Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái VCN12 và sức sản xuất thịt của một số tổ hợp lai thương phẩm tại bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

PHẠM XUÂN HOÀI

NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA LỢN NÁI VCN12 VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI THƯƠNG PHẨM
TẠI BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Thái Nguyên – 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

PHẠM XUÂN HOÀI

NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA LỢN NÁI VCN12 VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI THƯƠNG PHẨM
TẠI BẮC GIANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60.62.01.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Thắm

Thái Nguyên - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết qủa nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho tôi được bày tỏ lời biết ơn sâu sắc
nhất đến PGS.TS. Phan Đình Thắm, là người hướng dẫn khoa học, giúp đỡ
nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa
chăn nuôi thú y, phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình tôi
thực hiện đề tài.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các anh, em
công nhân Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang về sự hợp tác giúp đỡ
trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Tác giả

Phạm Xuân Hoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiê ̣m trên lơ ̣n nái............................................... 23
Bảng 2.2 : Sơ đồ bố trí thí nghiê ̣m .................................................................. 24
Bảng 2.3 : Thành phầ n thức ăn sử du ̣ng cho lơ ̣n thương phẩ m ...................... 24
Bảng 3.1: Khả năng sản xuấ t của nái VCN12 khi phố i với các đực giố ng
đã kiể m tra ..................................................................................... 31
Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy của lơ ̣n con theo me ̣ ...................................... 35
Bảng 3.3 Sinh trưởng tuyê ̣t đố i của lơ ̣n con theo me ̣ (g/con/ngày) ................ 39
Bảng 3.4: Tiêu tố n thức ăn/kg lơ ̣n con cai sữa ............................................... 42
Bảng 3.5: Tiêu tố n thức ăn/kg lơ ̣n con từ cai sữa đế n 60 ngày tuổ i ............... 43
Bảng 3.6: Chi phí thức ăn/kg lơ ̣n từ sơ sinh đế n cai sữa ................................ 44
Bảng 3.7: Chi phí thức ăn/kg lơ ̣n từ cai sữa đế n 60 ngày tuổ i........................ 45
Bảng 3.8: Sinh trưởng tích lũy của lơ ̣n thương phẩm(kg/con) ....................... 46
Bảng 3.9: Sinh trưởng tuyê ̣t đố i của lơ ̣n thiṭ (g/con/ngày) ............................. 49
Bảng 3.10: Tiêu tố n thức ăn/kg tăng khố i lươ ̣ng lơ ̣n thiṭ (kg) ........................ 52
Bảng 3.11 Chi phí thức ăn/kg tăng khố i lươ ̣ng lơ ̣n thiṭ .................................. 53
Bảng 3.12: Kế t quả mổ khảo sát thiṭ lơ ̣n thí nghiê ̣m ...................................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn con (Khối lượng sơ sinh,
KL cai sữa 23 ngày, KL lúc 42 ngày, KL lúc 60 ngày ................. 36
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 60

ngày tuổi (g/con/ngày) ( sơ sinh – 23 ngày; 23-42 ngày; 42 – 60;
Bình quân cả giai đoạn) ................................................................ 41
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thương phẩm ( Giai đoạn
60 ngày, GĐ 90 ngày; GĐ 155 ngày (xuất bán) ........................... 47
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thưởng phẩm (Từ 60 – 90
ngày; 90 – 155 ngày (xuất); Bình quân 60 – 90 ngày) ................. 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS

Cai sữa

D

Giống lợn Duroc

ĐB

Giống lợn Đại Bạch

KL


Khối lượng

L

Giống lợn Landrace

LY

Lợn lai Landrace với Yorkshire

LW

Giống lợn LargeWhite

MC

Giống lợn Móng Cái

ME

Năng lượng trao đổi

P

Giống lợn Pietrain

PiDu

Lợn lai Pietrain với Duroc


SS

Sơ sinh

TA

Thức ăn

TT

Tăng trọng

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

TL

Tỉ lệ

Y

Giống lợn Yorkshire

YL

Lợn lai Yorkshire với Landrace

ĐHNN


Đai học nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 1
3 Ý nghiã khoa ho ̣c và thực tiễn........................................................................ 2
3.1 Ý nghiã khoa ho ̣c ........................................................................................ 2
3.2 Ý nghiã thực tiễn ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀ I LIỆU ......................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa ho ̣c ........................................................................................... 3
1.1.1. Tính trạng số lượng ................................................................................. 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng......................................... 3
1.1.3 Hệ số di truyền ......................................................................................... 5
1.1.4. Lai giống ................................................................................................ 5
1.1.5. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai.................................. 5

