Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.04 KB, 47 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN
MÔN: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG
BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG”

GVHD: Vũ Văn Doanh
Thành viên nhóm 4:
1. Ninh Thị Lan Phượng(NT)
2. Trần Diệu Chi
3. Hoàng Hà Tuyên
4. Lương Tuấn Anh
5. Nguyễn Khánh Toàn
6. Nguyễn Thị Thu Hiền

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH



DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt
BVMT
BOD
CTR
CTNH
COD
DO
EC
SS
TCCP
QCVN
TCXD
TDS
TSS
WHO
.

Tiếng Anh
Biological Oxygen Demand
Chemical Oxygen Demand
Disolved Oxygen
Electric Conductivity
Suspended Solid

Total Disolved Solid
Total Suspended Solid
World Health Organization

Tiếng Việt

Bảo vệ môi trường
Nhu cầu Ôxy sinh hoá
Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Nhu cầu Ôxy hoá học
Ôxy hoà tan
Độ dẫn điện
Chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn cho phép
Quy chuẩn chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng
Tổng chất rắn hoà tan
Tổng chất rắn lơ lửng
Tổ chức y tế thế giới


CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.

1.2.

Tên dự án
“ Đánh giá tác động môi trường xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”
Chủ Dự án

 Chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng

Đại diện: Ông Trần Văn Dũng. Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng.
Địa chỉ: Số 2 - Tiểu Khu 4 thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Điện thoại: 0240.3870.209.
 Đại diện Chủ dự án: Ban QLDA Xây dựng huyện Yên Dũng

1.3.

Đại diện: Ông Lã Văn Đính Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ: Số 2 - Tiểu Khu 4 thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 0240.3757.979/3757.659.
Email:
Vị trí địa lý của dự án

1.1.1. Vị trí địa lý

-

Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Yên Dũng được quy hoạch
với tổng diện tích là 6,1 ha, nằm trên địa giới hành chính thuộc xã Nham Sơn - huyện
Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang. Khu vực dự án nằm cách vị trí bãi rác cũ thị trấn Neo
3,5 km về phía Đông Bắc.
Ranh giới khu vực dự án như sau:
Phía Đông Bắc giáp tuyến đường liên xã, cách 3 thôn Phùng Hưng,
Tân Hưng, Hưng Thịnh thuộc xã Tư Mại khoảng 1,5 km;
Phía Tây Bắc giáp khu đất nông nghiệp, cách 3km là thôn Đông
Hương, xã Nham Sơn;
Phía Bắc giáp đất nông nghiệp, cách 2 km là khu 1 thị trấn Neo;
Phía Nam giáp mương đất thủy lợi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng
và giáp Công ty xử lý chất thải công nghiệp Hòa Bình - huyện Yên Dũng, cách 1,5
km là thôn Tân Cương và Thôn Phấn Lôi, xã Thắng Cương.
Vị trí tọa độ của dự án như sau (sử dụng hệ tọa độ VN2000):


5


Bảng 1-1. Tọa độ vị trí bãi rác thải sinh hoạt huyện Yên Dũng
Điểm

Tọa độ
X (m)
2343438,09
2343352,91
2343269,07
2343235,40
2343295,23
2343363,97
2343347,04
2343367,94
2343370,62

A
B
C
D
E
F
G
H
I

Y (m)
419974,87

419938,92
419917,84
420045,95
420226,62
420333,35
420379,65
420226,62
420091,41

Hình 1-1. Vị trí quy hoạch khu vực thực hiện dự án

1.1.2. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên và
kinh tế - xã hội
 Hiện trạng bãi rác cũ

Khu vực bãi rác cũ đang hoạt động nằm trên địa bàn thị trấn Neo, nằm cách vị
trí bãi rác quy hoạch mới 3,5 km về phía Tây Nam. Bãi rác cũ này tiếp nhận nguồn
rác thải từ các hộ dân, các công ty, nhà máy, nhà xưởng nằm trên địa bàn thị trấn Neo
gồm 6 tiểu khu.

6


 Ranh giới khu vực bãi rác cũ:

-

Phía Bắc: giáp khu dân cư thị trấn Neo;
Phía Nam: giáp Kênh Biếu và khu đồng ruộng của xã Tư Mại;
Phía Đông: giáp đường ra thị trấn huyện Yên Dũng;

Phía Tây: giáp khu đất nông nghiệp thị trấn Neo.
 Hiện trạng giao thông: Khu vực bãi rác cũ có đường bê tông đi từ tỉnh lộ 284 vào
bãi rác, rộng 2,5 m. Đây là tuyến đường xe thu gom rác thải vận chuyển rác vào bãi.
 Hệ thống thoát nước: Phía Nam bãi rác giáp Kênh Biếu, được ngăn cách bởi hàng
rào cây hương tràm, cây bạch đàn rộng 5m. Phía Đông giáp bãi rác là rãnh thoát
nước của khu vực dân sinh thị trấn Neo, chiều rộng rãnh khoảng 0,4 m. Rãnh dẫn
nước thải chảy ra kênh mương đất dẫn nước là Kênh Biếu với chiều rộng kênh
khoảng 5m. Nước thải từ bãi rác chảy không được thu gom, xử lý, tự thấm ra môi
trường, ra ruộng xung quanh và xuống kênh Biếu.
 Mối quan hệ giữa khu vực dự án với các đối tượng tự nhiên
Khu quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện
Yên Dũng hiện tại đang là đất ruộng, ao và đất cho thuê làm kinh tế nông nghiệp, địa
hình bằng phẳng.
Hướng Nam khu đất triển khai dự án giáp mương đất thủy lợi, rộng khoảng
8m hướng dòng chảy từ Tây sang Đông. Kênh mương này được người dân sử dụng
cho tưới tiêu nông nghiệp.
Hiện trạng thoát nước: Khu vực dự án hiện tại là đồng ruộng, ao nuôi trồng
thủy sản, nước mặt chủ yếu thoát qua hệ thống kênh mương tưới tiêu nông nghiệp.
Xung quanh chủ yếu là các mương đất, một số đoạn mương có các cống ngăn thoát
nước bằng gạch và bê tông.
Hiện trạng hệ thống cấp nước: Nước cấp phục vụ sinh hoạt cho người dân tại
khu vực xung quanh dự án chủ yếu là nước sạch cung cấp từ Công ty cổ phần cấp
nước Yên Dũng. Trạm cấp nước đặt tại vị trí tiểu khu 1 - Thị trấn Neo, cách khu vực
dự án khoảng 4 km. Nguồn nước cung cấp cho trạm cấp nước sinh hoạt là nguồn
nước ngầm. Khu vực này người dân không sử dụng nước từ giếng khoan tại hộ gia
đình.
 Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Dự án
Khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Yên Dũng có diện tích 6,1 ha,
trong đó đất công ích chiếm khoảng 1,1 ha, đất nông nghiệp chiếm khoảng 4,6 ha,
đất nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 0,4 ha, được thu hồi cho việc xây dựng bãi

