Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

LỒNG GHÉP BỆNH LAO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.26 KB, 67 trang )

BỘ MÔN LAO
-----------ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

LỒNG GHÉP BỆNH LAO TRONG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Niên khóa 2012 -2018


BỘ MÔN LAO
------------

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

LỒNG GHÉP BỆNH LAO TRONG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU


LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................6
Phần II: NỘI DUNG..........................................................................................8
I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH LAO.........................................................................8
1. Lịch sử tìm ra vi khuẩn lao và ngày chống lao.......................................8
2. Đặc điểm vi khuẩn lao.............................................................................8
3. Đặc điểm bệnh lao...................................................................................9


II. DỊCH TỂ HỌC BỆNH LAO.....................................................................9
1. Tình hình bệnh lao trên toàn thế giới......................................................9


2. Tình hình bệnh lao Việt Nam................................................................11
3. Chẩn đoán lao........................................................................................12
4. Vai trò cụ thể tuyến y tế cơ sở...............................................................13
III. Đại cương chăm sóc sức khỏe ban đầu..................................................14
1. Đại cương về chăm sóc sức khỏe ban đầu............................................14
2. Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu........................16
IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO..........................................................................26
1. Hóa trị liệu tiêu chuẩn:..........................................................................26
2. Giám sát điều trị....................................................................................28
3. Chiến lượt Directly Observed Treatment ( DOTS)..............................28
4. Nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu và tác dụng phụ của thuốc......30
V. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LAO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
BAN ĐẦU....................................................................................................34
1. Giáo dục sức khỏe truyền thông...........................................................34
2. Các hoạt động ACMS và thông điệp chủ chốt.....................................36
3. Tiêm chủng...........................................................................................40
4. Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng...........................................44
1. CÁC YẾU TỔ THUẬN LỢI DỄ MẮC LAO VÀ CƠ CHẾ LÂY
TRUYỀN......................................................................................................44
1.1 Các yếu tố thuận lợi dễ mắc lao..........................................................44
1.2 Cơ chế lây truyền................................................................................44
1.3 PHÁT HIỆN NGUỒN LÂY...............................................................45
1.4 LOẠI BỎ NGUỒN LÂY BẰNG ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU THUỐC
KHÁNG LAO...........................................................................................46


1.5 CÁCH LY BỆNH NHÂN:..................................................................47
1.6 XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ ĐỒ DÙNG BỆNH NHÂN........................48
1.7 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG...................................................................48
2. PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM LAO TRONG CƠ SỞ Y TẾ................48

3. DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM LAO Ở HỘ GIA ĐÌNH...............................50
4. DINH DƯỠNG........................................................................................51
4.1 DINH DƯỠNG CHUNG CHO CỘNG ĐỒNG..................................51
4.2 Suy dinh dưỡng...................................................................................54
4.3 Mối liên hệ giữa suy dinh dưỡng và lao:.............................................58
4.4 Dinh dưỡng cho bệnh nhân Lao..........................................................61
4.5 DINH ĐƯỜNG VÀ CÁC THUỐC KHÁNG LAO............................63
PHẦN 3: KẾT LUẬN.....................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................67


Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao-Mycobacterium
tuberculosis gây ra, thường gặp nhất ở phổi ngoài ra có thể gặp ở tất cả các cơ
quan như hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần
hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp....
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố vào tháng 10 năm 2016,ước
tính trên toàn thế giới có 10,4 triệu trường hợp mới mắc lao, trong đó có 5,9
triệu (56%) là nam giới, 3,5 triệu (34%) là nữ giới, còn lại là trẻ em (10%).
Trên thế giới, tốc độ suy giảm tỷ lệ mắc bệnh lao vẫn chỉ ở mức 1,5% giai
đoạn 2014-2015. Vào năm 2015, có khoảng 1,4 triệu người tử vong vì bệnh
lao. Mặc dù số lượng tử vong vì bệnh lao đã giảm 22% từ năm 2000 đến 2015
nhưng bệnh lao vẫn còn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trên toàn thế giới trong năm 2015.
Ở Việt Nam, Theo Chương trình chống lao quốc gia năm 2015, cả
nước đã phát hiện và điều trị cho tổng số 102.655 bệnh nhân lao, tỷ lệ điều trị
khỏi trên 90%. Hiệu quả của Chương trình chống lao quốc gia năm 2015 được
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá tốt, tốc độ giảm hằng năm 4,6% số
hiện mắc và giảm 4,4%. Tuy nhiên, theo đánh giá WHO, Việt Nam vẫn đứng

thứ 14 trong 20 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất trên toàn cầu, thứ 11
trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới vì
vậy công tác phòng, chống lao và phát hiện lao rất cần sự chung tay của các
cấp, các ngành và của cả cộng đồng.
Công tác chống lao và hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ) là hai tác động qua lại và hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Tại các
nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, trong đó có Việt Nam, kết quả đạt
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

6


được trong công tác chống lao không thể tách rời hoạt động CSSKBĐ. Một
cách tương tự, chương trình CSSKBĐ sẽ không thực sự có hiệu quả khi
không bao gồm hoạt động chống lao. Khi hoạt động chống lao lồng ghép
trong hoạt động CSSKBĐ thì việc phát triển và quản lý điều trị bệnh nhân lao
sẽ được cải thiện và có khả năng triển khai cho toàn dân.
Các dịch vụ CSSKBĐ hướng vào phần đông dân chúng có các vấn đề
sức khỏe. Bệnh lao có tỷ lệ mắc cao tại các nước nghèo. Triệu chứng lâm sàng
thường gặp của bệnh lao là ho, đó là dấu hiệu phổ biến nhất trong số người
đến khám tại các cơ sở y tế. Quản lý bệnh nhân một cách hiệu quả (bao gồm
các khâu phát hiện, điều trị và quản lý điều trị) là nguyên tắc bất di bất dịch
của bất kỳ Chương trình Chống lao nào vì quản lý bệnh nhân hiệu quả có tính
khả thi và mang lại hiệu quả cao, thì sẽ: giảm nhanh tỷ lệ chết; giảm nhanh
nguồn lây đưa đến giảm sự lan truyền bệnh trong cộng đồng; giảm tỷ lệ mới
mắc và hiện mắc do việc giảm nguy cơ nhiễm lao; phòng ngừa lan truyền vi
khuẩn lao kháng đa thuốc.
Trong bài tiểu luận này chúng em sẽ phân tích mối liên quan giữa lồng
ghép bệnh lao với chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời nêu ra hướng tiếp
cận, quản lí và thực hiện mục tiêu này.

