Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT) TRONG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.67 KB, 5 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)
TRONG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HÓA HỌC
GS. Nguyễn Cương, ThS.Phạm Ngọc Bằng
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
I. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông và yêu cầu của việc đào tạo và
bồi dưỡng GV:
Mục tiêu giáo dục ở nước ta hiện nay, cũng như các nước trên thế giới, không chỉ dừng lại ở việc
truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kỹ năng loài người đã tích lũy được trước đây mà còn đặc biệt quan
tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những kiến thức, kỹ năng mới. Để có thể đạt được mục
tiêu đó, cần phải có sự đổi mới về PPDH theo các định hướng như:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, SV
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
-…
Các định hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó định hướng đầu tiên là cơ bản, là
cơ sở để thực hiện các định hướng tiếp theo.
Việc đổi mới PPDH theo các định hướng trên đòi hỏi phải thực sự trao quyền chủ động học tập cho
HS và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định
trong kiểu dạy học tập trung vào thầy cô, thì nay các thầy cô phải chuyển sang giữ vai trò nhà điều phối theo
kiểu dạy học hướng tập trung vào HS (dạy học lấy học sinh làm trung tâm). Kiểu dạy học hướng tập trung
vào HS và hoạt động hóa người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và
mạng Internet. Với các chương trình dạy học đa môi trường (mutilmedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể
truy cập được nhờ các phương tiện siêu môi trường (hypermedia) giúp cho việc tự học của HS trở nên thuận
tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Yêu cầu của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông đặt ra nhiệm vụ cho các trường ĐHSP là
phải đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ GV có đủ năng lực đảm nhận vai trò tổ chức hoạt động
nhận thức tự chủ, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức của HS trong quá trình học tập.
II. Thực trạng và khó khăn trong đào tạo và bồi dưỡng GV.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo GV ở trường ĐHSP, thời gian để một SV được tập giảng
trong nhà trường còn hết sức hạn chế. SV khoa Hóa học, trường ĐHSP Hà Nội được học các học phần


về PPGD ở năm thứ 3 và thứ 4. Trong đó có các học phần về lí luận dạy học bộ môn và về chương
trình của môn học ở phổ thông. Trong khi học các học phần đó, bên cạnh được cung cấp các nội dung
kiến thức, các SV được tập trình diễn thí nghiệm, phối hợp thí nghiệm hóa học với nội dung bài giảng
cụ thể, đồng thời được soạn giáo án và tập giảng một số bài học trong chương trình phổ thông. Tuy
nhiên, do số lượng SV đông nên môi SV hầu như chỉ được một hoặc hai lần biểu diễn thí nghiệm và
tập giảng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
Bên cạnh những khó khăn trong đào tạo SV, việc bồi dưỡng GV thường xuyên hiện nay cũng
còn nhiều trở ngại. Các đợt tập huấn về đổi mới PPDH chỉ có thể được tổ chức trong một thời gian
ngắn và chủ yếu vào dịp nghỉ hè. GV được tham gia lớp tập huấn nhìn chung cũng chỉ ngồi nghe báo
cáo viên thuyết trình về mặt lí thuyết chứ không có điều kiện để được thảo luận nhiều. Vì vậy mà hiệu
quả của các đợt bồi dưỡng này còn rất khiêm tốn. Nhất là đối với môn khoa học thực nghiệm như Hóa
học thì nội dung tập huấn về sử dụng thí nghiệm trong dạy học luôn luôn là vấn đề khó khăn vì năng
lực thí nghiệm của GV trên thực tế còn nhiều hạn chế do hóa chất dụng cụ cung cấp cho các trường
chưa đầy đủ, Bộ giáo dục và Đào tạo chưa có chính sách thích hợp khuyến khích GV thường xuyên sử
dụng thí nghiệm. Sự hạn chế đó thể hiện cả ở mặt kĩ thuật lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm lẫn
phương pháp sử dụng các thí nghiệm đó trong giờ học sao cho tăng cường được hoạt động nhận thức
tự chủ, sáng tạo của học sinh. Ý thức được điều đó, trong nhiều năm qua, việc bồi dưỡng thí nghiệm
cho GV thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương tổ chức các khóa bồi


