Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO NGƯỜI DÂN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI HUYỆN TỨ KỲ, HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.92 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH NÂNG CAO
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO NGƯỜI DÂN VỀ ĐÁNH
GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI HUYỆN TỨ KỲ, HẢI DƯƠNG

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Đơn vị công tác
Giáo viên chủ nhiệm
Sinh viên thực hiện
Đơn vị học tập

: Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường
: Phạm Bá Linh
: Phòng sản xuất chương trình và tổ chức sự kiện
môi trường – Trung tâm đào tạo và truyền thông
môi trường.
: ThS. Hoàng Thị Huê
: Nguyễn Thu Thảo
: Lớp ĐH3QM3 - Đại học Tài Nguyên và
Môi trường Hà Nội

Hà Nội, tháng 3 năm 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI



1


KHOA MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH NÂNG CAO
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO NGƯỜI DÂN VỀ ĐÁNH
GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI HUYỆN TỨ KỲ, HẢI DƯƠNG

Địa điểm thực tập: Phòng sản xuất chương trình và tổ chức sự kiện môi trường –
Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường.

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội, tháng 3 năm 2017
LỜI CẢM ƠN

2



Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và
bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Môi trường
– Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Đặc biệt, trong học kỳ này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo
của các thầy cô thì bài báo cáo thực tập này của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cô
Hoàng Thị Huê đã nhiệt tình chỉ bảo, có những lời khuyên và hướng dẫn em hoàn
thành tốt khóa thực tập này.
Quá trình thực tập và viết báo cáo thực hiện trong khoảng thời gian 10 tuần.
Thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng là những bước đầu đi vào thực tế
còn hạn chế của em. Khoảng thời gian này em đã được làm việc tại phòng sản xuất
chương trình và tổ chứ sự kiện của Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường,
được các cô, các bác và các anh chị trong phòng tận tình chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm
và hướng dẫn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự biết ơn đến các cô, các bác, các
anh chị ở Trung tâm và ở phòng Sản xuất chương trình và tổ chức sự kiện môi trường,
đặc biệt là anh Phạm Bá Linh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thu Thảo

3



MỤC LỤC

4


Nội Dung
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên đơn vị: Phòng sản xuất chương trình và tổ chức sự kiện môi trường – Trung
tâm đào tạo và truyền thông môi trường – Tổng cục môi trường
Địa chỉ : Số 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (CETAC) thuộc Tổng cục môi
trường, tiền thân là phòng nâng cao nhận thức cộng đồng trực thuộc Cục Bảo vệ môi
trường. Ngày 26/11/2008, Phòng Nâng cao nhận thức cộng đồng chính thức chuyển
thành Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường theo Quyết định số 2465/QĐBTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
Phòng sản xuất chương trình và tổ chức sự kiện môi trường được thành lập theo
Quyết định 1510/QĐ-TCMT ngày 25/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường của Thứ
trưởng kiêm Tổng cục trưởng Bùi Cách Tuyến đã ký.
I- TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG:

Sơ đồ :
Trung tâm đào tạo và truyền thông môi
trường

Văn phòng

5

Phòng
truyền

thông môi
trường

Phòng đào
tạo môi
trường

Phòng nâng
cao nhận
thức cộng
đồng

Phòng sản
xuất chương
trình và tổ
chức sự kiện


• Vị trí chức năng:
1, Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục môi trường, có chức năng
giúp Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường thực hiện các nhiệm vụ: đào tạo và truyền
thông môi trường, phát triển các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, thực
hiện xã hội hóa bảo vệ môi trường.
2, Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật và các quy định hiện hành.
• Nhiệm vụ và quyền hạn:
1, Tham gia điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục vụ
việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình,
quy hoạch, kế hoạch quốc gia và đề xuất các giải pháp về đào tạo và truyền thông môi
trường theo sự phân công của Tổng cục trưởng.

2, Tổ chức thực hiện việc biên soạn khung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường theo
quy định của pháp luật.
3, Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tổng cục môi trường xây dựng kế
hoạch, chương trình, nội dung và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
và cấp chứng chỉ, chứng nhận theo phân cấp trong lĩnh vực đào tạo và truyền thông
môi trường cho cán bộ quản lý môi trường các ngành, các cấp và các đối tượng khác.
4, Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo phổ biến chủ trương chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức môi trường cho cán bộ làm công tác
môi trường của các Bộ, ngành và địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ
quan truyền thông đại chúng và mạng lưới truyền thông môi trường ở các cấp.
5, Đầu mối tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng các sự kiện, ngày lễ,
chiến dịch môi trường quan trọng của quốc gia và quốc tế theo phân công của Tổng
cục Môi trường.
6, Chủ trì tổ chức và phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện
các chương trình truyền thông về môi trường nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về môi trường, phản ánh
kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách và các nỗ lực về bảo vệ môi trường trong
phạm vi cả nước.

6


7, Đầu mối tổ chức Giải thưởng môi trường Việt Nam; chủ trì và phối hợp với
các đơn vị trong và ngoài Tổng cục Môi trường tổ chức các sự kiện về môi trường theo
quy định của pháp luật.
8, Tổ chức thực hiện các Nghị quyết liên tịch về bảo vệ môi trường đã ký kết
giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội
theo phân công của Tổng cục Môi trường.

9, Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Tổng cục Môi trường xây
dựng, biên soạn và phổ biến tài liệu tập huấn, nâng cao nhận thức, các chương trình,
sản phẩm truyền thông về môi trường.
10, Phát hiện các điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ môi trường; xây
dựng, tổ chức tổng kết, đánh giá, phổ biến, nhân rộng các mô hình có hiệu quả về bảo
vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng.
11, Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án liên quan đến xã hội hoá đào tạo và
truyền thông môi trường; tham gia hướng dẫn, kiểm tra công tác xã hội hóa về bảo vệ
môi trường theo sự phân công của Tổng Cục trưởng.
12, Xây dựng và phát triển các mạng lưới truyền thông, giáo dục, đào tạo về
môi trường tại Việt Nam; tham gia các mạng lưới truyền thông, giáo dục, đào tạo có
liên quan ở phạm vi quốc tế theo phân công của Tổng Cục trưởng.
13, Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên
cứu liên quan đến giáo dục, đào tạo và truyền thông môi trường; các chương trình, dự
án, các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và truyền thông môi trường theo
sự phân công của Tổng Cục trưởng.
14, Hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức thực
hiện các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn, tổ chức sự kiện và các dịch
vụ khác trong phạm vi lĩnh vực hoạt động theo chức năng của Trung tâm và theo quy
định của pháp luật.
15, Hỗ trợ và hợp tác chuyên môn với các đơn vị quản lý trực thuộc Tổng cục
Môi trường.
16, Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng.
17, Quản lý tài chính, tài sản thuộc Trung tâm; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị
dự toán cấp III trực thuộc Tổng cục Môi trường theo quy định của pháp luật.
18, Quản lý tổ chức, biên chế, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định.

7



19, Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, đánh giá, thống kê kết quả hoạt động
của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường
giao.
• Cơ cấu tổ chức:
1. Văn phòng.
2. Phòng Đào tạo môi trường.
3. Phòng Truyền thông môi trường.
4. Phòng Nâng cao nhận thức cộng đồng.
5. Phòng Sản xuất chương trình và Tổ chức sự kiện môi trường.
II - PHÒNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN:
• Vị trí và chức năng
Phòng Sản xuất chương trình và Tổ chức sự kiện môi trường là đơn vị trực
thuộc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường có chức năng tham mưu giúp
Giám đốc thực hiện công tác: tổ chức các sự kiện môi trường; sản xuất các chương
trình truyền thông môi trường; truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
• Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Đầu mối phối hợp với các địa phương, cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức
chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông đại chúng để tổ chức các
sự kiện môi trường: Ngày Môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch
hơn, Lễ trao Giải thưởng môi trường Việt Nam và hoạt động hưởng ứng các sự kiện
nêu trên.
2. Đầu mối quản lý, vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật chuyên ngành (Studio)
để sản xuất và phối hợp sản xuất các chương trình truyền thông. Phối hợp với các cơ
quan truyền thông đại chúng phát hành và phát sóng các chương trình truyền thông; hỗ
trợ về kỹ thuật, chuyên môn sản xuất chương trình truyền thông cho các đơn vị trực
thuộc Tổng cục Môi trường.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về tổ

chức sự kiện môi trường, truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong nước và quốc tế.

8


4. Đầu mối cập nhật và trao đổi thông tin với mạng lưới các nhà báo, phóng
viên, biên tập viên trực tiếp tham gia hoạt động truyền thông môi trường.
5. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường theo
chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
6. Tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc thi, hội chợ, triển lãm về môi trường
theo phân công của Giám đốc; xây dựng, biên soạn và phổ biến các ấn phẩm, sản
phẩm, chương trình truyền thông đa phương tiện phục vụ các hoạt động thuộc phạm vi
chức năng, nhiệm vụ được giao và theo sự phân công của Giám đốc.
7. Quản lý viên chức và lao động hợp đồng thuộc Phòng theo phân cấp; quản lý
tài sản công thuộc Phòng theo quy định hiện hành; thực hiện chế độ lưu giữ, cung cấp
tài liệu, dữ liệu, thông tin, báo cáo đình kỳ và đột xuất đảm bảo kịp thời, đầy đủ và
chính xác theo quy định của Tổng cục và của Trung tâm.
8. Tham gia huy động nguồn lực, tài trợ từ các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội
và cộng đồng để tăng cường nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung tâm; tổ
chức thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
và các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.
• Cơ cấu tổ chức:
Phòng Sản xuất chương trình và Tổ chức sự kiện môi trường có Trưởng phòng
và không quá 02 (hai) Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ các nhiệm vụ được
giao và hoạt động của Phòng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng viên chức và lao
động hợp đồng thuộc Phòng và điều hành mọi hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng giao phụ trách
từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác

được phân công.


Các dự án, hoạt động đã thực hiện của phòng năm 2015:
1, Tổ chức các ngày lễ môi trường, sự kiện môi trường năm 2015; các cuộc thi
về môi trường năm 2015 và Lễ trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2015.
2, Thực hiện các chương trình truyền thông về môi trường: Truyền thông trên
các phương tiên thông tin đại chúng “Bản tin tiêu điểm môi trường” trên sóng Đài
Truyền hình.

