Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ứng dụng CNTT vào việc quản lý các thiết bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.89 MB, 14 trang )

1

MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu...........................................................................................................................1
Phần 2: Nội dung (những nghiên cứu và kết quả)......................................................................3
Phần 3: Kết luận:.......................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................................14

Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong một lần xem truyền hình, Tôi nghe một thầy giáo phát biểu : “Thật
ra, học lý thuyết chỉ giúp các em Học sinh nhớ hai mươi phần trăm bài học còn
thực hành sẽ giúp các em nhớ tám mươi phần trăm bài học còn lại...”. Đúng
vậy, thực hành là một phần rất quan trọng trong quá trình học, nó không chỉ giúp
chúng ta nhớ nhiều mà còn nhớ lâu và sâu các kiến thức tiếp thu được và đặc
biệt là ứng dụng các kiến thức ấy vào cuộc sống.
“ Học phải đi đôi với hành”, do đó mà việc trang bị các phòng học bộ môn
trong nhà trường là rất cần thiết nhất là trong thời đại tiên tiến như ngày nay.
Trường THPT Nguyễn Khuyến của chúng Tôi cũng được trang bị các phòng học
bộ môn để giúp Giáo viên dễ truyền đạt kiến thức và Học sinh tiếp thu một cách


2

nhanh và ngay các kiến thức được dạy để có một thế hệ Học sinh “Học - hành “
ngày càng hoàn thiện.
Tôi được cô Hiệu Trưởng phân công làm nhiệm vụ quản lý thiết bị dạy học
tại các phòng học bộ môn của nhà trường từ năm học 2014 - 2015, lúc mới nhận
nhiệm vụ Tôi rất bỡ ngỡ vì không biết phải bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào.
Nhưng cho đến hôm nay khi Tôi ngồi viết về sáng kiến mà Tôi có được trong
thời gian gần hai năm làm việc trong các phòng học bộ môn thì Tôi cảm thấy tự


tin là mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và quan trọng hơn là Tôi
cảm thấy ngày càng yêu thích công việc của mình.
Vốn rất thích công nghệ thông tin, nên trong thời gian làm việc trong các
phòng thí nghiệm bộ môn Tôi đã dùng các kiến thức về công nghệ thông tin mà
mình có được ứng dụng vào việc quản lý các thiết bị dạy học của nhà trường để
giúp cho công việc của mình được trôi chảy và dễ dàng hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giúp cho công việc của mình được trôi chảy và dễ dàng hơn- chính là
mục đích của Tôi khi nghiên cứu đề tài này.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của Tôi khi tiến hành làm sáng kiến kinh nghiệm
này là để cho Giáo viên và Học sinh của trường tiết kiệm được thời gian trong
các giờ học thực hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm, máy móc- thiết bị trong các
phòng học bộ môn; sổ sách có liên quan đến công tác quản lý thiết bị dạy học là
những đối tượng nghiên cứu của Tôi.
Bài nghiên cứu của Tôi chỉ gói gọn trong phạm vi ba phòng học bộ mônLý, Hóa, Sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào tình hình thực tế của các phòng học bộ môn và kiến thức của bản
thân về công nghệ thông tin để làm phương pháp nghiên cứu cho đề tài này.
5. Tính mới của đề tài:


3

Có thể áp dụng các thiết bị công nghệ, các ứng dụng của công nghệ thông
tin để tiết kiệm thời gian cũng như những khoản tiền mua, in ấn sổ sách không
cần thiết cho Giáo viên và nhà trường.
Phần 2: Nội dung (những nghiên cứu và kết quả)
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:

