Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị tại trại lợn nguyễn văn chiêm xã đạo tú huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.91 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…..…..

TRƢƠNG CÔNG SƠN
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI NGUYỄN VĂN CHIÊM,
XÃ ĐẠO TÚ, HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa:

Chăn nuôi – thú y

Khóa:

2012 - 2017

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…..…..



TRƢƠNG CÔNG SƠN
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI NGUYỄN VĂN CHIÊM,
XÃ ĐẠO TÚ, HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K44 – TY

Khoa:

Chăn nuôi – thú y

Khóa:

2012 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Phùng


Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
– Đại học Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã
nắm được những kiến thức cơ bản ngành học của mình. Kết hợp với 6 tháng
thực tập tốt nghiệp tại trại lợn ông Nguyễn Văn Chiêm, đã giúp em ngày càng
hiểu rõ kiến thức chuyên môn, cũng như đức tính cần có của cán bộ nông
nghiệp. Từ đó, đã giúp em có lòng tin vững bước trong cuộc sống cũng như
trong công tác sau này. Để có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Ban
chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong Bộ môn chăn nuôi thú y,
những người đã tận tụy dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập,
cũng như trong thời gian thực tập.
Tập thể lớp Thú y – K44 - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
luôn sát cánh bên em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Các bác, các cô chú và các anh chị trong trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn
Văn Chiêm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong thời gian thực tập để giúp em
hoàn thành tốt khóa thực tập.
Đặt biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo tận
tình của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Trần Văn Phùng.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều
kiện vật chất cũng như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái nguyên, ngày… tháng…năm 2016

Ngƣời viết Khóa luận
Trƣơng Công Sơn


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn ông Nguyễn Văn Chiêm (2014 –
2016 )................................................................................................................. 5
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị phân trắng lợn con ....................... 30
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 45
Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng qua các tháng theo dõi ........... 46
Bảng 4.3. Tỷ lợn lợn con nhiễm phân trắng theo tính biệt ............................. 47
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi. .................... 48
Bảng 4.5. Triệu chứng lợn con mắc bệnh phân trắng ..................................... 50
Bảng 4.6. Bệnh tích lợn con mắc bệnh phân trắng ......................................... 51
Bảng 4.7. So sánh hiệu lực của hai phác đồ.................................................... 52
Bảng 4.8. Sơ bộ hạch toán chi phí thú y ......................................................... 53


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

cs:

Cộng sự

ĐVT:


Đơn vị tính

LMLM:

Lở mồm long móng

n:

Dung lượng mẫu

Nxb:

Nhà xuất bản

SS:

Sơ sinh

TN:

Thí nghiệm

TT:

Thể trọng


iv


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học ............................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn
Văn Chiêm......................................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4
2.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở ............................................. 5
2.2.1. Đối tượng chăn nuôi của trại ................................................................... 5
2.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở ...................................................................... 5
2.2.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 6
2.3. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.3.1. Đặc điểm của lợn con bú sữa .................................................................. 6
2.3.2. Đặc điểm cơ năng điều tiết.................................................................... 10
2.3.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch .......................................................... 11
2.3.4. Một số hiểu biết về E.coli ..................................................................... 12
2.3.5. Bệnh phân trắng lợn con ....................................................................... 15
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 25
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 25
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về ở Việt Nam.................................................... 26


v


2.5. Giới thiệu về thuốc sử dụng trong thí nghiệm ......................................... 28
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh....................................... 29
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học .................................................... 30
3.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 30
3.5. các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 31
3.5.1. Chỉ tiêu theo dõi tình hình mắc bệnh .................................................... 31
3.5.2. Công thức tính một số chỉ tiêu .............................................................. 31
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 32
4.1.1. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 32
4.1.2. Công tác phòng bệnh............................................................................. 38
4.1.3. Công tác trị bệnh .................................................................................. 41
4.1.4. Công tác khác ....................................................................................... 45
4.2. Chuyên đề nghiên cứu khoa học .............................................................. 46
4.2.1. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm. ..... 46
4.2.2. Tình hình lợn mắc bệnh phân trắng theo tính biệt ................................ 47
4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi .......................... 48
4.2.4. Những triệu chứng và bệnh tích của lợn con mắc bệnh phân trắng lợn
con ................................................................................................................... 49
4.2.5. Hiệu lực điều trị của hai loại thuốc ....................................................... 51