Mục tiêu:
-

Tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh lao và chương trình

CSSKBĐ
- Xác định sự ảnh hưởng của CSSKBĐ đến việc dự phòng và
điều trị bệnh lao.
- Đề ra giải pháp cần thiết để lồng ghép bệnh lao vào công tác
CSSKBĐ

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

7


Phần II: NỘI DUNG
I.

ĐẠI CƯƠNG BỆNH LAO

1. Lịch sử tìm ra vi khuẩn lao và ngày chống lao
10000 năm trước Công nguyên người ta đã phát hiện các khối u cột sống
đặc trưng của bệnh lao ở người và tranh khắc gù lưng trên mộ cổ Ai Cập hình
ảnh của bệnh Potts. Y văn cổ nhất về bệnh lao được phát hiện từ 700 năm
trước công nguyên ở Ấn Độ, bệnh lao được xếp vào một trong “Tứ chứng nan
y”. Từ thời Hippocrates (460-377 trước công nguyên), đã mô tả tỉ mỉ về bệnh
mà ông gọi là “Phtisis” cho đến thế kỷ XIX con người chưa biết nhiều về
nguyên nhân gây bệnh và cho rằng bệnh lao là một căn bệnh di truyền hay
bệnh khó chữa . Cho đến năm 1865 Villemin là người đầu tiên chứng minh

thực nghiệm tính chất lây truyền của bệnh lao. Cho đến Chủ nhật 24/3/1882
tại Berlin (Đức) bác sỹ Robert Koch Quốc tịch Đức đã công bố kết quả đã tìm
ra vi khuẩn Lao và đặt tên là Bacillus de Koch (viết tắt là BK).Năm 1891
Robert Koch tiếp tục thông báo kết quả thực nghiệm trên chuột lang, một vấn
đề hết sức cơ bản trong bệnh lao - đó là "hiện tượng Koch". Kết quả này đã
gây nên một tiếng vang lớn đối với lịch sử nghiên cứu bệnh lao trên toàn thế
giới.
Ngày 24/3/1992: nhân kỷ niệm 100 năm ngày Robert Koch phát hiện ra Vi
khuẩn Lao, Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội chống Lao Quốc tế đã tài trợ để
tổ chức Ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao.
Ngày 24/3/1998: lần đầu tiên được coi là ngày chính thức của Liên hợp
quốc
Ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao được tổ chức thường xuyên vào
ngày 24/3 hàng năm ở tất cả các Quốc gia trên toàn thế giới nhằm mục đích
phổ biến rộng rãi, tăng cường kiến thức và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đối với
công tác phòng chống lao.
2. Đặc điểm vi khuẩn lao
Tên khoa học: MicobacteriumTuberculosis
Đặc điểm: trong môi trường tự nhiên tồn tại 3 - 4 tháng, bị tiêu diệt bởi
ánh sang mặt trời sau vài giờ .Là loại vi khuẩn hiếu khí, sinh sản chậm, trung
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

8


bình cứ 20 – 24 giờ/1lần khuẩn lao nhân đôi tế bào, có khi hàng tháng, thậm
chí hàng năm “nằm vùng” ở tổn thương không sinh sản và tiến triển cho đến
khi khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể tái phát triển lại. Đặc biệt, vi
khuẩn lao có khả năng kháng thuốc rất mạnh.
3. Đặc điểm bệnh lao

Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn BK gây ra.
Nguồn lây chủ yếu từ người Lao phổi AFB(+) thông qua đường hô hấp khi
bệnh nhân ho, hắt hơi, nhổ nước bọt, đàm trong chu trình giao tiếp. Không có
nơi nào tránh được vi khuẩn Lao;bất kỳ ai hít thở không khí cũng bị đe doạ.
Bệnh lao trải qua hai giai đoạn: giai đoạn lao nhiễm và lao bệnh. Chỉ 5 đến
10% người nhiễm lao trở thành bệnh nhân lao, khi có các điều kiện thuận lợi
để vi khuẩn lao phát triển như: suy giảm miễn dịch, HIV, suy dinh dưỡng…
Bệnh lao hoàn toàn có thể phòng và điều trị tốt bằng việc tiêm vắcxin
BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi cùng với phát hiện sớm và điều trị
đúng.
Bệnh lao là một bệnh xã hội ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới. Trong
từng chế độ xã hội, mức sống, hoàn cảnh sinh hoạt, các hiện tượng xã hội,
thiên tai chiến tranh đều ảnh hưởng đến bệnh lao.
Vi khuẩn Lao kháng đa thuốc đã lan tràn không thể đẩy lùi được, là hiểm
họa khôn lường của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
II.

DỊCH TỂ HỌC BỆNH LAO

1. Tình hình bệnh lao trên toàn thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mặc dù đã đạt được một số thành
tựu đáng kể trong công tác chống lao nhưng bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một
trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu. Ước tính năm 2013,
trên toàn thế giới có khoảng 9 triệu người mắc lao; 13% trong số mắc lao có
đồng nhiễm HIV.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh
nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, trong đó có khoảng
510.000 phụ nữ chết do lao. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn
biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2013, trên toàn cầu
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu


9


ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5% trong số bệnh nhân mới và là
20,5% trong số bệnh nhân điều trị lại
Trong năm 2014, có 9,6 triệu ngươi bị bệnh lao và 1,5 triệu người chết do
bệnh lao. Hơn 95% trường hợp tử vong do lao xảy ra ở các nước thu nhập
thấp và thu nhập trung bình, và nó là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi 15-44.
Trong năm 2014, ước tính có khoảng 1 triệu trẻ em bị bệnh lao và 140 000
trẻ em không nhiễm HIV chết vì bệnh lao.
Bệnh lao là một kẻ giết người hàng đầu của ngươi sống chung với HIV,
trong năm 2015,1 trong 3 trường hợp HIV tử vong là do bệnh lao Bệnh lao
kháng đa thuốc (MDR’TB) hiện diện trong hầu như tất Cà các nước được
khảo sát.
Cục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Của mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi dịch
bệnh lao vào năm 2015 đã được đáp ứng trên toàn câu. Tỷ lệ bệnh lao đã giảm
trung bình 1,5% mỗi năm kể từ năm 2000 và bây giờ là thấp hơn so với mức
của năm 2000 là 18%. Tỷ lệ tử vong do lao đã giảm 47% từ năm 1990 đến
năm 2015. Ước tính có khoảng 43 triệu người đã được cứu thông qua chẩn
đoán và điều trị lao giữa năm 2000 và 2014. Kết thúc dịch bệnh lao vào năm
2030 là một trong những mục tiêu sức khỏe của các Mục tiêu Phát triển bền
vững mới được thông qua.
Khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis
(M.tuberculosis). Mỗi năm ước tính khoảng 8.4 triệu ca bệnh lao mới và
khoảng 2 triệu người tử vong do bệnh này. M. Tuberculosis giết chết nhiều
người hơn bất kỳ tác nhân lây nhiễm nào khác. Bệnh lao ảnh hưởng không
nhỏ đến những người ở nhóm tuổi lao động sản xuất . Ở khu vực châu Âu của
WHO, thanh niên và người lớn tuổi chết vì bệnh lao nhiều hơn bất kỳ bệnh