a. Khái niệm về đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy
và học mà Học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt là được sử dụng trong công
tác giảng dạy.
Đồ dùng dạy học không thể thiếu đối với người thầy khi lên lớp và đối với
Học sinh khi nghiên cứu vấn đề. Vì thế đồ dùng dạy học chính là điều kiện,
phương tiện để dạy và học các môn học ở các trường học.
b. Những công việc chính của người làm công tác quản lý thiết bị, đồ
dùng dạy học:
- Lập sổ “Sổ thiết bị giáo dục”.
- Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học.
- Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học theo phân phối chương trình.
- Làm công tác cho mượn.
- Khắc phục những thiết bị dạy học hư, hỏng.
- Vệ sinh phòng học bộ môn.
- Bảo quản thiết bị dạy học.
- Thanh lý đồ dùng dạy học.
c. Công nghệ thông tin là gì?:
Công

nghệ

Thông

tin,

viết

tắt CNTT,


(tiếng

Anh: Information

Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần


4

mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông
tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa
trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là
tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại
- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội"
d. Khái niệm về Phòng học bộ môn:
Theo Quyết định số 37 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phòng học bộ môn là:” Phòng học bộ môn
là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ phù hợp
để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn học khác nhau.
Phòng chuẩn bị là phòng để chứa, bảo quản thiết bị và chuẩn bị thiết bị, thí
nghiệm dạy học”.

2. Cơ sở thực tiền của vấn đề nghiên cứu (thực trạng vấn đề):
Ba phòng học bộ môn của trường là: Phòng thí nghiệm sinh nằm tại lầu
một, hai phòng thí nghiệm Lý và Hóa nằm ở tầng trệt và nằm liền kề nhau được
xây dựng vào năm 2010 của nguồn vốn dự án phát triển Châu Á. Mỗi phòng học
bộ môn gồm một phòng thực hành có diện tích hơn 31 m 2 (5,5 x 5,7) và một

phòng chuẩn bị có diện tích gần 15 m2 (5,5 x 2,7),
Như đã nói trên, Tôi nhận nhiệm vụ quản lý thiết bị dạy học trong ba
phòng học của trường THPT Nguyễn Khuyến từ đầu năm học 2014 - 2015,
trước đó việc quản lý các phòng này do Giáo viên của tổ chuyên môn phụ trách.
Vì vậy, lúng túng và không biết bắt đầu từ đâu là điều không tránh khỏi. Tôi bắt
đầu làm một công việc mới và tìm cách làm mới cho công việc mình đảm nhiệm
để được trơn tru và hiệu quả nhất.


5

3. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
Lập sổ “Sổ Thiết bị giáo dục” là bước đi kế tiếp sau khi tiến hành dọn
dep, sắp xếp các đồ đùng dạy học, bàn ghế trong ba phòng thí nghiệm. Vốn
không có trình độ chuyên môn phù họp với ba phòng học bộ môn nên Tôi không
biết hết tất cả tên goi của các đồ dùng dạy học trong ba phòng. Mặc dù có sự
giúp đở của những Giáo viên phụ trách phòng học bộ môn lúc trước nhưng Tôi
cảm thấy ít ra mình cũng phải có những kiến thức cơ bản về vấn đề mình phụ
trách.
Tôi lên mạng tìm các thông tin về đồ dùng dạy học, về phòng thí nghiệm.
Tôi tìm được danh mục các thiết bị tối thiểu và đối chiếu với các thiết bị trường
đang có, qua đó Tôi đã biết được tên gọi của các thiết bị dạy học cũng như mục
đích của những dụng cụ đó. Sau đó tiến hành lập sổ.
Thực ra trong quá trình dọn dẹp để chuyển lên phòng thí nghiệm mới xây
dựng năm 2010 và vì một số nguyên nhân khách quan nên Sổ Thiết Bị Giáo
Dục, Sổ Mượn Thiết Bị Dạy Học của những năm trước đã không còn nguyên
vẹn. Để việc lưu trữ các sổ sách một cách an toàn và hiệu quả nhất Tôi đã dùng
phần mềm Excel của Microsoft Word nhập tất cả Thiết bị dạy học cũng như các
lượt mượn trả của Giáo viên, lịch sử dụng phòng học bộ môn vào.
Tôi lên mạng tìm cách sắp xếp các dụng cụ trong phòng thí nghiệm sao