vi


4.2.6. Hạch toán chi phí thuốc thú y ............................................................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn
nuôi, với nhiều phương thức phong phú và đa dạng đã góp phần giải quyết
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo
ra các nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO và các hiệp định tự do thương mại khác thì sản phẩm chăn nuôi
thuộc ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng,
khi làm ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn toàn vệ sinh, không ảnh hưởng
tới sức khỏe con người mới xuất khẩu ra thị trường quốc tế và thu ngoại tệ về
cho đất nước.
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, khi ngành chăn nuôi phát triển
mạnh trong đó có ngành chăn nuôi lợn, thì dịch bệnh cũng hoành hành nhiều,
nhất là các bệnh truyền nhiễm như: bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch
tả…và cả những bệnh thông thường như bệnh phân trắng lợn con, bệnh tiêu
chảy của lợn… làm tỷ lệ nuôi sống lợn con giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi
khá thấp. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh

năm (đặt biệt khi thời tiết thay đổi: lạnh, ẩm, gió lùa…). Kết hợp với việc
chăm sóc không hợp vệ sinh, lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con
sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo
chất lượng dinh dưỡng. Khi lợn con bị bệnh điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi
cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng,
gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng bệnh phân trắng cho lợn con góp
phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo đủ con giống và chất


2

lượng tốt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về bệnh phân trắng ở
lợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong
việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy
nhiên, do sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các
nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non… đã ảnh hưởng không nhỏ đến
việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực
sự đem lại kết quả mong muốn. Bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ vẫn là
nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng
trị tại trại lợn Nguyễn Văn Chiêm - xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
1.2 . Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn theo mẹ tại
cơ sở chăn nuôi.
- Ứng dụng một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.
1.3 . Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các

nghiên cứu tiếp theo của cơ sở sản xuất lợn con giống và làm tư liệu
nghiên cứu về bệnh phân trắng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả giúp cho thú
y cơ sở, cơ sở chăn nuôi phòng trị bệnh phân trắng cho lợn con, góp phần
giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn
Văn Chiêm
Trang trại chăn nuôi lợn do ông Nguyễn Văn Chiêm là chủ trại, trước
đây là Công ty Doanh Nhiệp Tư Nhân Tùng Phát nằm trên địa phận xã Đạo
Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Trang trại được thành lập năm 2006,
là trại lợn gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH
Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây
dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc
thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Văn Chiêm làm
chủ trại, cán bộ kỹ thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách
nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại.
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại
Trang trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Văn Chiêm nằm ở khu vực cánh
đồi rộng lớn thuộc thửa 01, lô 2 (thôn Đoàn Kết), có địa hình tương đối bằng
phẳng với diện tích là 5 ha. Trong đó:
- Đất trồng rau, cây ăn quả:


1 ha

- Đất xây dựng:

2,5 ha

- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá:

1 ha

Trang trại đã dành khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở
cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt
động khác của trại.
Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại
cho 600 nái cơ bản bao gồm: 3 chuồng đẻ (mỗi chuồng có 56 ô), 1 chuồng lợn
đực và nái chửa được nhốt chung, 1 chuồng cách ly, cùng một số công trình


4

phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha
tinh, kho thuốc...
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 6 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, 8
quạt thông gió đối với chuồng nái chửa và 2 quạt đối với chuồng cách ly. Hai
bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m2, cách nền
1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng
bằng tôn lạnh.
Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy
đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng

liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi
đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây
dựng ở đầu 3 chuồng nái đẻ và 1 chuồng nái chửa. Nước tắm và nước xả
gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể lọc và được bơm qua
hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
1 chủ trại, 1 quản lý trại, 1 quản lý kỹ thuật, 1 kế toán, 8 công nhân và 5
sinh viên
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao tinh thần
trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại.


