Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH THÁI HỌC DÀNH CHO HỆ ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.76 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH THÁI HỌC
DÀNH CHO HỆ ĐẠI HỌC
Câu 1: Các nhân tố sinh thái? Trình bày và phân tích một số quy
luật sinh thái cơ bản: Quy luật giới hạn sinh thái, Quy luật tác
động tổng hợp của các nhân tố sinh thái, Quy lật tác động qua lại
giữa sinh vật và môi trường, cho ví dụ.
Trả lời:
* Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái. Các nhân tố này rất đa
dạng. Chúng thúc đẩy hoạt động sống và sinh sản nhưng cung có thể
kìm hãm hoặc gây hại cho các sinh vật.
Người ta chia các nhân tố sinh thái thành ba nhóm chính:
- Nhóm nhân tố vô sinh : gồm các nhân tố khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ,
nước, không khí, dòng chảy, đất , địa hình. Nói chung là thành phần
không sống của tự nhiên.
- Nhóm nhân tố hữu sinh: gồm các cá thể sống như thực vật, động vật,
nấm, vi sinh vật.
- NHóm nhân tố con người: là tất cả các hoạt động xã hội loài người
làm biến đổi thiên nhiên là môi trường sống của sinh vật.
Đặc trưng của nhân tố sinh thái: bản chất, cường dộ, thời gian, tần số.
* Các quy luật sinh thái cơ bản:
- Quy luật giới hạn sinh thái:
Sự tồn tại của sinh vật phục thuộc nhiều vào cường dộ tác động của
các nhân tố sinh thái. Cường độ tác động tăng hay giảm, vượt ra ngoài
giwois hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống của sinh
vật. Khi cường độ tác động tăng hơn ngưỡng cao nhất hoặc xuống
thấp hơn ngưỡng thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì
sv không thể tồn tại.
Giới hạn cường độ của một nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu
đựng được gọi là giới hạn sinh thái của sv đó. Còn cường độ có lợi
nhất cho sv hoạt động được gọi là điểm cực thuận. Những loài khác
nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau. Giới hạn sinh


thái và điểm cực thuận còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như ,
trạng thái cơ thể, tuổi của cá thể,...
Ví dụ: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cá rô phi ở Việt Nam.
T0 = 5oC hoặc 6 gọi là giới hạn dưới về nhiệt độ của cá rô phi.
To= 42oC được gọi là giới hạn trên về nhiệt độ của cá rô phi.
1


To= 30oC được gọi là điểm cực thuận về nhiệt độ với cá rô.
5oC ≤ to≤ 42oC được gọi là giới hạn sinh thái (khoảng chịu đựng) về
nhiệt độ của cá rô.
- Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái:
Môi trường bảo gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn có tác động qua lại,
sự biến đổi của một nhân tố sinh thái này có thể dẫn tới sự thay đổi về
lượng, có khi về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh
hưởng của các thay đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với
nhau thành tổ hợp sinh thái.
Ví dụ: Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa chịu sự tác điộng của
các nhân tố sinh thái: nước, chất dinh dưỡng trong đất, ánh sáng, sâu
ăn lá, chuột, con người ,....
- Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường:
Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi trường, không những
môi trường tác động lên sinh vật mà sinh vật cũng ảnh hưởng đến các
nhân tố của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các nhân
tố đó.
Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa cây bèo tây và môi trường nước: bèo
tây hấp thụ nito, photpho trong mt nước
Câu 2 : sinh trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học? Sinh
trưởng thực tế của quần thể? Lấy ví dụ và vẽ đường cong sinh
trưởng của các dạng trên.

