Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận Xã hội học văn hóa: Dựa trên mối quan hệ giữa văn hóa và biến đổi xã hội, phân tích sự biến đổi văn hóa, duy trì giá trị truyền thống trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.51 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
----------  ---------

BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA
NHÓM 4: VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Lớp K5 Xã hội học
Hà Nội, tháng
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ

\

2


MỤC LỤC
I.

THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM ................................................. 4
1. Văn hóa và văn hóa nghệ thuật ............................................................... 4
2.Văn hóa truyền thống ............................................................................... 6
3. Nghệ thuật âm nhạc................................................................................. 6
4. Biến đổi xã hội......................................................................................... 7
5. Toàn cầu hóa ........................................................................................... 8

II.



NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................... 9
1. Thực trạng biến đổi văn hóa trong: ..................................................... 9
1.1. Trang phục biểu diễn............................................................................ 9
1.2. Phong cách biểu diễn ........................................................................... 11
1.3. Sự thưởng thức của khán giả................................................................ 13
2. Nguyên nhân của sự biến đổi ............................................................... 14
3. Tác động của sự biến đổi ...................................................................... 17
4. Sự duy trì giá trị văn hóa truyền thống............................................... 21

III.

KẾT LUẬN .................................................................................... 22

IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 24

3


NỘI DUNG BÁO CÁO
Yêu cầu: Dựa trên mối quan hệ giữa văn hóa và biến đổi xã hội, phân tích sự
biến đổi văn hóa, duy trì giá trị truyền thống trong văn hóa nghệ thuật
Việt Nam hiện nay.

I. THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
1. Văn hóa và văn hóa nghệ thuật
Về khái niệm văn hóa, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Mặc dù
vậy, các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất chung ở một điểm chủ yếu là nhấn mạnh

đến sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của văn hóa. Như vậy, bản chất cốt lõi và cơ
bản của văn hóa là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người qua trường kỳ
lịch sử. Hồ Chí Minh ngay từ năm 1943 đã nêu ra định nghĩa hết sức đúng đắn là: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa bao gồm những thành quả
của sự sáng tạo cả về phương diện vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và
phát triển của loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hóa không chỉ là
sự sáng tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này có ý nghĩa to lớn đối
với việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta không chỉ
chăm lo tạo ra nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả "phương thức sử
dụng"cho hợp tình, hợp lý, mang tính nhân văn cao đẹp nữa. Cũng trong định nghĩa này,
Hồ Chí Minh đã xác định nghệ thuật như một bộ phận của văn hóa góp phần vào đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội loài người.
Gần đây, đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, vấn đề giữ
gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, caùc quốc gia đang gặp phải
những thách thức to lớn, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các dân tộc thiểu số.
Vì vậy, UNESCO đã nêu ra định nghĩa về văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung này
nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất
thể hóa văn hóa, hướng tới tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa độc đáo của các quốc
gia, các dân tộc: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
4



ngưỡng”. Như vậy, văn hóa bao gồm cả lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thể
hiện năng lực sáng tạo độc đáo, riêng biệt của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong qúa trình
vận động và phát triển của mình. Lĩnh vực nghệ thuật là một phần trọng yếu của văn hóa
tinh thần, phản ánh khát vọng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật theo quy luật của cái
đẹp. Ở đây cần làm rõ khái niệm nghệ thuật.
Theo nghĩa rộng: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một loại
hoạt động tinh thần - thực tiễn của con người nhằm sáng tạo hiện thực theo quy luật của
cái đeïp được biểu hiện dưới dạng hình tượng nghệ thuật để đáp ứng những nhu cầu và
khát vọng của con người vươn tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Theo nghĩa hẹp: Loại
nghệ thuật thuần nhất là hình thức sáng tạo đặc biệt, được tạo nên bởi người nghệ sĩ có cá
tính độc đáo, có tâm hồn giàu cảm xúc, có tài năng sáng tạo. Nghệ thuật ở đây là tiếng nói
tình cảm, tư tưởng của con người gửi đến con người nhằm tạo nên sự đồng tình, kêu gọi,
tác động, định hướng cho con người đi vào chiêm ngưỡng, chọn lựa những kinh nghiệm
sống và kinh nghiệm tình cảm, thông qua sự biểu hiện cảm tính, sinh động đơn nghĩa và
đa nghĩa, tả thực và ước lệ, miêu tả và biểu hiện, tạo nên bởi tưởng tượng và hư cấu, đó là
hình tượng.
Nói tóm lại, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, là hoạt động tinh thần thực
tiễn của con người, nó hướng theo quy luật cái đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con
người một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu khát vọng của con người
đạt tới Chân - Thiện - Mỹ. Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì? Cho đến nay vẫn còn nhiều ý
kiến tranh cãi khác nhau nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở bốn điểm
cơ bản sau:
– Văn hóa nghệ thuật là một trong những bộ phận nhạy cảm của văn hóa tinh thần, là
thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ thuật vận hành theo những
quy luật chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thẩm mỹ, đồng thời nó vận động
theo quy luật bên trong của chính mình.
– Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội, vừa có
tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã
hội.

– Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất định như:
chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí,
chức năng dự báo… Không nên tuyệt đối hóa một chức năng nào đó để dẫn đến
phủ nhận các chức năng khác.
– Văn hóa nghệ thuật hiện nay có các tính chất cơ bản là tính giai cấp, tính dân tộc
và tính nhân loại. Ngoài ra giới nghiên cứu còn bàn tới tính nhân dân và tính quốc
tế của nó.
Như vậy, văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa thẩm
mỹ là một thành tố của văn hóa tinh thần. Có thể tán thành định nghĩa sau đây: “Văn hóa
nghệ thuật là sự phát triển những năng lực nghệ thuật của cá nhân và cộng đồng (nghệ sĩ,
công chúng, giai cấp, dân tộc, nhân loại) thể hiện trong hoạt động nghệ thuật nhằm sáng
tạo, lưu truyền và thụ cảm các giá trị nghệ thuật. Hoạt động này bao gồm quá trình sáng
5


tạo, sản xuất, lưu giữ, bảo quản, truyền thông, phổ biến, đánh giá và tiêu dùng các giá trị
nghệ thuật cùng các cơ quan, các tổ chức, các thiết chế bảo đảm cho quá trình hoạt động
này”.
Với định nghĩa trên, văn hóa nghệ thuật đã được xem xét trên một bình diện tổng
quát, bao gồm cấu trúc, chức năng cũng như cơ chế hoạt động của nó, tạo nên một chỉnh
thể hoạt động trong đời sống thực tiễn xã hội. Văn hóa nghệ thuật là một trong những lĩnh
vực quan trọng của đời sống xã hội. Nó là một thành tố quan trọng của văn hóa, một điểm
tựa để suy xét và đánh giá về một nền văn hóa đang hiện hữu.Văn hóa nghệ thuật là sản
phẩm của một nền văn hóa thành văn, thể hiện được cuộc sống xã hội một cách sinh động
thông qua các sản phẩm của chính nó.
Như chúng ta đã biết, không phải ở thời kỳ nào những di sản văn hóa nghệ thuật
cũng chỉ biểu hiện một diện mạo tinh thần của một xã hội, tùy vào thời kì lịch sử mà
những sản phẩm văn hóa nghệ thuật có những diện mạo khác nhau, thể hiện cho một thời
kỳ, một xã hội nào đó. Chính vì thế, khi xã hội thay đổi, văn hóa cũng thay đổi, đặc biệt là
văn hóa nghệ thuật.

2. Văn hóa truyền thống
Văn hóa truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực phổ biến về tư tưởng, tình
cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định,
được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Khi nói đến văn hóa Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa của người dân
Việt từ thuở xa xưa nào đến giờ và từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, với một số những
đặc tính nào đó gắn liền với con người và xã hội văn hóa Việt, làm cho nó khác biệt với
những nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Nó bao gồm tiếng Việt, tư tưởng
Việt, tôn giáo tín ngưỡng Việt, lễ nghi Việt, quần áo thức ăn Việt,... Vì mang những đặc
tính rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam từ nhiều năm qua nên văn hóa dân tộc thường được
đồng hóa với văn hóa cổ truyền hay truyền thống văn hóa Việt. Đó là nền văn hóa mà hầu
hết người Việt Nam chúng ta đều nghĩ rằng nó là của chung của chúng ta do tổ tiên ta
dựng nên từ hơn bốn ngàn năm qua.
3. Nghệ thuật âm nhạc
Âm nhạc là một trong bảy loại hình văn hóa nghệ thuật theo cách phân loại của
Hengel. Đây là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt. Các yếu tố
chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu, âm điệu và những phẩm chất âm
thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Sự sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa, và thậm chí cả định
nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy theo bối cảnh văn hóa và xã hội. Đối với nhiều người ở
nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của họ. Ngay từ thời
thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của
các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và
hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến
sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người.
6


Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của
cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống

một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan
trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có
nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực
tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Vĩ dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích
ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng
cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta,… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm
Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”.
Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ
thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử
chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng
lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được
một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn
miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái
hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta.
Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò
không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông
qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực,
những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị dày vò bởi sự đấu
tranh nội tâm khổ sở, những con người sống dằn vặt và không thoả mãn được đề cập đến
trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người nghe, nâng người nghe lên
một tầm cao bao la về đạo đức. Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình
cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình
yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có
ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi
niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa?
Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn
nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện,
toàn mỹ.

4. Biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội (tiếng Anh: Social change) là một quá trình qua đó những khuôn
mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân
tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không
ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó
không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào,
cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi
trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến
đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. Mọi cái đều biến
7


đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất
cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục. Có nhiều
cách quan niệm về sự biến đổi xã hội, như:
– Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội
hoặc một nếp sống có trước;
– Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội
của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên
của một xã hội;
Riêng những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân, thì ít được các nhà xã hội
học quan tâm và chú ý.
Auguste Comte đưa ra thuật ngữ xã hội học đã tin tưởng rằng khi các nhà xã hội
học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội, thì họ có thể giúp chương trình cho
một tương lai tốt hơn. Auguste Comte cho rằng, biến đổi xã hội là:
1. chắc chắn xảy ra;
2. sẽ theo một con đường phát triển;
3. những tiến bộ đương nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn.
Auguste Comte tin tưởng rằng, thông qua biến đổi xã hội, nhân loại chuyển từ
người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục, và những cái mà chúng ta được

học hoặc được phát triển tiến về con đường tách khỏi sự sắp đặt của Thượng đế vì sự tiến
bộ của nhân loại.
5. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v…v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt
trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương
mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ
kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy
thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các
nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và
những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông
hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá; ngoài ra nó còn
tạo ra một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại
và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn
truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân
chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự “Mỹ
hoá” thế giới.

8


II. NỘI DUNG CHÍNH
1. THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT
NAM (NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC)
Xét ở góc độ khái quát nhất, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nghệ thuật
phản ảnh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể, gợi cảm nhằm thỏa mãn những nhu cầu
hiểu biết, khám phá và sáng tạo của con người. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng tạo nên
một sức mạnh to lớn. Sức mạnh đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật

ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn… Nghệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ để
diễn đạt tình cảm, tư tưởng, tâm hồn của con người theo qui luật của cái đẹp. Nghệ thuật tạo
hình chủ yếu sử dụng hình khối đường nét và các gam màu để thể hiện vật thể dưới dạng tác
phẩm mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ thủ công mỹ nghệ.
Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu vấn đề biến đổi văn hóa nghệ thuật qua
khảo sát nghệ thuật âm nhạc. Vậy âm nhạc là gì và vai trò của nó ra sao trong đời sống
văn hóa Việt Nam hiện nay? Theo nhà mỹ học Hêghen thì âm nhạc là một trong bảy loại
hình văn hóa nghệ thuật (bao gồm: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ, múa, điện
ảnh). Nếu đặt âm nhạc trên bình diện của đời sống văn hóa nghệ thuật thì âm nhạc là một
yếu tố, một bộ phận quan trọng của đời sống văn hóa nghệ thuật, là hoạt động của người
nghệ sĩ biểu diễn, gắn với tác phẩm nghệ thuật, gắn với khán giả vào cộng đồng chính trị,
lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực này. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ về sự biến đổi
trong âm nhạc Việt Nam trong từng quá trình biến đổi của xã hội, đặc biệt trong thời kì xã
hội hiện đại ngày nay. Cuộc sống luôn ồn ào, sôi động, biến đổi không ngừng, vì thế nội
dung và hình thức hoạt động của âm nhạc cũng đổi mới không ngừng.
1.1. Sự biến đổi trong trang phục biểu diễn
Trước hết là sự biến đổi rõ rệt về hình thức, đặc biệt là trang phục của những người
lên sân khấu biểu diễn. Xưa nay, ăn và mặc luôn là hai nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Nếu như ăn là để duy trì sự sống thì mặc là để bảo vệ cơ thể, làm đẹp bản thân. Khi cuộc
sống cải thiện thì nhu cầu ăn mặc càng được nâng cao. Trang phục mặc trên người không
chỉ làm đẹp cho bản thân, khẳng định bản thân mà còn tạo thiện cảm với mọi người. Mặc
đẹp, sang trọng, đứng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường là điều cần
thiết. Nhưng mặc thế nào để không trở nên lạc lõng với mọi người xung quanh mà vẫn
làm đẹp cho cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại là điều quan
trọng.
Có thể nói trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con
người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm, dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một
tác phẩm. Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị,
về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ. Như vậy, trang phục là một nhu cầu vật
chất nhưng đồng thời còn là một hiện tượng về văn hóa.

Trong giai đoạn đất nước hội nhập với thế giới, văn hóa nghệ thuật đã có những
biến đổi nhất định, trang phục biểu diễn của các nghệ sĩ chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong
cách thời trang của các nước phát triển ở cả châu Âu và châu Á. Các ca sĩ Việt có phong
9


cách ăn mặc giống những nghệ sĩ nước ngoài giờ cũng không còn là chuyện hiếm. Các
trang phục biểu diễn của nghệ sĩ đa dạng, phong phú hơn, độc đáo hơn, không còn chịu bó
buộc trong những khuôn mẫu truyền thống. Nghệ sĩ được tự do hơn trong việc lựa chọn
trang phục biểu diễn sao cho phù hợp với những ca khúc mình thể hiện và làm nổi bật cá
tính của riêng mình. Điều đó có thể coi là một sự hội nhập văn hóa, những phát triển trong
văn hóa nghệ thuật. Song đi cùng với sự phát triển và hội nhập vẫn còn tồn tại những mặt
trái.
Trước đây, trang phục biểu diễn của các ca sĩ thường khá kín đáo, thường đó là
quần âu áo sơmi, nếu là váy thì là váy dài. Khi biểu diễn các bài hát về quê hương đất
nước thì các ca sĩ thường mặc áo dài truyền thống. Ngày nay, các chương trình ca nhạc,
phim ảnh của các nước phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ… có mặt trên khắp các
phương tiện truyền thông, qua đó trang phục biểu diễn của nước ta đã chịu ảnh hưởng của
các nước này, trở nên phong phú, đa dạng, độc đáo và sáng tạo hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì sự biến đổi về trang phục biểu diễn
cũng có những vấn đề nảy sinh. Thời gian gần đây, các nghệ sĩ ăn mặc ngày càng
“thoáng” trong biểu diễn. Những trang phục biểu diễn phản cảm như quần soóc siêu ngắn,
áo trong suốt... xuất hiện ngày càng nhiều. Những cụm từ như thời trang gây sốc, thời
trang khoe thân, thời trang xuyên thấu… trở nên quá quen thuộc với những người quan
tâm đến vấn đề ăn mặc của bản thân và xã hội. Trên mặt báo, mạng xã hội nhan nhản
những hình ảnh, tin tức cập nhật về cách ăn mặc không giống ai của nghệ sĩ, người đẹp
Việt. Không chỉ những ca sĩ trẻ tuổi như Đông Nhi, Hương Tràm… mà cả những cả sĩ có
tuổi nghề lâu năm như Phương Thanh, Thu Minh… cũng có lần nằm trong danh sách
những nghệ sĩ ăn mặc phản cảm.
Thời gian qua, trang phục gây sốc của nhiều nghệ sĩ đã khiến dư luận bức xúc.

Các ca sĩ là những người “làm văn hóa”, đáng lẽ phải thể hiện văn hóa thì lại ăn mặc phi
văn hóa. Hơn nữa, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ - những người luôn xuất hiện và gây ảnh
hưởng đối với công chúng lại cổ súy cho phong trào ăn mặc hở hang đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực nhất định đến giới trẻ. Ngoài ra, chính vì ăn mặc như vậy nên trong quá
trình biểu diễn đã xảy ra không ít sự cố gây phản cảm trước mặt công chúng. Việc các
nghệ sĩ ăn mặc phản cảm không chỉ cho thấy về lỗ hổng văn hóa mà còn đồng nghĩa với
việc không tôn trọng công chúng và xã hội của bản thân họ nữa.
Trước những thay đổi của trang phục biểu diễn trong lĩnh vực văn hóa – nghệ
thuật, đã có những quy định và điều luật được ban hành. Dư luận cũng rất hoan nghênh
động thái xử phạt cách ăn mặc phản cảm của giới nghệ sĩ khi biểu diễn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Ở quy định 47 của Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) về “Quy chế
hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” ban hành năm 2004
có ghi các hành vi bị cấm: “Đối với nghệ thuật ca múa nhạc hiện đại: Hóa trang tạo ra
kiểu đầu tóc kinh dị, sơn, nhuộm tóc lòe loẹt, cạo trọc hoặc để tóc quá dài bù xù; trang
phục hở hang, lộ liễu. Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc truyền thống,
dân gian, xiếc, nghệ thuật cổ điển châu Âu: Phục trang, hóa trang trái với thuần phong, mỹ
tục, không phù hợp với đặc trưng loại hình nghệ thuật, không đúng với tính cách nhân vật
và nội dung thể hiện giai đoạn lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật”.
10