9


3, Tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên
trực tiếp kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; Điều hành Chương trình “Quỹ 1
triệu cây xanh cho Việt Nam”; Tổ chức sự kiện “Trồng cây phá kỉ lục thế giới”.
• Các dự án, hoạt động đã thực hiện của phòng năm 2016:
1, Tổ chức “Giải thưởng sáng tạo xanh” từ ngày 15/12/2015 đến 09/2016.
2, Thực hiện hội nghị đánh giá kết quả thực hiện “Tháng hành động vì môi
trường” năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017.
3, Thực hiện cuộc thi “Nước và Cuộc sống”, tổ chức cuộc thi và lễ tổng kết trao
giải.
4, Tổ chức hội thi tuyên truyền viên nước sạch, thu gom, phân loại, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt.
• Các hoạt động được tham gia trong quá trình thực tâp :
- 12/01/2017: Tham dự Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện “Tháng hành động vì môi
trường” năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ
trì, tại Phòng họp B102, số 10 Tôn Thất Thuyết, HN. Phụ trách công việc đổi pin sinh
thái.
- 14/01/2017: Tham dự Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Nước và Cuộc sống” do Thứ

trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì, tại Công viên Cầu Giấy, Dịch Vọng, HN. Phụ trách
công việc vận chuyển, trông coi các mẫu vật trưng bày.

10


CHƯƠNG II : NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

I. Phân tích tình hình :
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo là nhiều vấn đề về môi trường
cần có biện pháp thích hợp để giải quyết. Hiện nay các vấn đề về môi trường không
còn là vấn đề riêng một nước, một khu vực mà đã trở thành vấn đề nóng trên toàn cầu .
Việc kinh tế phát triển nhanh và mạnh như hiện nay khiến cho nhiều vấn đề về
môi trường càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng trên phạm vi ngày một rộng hơn,
nhất là đối với các nước đang phát triển thì vấn đề môi trường trở thành vấn đề nan
giải bởi lý do kỹ thuật sản xuất chưa cao, còn chú trọng đến việc phát triển kinh tế mà
quên đi mục tiêu phát triển bền vững còn bao gồm việc bảo vệ môi trường. Việt Nam
là một trong những nước đang phát triển hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
Tuy nhiên kéo theo đó là những vấn đề môi trường ngày càng gia tăng về số lượng,
mức độ nghiêm trọng cũng như phạm vi ảnh hưởng. Người dân nước ta từ trước đến
nay còn chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề môi trường vì gánh nặng mưu sinh. Khi
cuộc sống còn khó khăn thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu.

II. Đối tượng tham gia :

-

Đối tượng 1:
Hội nông dân

Hội phụ nữ
Người dân xung quanh khu vực ô nhiễm
Trình độ nhận thức còn hạn chế, họ đa số không có hiểu biết hoặc chỉ biết một
chút ít về lĩnh vực môi trường, đặc biệt là các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường cũng như các biện pháp hạn chế tối đa những tác động mà ô nhiễm môi trường
gây ra. Đối tượng này có thể tiếp thu dễ dàng với số lượng đông đảo thì có khả năng
tuyên truyền đến mọi người dân trong huyện.
Tôn giáo: Đa số đều không theo tôn giáo nào.
Dân tộc: Kinh

• Đối tượng 2:
- Đoàn thanh niên
- Các nhân viên làm việc trong các công ty hay doanh nghiệp trên địa bàn.
Trình độ nhận thức cao, đa số đều có những kiến thức cơ bản và hiểu biết về
môi trường cũng như sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Nhưng chưa có được những

11


biện pháp cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế tối đa những tác
động mà ô nhiễm môi trường gây ra. Đối tượng này sẽ là đối tượng quan trọng để mở
rộng các vấn đề về môi trường cũng như truyền thông việc bảo vệ môi trường đến
người dân.
Tôn giáo: Đa số đều không theo tôn giáo nào.
Dân tộc: Kinh
Tuy hai đối tượng trên có khác nhau về trình độ nhận thức nhưng lại có thể
cùng học một chuyên đề tập huấn, vì mục đích là nâng cao nhận thức của tất cả mọi
người trong lĩnh vực môi trường nên chuyên đề này phù hợp với cả hai đối tượng

III. Mục tiêu đề ra :

Sau khóa tập huấn, học viên được bổ sung thêm kiến thức, nâng cao kĩ năng về
bảo vệ môi trường để vận dụng tốt chính sách, pháp luật ngành môi trường, giải quyết
có hiệu quả công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Về kiến thức:
• Biết được vấn đề tổng quan về hiện trạng môi trường của địa phương và sự cần thiết






phải bảo vệ môi trường.
Biết một số chính sách, biện pháp có thể áp dụng tại địa phương.
Về kỹ năng:
Biết kiểm soát, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm.
Có thể tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường cho người dân.
Về thái độ:
Có nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Có thái độ tích cực và ý thức tự giác trong công tác bảo vệ môi trường.

