Điều lệ vận chuyển hàng hóa
quốc tế của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam ban hành ngày 27/10/1993.
Các văn bản pháp luật được ban hành như: Luật Hải quan số 54/2014/QH13
ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2015, mới nhất là Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính
Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

1.5.3. Tập quán thương mại quốc tế
Ngoài các bộ luật cũng như Công ước quốc tế về mua bán hàng hóa thì trên
thị trường hiện nay còn có bộ quy tắc về thương mại quốc tế do Phòng Thương
mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế được
gọi chung là INCOTERMS.
Tuy không phải là một yếu tố bắt buộc trong hợp đồng mua bán quốc tế
nhưng việc dẫn chiếu đến Incoterms sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ và trách nhiệm
tương ứng của mỗi bên, làm giảm nguy cơ rủi ro có thể gặp phải về mặt pháp lí.
Chính vì vậy các bên tham gia giao dịch thương mại quốc tế cần phải nắm rõ đặc
điểm sử dụng của Incoterms để ứng dụng trong các giao dịch một cách linh hoạt.

Incoterms (International Commerce Terms - các điều khoản thương mại quốc
tế) được phát hành nhằm mục đích là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải
thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong hoạt động ngoại thương,
làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ
người bán đến người mua. Tính đến nay đã có 6 phiên bản Incoterms, bao gồm:
Incoterms 1936, Incoterms 1953, Incorterms 1980, Incoterms 1990, Incoterm
2000 và Incoterms 2010.
16


GVHD: Trần Thị Trà Giang
1.6.

Quy trình tổng quan về giao nhận hàng hóa xuất khẩu
chuyên chở bằng đường hàng không

Tiếp nhận hồ sơ từ
khách hàng

Chuẩn bị hàng
hóa, đặt booking

Chuẩn bị chứng
từ

Thanh lí tờ khai

Soi chiếu an ninh
và gởi chứng từ
qua nước NK


Thủ tục hải quan
điện tử

Gởi hàng hóa

Tổ chức nhận vận
chuyển hàng hóa
vào kho

Lấy Master AWB
và lập House AWB

17


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Chương 2: Quy trình giao nhận găng tay da
xuất khẩu bằng đường hàng không tại công
ty TNHH Dịch Vụ, Vận Tải và Thương Mại
Việt Hoa
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1. Giới thiệu công ty


Tên giao dịch tiếng việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ, VẬN TẢI &
THƯƠNG MẠI VIỆT HOA




Tên giao dịch quốc tế: VIETHOA TRANSPORT SERVICE &
TRADING CO.LTD



Ngày thành lập: 26/08/1998



Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ



Tổng tài sản hơn 20.000.000.000 VNĐ



Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Dương Công Đạt



Tổng Giám đốc: Ông Dương Thành Khuấn.



Số lượng nhân viên: trên 400 nhân viên




Mạng lưới: 01 trụ sở chính, 04 chi nhánh, 01 công ty liên doanh,
khohàng bãi đậu xe, liên kết rộng khắp với hãng tàu, hãng hàng không,
đại lý hãng tàu rộng khắp các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam và toàn
thế giới.



Văn phòng chính: 284 Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 04, Thành
Phố Hồ Chí Minh.
18


GVHD: Trần Thị Trà Giang


Điện thoại: (84) 8 904 2520/ (84) 8 825 3969



Fax: (84) 8 940 2601



Website:



Email:




Mã số thuế: 0301972094

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Dịch vụ vận tải:



Vận tải nội địa.
Đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và hàng không.

Uỷ thác Xuất Nhập Khẩu:




Nhập khẩu hàng hoá.
Xuất hàng đi các nước.
Kí kết hợp đồng thương mại.

Dịch vụ giao nhận:




Giao nhận hàng hoá nội địa.
Dịch vụ gom hàng.
Dịch vụ thủ tục hàng hoá XNK, hàng chuyển cửa khẩu…

Kinh doanh kho bãi:



Kinh doanh kho bãi trung chuyển phục vụ cho việc tập kết hàng xuất nhập




khẩu của các đơn vị kí gửi.
Đại lý giao nhận cho các công ty ở nước ngoài.
Hiện nay, Việt Hoa đang làm đại lý cho các công ty giao nhận hàng hoá

lớn ở các nước: Hongkong, Nhật, Trung Quốc, EU và Mỹ.
• Các dịch vụ do đại lý cung cấp bao gồm: liên lạc với hãng tàu, liên lạc với
hãng tàu thông báo cho khách hàng...