Trước khi ra quy định, Cục NTBD có ý tưởng quy định hẳn hoi độ dài ngắn trang
phục nhưng bất thành, do nhiều tranh cãi. Đến cuộc bàn thảo lần hai về Nghị định hoạt
động Biểu diễn nghệ thuật, đại diện Cục vẫn cho rằng rất khó để đưa ra quy định cụ thể
phục trang biểu diễn. Đại diện Cục NTBD cho rằng xét về góc độ chữ nghĩa, trái thuần
phong mỹ tục là chung chung, nhưng lại cụ thể - xét theo quan niệm xã hội Việt Nam:
Những gì chướng tai gai mắt là không được, lên sâu khấu phụ nữ hở hang quá là không
được. Hoặc lộn xộn về giới tính, nam giới mặc nhiều khi như phụ nữ.
Việc tiếp thu, học hỏi các nền văn hóa khác là điều tất yếu để chúng ta không trở
nên tụt hậu so với thế giới nhưng nếu tiếp thu không đúng cách hay áp dụng một cách quá
đà thì sẽ gây ra những hậu quả cho nền văn hóa của đất nước. Tóm lại, trong văn hóa –

nghệ thuật, trang phục biểu diễn cũng có sự thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Khi vẻ
đẹp trong cách ăn mặc truyền thống dần mất đi bản sắc, chúng ta bắt đầu lo lắng trước
những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách
ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới nghệ sĩ ngày nay lại gây đau đầu
cho những cơ quan văn hóa đến vậy. Vì thế, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc trong cách ăn mặc nói chung và trang phục biểu diễn nói riêng cần được chú
trọng và quan tâm hơn nữa.
1.2. Sự thay đổi trong phong cách biểu diễn của các nghệ sĩ
Phong cách biể u diễn bao gồ m có cách hát, phố i khí và vũ đa ̣o. Trong những giai
đoa ̣n trước sáng tác âm nh ạc, biểu diễn âm nhạc và lắng nghe âm nhạc là hình thái thưởng
thức, chia sẻ, đầy tính nghệ thuật và trân trọng lẫn nhau, họ nghe âm nhạc bằng cả trái tim
và sáng tác thể hiện âm nhạc bằng cả tâ m huyế t . Với mỗi tác phẩ m các nha ̣c si ̃ đã sáng tác
bằ ng biế t bao tâm huyế t , biế t bao sức lực để rồ i làm nên những tác phẩ m đươ ̣c mo ̣i người
nhớ đế n maĩ , và một điều nữa những tác phẩm âm nhạc với những ca từ rất đơn gi ản dễ
nhớ dễ thuô ̣c nhưng la ̣i rấ t ý nghiã trong những thời khắ c đó . Và mỗi khi ra tác phẩm các
nhạc sĩ luôn muốn tìm một người ca sĩ có thể thể hiện được những tâm tư tình cảm những
điề u ẩ n chứa trong tác phẩ m của mì nh để khi thể hiê ̣n cho khán giả thì khán giả cũng có
thể cảm nhâ ̣n đươ ̣c điề u đó . Những ca si ̃ trong giai đoa ̣n trước thực sự không có nhiề u
điề u kiê ̣n như những ca si ̃ trẻ ở Viê ̣t Nam bây giờ , họ không có p hòng thu hiên đa ̣i , kỹ
thuâ ̣t xử lý âm thanh tốt, phố i khí và kèm theo đó là những ba ̣n vũ đa ̣o , nhưng những điề u
đó không hề ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng bài hát , những bài hát vẫn đươ ̣c thể hiê ̣n rấ t hay
rấ t sâu sắ c các khán giả rấ t yêu thić h . Vâ ̣y ta ̣i sao các ca si ̃ có thể làm đươ ̣c điề u đó ? Có
thể là do niề m đam mê , do ho ̣ có thể cảm thụ tốt âm nh ạc, và họ hát bằng cả tấm lòng
mình và có thể những bài hát đó phù hợp với hoàn cảnh đó và những ca sĩ đó số ng trong
giai đoa ̣n đó nên ho ̣ có thể cảm nhâ ̣n đươ ̣c mô ̣t cách sâu sắ c bài hát
. Ví dụ như bài hát
cách mạng , bài hát trữ tình , những bài hát này vẫn tồ n ta ̣i cùng năm tháng cho đế n bây
giờ.
Còn ngày nay , sự phát triể n k inh tế - xã hội đã và đang làm thay đổ i nhiề u phong
cách biểu diễn của các nghệ sĩ Viê ̣t Nam hiê ̣n nay . Điều này cũng tạo ra ảnh hưởng hai

mă ̣t tới âm nha ̣c Viê ̣t Nam . Thứ nhấ t , về mă ̣t tích cực với sự phá t triể n của nhiề u phong
cách biểu diễn mới với sự đan xen hòa quyê ̣n vào nhau ta ̣o nên những tác phẩ m mang tính
hiê ̣n đa ̣i thể hiê ̣n đúng những tâm tra ̣ng cảm xúc của giới trẻ . Mặc dù chịu sự ảnh hưởng
11


mạnh từ trào lưu âm nha ̣c nước ngoài đă ̣c biê ̣t là Hàn Quố c nhưng mô ̣t số ca si ̃ vẫn giữ
đươ ̣c phong cách của riêng mình vẫ n luôn tâm huyế t với nghề , vẫn luôn yêu âm nha ̣c bằ ng
cả con tim, họ luôn thể hiện các tác phẩm âm nhạc bằng cả con tim và họ vẫn được nhiều
thế hê ̣ khán giả đón nhâ ̣n. Với sự phát triể n ma ̣nh của công nghê ̣ thông tin và khoa ho ̣c kỹ
thuâ ̣t, với những kỹ thuâ ̣t xử lý âm tha nh tố t đã tao nên tác phẩ m x uấ t sắ c đươ ̣c nhâ ̣n
nhiề u giải thưởng. Ví dụ một số ca sĩ như Hà Anh Tuấn, Mỹ Linh, Thanh Lam,…
Đời sống âm nhạc cần tới sự đa dạng với nhiều xu hướng, nhiều thể loại âm nhạc
và xã hội khuyến khích các tìm tòi sáng tạo mới có ý nghĩa tích cực. Nhưng sự đa dạng,
phong phú và sáng tạo mới phải dựa trên tính thẩm mỹ, trên nền tảng văn hóa. Sự lỏng
lẻo, còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng liên quan đã
phần nào khiến thị trường âm nhạc Việt Nam thời gian qua rơi vào khủng hoảng trong sự
hỗn độn, một số trường hợp như mất phương hướng. Các ca sĩ đã không đầ u tư nhiề u về
giọng nhát và ý nghĩa bài hát mà họ chỉ quan tâm tới vũ đạo và trang phục , họ chỉ biết làm
thế nào có thâ ̣t nhiề u fan rồ i nhiề u catxe . Một hiện tượng đáng buồn nữa trong nghệ thuật
văn hóa hiện nay là thực trạng thuê khán giả, tạo ra không khí giả nhằm thu hút sự chú ý
của công chúng. Đây là một sự thay đổi đáng buồn trong văn hóa nghệ thuật với sự biến
đổi của xã hội hiện nay, sự phát triển và cạnh tranh không ngừng trong giới nghệ thuật.
Chính vì điều đó mà s ự hời hợt, dễ dãi và tính thương mại hóa đang ngày càng lấn
lướt sự nghiêm túc và những chắt lọc, tinh tế vốn có trong âm nhạc và hoạt động biểu diễn
nghệ thuật ở Việt Nam. Ví dụ như , gần đây trường hợp của một người hát karaoke nổi
tiếng trên mạng, người ta gọi anh là ca sĩ Lệ Rơi - đó là một người hát hoàn toàn mang
tính nghiệp dư, giải trí, mang tính cá nhân… không có gì gọi là nghệ thuật, nhưng lại được
hệ thống thương mại đẩy tới mức tổ chức một buổi biểu diễn riêng, thậm chí dự định ra
album riêng, thu bài hát riêng… Dĩ nhiên, tất cả không nghe những thứ đó như một tác

phẩm nghiêm túc, một chương trình biểu diễn nghiêm túc, nhưng nó có thể bán được vé,
bởi người ta vào đó không phải là nghe âm nhạc mà là người ta khều nhau mỉm cười, cười
ngặt nghẽo, cười lăn lộn và thấy vui với trò đó. Âm nhạc không chỉ là phương tiện trong
một thời buổi của thương mại mà còn là phương tiện nằm ở vị trí thấp nhất trong ý nghĩa
phương tiện mà hôm nay chúng ta đang thấy. Thật là khó nói về âm nhạc Việt Nam hôm
nay thế nào, nhưng có thể nói rằng nó ảnh hưởng từ rất nhiều thứ, nó ảnh hưởng luôn cả
một thế hệ những người trẻ lớn lên trong một nền giáo dục của chế độ cộng sản Việt Nam
và chủ nghĩa duy vật, đó là những thứ chạy theo những giá trị tức thời, không biết gọi tên
nó là gì và nó dẫn đến âm nhạc là một trong những biểu hiện đầu tiên âm nhạc mỗi ngày
suy đồi, suy thoái, ở đây âm nhạc chỉ là một phần trong đó.
Bên cạnh đó, hệ thống quảng bá, tuyên truyền âm nhạc, nhất là một số chương
trình âm nhạc trên truyền hình cũng có xu hướng lựa chọn nhạc thị trường như giải pháp
an toàn mà vẫn thu được lợi nhuận. Số cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc ngày càng
nhiều, nhưng chưa thật sự chú trọng chất lượng mà chủ yếu, như vì mục đích kinh doanh,
nên mang đến những sản phẩm thập cẩm, nhạt nhẽo, đôi khi làm trò gây cười hơn là thể
hiện tài năng, sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra, một số tờ báo (nhất là báo, trang tin trên
mạng) cũng cổ xúy xu hướng âm nhạc này khi ngày ngày đăng tải tin tức vô bổ về đời tư
của ca sĩ trẻ, về các scandal, về đời tư của các ca sĩ,... để thu hút đông độc giả. Điều này
12


phần nào khiến nhiều người nghe nhạc, nhất là những người trẻ tin vào các giá trị "ảo",
hay các giá trị ngoài âm nhạc, từ đó dẫn đến lựa chọn lệch chuẩn thẩm mỹ. Dẫu thế nào
thì âm nhạc cũng không phải là môi trường tự do để nghệ sĩ tha hồ đưa ra loại sản phẩm
lệch lạc, vì thế ngoài ý thức trách nhiệm của mỗi người trong nghề, cùng với việc cần phổ
biến những tác phẩm có chất lượng tư tưởng - nghệ thuật tốt, đưa âm nhạc lành mạnh đến
với công chúng nhiều hơn, góp phần nâng cao thị hiếu âm nhạc cho giới trẻ, các cơ quan
chức năng cần chú ý hơn nữa đến trách nhiệm của mình, nhất là các công việc trước biểu
diễn, phát tán, lưu hành sản phẩm mang xu hướng âm nhạc thị trường.
1.3. Sự biến đổi trong cách thưởng thức của khán giả