IV. Kế hoạch và nội dung chương trình :
1. Kế hoạch tổ chức :
- Thời gian : 1 ngày.
- Số lượng người tham gia :
+ Đối tượng 1 : 40 người.
+ Đối tượng 2 : 20 người.
- Địa điểm : UBND huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
2. Nội dung tập huấn :
ST
T


12

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện


1

7h30 - 8h

Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ Phòng TNMT huyện Tứ
chức, phát tài liệu
Kỳ

2

8h - 8h15

Tuyên bố lý do , giới thiệu đại Đại diện Phòng TNMT
biểu và chương trình tập huấn
huyện Tứ Kỳ

3

8h15 - 8h20


Phát biểu khai mạc

Phòng TNMT huyện Tứ
Kỳ

4

8h20 - 9h20

Nội dung chuyên đề

Báo cáo viên :
Nguyễn Thu Thảo

5

9h20 - 9h30

Giải lao giữa giờ

Báo cáo viên
Học viên

6

9h30 - 10h45

Nội dung chuyên đề

Báo cáo viên :

Nguyễn Thu Thảo

7

10h45 - 11h20

Thảo luận

Báo cáo viên
Học viên

8

11h20 - 11h30

Bế mạc lớp tập huấn

3. Nội dung chuyên đề :
Hiện trạng môi trường nước, ô nhiễm môi trường nước và sức khỏe của cộng
đồng. Trách nhiệm của đoàn thể và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

V. Nguồn kinh phí :
1. Nguồn kinh phí :
Do ngân sách nhà nước cấp , được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường của huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
2. Cơ sở lập dự toán kinh phí :
- Thông tư 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn quản lý và
sử dụng kinh phí đào tạo , bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
- Thông tư số 51/2008/TT – BTC ngày 16 tháng 06 năm 2008 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà

nước.
- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010
của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường.

13


- Thông tư số 23/2007/TT – BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính
về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự
nghiệp công lập trong cả nước.
- Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo dục các
môn học.
- Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 08 năm 2005 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
3. Tổng kinh phí thực hiện :
- Tổng kinh phí : 19,350,000 VNĐ.
- Số tiền viết bằng chữ : mười chín triệu ba trăm năm mươi nghìn việt nam
đồng.
( Chi tiết kinh phí theo phụ lục I đính kèm ).

Người lập kế hoạch

Nguyễn Thu Thảo

14



PHỤ LỤC 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG

ST
T

Nội dung thực hiện

I

Xây dựng đề cương

1

Xây dựng đề cương chi tiết

II

Biên soạn tài liệu
Chuyên đề 1:

III

Đơn vị
tính

Số
lượn
g


Đơn giá

1,500,000
Đề cương

1

1,500,000

1,500,000
6,000,000

Chuyên đề

1

6,000,000

Giảng dạy
Chuyên đề 1 :

Thành tiền

6,000,000
1,000,000

Buổi/ngày

1


1,000,000

1,000,000

IV

Tổ chức lớp học

7,600,000

1

Thuê hội trường

Ngày

1

2,000,000

2,000,000

2

Thuê thiết bị giảng , máy chiếu
, âm thanh, ánh sáng ….

Ngày


1

1,500,000

1,500,000

3

Banner

Cái

1

500,000

500,000

4

Nước uống

Người

60

15,000

900,000


6

Photo tài liệu tập huấn

Quyển

60

30,000

1,800,000

7

Văn phòng phẩm

Bộ

6

15,000

900,000

V

Chi phí khác

1


Thuê xe đưa đón giảng viên

Chuyến

1

2,500,000

2,500,000

2

Thuê nhà nghỉ cho giảng viên

Phòng

1

250,000

250,000

3

Chi phí khác

Ngày

1


500,000

500,000

3,250,000

Tổng cộng ( mục I + II + III + IV + V )

15

19,350,000


PHỤ LỤC II : NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
Chuyên đề : Hiện trạng môi trường , ô nhiễm môi trường và sức khỏe
cộng đồng. Trách nhiệm của đoàn thể và người dân trong công tác bảo vệ
môi trường.
I. Đặt vấn đề :
Tài nguyên nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi một vùng lãnh thổ, mỗi một
quốc gia và sự phát triển của cả nhân loại. Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để
xác định sự tồn tại của sự sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống
của con người, nước là nền tảng cho tất cả các hoạt động. Nước cho ta uống, tạo ra
thực phẩm cho chúng ta ăn, tạo ra năng lượng hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của chúng ta,
duy trì các dịch vụ sinh thái và các yếu tố khác mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55-60% cơ thể nam trường thành và
50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi
nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng
tốt lương thực, thực phẩm… đều cần có nước. Những nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế gới cho thấy con người có thể nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống

quá 5 ngày. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất
20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong. Trong sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp
thì nước đóng vai trò yếu tố sống còn. Trong sản xuất nông nghiệp nếu cây thiếu nước
sẽ nhanh chóng khô chết gây thiệt hại vô cùng to lớn cho người nông dân. Cây có thể
phát triển trong môi trường đất cằn cỗi hoặc không được bón phân chăm sóc nhưng
cây không thể sống sót trong môi trường hạn hán.
Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây, cùng với tốc độ gia tăng dân số, hoạt
động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là nhu
cầu sử dụng tài nguyên nước ngày càng cao, bên cạnh đó nhận thức của đông đảo
người dân, đặc biệt là người dân tại các nước đang phát triển chưa thật sự đúng đắn,
dẫn tới tình trạng tài nguyên nước hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về
lượng và chất.
Tứ Kỳ là một huyện thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc
Bộ. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa
vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện được hình thành nhờ sự
bồi đắp của hệ thống sông này.