2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.3.1. Lịch sử hình thành
19


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Dịch vụ vận tải, giao nhận ngày càng thể hiện và chứng minh vai trò quan
trọng của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Từ khi nước
ta mở rộng giao thương với các nước trên thế giới, nhiều công ty nước ngoài thấy
được Việt Nam là thị trường tiềm năng. Từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu vào nước ta.
Sự phát triển đó tất yếu dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ. Để đáp ứng
được điều này, giao nhận và kho vận Việt Nam đã có những thay đổi kịp thời
nhằm thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ giao nhận cũng như nhu cầu chuyên chở hàng

hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng và mở rộng thị trường
vận tải giao nhận container đường biển.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải Việt Hoa là một trong những
công ty ra đời trong hoàn cảnh trên. Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận
Tải Việt Hoa được thành lập vào ngày 26/08/1998 theo Giấy phép Kinh doanh số
4102000806 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
2.1.3.2. Quá trình phát triển
Tháng 09/2006 nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Uy tín về Chất lượng” qua
bình chọn của phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức.
Tháng 12/2006 Việt Hoa được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO
9001/2000 do VBQI của Vương quốc Anh công nhận.
Tháng 09/2005 Việt Hoa Group Việt Nam là một trong những doanh nghiệp,
có các giải pháp sáng tạo phát triển thị trường.
Việt Hoa được xếp hạng tín nhiệm hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2005.
Việt Hoa luôn có mặt trong các phong trào đền ơn đáp nghĩa, công tác từ
thiện xã hội vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Việt Hoa Group hiện đang phục vụ trên 1.000 khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ với “các dịch vụ trọn gói” bao gồm từ khâu nhận hàng đến vận tải quốc tế,
khai thuế hải quan, nhập xuất ủy thác cung cấp dịch vụ trọn gói như cho thuê kho
20


GVHD: Trần Thị Trà Giang

bãi, bốc xếp và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận ký với các tổ
chức Doanh nghiệp khu công nghiệp khu chế xuất. Đối với các doanh nghiệp nhà
nước và tư nhân có quy mô lớn, Việt Hoa Group đang cung cấp một loạt các dịch
vụ hỗ trợ trọn gói, bảo đảm chất lượng ổn định theo nhu cầu của khách hàng.
Từ ngày thành lập cho đến nay, công ty Việt Hoa đã tạo dựng cho mình một

hình ảnh cũng như một thế đứng vững chắc về các hoạt động vận tải và giao
nhận, đăc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu và đã thiết lập những mối quan hệ
khá bền vững với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Công ty luôn hoạt động
theo phương châm:
 Uy tín, tận tâm
 An toàn chất lượng
 Mọi lúc mọi nơi
 Giá cả cạnh tranh

Ngoài ra, Công ty còn là thành viên của hiệp hội vận tải tòan cầu của Anh
(Global Freight Group) và tập đoàn AFLN của Mỹ, do đó nhiều công ty lớn của
nước ngoài như: Japan Vanline, Shinjoyo Elemen của Nhật, Orking của Trung
Quốc… đã tín nhiệm hợp tác và chọn Việt Hoa làm đại lý giao nhận hàng hoá.
Những thành quả đạt được hôm nay cho thấy công ty Việt Hoa đã có những
chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn kết hợp với đầu tư và am hiểu thị
trường, vận dụng hiệu quả các chính sách Marketing, và luôn thực hiện phương
châm: “uy tín - tận tình - giá cả cạnh tranh” nên nhanh chóng tạo lập được niềm
tin nơi khác hàng. Đây là điều quan trọng sẽ giúp công ty có thêm nhiều khách
hàng trong thời gian tới. Cũng nhờ ý thức kinh doanh năng động, đa dạng các
ngành nghề, công ty đã đạt kế hoạch để đảm bảo và phát triển nguồn vốn, nâng
cao doanh thu nhằm đem lại lợi nhuận, quan trọng nhất là hoàn thành nghĩa vụ
của công ty đối với Nhà nước.

2.1.4. Hệ thống tổ chức của công ty
21


GVHD: Trần Thị Trà Giang

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

Hiện tại số nhân viên của công ty trên 400 người, được phân bổ trải đều các
phòng ban: phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán tài vụ. Nhân
viên phòng kinh doanh bao gồm nhân viên của đại lý tàu biển, bộ phận kinh
doanh Xuất nhập khẩu, bộ phận kho – vận tải ô tô và bộ phận giao nhận.
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
• Cơ quan quản lý:
 Giám đốc là người có quyền cao nhất ra các quyết định, giao công việc

cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trước ban quản trị.
 Phó giám đốc là người có quyền cao thứ hai trong công ty nhưng vẫn
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có trách nhiệm về các lĩnh vực và
thực hiện các công việc khi giám đốc đi công tác.
• Cơ quan chức năng :
 Phòng hành chính: phụ trách công việc quản trị , tuyển dụng về quản lý
nhân sự trong công ty. Phòng hành chính tổ chức lao động và an toàn lao
động , xem xét đến tình hình thực hiện các quyết định mức lao động và
năng suất lao động.
 Phòng kế toán tài vụ : phụ trách thu chi của công ty, lên sổ sách kế toán ,