chôn lấp.
Khu vực này không có hộ gia đình nào bị mất đất ở, không có hộ gia đình nào
7


phải di dời và không có ảnh hưởng đến khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử
đền chùa, miếu mạo hay khu vực nhạy cảm khác.
 Mối quan hệ giữa khu vực dự án với các đối tượng kinh tế - xã hội
Dự án nằm hoàn toàn trên đất nông nghiệp, có một phần là đất công ích, cách
xa khu dân cư. Các khu dân sinh thuộc các xã Nham Sơn, thị trấn Neo, xã Thắng
Cương, xã Tư Mại đều cách khu vực dự án từ 1,5 km đến 3 km. Xung quanh dự án
không có khu dịch vụ, các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử. Không có
nhà cửa hoặc công trình xây dựng trên diện tích thu hồi.
Cạnh khu vực thực hiện dự án có Công ty xử lý chất thải công nghiệp Hòa
Bình, ngăn cách bởi kênh nước thủy lợi.
1.4.
Nội dung chủ yếu của dự án

1.1.3. Mục tiêu của dự án
-

-

-

Mục tiêu chung của dự án là:
Cải tạo, nâng cấp và xử lý cải thiện môi trường khu xử lý rác thải sinh
hoạt huyện Yên Dũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời
đảm bảo hoạt động an toàn kể cả sau khi đóng cửa các ô chôn lấp.
Cải thiện chất lượng môi trường sống ngày càng bền vững và góp phần

giải quyết an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Xây dựng hệ thống quản lý chất thải sinh hoạt từ huyện đến các xã, thị
trấn theo các nguyên tắc: Nguồn rác được thu gom, phân loại và xử lý, từng bước tiến
đến tái chế, tái sử dụng bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng dân cư và
toàn xã hội về việc thu gom và xử lý rác thải. Có hướng đầu tư hợp lý cả về nguồn
nhân lực và kinh phí để làm tốt công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện, tạo môi trường sống ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp.

1.1.4. Tiến độ thực hiện dự án
Theo dự kiến, dự án được tiến hành trong 3 năm kể từ khi được phê duyệt và
cấp vốn. Cụ thể như sau:

8


Bảng 1-2. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án
Giai đoạn 1

ST
T

Nội dung công việc
9/2016

1

10/2016


11/2016

12/2016

Giai
đoạn 2
2/2017 Sau năm
-2018
2018

Khảo sát và lập dự án
Trình và phê duyệt dự
án
Thiết kế và phê duyệt
bản vẽ thi công
Lập Hồ sơ mời thầu và
tổ chức đấu thầu thi
công công trình
Thi công giai đoạn 1
Thi công giai đoạn 2

2
3
4
5
6

1.1.5. Vốn đầu tư
-


-

Nguồn vốn: nguồn vốn thực hiện dự án được huy động từ các nguồn vốn sau:
Ngân sách Nhà nước (cấp thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường)
theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 và Quyết định số 38/2011/QĐTTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Nguồn vốn đối ứng của tỉnh:
Nguồn vốn đối ứng của huyện và các nguồn xã hội hóa khác
Tổng mức đầu tư dự án: 42.286.627.000 đồng
(Bằng chữ: Bốn mươi hai tỷ hai trăm tám mươi sáu triệu sáu trăm hai mươi
bảy nghìn đồng)
Trong đó:
Bảng 1-3. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình
STT
1
2
3
4
5
6
7

Khoản mục chi phí
Chi phí Xây dựng
Chi phí thiết bị
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
Chi phí quản lý dự án
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí khác
Chi phí dự phòng
Tổng mức đầu tư


Thành tiền (VNĐ)
27.019.267.297
213.089.000
482.557.354
8.915.000.000
1.923.113.392
1.719.951.000
2.013.648.902
42.286.627.000

(Nguồn: Thuyết minh của dự án)
 Giai đoạn 1: Tổng mức đầu tư: 26.604.468.000 đồng
9


(Bằng chữ: Hai mươi sáu tỷ, sáu trăm linh bốn triệu bốn trăm sáu mươi tám
nghìn đồng.)
 Giai đoạn 2: Tổng mức đầu tư: 15.682.159.000 đồng

1.1.6. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
-

Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Cơ quan quản lý đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án huyện Yên Dũng.
1.1.6.1. Trong giai đoạn thi công
Chủ dự án sẽ thực hiện nghiêm túc các thủ tục về đầu tư theo quy định tại
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày

12/5/2015, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ;
1.1.6.2. Trong giai đoạn vận hành
Chủ đầu tư sẽ bàn giao công trình, quy trình vận hành cho địa phương quản lý
và vận hành.