16


Chính giữa địa bàn huyện là con sông Tứ Kỳ, con sông này chảy qua huyện
Ninh Giang theo hướng từ Tây sang Đông, đổ vào huyện Tứ Kỳ ở địa phận xã Quảng
Nghiệp rồi chạy dọc theo chiều dài của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông nam, men
theo thị trấn Tứ Kỳ ở đoạn giữa Thị trấn, Xã Văn Tố với xã Minh Đức, đến đoạn giữa
xã Phượng Kỳ và xã Hà Thanh tách làm hai, một nhánh chảy xuống phía nam đổ vào
Sông Luộc nơi tiếp giáp giữa xã Tiên Động với Vĩnh Bảo ra Cầu Quý Cao sang Huyện
Tiên Lãng- Hải Phòng; một nhánh qua giữa Xã Nguyên Giáp và Tiên Động chảy ra
Cầu Xe trước khi đổ vào sông Thái Bình tại địa phận giữa xã An Thanh và Quang
Trung, đây là ngã ba ranh giới giữa các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà và Tiên Lãng.
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường nước

đang là một vấn đề nhức nhối đối với chính quyền huyện Tứ Kỳ. Tình trạng các công
ty, doanh nghiệp, nhà máy xả chất thải công nghiệp hay người dân đổ nước thải sinh
hoạt, nông nghiệp ra các ao hồ sông suối trong huyện đã không còn là điều xa lạ, gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, và thậm chí là cả nguồn nước cấp
cho đời sống sinh hoạt của người dân.
II. Vai trò của cộng đồng:
- Sự tham gia của người dân là yếu tố bắt buộc và có thể nói là yếu tố quan
trọng nhất để bảo vệ, cải thiện môi trường. Cộng đồng dân cư là tập hợp của nhiều cá
nhân có những đặc điểm chung . Đặc điểm của cộng đồng là tính đoàn kết tập thể, hỗ
trợ nhau vì lợi ích chung, có kiến thức bản địa, sáng tạo, gắn liền với tình yêu quê
hương đó là cội nguồn của sức mạnh cộng đồng.
- Công tác bảo vệ môi trường hiện nay đang gặp không ít khó khăn và những
thách thức lớn, việc phát triển kinh tế lại luôn mâu thuẫn với bảo vệ môi trường trong
khi với mục tiêu phát triển bền vững của nước ta thì cần có sự kết hợp hài hòa giữa
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường vì vậy cần có sự tham gia của các cá
nhân tổ chức tập thể mới mang lại hiệu quả cao.
- Bảo vệ môi trường còn là vấn đề chưa được quan tâm và khá mới mẻ ở các
huyện xã nhưng mặt khác môi trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
cộng đồng vì vậy cần phải có sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa, đó là một
trong những giải pháp nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường quan trọng, hiệu quả.
- Cộng đồng là người trực tiếp chịu tác động của sự thay đổi môi trường do đó
cộng đồng dân cư là phía thứ 3 giám sát mang tính khách quan cao, hơn nữa do là
người bản địa nên sẽ nắm rõ được những thay đổi môi trường mang tính tiêu cực
nhanh nhất, ngoài ra sự tham gia của cộng đồng người dân còn tạo thêm nguồn lực tại

17


chỗ hỗ trợ cho các cơ quan có cức năng thẩm quyền đưa ra quyết định nhanh chóng và
chính xác nhất.


III. Các khái niệm cơ bản :
- Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống
và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể
bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước. Môi trường
nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh
tế – xã hội.
- Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều
cần nước ngọt.
- Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể
sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.
- Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát
triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi
ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững
của các hệ sinh thái thiết yếu. (Mạng lưới cộng tác vì nước tòan cầu (GWP, 2000))
IV. Hiện trạng môi trường nước :
-

-

Đối với nước sông tự nhiên (hệ thống sông Thái Bình và sông Luộc), do có tốc độ dòng
chảy lớn, mang nhiều phù sa và khả năng đồng hóa chất thải tốt nên chủ yếu bị ô nhiễm
bởi TSS (hàm lượng TSS dao động trung bình trong khoảng 16 - 288 mg/l tùy theo thời
điểm quan trắc) và một số đoạn sông bị ô ,nhiễm bởi NO2--N và NH4+-N.
Đối với nước sông đào (hệ thống sông Bắc Hưng Hải): Ô nhiễm nitơ diễn ra phổ biến và
thường xuyên do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận nước thải phát sinh từ các
quá trình sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

Kết quả quan trắc môi trường sông Tứ Kỳ cho thấy môi trường nước sông bị ô nhiễm
nhiễm NO2--N và NH4+-N với mức ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép từ 1,03 - 14,2
lần, nồng độ NO2--N đạt 0,568 mg/l vượt quy chuẩn cho phép 14,2 lần. Ngoài ra, một số
điểm quan trắc cho thấy còn bị ô nhiễm COD, BOD tuy nhiên mức độ ô nhiễm diễn ra
không thường xuyên.

18


-

Đối với nước kênh, mương nội đồng: Ô nhiễm diễn ra khá phổ biến do có tốc độ dòng
chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Kết quả phân tích mạng lưới các điểm quan trắc tài nguyên và môi trường nước
kênh, mương nội đồng trong năm 2013 cho thấy: Có nhiều thông số vượt nhiều lần
quy chuẩn môi trường cho phép QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt, áp dụng mức B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi
hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) và QCVN
39:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước tưới tiêu như:
COD, BOD, TSS...