truyền nhiễm nào khác.
Trên toàn cầu trong năm 2014, ước tính có khoảng 480 000 ngươi phát
triển bệnh lao đa khảng thuôc (MDR-TB).Bệnh lao đa kháng (MDR-TB) đe
doạ nghiêm trọng đến việc duy trì một chiến lược kiểm soát lao hiệu quả ở
những quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, hậu quả của việc điều trị không
đầy đủ hoặc không hoàn toàn, có thể do sử dụng thuốc kháng lao không đều
đặn hoặc phác đồ không phù hợp. Nó cũng có thể là do sự gián đoạn trong
việc cung cấp thuốc thiết yếu hoặc bởi các loại thuốc có chất lượng kém. Nếu
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

10


bệnh nhân chưa hoàn thành điều trị hoặc nếu việc điều trị không hiệu quả,
người đó vẫn tiếp tục lây truyền M. tuberculosis, mà có thể kháng thuốc tiên
phát. MDR-TB cần khoảng hai năm để điều trị và do đó mất nhiều thời gian
điều trị hơn so với lao nhạy cảm thuốc. Thuốc điều trị MDR-TB cũng đắt hơn
và hiệu quả thấp hơn.
Lao là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở những người bị nhiễm
HIV trên toàn thế giới. Nhiễm HIV thúc đẩy sự phát triển của bệnh lao do làm
suy giảm hệ miễn dịch. Thêm vào đó, bệnh lao hoạt động cũng tiếp tục ức chế
hệ miễn dịch của người đang sống với HIV/AIDS. Vì vậy, khi một bệnh nhân
được chẩn đoán mắc cả lao và HIV, cả hai bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Tỷ lệ
mắc lao ở người nhiễm HIV phụ thuộc vào tỷ lệ hiện mắc của bệnh lao trong
khu vực. Những thách thức cụ thể có thể được mong đợi ở những quốc gia có
gánh nặng bệnh lao cao, nơi mà phạm vi ảnh hưởng của HIV đang gia tăng.
Dịch HIV gia tăng sẽ làm gia tăng số ca tử vong do lao .
Nhiều bệnh nhân lao thuộc nhóm người dễ bị tổn thương về mặt xã hội,
bao gồm những người nghiện rượu hoặc ma túy, tù nhân hoặc cựu tù nhân,
người di cư, thất nghiệp, người vô gia cư hoặc các nhóm có nguy cơ khác.

Quá trình phát hiện và điều trị bệnh lao một cách chính xác trong những quần
thể này đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết để ngăn ngừa sự
lây lan của bệnh lao trong cộng đồng.
2. Tình hình bệnh lao Việt Nam
Tại Việt Nam 44% dân số nhiễm lao, Thống kê của ngành y tế cho biết
mỗi năm có tới 200.000 người nhiễm lao mới trong đó 30.000 người chết.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 trong 22 nước có bệnh lao cao nhất toàn
cầu ( theo đánh giá mới Việt Nam đứng thứ 14 trong 30 quốc gia), và xếp thứ
14/27 nước có gánh nặng bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao nhất (theo đánh
giá mới Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 quốc gia). Thống kê của ngành y tế
cho biết mỗi năm, nước ta có tới 200.000 người bệnh mắc lao mới và số
người chết là 30.000 người.
Năm 2014, CTCLQG đã phát hiện được 102.070 bệnh nhân lao các thế, tỷ
lệ phát hiện là 111/100000 dân, đạt 96.3% chỉ tiêu số bệnh nhân các thể phát
hiện cả năm (105.960 bệnh nhân). Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới phát
hiện là 49.844, tỷ lệ phát hiện AFB (+) là s4,snoo.ooo dân, đạt 92,300 chỉ tiêu
về tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB dương tính mới trên 100.000 dân cả năm. Tỷ

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

11


lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới duy trì ở mức cao 89.9°o đạt
mục tiêu để ra là > 85% .
Hiện nay, chúng ta đang sống cùng 100.000 bệnh nhân lao là nguồn lây
nhiễm cho bất cứ ai, 6000 bệnh nhân lao kháng thuốc mỗi năm, tính trung
bình cứ 3 bệnh nhân lao có 1 bệnh nhân lao kháng thuốc, điều đó đã đặt Việt
Nam thuộc 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc nhất thế giới. Cứ
1 bệnh nhân lao có thể lây cho 15- 20 người / năm.

Điều kiện điều trị lao ở nước ta còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực chưa
đảm bảo: số lượng bác sĩ : 1,58 / 100.000 dân, trong khi có tỉ lệ trung bình
chuẩn là 12 / 100.000 dân; tiến bộ khoa học trong điều trị lao chưa được áp
dụng trong chẩn đoán và điều trị. Do lao là bệnh được điều trị miễn phí nên
hàng năm tiêu hụt không nhỏ ngân sách của nhà nước… Thêm vào đó là sự
không hợp tác của người bệnh khi tự điều trị ( dấu bệnh vì sợ thái độ kì thị),
bỏ dở quá trình điều trị, điều trị không đúng phương pháp …khiến cho khuẩn
lao trong người bệnh có khả năng kháng thuốc cao. Chi phí điều trị cho một
bệnh nhân mang khuẩn lao kháng thuốc, siêu kháng thuốc cao hơn hàng chục,
hàng trăm lần so với bệnh nhân lao thông thường.
3. Chẩn đoán lao
Tại Việt Nam 44% dân số nhiễm lao, Thống kê của ngành y tế cho biết
mỗi năm có tới 200.000 người nhiễm lao mới trong đó 30.000 người chết.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 trong 22 nước có bệnh lao cao nhất toàn
cầu ( theo đánh giá mới Việt Nam đứng thứ 14 trong 30 quốc gia), và xếp thứ
14/27 nước có gánh nặng bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao nhất (theo đánh
giá mới Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 quốc gia). Thống kê của ngành y tế
cho biết mỗi năm, nước ta có tới 200.000 người bệnh mắc lao mới và số
người chết là 30.000 người.
Năm 2014, CTCLQG đã phát hiện được 102.070 bệnh nhân lao các thế, tỷ
lệ phát hiện là 111/100000 dân, đạt 96.3% chỉ tiêu số bệnh nhân các thể phát
hiện cả năm (105.960 bệnh nhân). Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới phát
hiện là 49.844, tỷ lệ phát hiện AFB (+) là s4,snoo.ooo dân, đạt 92,300 chỉ tiêu
về tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB dương tính mới trên 100.000 dân cả năm. Tỷ
lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới duy trì ở mức cao 89.9°o đạt
mục tiêu để ra là > 85% .
Hiện nay, chúng ta đang sống cùng 100.000 bệnh nhân lao là nguồn lây
nhiễm cho bất cứ ai, 6000 bệnh nhân lao kháng thuốc mỗi năm, tính trung
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu


12


bình cứ 3 bệnh nhân lao có 1 bệnh nhân lao kháng thuốc, điều đó đã đặt Việt
Nam thuộc 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc nhất thế giới. Cứ
1 bệnh nhân lao có thể lây cho 15- 20 người / năm.
Điều kiện điều trị lao ở nước ta còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực chưa
đảm bảo: số lượng bác sĩ : 1,58 / 100.000 dân, trong khi có tỉ lệ trung bình
chuẩn là 12 / 100.000 dân; tiến bộ khoa học trong điều trị lao chưa được áp
dụng trong chẩn đoán và điều trị. Do lao là bệnh được điều trị miễn phí nên
hàng năm tiêu hụt không nhỏ ngân sách của nhà nước… Thêm vào đó là sự
không hợp tác của người bệnh khi tự điều trị ( dấu bệnh vì sợ thái độ kì thị),
bỏ dở quá trình điều trị, điều trị không đúng phương pháp …khiến cho khuẩn
lao trong người bệnh có khả năng kháng thuốc cao. Chi phí điều trị cho một
bệnh nhân mang khuẩn lao kháng thuốc, siêu kháng thuốc cao hơn hàng chục,
hàng trăm lần so với bệnh nhân lao thông thường.
4. Vai trò cụ thể tuyến y tế cơ sở
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện tại tuyến y tế cơ sở, bao gồm
tuyến huyện và tuyến xã.
1.Tuyến huyện:
Là tuyến cơ sở thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như tuyến
đầu tiên, cơ bản triển khai chương trình phòng chống lao.
Trách nhiệm Tổ chống lao tại tuyến huyện:
+ Phát hiện lao phồi bằng soi đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao.
+ Đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
+ Chỉ định điều trị ngoại trú tại xã nơi gần nhà bệnh nhân nhất.
+ Giám sát việc thực hiện chương trình phòng, chống bệnh lao tại tuyến xã.
+ Phối hợp với các ban nghành, đoàn thể trong địa bàn huyện tuyên truyền
giáo dục sức khỏe, huy động xã hội, xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh
lao.

+ Theo dõi báo cáo các số liệu hoạt động theo hướng dẫn của chương trình.
2.Tuyến xã:

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

13


Là tuyến y tế cơ sở của hệ thống chăm sóc y tế. Có 1 cán bộ chịu trách
nhiệm theo dõi các bệnh xã hội bao gồm bệnh lao với nhiệm vụ chính là :
+ Xác định người có triệu chứng nghi lao ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần và
chuyển họ tới Tổ chống lao hoặc Trung tâm y tế huyện.
+ Giám sát việc điều trị ngoại trú có kiểm soáy của người bệnh.
+ Thăm người bệnh tại nhà trong giai đoạn củng cố.
+ Tìm người bệnh bỏ trị.
+ Khám sang lọc, theo dõi trẻ em và người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc
biệt tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc.
+ Kiểm tra việc tiêm phòng BCG.
+ Chuyển người nhiễm HIV có triệu chứng nghi lao đi khám sàng lọc bệnh
lao.
+ Giám sát 100% thời gian đối với người bệnh lao điều trị phác đồ II (phác
đồ tái trị) và phác đồ thuốc hàng hai (phác đồ IV).
+ Giáo dục sức khỏe cho người dân hiểu biết về bệnh lao và các tác nhân ảnh
hưởng đến bệnh lao.
+ Phối hợp với y tế thôn bản và các cá nhân, đon vị trên địa bàn xã tăng
cường vệ sinh phòng bệnh, hỗ trọ người bệnh lao nghèo và người mắc bệnh
mạn tính phải điều trị lâu dài.
III.

Đại cương chăm sóc sức khỏe ban đầu


1. Đại cương về chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) không phải là sự chăm sóc sức
khỏe cơ bản, ở tuyến trước, dành cho các nước đang phát triển, cho người
nghèo, dân quê; trái lại nó là một chiến lược y tế nền tảng, phổ quát, có tính
nhân bản, công bằng và bình đẳng, trong đó sức khỏe được coi là yếu tố của
sự phát triển, với sự cam kết chính trị (political commitment) của mỗi quốc
gia. CSSKBĐ hiện vẫn là nền tảng triết lý và chính sách y tế của Tổ chức sức
khỏe thế giới (WHO), nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng
tình hình mới với sự thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học
và về kinh tế- xã hội.
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

14


Như ta biết, “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất,
tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”(WHO 1946)
và CSSKBĐ được định nghĩa:
Theo Tổ chức y tế thế giới: "Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm
sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành,
đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp
nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp
nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được".
Trong thuật ngữ Chăm sóc sức khỏe ban đầu thì từ “Ban đầu” là dễ gây
nhầm lẫn nhất, dễ hiểu theo nghĩa “sớm, mới đầu, còn nhỏ, sơ bộ, cơ sở…”.
Thực ra không phải vậy. “Ban đầu” – được dịch từ chữ “Primary” – bao gồm
những ý nghĩa như sau:
Đó là sự chăm sóc sức khỏe
(1) Thiết yếu;

(2) Kỹ thuật học thực tiễn, khoa học, được xã hội chấp nhận;
(3) Phổ biến đến tận cá nhân và gia đình;
(4) Tự lực, tự quyết;
(5) Tham gia tích cực;
(6) Phí tổn vừa phải;
(7) Gần gũi nơi người dân sống và lao động;
(8) Nằm trong sự phát triển chung về kinh tế – xã hội của địa phương.
* Ý nghĩa của chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu thể hiện tính nhân đạo và công bằng rất cao,
công bằng không có nghĩa là cung cấp các chăm sóc sức khỏe đồng đều cho
mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cho những người thực sự có nhu cầu cần nó.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan trọng vào thực hiện công
bằng xã hội thông qua việc giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe
giữa người giàu và người nghèo; giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng
và miền núi.
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

15


- Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh
phân phối công bằng nguồn lực y tế và định hướng phục vụ.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu
của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi
sức khỏe. Do đó chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Chăm sóc sức khỏe ban đầu góp phần
giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh tật, tăng tuổi thọ trung bình của người dân.
2.


Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
Việc kiểm soát lao và CSSKBĐ là phụ thuộc lẫn nhau. Tiến bộ nhanh

trong việc kiểm soát bệnh lao sẽ không xảy ra ở những quốc gia có bệnh lao
đặc hữu trừ khi điều trị lao được tích hợp vào hệ thống CSSKBĐ. Tương tự,
một chương trình CSSKBĐ không thể được coi là đầy đủ trừ khi nó bao gồm
việc tham gia vào việc kiểm soát lao. Khi kiểm soát bệnh lao và CSSKBĐ
được tích hợp, việc phát hiện và điều trị các trường hợp mắc lao có thể được
cải thiện và mở rộng để có lợi cho toàn bộ dân số. Hiện nay, những người
CSSKBĐ rất cần thiết trong việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ lao, và đề
cập đến việc điều trị, do đó giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vai trò của
nhân viên CSSKBĐ trong việc phát hiện, dự phòng và tham gia vào điều trị
bệnh nhân ngoại trú trở nên quan trọng hơn. Tại nhiều quốc gia thuộc khu vực
châu Âu của WHO, đặc biệt là ở các nước thuộc Liên Xô cũ, dịch vụ chăm
sóc chuyên khoa theo chế độ theo chiều dọc có thể không phối hợp hoàn toàn
với hệ thống CSSKBĐ. Tuy nhiên, việc kiểm soát lao và CSSKBĐ là phụ
thuộc lẫn nhau. Tiến bộ nhanh trong việc kiểm soát bệnh lao sẽ không xảy ra
ở những quốc gia có bệnh lao đặc hữu trừ khi điều trị lao được tích hợp vào
hệ thống CSSKBĐ. Tương tự, một chương trình CSSKBĐ không thể được
coi là đầy đủ trừ khi nó bao gồm việc tham gia vào việc kiểm soát lao. Khi
kiểm soát bệnh lao và CSSKBĐ được tích hợp, việc phát hiện và điều trị các
trường hợp mắc lao có thể được cải thiện và mở rộng để có lợi cho toàn bộ
dân số. Hiện nay, những người CSSKBĐ rất cần thiết trong việc phát hiện các
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

16


trường hợp nghi ngờ lao, và đề cập đến việc điều trị, do đó giúp ngăn chặn sự
lây lan của bệnh. Vai trò của nhân viên CSSKBĐ trong việc phát hiện, dự

phòng và tham gia vào điều trị bệnh nhân ngoại trú trở nên quan trọng hơn.
Để hiểu vai trò hiện tại và tiềm năng của các nhân viên CSSKBĐ trong điều
trị lao, điều quan trọng là phải hiểu về cấu trúc và vai trò của hệ thống kiểm
soát lao quốc gia.
a/Tổng quan về Hệ thống Kiểm soát Bệnh Lao Quốc gia
Các mục tiêu tổng quát của phòng chống lao là:
• Giảm tỷ lệ tử vong, tỉ lệ mắc và lây lan của bệnh
• Ngăn chặn tiến triển đề kháng thuốc trong cộng đồng.
Ở những quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao như Việt Nam, một hệ
thống kiểm soát quốc gia chặt chẽ sử dụng chiến lược kiểm soát lao của WHO
có thể rất hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh lao
Các hệ thống kiểm soát lao thường theo một cấu trúc ba tầng, kết hợp
các cấp quốc gia, khu vực và cấp huyện. Các chức năng, vai trò và trách
nhiệm của từng cấp có thể khác nhau theo từng quốc gia theo cơ cấu dịch vụ y
tế hiện tại, phản ánh cả về dân số và các nguồn lực của họ. Các chức năng này
phản ánh vai trò hoạt động rộng rãi của việc kiểm soát lao và xác định các
nhiệm vụ của các chuyên gia khác nhau được tìm thấy ở mỗi cấp độ của cơ
cấu kiểm soát lao.
b/Vai trò của các nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong kiểm
soát lao
Mặc dù vai trò của CCSKBĐ trong phòng chống lao có thể khác nhau ở
từng quốc gia, tuy nhiên vẫn có những yếu tố chung, bao gồm sự kết hợp của
nhân viên CCSKBĐ với các dịch vụ chuyên biệt về lao. Hầu hết các mối liên
kết giữa nhân viên CSSKBĐ và các dịch vụ chuyên về lao có ở cấp huyện.
Mối quan hệ cụ thể giữa nhân viên CCSKBĐ và các dịch vụ chuyên biệt về
lao .
Các nhân viên CCSKBĐ có thể có trách nhiệm khác nhau, chẳng hạn
như dự phòng hoặc tiêm chủng mà không xảy ra vào thời điểm mắc lao của
bệnh nhân. Phương tiện liên lạc tốt giữa các cơ sở lao có thể rất hữu ích trong
việc phát hiện và điều trị bệnh nhân lao. Vì các nhân viên CCSKBĐ là những

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

17


người tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân với các dịch vụ y tế, mối nghi ngờ ban
đầu về bệnh lao thường xảy ra ở mức độ CCSKBĐ. Khi một nhân viên
CCSKBĐ bắt gặp một bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ lao, họ cần
thăm khám bệnh nhân, hỏi về tiền sử bệnh tật, và làm các xét nghiệm soi đờm
và X-quang (hoặc chuyển đến nơi có thể thực hiện được). Tại thời điểm này,
tham khảo ý kiến của một chuyên gia về lao, qua hỏi trực tiếp hoặc bằng điện
thoại sẽ giúp ích cho việc đánh giá trường hợp trên. Nếu vẫn còn nghi ngờ lao
sau khi nhận được kết quả, bệnh nhân nên được chuyển tới cơ sở lao để khám
và chẩn đoán thêm. Các xét nghiệm này cần được thực hiện càng sớm càng
tốt, (trong vòng 2 đến 3 ngày) để tránh nguy cơ lây truyền bệnh lao. Nếu
trường hợp không rõ ràng và nhân viên CCSKBĐ không thấy phản hồi lại từ
các cơ sở lao về chẩn đoán ở bệnh nhân, nhân viên CCSKBĐ nên liên lạc với
các cơ sở lao để nhận được thông tin này. Nói chung, giai đoạn điều trị tấn
công được thực hiên tại các cơ sở lao. Trong quá trình điều trị tấn công, hầu
hết bệnh nhân có AFB chuyển sang âm tính và do đó, trong giai đoạn điều trị
duy trì, bệnh nhân không có nguy cơ cao lây nhiễm khi tiếp xúc với họ. Nếu
các nhân viên CCSKBĐ tham gia vào quá trình điều trị duy trì, thì cần thiết
lập mối quan hệ hợp tác với các cơ sở lao và nên thường xuyên liên lạc với
các cơ sở chuyên về lao về tiến triển của bệnh nhân và bất cứ vấn đề nào khác
có thể nảy sinh. Nhân viên cung cấp CCSKBĐ cũng nên giới thiệu bệnh nhân
xét nghiệm đờm và khám sức khoẻ với chuyên gia về lao của mình. Khi điều
trị được hoàn tất, nhân viên CCSKBĐ phải thông báo cho các cơ sở lao và trả
lại TB 01 đã hoàn thành (thẻ điều trị bệnh nhân). Mối quan hệ hợp tác này tạo
ra một mức độ chăm sóc cho bệnh nhân gia tăng.
Các nhân viên CCSKBĐ, bao gồm các bác sĩ, y tá và điều dưỡng,