dưỡng ngắn hạn. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp tập huấn này chưa đáp ứng được nhu cầu do số lượng
GV rất lớn, đồng thời nội dung của chương trình cũng rất phong phú.
Thực tế đã đặt ra vấn đề là phải làm thế nào đó để có thể tăng cường việc rèn luyện kĩ năng
nghề nghiệp cho SV sư phạm cũng như nâng cao chất lượng bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học
GV.
III. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng GV
Để có thể đào tạo được một đội ngũ GV có đủ năng lực thực hiện công cuộc đổi mới PPDH ở
trường phổ thông thì trước hết cần phải thực hiện việc đổi mới PPDH trong trường ĐHSP. Bên cạnh
việc tiếp thu các kiến thức về mặt lí luận dạy học thì SV sẽ học được chính phương pháp mà GV đã tổ
chức cho họ học tập và rèn luyện ở trường ĐHSP. Do vậy việc sử dụng PPDH thích hợp cùng với sự

hỗ trợ đắc lực của CNTT và truyền thông tốt sẽ tạo điều kiện cho SV có thể chủ động trong việc chiếm
lĩnh kiến thức cũng như rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho mình.
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương tiện dạy học:
Để có thể đổi mới về PPDH thì cần phải đổi mới về phương tiện dạy học. Bên cạnh các phương
tiện dạy học truyền thống như giáo trình và các thiết bị thí nghiệm thực, thì hiện nay việc ứng dụng
ICT trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng (bài giảng, giáo án điện tử, sách điện tử, thí
nghiệm mô phỏng…) là rất cần thiết. Dưới đây là một số tư liệu. giáo trình và phần mềm dạy học đã
được xây dựng và sử dụng trong đào tạo và bồi dưỡng GV.
a) Sử dụng máy vi tính để mô phỏng các hiện tượng:
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình Dạy- Học. Tuy nhiên, trong hóa học có nhiều khái niệm khó và trừu tượng, nhiều phản
ứng diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, diễn tiến của các quá trình và hiện tượng rất khó hoặc không
thể quan sát. Để hỗ trợ hoạt động dạy học các kiến thức đó chúng ta cần xây dựng các phần mềm, tư
liệu mô phỏng.

Mô phỏng thí nghiệm tìm ra tia âm cực
Mô phỏng hiện tượng mưa axit
b) Mô phỏng các thí nghiệm trên máy tính:
Việc thiết kế các thí nghiệm, tư liệu mô phỏng trên máy tính nhằm nhiều mục đích.
- Sử dụng làm tài liệu để SV tự nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trước khi lên phòng thí
nghiệm thực hành (khi đó sẽ tiết kiệm được thời gian tìm hiểu dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm về
mặt kĩ thuật để dành nhiều thời gian hơn cho việc tập sử dụng các thí nghiệm đó trong dạy học).
- Sử dụng làm tài liệu bồi dưỡng việc sử dụng thí nghiệm cho GV trong các lớp tập huấn, trước khi
họ thao tác với các dụng cụ thật.
- Sử dụng trực tiếp trong các bài giảng của GV phổ thông
- Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, SV

2



Mô phỏng thí nghiệm của Rutherford

Mô phỏng thí nghiệm tìm ra tia âm cực

c) Sử dụng máy tính hỗ trợ các thí nghiệm thực
- Nhiều thí nghiệm hóa học khi tiến hành thường đòi hỏi rất nhiều thời gian trong việc thu thập số
liệu, vẽ đồ thị thực nghiệm và xử lí kết quả. Vì vậy, máy vi tính có thể hỗ trợ thực hiện các công việc
này một cách nhanh chóng và dành nhiều thời gian hơn để việc rèn luyện tư duy thực nghiệm cho SV
như xây dựng giả thuyết, suy ra hệ quả, thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả…
- Ngoài ra còn có một số thí nghiệm không thể thực hiện được với các dụng cụ thông thường, đòi
hỏi phải có hệ thống máy móc hiện đại, đắt tiền, có trường hợp phải ghép nối với máy tính.