-

-

Đối với nước ao, hồ: Mức độ ô nhiễm cao hơn và diễn ra phổ biến hơn so với nước sông
và nước kênh, mương nôi đồng do có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thường
xuyên nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh
hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các ao, hồ bị ô nhiễm với nhiều

thông số vượt QCCP như: COD đạt 279 mg/l vượt 9,3 lần, DO đạt 1,6 (quy chuẩn là
trên 4), BOD5 đạt 142 vượt 9,47 lần, Coliform đạt 39000 mg/l vượt 5,2 lần.
Đối với nước mưa vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt
của người dân tại các khu vực nông thôn.
Nguồn: Báo cáo Kết quả 5 năm (2009 - 2013) thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW
ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - Số: 61 - BC/BCS, Hải Dương, ngày 15
tháng 9 năm 2014.
V. Hiện trạng xử lý nước thải

-

-

Hiện trạng xử lý nước thải của các KCN:
Hiện nay huyện Tứ Kỳ có 1 KCN là KCN Hưng Đạo nằm tại khu đất nông
nghiệp của các xã Ngọc Kỳ, Hưng Đạo, và Tái Sơn – huyện Tứ Kỳ. Chất lượng nước
thải sau xử lý của KCN này đã đảm bảo đạt mức B của QCVN 40:2011/BTNMT. Tuy
nhiên so với yêu cầu chất lượng nước đổ thải vào hệ thống sông Bắc Hưng Hải (mức A
của QCVN 40:2011/BTNMT) thì một số KCN này vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt.
Nguyên nhân có thể do quá trình vận hành chưa tốt.
Hiện trạng xử lý nước thải của các CCN:
Trên địa bàn tỉnh huyện Tứ Kỳ hiện có 2 CCN được UBND tỉnh phê duyệt quy
hoạch là CCN Kỳ Sơn, Xã Kỳ Sơn và CCN Nguyên Giáp, xã Nguyên Giáp. Do không
có chủ đầu tư hạ tầng nên các nguồn thải phát sinh do các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong CCN tự xử lý cục bộ tại cơ sở và thải ra nguồn tiếp nhận chung của
địa phương. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải rắn thông thường và

19



chất thải nguy hại được các doanh nghiệp tự ký hợp đồng với các đơn vị có đủ chức
năng vận chuyển và xử lý.
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước nguồn tiếp nhận nước thải của
các CCN trên địa bàn huyện năm 2013 cho thấy, tùy theo từng thời điểm quan trắc,
nguồn nước của các nguồn tiếp nhận nước thải của các khu cụm công nghiệp bị ô
nhiễm bởi 7 thông số (NO2--N vượt quy chuẩn cho phép từ 1,9 đến 13,9 lần, NH 4+-N
vượt từ 32,7 đến 49,3 lần, , COD vượt từ 1,47 đến 92,7 lần, BOD vượt từ 1,5 đến 90
lầm, TSS vượt từ 1,8 đến 74,1 lần, dầu mỡ vượt từ 1,5 đến 3,4 lần.
Hiện trạng môi trường nước khu nuôi trồng thủy sản tập trung: Chất lượng
nguồn nước tại nhiều khu nuôi trồng thủy sản tập trung bị ô nhiễm, trong đó, ô nhiễm
NH4+-N và NO2--N diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do chất
thải phát sinh từ quá trình nuôi trồng chưa được xử lý triệt để xả thải vào nguồn tiếp
nhận.
-

-

Công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: Đã xây dựng được Dự án đầu tư xây
dựng khu chăn nuôi tập trung giống lợn ông bà và giống lợn thịt công nghệ cao ở xã
Tái Sơn. Yêu cầu các cơ sở chăn nuôi từ quy mô gia trại trở lên và các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm phải có hầm Biogas để xử lý phân rác, có hệ thống thoát nước không
để ứ đọng gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 758 công
trình hầm biogas đã được xây dựng, tổng công suất xử lý trên 55 tấn phân rác/ngày.
Đối với nước thải y tế: Lượng nước thải y tế phát sinh trong ngày khoảng 400 m3.
Công tác thu gom, xử lý nước thải tại các trạm xá đã được ngành y tế quan tâm, tuy
nhiên quy mô các trạm xá trong huyện vẫn còn nhỏ lẻ nên chất lượng công tác xử lý
nước thải y tế chưa được tốt.
VI. Tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước
1. Môi trường và hệ sinh thái

a. Nước và sinh vật nước:

• Nguồn nước
Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng
xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, 1
phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính chất của
loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim loại
nặng…), bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các
loại hầm chứa chất thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nước ngầm, làm cho
lượng nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay càng hiếm hơn nữa.

20


Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa
lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh
vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn
lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn
đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy
giảm nghiêm trọng.
• Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là
vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp
thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài
thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp
làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
• Cụ thể : huyện Tứ Kỳ là một trong những huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn
của tỉnh Hải Dương với diện tích trên 1600ha. Tại một số vùng nuôi trồng thủy sản đã
xuất hiện hiện tượng cá chết rải rác. Theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Tứ Kỳ năm 2009, toàn huyện có khoảng 35 tấn cá bị chết trong
tháng 6. Nguyên nhân chủ yếu là do mặt nước bị ô nhiễm mà các hộ nuôi trồng không

xử ký kịp thời, cùng với đó là thời tiết nắng nóng, các chất hữu cơ bị phân hủy đã làm
ảnh hưởng đến lượng oxy trong nước dẫn đến việc cá chết hàng loạt
b. Đất và sinh vật đất:
• Đất: Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm:
- Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ.
- Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất.
- Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay
đổi.
- Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của
đất bị thay đổi. Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất
- Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit
không tan gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng
phèn)
- Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic
rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa
• Sinh vật đất: Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng
đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.

