Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con và biện pháp điều trị bệnh tại trại CP đặng đình dũng, huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.13 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TẠ NHƢ TRỌNG
Tên đề tài:
THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI TRẠI CP ĐẶNG ĐÌNH DŨNG,
HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2017

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TẠ NHƢ TRỌNG
Tên đề tài:


THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN
PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI TRẠI CP ĐẶNG ĐÌNH DŨNG,
HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Thú y
K44TY
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2017
TS. Dƣơng Thị Hồng Duyên

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn
tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.

Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Hồng Duyên đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Dược lý và Vệ sinh an toàn
thực phẩm đã giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chủ trại ông Đặng Đình Dũng cùng toàn thể
anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh
khỏi sai sót.
Kính mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô để giúp cho kiến
thức của tôi ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công
việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 12 năm 2016

Sinh viên
Tạ Nhƣ Trọng


ii

LỜI NÓI ĐẦU

Để có thể vững vàng hơn trong nghề nghiệp sau này mỗi sinh viên khi
ra trường cầ n trang bi ̣cho mình vốn kiến thức khoa học , chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội . Do vâ ̣y, thực tâ ̣p tố t nghiê ̣p là giai đoạn hế t sức
quan tro ̣ng giúp sinh viên củng cố và hê ̣ thố ng hóa toàn bô ̣ kiế n thức đã
học,vâ ̣n du ̣ng lý thuyế t vào thực tiễn sản xuấ t , tiế p câ ̣n và làm quen với công
viê ̣c. Qua đó , sinh viên sẽ nâng cao trình đô ̣ , đồ ng thời ta ̣o cho mình tác
phong làm viê ̣c khoa ho ̣c , có tính sáng tạo , để khi ra trường là một cán bộ
nắm vững lý thuyết, giỏi về tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần
vào sự phát triển của đất nước.
Xuấ t phát từ quan điể m trên đươ ̣c sự nhấ t trí của nhà trường , Ban chủ
nhiê ̣m Khoa Chăn nuôi Thú y , trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên và cô
giáo hướng dẫn cũng như sự tiế p nhâ ̣n của cơ sở. Tôi đã tiế n hành thực tâ ̣p ta ̣i
trang trại Công ty CP Đặng Đình Dũng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với
đề tài: “Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con và biện pháp điều
trị bệnh tại trại CP Đặng Đình Dũng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
Được sự dẫn dắ t tâ ̣n tiǹ h của cô giáo hướng dẫn TS. Dương Thị Hồng
Duyên, cùng với sự nỗ lực của bản thân , tôi đã hoàn thành khóa luâ ̣n . Tuy
nhiên, do trin
̀ h đô ̣ có ha ̣n , bước đầ u còn bỡ ngỡ trong công tá c nghiên cứu .
Nên khóa luâ ̣n của tôi không tránh khỏi những sai sót và ha ̣n chế

. Tôi rấ t

mong nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm và giúp đỡ của thầ y cô giáo để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiê ̣m ................................................................... 31
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 40
Bảng 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể .......... 41
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ........................................ 42
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng .............................. 46
Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng theo tháng ........................ 48
Bảng 4.6: Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ .......... 49
Bảng 4.7. Chi phí thuố c thú y dùng trong điề u tri ̣bê ̣nh phân trắng ............... 49


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTY:

Chăn nuôi thú y

Cs:

Cộng sự

ĐVT:

Đơn vị tính

HCL:


Acid Chclohydiric

H2S:

Hydro sunfua

PTLC:

Phân trắng lợn con

LMLM:

Lở mồm long móng

Nxb:

Nhà xuất bản

SS:

Sơ sinh

Tr:

Trang

TT:

Thể trọng



v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập ............................. 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .................................................... 4
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất ............................................................................... 4
2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây ........................ 4
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài
nước có liên quan đến nội dung của đề tài ........................................... 6
2.2.1. Tổng quan tài liệu ................................................................................................ 6
2.2.1.1. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con .......................................................... 6
2.2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con ................................................... 8
2.2.1.3. Cơ chế gây bệnh .............................................................................................18
2.2.1.4. Triệu chứng, bệnh tích ...................................................................................20
2.2.1.5. Phòng và trị bệnh ............................................................................................21