Mô phỏng máy đo pH
Mô phỏng chuẩn độ
d) Xây dựng các giáo trình điện tử
Các giáo trình điện tử và sách điện tử được xây dựng để làm tài liệu tự học cho SV trong các
trường ĐHSP đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho GV khi dạy học ở trường PT. Một số sách điện
tử được xây dựng cho GV sử dụng trực tiếp khi dạy học và cũng là tài liệu học tập ở nhà của học sinh.
Ngoài ra còn có các courseware đã và đang được xây dựng theo chương trình elearning.

Giáo trình phân tích Lí Hóa

Cơ sở dữ liệu các nguyên tố phi kim
3


e) Xây dựng các phim video về thí nghiệm phổ thông
Bên cạnh các thí nghiệm được mô phỏng thì các video thí nghiệm có tính hiện thực cao hơn, có tác
dụng hướng dẫn sử dụng thí nghiệm rất có hiệu quả. Đặc biệt là các phim này lại rất dễ sử dụng với
đầu đĩa và ti vi nên GV có thể dùng làm tài liệu tham khảo ở nhà hay chiếu cho học sinh xem lại sau

bài học. Khi các video đó lại được quản lí bới một phần mềm trên máy tính thì nó sẽ là tài liệu tự học
rất tốt cho cả GV và HS.

Brôm tác dụng với nhôm

Clo tác dụng với sắt

f) Sử dụng máy tính trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV là một khâu có vai trò quan trọng và việc ứng dụng
ICT, thông tin kiểm tra đánh giá đang được phát triển mạnh mẽ, nó đã mang lại hiệu quả cao cho giáo
dục - đào tạo. Năm học 2006-2007, Bộ giáo dục và Đào tạo có chủ trương thí trắc nghiệm đại học đối
với khối A và khối B (các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh). Hiện tại khoa Hóa học đã và đang sử dụng các
phần mềm kiểm tra - đánh giá cho các môn học nhằm thực hiện khách quan, hiệu quả hơn trong kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của SV, bên cạnh đó khoa còn phối hợp để xây dựng phần mềm tạo và sinh
đề trắc nghiệm cùng hệ thống ngân hàng câu hỏi dành cho học sinh ở trường phổ thông
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học.
Nhờ xây dựng được các học liệu điện tử để hỗ trợ hoạt động học tập của SV nên khoa Hóa học,
ĐHSP Hà Nội đã đổi mới được PP tổ chức hoạt động dạy học trong các học phần đào tạo. Nhiều nội
dung lí thuyết trước đây phải thực hiện hoàn toàn trên lớp thì nay có thể được giao cho SV tự học ở
nhà hoặc trong phòng máy tính của khoa. Vì vậy mà có thể dành được nhiều thời gian trên lớp cho SV
thảo luận và tập giảng.
Phần lớn trong các tiết học, đặc biệt là các tiết học do cán bộ trẻ đảm nhận đã thường xuyên sử
dụng bài giảng điện tử được thiết kế trên PowerPoint với các tư liệu multimedia hỗ trợ rất sinh động và
hấp dẫn.
Bên cạnh các môn học đã có từ trước, do yêu cầu thực tiễn đề ra, khoa đã bổ sung học phần “ Sử
dụng các phương tiện kĩ thuật trong dạy học Hóa học” vào chương trình khung. Khi học học phần
này, SV được được cung cấp kiến thức cơ bản về CNTT, phần mềm Hóa học và cách sử dụng các
phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức cho các nhóm SV (2-3 em) tự xây dựng
cho nhóm mình giáo án Word, bài giảng điện tử bằng PowerPoint cùng các tư liệu mutimedia phong
phú như hình ảnh, phim, mô phỏng.