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội đã được cải
thiện và nâng cao, nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân càng được mở rộng với những
đòi hỏi ở mức cao hơn. Thưởng thức văn hóa nghệ thuật là một nhu cầu chính đáng của
con người. Nhìn trên bề nổi, trong những năm gần đây, số lượng người xem đến các rạp
hát, rạp chiếu phim, triển lãm, đại nhạc hội... không ngừng tăng lên. Mới đây nhất vào tối
ngày 2/10/2014, gần 10.000 người đã có mặt tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) để
cùng tham gia Lễ hội âm nhạc Gió mùa (Monsoon Festival) - một trong những Festival
âm nhạc lớn nhất năm 2014 tại Việt Nam, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ trong và ngoài nước.
Điều đó phần nào cho thấy sự quan tâm hơn của công chúng tới các lĩnh vực nghệ thuật.
Song xét về bề sâu, văn hóa thưởng thức nghệ thuật của một bộ phận không nhỏ
công chúng Việt Nam vẫn chưa cao.Trước hết là ở mục đích thưởng thức nghệ thuật. Có
thể thấy rằng phần đông khán giả tìm đến nghệ thuật để mua vui nhiều hơn là thưởng
thức, tức là để đáp ứng nhu cầu giải trí nhiều hơn là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, tìm kiếm
cái đẹp trong cuộc sống, tâm hồn. Ngày nay chúng ta bắt gặp những hiện tượng, không ít
người thản nhiên mặc đồ ngủ, đi dép lê loẹt xoẹt đến rạp xem nghệ thuật; thản nhiên
“buôn” điện thoại di động oang oang trong khi người khác đang thưởng thức; hay vô tư ăn
quà vặt và nói những chuyện chẳng liên quan gì đến nghệ thuật suốt từ đầu đến cuối
chương trình. Nhiều không gian nghệ thuật dường như bị phá vỡ bởi những tiếng chuông
điện thoại kêu réo, tiếng người lớn nói chuyện ồn ào, tiếng trẻ con la hét... Có những
người dám bỏ cả vài triệu đồng mua vé xem một buổi diễn nghệ thuật, nhưng lại đến
muộn.Thậm chí, có nhiều đôi trẻ còn biến không gian nhà hát, rạp chiếu phim... thành nơi
dành cho những chuyện yêu đương. Hay lại có những trường hợp, các bậc phụ huynh vô
tư đưa con đi xem những vở kịch tâm lý xã hội gán mác “người lớn” với lí do: “Để con ở
nhà chẳng có ai trông, mà lại xin được 4 vé mời nên tiện cho đi luôn”. Vở kịch bắt đầu,
phía dưới hai đứa trẻ thi nhau nói chuyện léo nhéo, rồi nhai bánh kẹo rau ráu. Đến lúc trên
sân khấu có cảnh hai người ôm hôn nhau, hai đứa trẻ ngẩn ngơ thắc mắc không hiểu
chuyện gì đang xảy ra thì bà mẹ mới chịu đưa con ra ngoài. Rồi khi ca sĩ đang say sưa
biểu diễn thì bỗng ở đâu một khán giả chạy lên sân khấu bê bó hoa tặng, rồi lấy tiền dúi
vào tay để thưởng.
Những thói xấu này bắt nguồn từ đâu? Thực ra, nhiều người Việt vẫn giữ thói quen

thưởng thức nghệ thuật miễn phí, tức là chỉ đi xem khi có giấy mời. Lại có nhiều người
sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng mua vé để nghe nhạc hàn lâm, chỉ có điều đi để cho oai, được
tiếng “thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao”, được chụp tấm ảnh đưa lên Facebook với thiên
13


hạ mà thôi. Cũng có người đi xem cùng bạn cùng bè chỉ để cho vui. Số còn lại, những
người đi xem với tâm thế thưởng thức nghệ thuật như một nhu cầu thỏa mãn bản thân thì
chưa nhiều. Ngày xưa người Việt thường hay nghe hát, xem diễn ở đình làng, góc chợ,
thích thì đến xem, không thích thì bỏ đi, người ngồi người đứng, người vừa xem vừa trò
chuyện rôm rả, người chạy ra cho tiền. Đó là những nếp quen tồn tại trong sinh hoạt đời
sống và văn hóa của người Việt trong suốt nhiều thế kỷ. Có lẽ chúng ta vẫn đang chật vật
tiếp nhận “văn hóa nhà hát” du nhập từ phương Tây nhưng cần phải thay đổi để phù hợp
với nếp sống văn minh.
Thứ hai là ở nội dung thưởng thức nghệ thuật. Có thể lấy ví dụ, trong vòng hơn
một chục năm trở lại đây, đời sống âm nhạc Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Bên cạnh
xu hướng âm nhạc chính thống với các tác phẩm được đánh giá có chất lượng tư tưởng nghệ thuật là sự tồn tại rất sôi động của xu hướng âm nhạc thị trường. Tuy mới xuất hiện,
nhưng xu hướng này lại thu hút đông người xem - nghe, chủ yếu là giới trẻ. Sự xuất hiện
và tồn tại của xu hướng âm nhạc thị trường là khó tránh khỏi, bởi đó là một trong nhiều hệ
quả của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa và nghệ thuật diễn ra trên toàn cầu. Thị hiếu
âm nhạc của một bộ phận công chúng dường như đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
khi một số ca khúc có ca từ dễ dãi, thiếu lành mạnh thậm chí tục tĩu vẫn được tán dương,
coi là để giải trí, chưa kể tới loại ca khúc có giai điệu nhạt nhòa, na ná nhau nhưng vẫn
được coi là hit (bài hát được nhiều người yêu thích). Những sản phẩm đó được phát tán,
lan truyền qua mạng Internet đã tác động đến một bộ phận công chúng trẻ, hình thành nên
kiểu thị hiếu âm nhạc không phù hợp với truyền thống văn hóa, không phù hợp với sự
phát triển con người. Bên cạnh sự ảnh hưởng từ xu hướng âm nhạc thị trường trong nước,
phải kể tới ảnh hưởng từ làn sóng âm nhạc nước ngoài, nhất là K-pop (pop Hàn Quốc).
Với số người trẻ hâm mộ dòng nhạc này, họ say mê ngay cả khi họ không hiểu ca từ, chỉ
cần vũ điệu sôi động và ca sĩ đẹp. Các hiện tượng đó cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng

trong năng lực tiếp nhận thẩm mỹ của một bộ phận lớp trẻ. Họ như đang tỏ ra thiếu một
điểm tựa, thiếu một hệ tiêu chí thẩm mỹ đúng đắn để dẫn dắt, lựa chọn hành động giữa
một đời sống âm nhạc ngổn ngang và có lẽ gần như bị bỏ ngơ.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI
Đi tìm lời giải đáp cho nguyên nhân của những biến đổi trong lĩnh vực nghệ thuật
âm nhạc Việt Nam hiện nay, trước hết phải kể đến những tác động của sự biến đổi xã hội
tới văn hóa nghệ thuật mà trong đó toàn cầu hóa là nguyên nhân cơ bản nhất. Trong xã hội
hiện đại, toàn cầu hóa đã và đang là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử phát
triển của nhân loại, mà trong đó lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt dễ
nhận thấy của quá trình toàn cầu hóa. Nhà nghiên cứu người Trung Quốc Mao Xiaolin
cũng đã nói: Toàn cầu hóa là một con dao hai lưỡi, nó tạo ra các cơ hội kinh tế nhưng
đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức cho bản sắc và các nền văn hóa dân tộc.
Thứ nhất, toàn cầu hóa tạo ra sự xung đột giữa văn hóa ngoại quốc với tinh thần
dân tộc của một quốc gia đang phát triển. Không thể phủ nhận rằng văn hóa ngoại quốc
quả thực đã có tác dụng rất lớn để thúc đẩy sự phát triển văn hóa của các nước đang phát
triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của quần chúng nhân dân, khiến cho đời sống văn
14