1.1.6. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn ................................................................ 8
1.1.7. Sinh lý sinh sản ...................................................................................... 8
1.1.8. Sinh lý của sự sinh trưởng..................................................................... 14
1.2. Tiǹ h hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 16
1.2.1. Tình hin
̀ h nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 16
1.2.2. Tình hin
̀ h nghiên cứu trong nước.......................................................... 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 23
Từ 15/08/2015 đến tháng 8/2016 .................................................................... 23
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiê ̣m.............................................................. 23
2.5.2. Kỹ thuâ ̣t chăm sóc, nuôi dưỡng các loa ̣i lơ ̣n ......................................... 24
2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 25
2.6.1. Sức sinh sản của lơ ̣n nái VCN12 khi phố i với 3 dòng đực ................... 25
2.6.2. Sức sản xuấ t đàn lơ ̣n thương phẩ m ở 3 tổ hơ ̣p lai ................................ 25
2.7. Phương pháp theo dõi và công thức tính các chỉ tiêu .............................. 26
2.7.1 Phương pháp theo dõi sinh lý sinh sản và sức sản xuấ t của lơ ̣n nái ..... 26

2.7.2. Phương pháp tính sức sinh trưởng của lơ ̣n thương phẩ m sau cai
sữa đế n 60 ngày tuổ i và khả năng cho thiṭ đế n xuấ t chuồ ng ................ 27
2.7.3. Phương pháp sử lý số liệu ..................................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 30
3.1. Kế t quả theo dõi về sức sản xuấ t của nái VCN12 khi phố i với các
đực PiDu50, 402, Landrace................................................................... 30
3.2. Kế t quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của lơ ̣n con ........................ 35
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lơ ̣n con ........................................................... 35
3.2.2. Sinh trưởng tuyê ̣t đố i của lơ ̣n con ........................................................ 39
3.3. Tiêu tố n và chi phí thức ăn/kg lơ ̣n con .................................................... 41
3.3.1. Tiêu tố n thức ăn/kg lơ ̣n con cai sữa và từ cai sữa đế n 60 ngày ............ 41
3.3.2 Chi phí thức ăn/kg lơ ̣n con cai sữa và từ cai sữa đế n 60 ngày............... 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

3.4. Sinh trưởng và sức sản xuấ t thiṭ của lơ ̣n thương phẩ m............................ 46
3.4.1. Sinh trưởng tích lũy của lơ ̣n thương phẩm ........................................... 46
3.4.2. Sinh trưởng tuyê ̣t đố i của lơ ̣n thương phẩm ......................................... 49
3.4.3. Hiêụ quả sử du ̣ng thức ăn của lơ ̣n thương phẩm .................................. 51
3.4.4 Kế t quả khảo sát năng xuấ t thiṭ của lơ ̣n thí nghiê ̣m ............................... 54
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
1. Kế t luâ ̣n ....................................................................................................... 58
2. Đề nghị ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng hai thập kỷ vừa qua, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có
những thay đổi quan trọng cả về năng suất, chất lượng, qui mô cũng như hình
thức chăn nuôi. Theo Tổng cục thống kê, năm 2013 tổng đầu lợn cả nước ta là
27,6 triệu con, số lợn nái là trên 4 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng
tăng 1,97% so với năm 2012. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến
năm 2020 ở nước ta đặt mục tiêu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp
lên khoảng 42 % vào năm 2015 là 38 %. Trước nhu cầu của thị trường về thịt
lợn, thịt bò, thịt gà và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng, Bộ Nông nghiệp
đã đề ra mục tiêu thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững.
Các giống lợn nội của nước ta có khả năng thích nghi rất tốt với điều
kiện chăn nuôi của Việt Nam, tuy nhiên năng suất thấp, tỷ lệ mỡ cao không
đáp ứng được nhu cầu. Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay nước ta
đã cho phép các trung tâm giống, trang trại chăn nuôi nhập các giống lợn
ngoại và tiến hành thử nghiệm lai với nhiều công thức khác nhau, qua đó tạo
ra các thế hệ con lai có khả năng sinh sản, sinh trưởng tốt, tăng khối lượng
nhanh, có khả năng thích nghi với môi trường sống, giố ng lợn VCN12. Ở tỉnh
Bắc Giang do có sự hỗ trợ của nhà nước, các trại chăn nuôi mua lợn cái giống
VCN12 cho giao phối với lợn đực giố ng PiDu50, 402, Landrace đàn con
thương phẩm có nhiều ưu thế riêng biệt. Nhằm làm rõ hơn khả năng sinh sản,
sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của con lai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái VCN12 và sức sản xuất
thịt của một số tổ hợp lai thương phẩm tại Bắc Giang”.
2. Mục đích của đề tài