vi

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
TIẾN HÀNH ..................................................................................... 29
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...........................................................................29
3.2.1. Địa điểm tiến hành.............................................................................................29
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 29
3.3.1. Các nội dung ......................................................................................................29
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 29
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................29
3.4.2. Phương pháp theo dõi........................................................................................30
3.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiê .........................................................................
30
̣m
3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ...................................................................31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 33
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 33
4.1.1. Nô ̣i dung, phương pháp tiế n hành....................................................................33
4.1.1.1. Nội dung ............................................................................................. 33
4.1.1.2. Phương pháp tiế n hành....................................................................... 34
4.1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất...................................................................34
4.1.2.1. Công tác vệ sinh thú y ........................................................................ 34
4.1.2.2. Công tác tiêm phòng bệnh ................................................................. 35
4.1.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh .................................................. 35
4.1.2.4. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn ............................................... 37
4.1.2.5. Các công tác khác............................................................................... 39
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 40

4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể..........................40
4.2.2. Kết quả về tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi .........................42
4.2.3. Kết quả tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi..............44


vii

4.2.4. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng
theo dõi ...........................................................................................................46
4.2.5. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo hai phác đồ .........................47
4.2.6. Chi phí thuốc thú y dùng trong điều trị bệnh phân trắng ở lợn con ..............48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta trong những năm gần đây đã và đang phát
triển mạnh với nhiều hình thức và quy mô khác nhau, từ chăn nuôi theo hộ
gia đình đến các mô hình chăn nuôi theo mô hình trang trại với số lượng
vật nuôi lớn.
Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền sản xuất
nông nghiệp. Nó là nguồn thu nhập đáng kể của người nông dân, góp phần
xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
chung của đất nước.

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của đàn gia
súc, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra. Một trong
những bệnh thường gặp gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi là bệnh phân
trắng lợn con (Colibacillosis). Bệnh này phát triển mạnh, đặc biệt ở các
vùng chăn nuôi lợn tập trung. Nếu không được quan tâm chăm sóc, hộ lý
tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể tới 100% và tỷ lệ chết cũng rất cao, nhất ở giai
đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
Nguyên nhân chính gây bệnh lợn con phân trắng trong giai đoạn theo
mẹ chủ yếu là do trực khuẩn đường ruột, cụ thể là do trực khuẩn Escherichia
coli (E. coli) sống ở ruột già gây nên. Vi khuẩn E. coli thuộc họ vi khuẩn nhỏ,
Gram (-), có sức đề kháng cao đối với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, điều
kiện thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, chuồng trại, điều kiện vệ sinh, chế
độ nuôi dưỡng kém… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con.
Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới còi cọc chậm lớn, sức khỏe yếu và
có thể dẫn tới tử vong. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng con
giống cũng như năng suất chăn nuôi và gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế.


2

Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhằm
phòng và điều trị bệnh PTLC, nhưng hiệu quả đạt được vẫn chỉ ở một mức độ
nhất định. Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi tình hình mắc bệnh phân
trắng lợn con và biện pháp điều trị bệnh tại trại CP Đặng Đình Dũng,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại CP Đặng Đình
Dũng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ mắc bệnh
phân trắng ở lợn con từ đó có biện pháp phòng bệnh phù hợp.
- Xác định được phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Hiểu biết bệnh lợn con phân trắng về: đặc điểm, nguyên nhân, triệu
chứng, chẩn đoán và phương pháp phòng trị bệnh.
- Tìm hiểu cơ chế tác dụng, liều lượng của thuốc dùng trong điều trị.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập
Trang trại chăn nuôi của ông Đặng Đình Dũng nằm trên một quả đồi,
cách xa khu dân cư, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đây là một
trong những trang trại có quy mô lớn. Trang trại có tổng diện tích khoảng
hơn 2 ha, trong diện tích hơn 1ha là khu chăn nuôi tập trung cùng các công
trình phụ cận và gần 1 ha trồng cây xanh và ao hồ xung quanh.
Được thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2005 với số vốn đầu tư lên
tới gần 40 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản do Công ty Cổ phần
thức ăn chăn nuôi Việt Nam (một chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung
cấp 3 giống lợn LANDRACE - YORSHIRE và DUROC. Khu sản xuất gồm 6
dãy chuồng đẻ và 2 dãy chuồng bầu, 2 chuồng cách ly nuôi 1.200 lợn nái, 30
lợn đực, 120 lợn hậu bị cùng 2500 lợn con đã tách mẹ. Lợn sau khi sinh 19
đến 23 ngày thì được xuất chuồng. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị trường
khoảng 20.000 - 25.000 con lợn giống.
Trang trại áp dụng quy trình nuôi lợn theo kỹ thuật cao từ khâu chọn
giống đến kỹ thuật chăn nuôi. Khu sản xuất được phân ra nhiều phân khu

