Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.37 KB, 2 trang )

GÓP PHẦN TẠO DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI CHO PHÁT TRIỂN
QUA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
BỘ MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG CĐSP HÀ NỘI

TS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Khoa Xã Hội - Trường CĐSP Hà Nội
Hiện nay, toàn nhân loại coi văn hóa là nền tảng, động lực, mục tiêu của phát
triển - phát triển là yêu cầu sống còn của mọi quốc gia, dân tộc - trong đó việc
tạo dựng nguồn lực con người cho phát triển đóng vai trò quyết định.
Song, việc đào tạo nguồn nhân lực có văn hóa lại không hề đơn giản. Nó sẽ
không hiệu quả nếu người học chỉ thụ động tiếp thu kiến thức. Vì vậy, trong quá
trình dạy - học, giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống thì chưa đủ.
Ngay cả khi thầy cô giáo đã cải tiến bằng cách kết hợp thuyết trình với máy tính
thì bài giảng tuy có hấp dẫn hơn nhưng người học chưa thật sự nhập cuộc. Việc
hướng dẫn người học ứng dụng CNTT và truyền thông để lập hồ sơ bộ môn,
nghiên cứu bài học, chia nhóm tìm tư liệu xây dựng chương trình phục vụ cho
từng chương mục cụ thể, trình chiếu, thảo luận, phân tích, đánh giá…đã đưa
người học vào thế chủ động, nhập cuộc. Trong quá trình tự làm, tự tìm hiểu, tự
hoạt động tích cực, người học mới thấm, ngấm, hiểu sâu kiến thức văn hóa, biết
vận dụng vào phân tích, đánh giá những sự kiện, sự việc lớn nhỏ trong đời sống,
từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm sống và những bài học rèn luyện để phát triển và
hòan thiện nhân cách, hướng tới trở thành người giáo viên có văn hóa trong thời
đại mới.
Cơ sở văn hóa Việt Nam là một bộ môn mới được đưa vào chương trình cải
cách Cao đẳng Sư phạm 3 năm nay, nhằm tạo dựng một cái nhìn tổng quát về
tiến trình văn hóa Việt Nam và nêu bật vị trí quan trọng của văn hóa trong cuộc
sống hiện tại, qua đó góp phần xây dựng tiềm lực văn hóa cho người học, hỗ trợ
việc học tập giảng dạy các môn học có liên quan.
Kiến thức bộ môn này vô cùng phong phú nhưng thời lượng dạy trên lớp chỉ
có 30 tiết (2 đơn vị học trình). Để có thể đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy -




học tập và phát huy sức sáng tạo của người học, chúng tôi đã hướng dẫn sinh
viên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình dạy - học và
đã đạt được những kết quả bước đầu.
Sinh viên được hướng dẫn cách vào mạng, cách thu thập thông tin qua các
phương tiện truyền thông ( tivi, đài phát thanh, các ấn phẩm báo chí.v.v…), cách
lập hồ sơ học tập, cách chia nhóm xây dựng chương trình, cách trình chiếu, thảo
luận, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm… Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn,
giải đáp thắc mắc, chốt lại những vấn đề quan trọng, giúp sinh viên hệ thống và
mở rộng kiến thức. Từ đó chúng tôi thấy:
1.

Sinh viên phải tích cực hoạt động nhiều, tự mình nhập cuộc tìm tòi,
nghiên cứu nên thấm, ngấm, hiểu sâu kiến thức hơn, góp phần cụ thể
hóa, sinh động hóa giờ học.

2.

Sinh viên được va chạm và rèn luyện trong thực tế, tăng vốn sống và
tích lũy kinh nghiệm nên khi thảo luận bật ra nhiều ý kiến sắc sảo, thú
vị, sinh động, hấp dẫn.

3.

Kiến thức sinh viên thu nhận được phong phú hơn vì được bổ sung và
chia sẻ cho nhau ; qua đó phát triển kĩ năng sống cộng đồng, kĩ năng
làm việc nhóm, kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cập nhật, thu thập, xử lý
thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng máy tính…).
Như vậy qua trải nghiệm, chúng tôi thấy việc hướng dẫn sinh viên hoạt


động tích cực, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sẽ tạo
ra sản phẩm có giá trị. Nó không chỉ phục vụ nâng cao chất lượng dạy - học
bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam mà có tính tích hợp liên môn. Song, muốn
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đạt hiệu quả cao nhất - thì đi
kèm theo nó, giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp và
linh hoạt, sáng tạo.
Sau đây là một số chương trình cụ thể mà sinh viên đã tự làm để phục vụ
học tập bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.



×