Trong các giờ tập giảng, tập biểu diễn thí nghiệm và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thông qua
việc áp dụng phương pháp dạy học vi mô, SV tiến hành biểu diễn thí nghiệm, tập soạn giáo án, tập
giảng với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như máy quay kỹ thuật số, các phần mềm xử lí phim
để ghi và cho SV xem lại, từ đó rút ra được những khiếm khuyết để sửa chữa, bổ sung để nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất.
Ngoài ra, trong quá trình dạy học về lí luận dạy học ở trường phổ thông, Khoa đã chú trọng
việc kết hợp đưa SV sang thực tập sư phạm ở trường THPT Nguyễn Tất Thành, dự giờ của một số GV.
Sau giờ học đó, các SV viết thu hoạch bài giảng, phân tích bài giảng để rút ra kinh nghiệm về PPDH
đã thực hiện.
4


3. Kết hợp hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo SV
Một người GV giỏi cần phải biết nghiên cứu khoa học và có lòng say mê nghiên cứu khoa học.
Nhận thức được điều đó nên công tác phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của SV được chúng tôi
đặc biệt chú trọng. Hàng năm, ngoài số SV năm thứ tư làm khóa luận tốt nghiệp, nhà trường thường
xuyên khuyến khích và hướng dẫn nhiều SV từ năm thứ nhất đến năm thứ ba tham gia nghiên cứu
khoa học. Nhiều đề tài khoa học giao cho SV được gắn bó trực tiếp với nội dung dạy học phổ thông và
thực hiện theo hướng đổi mới PPDH.
Xây dựng các phần mềm hỗ trợ dạy học ở trường phổ thông. Trong những năm qua đã có nhiều
SV tham gia các đề tài này và đã xây dựng được một số phần mềm như đã nêu ở trên. Hiện nay một
trong những hướng nghiên cứu là xây dựng phần mềm mô phỏng theo chương trình SGK mới để sử
dụng trong dạy học và bồi dưỡng GV. Đó cũng chính là nguồn tư liệu để xây dựng các học liệu điện tử
phục vụ cho việc phát triển việc đào tạo qua mạng (e-learning).
IV. Một số kiến nghị:
Để có thể nâng cao chất lượng đào tạo GV trong các trường đại học sư phạm, đáp ứng được
những đòi hỏi về đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng thời gian dành cho các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV trong chương
trình đào tạo GV ở trường ĐHSP.
- Nâng cao hơn nữa hoạt động thực hành sư phạm của SV tại các trường phổ thông. Thực hiện

mô hình liên kết đào tạo giữa trường ĐHSP và các trường phổ thông.
- Xây dựng được ít nhất một bộ thí nghiệm hóa học chuẩn, có chất lượng cao, phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt nam để sử dụng một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường phổ
thông.
- Tăng cường đầu tư kinh phí để xây dựng các phòng thí nghiệm phổ thông mẫu mực trong các
trường ĐHSP để phục vụ đào tạo GV.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học ở các cấp học để tạo điều kiện rèn luyện
cho học sinh, SV năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong dạy học đồng thời thống nhất tiêu chí đánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thị Phan Thu, Phạm Ngọc Bằng, Kiều Văn Hoan, Nguyễn Văn An,
Nguyễn Mạnh Hưởng Ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng GV,
Kỉ yếu khoa học. Trường ĐHSPHN 11/2006
2. Đặng Thị Oanh, Phạm Ngọc Bằng. Bước đầu thử nghiệm xây dựng và khai thác các phần mềm
trong nghiên cứu và dạy học hóa học. Kỉ yếu khoa học. Trường ĐHSPHN, 04/2003.
3. Đặng Thị Oanh, Phạm Ngọc Bằng. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
các nội dung về thuyết và định luật hóa học ở trường phổ thông. Kỉ yếu khoa học. Trường ĐHSPHN
12/2006
4. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học Hoá học. Tập 1, NXB Giáo dục, 1994.
5. Nguyễn Trọng Thọ. Ứng dụng tin học trong giảng dạy hoá học, NXB Giáo dục, 2002.

5



×