chuồng trại liên hoàn nhau để nuôi lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng
chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho từng loại lợn. Thức ăn cho mỗi loại lợn cũng
có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Lợn được nuôi trong chuồng kín có hệ
thống quạt thông gió, hệ thống giàn mát tự động và sưởi ấm đủ yêu cầu về
nhiệt độ. Quá trình cho lợn ăn, uống nước được điều khiển theo hệ thống hoàn
toàn tự động bằng dây chuyền được nhập từ nước ngoài do công ty hỗ trợ
cung cấp
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân viên của trại gồm 2 kỹ sư chính, 2 tổ
trưởng và 15 công nhân phụ trách, trang trại đã góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động trong vùng còn nhiều khó khăn này.


4

Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích
cực. Trang trại đã chủ động liên hệ với cơ sở thú y địa phương tổ chức tiêm
phòng đầy đủ cho đàn lợn. Mỗi con lợn đều có một hồ sơ riêng cho việc phối
tinh, đẻ, xuất chuồng, nhập chuồng… chính xác tới từng ngày. Để phòng
tránh dịch bệnh, khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi nhân viên
trong trại cho đến khách, muốn vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát
trùng, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đeo khẩu trang và đi ủng chuyên dụng.
Trong các chuồng lợn, ngày vài lần, công nhân làm vệ sinh cũng như phun
thuốc sát trùng xuống nền chuồng . Xung quanh trạng trại được trồng cây
xanh, đào những hồ sinh học để tạo môi trường tự nhiên thông thoáng cho lợn
sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hàng ngày, toàn bộ lượng phân mà đàn lợn
thải ra đều được đóng bao, chuyển ra khu tập trung cách xa khu sản xuất và
bán lại cho nhân dân trồng rau màu xung quanh vùng. Nguồn nước thải rửa
chuồng được thu gom và xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở

2.1.2.1. Đối tượng sản xuất
Trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản, cung cấp 3 giống lợn là
LANDRACE - YORSHIRE và DUROC. Lợn sau khi sinh 19 - 23 ngày thì
được xuất chuồng.
2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây
Trang trại chăn nuôi của ông Đặng Đình Dũng là một trong những
trang trại có quy mô lớn . Với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là một số chỉ
tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây:


5

Số lợn qua các năm
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm

Năm

2014

2015

Nái hậu bị (con)

120


130

90

Nái được phối (con)

1870

2018

1184

Tỷ lệ đậu thai (%)

91,85

92,34

93,25

Tổng số lợn con sinh ra (con)

22.725

23.615

12.324

Tổng số lợn con sinh sống (con)


21.958

22.886

11.944

767

729

380

21.151

22.096

11.489

Số lợn con chết, loại sau sinh (con)
Số lợn con cai sữa/nái/năm (con)

( 5 tháng đầu
năm)

Qua bảng trên ta có thể thấy, kết quả sản xuất của trại tăng lên theo
từng năm: số heo nái hậu bị từ năm 2014 là 120 nái, tới năm 2015 tăng lên
130 nái, tăng 108%. Tỷ lệ phối đậu thai từ 91,85% (năm 2014) tăng lên
93,25% (năm 2016). Số heo con sinh ra, sống tới lúc cai sữa tăng lên, từ năm
2014 là 21,151 con tới năm 2015 là 22.096 con.
Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ

thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề
cao…, trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, với
phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”. Trang trại chăn nuôi của ông Đặng
Đình Dũng là một gương sáng điển hình về mô hình chăn nuôi gia công theo
hướng công nghiệp hóa hiện nay.


6

2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có
liên quan đến nội dung của đề tài
2.2.1. Tổng quan tài liệu
2.2.1.1. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con
Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng tiêu chảy phân trắng ở lợn
con đang theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Có con mắc
ngay sau khi sinh 2 - 3 giờ và một số con mắc muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi:
nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao,…
Vi khuẩn tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn gây
bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng cũng tồn tại trong đất, nước,
chất thải và chất độn chuồng.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2000) [14], bệnh lợn con ỉa phân
trắng là một bệnh cấp tính làm chết nhiều lợn con trong giai đoạn đang bú
mẹ, thể hiện đặc trưng bằng triệu chứng ỉa chảy phân trắng - vàng kèm theo
bại huyết.
* Đường nhiễm bệnh
Theo Lê Văn Năm (1998) [18], nguồn lây bệnh nhiều nhất các nái chờ
phối (96,9%), ít nhất là nái chửa kỳ II (45%). Trong các trường hợp này lợn
con bị nhiễm E. coli từ những ngày đầu tiên sau khi đẻ và đến giai đoạn sau
cai sữa giảm còn 76%. Lợn ốm sau khi chữa khỏi trở thành vật mang trùng.