* Khái niệm về quần thể: Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài
sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm
nhất định. Những cá thể trong một quần tể có khả năng giao phối với
nhau (trừ những loài sinh sản vô tính hay trinh sinh)
Ví dụ: quần thể các chép sống trong một ao.
* Đặc trưng cơ bản của quần thể:
- Mật độ quần thể: mật độ là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích
hay thể tích.
Phương pháp xác định mật độ:
+ Với thực vật: sử dụng pp chia ô
+ Với động vật: sử dụng pp đếm trực tiếp hoặc đếm gián tiếp.
* Sức sinh trưởng của quần thể: là số lượng cá thể mà có thể sinh ra
trong một đơn vị thời gian.
Gọi N là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t
Gọi dN/dt là chỉ số gia tăng của quần thể
2


Có dN/ N.dt là chỉ số tăng theo cá thể hay còn gọi là hệ số sinh
trưởng.
* Sức sinh trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học:
- Về phương diện lý thuyết: Nếu nguồn sống của môi trường rất dồi
dào và hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của cá thể, diện tích cư trú không
giới hạn.
Ví dụ: Sự sinh trưởng của quần thể Ecoli trong điều kiện thí nghiệm
cứ 20 phút từ 1 tế bào ecoli phân chia cho 2 tế bào ecoli
Sự sinh trưởng của quần thể có dạng chữ J.

* Sức tăng trưởng thực tế của quần thể:
Trong thực tế môi trường không bao giời đáp ứng đủ thức ăn , nơi ở

cho quần thể ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử
vong vẫn luôn diễn ra.
Sơ đồ :

Câu 3: Khái niệm về diễn thế sinh thái? Các loại diễn thế sinh
thái? Nguyên nhân? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn
thế?
3


- Khái niệm: là một quá trình thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật
từ dạng khởi đầu, qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối
cùng tương đối ổn định.
Diễn thế sinh thái giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ
quần xã và giữa quần xã vs quần thể.
Trong quá trình dtst, qx giữ vai trò chủ chốt.
Các loại diễn thế sinh thái:
- Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế diễn ra trên môi trường chưa hề có
quần xã nào. Các sv đầu tiên phát tán tới hình thành lên qx.
+ GĐ mở đầu: k có sv → nhóm sv đầu tiên→ qx tiên phong→ chọn
lọc cảnh sinh thái
+ GĐ giữa: - môi trường từ cảnh sinh thái chuyển sang mt cảnh sv
- chọn lọc cảnh sinh thái→ chọn lọc cảnh sv
- chọn lọc tự nhiên khắc nghiệt, gay gắt.
+ GĐ cuối: qx ổn định cùng với các điều kiện mt ổn định
- Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuát hiện ở mt đã từng tồn tại một qx
nhưng nay đã bị mất hoàn toàn do những thay đổi tự nhiên hoặc do
hoạt đông của con người. Một qx mới phục hồi thay thế qx bị hủy diệt.
Giai đoạn giữa các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
+ GĐ đầu: điều kiện mt thuận lợi, đã từng tồn tại 1 qx

+GĐ giữa: - mt từ cảnh sinh thái→ mt cảnh sinh vật
- chọn lọc tự nhiên ít khắc nghiệt
+ GĐ cuối: qx tương đối ổn định.
- Diễn thế phân hủy: qtrinh diễn thế không dẫn tới một qxsv ổn định,
mà theo hướng mt dần đàn bị phân hủy theo thời gian, qua mỗi qx,
dưới tác động của các nhân tố sinh học. Nó thường xảy ra trên một
phạm vi hẹp (trên xác của đv, hay thân cây đổ,..) và ít khi trên diện
rộng.
* Nguyên nhân: Do sự tác động của các nhân tố sinh thái đến mức làm
cho quần xã bị biến đổi.
* ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái:
- phục vụ cho viêc quy hoạch, bảo tồn tài nguyên và mt
- cho biết sự tác động của nhân tố sinh thái gây ra diễn thế từ đó
nghiên cứu sự thay đổi của chất lượng môi trường qua chỉ thị.

4


Câu 4: Khái niệm về hệ sinh thái? Ví dụ? Cấu trúc và chức năng
của hệ sinh thái? Khái niệm chuỗi thức ăn? Ví dụ? Có mấy loại
chuỗi thức ăn? Sơ đồ của từng loại chuỗi đó?
* Khái niệm: HST là một tập hợp của QXSV với môi trường vật lí mà
qx đó tồn tại, trong đó các sv tương tác với nhau và với mt để tại nên
chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng.
Ví dụ: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đơi., hệ sinh thái hồ tây.h
* Cấu trúc của hệ sinh thái
Đất
Khí hậu
Thực vật