cho họp lý, dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy mà lại an toàn. Và Tôi đã sàn lọc và áp
dụng những gì Tôi tìm kiếm được vào công việc của mình. Cụ thể như sau:
− Đối với phòng sinh học: các dụng cụ thực hành đa số là dùng chung cho
cả ba khối lớp 10, 11 và 12 nên Tôi sắp xếp theo nguyên tắc: Thấp ở ngoài, cao
ở trong, bé ở ngoài, to ở trong, nặng ở dưới, nhẹ để trên. Hóa chất để một bên,
dụng cụ thí nghiệm để một bên.
− Đối với phòng thí nghiệm hóa học: dụng cụ trong phòng rất đa dạng, đa số
bằng thủy tinh và có nhiều hóa chất. Tôi cho các dụng cụ bằng thủy tinh vào
trong tủ nhôm, Những đồ vụn vặt như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ
tím… để trong khay. Hóa chất thường dùng Tôi để lên kệ chổ thoáng mát, hóa
chất ít dùng cho vào thùng gỗ.


6

(Hình 2.1: Một góc của phòng học bộ môn Hóa Học)

− Đối với phòng thí nghiệm vật lý: đồ dùng dạy học chủ yếu là những máy,
mô hình thí nghiệm khá nặng và thường không dùng chung cho các khối lớp nên
Tôi sắp xếp chúng theo từng khối riêng biệt.


7

(Hình 2.2: Một góc phòng học bộ môn Vật Lý)
Vào đầu năm 2016, Tôi cùng với thầy Huỳnh Bửu Tuấn là phó hiệu
trưởng phụ trách về cơ sở vật chất của nhà trường được cử đi tập huấn sử dụng
phần mềm quản lý trường học của công ty MISA. Có thể nói việc đưa phần
mềm này vào sử dụng đã giúp ích rất nhiều cho bản thân Tôi, các Giáo viên và
Nhà trường.

Tất cả các dữ liệu của công tác quản lý thiết bị đều được nhập trực tuyến,
Tôi có thể nhập các thiết bị dạy học, các Giáo viên mượn dụng cụ lên lớp hay
các Giáo viên dạy thực hành thí nghiệm tại phòng học bộ môn.... ở bất cứ nơi
đâu và bất cứ khi nào miễn có kết nối mạng Internet.
Giáo viên chỉ cần báo với Tôi các dụng cụ họ cần mượn qua tin nhắn hoặc
gọi điẹn mà không cần phải điền vào phiếu mượn thiết bị như trước đây. Tôi
cũng tự tạo ra mẫu “Lịch sử dụng thiết bị dạy học” trong từng phòng với những
cột thông tin khóp với phần mềm để Giáo viên tự điền vào, sau đó Tôi sẽ các dữ
liệu đó nhập vào máy.


8

(Hình 2.3: Mẫu: “Lịch sử dụng thiết bị dạy học” )
Thêm vào đó, Tôi có thể in sổ sách cũng như các báo cáo có liên quan
trực tiếp trong phần mền quản lý thiết bị trực tuyết này một cách chính xác nhất
vì các số liệu luôn được cập nhật.
Ngoài ra, Tôi còn chụp hình các thiết bị để khi Giáo viên cần dùng thì đưa
hình cho họ xem có phải là dụng cụ họ muốn mượn không, giúp tiết kiệm được
thời gian của mọi người.


9

(Hình 2.4: Một dụng cụ dạy học của môn Ngữ văn)
4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện:
Trước đây, việc quản lý thiết bị dạy học chủ yếu là dựa vào sổ sách, viết
bằng tay, gây ít nhiều khó khăn cho Tôi khi các mẫu sổ, mẫu phiếu không thống
nhất, đồng bộ. Như Sổ để dùng ghi chép việc mượn trả các thiết bị dạy học thì
đã có đến ba tên gọi: “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục”, “Sổ mượn thiết bị

giáo dục”, “Sổ sử dụng thiết bị giáo dục”.