Đường nhiễm bệnh của bệnh lợn con phân trắng chủ yếu thông qua
đường tiêu hoá, thông qua thức ăn, nước uống, ít khi qua đường hô hấp, niêm mạc
mắt. Trong một vài trường hợp có thể bị nhiễm E. coli qua đường bào thai.
Ở trong cơ sở chăn nuôi, E. coli có thể lan truyền bằng con đường cơ
học (do chuột, chó, mèo, côn trùng…) hoặc do người đưa thức ăn, dụng cụ bị
nhiễm E. coli từ nơi này sang nơi khác.


7

Khi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn E. coli phát triển nhanh trong đường ruột,
chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra độc tố. Độc tố này xâm nhập vào dòng
lympho làm máu bị nhiễm độc khiến con vật chết.
Từ khi mới sinh, lợn con có hệ vi sinh vật đường ruột rất đa dạng, tỷ lệ,
số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau nên chỉ cần tác
dụng bất lợi của điều kiện ngoại cảnh là chúng đã gây bệnh.
* Quá trình sinh bệnh
Đối với lợn con khoẻ mạnh, vi khuẩn E. coli và các vi khuẩn khác cư
trú ở đoạn ruột già và phần cuối đoạn ruột non. Phần đầu và phần giữa ruột
non hầu như không có vi khuẩn. Chỉ có rất ít liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,
Lactobacillus (Nguyễn Hữu Vũ, (2000) [34]).
Việc bú sữa không kịp thời, chất lượng sữa đầu kém, thiếu chất dinh
dưỡng và globulin miễn dịch cũng là điều kiện để phát triển bệnh. Như vậy, để
gây ra E. coli bacillosis rõ ràng phải có chủng E. coli cường độc và đều sản
sinh ra một số yếu tố bám dính lên tế bào biểu bì của màng niêm mạc kế tiếp.
Theo một số nghiên cứu của trường Đại học Nông Nghiệp I, thì cơ
quan tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện do một số men tiêu hoá thức ăn
chưa có

hoạt tính mạnh nhất là ở 3 tuần tuổi đầu. Bên cạnh đó, cơ năng


điều tiết nhiệt của lợn con cũng phát triển chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt lợn con
chưa ổn định, sinh và thải nhiệt chưa cân bằng, mặt khác, ở giai đoạn này tốc
độ sinh trưởng phát dục của lợn con lại rất nhanh.
Quá trình sinh bệnh liên quan tới nhiều đặc điểm sinh lý của cơ thể
lợn con. Hệ thống thần kinh của lợn con hoạt động với chức năng chưa
thành thục, việc điều khiển thần kinh hầu như bằng phản xạ không điều
kiện. Ngoài ra, có những đặc điểm đáng chú ý như: độ toan của dịch vị dạ
dày thấp, độ thẩm thấu của thành ruột biểu bì cao, chức năng điều tiết của
gan kém, chức năng thu nhận của tế bào nội võng quá dễ dàng. Sự thu nhận


8

quá dễ dàng qua hàng rào bảo vệ đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi
khuẩn E. coli phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và động lực. Tất cả các tác
động đó đổ dồn vào ống tiêu hoá khiến cho cơ thể lợn con phải tự điều
chỉnh và phản ứng lại bằng cách tăng nhu động co bóp ở dạ dày và ruột non
để đẩy nhanh các tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể. Tuy tiêu chảy là phản
xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể (bằng cách đẩy các tác nhân gây bệnh ra
ngoài cơ thể), nhưng vì sự hoạt động không ngừng của các tác nhân khiến
cho tần số, chu kỳ của bộ phận này tăng cao gây tổn thương niêm mạc
đường tiêu hoá, các men tiêu hoá, các chất dinh dưỡng cũng bị đẩy ra ngoài
khiến cho “tiêu chảy”chuyển sang có hại cho cơ thể lợn. Tiếp theo là rối
loạn cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, vi khuẩn lên men sinh thối càng
nhiều sẽ làm rối loạn sự giải độc gan. Nguy kịch hơn nữa là hiên tượng ỉa
chảy liên tiếp sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải.
Như vậy, 3 quá trình rối loạn: Rối loạn chức năng tiêu hoá, rối loạn cân
bằng hệ vi sinh vật đường ruột, rối loạn cân bằng điện giải đã làm cho cơ thể
lợn bị nhiễm độc, truỵ tim mạch và chết.