Động vật

Sinh vật phân giải
Quần xã sinh vật
* Chức năng của hệ sinh thái:
- HSt là mọt hệ thống sinh học hoàn chỉnh tương đối ổn định
- Thực hiện quá trình trao đổi chất đồng hóa
- thực hiện quá trình trao đổi chất năng lượng dị hóa.
* Khái niệm chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn là 1 dãy bao gồm nhiều loài
sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn, vừa là sv tiêu thụ mắt xích
phía trước,vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Ví dụ: Cỏ → Thỏ → Hổ.
* Có 3 loại thức ăn:
- Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng cây xanh:
Sơ đồ : Thực vật → Đông vật ăn thực vật→ Động vật ăn thịt bậc 1→
Đv ăn thịt b2
Ví dụ: cỏ→ thỏ→ cáo
- Chuỗi thức ăn phế liệu mở đầu bằng các chất phế liệu hay các chất
cặn bã sau đó là bậc của những loài ăn phế liệu và động vật ăn thịt.
Sơ đồ: phế liệu→ đv→đv ăn thịt
Ví dụ: chất mùn bã→ động vật đáy→ cá chép
- Chuỗi thức ăn thẩm thấu là chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ
hòa tan trong nước, là nguồn thúc ăn cho các loài sinh vật nhỏ bé như
vi khuẩn, vi tảo,… có khả năng dinh dưỡng chất hữu cơ qua màng tế
bào.
Sơ đồ: Các chất hữu cơ hòa tan→VSV thẩm thấu→ đv nguyên
sinh→đv ăn thịt b1→...
5



Ví dụ: chất hữu cơ hòa tan→vi khuẩn→trùng roi→ cá nhỏ→…
Câu 5: Thế nào là chu trình sinh địa hóa các chất? Có mấy loại
chu trình? Kể tên các loại chu trình đó.
* Chu trình sinh địa hóa là chu trình vận động của các chất vô cơ
trong hẹ sinh thái theo con đường từ ngoại cảnh chuyển vào cơ thể
sinh vật, rồi từ cơ thể sv trở lại ngoại cảnh.
* Chu trình sinh địa hóa là một trong những cơ chế cơ bản ở sự duy trì
cơ chế sinh thái trong sinh quyển và đảm bảo cho chu trình này
thường xuyên thì trong tự nhiên có 3 loại chu trình:
- Chu trình của H2O
- Chu trình của các chất có giai đoạn khí chiếm ưu thế CO2, N2,..
- Chu trình của các chất có giai đoạn lắng đọng chiếm ưu thế: S, P…
Câu 6: Chu trình nước, Chu trình cacbon, Chu trình photpho (Sơ
đồ, giải thích, liên hệ thực tiễn).
* Chu trình cacbon
-sơ đồ

- giải thích: có thể tóm tắt chu trình Cacbon bằng 2 pt sau:
CO2 + H2O
C6H12O6 + O6↑
C6H12O6 + O2
CO2 + H2O
6


+ Cacbon tham gia vào chu trình đưới dạng CO2 trong khí quyển.
+ CO2 trong khí quyển được chia làm 2 phần: 1 phần được thực vật và
vi khuẩn có màu hấp thụ qua quá trình quang hợp, phần còn lại được
nước hấp thụ thành CO2 hòa tan.
+ CO2 hòa tan được tảo và thực vật có màu ở biển hấp thụ qua quá

trình quang hợp. Sau khi chúng chết sẽ thành vi khuẩn và thải ra CH4
và CO2. Sau đó CO2 lại được nước hấp thụ.
+ Thực vật trên cạn sau hấp thụ CO2 sẽ chuyển hóa thành các chất
hữu cơ, các hợp chất này sẽ là thức ăn của động vật.
+ Sau đó thực vật và động vật lại thải ra Co2 qua quá trình hô hấp.
+ Sv chết đi 1 phần thành kháng hóa và tích tụ lại thành nhiên liệu hóa
thạch. Các nhiên liệu này làm nguyên liệu chính cho các nhà máy. Nhà
máy hoạt động thải CO2 ra không khí.
- Liên hệ thực tiễn ( vai trò):
+ Là chu trình quan trọng nhất của Trái Đất, cho phép C được tái chế
sử dụng trong khắp sinh quyển bởi tất cả các sinh vật.
+ Giúp cân bằng hệ sinh thái.
+ Có vai trò quan trọng trong kết cấu, hóa sinh học, và dinh dưỡng của
mọi tế bào.
+ Mt đất, nước, không khí được liên kết thoong qua chu trình C nhờ
qtrinh quang hợp góp phần làm giảm lượng khí CO2.
* Chu trình photpho:
- Sơ đồ:

7


- Giải thích:
- phốt pho trong đất bị vi khuẩn phân hủy thành H3PO3, H2PO3, PO32 rễ thực vật ,vsv động vật ăn thực vật- con người- P trong mt
đất
- một phần P đi vào trong chu trình H2O ở đại dương làm thức ăn
cho phù du cá tôm ăn phù du người ăn cá tôm vào-- > người chết
đi trả P vào trong đất
 P đi vào trong chu trình dưới dạng PO4 (3-), ban đầu P phong hóa
từ đá và khoáng sản được nước mưa đem đến các vùng đất thực vật

lại hấp thụ P qua rễ và dung để sinh trưởng- động vật lại lấy P khi
ăn thực vật hay động vật khác vi sinh vật lại phân giải P vào trong
đất một phần theo H2O ra các song hồ đại dương ( P trong đất một
phần cũng chuyển hóa vào H2O)P trong sinh vạt biển được phân
giải (qtrinh thấm lọc lắng đọng )=> lớp trầm tích dưới đáy biển
- Liên hệ thực tiễn:
+ P là một nguyên tố rất phổ biến trong tự nhiên.
+ Là nguồn nguyên liệu quan trọng tạo nên thành phần phốtpho trong
phân bón giúp cây trồng hấp thụ nguyên tố này từ đất.
+ Dù ở dạng này hay dạng khác, P trong cơ thể chúng ta được lấy từ
nguồn thức ăn thực vật (từ những cây hấp thụ P ở đất) và trong thức
ăn thịt (từ động vật ăn cỏ đã hấp thụ được P của cây cối).
+ P sử dụng sản xuất phân bón , thuốc trừ sâu,phục vụ lĩnh vực nông
nghiệp và các chất tẩy rửa
+ Photpho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển
hóa protein, lipit, gluxit, hô hấp tế bào và mô, các chức phận của cơ và
thần kinh. Ðể đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể mọt phân tử hữu
cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với photpho (ATP).

8


* Chu trình nước
- Sơ đồ:

- Giải thích:
Vòng tuần hoàn nước là một chu trình kín,không có điểm bắt đầu
nhưng chúng ta có thể coi như chúng bắt đầu từ các đại dương:
- Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước
trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những

dòng khí bốc lên đem theohơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có
nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây.
-Những đám mây đó tiếp tục được những dòng không khí di chuyển
khắp toàn cầu, những phân tử mây vachạm vào nhau, kết hợp với
nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa.
- Mưa dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng có
thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Ở những vùng có khí hậu ấm
áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất,
đôi khi tạo thành lũ.Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương; hoặc
rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt.
- Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo nhữngthung lũng
sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại
9


dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong
những hồ nước ngọt.Tuy nhiên, không phải tất cả dòng chảy mặt đều
chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một
lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở
lại vào nước mặt và đại đươngdưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần
nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt.
-Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung
cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm. Tuy nhiên, lượng nước
này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi
mà vòng tuần hoàn nước kết thúc và lại bắt đầu lặp đi lặp lại như vậy
- Liên hệ thực tiễn:
Chu trình nước ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và sinh
vật
- Trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi là biện pháp hàng đầu