5

2.2. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cơ sở
2.2.1. Đối tượng chăn nuôi của trại
Trại lợn của công ty nuôi các giống lợn khác nhau như: Yorkshire,
Landrace, Pietrain, Duroc.
2.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở
- Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,47
lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 10,7 con/đàn. Trại
hoạt động vào mức khá theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày
thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của công ty.
Trong trại có 8 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các lợn đực

giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai
thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 2 giống lợn Pietrain và
Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như con đực.
- Cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm gần đây
Qua điều tra số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của
trại 3 năm gần đây tính đến tháng 5 năm 2016 được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn ông Nguyễn Văn Chiêm
(2014 – 2016 )
Loại lợn nái

Số lƣợng lợn nái của các năm ( con )
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Lợn nái sinh sản

552

556

575

Lợn nái hậu bị

56

68


120

Tổng số

608

624

695

Qua bảng 2.1. cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản của trại không có
biến động lớn giữa những năm trước và năm sau. Số lượng lợn có xu hướng


6

tăng lên, đặc biệt là lợn nái hậu bị tăng lên với số lượng lớn nhằm thay thế
cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải.
2.2.3. Đánh giá chung
2.2.3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trang trại.
Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt
tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn,
thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại

hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
2.2.3.2. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh
lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng.
Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước
thải của trại còn nhiều khó khăn.
2.3. Cơ sở khoa học
2.3.1. Đặc điểm của lợn con bú sữa
2.3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con
Lợn con hay gia súc nói chung trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ
ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Sau sơ sinh, lợn con tăng trọng nhanh,
sinh trưởng với tốc độ cao.


7

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], so với khối lượng sơ sinh thì
sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp
4 - 5 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, sau 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần
và sau 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần so với các gia súc khác, trong giai
đoạn này tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn (sau 60 ngày tuổi, khối
lượng bê nghé chỉ tăng gấp 3 - 4 lần).
Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá, trao đổi chất
của lợn con rất nhanh. Ví dụ, lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ 9 - 14g
protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được
0,3 - 0,4g protein/1kg khối lượng cơ thể.
Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng
nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn trưởng thành. Vì vậy, tăng chủ yếu của lợn
con là nạc, mà để sản xuất ra 1kg nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1 kg.

Ở lợn con, các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ
thần kinh. Do đó lợn con phản ứng chậm với các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Ở giai đoạn này, chức năng của cơ quan tiêu hóa cũng chưa ổn định nên rất dễ
mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Dịch vị tiêu hóa ở lợn con cũng khác so với lợn trưởng thành. Ở lợn
trưởng thành, dịch vị tiết vào ban ngày tới 62%, còn ban đêm chỉ còn 38%
trong khi đó ở lợn con tiết dịch vị ban ngày là 31%, ban đêm là 69%. Lợn con
bú sữa mẹ nhiều vào ban đêm bởi sự yên tĩnh. Vì vậy giữ yên tĩnh cho lợn con
trong thời kì này là rất cần thiết.
Lưu ý, lợn con ở thời điểm trước 20 ngày tuổi trong dịch vị dạ dày
không có HCl tự do. Do đó lợn con không có khả năng tiêu hóa protein thức
ăn ở giai đoạn này. Giai đoạn này được coi như một tính trạng thích ứng tự
nhiên giúp thẩm thấu các kháng thể trong sữa đầu và sữa thường. Còn
albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. Việc tập


