Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÀO VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.03 KB, 13 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG
VÀO VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
Tiến sỹ Lê Khánh Tuấn
Sở GDĐT Thừa Thiên - Huế
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
1. Những khái niệm cơ bản
1.1. Phương pháp và phương pháp dạy - học
- Phương pháp: là cách thức để đạt đến mục tiêu.
- Phương pháp dạy - học: là cách thức dạy và cách thức học để đạt đến
mục tiêu của dạy học. Ở đây cần chú ý:
+ Cách thức dạy và cách thức học có mối quan hệ chặt chẽ, chúng tác
động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau; lại cùng chung mục đích. Do đó, phương pháp
dạy - học phải được hiểu theo một quan điểm đặc biệt, khác với các loại phương
pháp thông thường. Cách thức đó phải tạo ra được một sự phối hợp tốt.
+ Mục tiêu dạy học là nhân cách, hay nói cụ thể là tất cả những gì mà sau
quá trình day - học ta phải hình thành được ở mỗi học sinh. Đây là một loại sản
phẩm đặc biệt, có những đặc điểm rất riêng:
* Trừu tượng và mang tính biến động lớn, chỉ chung về mặt nguyên lý.
* Đa dạng và mang đặc tính tự phát triển để hoàn thiện cao.
* Không có quy trình công nghệ cố định.
PP. giảng dạy

PP. học tập
Chất lượng
đào tạo

Mô hình nhân cách


Sơ đồ 1: Mối quan hệ đặc biệt của PP dạy và PP học
1.2. CNTT - Truyền thông trong phương tiện dạy học.


- Trong mọi hoạt động của con người 3 phạm trù nội dung, phương pháp
và phương tiện có mối quan hệ tất yếu và biện chứng không thể tách rời, trong
hoạt động dạy-học cũng vậy. Để có phương pháp tốt giúp lĩnh hội nội dung hiệu
quả nhất, không thể không có phương tiện dạy học.
- Phương tiện dạy học gồm có:
S¸ch
kh¶o,
S¸ch bµi
s¸ch
Các phươnghíng dÉn
tiện kỹ thuật SGK

tham
tËp,
GD...
Các vật tự
nhiên

Tranh ảnh, tài
liệu, nghe
nhìn…
- Công nghệ thông tin và truyền thông, viết tắt trong tiếng Anh là ICT
(Information and Communication Technology), là một bộ phận của phương tiện
dạy-học. Trong điều kiện ngày nay, bộ phận này ngày càng chiếm ưu thế và đang
từng bước trở nên không thể thay thế được.
1.3. Phương pháp dạy và học với máy vi tính
(Teaching and Learning with Computer - TLC): là phương pháp dạy - học
với sự trợ giúp của CNTT, nhằm đổi mới cách thức truyền đạt, nâng cao chất
lượng đào tạo.
- Nội dung cơ bản của TLC là trang bị phần cứng, phần mềm theo nội

dung chương trình và thông qua CNTT giúp giáo viên đổi mới cách làm việc với
học sinh trong dạy - học. Chú ý 3 thành tố điều kiện:

2


+ Phần cứng: phải có máy vi tính (tối thiểu 5 bộ hoặc một máy tính đa
năng loại 53 inches, cùng Camera); tranh ảnh, mẫu vật, băng hình...; phòng học,
bàn ghế có thể cơ động chia học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ.
+ Phần mềm: các chương trình dạy học (giáo viên có thể tự soạn theo các
slide trên Word hoặc Power Point; các phần mềm soạn sẵn...).
+ Giáo viên: phải biết thao tác và chủ động sử dụng, trình diễn các phần
mềm thông qua máy tính.
- Những lợi ích có thể mang đến khi áp dung TLC:
+ Tạo ra môi trường học tập tích cực.
+ Cung cấp cho học sinh nhiều cơ hội tiếp nhận tri thức, thực hành, ứng
dụng và đánh giá thông tin.
+ Giáo viên có thể và bắt buộc phải sử dụng một lúc nhiều phương pháp.
+ Giải quyết được nhiều điểm then chốt trong các mối quan hệ đăc biệt
của quá trính dạy - học.
+ Đổi mới PPGD và nâng cao chất lượng giáo dục.
Máy tính
Góc hoạt
động

Máy
Góc thực hành trên lớp

Máy
tính GV


Máy
tính

Hoạt động theo
nhóm nhỏ

Thæ viãûn
nhoí

Sơ đồ 2: Mô hình 1 lớp học TLC
2. Các hướng tiếp cận vấn đề
2.1. Tiếp cận từ những yêu cầu của giáo dục hiện đại
3