thường là những người đầu tiên tiếp xúc với một trường hợp nghi ngờ lao,
trước khi chẩn đoán. Họ có cơ hội để giảm bớt gánh nặng bệnh lao thông qua
việc phát hiện sớm kể từ khi một người mắc lao hoạt động, người không được

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

18


phát hiện và điều trị, sẽ lây nhiễm cho trung bình khoảng 10 đến 15 người
khác mỗi năm.
Bảng: Mối quan hệ giữa cơ sở điều trị lao và các nhân viên CSSKBĐ
trong kiểm soát bệnh lao
Tiến
trình
của
bệnh

Thời
gian
Tiến
trình
hoạt
động
y tế

Biểu hiện
ban đầu

Nghi ngờ

lao: Các
test chẩn
đoán

Chẩn
đoán
bệnh
lao

Điều
trị nội
trú/
Giai
đoạn
tấn
công

Điều trị
ngoại trú/
Giai đoạn
duy trì

Càng sớm Khoảng 2-3
càng tốt
2 tuần
tháng

4-6 tháng

Nhân viên Nhân viên Tại cơ

CSSKBĐ: CSSKBĐ: sở lao
-Kiểm tra -Thực
bệnh nhân hiện các
test:
-Tiền sử
bệnh tật
+Soi đờm
3 mẫu
+X quang
+Test cần
thiết khác
-Giáo dục
bệnh nhân
-Tư vấn
về các cơ
sở lao
(nếu cần)

Tại cơ Điều trị
sở lao tại cơ sở
lao:
CSSKBĐ
có thể
cung cấp
quá trình
điều trị
bằng
giám sát
trực tiếp


Kết
quả
điều
trị

Theo
dõi

Được
xác
định
tại cơ
sở
lao

Thực
hiện
theo
hướng
dẫn
của hệ
thống
kiểm
soát
lao
quốc
gia

-Tư vấn
về các cơ

sở lao
(khi cần)
-Theo dõi
bệnh nhân

-Chuyển
đến cơ sở
lao (dựa
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

19


trên kết
quả xét
nghiệm)

Trong phạm vi một quốc gia, các nhân viên CSSKBĐ có thể có trách
nhiệm khác nhau, chẳng hạn như dự phòng hoặc tiêm chủng mà không xảy ra
vào thời điểm mắc lao của bệnh nhân. Các nhân viên CSSKBĐ nên tuân theo
các quy định tại quốc gia của họ.
Phương tiện liên lạc tốt tới các cơ sở lao có thể rất hữu ích trong việc
phát hiện và điều trị bệnh nhân lao. Vì các nhân viên CSSKBĐ là những
người tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân với các dịch vụ y tế, mối nghi ngờ ban
đầu về bệnh lao thường xảy ra ở mức độ CSSKBĐ. Khi một nhân viên
CSSKBĐ bắt gặp một bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ lao, họ cần
thăm khám bệnh nhân, hỏi về tiền sử bệnh tật, và làm các xét nghiệm soi đờm
và X-quang (hoặc chuyển đến nơi có thể thực hiện được). Tại thời điểm này,
tham khảo ý kiến của một chuyên gia về lao, qua hỏi trực tiếp hoặc bằng điện
thoại sẽ giúp ích cho việc đánh giá trường hợp trên. Nếu vẫn còn nghi ngờ lao

sau khi nhận được kết quả, bệnh nhân nên được chuyển tới cơ sở lao để khám
và chẩn đoán thêm.
Các xét nghiệm này cần được thực hiện càng sớm càng tốt, (trong vòng
2 đến 3 ngày) để tránh nguy cơ lây truyền bệnh lao. Nếu trường hợp không rõ
ràng và nhân viên CSSKBĐ không thấy phản hồi lại từ các cơ sở lao về chẩn
đoán ở bệnh nhân, nhân viên CSSKBĐ nên liên lạc với các cơ sở lao để nhận
được thông tin này. Nói chung, giai đoạn điều trị tấn công được thực hiên tại
các cơ sở lao. Trong quá trình điều trị tấn công, hầu hết bệnh nhân có AFB
chuyển sang âm tính và do đó, trong giai đoạn điều trị duy trì, bệnh nhân
không có nguy cơ cao lây nhiễm khi tiếp xúc với họ.
Nếu các nhân viên CSSKBĐ tham gia vào quá trình điều trị duy trì, thì cần
thiết lập mối quan hệ hợp tác với các cơ sở lao và nên thường xuyên liên lạc
với các cơ sở chuyên về lao (chuyên gia về lao tại khu vực ) về tiến triển của
bệnh nhân và bất cứ vấn đề nào khác có thể nảy sinh.
c/ Một số chương trình phòng chống lao đang được triển khai tại tuyến y
tế cơ sở:

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

20


_Phòng chống lao cho trẻ em: Dự phòng lao bằng BCG: Từ năm 1984, tiêm
phòng BCG do Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm nhiệm. Nước ta thực
hiện đường lối tiêm BCG cho trẻ dưới một tuổi, không tái chủng.
_Chương trình DOTS: Là chiến lược xuyên suốt các hoạt động của Chương
trình Chống lao quốc gia. DOTS được xem là một chiến lược chống lao có
hiệu quả nhất do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo áp dụng trên toàn cầu.
Có 5 yếu tố cấu thành chiến lược:
− Có sự cam kết chính trị của các cấp chính quyền, đảm bảo tạo mọi điều kiện

cho công tác chống lao.
− Phát hiện thụ động nguồn lây bằng soi đờm trực tiếp.
− Điều trị bệnh lao có kiểm soát bằng hoá trị liệu ngắn ngày.
− Cung cấp thuốc chống lao đầy đủ với chất lượng tốt.
− Có hệ thống ghi chép và báo cáo tốt, chính xác.
Nội dung cơ bản của chiến lược DOTS
− Phát hiện bằng phương pháp thụ động là chủ yếu, sử dụng phương pháp soi
đờm trực tiếp, ưu tiên phát hiện nguồn lây là bệnh nhân lao phổi AFB(+).
− Điều trị bằng phác đồ hóa trị ngắn ngày có kiểm soát thống nhất trong toàn
quốc bằng thực hiện tốt chiến lược DOTS.
− Tiêm phòng lao bằng vaccin BGC cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi đầy đủ,
đúng kỹ thuật.
− Lồng ghép hoạt động chống lao và hệ thống y tế chung.
Tình hình kiểm soát bệnh lao trên toàn cầu tính đến năm 2003 cũng ch−a
mấy khả quan, tỷ lệ điều trị khỏi của DOTS tính trung bình trên toàn cầu mới
chỉ đạt 82%, chiến lược DOTS bao phủ được khoảng 77% dân số thế giới,
tổng số bệnh nhân lao phát hiện mới đạt được 42% so với số bệnh nhân ước
tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục
là nguồn lây bệnh cho cộng đồng.
Phương pháp DOTS là gì: Là phương pháp quản lí, điều trị người bệnh lao
bằng thuốc chống lao có rifampicin trong phác đồ, được giám sát bởi

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

21


nhân viên y tế hoặc những người tình nguyện trong suốt thời gian điều trị.
Mỗi liệu trình điều trị lao phổi mới kéo dài 6 - 8 tháng.
Các giải pháp hành động của chương trình chống lao

− Tăng cường năng lực quản lý chương trình của cán bộ chống lao của các
tuyến thông qua đào tạo, nghiên cứu khoa học.
− Phát hiện bệnh nhân lao theo phương pháp thụ động.
− Sử dụng phác đồ điều trị ngắn hạn thống nhất trong toàn quốc.
− Tăng cường công tác giáo dục truyền thông trong toàn dân, từng bước xã
hội hóa công tác chống lao: vận động, yêu cầu, sử dụng các thành phần của xã
hội, người thân trong gia đình bệnh nhân vào công tác chống lao ở mọi cấp độ
và hình thức khác nhau.
− Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu và thống kê báo cáo, dần từng bước
hiện đại hóa, đại công nghệ tin học để có thể quản lí thông tin trên mạng trong
toàn quốc.
− Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, lượng giá tình hình dịch tễ bệnh lao,
thuốc và trang thiết bị, tình hình bệnh lao nhiễm HIV/AIDS, tình hình kháng
thuốc của vi khuẩn lao.
− Phối hợp hoạt động chống lao quốc gia với các chương trình y tế quốc gia
khác tại các tuyến quận, huyện, phường xã và thôn bản.
Hoạt động cụ thể của chương trình chống lao
Phát hiện lao trong cộng đồng: Thực hiện phát hiện thụ động là chủ yếu.
Thế nào là phát hiện thụ động? Là người bệnh nghi lao tự đến các trung
tâm chống lao để khám, phát hiện. Người nghi bị lao phổi là những người ho
khạc kéo dài trên 2 tuần, phải làm xét nghiệm đờm soi trực tiếp 3 mẫu để tìm
vi khuẩn lao: một mẫu tại chỗ khám bệnh, một mẫu lấy vào buổi sáng hôm
sau, một mẫu tại chỗ khi bệnh nhân mang mẫu đờm 2 đến xét nghiệm.
Những trường hợp lao phổi nghi ngờ kháng thuốc có thể cho nuôi cấy BK
và làm kháng sinh đồ. Những trường hợp lao phổi AFB(-) cần xét nghiệm ít
nhất 6 mẫu đờm qua 2 lần xét nghiệm cách nhau 2 tuần đến 1 tháng và dựa
vào hình ảnh tổn thương trên X quang phổi không thay đổi hoặc tiến triển xấu
sau điều trị kháng sinh thông thường 2 tuần .

Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu


22


Những trường hợp lao ngoài phổi, lao trẻ em, việc chẩn đoán dựa vào triệu
chứng lâm sàng nguồn lây và phối hợp với các kết quả cận lâm sàng khác như
phản ứng Mantoux, X quang, tổ chức học và miễn dịch học.
Điều trị: Để đạt hiệu quả cao, áp dụng phương pháp DOTS trong công tác
phòng chống lao trên toàn quốc (phác đồ hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
Đối với bệnh nhân lao phổi và ngoài phổi mới sử dụng công thức: 2 SHRZ/
6HE hoặc 2 SHRZ/ 4RH.
Đối với bệnh nhân lao tái phát hoặc bệnh lao nghi có kháng thuốc sẽ dùng
công thức điều trị lại: 2 SRHZE/ 1 HRZE/ 5 R3H3E3.
Với trẻ em có công thức điều trị riêng: 2 RHZ/ 4RH.
Giai đoạn tấn công: bệnh nhân được dùng thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ
của cán bộ y tế, tiêm và uống thuốc trước mặt thầy thuốc.
Giai đoạn duy trì: bệnh nhân tự dùng thuốc và có thể phát thuốc cho bệnh
nhân 2 tuần 1 lần hoặc hàng tháng.
Đối với công thức tái trị cần tổ chức điều trị tại tuyến tỉnh, nhằm đánh giá
mức độ kháng thuốc và giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc của bệnh nhân đề
phòng lây lan chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Trong thời gian điều trị bệnh nhân sẽ được xét nghiệm đờm, kiểm tra 3 lần
vào tháng thứ 2, tháng thứ 5 và cuối tháng thứ 7 để đánh giá kết quả điều trị.
Ghi chép, báo cáo: Thống nhất trong toàn quốc hệ thống ghi chép và báo cáo
mới đã sửa đổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Chống
lao quốc tế. Cơ sở ghi chép báo cáo và cung cấp số liệu là tuyến huyện, định
kỳ báo cáo hàng quý theo quy định của Bộ Y tế. Trong những năm tới
Chương trình Chống lao quốc gia sẽ từng bước nối mạng thông tin từ tuyến
quốc gia tới tuyến tỉnh, song vẫn duy trì hệ thống ghi chép sổ sách, báo cáo và
l−u trữ như hiện nay.