10


Bảng 1-4 Thống kê tóm tắt các thông tin chính của dự án
Các giai
đoạn của dự
án
1
Chuẩn Bị
thi công

Thi công
xây dựng

Vận hành

11

Các hoạt động
2
- Hoạt động giải phóng,
thu dọn mặt bằng
- Hoạt động của các
công nhân


- Hoạt động san ủi mặt
bằng tập kết vật liệu;
- Hoạt động đào đắp làm
đường, đào hố móng,
trộn đổ bê tông;
- Hoạt động vận chuyển
nguyên, nhiên liệu;
- Hoạt động vận chuyển
đất đá đào đắp;
- Hàn kết cấu thép;
- Hoạt động sinh hoạt
của công nhân;
- Hoạt động bảo dưỡng,
máy móc thiết bị;

- Hoạt động đốt rác thải;
- Hoạt động chôn lấp, xử
lý rác thải;
- Máy phát điện dự phòng;
- Hoạt động của hệ thống
xử lý nước thải;
- Hoạt động vận chuyển
rác thải.

Tiến độ
thực hiện
3
1 tháng

Khoảng 2

năm

Suốt thời
gian hoạt
động của
dự án

Các yếu tố môi
trường có khả năng
phát sinh
4
5
Sử dụng máy móc
Chất thải rắn: cây cối,
kết hợp thủ công
đất, đá...,
Nước thải: nước thải
sinh hoạt, nước mưa
chảy tràn
Khí thải: Khí thải từ các
phương tiện thi công
- Sử dụng các thiết
- Bụi phát sinh từ các
bị máy móc như máy hoạt động đào đắp, xây
ủi, máy xúc, máy
dựng;
đào, máy trộn bê
- Bụi tiếng ồn phát
tông…thiết bị phục
sinh từ các máy móc

vụ cho công tác xây thi công trên công
dựng;
trường
- Các phương tiện
- Chất thải rắn và nước
vận chuyển nguyên
thải sinh hoạt phát sinh
vật liệu, thiết bị máy từ các hoạt động của
móc thi công;
công nhân xây dựng;
- Các hoạt động của - Chất thải nguy hại
công nhân xây dựng phát sinh từ các công
dự án;
tác vệ sinh máy móc,
- Nhiên liệu hoạt
bảo trì máy như giẻ
động chính: điện,
lau, dầu thải, can thùng
nước, xăng, dầu
đựng dầu…
- Dịch bệnh có thể
phát sinh từ các chất
thải.
- Sử dụng lò đốt rác
- Bụi, Khí thải lò đốt, ô
500kg/h;
chôn lấp rác, phương
- Sử dụng phương
tiện vận chuyển chất
tiện (ô tô) vận

thải rắn,...
chuyển rác thải;
- Nước thải: Nước rỉ
- Sử dụng Xăng dầu rác, nước mưa chảy
cho máy phát điện; ô tràn
tô vận chuyển;
- Chất thải rắn: Rơi vãi
trong quá trình vận
chuyển, ...
Công nghệ/cách
thức thực hiện


CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1.

Điều kiện môi trường tự nhiên

1.1.7. Điều kiện về địa lý, địa chất
1.1.7.1. Vị trí địa lý

-

Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang. Yên Dũng
có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây, có diện tích tự nhiên 19.042 km 2. Địa
giới hành chính của huyện như sau:
Phía Nam giáp huyện Quế Võ (Bắc Ninh), huyện Chí Linh (Hải
Dương) với ranh giới là sông Cầu;
Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu;
Phía Bắc giáp Thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Lục

Nam;
Phía Tây giáp huyện Việt Yên.

Hình 2-1. Ranh giới hành chính huyện Yên Dũng
Yên Dũng có 19 xã và 2 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc
12


-

-

-

Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km theo quốc lộ 1A. Tổng diện tích tự
nhiên của huyện trên 19.000 hecta, dân số khoảng 136.000 người. Mật độ dân số
khoảng 716 người/km2.
Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt huyện Yên Dũng nằm trên địa giới hành chính
thuộc xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng với diện tích khoảng 6,1 ha. Bãi rác được quy
hoạch tại khu đất ruộng trồng lúa nằm cách xa khu dân cư và có đường vào thuận
tiện là đường bê tông nông thôn, cách trụ sở Công an huyện Yên Dũng 3,5 km.
Khu vực thực hiện Dự án có hướng tiếp giáp như sau:
Phía Đông Bắc giáp tuyến đường liên xã, cách 3 thôn Phùng Hưng,
Tân Hưng, Hưng Thịnh thuộc xã Tư Mại khoảng 1,5 km;
Phía Tây Bắc giáp khu đất nông nghiệp, cách 3km là thôn Đông
Hương, xã Nham Sơn;
Phía Bắc giáp đất nông nghiệp, cách 2 km là khu 1 thị trấn Neo;
Phía Nam giáp mương đất thủy lợi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng
và giáp Công ty xử lý chất thải công nghiệp Hòa Bình - huyện Yên Dũng, cách 1,5
km là thôn Tân Cương và Thôn Phấn Lôi, xã Thắng Cương.