- 4 cấp độ xếp loại giáo viên:
+ GV tầm thường: Thầy đọc, trò chép.
+ GV trung bình: Thầy giảng, trò thụ động tiếp thu.
+ GV khá: Thầy biết tổ chức cho học sinh hoạt động.
+ GV giỏi: Thầy biết làm cho học sinh động não, phát triển tư duy HS.
- Năm điều kiện thành công của giáo dục (đánh giá GDTH của WB):
+ Có sự hỗ trợ của gia đình (yếu tố mạnh nhất).
+ Có chương trình giáo dục tốt.
+ Có giáo viên dạy tốt chương trình.
+ Có học liệu và công nghệ phù hợp.
- 4 thay đổi của Giáo dục trong thế kỷ 21:
+ Quốc gia tháp ngà sang xã hội công nghiệp giáo dục.
+ Nhà trường đóng kín sang nhà trường mở cửa.
+ Từ giáo dục “hướng vào dạy” sang giáo dục “hướng vào học”.

+ Từ người học thụ động sang người học tiếp nhận chủ động.
- 4 cột trụ của Giáo dục thế kỷ 21 (quan điểm của UNESCO):
+ Cột trụ thứ nhất: học để biết.
+ Cột trụ thứ hai: học để làm.
+ Cột trụ thứ ba: học cùng chung sống, học cách sống với người khác.
+ Cột trụ thứ tư: học để tự khẳng định mình.
Để thích ứng với 4 yêu cầu đó, không thể thiếu vai trò của phương tiện
dạy học, mà trong đó CNTT-TT là một lựa chọn tốt nhất hiện nay.
2.2. Đổi mới phương pháp, tiếp cận từ xu thế phát triển của giáo dục
Giáo dục hiện tại
Đóng kín, cứng nhắc

Giáo dục tương lai
Mở, mềm dẻo
E-learning: học ở mọi nơi, học
mọi lúc, học mọi thứ, mọi người đều
học.

Phân mảng rời rạc các trường,
các ngành
Học trong một khoảng đời.

Nối mạng giáo dục, liên kết các
trường, các ngành qua CNTT.
Học liên tục, học suốt đời.
4


Tập trung vào thi cư.


Tập trung vào chất lượng con
người.

2.3. Tiếp cận từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
Thời đại ngày nay yêu cầu nhân cách con người Việt Nam phải có đủ các
đặc điểm và bản lĩnh để: hội nhập với bên ngoài, thích ứng nhanh... Vì vậy, dạy
học phải chú ý đến khía cạnh đa dạng của nhận thức:
- Định hướng giá trị: cùng một sự kiện, ở nơi này thì có ý nghĩa giá trị,
được chấp nhận; nhưng nơi khác thì bị phản đối (Ví dụ: nam nữ khi gặp mặt hôn
nhau là chuyện bình thường ở châu Âu, nhưng sẽ không được chấp nhận ở các
nước châu Á). Do đó, định hướng giá trị theo quan điểm của đất nước là phải
khẳng định để bồi dưỡng niềm tin cho học sinh, giúp họ biết nhận thức ra giá trị
để thực hiện, nhưng nếu chỉ một chiều sẽ dẫn đến siêu hình; cần có sự gợi mở,
nhận thức có phê phán sang các hệ giá trị khác.
- Hệ quy chiếu: cùng 1 sự kiện, nhưng lại hoàn toàn khác nhau khi thay
đổi hệ quy chiếu, ví dụ:
Hiện tượng

Sự khác nhau về nhận thức do hệ

quy chiếu khác nhau
Kết quả của phép cộng 1 +
Là 2 trong hệ đếm thập phân, là 10
1

trong hệ nhị phân.
Là tùy ý trong các mặt tương đối
của đời thường.
Xe ô tô tay lái bên phải, đi
Là hợp luật ở Anh và các nước


bên trái

thuộc Anh cũ; trái luật với các nước còn
lại.
- Khả năng nhận thức và ý niệm của học sinh phải khác biệt, đa

dạng, mang nặng dấu ấn cá nhân. Cá tính sáng tạo của mỗi người đều phải được
phát triển trong quá trình dạy học.
Hiện tượng
Quả táo rơi

Nhận thức phụ thuộc vào khả năng, ý niệm
Niu-Tơn phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.
5


Người nhạy cảm có thể phát hiện ra “ tiếng rơi
nghe mỏng như là rơi nghiêng”.
Đất

sét

nặn

Kẻ vô tình: nhặt lên và ăn.
Người theo đạo sụp lạy, kẻ ngoại đạo lại vô tình.

thành tượng đức Phật
2.4. Tiếp cận từ tác động của phương tiện lên chất lượng giờ dạy

- Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả B. Maskey và J. Collum (Viện
đào tạo giáo viên Nepal), tỷ lệ lưu giữ trong trí nhớ của học sinh khác nhau bởi
sự tác động trong quá trình truyền đạt, thể hiện theo sơ đồ sau:
Sau 3 giờ