hóa của người dân thêm phong phú. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa đã
tạo ra sự xung đột giữa quan niệm giá trị hiện đại với quan niệm giá trị truyền thống. Các
quốc gia phương Tây đã lợi dụng cơ hội mở cửa toàn cầu và giao lưu văn hóa để ra sức
truyền bá chế độ xã hội, quan niệm giá trị và lối sống của họ, thổi phồng đa nguyên hóa
văn hóa, đa dạng hóa các giá trị theo chủ trương của họ.
Thứ hai, toàn cầu hóa văn hóa tạo ra sự xung đột giữa văn hóa hiện đại với văn hóa
dân tộc truyền thống. Các quốc gia phương Tây từ khi có sự đột phá về khoa học kỹ thuật
đã khiến cho các sản phẩm văn hóa có được tính giải trí, có giá trị thưởng thức và giá trị
tri thức cao, ngoài ra chúng còn có cả tính hiện đại, tân kỳ, thú vị. Cộng thêm với giá
thành sản phẩm thấp, hợp lý, các sản phẩm văn hóa phương Tây đã chiếm được vị trí cao
trên thị trường thế giới trong một thời kỳ nhất định. Về điều này, David Pearce Snyder,

biên tập viên về lối sống của tờ tạp chí The Futurist (Hoa Kỳ) cũng nhận xét rằng: “... hiện
đại hóa văn hóa sẽ tiếp tục tấn công các nền văn hóa truyền thống của thế giới, khuấy
động những bất ổn về chính trị, căng thẳng về tâm lý và xung đột xã hội khắp nơi.”
Thứ ba, toàn cầu hóa văn hóa dẫn đến xung đột giữa hệ tư tưởng tư sản phương
Tây với hệ tư tưởng của mỗi nước đang phát triển. Mỗi nước đang phát triển thường là có
hệ tư tưởng đặc thù riêng mà, dù là tiến bộ hay phản động, thường là có những khía cạnh
khác với hệ tư tưởng tư sản phương Tây. Do đó, xung đột giữa hai loại hệ tư tưởng này là
điều dễ xảy ra. Đây là điều mà các nước đang phát triển cần phải tỉnh táo ứng phó. Thứ tư,
toàn cầu hóa văn hóa gây nên xung đột giữa sự xâm nhập ồ ạt của thị trường văn hóa toàn
cầu với cơ chế quản lý văn hóa truyền thống của một nước đang phát triển. Trước sức tấn
công mạnh mẽ của thị trường văn hóa toàn cầu, một nước kém phát triển với cơ chế quản
lý hành chính mệnh lệnh, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh theo cơ chế thị trường, rất
dễ gặp phải lúng túng. Đây là một vấn đề bức xúc của một nước đang phát triển.
Theo lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, mọi hành động xã hội đều được
các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt tạo ra các định hướng nhất định để đạt được mục đích. Áp
dụng lí thuyết này để giải thích sự biến đổi xã hội trong lĩnh vực nghệ thuật hiện nay cho
thấy, ngoài tác động của nền kinh tế thị trường thì sự biến đổi còn được lí giải bởi động cơ
gắn liền với mục đích và nhu cầu của chủ thể. Chủ thể ở đây là nhà sản xuất, các tổ chức
đồng tài trợ cho chương trình và những người sản xuất thứ hai là những diễn viên, ca sĩ
biểu diễn trên sân khấu.
Chạy theo cơ chế thị trường hiện nay, trong bất kì một lĩnh vực nào, mục đích cuối
cùng vẫn là lợi nhuận. Để đạt được mục đích ấy con người thậm chí sử dụng những động
cơ không mấy lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Chính
những động cơ đó đã tác động và làm biến đổi nhận thức, hành động của họ. Có thể lấy sự
biến đổi trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh minh chứng cho điều này. Từ trước đến nay
người ta vẫn luôn đề cao và trân trọng nền nghệ thuật vị nghệ thuật, tức là lấy cái đẹp làm
chuẩn mực, làm thang đo để đánh giá óc thẩm mĩ, sự sáng tạo của người thưởng thức nghệ
thuật. Người sáng tác nghệ thuật chân chính không quan tâm đến mặt thực dụng mà luôn
lấy cá đẹp làm cứu cánh, là mục đích tối cùng. Nhưng xã hội thay đổi, con người càng có
15



nhiều nhu cầu thì càng nảy sinh nhiều động cơ để thỏa mãn nhu cầu đó. Những biến đổi
về phong cách biểu diễn, trang phục trên sân khấu hay thị hiếu của khán giả đều bị ảnh
hưởng bởi yếu tố tác động là lợi nhuận. Nghệ thuật vị nghệ thuật đang dần chuyển sang
nghệ thuật vị nhân sinh với những chiêu trò biểu diễn chủ yếu là để tăng lợi nhuận chứ
không hướng tới cái đẹp thực sự. Những người sản xuất tạo ra một sân khấu hoành tráng,
phong cách biểu diễn mới lạ, tranh phục táo bạo có thể phù hợp với thị hiếu của giới trẻ những người thích sự mới mẻ, phong cách. Động cơ mà nhà sản xuất hướng đến là làm
sao thu hút thật nhiều khán giả để tăng lợi nhuận, mà giới trẻ - thế hệ chiếm phần lớn dân
số lại được thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của mình. Động cơ này tác động đến hành
động, suy nghĩ của họ khiến họ phải hành động, suy nghĩ cật lực bất chấp cả những thủ
thuật để đầu tư, sản xuất những chương trình đáp ứng tối đa thị hiếu thưởng thức của
khán giả.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hiện tượng kinh doanh nghệ thuật, thương mại
hóa nghệ thuật, vi phạm bản quyền tác giả và tình trạng thẩm lậu các sản phẩm phản văn
hóa đang có nguy cơ gia tăng. Kinh doanh nghệ thuật (âm nhạc) đã trở thành hoạt động
đưa lại lợi nhuận nhanh nhất. Trước sự tấn công dồn dập của sản phẩm phim ảnh, ca nhạc
từ nước ngoài và từ những chương trình mang tính thương mại ở trong nước, sân khấu và
âm nhạc truyền thống của dân tộc có nguy cơ mất dần khán giả, có khả năng bị lãng quên.
Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một nhà phê bình âm nhạc đã cảnh báo
nguy cơ do xu hướng thương mại hóa nghệ thuật mang tới. Ông cho rằng thị hiếu lớp trẻ
bị dẫn dắt, nếu không nói là bị tha hóa bởi những sản phẩm âm nhạc “làm hàng”. Nhà phê
bình cho rằng những ca khúc “não tình” hoặc kém cỏi được lăng xê, lặp đi lặp lại nhiều
lần, xen kẽ cùng các cuộc bình chọn theo thị hiếu, tạo nên bức màn màu xám đầy nghi vấn
trong dư luận.
Như vậy là trong cơ chế kinh tế thị trường, văn hóa không thể nằm ngoài thị
trường, không thể không trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Xây dựng thị trường
văn hóa, cũng như đưa các sản phẩm văn hóa nghệ thuật lưu thông trên thị trường, đó
không phải là thương mại hóa các hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Thương mại hóa các

sản phẩm văn hóa - nghệ thuật chỉ diễn ra khi người sáng tạo, sản xuất và phân phối các
sản phẩm đó bị chi phối bởi quy luật của lợi nhuận. Có nghĩa là khi các nhà văn, người
nghệ sĩ, các nhà xuất bản, các hiệu sách, các đại lý băng đĩa, các tờ báo, các đài phát
thanh, truyền hình,... chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà quên đi chức năng xã hội to lớn của
mình là mang lại cho xã hội những giá trị tinh thần cao đẹp, thì lúc đó có sự xuất hiện
thương mại hóa. Đồng tiền, với thuộc tính lạnh lùng và vô cảm, sẽ làm nguội lạnh trái tim
và óc sáng tạo của người nghệ sĩ, làm suy thoái lương tâm của người quản lý, người phổ
biến các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật. Ngày nay nghệ thuật tìm đến khán giả như một
cách để tăng lợi nhuận chứ không phải khán giả tìm đến nghệ thuật bởi sự hấp dẫn của nó.
Điều này tất yếu làm nền tảng cho một nền nghệ thuật giả tạo được hình thành. Phía sau
ánh đền sân khấu có nhiều chiêu trò biểu diễn che mắt khán giả. Tất cả đều xuất phát từ
động cơ và mục đích của con người. Nghệ thuật dưới động cơ và mục đích của người sản
16


xuất đã biến thành cái gì đó thực dụng chứ không phải là cái đẹp chân chính phục vụ thị
hiếu của người thưởng thức.
Thế nhưng, bản chất của sự sáng tạo văn hóa, nghệ thuật không đồng nhất với sự
sản xuất các hàng hóa vật chất. Sản phẩm văn hóa nghệ thuật cũng là tài sản, nhưng nó có
thước đo riêng, có quy trình sáng tạo riêng so với quá trình sản xuất các tài sản vật chất.
Sự sản xuất hàng hóa vật chất được quy định chủ yếu bởi kỹ thuật và công nghệ. Người
lao động không thể để lại dấu ấn trong các sản phẩm do mình làm ra. Bằng chứng là khi
những người lao động khác nhau cùng điều khiển một cỗ máy như nhau và cùng sản xuất
một mặt hàng như nhau, thì những sản phẩm do họ làm ra đều giống hệt nhau. Nhưng
trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì khác. Quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình
chuyển tải toàn bộ thế giới tinh thần của người nghệ sĩ vào tác phẩm. Do quy trình sáng
tạo của nghệ thuật khác với quy trình sản xuất các hàng hóa vật chất, nên tác phẩm văn
hóa - nghệ thuật cũng có thước đo khác với các hàng hóa vật chất. Người ta có thể tính ra
giá thành một sản phẩm vật chất cụ thể, nếu biết được để sản xuất ra thứ hàng hóa đó cần
bao nhiêu nguyên nhiên liệu, bao nhiêu thời gian lao động cần thiết và khấu hao máy móc

