Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Luận văn tốt nghiêp “xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang trẻ em nữ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.98 KB, 56 trang )

z
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài “xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời
trang trẻ em nữ”
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của thế giới về tất cả mọi mặt, Việt
Nam cũng không ngừng thay đổi để phát triển và phát triển hơn nữa trong
tương lai để có thể đưa đất nước tiến lên CNXH. Để đạt được điều đó Việt
Nam đã có nhiều chính sách đổi mới về mọi mặt và mọi nghành nghề.
Nghành may cũng đã trở thành một trong ba nghành công nghiệp mũi nhọn.
Quần áo đã xuất hiện từ rất lâu ban đầu chỉ với mục đích che ấm và bảo
vệ cơ thể. Ngày nay quần áo không chỉ có chức năng bảo vệ con người mà
còn làm đẹp cho con người. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con
người ngày đa dạng hơn.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp may ở Việt Nam chủ yếu sản xuất
hàng gia công (CMT) nên lợi nhuận không cao. Để có thể phát triển hơn đặc
biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cho
chúng ta nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng nghĩa với nó có cũng nhiều khó
khăn, thử thách và cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi
để có thể tồn tại và phát triển. Muốn vậy các doanh nghiệp phải nhanh chóng
chuyển sang sản xuất hàng trọn gói (FOB). Tuy nhiên bước đầu sẽ gặp nhiều
khó khăn đòi hỏi các công ty cần có một đội ngũ nhân viên có trình độ có
chuyên môn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do yêu cầu cấp
thiết đó nên khi được giao đề tài “xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã
hàng thời trang trẻ em nữ” em đã chọn thị trường phía Bắc cụ thể là khu
vực thành thị Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng. Trước đây chúng ta chủ yếu
quan tâm đến thời trang của người lớn mà không để ý đến các bé cũng có nhu
cầu làm đẹp đặc biệt là các bé gái.
Đề tài này có thể được ứng dụng một cách hiệu quả vào thực tế, nó có


thể giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường trong nước cũng như
thế giới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, làm giàu cho đất nước.
Sau quá trình học tập, tìm tòi, sự hướng dẫn của các thầy cô em đã
hoàn thành đồ án của mình. Còn điều gì thiếu sót mong các thầy cô góp ý để
đồ án của em có thể được hoàn thiện hơn.
Hoàn thành được đồ án này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô và đặc biệt là sự giúp đỡ của cô Cao Kiên Chung.
2
Sinh viên thực hiện
Tiêu Thị Hiền
3
Lời cảm ơn
Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, học hỏi cùng với sự hường dẫn,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa: KT May và Thời Trang.Đặc
biệt với sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Cao Kiên Chung đến
nay em đã hoàn thành đồ án của mình.Trong quá trình thực hiện đồ án do điều
kiện và tài liệu còn hạn chế hơn nữa do chưa có kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các thầy cô trong khoa và bạn bè đồng
nghiệp tham gia góp ý để bổ xung cho đồ án của em được đầy đủ và hoàn
thiện hơn !
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Tiêu Thị Hiền
4
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Quần áo đã xuất hiện từ những giai đoạn đầu của sự phát triển của loài
người. Ban đầu quần áo chỉ có chức năng là bảo vệ cơ thể con người trước
những tác động không tốt đến cơ thể đặc biệt là khi giá rét.
Thời kỳ đầu quần áo chỉ là để bảo vệ và che chắn cho cơ thể chủ yếu
được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: vỏ cây, lá cây, lông
thú…Qua từng thời kỳ phát triển mà trang phục ngày càng đa dạng và phong

phú hơn, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của thời đại. Xã hội
ngày càng phát triển nhu cầu mua sắm của con người cũng tăng tuy nhiên đòi
hỏi cũng cao hơn trước, cùng với nó lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường
cũng ngày một nhiều, sự cạnh tranh càng gay gắt hơn. Để có thể tồn tại và
phát triển trên thị trường thì sản phẩm của công ty phải được khách hàng chấp
nhận. Muốn khách hàng chấp nhận thì sản phẩm đó phải thoả mãn được nhiều
nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà sản
xuất là làm thế nào để biết được nhu cầu của khách hàng. Biện pháp đưa ra đó
là phải nghiên cứu thị trường.Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu:
- Thị trường mục tiêu.
- Khách hàng mục tiêu
- Dự đoán xu hướng thời trang cho khách hàng mục tiêu
1.1. Thời điểm nghiên cứu:
Thời điểm nghiên cứu là năm 2007 là một năm mà
1.1.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu:
Trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến thời trang dành cho người
lớnkhông để ý đến nhu cầu về thời trang của các bé. Ngày nay cùng với sự
phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật hiện đại, sự ảnh hưởng của các
phương tiện thông tin đại chúng: phim, truyện, báo trí, tranh ảnh... Các bé
cũng có sự quan tâm đến thời trang và cũng có những gu thời trang của riêng
mình. Xã hội ngay càng phát triển và mức sống ngày càng được nâng cao nên
các bậc phụ huynh không khó khăn gì trong chuyện đáp ứng nhu cầu của các
bé vì vậy thời trang của các bé càng có cơ hội phát triển. Đã có nhiều công ty
sản xuất hàng thời trang trẻ em như:
- Young Fashion (YF) Hè năm 2007 công ty đã đưa ra thị trường các
sản phẩm dành cho các bé từ 4 đến 8 tuổi. Đa dạng về kiểu dáng như đầm, áo
hai dây kết hợp với quần ngố hay váy ngắn…với các gam màu tươi sáng.Dưới
đây là một số hình ảnh sản phẩm của YF
5
- Ngoài ra chúng ta còn thấy có rất nhiều sản phẩm của các công ty