đánh giá tình hình hoạt động của công ty . Cung cấp các số liệu, thông tin
thực hiện để phục vụ công tác dự báo và quản lý các mặt nghiệp vụ của
các phòng khác.
 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là bộ phận quan trọng nhất trong cơ
cấu tố chức của công ty, thực hiện hầu hết các công việc liên quan đến
hoạt động kinh doanh của công ty.
Đứng đầu các phòng là trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành phòng mình hoạt
động theo chuyên môn .
• Các bộ phận :
 Bộ phận đại lý tàu biển: Theo dõi lịch tàu và thông báo tàu đến, tàu đi


cho khách hàng, chịu trách nhiệm liên hệ với hãng tàu trong và ngoài
22


GVHD: Trần Thị Trà Giang

nước, thu cước cho công ty nếu là cước trả sau, làm các chứng từ và thủ
tục Hải Quan cho khách.
 Bộ phận kho và vận tải: Chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá trong kho,

thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của từng loại hàng. Quản lý đội xe
chở container, hệ thống kho riêng và tổ chức việc chở hàng cho công ty.
 Bộ phận giao nhận:
 Thực hiện tất cả các nội dung công việc trong hoạt động kinh doanh

XNK : từ khi lên chứng từ đến khi hoàn tất thủ tục xuất hàng nước
ngoài hoặc nhập hàng về kho của doanh ngiệp đăng ký làm dịch vụ .
 Tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh XNK các mặt hàng phục
vụ cho khách hàng.
 Giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng một cách nhanh gọn và dứt

điểm cho từng lô hàng .
 Tiết kiệm chi phí mức thấp nhất, tạo uy tín tốt đối với khách hàng.
 Bộ phận uỷ thác XNK:
 Với danh nghĩa của công ty, Việt Hoa giúp các khách hàng làm thủ tục

XNK. Thực hiện các công việc phải làm để XNK lô hàng của khách
hàng yêu cầu.
 Văn phòng đại diện (các chi nhánh ): thuộc sự quản lý trực tiếp của
văn phòng chính.

2.1.4.3. Tình hình nhân sự của công ty
Nguồn lực của công ty hiện nay gồm có 400 người và được thống kê như sau:
Đội ngũ nhân viên hiện nay hầu hết đã được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ , có
kinh nghiệm thực tế và nhiệt tình đối với công việc. Mỗi cá nhân được bố trí,
phân công công việc cụ thể, một cách chặt chẽ, chuyên môn hóa theo từng linh
vực hoạt động.
2.1.4.4. Mục tiêu của công ty
23


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền
vững của công ty.
Mở rộng thị trường dịch vụ tìm kiếm nguồn khách hàng.
Tìm hiểu thị trường nhằm mục tiêu xuất khẩu hàng hóa.
2.1.4.5. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.1.4.5.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Doanh thu

20.774


18.701

24.840

Chi phí

14.014

13.051

17.489

Lợi nhuận trước thuế

6.760

5.650

7.351

Lợi nhuận sau thuế

5.070

4.237

5.513

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất- nhập khẩu)

Bảng 2.1.4.5.2:Bảng chênh lệch về giá trị và tỷ trọng các chỉ tiêu kinh doanh.
Đơn vị tính:Triệu đồng
Năm 2012/2013
Chênh lệch

Tỷ

Giá trị

(%)

Năm 2013/2014
trọng

Giá trị

Tỷ trọng
(%)

Doanh thu

-2.073

-9,97

+6.139

+32,83

Chi phí


-962

-6,86

+4.437

+34

Lợi nhuận trước thuế

-1.110

-16,42

+1.702

+30,12

Lợi nhuận sau thuế

-832

-16,42

+1.276

30,12

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất- nhập khẩu)

24


GVHD: Trần Thị Trà Giang

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 cho thấy lợi
nhuận năm 2014 chiếm cao nhất, và lợi nhuận năm 2013 chiếm thấp nhất. Điều
này cho thấy trong năm 2014 công ty đã hoạt động hiệu quả nhưng năm 2013 lại
hoạt động chưa có hiệu quả.
Năm 2012/ 2013 : Lợi nhuận giảm là do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
Doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012 là 2.073 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
giảm là 9,97%, đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 832 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ giảm là 16,42%.
Chi phí năm 2013 giảm so với năm 2012 là 962 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ
giảm là 6,86% đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng. Nguyên nhân là
do trong năm 2013 công ty không đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị mới mà tận
dụng những cơ sở kỹ thuật hiện có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên do tốc độ giảm của chi phí không tương ứng với tốc độ giảm của
doanh thu nên lợi nhuận thu được đạt không cao, điều này chứng tỏ hoạt động của
công ty trong năm 2013 không hiệu quả. Mặc dù vào thời điểm khủng hoảng,
doanh thu có sụt giảm nhưng công ty đã biết cắt giảm các chi phí không thật cần
thiết. Công ty đã có nhiều thời điểm doanh thu giảm sút (đặc biệt vào năm 2013),
khi khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu của việc gảm sút doanh thu này.
Nhưng công ty đã biết điều chỉnh mức chi phí của mình để không làm tỷ suất lợi
nhuận giảm sâu hơn..
Năm 2013/2014: Lợi nhuận tăng là do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Doanh
thu năm 2014 tăng so với năm 2013 là 6.139 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là
32,83%. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 1.276 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,12%. Nguyên nhân của việc tăng này là do tình
hình kinh tế thị trường đã dần ổn định trở lại, nhu cầu của khách hàng đã tăng lên

nên công ty đã gia tăng hoạt động dịch vụ của mình.

25


×