là bao nhiêu. Nhưng liệu có thể tính được một cách thật chính xác giá thành một tác phẩm
nghệ thuật, khi nguyên liệu, nhiên liệu ở đây là những giá trị vô hình, không cân - đo đong - đếm được? Nguyên nhiên liệu ở đây là tài năng, vốn hiểu biết, là lý tưởng, khát
vọng,... của người nghệ sĩ. Ai có thể cân - đo - đong - đếm được những giá trị đó...? Cái
gọi là giá thành một tác phẩm nghệ thuật, chẳng qua chỉ là một ước lệ, một quy ước mà
thôi. Như vậy, dù các tác phẩm nghệ thuật có trở thành hàng hóa trên thị trường, thì vẫn
phải coi đó là loại hàng hóa đặc biệt. Loại hàng hóa đó hoàn toàn không thích hợp với xu
thế thương mại hóa.
3. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI
Như đã trình bày ở trên, ngày nay xu thế toàn cầ u hóa đã tác đô ̣ng không ngừng
vào xã hội làm xã hội biế n đổ i , mà biểu hiện rõ nhất là biến đổi văn hóa nghệ thuật tro ng
văn hóa âm nha ̣c. Toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ vào n ền âm nhạc Việt Nam hiện đại,
khi thi ̣trường kinh tế mở rô ̣ng các nước giao lưu trao đổ i văn hóa với nhau từ đó ta ̣o ra sự
cạnh tranh đồng thời nó cũng tạo nên sự học hỏi tiếp thu văn hóa lẫn nhau giữa các nước .
Và trước sự mở của như vậy thì sự du nhâ ̣p của các nề n vă n hóa khác sẽ tiế p câ ̣n nước ta ,
mà nước ta là một nước đang phát triển đang trong quá trình hội nhập thì sự du nhập diễn
ra ma ̣nh mẽ hơn. Nhưng mă ̣c dù văn hóa âm nha ̣c các nước du nhâ ̣p vào n ước ta nhưng
nước ta vẫn gi ữ đươ ̣c những nét riêng nét truyề n thố ng của mình . Chúng ta tiếp nhận văn
hóa am nhạc nước ngoài một cách chọn lọc chứ không sao chép nguy ên bản sao cho phù
hơ ̣p với văn hóa Viê ̣t từ đó sẽ ta ̣o nên sự đa da ̣ng trong văn hóa âm nha ̣c Viê ̣t Nam . Ví dụ
như các nha ̣c sẽ trẻ đã có sự kế t hơ ̣p hài hóa giữa truyề n thố ng và hiê ̣n đa ̣i , trong các bài
hát lấy chất liệu d ân gian nhưng la ̣i đươ ̣c phố i theo những thể loa ̣ i nha ̣c hiê ̣n đa ̣i như pop ,
rook,… ta ̣o nên sự hấ p dẫn người nghe.
Âm nhạc là một bộ phận nhạy cảm của văn hóa nghệ thuật, là thành tố trọng yếu của
văn hóa thẩm mỹ. Âm nhạc giữ một vai trò hết sức to lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ, hình
thành nhân cách của con người. Âm nhạc giúp cho con người biết rung động sâu sắc về tình
17


cảm, trước những sự kiện, những con người, những biến cố của lịch sử xã hội và tự nhiên;
trước những điều lành và tội ác, hèn hạ và cao cả, vui sướng và đau khổ, đẹp đẽ và xấu xa…

Con người được trải nghiệm qua những phút giây vui, buồn, sung sướng, lo âu, đau khổ, căm
giận, ngưỡng mộ, yêu thương... Những tác phẩm âm nhạc chân chính sẽ thức tỉnh lòng người,
sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, sẽ giúp cho chúng ta ngày một tiến lên, hướng về phía
tuyệt mỹ chứ không phải lui dần vào chỗ tầm thường, thô thiển, nông cạn. Chính vì thế, sự
hội nhập, giao lưu âm nhạc sẽ giúp cho mọi người dân trên đất nước Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung được thưởng thức cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của mỗi dân tộc để từ
đó đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Bên ca ̣nh đó viê ̣c giao lưu văn hóa âm nha ̣c còn ta ̣o điề u kiê ̣ n cho âm nha ̣c Viê ̣t
Nam đươ ̣c ba ̣n bè quố c tế biế t đế n . Có thể kể đến một số tác phẩm âm nhạc Việt Nam
đươ ̣c dich
̣ sang các tiế ng nước ngoài như Bài hát “Nố i vòng tay lớn” đươ ̣c ông Richar
Fuller nha ̣c si ̃ người Mỹ say mê nha ̣c Triṇ h Viê ̣t Nam dich
̣ ra tiế ng anh và đươ ̣c nhiề u
người yêu thích và đón nhâ ̣n , tiế p nữa là bài “Nhâ ̣t ký của me ̣” do nha ̣c si ̃ Quố c Trung
sáng tác, bài hát này được nhạc sĩ người Nhật phổ lời Nhật và khi hát bên nước Nhật thì
có rất nhiều khán giả yêu thích và ủng hộ . Từ đó chúng ta thấ y rằ ng âm nha ̣c Viê ̣t đã đươ ̣c
ngày càng phát triển với sự ủng hộ không chỉ trong nước mà cả nước ngoài điều đó cho
thấ y âm nha ̣c Viê ̣t vẫn còn rấ t giá tri .̣
Ngoài ra, chúng ta không thể không thừa nhận âm nhạc giữ vị trí cần thiết trong việc
thỏa mãn nhu cầu giải trí. Nhất là trong đời sống hiện nay, con người chủ yếu lao động trí óc,
căng thẳng, dồn nén, sức ép dễ chứng stress. Xã hội càng hiện đại, nhu cầu giải trí càng trở
nên phong phú, sinh động hơn, càng trở thành một nhu cầu to lớn và cấp thiết. Thực chất, giải
trí là một hình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải tỏa những mệt mỏi,
ức chế và phục hồi sức khỏe, đưa cơ thể trở lại trạng thái mạnh khỏe toàn diện cả về thể lực
lẫn tinh thần. Giải trí cũng chính là cách nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của
con người. Giải trí cũng chính là yêu cầu điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian
rỗi một cách có hiệu quả. Trong điều kiện mở cửa, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế, các
hoạt động giao lưu âm nhạc sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của xã hội,
tạo nên các sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú, nhất là của thanh thiếu niên. Đồng thời nó
góp phần vào củng cố và tăng cường tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, làm động lực

thúc đẩy văn hóa nghệ thuật nói chung, nền âm nhạc nói riêng của đất nước ta phát triển. Vì
vậy, quan tâm và tạo điều kiện để nền âm nhạc ngày càng phát triển là một trong những
nhiệm vụ bức thiết đặt ra để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một khía cạnh tích cực nữa của sự giao lưu, hội nhập văn hóa nghệ thuật nói chung
và nền âm nhạc Việt Nam nói riêng là khi toàn cầ u hóa nề n kinh tế phát triể n thì đời sống
con người đươ ̣c nâng cao , từ đó chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng cải thiê ̣n và nhu cầ u tinh thầ n ngày
càng nâng cao hơn . Những yếu tố đó tác đô ̣ng vào nề n âm nha ̣c làm cho văn hóa âm nha ̣c
phải chất hơn , tinh tế hơn , yêu cầ u các nhạc sĩ ca sĩ phải đầu tư hơn không chỉ về giọng
hát mà cả phong cách biểu diễn và trang phục biểu diễn và điều đó sẽ đáp ứng nhu cầu của
khán thính giả.

18


Như vậy, tăng cường giao lưu, hội nhập sẽ góp phần làm đa dạng nền văn hóa của mỗi
dân tộc. Và chính sự đa dạng ấy đã góp phần làm nên nền văn hóa của mỗi dân tộc nói riêng
và nền văn hóa thế giới nói chung ngày càng phong phú, đa dạng, đa sắc, đa hương. Nói như
tiến sĩ Phạm Quang Nghị -Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin trong bài phát biểu tại Hội nghị
khu vực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về “Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh
vì hoà bình và phát triển bền vững”: “Càng tăng cường hội nhập và giao lưu, người ta càng
phát hiện thấy nhiều giá trị đặc sắc phong phú, muôn hình, muôn vẻ trong nền văn hóa của
mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Giao lưu hội nhập không chỉ không xoá mờ những giá trị
khác biệt mà càng làm cho nó trở nên nổi bật, đặc sắc và phong phú hơn. Đó vừa là nhận
thức mới, vừa là thực tiễn mới. Đối với văn hóa, không thể nói nền văn hóa này là ưu tú, nền
văn hóa kia là không có giá trị. Văn hóa nhân loại giống như một bầu trời đầy sao, nếu chúng
ta chăm chú ngắm nhìn thì vì sao nào cũng lấp lánh.”
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Trước
hết đó là những tác động đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Giới trẻ là những người năng
động, linh hoạt, nhạy bén với cái mới, họ tiếp thu và học hỏi nhanh có lẽ bởi vậy mà họ dễ
bị cuốn theo các xu hướng dù xu hướng đó tốt hay xấu. Việc một bộ phận các nghệ sĩ mặc