8

ăn cho lợn con sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát
triển nhanh và hoàn thiệt hơn.
Khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết của lợn con chưa hoàn
chỉnh. Cho nên việc điều tiết thân nhiệt kém, năng lực phản xạ yếu dễ bị ảnh
hưởng xấu từ sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa lớp mỡ
dưới da lợn khi mới sinh rất mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể
lợn còn thấp, trên thân lợn con lông còn thưa. Khi nhiệt độ môi trường thay
đổi làm lợn con mất cân bằng giữ hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Điều
này cũng giải thích vì sao lợn phân trắng lợn con lại xảy ra hàng loạt khi khí
hậu, thời tiết thay đổi thất thường.
Các thành phần trong cơ thể lợn con có sự biến đổi theo lứa tuổi. Trong
cơ thể hàm lượng nước giảm theo độ tuổi. Đặc biệt lợn càng non, lượng nước

giảm càng nhiều và nhanh. Hàm lượng protein lại tăng theo độ tuổi với tỷ lệ
nhất định và có vai trò quan trọng nó là nguyên liệu cấu thành chủ yếu của cơ
thể. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh so với các lứa tuổi khác. Lợn con
cũng tiêu hóa lipit cao hơn lợn trưởng thành, lipit cung cấp cho lợn con chủ
yếu ở dạng nhũ hóa sữa. Ngoài ra, từ lúc sinh đến 20 ngày tuổi, hàm lượng
khoáng giảm đáng kể, từ 21 đến 30 ngày tuổi trở đi giảm ít dần, do sự phát
triển của bộ xương so với sự phát triển của tổ chức khác chậm hơn.
2.3.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn con
- Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày
Dung tích dạ dày lợn con lúc sơ sinh là 25-30 cm3, ở lợn trưởng thành
tăng khoảng 120-140 lần và đạt khoảng 3.500 cm3. Ở lợn con dịch vị tiết ra
sau khi ăn do đó cần cho lợn con tập ăn sớm, ăn các loại hạt rang nghiền nhỏ,
thức ăn tinh sẽ giúp cho đường tiêu hóa của chúng phát triển nhanh hơn.
Ở thời điểm 2-3 tuần tuổi sau khi sinh, trong dịch vị dạ dày lợn con
chưa có axit HCl tự do để hoạt hóa các men tiêu hóa trong dạ dày và để ngăn


9

cản tác động của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, nên lợn con dễ bị nhiễm
bệnh do chưa có khả năng kháng khuẩn.
Cũng do thiếu HCl tự do trong giai đoạn này nên men pepsin không
hoạt động được hoặc có hoạt động cũng rất kém. Lúc này, tác dụng tiêu hóa
thuộc về men lipaza và chymosin, 2 men này tăng dần từ lúc sơ sinh đến 5
tuần tuổi sau đó giảm dần và bù vào đó là men pepsin lúc này mới có khả
năng hoạt động và được tiết ra tăng dần.
- Cấu tạo và dung tích của đường tiêu hoá:
Khi nghiên cứu sự phát triển đường tiêu hoá của lợn con, nhiều tác giả
đi đến kết luận: Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh hơn các cơ
quan khác. Cơ quan tiêu hoá của lợn con khi còn trong bào thai đã hình thành

đầy đủ nhưng dung tích còn nhỏ. Lợn con 1 ngày tuổi, dạ dày nặng 4 - 5g, có thể
chứa 25 - 40g sữa, ruột non nặng 40 - 50g, dài 3,5 - 4,0m, có thể chứa 100 - 110g
sữa. Lúc 10 ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần (cả khối lượng và thể tích), 20 ngày
tuổi nặng gấp 8 lần, dung tích ruột non tăng gấp bội, ruột già cũng tăng mạnh. Ở
60 ngày tuổi, dạ dày và ruột non tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh.
- Đặc điểm tiêu hoá ở ruột:
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], cơ quan tiêu hóa của lợn con
đã hình thành đầy đủ trong quá trình bào thai và phát triển nhanh ở thời kì sau
khi sinh ra, nhưng dịch vị dạ dày-ruột lại rất nhỏ. So với lúc sơ sinh thì dung
tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, sau 20 ngày tuổi gấp 8 lần, dung tích
ruột non ở lợn con (lúc sơ sinh khoảng 1,11 lít) lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần và dung tích ruột già lợn con (lúc sơ sinh khoảng 0,04
lít) lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần sau 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và 60 ngày tuổi
gấp 50 lần.
Sự phân tiết các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ
tiêu hoá các loại thức ăn đơn giản như sữa, đậu nành. Các men tiêu hóa chất