Sau 3 ngày

30%

Lời nói

10%

60%

Hình ảnh

20%

80%

Lời và hình ảnh

70%

90%

Lời, hình ảnh và hành động

80%


99%

Tự phát hiện

90%

Nhận xét: Nếu để học sinh tự phát hiện vấn đề thông qua kết hợp sử dùng
lời, hình ảnh và hành động trong quá trình dạy học, sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
- Theo phân loại của Bloom và một số tác giả thì sự tác động khác nhau
giữa các phương pháp dạy học lên quá trình nhận thức của học sinh thể hiện theo
ma trận dưới đây:

6


Các phương pháp dạy học
Thuyết Thảo Học
Học tương
Các phạm trù mục tiêu

trình

luận



tác,

học


nhân

trong hành
động

I. Lĩnh vực nhận thức

B

C

A

B

Biết

B

B

A

B

Hiểu

C


A

A

B

Vận dụng

C

A

A

B

Phân tích

C

A

A

B

Tổng hợp

D


A

C

B

II. Lĩnh vực tình cảm

B

A

A

A

Tiếp nhận

D

A

B

A

Phản ứng

B


A

D

A

Đánh giá

B

B

D

A

Sắp xếp, tổ chức giá trị

D

B

D

A

III Lĩnh vực tâm vận

D


D

A

C

Tự thực hiện phối hợp các động tác

D

D

A

C

Phối hợp thành thục các động tác

D

B

C

A

Giao tiếp

D


A

C

B

Đánh giá

Trở thành tính cách

Hành vi ngôn ngữ

7


Thang đánh giá: A - Xuất sắc; B - Khá; C - Trung bình; D – Yếu
Nhìn vào ma trận chúng ta nhận thấy:
- Không có phương pháp dạy học nào là tuyệt đối. Để đạt được mục tiêu,
cần vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp.
- Tuy vậy, phương pháp dạy để có sự học trong tương tác, học trong hành
động đạt nhiều ưu điểm nhất. Nếu kết hợp tốt với “học cá nhân” thì có thể đạt
hiệu quả cao.
- Cần có sự trợ giúp tất yếu của phương tiện dạy học.
2.5. Tiếp cận từ các hoạt động của bản thân quá trình dạy-học
Hoạt động
của GV

Mục đích
của GV


Hoạt động
của HS

Mục đích
của HS

Phương tiện
của GV

Sự chuyển
hóa

Kết quả
(Nhân cách)

Phương tiện
của HS

Đổi mới thông qua công cụ
II. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI
1. Định hướng về giải pháp
1.1. Thói quen không phải là sự gần gũi
- Nhà trường hiện tại vẫn còn bị ám ảnh bởi những thói quen cũ. Trường
học đang tạo ra những lớp người na ná nhau. Sau khi ra trường, học sinh đi vào
xã hội người lớn với cấu trúc về công việc, vai trò và thể chế giống như của
trường học. Nhà trường cùng với các phương tiện thông tin đại chúng như một
8


cái máy cắt cỏ, đang làm phẳng đi những sự gồ ghề cần phải có của các tính

cách cá nhân (Alvin Toffler).
- Sự gần gũi với nhà trường hiện nay là một cuộc sống công nghiệp nhanh,
linh hoạt và tự điều chỉnh. Máy móc sẽ thực hiện những công việc hàng ngày,
con người sẽ thực hiện những công việc tri thức và sáng tạo. “ Máy móc sẽ được
đồng bộ hóa với tốc độ một phần tỷ giây; con người sẽ được hủy bỏ đồng bộ
hóa. Tiếng còi nhà máy sẽ biến mất” (Alvin Toffler).
1.2. Phải đổi mới phương pháp dạy - học
1.2.1. Vì sao phải đổi mới?
- Thay đổi phương pháp học tập của học sinh phải hướng đến:
+ Làm cho học sinh hoạt động tích cực trong giờ học.
+ Tham gia làm việc theo nhóm.
+ Tương tác và phản hồi thường xuyên.
+ Luôn luôn có sự liên hệ với thế giới thực.
- Nhà trường hiện tại làm được rất ít về những điều kỳ vọng đó. Một trong
những điều cốt lõi để đạt được điều đó là phải đổi mới phương pháp giảng dạy.
Trong đó, sự hỗ trợ của CNTT-TT vừa là một phương tiện, vừa là hiện thân của
lối tư duy và công nghệ hiện đại, có thể giúp học sinh và cả giáo viên thay đổi
được nhiều điều.
1.2.2. Đổi mới như thế nào ?
- Mô hình dạy - học lấy việc dạy học (công việc của thầy) làm trung tâm
mang nặng tính thuyết giảng, giáo điều; thầy quyết định nội dung giáo dục, trò
thụ động thừa nhận, không còn phù hợp.
Tri thức
Lớp
Thầy