những trang phục biểu diễn phản cảm đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ. Thời
gian gần đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cô gái đi trên phố với những bộ quần áo
hở hang như áo hai dây, quần sooc ngắn hay những chiếc váy trong suốt… hay các chàng
trai mặc những bộ đồ bó sát, đủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt. Như vậy, trang phục biểu diễn
phản cảm của nghệ sĩ đã góp phần làm cho phong cách ăn mặc của giới trẻ trở nên thoáng
hơn, kì quái, lố bịch hơn.
Ngày nay, sự hời hợt, dễ dãi và tính thương mại hóa trong văn hóa nghệ thuật làm
cho khán giả - những người thưởng thức nghệ thật không còn coi trọng các giá trị nghệ
thuật đích thực nữa. Khán giả bây giờ dường như không quan tâm đến giọng hát của các
ca sĩ mà họ chú trọng hơn vào ngoại hình của ca sĩ, họ không để ý đến nội dung bài hát có
ý nghĩa hay không mà họ chỉ thích những bài hát nghe vui tai, sôi động. Những thói quen
xấu trong cách thưởng thức nghệ thuật của một bộ phận khán giả như đã nêu ở trên nếu
không có những biện pháp khắc phục sẽ hình thành một “văn hóa” thưởng thức “không có
văn hóa”. Các bài hát có nội dung nhạt nhẽo với ca từ dễ dãi, thiếu lành mạnh thậm chí tục
tĩu vẫn được phát tán, lan truyền ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của giới trẻ, làm
giới trẻ có những quan điểm sống lệch lạc. Với lớp trẻ, do những yếu tố làm nên thị hiếu
thẩm mỹ còn chưa sâu sắc, chưa cơ bản, cho nên khả năng đánh giá, sự lựa chọn thẩm mỹ
chưa định hình rõ nét. Vì thế, xã hội và thế hệ đi trước cần giúp họ từng bước hình thành
thị hiếu thẩm mỹ, chứ không thể chỉ có chạy theo để thỏa mãn nhu cầu, sở thích của họ.
Ngay cả khi trong lớp trẻ hình thành các nhóm sở thích, cũng không nên coi đó là một
trong các tiêu chuẩn sáng tạo nghệ thuật; vì sở thích ấy thường tương tự như một thứ trào
lưu, không phải khi nào cũng được dẫn dắt bởi một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, lành
mạnh.
Một tác động tiêu cực nữa của sự biến đổi đó là thị trường âm nhạc đặt trên yếu tố
chính: cung - cầu đã cuốn hút người nghệ sĩ vào vòng quay của nó và làm cho người nghệ
19


sĩ lệ thuộc quá nhiều vào thị trường, ít người thoát được xoáy của cơn lốc này để làm
những gì mà mình thích, mình muốn nhằm có những cống hiến thật sự cho nghệ thuật.

Ngày nay, tìm được những người tâm huyết không phải là điều dễ dàng. Các ca sĩ trẻ cho
ra rất nhiều album nhưng không quan tâm đến vấn đề chất lượng, mà chỉ nhằm mục đích
duy nhất là để tăng catxe. Nhiều nhạc sĩ dù có tài năng và đam mê nhưng phải sáng tác
cho phù hợp với đối tượng ca sĩ đặt hàng. Điều này đã làm cho sự tự do sáng tạo nghệ
thuật bị thu hẹp, chưa kể có khi phải viết theo sự “chỉ đạo” của người đặt hàng. Vô tình
mà họ đã đánh mất những tố chất đáng quý của cá tính người nghệ sĩ. Những ca khúc của
họ không còn là những khám phá sáng tạo nghệ thuật đúng nghĩa nữa. Thị trường âm nhạc
có nhiều tiến bộ nhưng cũng có mặt trái của nó. Điều mà chúng ta lưu tâm nhất là nó đã
cướp đi tâm huyết của những người có tâm huyết - điều rất cần cho những người làm nghệ
thuật và cho sự phát triển của nghệ thuật.
4. SỰ DUY TRÌ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Có thể nói rằng, vấn đề bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa là một vấn đề
lớn, vừa có ý nghĩa lý luận lâu dài, vừa mang tính thực tiễn cấp bách, đòi hỏi sự lý giải
trong một thời gian ít bị câu thúc của các chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở Việt
Nam, trong nhiều cuộc diễn đàn, có nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa tuy công nhận toàn
cầu hóa văn hóa là “một xu hướng khách quan, tất yếu, không thể ngăn cản”, nhưng họ
vẫn lo ngại và khuyến cáo về một “sự đồng nhất đơn giản, tẻ nhạt, và nghèo nàn”.
Bản sắc không hề là một cái gì cố định, tĩnh tại, bất biến. Nhưng chừng nào chủ thể
mang bản sắc còn tồn tại thì bản sắc không bao giờ mất mà chỉ biến đổi theo thời gian.
Quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa nói chung và giao lưu văn hóa nghệ thuật âm nhạc nói
riêng đã tạo điều kiện học hỏi, tìm hiểu về truyền thống và thành tựu văn hóa nghệ thuật của
các nước và các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp, tạo
tiền đề cho nhiều chương trình, dự án mới phát triển. Đồng thời qua đó, các văn nghệ sĩ Việt
Nam có dịp để thể hiện tài năng, năng lực sáng tạo và thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc
mình trên thế giới. Đưa những nét đặc sắc, đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam giới thiệu
với các nước, tạo cơ hội gần gũi, rút ngắn khoảng cách của Việt Nam với khu vực và thế giới,
góp phần làm đa dạng, phong phú hơn cho nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và bạn bè
quốc tế. Với nội dung phong phú giàu bản sắc dân tộc, biết khai thác các chất liệu truyền
thống, các chương trình âm nhạc nghệ thuật của Việt Nam đã từng bước chiếm được cảm tình
khán giả ở nước ngoài. Bà Selima - Bộ trưởng Quốc vụ Khanh văn hóa Băngladesh, trong

chuyến thăm chính thức Việt Nam đã phát biểu: “Nhân dân Băngladesh còn nhớ mãi những
nghệ sĩ xinh đẹp với những chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam đã để lại
nhiều ấn tượng khó quên trong lòng khán giả”.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thông qua tạo dựng, bồi đắp và gìn
giữ hệ giá trị văn hoá đóng một vai trò quan trọng với bất cứ một dân tộc, đất nước nào.
Đó chính là sự khác biệt, căn cước, bản lĩnh của xã hội mà hệ giá trị đó tồn tại. Từ nền
tảng truyền thống, những giá trị văn hóa cổ truyền đã được bảo tồn và phát huy cho đến
nay, đang tạo ra hệ giá trị văn hóa mới của thời hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực, chúng ta còn gặp vô vàn những mặt tiêu cực và thách thức. Đặc biệt là sự hội
20


nhập toàn diện, quá nhanh chóng với bên ngoài đã tạo nên những cú sốc văn hóa, để rồi
xuất hiện hành vi lệch chuẩn trong đời sống xã hội, có tác động tiêu cực tới quan niệm,
cách suy nghĩ và lối sống của con người Việt Nam. Bên cạnh đó những giá trị văn hóa
trong bối cảnh hiện đại lại chưa định hình rõ ràng hoặc đang trong thời kỳ định hình, thiếu
trải nghiệm thực tế; nhiều quan niệm, giá trị đang chỉ hình thành trên lý thuyết, cần thực tế
chứng minh tính ưu việt, đúng đắn của nó. Đồng thời, nhiều hệ giá trị truyền thống không
còn phù hợp với bối cảnh của thời đại đang dần bị đào thải, mất đi; nếu không bản thân nó
cũng có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ. Việc tìm ra hệ giá trị văn hóa Việt Nam; cấu
trúc, phân loại hệ giá trị văn hóa; sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong văn hóa nghệ thuật
Việt Nam, bảo tồn hệ giá trị văn hóa truyền thống trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam
trong phát triển xã hội; những giải pháp để phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam... là
rất cần thiết.
Làm thế nào để nâng cao trình độ thưởng thức của công chúng, giữ được nền văn
hóa đậm đà bản sắc nhưng cũng không ngừng tiếp thu học hỏi những sự đa dang, phong
phú của văn hóa thế giới? Câu trả lời nằm ngay ở chính công chúng. Công chúng không
chỉ là chủ thể thưởng thức nghệ thuật mà còn có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và
phổ biến đại chúng của tác phẩm nghệ thuật. Nền nghệ thuật của một dân tộc chỉ có thể
phát triển và thăng hoa khi mỗi công dân biết tôn trọng những sáng tạo nghệ thuật và có