Nếu con lợn nào có qua khỏi nhưng vì bị tổn thương hệ tiêu hoá và các
chức năng sống do đó cũng làm giảm năng suất, chất lượng.
2.2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nguyên nhân
gây bệnh PTLC. Song nguyên nhân tập chung theo hai hướng chính như sau:
- Nguyên nhân do nội tại.
- Nguyên nhân do ngoại cảnh.
* Nguyên nhân do nội tại.
Khi mới sinh cơ thể lợn con chưa hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và hệ miễn
dịch. Lượng axit HCl ở dạ dày ít dẫn đến hoạt động của men pepsinase kém,
tiêu hóa protein yếu. Khi thiếu HCl, pepsinase tiết ra không trở thành pepsine


9

hoạt động được. Khi thiếu men pepsine, sữa mẹ không được tiêu hóa và bị kết
tủa dưới dạng casein, gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy phân màu trắng
(chính là màu của casein chưa được tiêu hóa). Đối với lợn con một tháng tuổi
trở lên, hàm lượng HCl và men pepsine dịch vị tăng, nên tỷ lệ cảm nhiễm
bệnh giảm rõ rệt.
Do hệ thống thần kinh của lợn con chưa ổn định nên khả năng thích
nghi với điều kiện ngoại cảnh kém.
Lợn con khi mới sinh ra, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa
hoàn thiện. Vì cơ thể lợn con có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng rất lớn, nếu
không được bổ sung đầy đủ thì chúng sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn bẩn,... gây rối
loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [6]: Một trong những yếu tố làm cho
lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thức nghiệm đã
chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50 mg sắt, nhưng lợn con chỉ
nhận được lượng sắt qua sữa mẹ là 1mg/con/ngày. Khi thiếu sắt cơ thể lợn

con bị suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc bệnh phân trắng.
* Nguyên nhân do ngoại cảnh.
Bệnh LCPT xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp và liên quan đến
hàng loạt yếu tố. Do đó, việc phân chia chỉ là tương đối, nhằm mục đích xác
định nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ để có biện pháp
phòng trị có hiệu quả.
Nhóm nguyên nhân do ngoại cảnh có thể chia thành những nguyên
nhân sau:
- Do điều kiện thời tiết khí hậu.
- Do đặc điểm nuôi dưỡng.
- Do vi khuẩn (chủ yếu là E. coli).
- Do virus.
- Do kí sinh trùng.


10

+ Do điều kiện thời tiết khí hậu.
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia
súc. Khi có sự thay đổi của các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của
chuồng nuôi,... đều ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của lợn.
Bệnh PTLC phát triển ồ ạt khi độ ẩm trong chuồng nuôi tăng và bệnh
ngày càng trầm trọng hơn khi thời tiết lạnh kết hợp với độ ẩm cao. Việc sưởi
ấm cho lợn con giúp chống đỡ bệnh và đó là biện pháp phòng bệnh cơ bản
nhất trong những vụ đông xuân giá rét và cả mùa hè ẩm thấp.
Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều
kiện chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, đặc biệt là cơ thể lợn con.
Nếu chuồng nuôi không thoáng khí, ẩm, tồn đọng nhiều phân rác, nước
tiểu khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao sẽ sinh nhiều khí có hại (NH 3, H2S)
làm cho con vật trúng độc thần kinh nặng, con vật bị stress, đây chính là một

trong những nguyên nhân dẫn đến lợn con ỉa phân trắng.
Qua thời gian theo dõi đàn lợn thì cán bộ thú y cho biết lợn con ỉa phân
trắng nhiều nhất vào giai đoạn thời tiết có sự chuyển mùa, tỷ lệ bệnh phân
trắng là rất cao từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, và cao hơn so với các tháng
khác. Khi nhiệt độ cơ thể quá lạnh, thân nhiệt giảm xuống làm mạch máu
ngoại vi co lại, máu dồn vào các cơ quan nội tạng. Khi đó mạch máu thành
ruột xuất huyết, làm trở ngại quá trình tiêu hóa, thức ăn bị ứ lại tạo điều kiện
cho vi sinh vật thối rữa phát triển. Quá trình lên men tạo nhiều sản phẩm độc
gây kích thích làm tăng nhu động ruột. Đồng thời tính thấm thành mạch tăng
làm thức ăn liên tục tống ra ngoài nhiều gây nên hiện tượng ỉa chảy.
+ Do đặc điểm nuôi dưỡng.
Điều kiện nuôi dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Lợn con lúc mới
sinh các cơ quan, nhất là cơ quan tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, vì vậy nếu
dinh dưỡng không tốt, không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh.