Đào tạo, huấn luyện: Ngoài công tác đào tạo huấn luyện về chuyên môn
nghiệp vụ, hàng năm nhiều khóa tập huấn về kỹ năng quản lý chương
trình chống lao sẽ được tổ chức, đồng thời thông qua hệ thống đào tạo tập
huấn để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.
Kiểm tra, giám sát và lượng giá: Kiểm tra, giám sát là hoạt động thường
xuyên của các tuyến từ trung ương đến phường, xã. Nội dung của kiểm
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

23


tra giám sát dựa vào nội dung đã được h−ớng dẫn thực hiện chương trình
chống lao các tuyến. Thông qua kiểm tra giám sát để khắc phục, sửa đổi
những thiếu sót và đào tạo tại chỗ cho cán bộ tuyến tỉnh.
Cung cấp thuốc men, các y dụng cụ: Thuốc chống lao được cung cấp hàng
quý từ tuyến trung ương tới tuyến tỉnh và tuyến tỉnh tới tuyến huyện
dựa vào nhu cầu và hoạt động thực tế của từng huyện. Chương trình chống
lao cũng quy định có số lượng thuốc dự trữ tại tỉnh và huyện bằng một quý
hoạt
động. Các y dụng cụ như cốc đựng đờm, lam kính, hóa chất xét nghiệm được
phân phát hàng quý, hàng tháng tuỳ tình hình hoạt động.
Toàn bộ thuốc chống lao, lam kính, cốc đựng đờm, hóa chất và các trang thiết
bị y tế khác nhằm mục đích phát hiện như kính hiển vi, lồng kính an toàn,
máy X quang và một số phương tiện cho kiểm tra giám sát do Chương trình
Chống lao cung cấp.
Truyền thông - giáo dục sức khoẻ ( TT-GDSK) là một trong những hoạt động
quan trọng, góp phần nâng cao trình đọ hiểu biết của người dân về bệnh lao.
Ngoài ra, truyền thông – giáo dục sức khoẻ còn nhằm huy động các nguồn lực
của nhà nước, của các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và cộng đồng dành
cho các hoạt động chống lao, góp phần thúc đẩy nhanh xã hội hoá công tác

phòng chống lao.
_Chương trình PATH: Từ năm 2008, PATH đã làm việc với nhiều đối tác
trong nước và quốctế nhằm nâng cao khả năng phát hiện và điều trị bệnh lao.
Chiến lược của PATH tại Việt Nam tập trung vào việc liên kết sức mạnh của
khối y tế công và tư trong phát hiện và điều trị bệnh nhân lao, cập nhật thông
tin và trao quyền cho các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông, cộng
đồng và những người chịu ảnh hưởng của bệnh lao.Tính đến năm 2014, đã có
hơn 6.000 người mắc lao đã được phát hiện thông qua các dự án của PATH.
KẾT NỐI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ CÔNG VÀ TƯ
Tại Việt Nam, nơi gần 1/3 dịch vụ chăm sóc sức khỏe do khu vực tư
nhân cung cấp, phần lớn người dân thường tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế
trước hết tại các phòng khám và nhà thuốc tư. Những người tìm kiếm dịch vụ
chăm sóc y tế tại những cơ sở này có rủi ro nhận dịch vụ chăm sóc và điều trị
lao không theo đúng các chuẩn mực quốc tế, điều này có thể là nguyên nhân
dẫn đến lao kháng thuốc.
Để đối phó với thách thức này, Việt Nam tập trung vào chiến lược phối hợp y
tế công – tư (PPM). PATH đang hợp tác với Chương trình Chống lao Quốc
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

24


gia (CTCLQG), Sở Y tế các tỉnh, và các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân triển
khai mô hình PPM tại 7 tỉnh/ thành phố.
Nhằm hỗ trợ phát hiện thêm nhiều bệnh nhân lao, PATH đã tiến hành
triển khai mô hình PPM trong chẩn đoán lao ở 7 bệnh viện tư và bệnh viện
công ngoài chương trình lao vào năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Định, Hà Nội và Bà Rịa – Vũng Tàu. Mô hình chẩn đoán cho phép bệnh nhân
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chẩn đoán lao tại các bệnh viện ngoài chương
trình lao. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc lao tại các bệnh viện này sẽ

được chuyển gửi tới các cơ sở lao để điều trị. Bằng việc tạo điều kiện thuận
lợi cho người bệnh có thể tiếp cận dịch vụ chẩn đoán lao tại địa điểm này chứ
không cần đến các cơ sở lao, mô hình này giúp việc chẩn đoán và điều trị
nhanh hơn và giảm thiểu việc các trường hợp bị bỏ sót khi bệnh nhân được
chuyển tới cơ sở lao để xét nghiệm. Sẽ có thêm 3 bệnh viện tại thành phố Hồ
Chí Minh tiến hành mô hình này vào giữa năm 2014.
HỖ TRỢ MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN LỒNG GHÉP TRONG PHÒNG
CHỐNG LAO
Theo WHO, 7% bệnh nhân lao tại Việt Nam dương tính với HIV. Nhận
thức được vấn đề này, PATH đã phối hợp với các Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu và thành phố Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống chuyển gửi liên kết từ
mạng lưới cộng đồng HIV tới các cơ sở lao và cơ sở HIV cũng như giữa hai
hệ thống này với nhau. PATH đã tập huấn cho cán bộ của các cơ sở lao và
HIV về chuyển gửi lao/HIV, đặt trọng tâm vào vai trò của nhân viên cộng
đồng, các nhóm tự lực và các nhóm chăm sóc tại nhà trong việc phát hiện lao
tích cực trong nhóm những người sống chung với HIV.
PATH còn sáng tạo xây dựng các can thiệp dựa vào cộng đồng trong
bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực của hệ thống CTCLQG. Một cách làm của
PATH huy động sự tham gia của cộng động trong các hoạt động chống lao
thông qua việc triển khai mô hình chăm sóc và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân
lao tại cộng đồng. Trong mô hình này, PATH tập huấn cho các tình nguyện
viên cộng đồng đến từ các hội Phụ nữ, hội Chữ thập đỏ địa phương và cán bộ
y tế thôn bản về dấu hiệu mắc và điều trị lao, kiểm soát lây nhiễm và các kỹ
năng tư vấn, truyền thông trực tiếp. Các tình nguyện viên cộng đồng và cán
bộ y tế thôn bản được tập huấn cung cấp cho bệnh nhân lao các dịch vụ chăm
sóc về y tế, dinh dưỡng và tâm lý, giúp ích cho việc duy trì tuân thủ điều trị.
Các tình nguyện viên cũng chuyển gửi người bệnh tới các cơ sở lao để xét
nghiệm và chẩn đoán lao, giúp họ được điều trị sớm nhất và phòng tránh việc
lây truyền bệnh lao cho những người khác.
Lồng ghép bệnh lao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu


25


×