thái độ thật sự nghiêm túc khi tiếp nhận, thụ hưởng các thành quả nghệ thuật đó. Ðây cũng
chính là cơ sở để công chúng có thể tự khách quan sàng lọc, tôn vinh những giá trị nghệ
thuật đích thực và phủ nhận những yếu tố phi nghệ thuật. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết,
cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục nghệ thuật cho công chúng, bao gồm cả việc
giáo dục về nghệ thuật và giáo dục thông qua nghệ thuật. Những thế hệ tương lai phải
được đào tạo cơ bản về cách cảm thụ những tác phẩm nghệ thuật ở mọi lĩnh vực từ cấp
học mẫu giáo tới khi trưởng thành. Không chỉ trang bị những kiến thức về nghệ thuật, các
em còn cần được dạy cách giao tiếp, ứng xử với nghệ thuật. Ðây là điều mà giáo dục Việt
Nam đang còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, trong khi nhiều nước trên thế giới đã xác định
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược “trồng người”. Thậm chí, để tạo
thuận lợi cho việc phát triển giáo dục văn hóa nghệ thuật, nước bạn Hàn Quốc còn ban
hành cả Luật hỗ trợ Giáo dục văn hóa và nghệ thuật (năm 2005) nhằm cung cấp khung
pháp lý và các hướng dẫn cho việc thực thi chính sách giáo dục nghệ thuật, văn hóa. Bên
cạnh việc chú trọng giáo dục nghệ thuật cả ở bề rộng và chiều sâu trong nhà trường ở
nước ta, nên đa dạng hóa các chương trình giáo dục văn hóa cho cộng đồng; phát triển
nguồn nhân lực và đào tạo các nhà giáo dục nghệ thuật; xây dựng mạng lưới hợp tác về
giáo dục văn hóa nghệ thuật; đồng thời chú ý xây dựng các thiết chế để hỗ trợ cho công
tác giáo dục nghệ thuật được phát triển rộng khắp. Theo nhà văn, nhà phê bình điện ảnh
Tô Hoàng thì giữa lúc tưởng chừng văn hóa nghệ thuật truyền thống đã bị lãng quên thì
những chương trình như Tiếng hát mãi xanh (Đài HTV), Giai điệu tự hào (Đài VTV) vẫn
được đón nhận nồng nhiệt. Hay những vấn đề về đơn ca tài tử Nam bộ, quan họ, hát chèo,
hát xẩm… khi đưcc quảng bá đúng cách đã được khan giả từ già đến trẻ đón nhận. Sự
phối hợp giữa các ngành liên quan với những biện pháp thiết thực trong một chiến lược
lâu dài, nhất định sẽ dần xây dựng được văn hóa thưởng thức nghệ thuật trong số đông
21


công chúng, góp phần vào sự phát triển của đời sống văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói
chung.
Trước đây, nghệ thuật thường được định hướng và vận động theo một trục tuyến

tính. Ngày nay, thực tiễn nghệ thuật đã đổi khác, những chủ đề, nội dung của các tác
phẩm nghệ thuật không chỉ được nhìn nhận trong tính thống nhất toàn thể, tính ổn định,
tính hợp lý, mà còn được được nhìn nhận dưới góc độ của hoàn cảnh tạm thời, ngẫu
nhiên. Thực tiễn này mở ra sự đa dạng trong khuynh hướng sáng tạo, tiếp nhận nghệ thuật,
tạo điều kiện cho công chúng tự do lựa chọn cho mình khuynh hướng thẩm mỹ riêng
không đóng khung trong phạm vi của một quốc gia, dân tộc mà mở rộng ra rất nhiều loại
hình nghệ thuật mới. Trước những thay đổi trong tiếp nhận nghệ thuật của công chúng,
bên cạnh việc nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích phát triển nghệ thuật truyền
thống, cần phải khuyến khích, hỗ trợ các loại hình nghệ thuật mới, mở rộng thời lượng
cũng như đa dạng hóa các nội dung, hình thức đối với các chương trình văn hóa nghệ
thuật tại hệ thống các đài phát thanh truyền hình, cơ quan báo chí, các nhà xuất bản, các
hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng làm cho khối lượng và chất lượng sản
phẩm văn hóa được tăng nhanh và có tính định hướng, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu thị
hiếu của người dân hiện nay, có tác dụng tuyên truyền giáo dục nhận thức về văn hóa
thẩm mỹ. Điều này là phù hợp và cần thiết trong quá trình hội nhập, giao lưu để phát triển
văn hóa trong thời đại truyền thông. Quan trọng hơn là sự thay đổi tư duy, việc sản xuất
nghệ thuật cần phải thoát khỏi xu hướng chạy theo những giá trị ảo, dàn dựng thật hoành
tráng để kiếm tìm huy chương, giải thưởng,… mà chú ý nhiều hơn tới hiệu ứng với công
chúng, đi đúng định hướng khi “bán” cái công chúng “cần” chứ không phải chỉ “bán”
những gì mình “có”. Nhiều vở diễn tham dự các kỳ liên hoan, nhiều festival âm nhạc đã
đủ sức chinh phục khán giả. Tóm lại, việc nghiên cứu tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu văn
hóa của người dân là vô cùng cần thiết, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần
lành mạnh, phong phú của xã hội.

III. KẾT LUẬN
Nhân loại đang bước sang thiên niên kỷ thứ ba, xu thế giao lưu, hội nhập, toàn cầu
hoá kinh tế đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới. Hòa chung vào dòng chảy nhân loại,
Việt Nam đã và đang từng bước đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa, mở
rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết
hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, ra sức thực hiện thành công chủ nghĩa xã

hội. Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân ta luôn xác định, kinh tế
là trung tâm, “văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội”. Văn hóa muốn thực hiện thành công nhiệm vụ của mình thì
không thể không giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác trên thế giới. Chính vì thế,
đẩy mạnh giao lưu văn hóa nói chung và giao lưu văn hóa nghệ thuật âm nhạc nói riêng với các
nước trên thế giới luôn luôn là một nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ thiết yếu, nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn
mạnh: “Làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới; tiếp thụ có
chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, phổ biến những kinh nghiệm tốt xây
22


dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động,
đồi trụy” .
Có thể nói, giao lưu văn hóa là một kênh thông tin chủ đạo nhằm giới thiệu hình
ảnh, đất nước, con người Việt Nam với bạn bè các nước trên thế giới. Nó giúp cho thế
giới hiểu chúng ta hơn, tăng cường sự hợp tác, tranh thủ thêm nhiều nguồn lực và kinh
nghiệm trong việc xây dựng xã hội mới. Qua giao lưu, nền văn hóa nghệ thuật phong phú,
đa dạng, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta được bạn bè khắp năm châu biết
đến. Từ đó, tạo cho Việt Nam có một vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời, thông qua
giao lưu, chúng ta có thể tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngoài vào, làm phong
phú thêm đời sống tinh thần của dân tộc, tạo điều kiện phát triển văn hóa dân tộc và ngăn
chặn những ảnh hưởng tiêu cực của những biểu hiện phản văn hóa, ảnh hưởng xấu đến
thuần phong mỹ tục, những nét hay, nét đẹp của văn hóa nước nhà.
Giao lưu văn hóa nghệ thuật nói chung và giao lưu âm nhạc nói riêng là một trong
những hoạt động có ý nghĩa to lớn để thúc đẩy văn hóa Việt nam phát triển. Trong quá
trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc đẩy mạnh
giao lưu văn hóa nghệ thuật một cách đúng hướng sẽ góp phần to lớn vào việc khẳng định bản
sắc và bản lĩnh dân tộc, đồng thời là cơ hội và điều kiện để chúng ta đổi mới và nâng cao tính hiện
đại và tính quốc tế của văn hóa nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, đóng góp vào sự đa dạng và thống

nhất của nền văn hóa nghệ thuật biểu diễn thế giới.
Bài học từ những nước đang phát triển cho thấy, với sự mở cửa hướng ngoại tập
trung vào kinh tế thì văn hóa truyền thống dễ bị xem thường. Sự du nhập ào ạt, thiếu chọn
lọc các sản phẩm văn hóa từ bên ngoài dẫn đến tình trạng tha hóa, lai căng và hủy hoại các
giá trị văn hóa nền tảng tinh thần của xã hội, khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa. Có một nhận định thật chí lý rằng, kinh tế mất đi có
thể lấy lại được, còn văn hóa nếu mất đi là mất luôn, vĩnh viễn. Xuất phát từ yêu cầu hiện
đại hóa đất nước trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu với nước ngoài, chúng ta vừa
phải biết kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; vừa phải đấu
tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại,
lai căng, mất gốc; vừa ra sức tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người để hình thành nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ngang tầm thời đại.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Văn Bính, 2013, Thương mại hóa và văn hóa.
< [Ngày truy cập 19 tháng 10 năm 2014].
2) Nguyễn Văn Dân, 2006, Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, 98 -128.
3) Lê Hương, 2011, Sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật trong thời đại truyền thông.
< [Ngày truy cập 10 tháng 10 năm 2014].
4) Phan Hồng Giang, 2011, Toàn cầu hóa và vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc.
< . [Ngày truy cập 19 tháng 10 năm 2014].
5) Nguyễn Thanh Liêm, 2010, Những biến đổi trong văn hóa Việt Nam.
< />[Ngày truy cập 9 tháng 10 năm 2014].
6) Dương Xuân Sơn, 2007, Toàn cầu hóa – Những mặt tích cực và tiêu cực, ảnh
hưởng của nó đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Khoa Báo chí
– ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

7) Mai Thị Kim Thanh, 2012, Giáo trình xã hội học văn hóa, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
8) Hồng Trang, 2013, Văn hóa thưởng thức nghệ thuật,
< />46902.html>. [Ngày truy cập 8 tháng 10 năm 2014].
9) Sự phát triển của văn hóa Việt Nam, < [Ngày truy cập 8 tháng 10 năm
2014].
10) Trần Quốc Vượng (chủ biên), 2013, Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
1)

24



×