- Đánh giá được khả năng sản xuấ t của lơ ̣n nái VCN12 khi phố i giố ng
với đực PiDu50, 402, Landrace.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của con lai khi cho đực PiDu50,
402, Landrace phối với nái VCN12 nuôi tại Bắc Giang.
- Xác định tổ hợp lai cho năng suất cao phù hợp với điều kiện chăn
nuôi tại địa phương.
3. Ý nghiã khoa ho ̣c và thư ̣c tiễn
3.1. Ý nghiã khoa học
Các số liệu thu được là cơ sở cho định hướng công tác giống sau này.
Mặt khác kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
phát triển tiếp theo.
3.2. Ý nghiã thực tiễn
Qua kế t quả thu đươ ̣c của đề tài khuyế n cáo người chăn nuôi áp dụng
công thức lai có hiê ̣u quả ta ̣i điạ phương để nâng cao giá tri ̣ kinh tế .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1 Cơ sở khoa ho ̣c

Trong công tác chọn lọc giống vật nuôi để đạt kết quả tốt, trước hết cần
có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và
ưu thế lai của từng tính trạng. Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi đều
được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động
của các nhân tố môi trường cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tương ứng của
vật nuôi đó.
1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng được qui định bởi nhiều cặp
gen có hiệu ứng nhỏ nhất định (minorgen), tính trạng số lượng bị tác động rất
lớn bởi các nhân tố môi trường. Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về
mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen
(polygene).
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
- Giá trị kiểu hình(P) của bất kỳ tính trạng số lượng nào, cũng có thể
phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu
hình (P) được biểu thị như sau:
P=G+E
P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value)
E: Sai lệch môi trường (Environmental deviation)
- Giá trị kiểu gen (G):
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen qui định. Tùy
theo tác động khác nhau của gen, các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần
khác nhau : Giá trị cộng gộp A (Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding
value), sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc
sai lệch át gen I (Interaction deviation hoÆc Epistatic deviation)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4
G=A+D+I
A: Giá trị cộng gộp
D: Sai lệch trội
I: Sai lệch át gen
- Giá trị cộng gộp (A): Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời
con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên
quan với kiểu gen.
- Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và
có thể di truyền được cho thế hệ sau.
- Sai lệch trội (D): Là sai lệch được sinh ra do sự tác động qua lại giữa
các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử.
- Sai lệch át gen (I): Là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại
giữa các gen thuộc các locus khác nhau.
- Sai lệch môi trường (E): Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua
sai lệch môi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es)
Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do loại môi trường tác động
lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó.
Sai lệch môi trường riêng (Es): Là sai lệch do loại môi trường chỉ tác
động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có
giá trị kiểu hình chi tiết như:
P = A + D + I + Eg + Es.
Vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho
thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chon lọc.
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối
giống tạp giao.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
1.1.3 Hệ số di truyền
Giá trị của hệ số di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có thể
đạt được khi tiến hành chọn lọc với một tính trạng nhất định. Theo Nguyễn
Văn Thiện (1995) [25], các tính trạng có hệ số di truyền thấp hiệu quả chọn
lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao.
Ngược lại, các tính trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ
cao nhưng hiệu quả lai giống thấp. Sau đây là hệ số di truyền của một số tính
trạng năng suất sinh sản của lợn.
Tính trạng