khác cũng có những sản phẩm rất độc đáo. Về kiểu dáng không quá cầu kỳ
thoáng mát. Về mầu sắc mặc dù xu hướng thời trang năm nay thiên về gam
màu cổ điển, nhưng đối với các bé thì những gam màu sáng vẫn được ưa
chuộng. Về chất liệu chủ yếu là coton là loại chất liệu thấm mồ hôi vệ sinh
phù hợp cho các bé vào mùa hè
Bên cạnh các sản phẩm trong nước còn có các sản phẩm của nước
ngoài như Trung Quốc, Thái Lan…
Giá cho các sản phẩm này có giá từ 30.000đ đến 100.000
Nhận thấy nhu cầu của thị trường như trên công ty chúng tôi quyết định
sản xuất hàng thời trang trẻ em nữ. Đây là một thị trường mới nhưng cũng
đầy triển vọng. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đã quyết định
chọn thị trường mục Nhận thấy nhu cầu của thị trường như trên công ty chúng
tôi quyết định sản xuất hàng thời trang trẻ em nữ. tiêu là khu vực Hà Nội. Thủ
đô Hà Nội với diện tích 921.8
2
km
là nơi tập chung dân cư đông đúc từ các
tỉnh khác nhau đổ về đây sinh sống và làm việc, với dân số 32167000 người
trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ ………thu nhập trung bình từ 1200000đ/tháng
đến 1500000đ/ tháng trên một người. Người Hà Nội ưa
phong cách thanh lịch, gọn gàng, chỉnh tề và trang nhã. Thủ
đô Hà Nội nằm ở phía đông bắc của đất nước nên khí hậu ở
đây khá tiêu biểu cho khí hậu miền Bắc. Đó là kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè
thì nóng ẩm và mưa nhiều, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh
và khô hanh, mùa xuân ấm áp. Do khí hậu có sự thay đổi
theo mùa nhu vậy nên trang phục cũng rất đa dạng từ chất
liệu đến màu sắc
1.2. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu:
Đối tượng mà em nghiên cứu đó là: Trẻ em nữ từ 4 tuổi đến 6 tuổi,

đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học. Với lứa tuổi này các bé đã bắt đầu biết làm
dáng, làm điệu chính vì vậy mà nhu cầu của các bé về quần áo cũng nhiều.
Trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến nhu cầu về thời trang
của người lớn mà không hay biết rằng các bé cũng có nhu cầu làm đẹp
đặc biệt là các bé gái. Nhu cầu về thời trang của các bé cũng thay đổi nhanh
không kém gì so với người lớn. Thay đổi theo mùa theo mốt, các bé chịu ảnh
hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, qua trưyện đặc
biệt là chuyện tranh có một thời các hình ảnh trong phim hoạt hình như chuột
Mickey, Dola… Nhưng các hình ảnh đó giờ không còn thu hút được sự chú ý
của các bé nữa. Và rất nhiều các hình ảnh khác nữa ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của các bé. Tuy nhiên do nhận thức của các bé còn chưa đầy đủ nên các
bậc phụ huynh luôn là người định hướng phong cách cho các bé.
I.3. Xu hướng thời trang xuân hè 2008:
6
Thời trang luôn có sự thay đổi. Qua quá trình nghiên cứu và tim hiểu
chúng tôi đã đưa dự đoán về xu hướng thời trang cho mùa xuân hè cho các bé
gái từ 4 đến 6 tuổi.
- Về kiểu dáng: Vẫn các kiểu ngộ nghĩnh kết hợp với những chiếc nơ,
phối màu, xếp ly. Các bé gái vẫn yêu sự điệu đà với các chiếc váy xoè, xếp
ly…
- Về màu sắc: Các gam màu sáng và tươi mát như màu vàng nhạt, xanh
da trời, hồng hay các loại vải hoa trang nhã. Phối các màu tương phản tạo lên
nét độc đáo.
- Về chất liệu: Chất liệu cotton , voan, các loại vải mềm… luôn được lựa
chọn vì chung hợp vệ sinh, dễ thấm hut mồ hôi cho trẻ hoạt động. Các chất
liệu mềm táo sự mềm mại cho các váy đầm của bé.
Thực tế cho thấy thời trang của trẻ em đang được phát triển rất mạnh
mẽ. Trên thế giới thời trang trẻ em đã được phát triển từ rất lâu và đã có
những dòng sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Đối với Việt Nam thời trang trẻ
em hiện nay cũng đã được quan tâm và cũng đã có những bước phát triển