11

Khi có sự biến đổi về khẩu phần ăn thì cơ thể gia súc có sự biến đổi
theo, nhất là ở cơ thể gia súc non.
Trong giai đoạn lợn con theo mẹ, đặc biệt là lợn con mới sinh có tốc độ
phát triển về cơ thể rất nhanh, đòi hỏi cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
cho cơ thể. Mà sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, dinh dưỡng tốt nhất. Sự
sinh trưởng và phát triển của lợn con nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào
sữa mẹ. Nếu chất lượng sữa mẹ kém dễ gây rối loạn tiêu hóa ở lợn con từ đó
dễ phát sinh bệnh.
Nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chửa, lợn mẹ bị
thiếu dinh dưỡng, nhất là Fe, Co, Ca, vitamin B12... làm bào thai phát triển
kém, thiếu chất dinh dưỡng. Chính vì thế, trong giai đoạn này tình trạng sức
khỏe của lợn mẹ, chế độ dinh dưỡng của lợn mẹ là những yếu tố ảnh hưởng

trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của con con. Do đó cần phải đặc biệt
quan tâm đến chất lượng thức ăn, không những quan tâm đến chế độ dinh
dưỡng đối với lợn con mà còn cần quan tâm đến cả lợn mẹ đang cho con bú.
Mặt khác lợn con ở giai đoạn sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh về giải
phẫu, sinh lý nên quá trình tiêu hóa hấp thu kém điều hòa nhiệt kém, hệ thống
miễn dịch chưa hoạt động nên việc cho lợn con bú sữa đầu là rất quan trọng.
Trong sữa đầu hàm lượng vitamin A, B, C, D cao hơn rất nhiều so với sữa
thường. Ngoài ra trong sữa đầu còn có MgSO4, có tác dụng tẩy rửa các chất cặn
bã trong đường tiêu hóa của lợn sơ sinh, làm tăng nhu động ruột, giúp cho quá
trình tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt trong sữa đầu còn có hàm lượng kháng thể γglobulin chiếm 34 - 45%. Do đó việc cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt
để lợn con được cung cấp đầy đủ kháng thể nhằm hạn chế lợn con mắc bệnh.
Bên cạnh đó, việc thiết kế chuồng trại kém vệ sinh, không đảm bảo
đông ấm, hè mát, đặc biệt là vệ sinh môi trường kém ảnh hưởng xấu đến tiểu
khí hậu chuồng nuôi.


12

+ Do vi khuẩn.
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng và chủ yếu gây
bệnh PTLC. Trong đường ruột của tất cả các loài gia súc đều có vi sinh vật
sinh sống. Ở điều kiện bình thường các vi sinh vật ở đường ruột ở trạng thái
cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ, và chúng chỉ trỗi dậy để gây bệnh khi
sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [29]: ở bệnh LCPT tác nhân gây
bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella, và thứ yếu là
Proteus, Streptococcus.
E. coli là một vi khuẩn đóng vai trò quan trọng gây tiêu chảy. Vi khuẩn
này có mặt rất sớm ở đường ruột của người và động vật. E. coli thường ở ruột
già, ít khi ở dạ dày và ruột non. Ở đường ruột động vật, E. coli chiếm khoảng

80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí.
Để gây bệnh trước hết vi khuẩn E. coli bám dính vào tế bào nhung mao
ruột non bằng kháng nguyên bám dính và cư trú ở thành ruột non, phát triển,
nhân lên, sản sinh độc tố đường ruột, độc tố này sẽ phá hủy tổ chức thành ruột
và làm thay đổi cân bằng muối - nước - chất điện giải. Nước không được hấp
thu từ ruột vào mà rút nước từ cơ thể tập trung vào ruột và dạ dày, sữa không
tiêu hóa được bị vón sinh ra tiêu chảy, phân có màu trắng.
 Một số hiểu biết về E. coli
Trực khuẩn đường ruột Escherichia, loài Escherichia, trong các vi
khuẩn đường ruột Escherichia là phổ biến nhất.
Trực khuẩn Escherichia coli còn có tên khác là Bacterium coli
commune, Bacillus coli communis, do Escherich phân lập từ năm 1985 từ
phân của trẻ em (Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [32].
Vi khuẩn E. coli thường xuất hiện sớm ở đường ruột của người và động
vật sau khi đẻ 2 giờ. Chúng thường ở phần sau ruột, ít hơn ở dạ dày và ruột
non, trong nhiều trường hợp còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác
nhau trong cơ thể.