Dự án nằm hoàn toàn trên đất nông nghiệp, cách xa khu dân cư. Các khu dân
sinh thuộc các xã Nham Sơn, thị trấn Neo, xã Thắng Cương, xã Tư Mại đều cách khu
vực dự án từ 1,5 km đến 3 km. Xung quanh dự án không có khu dịch vụ, các công
trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử. Không có nhà cửa hoặc công trình xây
dựng trên diện tích thu hồi.
Cạnh khu vực thực hiện dự án có Công ty xử lý chất thải công nghiệp Hòa
Bình, ngăn cách bởi kênh nước thủy lợi.
1.1.7.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Yên Dũng chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Đất đai trong huyện được phân chia như sau:
Đất có độ dốc dưới 300 có diện tích 18.596,44 ha chiếm tới 86,99%
tổng diện tích tự nhiên, trong đó có những xã hoàn toàn không có núi như xã: Thắng
Cương, Tư Mại, Đồng Phúc, Đức Giang, Tân Mỹ, Song Khê, Tân Tiến, Hương Gián,
Xuân Phú.
Đất có độ dốc từ 30 - 80 có diện tích 690,50 ha, chiếm tới 3,23%;
Đất có độ dốc từ 80 - 150 có diện tích 1.032,54 ha, chiếm tới 4,83%;
Đất có độ dốc trên 150 có diện tích 1.057,20 ha, chiếm tới 4,95%.
Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang
địa bàn huyện, qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn,

13


-

-

-

-


-

Tân Liễu, Cảnh Thụy, Tiến Dũng và Thị trấn Neo. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền
có độ cao là 254 m so với mặt nước biển.
Kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, tổng diện tích canh tác của huyện
là: 123.257,28 ha, trong đó được chia ra 3 dạng:
Địa hình cao có diện tích 2.436,70 ha, chiếm tỷ lệ 18,38%;
Địa hình vàn có diện tích 6.590,19 ha, chiếm tỷ lệ 49,71%;
Địa hình thấp có diện tích 4.230,39 ha, chiếm tỷ lệ 31,91%.
Như vậy, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở địa hình
vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương
thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ hiện trạng các khu
vực như sau:
Khu vực trồng hoa màu, trồng lúa có cao độ từ +3,85m ÷ +4,24m;
Khu vực mương nước, ao đầm cao độ trung bình: +2,80m ÷ +3,11m.
1.1.7.3. Điều kiện địa chất
Theo kết quả điều tra của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, huyện Yên Dũng với
diện tích là 18.856,89 ha gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng
nhưng có khả năng canh tác nông lâm nghiệp. Đất đai của huyện Yên Dũng được
chia ra 12 loại khác nhau. Trong đó có 4 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phù sa: diện tích 13.996,87 ha, chiếm 65,47% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố ở các ven sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam).
Nhóm đất bạc màu: diện tích 1083,47 ha, chiếm 5,07% tổng diện tích
tự nhiên, với 1 loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ, phân bố hầu hết các xã
trong huyện.
Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 3.497,49 ha, chiếm 16,36% tổng diện tích
tự nhiên. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình
phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 100,68 ha, chiếm 0,47%
tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy
núi.

1.1.8. Điều kiện khí tượng
Quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện khí hậu tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là nhiệt độ không khí; độ ẩm
tương đối của không khí; lượng mưa; gió, hướng gió; nắng và bức xạ.
Huyện Yên Dũng có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi Bắc Bộ,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, không chịu ảnh hưởng của biển, khí hậu mang tính lục địa
14


và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng và mưa nhiều. Mùa lạnh
kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là gió Đông
Bắc. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là gió Đông
Nam. Theo số liệu thu thập tại Trạm khí tượng thủy văn Sông Cầu, Bắc Giang cho
thấy, các điều kiện về khí tượng khu vực dự án như sau:
1.1.8.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp
đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ
cao làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học và thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra mạnh
hơn. Sự biến thiên nhiệt độ lớn tác động đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Nhiệt độ trung bình tại khu vực dự án các tháng trong các năm gần nhất được
thể hiện trong hình dưới đây:
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2015)
Hình 2-2. Nhiệt độ không khí trung bình các năm
Theo hình nhận thấy biên độ nhiệt độ giữa hai mùa dao động khá nhiều. Nhiệt độ
trung bình cao nhất tập trung vào tháng 6 và tháng 7, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1.

1.1.8.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán
các chất ô nhiễm trong không khí đồng thời tác động đến quá trình trao đổi nhiệt của
cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Độ ẩm không khí biến đổi
theo mùa. Độ ẩm tương đối trung bình năm tại khu vực dự án trong các năm 2010 2015 được thể hiện trong hình dưới đây:
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2015)
Hình 2-3. Độ ẩm trung bình qua các năm
Độ ẩm không khí trung bình năm 2015 bằng so với năm 2014 trung bình là
83%, cao hơn so với các năm 2010, năm 2011 và năm 2012. Tháng 3/2015 độ ẩm
không khí cao nhất đạt 91%, độ ẩm không khí tháng thấp nhất là tháng 12/2014 là
74%.
1.1.8.3. Lượng mưa
Mưa có khả năng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi và pha
loãng chất ô nhiễm nước. Vào mùa mưa, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí
thường thấp hơn mùa khô. Tuy nhiên, nếu lượng mưa chảy tràn lớn sẽ kéo theo các
chất ô nhiễm xuống các nguồn nước làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.
Theo số liệu thống kê lượng mưa trong các năm từ 2010 đến 2015 được thể
hiện dưới đây:
15


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2015)
Hình 2-4. Lượng mưa trung bình qua các năm