10

đạm như pepsin, tripsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của sữa hoặc
protein đậu nành và không thể tiêu hoá được protein của gạo, bột cá,
bắp…trong tuần lễ đầu sau khi sinh. Men maltaza chỉ được phân tiết đầy đủ
sau 4 tuần tuổi.
Lợn con sơ sinh đến 20 ngày tuổi lượng dịch vị phân tiết trong 1 ngày
là rất ít, còn 21 - 30 ngày tuổi lượng dịch tụy phân tiết trong một ngày là 150 350ml. Sự phân tiết dịch tụy tăng theo tuổi, ở 40 ngày tuổi là 460ml, 3 tháng
tuổi là 3 - 5lít và 7 tháng tuổi là 10lít. Trong thời gian thiếu HCl, hoạt tính của
dịch tụy rất cao bù lại khả năng tiêu hoá kém của dạ dày. Các tài liệu thu được
cho thấy khả năng tiêu hóa của dịch vị lợn con rất cao đối với các chất
lactoza, cafein, mỡ và sữa.

Nhiều thực nghiệm cho thấy rằng, vi khuẩn đường ruột sinh ra các
kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh như: Vi khuẩn
Salmonella, vi khuẩn thối rữa… ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh vật đường ruột
chưa phát triển, chưa đủ các loại vi khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng
bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hóa.
Tác dụng của dịch mật đối với lợn con rất quan trọng vì trong sữa của
lợn mẹ có rất nhiều lipit. Dịch mật xúc tiến tiêu hoá lipit trong sữa, tương đối
thấp đối với Saccaroza, Mantoza và tăng cường nhu động ruột.
2.3.2. Đặc điểm cơ năng điều tiết
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2009) [5], Lợn con mới sơ sinh có sự thay
đổi rất lớn về điều kiện sống đang ở trong cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định
38,50C ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ rất thay đổi tùy theo từng mùa
khác nhau.
Sự thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém. Đặc
biệt ở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra môi
trường bên ngoài, từ nuôi dưỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm. Hơn nữa,


11

sự thành thục và thiếu hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng,
nhất là bộ máy tiêu hoá, liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ vi sinh
vật có lợi hoặc có hại trong ruột và sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh
tật. Quá trình tuần hoàn chuyển từ tuần hoàn máu qua nhau thai sang tuần
hoàn nhờ tim phổi, toàn bộ máu ở mạch máu rốn qua gan. Sự cân bằng nhiệt
của lợn con cũng phải tự thiết lập để thích ứng với môi trường bên ngoài,
không thể nhờ vào cân bằng nhiệt lượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn
bào thai. Quá trình chuyển hoá, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai
sang giai đoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích nghi ngay nên dễ bị tác động
bởi môi trường. Nhờ quá trình oxy hoá mô mỡ nên lợn con điều chỉnh được

thân nhiệt. Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ
phát triển khác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng
Đạt và cs, 1986) [4].
2.3.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2009) [5], Lợn con khi mới sinh ra trong
máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu lợn con
được tăng lên rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Cho nên người ta nói
rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào
lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ.
Khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với
các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các
mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ do các cơ quan bảo
vệ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con
lượng enzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình
tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng kém. Do
vậy, các mầm bệnh như E. coli, Salmonella… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể
qua đường tiêu hoá và gây bệnh. Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể,