h2

Số con đẻ ra

0,13

Số con cai sữa/ổ

0,12

Khối lượng lợn trung bình sơ sinh

0,05


Khối lượng lợn trung bình cai sữa

0,17

1.1.4. Lai giống
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều
giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc
các dòng khác nhau trong cùng một giống.
Lai giống làm cho kiểu gen đồng hợp tử của thế hệ sau giảm đi, cùng
tần số kiểu gen dị hợp tử của thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc.
1.1.5. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Ưu thế lai:
Ưu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ.
Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) đưa ra và
được Snell, (1961) thảo luận trong nhân giống (theo Nguyễn Hải Quân và cs,
1995) [17] . Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với bố mẹ, ưu thế lai là
sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật là tính trạng sản xuất của con lai
được nâng cao, khả năng sử dụng thức ăn tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
- Thuyết siêu trội: Mỗi alen trong một locus sẽ thực hiện chức năng
riêng của mình, ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được
biểu lộ. Theo Dickerson (1974) [31], khi lai giữa hai giống thì con lai chỉ có
ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng đực giống thuần giao phối với nái

lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1.
- Tương tác gen: Tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện
tượng trội không hoàn toàn.
Cơ sở thống kê của ưu thế lai
Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer đưa ra năm 1964
Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2
Trong đó: d là giá trị của kiểu gen dị hợp
Y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ.
Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giái trị riêng
rẽ của từng locus: H F1   dy 2
Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp
và sự khác biệt giữa hai quần thể.
Cơ sở thống kê này cho phép tính toán được ưu thế lai ở các thế hệ lai
khác nhau. Ưu thế lai ở F2: HF2 = 1/2dy2, do đó HF2 = 1/2 HF1.
Theo Falconer (1993) [32], ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh
hưởng của mẹ. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, xong cũng có
thể kéo dài suốt đời con vật và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác
nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [2], có 5 loại ảnh hưởng của mẹ.
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là AND ngoài nhận.
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do AND ngoài nhân.
- Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ.
- Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
- Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh

Đến tính toán ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định từ các giá
trị trung bình của đời con và giá trị trung bình của bố mẹ, Minkema (1974) đã
đưa ra công thức sau:
1
(BA+AB)
2



1
(AA + BB)
2

 100

H(%) =
1
(AA + BB)
2

Trong đó, H: ưu thế lai; BA: F1(bố B, mẹ A); AB:F1(bố A, mẹ B); AA:
bố A, mẹ A; BB: bố B, mẹ B.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai:
- Công thức lai: Ưu thế lai đặc trung cho mỗi tổ hợp lai, mức độ ưu thế
lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim
Anh (2000) [1], ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái
ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con. Ưu thế lai của bố thể
hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai
giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 – 10%, khi lai 3 giống hoặc lại trở
ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn

1,0 – 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1kg ở 28 ngày tuổi so với
giống thuần (Colin T. Whittmore, 1998) [30].
- Tính trạng:
Ưu thế lai phụ thuộc vào các tính trạng, có những tính trạng có khả
năng di truyền cao, nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền
thấp. Những tính trạng có khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế
lai cao nhất. Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: Số con đẻ ra/ổ có
ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; Số con cai sữa có ưu thế lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
cá thể 9%, ưu thế lai của mẹ là11%; Khối lượng con/ổ ở 21 ngày tuổi có ưu
thế lai cá thể 12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000) [50].
1.1.6. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế nuôi lợn cho thấy, việc lai giống
đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới,
những nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là
con lai.
- Ưu thế lai ở lợn mẹ:
Có lợi cho các cá thể ở đời con là ưu thế lai quan trọng nhất bởi năng
suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây là chỉ tiêu kinh tế
quan trọng nhất.
- Ưu thế lai của con:
Có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng khối lượng, sức
sống, đặc biệt là sau cai sữa.
- Ưu thế lai về đực giống:
Được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết quả giao phối,