Lượng mưa thay đổi theo tháng trong năm. Mưa tập trung vào các tháng từ
tháng 6 đến tháng 9, từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau lượng mưa thấp hơn
hẳn.
1.1.8.4. Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt độ
không khí, độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán, biến đổi chất ô nhiễm. Trong

một năm số giờ nắng thay đổi theo tháng. Các tháng có số giờ nắng cao trong năm từ
tháng 5 đến tháng 10, trong khi đó tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm là tháng
1.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2014)
Hình 2-5. Số giờ nắng trung bình qua các năm
1.1.8.5. Gió và hướng gió
Tốc độ gió và hướng gió khu vực nói chung ổn định theo mùa trong năm. Chế
độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa hè) tần suất 30 - 35% và gió
Đông Bắc (mùa đông) với tần suất 15%. Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 10
năm trước đến tháng 3 năm sau với tốc độ trung bình 2,4m/s, gió Đông Nam chủ yếu
xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, tốc độ trung bình 2,6m/s.
1.1.8.6. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Một số hiện tượng bất thường về thời tiết vẫn xảy ra tại huyện Yên Dũng như
quá lạnh về mùa đông, thậm chí có băng giá và sương muối, ngược lại mùa hè nhiệt
độ lại quá cao, khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Phơn Tây Nam (gió Lào);
gió bão thường xảy ra quanh năm, tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện
tượng lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá,... gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất
nông nghiệp.

16


1.1.9. Điều kiện thủy văn
Khu vực dự án có hệ thống mương máng, kênh tiêu nội đồng khá nhiều. Tuy
nhiên đáng kể nhất là chế độ thủy văn của Sông Thương có ảnh hưởng lớn nhất đến
khu vực.
2) Điều kiện thủy văn sông Thương:
Sông Thương nằm khá xa dự án (cách dự án khoảng 2 - 3 km). Sông Thương
là một trong ba con sông lớn nhất chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang với chiều dài
khoảng 87 km. Sông Thương có độ dốc vừa phải, nước chảy điều hoà, tổng lưu

lượng nước bình quân hàng năm khoảng 2,5 tỷ m 3. Chế độ dòng chảy sông Thương
được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ trùng với mùa mưa và kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Xung quanh khu vực dự án không có sông, kênh mương lớn, chỉ có mương
nước thủy lợi trung bình rộng khoảng 7 m, làm nhiệm vụ tưới tiêu nước cho canh tác
lúa nước khu vực.

1.1.10. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi
trường đất, nước, không khí
Khu tập trung chất thải thị trấn Neo, huyện Yên Dũng nằm trên địa bàn thi
trấn Neo, cách khu dân cư khoảng 500m. Hiện tại lượng rác thải sinh hoạt tập kết ở
đây là rất lớn, chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khu
vực xung quanh.
Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Yên Dũng đầu tư xây dựng
nằm trên địa bàn xã Nham Sơn, giáp với Công ty xử lý chất thải công nghiệp Hòa
Bình, xung quanh là ruộng trồng lúa nước.
Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theo các tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam và tiêu chuẩn ISO tương ứng.
1.1.10.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
a) Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực bãi rác cũ tại thị trấn
Neo cho thấy tại khu vực bãi rác cũ có mùi hôi, hắc gây cảm giác khó chịu khi đến
gần bãi rác, do bãi rác cũ là bãi rác đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác,
quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ra mùi khó chịu... Khu vực bãi rác
xuất hiện nhiều ruồi, muỗi, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, và hoạt động của
các công nhân làm việc tại bãi rác.
Hiện tại khu vực dự án không có nguồn gây ồn, rung đáng kể nào, chỉ có
nguồn ồn, rung do sinh hoạt, giao thông của người dân trong vùng, và nguồn ồn do
phương tiện vận chuyển rác vào bãi rác. Tuy nhiên, bãi rác cách khu vực dân cư

17


khoảng 500m nên lượng phương tiện giao thông ảnh hưởng đến bãi rác không đáng
kể. Gần khu vực bãi rác không có cơ sở sản xuất kinh doanh nào.
b) Hiện trạng môi trường không khí
Đơn vị tư vấn đã tiến hành quan trắc, đo đạc thực tế, lấy mẫu và phân tích các
chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí tại khu vực bãi rác cũ và khu vực Dự án
vào tháng 03/2016.
 Các chỉ tiêu quan trắc
Các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, áp suất khí quyển);
Bụi (TSP) và các chất khí độc hại CO2, SO2, NO2;
Độ ồn.
Các số liệu khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, áp suất), độ ồn, nồng độ
bụi và các chất khí độc hại được quan trắc trong ngày.
Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN - 1995 (Bụi TSP theo
TCVN 5067 - 1995, khí SO2 theo TCVN 5971 - 1995, khí CO 2 theo TCVN 5972 1995, khí NO2 theo TCVN 6138 - 1996).
Phương pháp đo độ ồn được thực hiện theo quy định của TCVN 7878 1:2008 (Iso 1996 - 1:2003) và TCVN 7878 - 2:2010 (Iso 1996 - 2:2003).
 Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí
-

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án và
vùng xung quanh, dựa vào địa hình thực tế, hướng gió chính trong ngày quan trắc, vị
trí các điểm quan trắc được lựa chọn như sau:
Bảng 2-1. Vị trí các điểm lấy mẫu không khí xung quanh
Điểm lấy mẫu

Vị trí
Mẫu không khí tại khu vực đường ruộng
Điểm K1

cạnh khu vực bãi rác mới về phía Tây Nam
Mẫu không khí tại khu vực đường ruộng
Điểm K2
cạnh khu vực bãi rác mới về phía Bắc
Mẫu không khí tại khu vực đường liên xã
Điểm K3
giáp khu vực bãi rác mới về phía Đông
Mẫu không khí tại khu vực đường vào bãi rác
Điểm K4
cũ tại thị trấn Neo
Ngày lấy mẫu: 08/3/2016.
 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Tọa độ
E= 00627745
N= 02342749
E= 00627975
N= 02342871
E= 00628217
N= 02342854
E= 00629421
N= 02344118