12

profecdin và lysozim được tổng hợp còn ít, khả năng thực bào kém. Vì vậy,
việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết do trong sữa đầu có rất nhiều γglobulin miễn dịch, bảo vệ cơ thể lợn con chống lại mầm bệnh. Hai giờ sau
khi đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều γ-globulin từ sữa
đầu vào máu trong thời gian 24- 36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần
đầu tiên (Trương Lăng, 2007) [10]. Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng nữa
là sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột gia súc non có những đặc
thù riêng. Việc cân bằng khu hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột nhằm khắc
phục, hạn chế sự loạn khuẩn trong quá trình phát triển và trưởng thành của cơ
thể lợn con là rất quan trọng. Sử dụng chế phẩm sinh học để phòng và trị tiêu

chảy cho lợn con là rất cần thiết.
2.3.4. Một số hiểu biết về E. coli
Trong các vi khuẩn đường ruột, E. coli là loại phổ biến nhất và thường
xuất hiện sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh (sau khi đẻ 2 giờ).
Bình thường E. coli cư trú ở phần sau của ruột, ít khi có mặt ở dạ dày và phía
trước của ruột non. Chỉ khi nào cơ thể của vật chủ yếu đi, E. coli phát triển
mạnh về số lượng và tăng cường độc lực, gây bệnh cho vật chủ.
2.3.4.1. Đặc điểm hình thái
E. coli là loại trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, có lông, di động,
không hình thành nha bào, bắt màu Gram (-) thường thẫm ở hai đầu, ở giữa
nhạt. Trong cơ thể, vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng rẽ, đôi khi
xếp thành chuỗi ngắn. E. coli là trực khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, dễ
dàng nuôi cấy ở môi trường thông thường, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH
thích hợp 7,2-7,4 và có thể phát triển được từ pH 5,5-8.
2.3.4.2 Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [17], trực khuẩn E. coli hiếu khí
và yếm khi tuỳ tiện có sinh trưởng ở nhiệt độ 150C, nhiệt độ thích hợp 370C


13

và pH 7,4. Trong nước thịt phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng
xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu sám nhạt. Canh trùng mùi
hôi thối. Trên mặt thạch ở 370C trong 24 giờ hình thành những khuẩn lạ hình
tròn ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2-3mm.
- Trên môi trường galactin: Vi khuẩn mọc tròn vết cấy mặt ống tạo
thành một lớp bụi xám.
- Trên môi trường E.M.B.E chúng hình thành những khuẩn lạc mầu tím đen.
- Trên môi trường Endo, E. coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ.
- Môi trường Wilson Blair: E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng.

- Môi trường Istrati: E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng.
- Môi trường nước thịt: E. coli phát triển tốt, môi trường rất đục có cặn
lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có
màu phân thối.
- Môi trường thạch thường: Nuôi cấy ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ hình
thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi,
đường kính 2 - 3mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như màu nâu nhạt và
mọc rộng ra.
- Môi trường MacConkey: E. coli hình thành những khuẩn lạc dạng S,
màu hồng cánh sen.
- Môi trường Bririlliant Green Agar: khuẩn lạc E. coli dạng S, màu
vàng chanh.
- Môi trường thạch máu: Vi khuẩn E. coli có thể gây dung huyết. Các
chủng E. coli đều lên men sinh hơi mạnh các loại đường fructose, glucose,
galactose, lactose. Tuy nhiên, cũng có một vài chủng E. coli không lên men
đường lactose. Các phản ứng sinh hoá: Indol (+), MR (+), VP (), H2S (-). Khử
nitrat thành nitrit, vi khuẩn E. coli có những yếu tố kháng nguyên rất phức
tạp, bao gồm kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H, kháng nguyên K


14

và kháng nguyên bám dính F. Kháng nguyên F (fimbriae hay pilus). Chức
năng của kháng nguyên này giúp vi khuẩn bám giữ vào giá thể (màng nhầy
của đường tiêu hoá) hay gọi là bám dính.Vi khuẩn E. coli gây bệnh bởi nhiều
yếu tố, có yếu tố là độc tố có yếu tố không phải là độc tố.
2.3.4.3. Khả năng bám dính
Đây là yếu tố gây bệnh đặc biệt quan trọng, giúp vi khuẩn thực hiện bước
đầu tiên của quá trình gây bệnh. E. coli gây bệnh, bám dính lên niêm mạc ruột
non nhờ một hay nhiều yếu tố bám dính. Có 4 loại yếu tố bám dính đặc biệt