ưu thế lai của đực giống được thể hiện rất hạn chế.
1.1.7. Sinh lý sinh sản
Sự sinh sản là một quá trình sinh lý hết sức phức tạp của cơ thể động
vật, nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật đồng thời
là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm nói chung và của lợn nói riêng.
1.1.7.1 Tính thành thục
Một cơ thể thành thục về tính, khi bộ máy sinh dục phát triển tương
đối hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện
những hiện tượng của hưng phấn sinh dục, khi đó các noãn bao chín và tế
bào trứng dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính:
+ Giống:
Các giống khác nhau có tuổi thành thục về tính khác nhau. Các giống
lợn nội thành thục về tính sớm hơn các giống lợn ngoại.
+ Điều kiện nuôi dưỡng và quản lý:
Trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tốt, chế độ sử
dụng đúng, sức khỏe của lợn được tăng lên thì tính thành thục của gia súc
xuất hiện sớm.
+ Điều kiện ngoại cảnh:
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự thành thục của lợn nái. Với
khí hậu nóng ẩm làm cho lợn nái thành thục về tính sớm hơn.
+ Tuổi thành thục về tính của lợn:
Sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục về thể vóc.

1.1.7.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục và phối giống cho lợn
- Chu kỳ sinh dục của lợn nái
Khi lợn cái thành thục về tính thì có hiện tượng động dục và hiện tượng
này lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định gọi là chu kỳ động dục
theo 4 giai đoa ̣n
- Giai đoạn trước chịu đực (Kéo dài 2-3 ngày):
+ Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục, nó xuất hiện đầy đủ về các
hoạt động sinh lý sinh dục. Tính thành thục trong đã bao gồm sự phát triển
của bao noãn đã thành thục, nổi từ trên bề mặt của buồng trứng.
- Giai đoạn chịu đực (kéo dài 2-3 ngày):
Trong giai đoạn này bên trong cơ thể tế bào trứng đã tách khỏi noãn
bao, toàn bộ cơ thể gia súc và cơ quan sinh dục biểu hiện hàng loạt các biến
đổi sinh lý.
- Giai đoạn sau chịu đực (kéo dài 3-4 ngày):
Giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng
dần dần được khôi phục trở lại trạng thái sinh lý bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
- Giai đoạn yên tĩnh (kéo dài 10-12 ngày):
Đây là giai đoạn dài nhất và còn tùy thuộc vào sự tồn tại của thể vàng,
khi thể vàng tiêu biến đi thì chu kỳ tính mới lại bắt đầu.
1.1.7.3. Quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn mang thai
Thời gian mang thai trung bình của lợn là 114 ngày, nó dao động trong
khoảng 110-118 ngày và được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi thai (ngày thứ 1 đến ngày 22):
Sau khi tinh trùng vào ống dẫn trứng và gặp trứng ở 1/3 phía trên ống

trứng, thì bắt đầu thực hiện quá trình phá vỡ các màng của tế bào trứng, cuối
cùng chỉ có một tinh trùng chui được vào tế bào trứng và kết hợp được tạo
thành hợp tử sẽ chuyển dần vào hai bên sừng tử cung và làm tổ ở đó.
- Giai đoạn tiền thai (ngày 23-39):
Giai đoạn này thai phát triển rất mạnh, nhau thai đã được hình thành
nên sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và con được chắc chắn hơn.
- Giai đoạn bào thai (ngày 40- khi đẻ):
Ở giai đoạn này sự trao đổi chất của bào thai diễn ra mãnh liệt để hoàn
thành nốt những bộ phận còn lại như: Da, lông, răng và bắt đầu hình thành
các đặc điểm của giống. Thai phát triển rất nhanh, nhất là từ ngày thứ 90 trở
đi và cuối giai đoạn trọng lượng tăng lớn gần mức tối đa.
1.1.7.4. Quy luật tiết sữa của lợn nái và quá trình sinh trưởng của lợn con
- Quy luật tiết sữa của lợn nái
a. Quy luật tiết sữa đầu và sữa thường
Thời gian sữa đầu là một tuần sau khi đẻ. Trong sữa đầu hàm lượng
protein, vitamin cao hơn sữa thường. Đặc biệt, trong sữa đầu hàm lượng
Globulin và MgSO4 cao, chất này rất quan trọng đối với lợn con.
b. Quy luật tiết sữa không đều
+ Tiết sữa không đều theo thời gian:
+ Tiết sữa không đều ở các vị trí vú:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
c. Thời gian cai sữa và điều kiện cai sữa sớm cho lợn con
Để có hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái cao sản thì tốt nhất cai sữa cho
lợn con khi đạt khối lượng 6,3 - 8,0 kg lúc này khả năng tiêu hóa thức ăn đã
hoàn thiện, khẩu phần tập ăn của lợn con gần giống với sữa mẹ từ đó mới