mạnh mẽ. Trong tương lai thị trường này sẽ còn phát triển hơn nữa.
Đời sống của người dân chúng ta đã được nâng cao nhiều do đó nhu
cầu mua sắm cũng nhiều hơn và sự đòi hỏi về chất lượng cũng như sự độc đáo
khác biệt cũng ngày một khắt khe hơn. Giá cả không còn là điều bận tâm
nhiều của các bậc phụ huynh nữa, điều mà họ mong muốn là con cái của họ
có những bộ trang phục độc đáo. Nắm bắt được nhu cầu này của khách hàng
các công ty càng thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường để có
thể đưa ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đem
lại doanh thu cho doanh nghiệp.
7
CHƯƠNG II: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
2.1. Lựa chọn nguyên phụ liệu và nhà cung cấp NPL:
2.1.1. Lựa chọn NPL:
Nguyên phụ liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng,
kiểu dáng của sản phẩm. Chính vì vậy và cần phải lựa chọn được nguyên phụ
liệu phù hợp với sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Bên cạnh đó nếu thực hiện tốt khâu lựa chọn nguyên phụ liệu còn có thể tiết
kiệm được chi phí.
Căn cứ vào sở thích và nhu cầu của các bé gái từ 4 đến 8 tuổi. Tuy việc
lựa chọn sản phẩm của các bé vẫn cần sự định hướng của các bậc phụ huynh
nhưng ở lứa tuổi này các các bé cũng đã bắt đầu có ý thức về sở thích riêng
của mình. Các bé gái vẫn thường thích những chiếc váy đầm mềm mại không
những tạo lên nét dịu dàng mà còn đem lại sự thoải mái cho các bé. Màu sắc
vẫn được ưa chuộng đó là các gam màu tươi sáng kết hợp với các màu tương
phản.
- Nguyên liệu cho mã hàng GF0501
+ Vải chính: - Màu sắc: Màu vàng nhạt.
- Thành phần: 100% polyester.
- Loại vải: Dệt thoi.
- Co dọc: 1%.

- Co ngang: 0%.
- Xơ vải: 1%.
+ Vải phối - Màu sắc: Màu.
- Thành phần: 100% polyester.
- Loại vải: Dệt thoi.
- Co dọc: 1%.
- Co ngang: 0%.
- Xơ vải: 1%.
+ Chỉ chính: - Màu sắc: Màu vàng nhạt cùng màu với vải chính
- Loại chỉ: Spun plyester có độ bền cơ học cao.
- Chi số : 60/3.
+ Chỉ phối: - Màu sắc: Màu cùng màu với vải phối.
- Loại chỉ: Spun plyester có độ bền cơ học cao.
- Chi số : 60/3.
+ Chỉ vắt sổ: - Màu sắc: Chỉ trắng.
- Loại chỉ: Chỉ tơ.

+ Mác: Mác chính, mác cỡ, mác sử dụng.
+ Túi nilon: Màu trắng.
+ Giấy chống ẩn: Màu trắng.
+ Thùng caton: Màu vàng.
2.1.2. Lựa chọn nhà cung cấp NPL:
Nghành may của Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm xong chưa thực sự
phát triển mạnh mẽ. Trước đây chúng ta chủ yếu sản xuất hàng CMT và
8
nguyên phụ liệu chủ yếu là do khách hàng cung cấp hoặc nhập từ nước ngoài
về chi phí rất cao và rủi ro cũng lớn. Hiên tại cùng với sự ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO cùng với nguồn nguyên liệu phong phú trong nước
đã có nhiều công ty sản xuất nguyên phụ liệu. Nhờ vậy đã giúp cho các công
ty may trong nước có điều kiện phát triển và cạnh tranh với các mặt hàng

nhập khẩu
Qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi đã quyết định chọn
công ty Hanosimex là công ty cung cấp nguyên liệu và công ty Phong Phú là
công ty cung cấp phụ liệu
 Hanosimex:
* Địa chỉ: Số 1 Mai Động - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
* Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335... Fax: (84-4) 8622334
* Địa chỉ web site:
* Địa chỉ email:
* Tổng Giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn
* Ngành nghề kinh doanh:
• Chuyên sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu hàng dệt may gồm: Các
loại nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt
kim, vải denim và các sản phẩm may mặc dệt thoi; các loại khăn bông,
thiết bị phụ tùng, động cơ, vật liệu, điện tử, hoá chất, thuốc nhuộm, các
mặt hàng tiêu dùng khác.
• Kinh doanh kho vận, vận tải, văn phòng, nhà xưởng, kinh doanh nhà
hàng, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ vui chơi giải trí.
* Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9001:2000.
* Được bình chọn Hàng Việt nam chất lượng cao liên tục từ năm 2000 đến
nay.
* Đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt liên tục từ năm 2003 đến nay
Thành tích đạt được
ĐƠN VỊ ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

* 1 Huân chương Độc lập Hạng Ba (Năm 2000)
* 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (Năm 1994)
* 1 Huân chương Chiến công Hạng Ba (Năm 1996)
* 3 Huân chương Lao động Hạng Nhì (Năm 1992-1997-2004)
* 4 Huân chương Lao động Hạng Ba (Năm 1990-1995-1996-2000)

10 BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
* Hàng trăm Cờ thưởng, Bằng khen của các Bộ, Ngành và Thành phố
9