21


- Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật.
- Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất
không độc lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng độ trung bình.
- Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi
sinh vật trong đất
- Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém,
không phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết
Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích

lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc cũng có thể phải cần thời
gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc.
c. Không khí:
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà
còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải
thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn
trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các
vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí
quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: niêm mạc
đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn
cảm ở những người mắc bệnh hen,…
2. Ảnh hưởng đến con người
a. Sức khỏe con người:
• Do kim loại trong nước: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và
con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm
lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo
như ung thư, đột biến. Đặc biệt nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.
Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác
dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và xystein.
Sau đây là một số kim loại có nhiều ảnh hưởng nhiêm trọng nhất
- Trong nước nhiễm chì: Chì có tính độc cao đối với con người và động vật. Sự
thâm nhiễm chì vào cơ thể con người từ rất sớm từ tuần thứ 20 của thai kì và tiếp diễn
suốt kì mang thai. Trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Mặt khác thời

22


gian bán sinh học chì của trẻ em cũng dài hơn của người lớn. Chì tích đọng ở xương .

Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai là những đối tượng mẫn cảm với những
ảnh hưởng nguy hại của chì gây ra. Triệu chứng ngộ độc chì gồm: đau bụng trên, táo
bón, nôn mửa. Ở trên lợi của bệnh nhân, ngưới ta nhận thấy một đường xanh đen do
chì sufua đọng lại. Chứng viêm não tuy rất hiếm nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng
ở người trong trường hợp nhiễm độc chì, trường hợp cũng thường hay gặp ở trẻ em.
Bệnh thiếu máu thường xuyên xảy ra trong trường hợp nhiễm độc chì vô cơ và thường
xảy ra trong giai đoạn cuối.
Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của cơ thể và nguy hiểm
chính là độc hại tới hệ thần kinh. Hầu hết nhạy cảm với chì là trẻ em, đặc biệt là trẻ em
mới tập đi, trẻ sơ sinh và bào thai. Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai là
đối tượng nhạy cảm nhất với độc tố chì, tác động mãn tính đến sự phát triển trí tuệ của
trẻ em. Với những phụ nữ có thai thường xuyên tiếp xúc với chì khả năng xảy thai
hoặc thai nhi chết sau khi sinh là rất lớn. Với trẻ em, hệ thần kinh đang phát triển rất
nhạy cảm khi bị nhiễm chì dù ở nồng độ thấp, hệ số thông minh (IQ) giảm xuống. Đối
với người trưởng thành, công việc thường xuyên tiếp xúc với chì quá mức hoặc do gặp
sự cố có thể bị nhiễm bệnh thần kinh ngoại vi hoặc thần kinh mạn tính. Tuy nhiên ở
người lớn các ảnh hưởng cấp tính hay hầu hết các ảnh hưởng nhạy cảm của chì có thể
là bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra khi nhiễm độc chì còn có thể ảnh hưởng dến một số cơ
quan khác trong cơ thể như dạ dày, ruột non, cơ quan sinh sản.
- Trong nước nhiễm thủy ngân: Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến thận,
trong khi đó methyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi
bị nhiễm độc người bệnh dễ cáu gắt, kích thích, xúc động, rối loạn tiêu hóa rối loạn
thần kinh, viêm lợi, rung chân. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể tử vong.
Tác hại cấp tính do nhiễm độc thủy ngân: Khi bị nhiễm độc thủy ngân nặng
bệnh nhân thường ho, khó thở, thở gấp, sốt, buồn nôn, nôn ọe và có cảm giác đau thắt
ở ngực. Có những bệnh nhân có biểu hiện bị rét run, tím tái. Trong trường hợp nhẹ
hiện tượng khó thở có thể kéo dài cả tuần lễ, nếu ở cấp độ năng hơn bệnh nhân có thể
bị ngất đi và dẫn đến tử vong.
Tác hại mạn tính: Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể gây tác động nghiêm
trọng tới hệ thần kinh và thận. Những triệu chứng đầu tiên là vàng da, rối loạn tiêu

hóa, đau đầu, viêm lợi và tiết nhiều nước bọt. Răng có thể bị long và rụng, những
chiếc còn lại có thể bị xỉn và mòn vẹt, trên lợi có những đường màu đen sẫm màu.
Tiếp xúc thường xuyên với hợp chất thủy ngân vô cơ có thể bị xạm da và những bệnh
bột phát ngứa viêm da, lở loét. Những biểu hiện rối loạn thần kinh do nhiễm độc thủy