quan trọng là: F4 (K88), F5 (K99), F6 (K987p), F41.
2.3.4.4. Khả năng tạo colicin V
Colicin V là một chất kháng khuẩn có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các
loại vi khuẩn khác. E. coli sản sinh Colicin V thông qua plasmid col. Hầu hết
các chủng E. coli gây bệnh đều có một loại plasmid có chứa gen sản xuất
colicin V. Khả năng sản sinh độc tố, E. coli có 2 loại độc là ngoại độc tố và
nội độc tố. Cũng giống như khả năng bám dính, khả năng sinh sản độc tố là
một yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli.
2.3.4.5. Cấu trúc kháng nguyên
E.coli có cấu trúc kháng nguyên khá phức tạp, cấu trúc kháng nguyên của
E.coli bao gồm kháng nguyên O (somatic antigen), K (capsulas hay
microcapsular), H (flagellar), F (fimbriae hay pilus). Hiện nay người ta tìm
thấy ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và
một số lượng kháng nguyên F đang được phát hiện nhanh chóng.
2.3.4.6. Độc tố
Vi khuẩn E.coli tạo ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố. Ngoại
độc tố là chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560C trong vòng 10 –
30 phút. Dưới tác động của formol và nhiệt, ngoại độc tố trở thành giải độc tố.
Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây ra hoại tử.


15

Nội độc tố: Là yếu tố gây bệnh chủ yếu của trực trùng đường ruột,
chúng có trong tế bào vi khuẩn và gắn vào trong tế bào vi khuẩn rất chặn chẽ.
Nội độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp: Phá vỡ vỏ tế bào bằng
cơ học, chiết xuất bằng axit trichoxetic, phenol dưới tác dụng của enzym.
Về cấu trúc nội độc tố là phức chất polysaccharide - protein - lipit vì
vậy nó thuộc kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao đối với các
chủng của serotype.

Độc tố chịu nhiệt (ST = heat - stable - toxin): Chịu được nhiệt độ 1000C
trong vòng 15 phút. Độc tố chịu nhiệt kém (LT = heat - lability - toxin): Vô
hoạt ở 600C trong vòng 15 phút.
Độc tố ST chia thành 2 nhóm là STa và STb: dựa trên đặc tính hòa tan
trong methanol và hoạt tính sinh học.
Độc tố LT có trọng lượng phân tử cao, nó gồm 5 nhóm B có khả năng
bám dính trên bề mặt biểu bì của bề mặt ruột và 1 nhóm A có hoạt tính sinh
học cao. Ngoài ra còn có veryocytotoxin (VT) cũng tham gia vào quá trình
sinh bệnh của E.coli.
2.3.4.7. Sức đề kháng của mầm bệnh.
E.coli bị chết ở nhiệt độ từ 600C trở lên, bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng
như 1% formol, 2 - 2,5% kresil, nước vôi 10 - 20%, 1/40 paccoma, 1/200
dinalon, 2% vinadin và 10% B.K.Vet. Chúng cực kì nhạy cảm và dễ bị tiêu diệt
dưới tác động của nhiều loại kháng sinh khác nhau. Song nếu chúng ta sử dụng
bừa bãi hoặc không đúng liệu trình thì E.coli cũng dễ thích nghi với điều kiện
mới dẫn đến nhờn thuốc, giảm hiệu quả phòng trị bệnh do E.coli.
2.3.5. Bệnh phân trắng lợn con
2.3.5.1. Dịch tễ của bệnh
Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng một trong hai lâm sàng đa
dạng, đặc điểm là viêm dạ dày, ruột, đi iả dẫn tới vật nuôi gầy sút nhanh. Tác


16

nhân gây bệnh chủ yếu là lợn con là E. coli nhiều loại Salmonella và đóng vai
trò quan trọng là Proteus, Streptococus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu
sau khi sinh (do E. coli) và trong suốt thời kỳ bú mẹ.
- Bệnh có quanh năm, nhiều nhất cuối đông sang xuân, cuối xuân sang
hè điều kiện mắc bệnh thường thấy.
- Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều.