Tên Đơn vị : CÔNG TY DỆT PHONG PHÚ
Tỉnh thành : TP Hà nội
Địa chỉ : 378 Minh Khai, Hà Nội.
Giám đốc : TRẦN QUANG NGHỊ
Điện thoại : (08) 8963533
Máy Fax : (08) 8966088
E-mail :
Website : />Website : />10
2.2. Phương pháp kiểm tra, đo đếm NPL
Đường đi của NPL
2.2.1. Phương pháp tiến hành kiểm tra đo đếm NPL:
- Trước khi kiểm tra đo đếm tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá
kiện từ 2 đến 3 ngày.
- Kiểm tra sơ bộ về số lượng, màu sắc và sắp xếp nguyên phụ liệu theo
quy định. Chú ý khi phá kiện tránh làm làm rách hoặc hỏng nguyên phụ liệu.
- Với những nguyên liệu đựng trong bao thì dựng đứng theo hình trụ,
xong mở dây khâu miệng bao, kiểm tra số lượng, màu sắc, ký hiệu, sắp xếp
vải theo quy định, không được dùng dao kéo để làm rách nguyên liệu.
- Trong khi phá kiện nếu phát giện hàng không đúng chủng loại nguyên
liệu hoặc không đúng số lượng ghi trên phiếu, không đúng màu sắc ogải kịp
thời báo cáo để xác định cụ thể cho từng loại kiện.
- Sau khi kiểm tra sơ bộ xong cần ghi lại theo phiếu bên ngoài ở kiện
nguyên phụ liệu.
2.2.2. Kiểm tra số lượng nguyên liệu:
- Có hai phương pháp kiểm tra số lượng vải:
+ Thủ công.

+ Bằng máy.
- Đối với vải cuộn tròn chính xác nhất là kiểm tra bằng máy. Nếu
không có máy có thể dựa vào số liệu ghi trên phiếu hoặc có thể kiểm tra theo
hai cách:
+ Dùng thước đo bán kính để xác định chiều dài của cây vải. Phương
pháp này không chính xác cần phải tiến hành đo nhiều lần trên cùng một
11
Nguyên liệu
nhập vào
Dỡ kiện
Kiểm tra
Nhà cung
cấp
Sản xuất
Không đạt
Đạt
chủng loại nguyên liệu với cây vải có chiều dài khác nhau để đưa ra thông số
bình quân.
+ Dùng trọng lượng xác định chiều dài: Dùng cân có độ chính xác cao
xác định trọng lượng của từng cây vải cùng chủng loại sau đó tiến hành so
sánh xác định chiều dài.

Trong quá trình kiểm tra nếu thấy điều gì nghi vấn cần dỡ ra kiểm tra lại
toàn bộ.
2.2.3. Kiểm tra khổ vải:
- Dùng thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, đặt thước vuông góc
với chiều dài vải cứ 5 mét đo một lần. Tuỳ thuộc theo từng loải vải có lỗ chân
kim lớn hay nhỏ, mép biên uốn lượn ta xác định theo quy định kỹ thuật.
- Trong quá trình kiểm tra khổ vải thực tế trên phiếu 2cm cần báo cáo
ngay với phòng kỹ thuật, KCS hoặc phó giám đốc kỹ thuật để xác minh và có

hướng giải quyết.
- Đối với cây vải cuộn tròn ta tiến hành đo 3 lần:
+ Lần 1 đo ở đầu cây.
+ Lần 2 đo lùi vào trong 3m.
+ Lần 3 đo lùi vào 5m.
2.2.4. Kiểm tra chất lượng vải:
- Vải đưa vào sản xuất gọi là vải thành phẩm, nó được chia làm 3 loại:
+ Loại 1: Có số lỗi bình quân là 2m/1lỗi.
+ Loại 2: Có số lỗi bình quân là 1- 2m/1lỗi, được chuyển sang sản xuất
hàng nội địa.
+ Loại 3: Có số lỗi bình quân dưới 1m/1lỗi, được chuyển sang sản xuất
hàng nội địa.
- Lỗi được phân chia theo dạng và nhóm sau:
+ Nhóm 1: Gồm các dạng lỗi do quá trình dệt gây ra:
• Lỗi do các trị số: Sợi ngang không săn, không đều màu.
• Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải.
• Mép vải bị rách.
• Tạp chất bẩn trong sợi.
• Đường dọc thưa sợi trên toàn bộ tấm vải.
• Lỗ thủng, vết bẩn.
• Dấu vết do sợi, nhảy sợi, mất sợi ngang, dọc, chập sời.
+ Nhóm 2: Gồm các lỗi do quá trình in hoa, nhuộm màu:
• Lỗi in nhuộm trong một sợi dài trên 4m.
• Lỗi in nhuộm song song quá to.
• Lệch hoa sai màu.
• Vi phạm nền hoa, đứt sợi chập nhau.
• Không đồng màu in hoa chỗ đậm, chỗ nhạt.
* Những lỗi quy định phải đưa xuống vải loại 2:
• Vết màu rải rác trên toàn bộ cây vải.
12