13

* Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn E. coli có thể quan sát được một cách dễ dàng dưới kính hiển vi
thông thường. E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 - 3µm x 0,4 0,6µm, hai đầu tròn. Trong cơ thể, chúng có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ
thành đôi hoặc thành chuỗi ngắn, phần lớn E. coli có lông xung quanh và có khả
năng sinh sản, E. coli không sinh nha bào nhưng có giáp mô là vi khuẩn gram (-).
E. coli được phân thành nhiều chủng khác nhau và các chủng đó được
phân loại thành nhiều cách như theo serotype của chúng thì chia thành:
kháng nguyên vỏ, kháng nguyên lông nhung, kháng nguyên lông bám, hay
tính sinh bệnh.

Vi khuẩn E. coli bắt mầu gram (-), bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu. Vi
khuẩn từ khuẩn lạc lấy làm tiêu bản có thể thấy giáp mô.
* Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2000) [32] thì trực khuẩn E. coli có thể
sinh trưởng ở điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 37 0C, pH =
7,2 - 7,4. Do vậy, đặc tính nuôi cấy của chúng rất đa dạng. Có một số đặc tính
nuôi cấy điển hình như sau:
Nuôi cấy trong môi trường nước thịt: Vi khuẩn phát triển rất nhanh
sau 3- 4 giờ nuôi cấy, vi khuẩn phát triển làm đục nhẹ môi trường. Sau 2
ngày môi trường đục nhiều, trên bề mặt môi trường có màng mỏng, màu
ghi nhạt dính vào thành ống, dưới đáy có cặn lắng xuống màu tro nhạt
canh trường có mùi phân thối.
Nuôi cấy trong môi trường thạch thường: Nuôi cấy ở 370C trong 24 giờ
hình thành khuẩn lạc tròn, ướt, hơi lồi, không trong suốt, màu trắng đục.
Đường kính khuẩn lạc từ 1,5 - 3mm. Những ngày sau khuẩn lạc chuyển màu
xanh xám, giữa đục xám.
Nuôi cấy trong môi trường Endo: Vi khuẩn E. coli phát triển tạo thành
khuẩn lạc màu đỏ, màu mận chín, có ánh kim hoặc không có ánh kim.


14

Nuôi cấy trên môi trường Levin: E. coli mọc thành khuẩn lạc có màu
tím thẫm hoặc đen.
Nuôi cấy trên môi trường thạch SS: E. coli hình thành khuẩn lạc màu
do có ánh sen hoặc hồng.
Nuôi cấy trên môi trường Kliger: E. coli lên m tôi lactoza tạo axit và
sinh hơi.
Nuôi cấy trên môi trường Malasis: E. coli không phát triển.
*. Đặc tính sinh hoá

Sinh hơi các loại đường lactoza, fructoza, glactoza, velulor, mannit…
E. coli không lên men đường andonit, irozit… Tất cả các E. coli đều lên men
đường lactoza nhanh và sinh hơi. Đây là đặc tính để phân biệt với vi khuẩn
thuộc họ Enterobacteriacae
E. coli có phản ứng sinh indol dương tính, E. coli không sinh H2S và
sau 48 giờ E. coli không phân giải urê.
Phản ứng M.R dương tính, V.P âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit.
* Cấu trúc kháng nguyên
Nguyễn Hữu Phước (1978) [22] cho rằng cấu trúc kháng nguyên của vi
khuẩn E. coli được chia thành những nhóm cơ bản sau:
- Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân)
Đây là thành phần chính của thân vi khuẩn và cũng được coi là yếu tố
độc lực của vi khuẩn, chịu nhiệt tốt: Khi đun sôi ở 100 0C trong vòng 90 phút
vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả năng liên kết và kết hợp.
- Kháng nguyên H (Kháng nguyên lông)
Được cấu tạo bởi thành phần lông của vi khuẩn có bản chất là protein
như chất myosin của cơ. Nó kém bền vững hơn kháng nguyên O. Nó bị phá
huỷ ở nhiệt độ 700C trong vòng 1giờ, dễ bị phá huỷ bởi cồn, axit yếu nhưng
có sức đề kháng với formon. Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong việc
chẩn đoán bệnh. Kháng nguyên H không giữ vai trò độc lực và không có ý
nghĩa trong đáp ứng miễn dịch.