- Trong công tác thủy lợi, ngoài nước tưới còn có tác dụng tổng hợp :
chống lũ, tiêu nước vùng lầy, cải tạo đất.
- Nước có vai trò quan trọng trong việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ
hải sản
- Trong công nghiệp, mức độ sử dụng nước rất lớn, nhất là các ngành
công nghiệp khát nước.
- Giao thông đường thủy Tuy tốc độ vận chuyển chậm nhưng lại chở
được nhiều hàng nặng, cồng kềnh lại có chi phí rẻ.
- Du lịch đường sông phát triển như các bãi biển nước ta hằng năm thu
hút được hàng ngàn khách du lịch từ trong và ngoài nước mang lại
nhiều giá trị kinh tế
- Nước rất cần thiết chi sinh hoạt hằng ngày của con người, là một nhu
cầu không thể thiếu. Nếu thiếu nước con người và sinh vật sẽ không
thể tồn tại
Câu 7: Cơ chế khuếch đại sinh học? (Vẽ sơ đồ, giải thích). Dựa
vào cơ chế “Cơ chế khuếch đại sinh học” hãy cho biết ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người.
- Khái niệm: Khuếch đại sinh học là hiện tượng chất độc đã được tích
luỹ ở một bậc dinh dưỡng sẽ được khuyếch đại theo cấp số nhân khi
nó chuyển qua các bậc dinh dưỡng thức ăn.
- Sơ đồ:
10


Sinh vật sản xuất nhiễm độc => sinh vật tiêu thụ nhiễm độc bậc 1=>
svtt nhiễm độc b2=> svtt nhiễm độc bậc n.
- Cơ chế:
Chất độc đi vào cơ thể được tích lũy qua 3 quá trình:
+ hấp thụ đi vào trong cơ thể theo đường máu đến các cơ quan kahcs
nhau.

+ chuyển hóa sinh học: được thực hiện bởi các cơ quan giàu enzim sẽ
chuyển hóa chất độc thành các chất khác.
+ đào thải loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể (chỉ 1 phần được đào
thải ra ngoài)
Khi đó các độc tố như kim loại nặng, chất bảo vệ thực vật… tồn tại
trong môi trường sẽ được sinh vật hấp thụ trực tiếp qua da, đường tiêu
hóa, hô hấp,…Khi đã vào trong cơ thể với 1 lượng nhất định (đủ để
gây ra tác động xấu đến cơ thể), cơ thể sẽ tìm cách khử độc => diễn ra
quá trình chuyển hóa sinh học biến chất dộc đó thành chất khác không
gây hại cho cơ thể sinh vật, hoặc kém độc hưn so với độc tính ban
đàu, chất này có thể được cơ thể cô lập trong 1 bào quan hoặc cơ quan
nào đó hoặc bị đào thải ra ngoài môi trường.
Nếu quá trình hấp thụ > quá trình đào thải hoặc hấp thụ mà không đào
thải sẽ dẫn đến sự tích lũy chất độc trong nhiều sinh vật sống trong
cùng một môi trường.
- Theo cơ chế thì chuỗi thức ăn càng dài thì mức độ khuếch đại càng
tăng và nguy hại.
* Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới con người: tự chém.
Câu 8: Trình bày khái niệm và kí hiệu: Sản lượng sinh vật toàn
phần, sản lượng sinh vật thực tế, sản lượng sinh vật riêng, sản
lượng sinh vật sơ cấp, sản lượng sinh vật thứ cấp. Cho ví dụ. Khái
niệm hiệu suất sinh học? Công thức tính hiệu suất sinh học toàn
phần hay thực tế của thực vật, động vật.
* Sản lượng sinh vật toàn phần:
- khái niệm: là lượng chất sống (hay số ăng lượng) do một cơ thể hoặc
các sinh vật trong 1 bậc sinh dưỡng sản sinh ra trong một khoảng thời
gian nhất định nào đó (một ngày đêm, một năm,..) trên một đơn vị
diện tích.
- Kí hiệu: PG hay A
* Sản lương sinh vật thực tế:

11


- Khái niệm: là sản lượng sinh vật toàn phần trừ đi phần hcaats sống
(số năng lượng) đã bị tiêu hao tròn quá trình hô hấp (R). Đó là chất
hữu cơ được tích lũy để làm tăng khối lượng sinh vật.
- Kí hiệu: PN hay PS
* Sản lượng sinh vật riêng:
- Khái niệm: biểu thị sản lượng sv của một đơn vị sinh khối, trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Kí hiệu: P/B (P là sản lượng sv toàn phần hoặc thực tế, B là sinh
khối.
* Sản lượng sinh vật sơ cấp:
- Kn: Có thể là sản lượng ban đầu toàn phần (PG) hay sản lượng thực
tế (PN)
* Sản lượng sinh vật thứ cấp:
-kn: là sản lượng sv đối với vật tiêu dùng. Có thể là sản lượng sinh vật
toàn phần (PG) hay sản lượng thực tế (PN)
* Khái niệm hiệu suất sinh học: Là tỉ lệ chuyển hóa năng lượng (%)
giữa các bậc dinh dưỡng.
* Công thức tính hiệu suất sinh học toàn phần:
- Hiệu suất quang hợp của tv: PG/LA hoặc PN/LA
- Hiệu suất sinh học của sinh vật tiêu thụ:
+ Động vật ăn thực vật: A1/PG hay PS/PN
+ Động vật ăn thịt bậc 1: A1/A2 hoặc PS1/PS2
Câu 9: Các khái niệm về sinh vật chỉ thị, hay chỉ thị sinh học, loài
chỉ thị, các đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn sinh vật chỉ thị.
- Sinh vật chỉ thị là những cá thể, quần thể hay quần xã có khả
năng thích ứng hoặc nhạy cảm với môi trường nhất định, sự hiện diện
và thay đổi số lượng các loài nhằm chỉ thị cho sự ô nhiễm hay xáo

trộn của môi trường.
- Chỉ thị sinh học: Là khoa học nghiên cứu một loài, hoặc một sinh
vật dùng để định mức chất lượng hoặc sự biến đổi của môi trường.
- Loài chỉ thị : là những loài sinh vật dùng trong khảo sát đánh giá sự
tồn tại của một số điều kiện môi trường địa lý.
* Lưu ý khi chọn sinh vật chỉ thị:
- Tính thích nghi cao đối với sinh vật chỉ thị.
- Tính nhạy cảm trước những thay đổi bất lợi.

12


- Dễ lấy mẫu, xác định số lượng, có thể xác định, số lượng nhiều, kích
thước dễ nhận biết, dễ ni cấy trong PTN có khả năng tích lũy có chu
kì sống thích hợp.
- Các lồi có phân bố hẹp chỉ thị tốt hơn.
- Đại diện cho lượng lớn đủ thể hiện tính thích ứng.
- Có giá trị kinh tế như 1 tài ngun.
- Dễ nghiên cứu dựa trên đặc tính của hệ sinh thái.
Câu 10: Giới thiệu một số chỉ thị sinh học cho mơi trường nước,
đất.
* CHỉ thị mơi trường nước:
- Vi sinh vật chỉ thị ơ nhiễm phân:
+ Nhóm Coliform: đặc trưng là Escherichia coli.
+ NHóm Streptococci: liên cầu, đặc trưng là Streptococcus faecalis
nguồn gốc từ người, S.bovis từ cừu, S.equinus từ ngựa.
+ NHóm Clostridia: khử sunfit đặc trưng là Clostridium perfringens.
- Tảo:
+ Chỉ thị chất lượng nước hay sự phú dưỡng hóa nguồn nước.
+ Chỉ thị cho thủy vực bị ơ nhiễm nặng chất hữu cư: tảo lam, tảo lục,

tảo silic, tảo mắt,..
- Thực vật phù du, phiêu sinh.
- Động vật khơng xương sống lớn.
- Động vật đáy
- Đv ngun sinh.
* CHỉ thị mơi trường đất:
- Chỉ thị trong mơi trường đất phèn:
a) Thực vật
+ Thực vật chỉ thò vùng phèn tiềm tàng chà là,
ráng đại, lác biển,...
+Đất phèn tiềm tàng sâu trong vùng nội đòa
:súng co, sen, lúa ma, rau muống thâm tím lá giòn, rau dừa,..
+ Thực vật chỉ thò vùng đất nhiều phèn: năng
ngọt, năng kim, sậy,....
+ Thực vật chỉ thò cho vùng phèn ít và trung
bình: năng ngọt, cỏ ống, lác,...
b) Động vật
- Trai, nhóm giun ít tơ,....
13


- Chỉ thị trong môi trường đất ngập mặn.
+ Thực vật: đừa nước, vẹt dù, bần, chà là,

14



×