• Lỗi sợi dọc hoặc ngang đều rải rác toàn bộ phạm vi nền hoa, đứt
đoạn, lệch trục hoa có chu kỳ thấy rõ.
• Màu không đều chênh nhau 1/8 - 1/10.
• Khổ vải to nỏ không đều có chu kỳ.
• Đứt biên liên tục.
• Vải bị nấm mốc.
Khi quá trình kiểm tra kết thúc người kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra
để lưu giữ và gửi cho nhà cung cấp. Biên bản có dạng:
2.2.5. Phương pháp đánh dấu lỗi vải:
- Dùng kim khâu chỉ trực tiếp vào lỗi và cắt chỉ thừa lại 1cm làm dấu.
- Ở các loại vải nhập thường được khâu ngoài mép biên ngang vị trí có
lỗi
13
TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY MAY……… ĐỘC LẬP- TỰ DO - HẠNH PHÚC
PHIẾU GIAO NHẬN HÀNG
Số:……………………………….
Loại:……………………………..
Số lượng:…………………………
Đơn vị giao hàng:………………..
Đơn ghi nhận:……………………
Chủng (ghi bằng số):…………….
(ghi bằng chữ):…………..
Ngày…..tháng…..năm………
Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên)
TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY MAY……… ĐỘC LẬP- TỰ DO - HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU
Tên nguyên phụ liệu:………………………

Số kiện:……………………………………
Ngày nhập:………………………………...
Nguyên nhân sai lỗi:………………………
Số lượng:………………………………….
Ngày…..tháng…..năm………
Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên)
- Dùng băng dính cắt một miếng hình vuông 1cm dính trực tiếp vào vị
trí có lỗi.
- Dùng phấn mầu để đánh dấu vị trí bị lối.
Trong các phương trên phương pháp dùng băng dính được sử dụng
nhiều nhất.
2.3. Các phương tiện kiểm tra, đo đếm nguyên liệu:
- Thước đo trực tiếp.
- Máy đo bán tự động.
- Máy đo tự động.
- Cân
Đối với đơn hàng GF0501 chúng tôi sử dụng máy đo bán tự động để
xác địn số lượng vải và dùng thước để đo khổ vải, quan sát bằng mắt để xác
định chất lượng vải và dùng băng dính để đánh dấu lỗi.
2.4. Kiểm tra phụ liệu:
- Chỉ: + Số lượng: Tiến hành đếm đủ số cuộn chỉ.
+ Màu: Kiểm tra đúng màu.
+ Chi số chỉ: Kiểm tra chi số của chỉ.
- Khoá: + Số lượng
+ Màu sắc
+ Chủng loại
- Nhãn mác: + Mác chính: Kiểm tra số lượng, màu sắc.
+ Mác cỡ: Kiểm tra số lượng, màu sắc.
+ Mác sử dụng: Kiểm tra số lượng, màu sắc.

- Ngoài ra còn có túi nilon, giấy chống ẩm, thùng caton…... Đều phải
kiểm tra đầy đủ số lượng và chất lượng.
2.5. Bảo quản NPL:
- Khi nhập kho NPL phải được đặt ở nơi thoáng mát, cao ráo tránh ẩm
thấp, để xa nguồn hoá chất gây cháy nổ. NPL phải được che đậy cẩn thận
tránh bụi bẩn, quá trình vận chuyển phải nhẹ nhàng tránh làm hỏng NPL.
14
CHƯƠNG III: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ
3.1. Phác thảo mẫu:
Phác tảo mẫu là công việc của các nhà thiết kế. Họ chuyển những phân tích
về xu hướng thời trang thành những sản phẩm thực tế dựa trên những cảm
hứng nhất định. Từ những cảm hứng đó họ dựng lên những bộ trang phục, họ
chuyển ý tưởng và thông điệp vào các bộ trang phục tạo cho nó những nét
riêng biệt.
Dựa vào khảo sát thị trường và nghiên cứu về xu hướng thời trang các nhà
thiết kế trẻ chúng tôi đã đưa ra bộ sưu tập thời trang xuân hè 2008. Bộ sưu tập
mang sức sống, màu sắc tươi sáng với các điểm nhấn là chiếc nơ với màu sắc
tươi sáng tạo nên nét duyên dáng cho các bé gái
Màu sắc chủ đạo của bộ trang phục là màu vàng nhạt và màu đỏ của đỏ của
đai và dây áo.
Hai mẫu đặc trưng của bộ sưu tập là:
Mẫu 1: Đầm xoè cách điệu hai dây, chân váy được bổ tạo độ dúm, độ xoè
cùng với nơ và dây khác màu tạo sự độc đáo cho sản phẩm. Trang phục này
phụ hợp cho các bé múa hát hoặc trong các buổi lễ…
Mẫu 2: Váy ngắn sát nách, cổ tim có bản cổ bẻ, cổ lệch với bèo dưới gấu và
hoa thêu ở chân váy. tạo nên cho trang phục net độc đáo tinh nghịch và năng
động, trang phục này phù hợp cho các bé khi vui chơi.
3.2. Chọn mẫu:
Việc chọn mẫu là công việc quan trọng. Mẫu được chọn phải phù hợp với xu
hướng thời trang, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo

lợi ích kinh tế.
Từ các mẫu phác thảo trên thông qua đặc điểm hình dáng và điều kiện sản
xuất của công ty, đồng thời thông qua tìm hiểu về xu hướng thời trang, thị
hiếu người tiêu dùng, mức thu nhập của khách hàng mục tiêu, ý kiến của các
bậc phụ huynh tại các thị trường mục tiêu chúng tôi quyết định lựa chọn mẫu
số1 để đưa vào sản xuất.
Tên mã hàng: GF0501
Số lượng: 5700sản phẩm (với 5 cỡ và 5 màu khác nhau).
3.3. Nghiên cứu mẫu:
3.3.1. Đặc điểm hình dáng:
Đầm trẻ em hai dây, có đai thắt nơ phía trước, đai áo và dây áo phối vải khác
màu, chân váy dúm.
Thân trước có nơ bên trái, đai áo thắt nơ.
Thân sau có khoá giọt lệ ở giữa.
15
Hình vẽ mô tả mẫu
Mặt trước
Mặt sau
16
3.4. Thiết kế mẫu thành phẩm:
3.4.1. Hệ thống cỡ số:
Để đưa ra được sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng đòi hỏi công ty phải nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó một công việc
rất quan trọng đó là có được bảng hệ thống cỡ số. Để đưa ra được bảng hệ
thống cỡ số công ty tiến hành đo trực tiếp trên cơ thể các bé gái ở khu vực Hà
Nội sau đó tiến hành thống kê đưa ra số đo mẫu. Số đo mẫu phải đảm bảo phù
hợp với nhiều trẻ em nhất.
Đối với sản phẩm hàng thời trang trẻ em nữ này công ty quyết định sản
xuất 5 cỡ số S, M, L, XL, XXL tương ứng với các độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.
STT Tên số đo Ký hiệu Cỡ

S M L XL XXL
1 Dài váy Dv 64.5 66.5 68.5 70.5 72.5
2 Dài eo De 23 24 25 26 27
3 Rộng vai Rv 27 28 29 30 31
4 Vòng cổ Vc 23 24 25 26 27
5 Vòng ngực Vn 52 54 56 58 60
6 Vòng eo Ve 50 52 54 56 58
3.4.2. Thiết kế mẫu:
Để thuận tiện cho quá trình nhảy mẫu và sản xuất em lựa chọn thiết kế
cỡ L.
A. Số đo mẫu (đơn vị cm)
Dv = 68.5 Vc = 29
De = 25 Vn = 56
Rv = 29 Ve = 54
B. Thiết kế
1. Thiết kế thân sau:
a. Xác định các đường ngang:
- Kẻ một đường cách mép giấy 1.5cm làm chuẩn để xác định các đường
ngang.
Dài váy (Dv) = Sđ = 69
Hạ xuôi vai (H
xv
) = 1/10 S
d
R
v
- Mẹo cổ(1.5) = 1.4
Hạ nách sau (Hns) = 1/4 Vn - 4 = 10
Hạ eo (He) = Sđ = 25
Dài chân váy = 23

Chiều cao đường ziczac = 7.5
b. Thiết kề thân trên váy.
- Rộng cổ sau

(R
cs
) = 1/5 V
c
= 5
- Mẹo cổ

= 1.5
- Rộng vai (R
v
) = 1/2 R
v
= 14.5
- Rộng thân sau (R
ts
) = 1/4 V
n
= 18
17
- Rộng ngang eo (R
ne
) = R
ts
– 1 = 17
- Rộng ngang gấu (R
ng

) = R
ts
+ 4 = 22
- Giảm sườn 4. Vẽ đường sườn áo, gấu áo.
c. Thiết kế chân váy.
- Từ điểm chân váy và đường cách đường chân váy 7.5 kẻ các đường
song song với làn gấu chia làm 3, trên đường chân váy từ điểm 2/3 kẻ vuông
góc xuống cắt đường thứ 2 tại một điểm. Nối các điểm lại như hình vẽ tạo
thành đường ziczac.
* Tạo độ dúm cho chân váy.
- Chia chân váy làm 8 phần bằng nhau, sau đó cắt mẫu. Tạo độ dúm
cho chân váy bằng cách tách mẫu và xếp mỗi phần cách nhau 2.5.
- Nối các điểm của đường ziczac lại với nhau và lượn lại làn gấu.
d. Đáp ngực, dây áo:
* Đáp ngực:
- Rộng đáp = 2.5
- Dài đáp = 1/4 V
n
+ 1 = 19
* Dây áo:
- Dài dây áo = 17
- Rộng dây áo = 2.5
2. Thiết kế thân trước:
- Gập đôi giấy đặt thân sau lên sang dấu các đường ngang: ngang cổ,
ngang ngực, ngang eo, ngang gấu.
- Tại điểm ngang ngực lấy lên phía trên 2. Lượn trơn đều xuống điểm
ngang thân trước.
- Rộng ngang cổ thân trước (R
ct
) = 1/5 V

c
= 5
- Hạ xuôi vai (H
xv
) = 1/10 S
d
R
v
= 2.9
- Vai con thân trước = V
vts
– 0.3 = 9.5
- Rộng thân trước (R
tt
) = 1/4 V
n
= 18
- Rộng ngang eo (R
ne
) = R
tt
– 1 = 17
- Rộng ngang gấu (R
ng
) = R
tt
+ 4 = 22
- Xa gấu = 1
- Giảm sườn 4. Vẽ đường sườn áo, gấu áo.
* Thiết kế chân váy.