Trò

- Mô hình dạy - học lấy việc học (học sinh) làm trung tâm: trò là chủ thể
trung tâm, tự tìm ra tri thức bằng hành động của chính mình; lớp học được đặt


9


trong môi trường hợp tác và tương tác; thầy trong vai trò hướng dẫn, tổ chức,
đạo diễn, trọng tài, định hướng và tạo ra môi trường hợp tác, tương tác.
Tri thức
Lớp
Thầy

Trò

Chú ý: sự khác biệt của 2 quan điểm lấy con người làm trung tâm:
- Quan điểm của học thuyết Anthropocentrism: coi con người là hạt nhân,
là tâm điểm, chứa đựng toàn bộ ý nghĩa của sự tồn tại vũ trụ. Sau khi đã hoàn tất
việc sáng tạo ra vũ trụ, Chúa mới sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa.
Con người, nhờ vậy, là sinh vật duy nhất đồng dạng với Tạo hóa, nghĩa là cũng
có khả năng sáng tạo và trở thành trung tâm của vũ trụ. Con người đứng trên tất
cả, khả năng của con người là vô tận, có thể chế ngự tất cả.
- Quan điểm hiên nay (của UNDP): con người là trung tâm, là động lực
của sự phát triển. Muốn phát triển, phải phát triển con người. Phát triển là để
đem lại hạnh phúc, đem lại sự cống hiến, sự lựa chọn tốt hơn cho con người. Vì
vậy sự tăng trưởng về kinh tế không đồng nghĩa với sự phát triển; người ta lấy
chỉ số phát triển người (HDI = Human Development Index) là trung bình cộng
của 3 chỉ số thu nhập, tuổi thọ, giáo dục để đánh giá sự phát triển của một xã hội.
2. Các giải pháp cơ bản:
- Tìm mọi cách và mọi hình thức để đưa CNTT-TT vào trợ giúp cho đổi
mới PPDH, đồng thời phải tiến hành đổi mới PPDH một cách mạnh mẽ để thúc
đẩy việc ứng dụng CNTT vào quá trình giáo dục. Tuy nhiên, phải nghiên cứu kỹ
về liều lượng, mức độ của các ứng dụng.

- Trước mắt tận dụng tốt chương trình phối hợp của Microsoft (PILPartners In Learning), IBM (Teach to the future)... để triển khai.
- Tăng cường đào tạo chuyên môn và phát triển đội ngũ giáo viên.
- Xây dựng chiến lược tài chính và thực hiện đầu tư CSVC- kỹ thuật cho
nhà trường (công nghệ phần cứng, phần mềm, thiết bị phụ trợ...).

10


- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý.
LKT.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21 - Chủ biên: GS.VS. Phạm Minh Hạc,
PGS.TS. Trần Kiều, PGS.TS. Đặng Bá Lãm, PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ - NXB
Chính trị quốc gia - Hà Nội 2002.
- Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại - GS.TSKH. Thái Duy
Tuyên - NXB Giáo dục - Hà Nội 1998.
- Tài liệu Hội thảo của Ngân hàng thế giới, 2001.
- Các cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học - PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí Tạp chí Giáo dục số 46 - Hà nội 2002.
---------------Thông tin về tác giả:
- Họ và tên : Lê Khánh Tuấn
- Chức vụ: Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.
- Địa chỉ: 22 - Lê Lợi - Huế.
- Điện thoại: CQ 054.828699; NR 054.828304; DĐ 0913425326.

Di chuyển tới:
Bai_gui_CDSP_HN_canh_hai_hung.doc


Tham_luan_ve_phuong_phap_day_vat_l

Bao cao hoi thao 2007_Hich.doc

i__toan_quoc__1_07.doc

Baocao_NguyenChiThanh.doc

Thuy_vCLCTGD.doc

baocao_thanh_HN.doc

TT Bai gui CDSP HN_thanh_canh.doc

BaocaoFlash_Thu_HUongcvan.doc

TTat_thu_VCL.doc

Hinh.doc

Ung dung CNTT trong dao tao

Hoi thao CNTT_khanh_Tuan.doc

BDGV_bang.doc

Lego_Thuy_nga.doc

Vinhbai viet ve do thi.doc


thach bao cao.doc

VKThuy.doc

Tham_luan_GSP4[1].05__Thach_HY_.doc

Nguyen Thi Thanh Tam _ Vly.doc

12


Noi dung bao cao_Do_Xuan_thanh_thai.doc
OpenWindows.doc
paper_for_HN_college_of_Teaching_Ha.doc
phan mem tieu hoc.doc
S&
su dung maple trong day dstt_Hai.doc
Su dung Matcad_Hai.doc
Bai_bao_ve_Su_dung_phan_mem_de
_giang_day_[1]...chinh_thuc_goi_Ha_
Noi.doc

13



×