15

- Kháng nguyên K (Kháng nguyên bề mặt)
Kháng nguyên K nằm bên ngoài vách tế bào vi khuẩn, bản chất là
polysaccarit, mang đặc trưng cho từng loài, giống. Căn cứ vào đặc tính khác
nhau về tính chịu nhiệt hay không chịu nhiệt, có khả năng hình thành ngưng
kết tố và khả năng ức chế ngưng kết tố mà chia làm 3 loại A, L, B.

+ Kháng nguyên L: Không chịu được nhiệt, bị phá huỷ ở nhiệt độ
100oC trong 1giờ.
+ Kháng nguyên A: Là kháng nguyên vỏ chịu được nhiệt, không bị phá
huỷ khi đun sôi ở 100oC, nhưng khi đun sôi trong thời gian 2 giờ 30 phút thì
kháng nguyên bị phá huỷ.
+ Kháng nguyên B: Là kháng nguyên không chịu được nhiệt, bị phá
huỷ ở 100oC trong 1giờ. Lúc đó kháng nguyên B bị mất tính kháng nguyên
nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa. Kháng nguyên này rất đặc
hiệu cho các type trong các nhóm trực khuẩn đường ruột.
* Độc tố
Theo nghiên cứu của Trương Quang (2005) [25], vi khuẩn E. coli tạo ra
hai loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố.
+ Nội độc tố
Nội độc tố có cấu trúc phân tử như màng tế bào vi khuẩn, có tác động
trực tiếp trên tế bào biểu mô ruột non, thuộc kháng nguyên hoàn toàn và có
tính đặc hiệu cao đối với mỗi serotype.
Nội độc tố của vi khuẩn đường ruột hầu hết có cơ chế gây bệnh giống
nhau chỉ khác nhau về tính kháng nguyên. Nội độc tố có thể được phóng thích
khi vi khuẩn bi dung giải. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thực tế điều
trị bệnh do vi khuẩn đường ruột gây ra. Khi dùng kháng sinh nên tránh hiện
tượng dung giải vi khuẩn một cách ồ ạt. Nội độc tố có thể chiết xuất bằng
nhiều phương pháp: phương pháp phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học hoặc bằng
axit tricoxetic, phenol dưới tác dụng của enzyme.


16

+ Ngoại độc tố
Là một chất không chịu được nhiệt độ dễ bị phá huỷ ở 56 0C trong
vòng 10 - 30 phút, dưới tác dụng của formol và nhiệt ngoại độc tố chuyển

thành giải độc tố ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử. Hiện
nay việc chiết xuất ngoại độc tố thành công mà chỉ phát hiện trong canh
trùng của chúng mới phân lập được khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các
chủng được giữ lại lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trong môi trường
dinh dưỡng (Đào Trọng Đạt, và cs 1986) [4].
* Khả năng bám dính của vi khuẩn
Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố gây bệnh quan trọng, đặc
trưng ở các vi khuẩn gây bệnh thuộc họ Enterobactericeae. Đó là một quà
trình liên kết vững chắc giữa vi khuẩn với tế bào vật chủ, để chống lại nhu
động của đường ruột tượng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt tế bào được
thực hiện theo trình tự 3 bước:
- Bước 1: Vi khuẩn liên kết từng phần với bề mặt tế bào, thực hiện quá
trình này đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di động.
- Bước 2: Diễn ra quá trình hấp phụ, tuỳ theo đặc tính bề mặt vi khuẩn
và tế bào chủ mà vi khuẩn bám dính. Do vậy sự thay đổi đặc tính bề mặt, sự
tăng lên hoặc giảm đi điện thế bề mặt của vi khuẩn (trong, môi trường nuôi
cấy) hoặc của tế bào chủ (trong điều kiện sống) sẽ ảnh hưởng đến quá trình
hấp phụ.
- Bước 3: Diễn ra quá trình tác động giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn
với điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào (receptor) ruột non (tế bào biểu mô của
niêm mạc ruột, trên các lông nhung). Ở vi khuẩn, yếu tố bám dính đước sắp
xếp trên các lipi (fimbriae)
* Sức kháng của mầm bệnh
Vi khuẩn E. coli không chịu được nhiệt độ cao bị tiêu diệt ở 60 0C trong
vòng 15 giờ 30 phút. Trong đất và nước E. coli sống được khoảng vài tháng,


×