- Giảm sườn 4. Lượn làn gấu trơn đều.
- Từ điểm chân váy và đường cách đường chân váy 7.5 kẻ các đường
song song với làn gấu chia làm 3, trên đường chân váy từ điểm 2/3 kẻ vuông
góc xuống cắt đường thứ 2 tại một điểm. Nối các điểm lại như hình vẽ tạo
thành đường ziczac.
3. Đáp ngực, dây áo:
* Đáp ngực:
- Rộng đáp = 2.5
- Dài đáp = 1/4 V
n
+ 1 = 19
* Dây áo:
18
- Dài dây áo = 17
- Rộng dây áo = 2.5
 Chú ý: Phần đáp ngực thân trước cắt theo đường cong của thân trước.
3.5. Mẫu TP:
Dùng kéo cắt rời phần thân trên và chân váy ra ta được mẫu TP thân trước và
thân sau.
Do đặc điểm của mẫu chân váy có dúm do đó cần phải mở rộng chân váy
bằng cách:
- Chia chân váy làm 8 phần bằng nhau, sau đó cắt mẫu. Tạo độ dúm
cho chân váy bằng cách tách mẫu và xếp mỗi phần cách nhau 2.5.
- Nối các điểm của đường ziczac lại với nhau và lượn lại làn gấu.
BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM
STT Vị trí đo Kích
thước(cm)
Số
lượng
Ghi chú

THÂN TRƯỚC
1 Dài TT (đo từ đường ngang ngực
đến đường ziczac)
47 1 Dọc vải
2 Rộng ngang ngực TT 30
3 Rộng ngang gấu TT 46
THÂN SAU
1 Dài TS (đo từ đường ngang ngực
đến đường ziczac)
44 2 Dọc vải
2 Rộng ngang ngực TS 15
3 Rộng ngang gấu TS 23
CHÂN VÁY TT 1 Ngang
vải
1 Dài chân váy (đo từ đỉnh của đường
ziczac đên gấu)
24
2 Dài chân váy tại điểm giữa (đo tại
đường giữa của chân váy)
16
3 Rộng ngang trên chân váy 80
4 Rộng ngang gấu chân váy 83.5
CHÂN VÁY TS 1 Ngang
vải
1 Dài chân váy 23
2 Dài chân váy tại điểm giữa 15
3 Rộng ngang trên chân váy 80
4 Rộng ngang gấu chân váy 83.5
DÂY ÁO 2 Dọc vải
Rộng dây áo 5

Dài dây áo 17
ĐAI ÁO 2 Dọc vải
Rộng đai 6
Dài đai trái 78
19
Dài đai phải 75
ĐỈA 1 Dọc vải
Rộng đỉa 1.6
Dài đỉa 3.5
ĐÁP NGỰC TT 1 Dọc vải
Rộng đáp 2.5
Dài đáp 30
ĐÁP NGỰC TS 2 Dọc vải
Rộng đáp 2.5
Dài đáp 15
20
3.6. Thiết kế mẫu mỏng:
- Mẫu mỏng là một bộ mẫu dùng cho sản xuất công nghiệp có kích
thước và hình dàng của tất cả chi tiết của sản phẩm được xây dựng từ mẫu
mới có tính thêm lượng dư công nghệ cần thiết. Được vẽ thiết kế trên vật liệu
là giấy mỏng, di, mềm, ít biến dạng so sự thay đổi của môi trường.
- Phương pháp thiết kế mẫu mỏng:
Lm
2
= L
tk
+ ∆
cn
Trong đó: Lm
2

: Kích thước mẫu mỏng.
L
tk
: Kích thước mẫu mới.

cn
: Lượng dư công nghệ.

cn
= ∆
co vải
+ ∆
cợp
+ ∆
dm
+ ∆
xơ tước

co vải
: Là lượng dư do vải bị co trong quá trình giặt và tác động của
thiết bị.

cợp
: Độ co cợp của đường may đối với vải 100% coton là 0.3cm/1m,
đối với vải 35% - 65% là 0.4cm – 0.5cm/m.

dm
: Là vị trí từ đường may tới mép cắt của chi tiết.

xơ tước

: Độ tước sợi của mép cắt TB 0.1cm/mép cắt.
* Đối với mã hàng GF0501 chúng tôi đã tính độ co dựa trên thủ nghiệm thực
tế trên vải. Dùng một miếng vải có DxR = 100x100 (cm) đem đi giặt, phơi
khô và là ở nhiệt độ bình thường. Sau khi thử nghiệm thu được kết quả như
sau:
- Đối với vải chính: D x R = 99 x 99.5 (cm), độ xơ vải 0.1cm.
- Đối với vải phối: D x R = 99 x 99.5 (cm), độ xơ vải 0.1cm.
Như vậy sau công đoạn giặt, là cả vải chính và vải phối đều có độ co
giống nhau.
Đối với vải chính:
• ∆
doc
=
%1%100
100
99100


• ∆
ngang

%5.0%100
100
5.99100


=
• ∆
xơ tước
%1%100

10
1.0
=×=
 Đối với vải phối:
• ∆
doc
=
%1%100
100
99100


• ∆
ngang

%5.0%100
100
5.99100


=
• ∆
xơ tước
%1%100
10
1.0
=×=
21
Bảng tính toán lượng dư công nghệ
Chi

tiết
Kích thước
Thành
phẩm

co vải

cợp

dm

xơ tước
Tổng

cn
Ghi
chú
Thân
trước
Dài TT 46 0.46 0.1 1.7 0.2 48.5
Rộng ngang
ngực
36 0.18 0.1 2 0.2 38.5
Rộng ngang gấu 46 0.23 0.1 2 0.2 48.5
Thân
sau
Dài TS 44 0.44 0.1 1.7 0.2 46.4
Rộng ngang
ngực
18 0.09 0.1 2 0.2 20.4

