ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ
TRỢ DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
ThS. Đặng Thị Thu Thuỷ
Viện Chiến lược & Chương trình Giáo dục
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1.Theo Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 “CNTT và truyền thông là công cụ
quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội
thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng
dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp
phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao
động. Ứng dụng CNTT và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và
bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các
chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học
công nghệ và an ninh quốc phòng”.
CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp,
phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học
tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy
sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn lực cho CNTT.
Ngày nay, việc sử dụng máy tính điện tử với vai trò chức năng là
phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu có quy mô quốc tế,
và là xu thế của giáo dục trên thế giới. Mục đích cần đạt tới của việc sử dụng
máy tính điện tử và đưa các phần mềm vào trong trường học là:
- Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhằm đạt hiệu quả cao trong các khâu của quá trình dạy học: Hướng
đích và gợi động cơ; Làm việc với nội dung mới; Luyện tập, củng cố; Kiểm
tra, đánh giá.
1
1.2.Định hướng đổi mới PPDH môn toán hiện nay là tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực,
độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Do vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần phải chú ý tới việc
tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Các bài giảng điện tử (BGĐT) được
thiết kế cần chú trọng đến hoạt động học tập của HS các nội dung có tính
chất nêu vấn đề, gợi vấn đề.
Sử dụng phần mềm dạy học (PMDH) toán làm phương tiện hỗ trợ một
cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao. PM có thể mô phỏng những chuyển động
hình học, chuyển động điểm, sự biến thiên của đồ thị hàm số...để cho người
học có thể quan sát được điều mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện
được. Đối với học sinh chưa khá giỏi toán học hình học với sự trợ giúp của
hình ảnh trực quan được mô phỏng trên phần mềm là cách học rất tốt. Với
HS giỏi toán, PM trên máy tính tạo cho các em hứng thú học tập, giúp sáng
tạo những bài toán hay, góp phần phát triển trí tuệ, bồi dưỡng năng lực tư
duy sáng tạo cho HS.
II. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CNTT HỖ TRỢ DẠY HỌC
MÔN TOÁN:
2.1.Định hướng chung
Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả cao, trước mắt
chúng ta cần tập trung:
1- Xây dựng phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên tạo bài giảng điện
tử (bằng tiếng Việt, ví dụ như ViOLET).
2. Xây dựng một số mô đun phần mềm mở cho một số chủ đề, chẳng
hạn chủ đề về dựng hình, chủ đề tam giác, tứ giác, đường tròn, hàm số… tạo
thành bộ công cụ cho GV sử dụng để thiết kế BGĐT. Ví dụ chủ đề dựng
hình sẽ thiết kế sẵn bộ công cụ mô phỏng hoạt động (mô phỏng compa đang
quay, thước kẻ đo độ dài…) dựng hình bằng thước và compa để khi dạy
phần này GV thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung.
2
3. Xây dựng thư viện tư liệu giáo dục. Tư liệu bằng các hình ảnh,
hoặc các tranh tư liệu, đoạn phim… phù hợp với nội dung chương trình SGK
toán được ghi thành đĩa tư liệu hoặc đưa lên mạng để GV dùng khi tạo
BGĐT. Ví dụ tư liệu về đối xứng trục: có định nghĩa đối xứng trục, có các
hình vẽ minh họa, có các ví dụ thực tế về hình có trục đối xứng.
4. Đưa ra quy trình và hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng điện
tử từ các PMCC có sẵn.
Đưa ra quy trình thiết kế BGĐT từ các PMCC để GV có định hướng
rõ ràng khi thiết kế bài giảng. Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần
chú ý một số điểm quan trọng sau: Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp,
không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới BGĐT. Chủ đề dạy học thích
hợp là những chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả
dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh
chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian
nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả lại không đáng kể, bài
giảng chỉ mang tính trình diễn.
5. Đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT.
Nhằm tránh việc thiết kế bài giảng mang tính trình diễn, kém hiệu quả
trong dạy học cần sớm đưa ra tiêu chí đánh giá để GV có định hướng khi
thiết kế và sử dụng nó cũng như cán bộ quản lý giáo dục có đánh giá xếp
loại tiết dạy chính xác hơn.
2.2. Một số điểm lưu ý trong việc thiết kế BGĐT môn toán
Trước mắt, cần nghĩ đến việc bồi dưỡng cho GV để họ có thể tự thiết
kế BGĐT từ các phần mềm công cụ (PMCC), các bài giảng do GV tự thiết
kế từ các PMCC sẽ phù hợp hơn với đối tượng HS của họ, bám sát nội dung,
chương trình SGK góp phần tăng hiệu quả dạy học.