Kết quả đo đạc, phân tích các thông số chất lượng môi trường không khí khu
vực bãi rác như: nồng độ bụi, khí ô nhiễm được nêu trong Error: Reference source
not found:
18


Bảng 2-2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án


T
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
-

-

-

Thông số

Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Áp suất
TSP
SO2
CO
NO2
Độ ồn


Kết quả phân tích

Đơn vị

0

C
%
m/s
mmHg
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
dB

K1
22,5
91,0
<0,5
756
0,065
0,120
0,470
0,030
46,4

K2
23,0

87,0
<0,5
755
0,062
0,126
0,451
0,028
43,1

K3
23,0
85,0
<0,5
755
0,071
0,096
0,343
0,028
71,3

K4
23,0
80,0
<0,5
755
0,082
0,093
0,579
0,123
42,1


QCVN
05:2013
/
BTNM
T

QCVN
26:2010/
BTNMT

0,3
0,35
30
0,20
-

70

Ghi chú:
QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh (trung bình trong 1 giờ);
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, quy
định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt
động và làm việc.
(-): Giá trị không quy định.
Các giá trị trong bảng là giá trị trung bình tại các điểm quan trắc.
Từ kết quả Error: Reference source not found cho thấy môi trường không khí
ở khu vực thực hiện dự án vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Giá trị các chỉ tiêu như
bụi và các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh khu vực dự án ở

hầu hết các mẫu được phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí
xung quanh - giá trị trung bình 1 giờ. Cụ thể các thông số như sau:
Nhiệt độ trung bình 22,50C - 23,00C.
Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 80% - 91%.
Tốc độ gió dao động khoảng <0,5m/s.
Áp suất khí quyển dao động trong khoảng 755 - 756 mmHg.
Hàm lượng bụi tổng số dao động từ 0,062 - 0,082 mg/m 3, thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép.
Hàm lượng SO2 dao động từ 0,093 - 0,126 mg/m3, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng CO dao động từ 0,343 - 0,579 mg/m3, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng NO2 dao động từ 0,028 - 0,123 mg/m3, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
19


-

Độ ồn dao động 42,1 - 71,3 dB, về cơ bản thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, tuy
nhiên tại điểm đo trên tuyến đường liên xã giáp khu vực bãi rác mới về phía Đông,
độ ồn hơi vượt hơn so với tiêu chuẩn cho phép do tại thời điểm đo có xe chạy qua.
Kết luận: Hiện tại môi trường không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án
vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
1.1.10.2. Hiện trạng môi trường nước mặt

Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi
trường nước mặt tại khu vực Dự án để phục vụ công tác đánh giá tác động môi
trường của dự án Cải tạo nâng cấp bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện
Yên Dũng vào tháng 03/2016.
 Nội dung khảo sát:
Khảo sát, tìm hiểu các nguồn nước có trong khu vực, đặc biệt là thuỷ văn và

tình hình sử dụng nước tại khu vực Dự án.
Chọn điểm lấy mẫu và phân tích chất lượng nước theo các chỉ tiêu cơ bản của
nguồn nước trong khu vực mà QCVN, TCVN đã quy định.
Đánh giá chất lượng nước khu vực trên cơ sở các số liệu phân tích.
 Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, TSS, COD, BOD, NH4+, NO3-, PO43-, As, Cd, Pb,
-

Cu, Zn, Fe, Hg, Tổng dầu mỡ, Coliform.
Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu và bảo quản theo Tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam TCVN - 1995 (TCVN 5992 - 1995, TCVN 5993 - 1995, TCVN 5997 - 1995).
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích theo các tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam: pH - TCVN 6492:2011; DO - TCVN 7325:2004; TSS - SMEWW
2540D: 2012; BOD5 - TCVN 6001-1:2008; COD - SMEWW 5220C:2012; NH4+-N TCVN 6179 - 1:1996; NO3--N - TCVN 6180:1996; PO43--P - SMEWW 4500P.E:
2012; Fe, Cu, Cd, Zn, As, Hg, Pb - SMEWW 3125:2012; Tổng dầu mỡ - SMEWW
5520 B&F:2012; Coliform - TCVN 6187-1:2009.
 Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt: Vị trí các điểm quan trắc được lựa chọn như sau:

20


Bảng 2-3. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt
Điểm lấy mẫu

Vị trí
Tọa độ
Mẫu nước mặt tại mương thoát nước cạnh
E= 00627745
- Điểm NM1:
khu vực bãi rác mới về phía Tây Nam.
N= 02342749

Mẫu nước tại ruộng phía bắc khu vực bãi rác E= 00627975
- Điểm NM2:
mới.
N= 02342871
Mẫu nước tại mương thoát nước giáp khu
E= 00628217
- Điểm NM3:
vực bãi rác mới về phía Đông.
N= 02342854
Mẫu nước tại mương thoát nước (Kênh Biếu) E= 00629421
- Điểm NM4:
gần khu vực bãi rác cũ.
N= 02344118
Ngày lấy mẫu: 08/03/2016
 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại
khu vực Dự án được thể hiện trong Error: Reference source not found.
Bảng 2-4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
T
T

Chỉ tiêu
phân tích

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16

pH
DO
TSS
BOD5 (20oC)
COD
NH4+_N
NO3-_N
PO43-_P
Fe
Cu
Cd
Zn
As
Hg
Pb
Tổng dầu mỡ

17

Coliform


Kết quả phân tích

Đơn vị tính

mg/l
mg/l
mg/l
mgO2/L
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100m
l