Rộng ngang gấu 23 0.115 0.1 2 0.2 25.4
Chân
váy
TT
Dài chân váy 24 0.24 0.1 2 0.2 26.5
Dài chân váy tại
điểm giữa
16 0.16 0.1 2 0.2 18.5
Rộng ngang trên
chân váy
80 0.4 0.1 2 0.2 82.7
Rộng ngang gấu
chân váy
83.5 0.4 0.1 2 0.2 86.2
Chân
váy
TS
Dài chân váy 23 0.23 0.1 2 0.2 25.5
Dài chân váy tại
điểm giữa
15 0.015 0.1 2 0.2 17.3
Rộng ngang trên
chân váy
80 0.4 0.1 2 0.2 82.7
Rộng ngang gấu
chân váy
83.5 0.4 0.1 2 0.2 82.6
Dây
áo
Rộng dây áo 5 0.025 0.1 2 0.2 7.3

Dài dây áo 17 0.17 0.1 2 0.2 19.5
Đai
áo
Rộng đai 6 0.03 0.1 2 0.2 8.3
Dài đai trái 78 0.78 0.1 2 0.2 81
Dài đai phải 75 0.75 0.1 2 0.2 78
Dây
đỉa
Rộng đỉa 1.6 0.008 0.1 0.6 0.2 2.5
Dài đỉa 3.2x4 0.03x4 0.1x4 1.2x4 0.2x4 19
Đáp
ngực
TT
Rộng đáp 2.5 0.013 0.1 1.4 0.2 4.2
Dài đáp 30 0.3 0.1 2 0.2 32.6
Đáp
ngực
TS
Rộng đáp 2.5 0.0125 0.1 1.4 0.2 4.2
Dài đáp 15 0.15 0.1 2 0.2 17.5
3.7. Chế thử mẫu:
3.7.1. Mục đích của chế thử mẫu:
22
- Khảo sát về hình dáng, kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật của mẫu.
- Thành lập quy trình may sản phẩm.
- Định mức thời gian may sản phẩm.
- Định mức được NPL cho mã hàng.
- Kiểm tra độ ăn khớp các chi tiết của sản phẩm, phát hiện ra những sai hỏng,
những điểm chưa phù hợp về mặt kỹ thuật và mỹ thuật sau đó tiến hàng hiệu
chỉnh sửa chữa để đưa ra bản vẽ mẫu mỏng hoàn chỉnh, phải đạt được chất

lượng về mặt kỹ thuật và mỹ thuật.
3.3.2. Phương pháp chế thử mẫu:
- Sau khi có mẫu mỏng ta tiến hàng kiểm tra toàn bộ các chi tiết và ghi đầy đủ
các thông tin cần thiết như: chiều canh sợi,cỡ số, mã hàng...và chuyển cho bộ
phận chế thử cắt và may.
- Trong quá trình may chế thử phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Khi nhận được mẫu phải kiểm tra đầy đủ quy cách may sản phẩm, ký hiệu
và số lượng chi tiết, tiến hành giác sơ đồ trên vải cắt và may chế thử
+ Phải tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng như: canh sợi và yêu cầu kỹ thuật
ghi trên mẫu
+ Trong khi may chế thử phải vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm và
nghiệp vụ chuyên môn để xác định chính xác sự ăn khớp giữa các bộ phận,
phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật và quy cách lắp ráp từ đó vận dụng để may
đúng theo điều kiện thực tế hiện có tại xưởng.
+ Khi phát hiện có điều nào bất hợp lý trong lắp ráp hoặc BTP bị thừa thiếu
phải báo cáo với người thiết kế mẫu để họ trực tiếp xem xét và chỉnh sửa mẫu
không được phép tuỳ tiện sửa mẫu khi chưa có sự thống nhất của người thiết
kế mẫu.
23
3.7.2. Nghiên cứu mẫu chế thử:
• Lần 1: Tham khảo thị trường.
Chế thử 5 cỡ, mỗi cỡ 5 màu tung ra thị trường để xem sản phẩm có được
người tiêu dùng chấp nhân hay không và cần điều chỉnh những gì cho phù
hợp
Sau khi tung các sản phẩm chế thử ra thi trường và khảo sát ý kiến khách
hàng về các sản phẩm đó, nhân thấy sản phẩm của công ty đã đáp ứng đựơc
nhu cầu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận đặc biệt với sự đa
dạng về kích cỡ và màu sắc. Vì vậy công ty quyết định sản xuất mã hàng
GF0501 với số lượng là 5700 sản phẩm gồm 5 cỡ và 5 màu.
• Lần 2: Chỉnh sửa mẫu và đưa vào sản xuất:

Sau khi tung sản phẩm chế thử ra thị trường đã có rất nhiều khách hàng mua
sản phẩm, tuy nhiên có một số khách hàng xem sản phẩm nhưng không mua.
Qua nghiên cứu thì họ phát biểu rằng sản phẩm tuy đẹp nhưng có vẻ hơi đơn
giản. Sau khi xem xét và thảo luận các nhà thiết kế đã đưa ra giải pháp là cho
thêm một bông hoa bên ngực trái có màu cùng với màu của vải phối.
• Giác sơ đồ cho một sản phẩm:
24
Sơ đồ chính cỡ L
25

×