Qua nghiên cứu cho thấy những nội dung sau sử dụng PMDH sẽ có
hiệu quả hơn so với các phương tiện khác:
- Nội dung bài cần mô phỏng các chuyển động, cần tạo ra tình huống
có vấn đề để kích thích hứng thú học tập ở HS;
3
- Nội dung bài cần phải thay đổi các điều kiện, các tham số;
- Nội dung mà HS thường mắc sai lầm, cần có bài làm mẫu, giải mẫu
để tham khảo, rút kinh nghiệm;
- Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương;
- Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng
cố, kiểm tra nhanh kiến thức bài học.
- Nội dung cần tiết kiệm thời gian trên lớp (kẻ,vẽ hình phức tạp).
Về PMCC: Do chưa đủ thời gian cũng như tiềm năng để có thể xây
dựng được một PMCC đủ mạnh để giáo viên thiết kế BGĐT hoàn chỉnh nên
trước mắt chúng ta sẽ sử dụng phối hợp nhiều PMCC có sẵn để thiết kế. Cần
chú trọng các phần mềm có thể mô phỏng, minh họa các chuyển động hình
học, chuyển động điểm mà khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện
khác, ... PM thể giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội
dung tùy chọn, theo các mức độ tùy theo năng lực của từng HS. Trước mắt,
môn toán có thể một số PMCC sau để thiết kế bài giảng điện tử: Geometer’s
Sketchpad, Cabri Geometry, Maple...
Tránh việc lạm dụng trình chiếu, cần chú trọng đưa vào máy tính
những phần hỗ trợ có hiệu quả cao cho việc dạy học. Trong môn toán cần
chú ý biểu diễn những tính chất “động” trong hình học, những thao tác cắt
ghép hình, những tính chất của đồ thị hàm số...
Ví dụ (minh hoạ bằng đĩa CD kèm theo): Bài “Tổng ba góc của một
tam giác- toán 7” Thiết kế 5 Slide cho 5 hoạt động chính đó là: Gợi vấn đề,
đo góc, cắt ghép, nhận xét, chứng minh. Bài đồ thị hàm số y = ax 2, sử dụng
phần mềm Geometer’s Sketchpad ta có thể thiết kế để tạo ra được đồ thị hàm
số y = ax2 “động” với a thay đổi bất kì, trên màn hình khi click chuột vào
hộp “a thay đổi” ta có thể quan sát được đồ thị hàm số trong các trường hợp
nêu trên để HS có thể tự rút ra nhận xét.
Cũng cần nhớ rằng không có thiết bị dạy học (TBDH) nào là vạn năng
cả, PMDH cũng không thể thay thế mọi TBDH truyền thống khác mà việc
sử dụng nó cần phối hợp một cách có hiệu quả với các TBDH truyền thống
4
như: mô hình, dụng cụ...và người thầy vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong sự
thành công của tiết học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học; tạo điều kiện cho HS thực hiện được
khẩu hiệu do UNESCO đề ra cho GD - ĐT ở thế kỉ 21 là học ở mọi nơi, học
ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác
nhau.
Di chuyển tới:
Bai_gui_CDSP_HN_canh_hai_hung.doc
S&
Bao cao hoi thao 2007_Hich.doc
su dung maple trong day dstt_Hai.doc
Baocao_NguyenChiThanh.doc
Su dung Matcad_Hai.doc
baocao_thanh_HN.doc
Bai_bao_ve_Su_dung_phan_mem
BaocaoFlash_Thu_HUongcvan.doc
_de_giang_day_[1]...chinh_thuc_goi_Ha
Hinh.doc
_Noi.doc
Hoi thao CNTT_khanh_Tuan.doc
Lego_Thuy_nga.doc
thach bao cao.doc
Tham_luan_GSP4[1].05__Thach_HY_.doc
Tham_luan_ve_phuong_phap_day_vat_li__t
oan_quoc__1_07.doc
Thuy_vCLCTGD.doc
TT Bai gui CDSP HN_thanh_canh.doc
TTat_thu_VCL.doc
Ung dung CNTT trong dao tao
BDGV_bang.doc
Vinhbai viet ve do thi.doc
VKThuy.doc
Nguyen Thi Thanh Tam _ Vly.doc
Noi dung bao cao_Do_Xuan_thanh_thai.doc
OpenWindows.doc
paper_for_HN_college_of_Teaching_Ha.do
c
phan mem tieu hoc.doc
5