đảm bảo được tốc độ tăng trọng của lợn con sau cai sữa.
- Sự sinh trưởng phát triển của lợn con
Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ lợn con sinh trưởng phát triển rất nhanh. Ở
giai đoạn này cơ thể mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên có nhiều yếu
tố tác động dẫn đến cơ thể lợn con, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nguồn
dinh dưỡng chủ yếu do cơ thể mẹ cung cấp.
1.1.7.5 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
- Số con đẻ ra/ổ:
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng. Nói lên khả năng đẻ
nhiều con hay ít con của giống. Đồng thời đánh giá được kỹ thuật phối giống
của người chăm sóc nó
- Khối lượng sơ sinh/ổ:
Là khối lượng của tất cả lợn con còn sống sau khi sinh và chưa cho bú
sữa đầu. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi thai của lợn mẹ, kỹ thuật
chăm sóc và quản lý đàn lợn nái trong giai đoạn có chửa đặc biệt là khẩu phần
dinh dưỡng đối với lợn mẹ trong giai đoạn chửa.
- Số con để nuôi sau 24 giờ::
Tùy thuộc vào con giống và số vú của lợn mẹ để có thể bố trí số con để
nuôi/ổ, không để con theo mẹ quá nhiều làm cho tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ lớn
ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của những lứa sau, nhưng cũng không để
quá ít gây lãng phí con giống và số vó không được bú sẽ teo lại.
- Số con cai sữa/ ổ:
Là số lợn con được nuôi sống đến khi cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay
ngắn là phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái và
lợn con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12
- Khối lượng cai sữa/ổ:
Tùy từng giống, từng lứa và khả năng tập ăn của lợn con mà thời gian
cai sữa là khác nhau. Theo quy luật tiết sữa không đều của lợn nái thì sau 21
ngày lượng sữa bắt đầu giảm mà nhu cầu của lợn con ngày càng tăng dễ gây
khủng hoảng ở lợn con.
1.1.7.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố trực tiếp và
gián tiếp, song hai yếu tố quan trọng nhất vẫn là di truyền và môi trường.
- Giống và các biện pháp nhân giống:
Giống là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của
lợn nái. Các giống khác nhau có biểu hiện về khả năng sinh sản khác nhau và
chúng có kiểu gen khác nhau.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và thức ăn:
Thức ăn có vai trò rất quan trọng tới năng suất sinh sản của lợn nái.
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho mọi hoạt động
sống của cơ thể. Do đã thức ăn phải được cung cấp đầy đủ cả về số lượng lẫn
chất lượng cho từng giai đoạn cụ thể của lợn.
- Ảnh hưởng của năng lượng:
Năng lượng là một yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sống
của lợn và việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của từng giai đoạn của lợn
nái cho phối hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sinh sản.
- Ảnh hưởng của protein:
Protein là thành phần cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể chủ yếu là
mô cơ, vì vậy nó ảnh hưởng chất lượng thịt.
- Ảnh hưởng của khoáng:
Trong cơ thể khoáng chiếm 3% nhưng nó lại là yếu tố cần thiết cho sự
tạo xương, máu và cân bằng nội môi. Vì thế, ta cần chú ý bổ sung đầy đủ
khoáng chất vào khẩu phần ăn của lợn mẹ, như vậy sẽ đảm bảo cho sự phát
triển bình thường của bào thai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
- Vitamin
Vitamin là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình trao đổi
chất của cơ thể nhu cầu vitamin là khác nhau đối với các giống lợn.
+ Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, lợn nái mang thai dễ sảy thai...
+ Thiếu vitamin D: Thai kém phát triển dễ bị liệt chân.
+ Thiếu vitamin E: Có hiện tượng chết thai, lợn không động dục hay
động dục chậm.
+ Thiếu vitamin PP: Lợn còi cọc đi ỉa chảy
Đặc biệt lợn nái khi mang thai thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản của lợn nái. Do vậy, trong khẩu phần ăn, hàm lượng vitamin phải đầy
đủ hợp lý.
1.1.7.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái
- Giống: Giống lợn là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái.
Giống với đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Giống khác nhau
cho năng suất khác nhau:
- Phương pháp nhân giống:
Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.
+ Cho nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng là năng suất
của giống đã ví dụ như: Móng CáiMóng Cái, YorkshireYorkshire.
+ Cho lai giống thì năng suất sẽ cao hơn 2 giống gốc, các giống gốc
càng thuần thì khi lai giống cho ưu thế lai càng cao.
- Kỹ thuật phối giống:
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng đến số lượng lợn con/lứa. Chọn thời
điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/lứa.

- Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị có chửa và lợn nái cơ bản có chửa là
yếu tố quan trọng bậc nhất. Một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh
dưỡng sẽ đạt được kết quả sinh sản cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
1.1.8. Sinh lý của sự sinh trưởng
- Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng
bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
- Sự sinh trưởng của gia súc nói chung và của lợn nói riêng đều tuân
theo quy luật của sinh vật: quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật theo
giai đoạn và quy luật theo chu kỳ.
+ Quy luật sinh trưởng không đồng đều.
+ Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn.
Đối với lợn là loài động vật có vú quy luật theo giai đoạn được chia ra
thành giai đoạn trong cơ thể mẹ và giai đoạn ngoài ngoài cơ thể mẹ:
* Giai đoạn trong cơ thể mẹ được chia thành: thời kỳ phôi thai là 1 - 22
ngày; thời kỳ tiền phôi thai là 23 - 38 ngày; thời kỳ thai nhi là 39 - 114 ngày.
* Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: Giai đoạn này được chia ra làm 4 thời kỳ,
thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
Tất cả các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn được gọi
chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số lượng và chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
+ Các yếu tố di truyền

Đối với các chỉ tiêu tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng có hệ số di truyền cao (h2
= 0,3 - 0,35) (Sellier và cs, 1998)[52]. Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di
truyền giao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3-0,7 (Johnson và cs,
1999) [40], nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi.
+ Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất
lớn đến tính trạng sinh trưởng của lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
*) Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân
tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn.
Ngoài ra phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng
sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần tự do, khả năng tăng khối
lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng độ dày mỡ lưng lại cao hơn
khi lợn được ăn khẩu phân ăn hạn chế, (Nguyễn Nghi và cs, 1995) [16]. Lợn
được ăn khẩu phần hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn ăn khẩu phần tự do
(Thomke và cs, 1995) [54].
*) Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm
sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
* Ảnh hưởng của năm và mùa vụ
Theo Pour M. (1998) [48] cho biết, sự khác nhau giữa năm và mùa vụ
ảnh hưởng đến tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng là rõ rệt.
Để nâng cao năng suất và chất lượng lợn giống mang lại hiệu quả cho

người chăn nuôi, từ những năm 60 của thế kỷ XX nước ta đã nhập các giống
lợn Đại Bạch, Berkshire của Liên Xô, sau này nhập các giống Maisan của
Trung Quốc, Duroc của Mỹ, Pietrain, Landrace từ đan mạch và lai tạo thành
các giống lợn PiDu, 402 khi phối giống cho năng xuấ t và hiê ̣u quả kinh tế .
Lơ ̣n đư ̣c PiDu: Là con lai giữa lợn Piétrain (Pi) có ưu điểm tỷ lệ nạc
cao, nhưng tốc độ sinh trưởng chậm với lơ ̣n Duroc (Du) có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn, lượng mỡ giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ưu điểm và hạn
chế tối đa những nhược điểm của hai dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Pi
và Du là giải pháp tốt nhất, đồng thời tận dụng được ưu thế lai của con đực
nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và cải thiện được chất lượng sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×