- Chuồng nái ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Tỷ lệ mắc bệnh các cơ sở chăn nuôi miền trung du, miền núi ít hơn,
thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với đồng bằng.
2.3.5.2. Đường nhiễm bệnh
Nhiễm bệnh qua lợn con bú sữa mẹ. Thức ăn, nước uống, điều kiện vệ sinh.
- Nguyên nhân có thể làm cho lợn con tăng mức độ nhiễm E. coli là:
+ Lượng sữa mẹ ít, lợn con đói phải gặm mút lung tung, trong đó có
nước, rơm, chất độn chuồng, chất thải bị nhiễm E. coli
+ Chuồng bẩn, lợn con luôn bú lợn mẹ có bầu vú bị nhiễm E. coli.
+ Lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt là do E. coli gây ra. Khi bú sữa của lợn
mẹ bị viêm vú, lợn con sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó.
+ Lợn con không được bú sữa đầu, trong khi đó khả năng miễn dịch
của lợn con phụ thuộc chủ yếu vào lượng kháng thể hấp thụ được từ sữa của
lợn mẹ. Do đó, sức đề kháng của cơ thể lợn con yếu, dễ mắc bệnh.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái chửa không đảm bảo kỹ thuật, thức
ăn của lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, thành phần dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu của lợn nái chửa. Do đó, lợn con sinh ra
đã bị nhiễm E. coli từ lợn mẹ hoặc sinh ra còi cọc, sức sống yếu, khả năng
chống đỡ các yếu tố bất lợi của môi trường bị giảm nên lợn dễ bị mắc bệnh.
+ Do trữ lượng sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ, khi sinh ra không
được sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu, thiếu cả coban, B12, nên dẫn đến sinh bần


17

huyết, cơ thể suy yếu không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng sinh ra
không tiêu, ỉa chảy.
+ Thời tiết lạnh, mưa phùn, ẩm độ cao, gió mùa đông bắc, chuồng nuôi
ẩm thấp làm cho lợn con dễ mắc bệnh phân trắng.
+ Lợn con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung tính, không có

axit HCl tự do nên dạ dày không có khả năng sát trùng và tiêu hoá protit.
Nhược điểm này cũng là nguyên nhân phát sinh bệnh phân trắng lợn con. Lợn
con 1 tháng tuổi trở lên hàm lượng HCl và men pepsin dịch vị tăng, nên tỷ lệ
cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt.
2.3.5.3. Quá trình sinh bệnh
Vi khuẩn xâm nhập bằng cách trực tiếp hay gián tiếp vào đường ruột
của lợn. Trong ruột, khi đủ các điều kiện thuận lợi vi khuẩn nhân lên với số
lượng lớn, sản sinh ra các yếu tố kháng khuẩn. Yếu tố này tiêu diệt hoặc hạn
chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là các vi khuẩn
có lợi (bacillus suptylis, các vi khuẩn lactic). Khi đó, vi khuẩn E. coli trở
thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột. Khi có số lượng lớn chiếm
ưu thế vi khuẩn tràn lên ruột non.
Ở ruột non, nhờ kháng nguyên bán dính vào lớp tế bào biểu mô nhung
mao ruột, nhờ yếu tố xâm nhập vi khuẩn xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu
mô. Từ đó vi khuẩn phát triển và nhân lên làm phá huỷ lớp tế bào gây ra viêm
ruột. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối - nước làm cho
nước và chất điện giải không hấp thu được từ ruột vào cơ thể. Nước được tập
trung nhiều ở ruột cùng với khí do vi khuẩn trong ruột lên men làm cho ruột
căng ra. Sức căng của ruột và quá trình viêm ruột kích thích vào hệ thần kinh
thực vật ở ruột tạo lên những cơn nhu động ruột đẩy phân ra ngoài, gây nên
tiêu chảy.


×