23


ngân kinh niên như run tay, tiếp theo là mí mắt, môi, luỡi, tay chân và cuối cùng là nói
lẫn. Ngoài ra còn có các triệu chứng như rối loạn thần kinh, dáng đi co cứng, các phản
xạ gân cốt bị rối loạn, đặc biệt là đầu gối co giật nhiều. Các triệu chứng rối loạn cảm
giác như: rối loạn khứu giác, vị giác, mất cảm giác ở đầu ngón tay ngón chân, khi
chạm vào thường thấy đau. Có trường hợp bị điếc, ngộ độc thủy ngân hữu cơ gây co
thắt thần kinh ngoại biên, teo vỏ não.
- Trong nước nhiễm Asen: Asen và các hợp chất của nó có khả năng gây ung thư
biểu mô da, phế quản, phổi, xoang… Asen vô cơ có hóa trị 3 có thể làm sơ cứng ở gan
bàn chân, ung thư da. Các triệu chứng của nhiễm độc asen như: Ở thể cấp tính gây ho,
tức ngực và khó thở, mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm
độc kinh niên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng trên móng tay…
Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối
loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen. Các ảnh
hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung
thư nội tạng (bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da.
Bệnh sạm da, mất sắc tố da, cứng da là các triệu chứng do tiếp xúc thường
xuyên với asen. Ung thư da và nhiều ung thư nội tạng cũng do vậy. Các bênh như tim
mạch cũng được phất hiện có lien quan đến thức ăn, nước uống có asen và do tiếp xúc
với asen. Trong nghiên cứu số người dân uống nước có nồng độ asen cao cho thấy, tỷ
lệ ung thư gia tăng theo liều lượng asen và thời gian uống nước.
- Nước nhiễm Crom: Hợp chất CR+ rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ
dày,ruột non, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim…

- Nước nhiễm Mangan: Mangan di vào môi trường nước do quá trình rửa trôi,
sói mòn và chất thải công nhiệp… Với hàm lượng cao mangan gây tác động lên hệ
thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng
và tử vong. Tiêu chuẩn cho phép của WHO với mangan không quá 0,1mg/l
- Bệnh do nồng độ nitrat cao trong nước: Nồng độ nitrat cao trong nước có thể
do phân hủy chất hữu cơ trong tự nhiên hoặc do ảnh hưởng của chất thải ô nhiễm.
Trong nước chứa hàm lượng nitrat trên 10mg/l có thể gây bệnh tím tái ở trẻ em.
• Vi khuẩn trong nước thải: Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh
hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
- Bệnh đường ruột: Bệnh đường ruột gây nên chủ yếu do các loại vi khuẩn sống
trong nước như vi khuẩn đại tràng, thương hàn. tả, lỵ… ngoài ra trong nước tự nhiên

24


và nước sinh hoạt còn có thể có các loại vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy trẻ em như
Leptospira, Brucella,tularensis, các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan, ECHO, Coksaki…
- Các bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn, viruts và nấm mốc: Con người có thể
mắc các bệnh do kí sinh trùng gây ra như amip, giun sán các loại; bệnh ngoài da, viêm
mắt do các loại vi khuẩn, viruts, nấm mốc và các loại kí sinh trùng khác. Nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu nước sạch và vệ sinh cá nhân kém. Nước bị ô nhiễm kí sinh trùng
là do việc quản lý phân và chất thải không tốt, gây ô nhiễm môi trường xung quanh và
tăng tỉ lệ mắc bệnh trong dân cư
Triệu chứng: Các triệu chứng sớm xuất hiện là :
• Ăn không ngon, đau cơ, nhức đầu dữ dội, liên tục, người lả vì đau vùng sau
nhãn cầu, mồ hôi vã ra nhiều.
• Bệnh nhân thường buồn nôn, có thể bị ỉa chảy hoặc táo bón, viêm thần kinh
mắt và đôi khi viêm nhẹ thần kinh vận động nhãn cầu.
• Màng não bị tổn thương, có biểu hiện cổ bị cứng. Bạch cầu đơn nhân tăng lên
>50/mm3 , cơ yếu và liệt. Thận bị tổn thương, đi tiểu ra mủ, máu.

- Các bệnh do trung gian: Côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu là các loại
muỗi. quá trình sinh sản của muỗi phải qua môi trường nước. trong các vùng có dịch
bệnh lưu hành, muỗi có khả năng truyền các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh Dengue, bệnh
sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ…
Sốt rét là một trong những bệnh nguy hiểm bậc nhất tác động đến con người.
Sốt rét đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai và trẻ em (dưới 5 tuổi). Nếu họ bị sốt rét,
có thể nhanh chóng lâm vào tình trạng suy nhược trầm trọng và có thể dẫn đến tử
vong. Sốt rét là bệnh gây ra do những vi sinh vật cực nhỏ được gọi là kí sinh trùng
trong máu. Một vật trung giam truyền bệnh là muỗi. Muỗi thường cư trú ở những nơi
như: vùng nước ngọt hoặc nước lợ nhẹ. Nhất là nơi nước tù đọng hay chảy chậm, vũng
nước tù sau cơn mưa hoặc do thoát nước kém, đầm lầy, ruộng lúa, hồ chứa, ao hồ nhỏ,
chuôm mương, vũng trâu, đầm có nước tù đọng, dấu chân động vật chứa nước, chum,
thùng, bể chứa…
Tại những nơi có dòng chảy ô nhiễm đi qua tỷ lệ người dân mắc các bệnh liên
quan đến chất lượng nước mặt tương đối cao, trong đó có tỉnh Hải Dương. Đáng lưu ý
là trong số đối tượng mắc bệnh liên quan đến nguồn nước thì trẻ em chiếm tỷ lệ khá
cao.
b. Ảnh hưởng đến đời sống:

25


×