QCVN
08-MT:2015/
BTNMT
(Cột B1)

NM1
7,06

1,23
<3
9,2
16
0,06
0,16
0,01
0,855
0,004
<0,0002
0,039
<0,001
<0,0002
0,002
1,2

NM2
6,85
1,12
30
32,2
61
0,58
0,12
<0,01
14,0
0,006
0,0002
0,206
0,001

<0,0002
0,003
1,2

NM3
6,59
3,16
6
12,4
22
0,17
0,15
0,02
0,731
0,003
<0,0002
0,018
0,002
<0,0002
0,001
2,6

NM4
7,21
0,91
22
33,4
67
28,60
0,17

2,91
1,260
0,004
<0,0002
0,028
0,005
<0,0002
0,001
2,7

5,5 – 9
≥4
50
15
30
0,9
10
0,3
1,5
0,5
0,01
1,5
0,05
0,001
0,05
1

1800

6900


2600

4800

7500

Ghi chú:
QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

-

nước mặt (Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác
có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2);
21


Từ kết quả phân tích cho thấy:
pH: dao động từ 6,59 - 7,21, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-

-

MT:2015/BTNMT cột B1 (5,5 - 9).
DO: Hàm lượng oxi hòa tan trong nước mặt khu vực dự án dao động trong

-

khoảng 0,91 - 3,16 mg/l, chưa đạt giá trị giới hạn cho phép theo QCVN 08MT:2015/BTNMT cột B1 (≥4mg/l).
BOD5: Hàm lượng BOD5 trong nước mặt tại điểm NM2 và NM4 cao hơn so


-

với TCCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (15 mg/l), tại điểm NM1 và
NM3 nằm trong TCCP.
COD: Hàm lượng COD trong nước mặt tại điểm NM2 và NM4 cao hơn so

-

với TCCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (30 mg/l), tại điểm NM1 và
NM3 nằm trong TCCP.
TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mặt tại các điểm quan trắc nằm

-

trong TCCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (50 mg/l).
N-NH4+: Hàm lượng amoni trong nước mặt tại các điểm quan trắc khu vực dự

-

án khá thấp, trong khoảng 0,06-0,58 mg/l, nằm trong TCCP theo QCVN 08MT:2015/BTNMT cột B1 (0,9 mg/l). Tại điểm NM4 khu vực bãi rác cũ, hàm lượng
NH4+ cao (28 mg/l), vượt giới hạn quy chuẩn cho phép khoảng 30 lần.
N-NO3-: Hàm lượng nitơrát trong nước mặt trong khoảng 0,12- 0,17 mg/l,

-

nằm trong TCCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (10 mg/l).
P-PO43-: Hàm lượng phốtphát trong nước mặt tại khu vực dự án mới rất thấp

-


hoặc không phát hiện, dao động từ 0,01-0,02 mg/l, nằm trong TCCP theo QCVN 08MT:2015/BTNMT cột B1 (0,3 mg/l). Tại điểm NM4 khu vực bãi rác cũ, hàm lượng
P-PO43- cao (2,91 mg/l), vượt giới hạn quy chuẩn cho phép 10 lần.
Kim loại nặng: Hàm lượng các kim loại nặng như Fe, Cu, Cd, Zn, As, Hg, Pb

-

tại các vị trí quan trắc đều nằm trong TCCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột
B1. Hàm lượng Fe tại vị trí NM2 cao hơn TCCP.
Coliform: Hàm lượng coliform tại các vị trí quan trắc đều nằm trong TCCP

-

của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (7.500 mg/l), tuy nhiên tại điểm NM2 và
NM4 hàm lượng này tương đối cao từ 4.800 - 6.900 mg/l.
Kết luận: Chất lượng nước mặt trong khu vực bãi rác cũ bị ảnh hưởng đáng kể
bởi nước rỉ rác do quá trình phân hủy rác thải tạo ra. Thông số DO thấp, NH 4+, PO43-,
BOD5, COD có giá trị vượt ngưỡng cho phép đối với môi trường nước mặt. Đây là
nguyên nhân nước mặt bị xâm nhập bởi nước rỉ rác không được xử lý triệt để chảy ra
22


từ bãi rác. Các thông số còn lại nằm trong giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn nước
mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
1.1.10.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
a) Hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực dự án

Đánh giá môi trường đất tại bãi chôn lấp rác thải nhằm xác định mức độ suy
thoái đất do ảnh hưởng của việc chôn lấp đối với tầng đất canh tác.
Đơn vị tư vấn đã tiến hành quan trắc, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi
trường đất khu vực Dự án tháng 3/2016.

 Chỉ tiêu phân tích: Độ ẩm, pH (H2O), pH (KCl), As, Cd, Cu, Pb, Zn.

Phương pháp lấy, bảo quản mẫu: Phương pháp lấy và bảo quản mẫu tuân theo
TCVN 4046:1985 và TCVN 5297:1995.
Phương pháp phân tích: Phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường đất được
thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường: pH - TCVN 5979:2007; Độ
ẩm - TCVN 6648:2000; các kim loại nặng - SMEWW 3125:2012 và EPA 3051:2007.
 Vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu đất:

Bảng 2-5. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt
Điểm lấy mẫu

Vị trí

+ Điểm Đ1:

Mẫu đất tại ruộng phía Bắc khu vực bãi rác mới

+ Điểm Đ2:

Mẫu đất tại ruộng phía Tây khu vực bãi rác mới

+ Điểm Đ3:

Mẫu đất tại khu vực vườn tràm cạnh bãi rác cũ.