(Hình 2.5; 2.6; 2.7: Bìa các loại sổ theo dõi việc mượn-trả thiết bị dạy học)


10

Và nội dung bên trong cũng không giống nhau, như: các cột lấy thông tin
trong cuốn “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục” thì không có cột “Chữ ký của
Giáo viên” và cột “Tình trạng thiết bị khi trả”, còn hai cuốn sổ còn lại thì có

(Hình 2.8; 2.9: Các cột ghi thông tin bên trong sổ)
Thêm nữa là “Phiếu báo sử dụng thiết bị” có các cột lấy thông tin cũng
không đồng nhất với với ba cuốn sổ trên.
(Hình 2.10: Phiếu báo sử dụng
thiết bị)
Với thực trạng trên, thật sự
không thể thống nhất các dữ liệu
một cách nhanh chóng và rõ ràng.
Nhưng sau khi áp dụng
những kiến thức về công nghệ
thông tin và đưa phần mềm quản
lý thiết bị trực tuyến vào sử dụng
thì đã có thể đồng bộ tất cả các dữ
liệu của mảng Quản lý thiết bị
dạy học mà Tôi phụ trách. Cụ thể
như sau:
Dựa vào các mục cần điền vào của phần mềm, như hình dưới:



11

(Hình 2.11: Hình chụp màn hình từ phần mềm quản lý thiết bị trực tuyến)
Tôi đã tự tạo ra một bảng thu thập tương ứng để Giáo viên điền vào:
(Hình 2,12:
Phiếu lấy
thông tin để
cập nhật vào
phần mềm)
So

với

trước đây, thì
áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà cụ thể là lĩnh vực công nghệ
thông tin đã rút ngắn được ít nhất hai phần ba thời gian trong quá trình mượn trả
thiết bị, và tiết kiệm được một số giấy tờ không cần thiết theo tinh thần cải cách
thủ tục hành chính của nhà nước và làm cho các dữ liệu được thống nhất, đồng
bộ, họp lý hơn.


12

Phần 3: Kết luận:
1. Những kết luận về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của sáng kiến kinh
nghiệm:
Trong thời đại công nghệ hiện nay, làm bất cứ công việc gì cũng cần có
những sáng tạo, sáng kiến, những cách làm mới mẻ, đi theo một hướng khác để
giúp cho công việc nhẹ nhàng, tiết kiệm được thời gian và công sức và đặc biệt
là đem lại sự phấn kích, thích thú cho người làm.

Nhờ sự hỗ trợ, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường cùng các Giáo viên,
cán bộ công nhân viên nhà trường mà Tôi đã mạnh dạn học hỏi, rút kinh nghiệm
để tìm ra những sáng kiến giúp mình tiến bộ hơn.
Bài sáng kiến kinh nghiệm của Tôi tất nhiên sẽ không thể tránh khỏi
những sai sót. Rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô để bài viết
được hoàn thiện.
2. Các đề xuất và kiến nghị:
Trong năm học năm 2015 - 2016 Nhà trường đã bổ sung thêm một số đồ
dùng dạy học còn thiếu của một số môn học, tuy nhiên còn một số bộ môn vẫn
còn thiếu thiết bị dạy học, mong Nhà trường sẽ có kế hoạch mua thêm trong các
năm học tới.
Mảng “quản lý thiết bị trực tuyến” chỉ là một phần trong “Phần mềm
Quản lý trường học” mà Tôi được tập huấn, nên Tôi đề xuất Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Sóc Trăng mở rộng để những cán bộ làm công tác Y tế học đường và
Quản lý thư viện, Văn thư cũng được sử dụng để công việc được đồng bộ và
logic hơn.


13

(Hình 3.1: Hình chụp màn hình trang chủ của phần mềm Quản lý trường học)


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Wikipedia Tiếng Việt.




www.baomoi.com.



www.soctrang.edu.vn.



www.bentre.edu.vn.

Đánh giá nhận xét của Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp
trường
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA HĐXDSK

NGƯỜI CHẤM

CHỦ TỊCH

HIỆU TRƯỞNG

Nhận xét của Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật ngành giáo dục
Tỉnh
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….....................................




×