Tọa độ
E= 00627745
N= 02342749
E= 00627975

N= 02342871
E= 00628217
N= 02342854

Ngày lấy mẫu: 08/03/2016
 Kết quả phân tích:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất được thể hiện trong bảng sau:

23


Bảng 2-6. Kết quả phân tích chất lượng đất
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu

Đơn vị

phân tích

tính


pH (KCl)
pH (H2O)
Độ ẩm
As
Cd
Cu
Pb
Zn

%
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

QCVN 03-

Kết quả
Đ1
4,49
5,48
39,25
2,95
0,18
17,55
55,09
111,5


Đ2
4,48
5,20
20,94
1,76
0,10
17,21
25,41
179,1

MT:2015/BTNMT
Đ3
5,98
6,33
14,07
<0,01
0,14
24,78
23,73
158,0

12
2
50
70
200

Ghi chú:
QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho


-

phép của kim loại nặng trong đất.
-

(-): Giá trị không quy định.
Từ kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường đất tự nhiên tại khu vực
dự án và vườn cây cạnh khu vực bãi rác cũ hàm lượng các kim loại nặng trong đất
đều đạt QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Giữa các mẫu đất không có sự chênh lệch
đáng kể về hàm lượng các kim loại nặng, như vậy, môi trường đất chưa bị ô nhiễm.
1.1.10.4. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự
án với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án
Qua phân tích hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường cho thấy, môi
trường không khí, đất còn trong sạch, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, môi trường nước
mặt mới chỉ có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ về các chỉ tiêu hữu cơ. Vì vậy ở một giới hạn
nhất định môi trường vẫn còn khả năng tiếp nhận các tác nhân gây ô nhiễm. Vùng
tiếp giáp với khu vực dự án không có các con sông, kênh, mương lớn làm nhiệm vụ
cấp nước sinh hoạt. Đồng thời vị trí dự án được lựa chọn cách xa khu dân cư (khoảng
cách gần nhất đến khu dân cư là 1,5 km), xung quanh khu vực dự án không có hoạt
động khai thác nước ngầm. Như vậy, việc lựa chọn vị trí triển khai dự án phù hợp với
các đối tượng môi trường tự nhiên.

1.1.11. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Theo điều tra, khảo sát tại khu vực dự án, hệ sinh thái khu vực dự án là hệ
sinh thái đồng ruộng. Đó là hệ sinh thái nông nghiệp đơn giản, chủ yếu sản xuất các
cây trồng hàng năm như lúa, rau màu, lạc, đậu và ngô. Ngoài các cây trồng chính,
thực vật phân bố ở đây còn có các loài cỏ, một số loài thuộc họ hòa thảo (Poaceae)
(cỏ đồng vực, cỏ chỉ…) và một số loài thuộc các họ khác (cỏ voi, cỏ bợ, cỏ vẩy
24



ốc...).
Thành phần thực vật khu vực dự án chủ yếu là lúa, một số loài cây ăn quả, cây
lấy gỗ và các loài cỏ… Cây ăn quả có Mít (Artocarpus heterophyllus), Ổi (Psydium
guyjava), Bưởi (Citrus grandis, Chuối (Musa paradisraca), đu đủ (Caryca papaya).
Cây gỗ có bạch đàn (Eucalyptus sp.).
Đi kèm với hệ sinh thái đồng ruộng, các loài động vật phân bố trong khu vực
cũng là những loài thuộc dạng sinh cảnh đồng ruộng trồng lúa và hoa màu.
2.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.12. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.1.12.1. Sản xuất nông nghiệp
-

-

Về trồng trọt: Tổng diện tích lúa toàn huyện là 14.145 ha, đạt 98,65% kế
hoạch, sản lượng trên 82.713 tấn, năng suất trung bình 58,5 tạ/ha. Trong đó, tổng
diện tích lúa hàng hóa 3.965 ha, chiếm 28,03%; diện tích lúa cao sản 4.420 ha, chiếm
31,25%; diện tích lúa sản xuất theo kỹ thuật SRI, “3 giảm 3 tăng” 4.935ha, chiếm
34,9%; diện tích gieo sạ 2.543 ha, chiếm 18% tổng diện tích. Diện tích cây công
nghiệp ngắn ngày vụ mùa 448 ha, cây rau màu thực phẩm 3.238 ha.
Về chăn nuôi, thú y: Chỉ đạo duy trì, phát triển số lượng gia súc, gia cầm.
Về lâm nghiệp: Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng
được quan tâm. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn bán, vận chuyển
lâm sản trên địa bàn.
1.1.12.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
UBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình thu hút đầu tư phát
triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) giai đoạn 2011-2015. Giá trị sản

xuất công nghiệp - TTCN (giá CĐ 1994) đạt 212,142 tỷ đồng, tăng 52,66% so với kế
hoạch, bằng 96,09% so với năm 2014, trong đó khu vực ngoài quốc doanh 116,354
tỷ đồng; khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 95,788 tỷ đồng. Triển khai bình chọn,
đề nghị công nhận các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
1.1.12.3. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới
Tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép thực hiện chương trình trong 4 năm (từ
năm 2010 - 2014) ước đạt trên 400 tỷ đồng. Trong đó vốn hỗ trợ đầu tư của tỉnh, TW
trên 116 tỷ đồng. Vốn đầu tư của huyện 28 tỷ đồng. Vốn đầu tư của các xã trên 90 tỷ
đồng. Vốn dân đóng góp 102 tỷ đồng và gần 67 tỷ từ nguồn vốn lồng ghép từ các
chương trình khác.
1.1.12.4. Giao thông, thủy lợi và xây dựng cơ bản
25


×