Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phạm trù mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học - 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.09 KB, 7 trang )


15

có vị lãnh tụ là Chủ tịch Hồ Chí Minh. ở Người đã kết tinh những phẩm chất tiêu
biểu nhất của một lãnh tụ vô sản. Thắng lợi của "cách mạng Việt Nam, ngót lửa thế
kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và
rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam, người vun
trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh
tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại,
người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.
II. Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
1. Khái niệm nhân tố con người, chiến lược con người
Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan
điểm Mác - Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể
của lịch sử. Trong thời igan gần đây, xuất hiện nhiều khái niệm: nhân tố con người,
nguồn nhân lực, nguồn lực con người, phát triển người… Khái niệm nhân tố con
người đ• được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập với những góc độ khác
nhau, cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả đề cập dưới góc độ quản lý, có tác giả đề
cập dưới góc độ phân tích tâm lý - xã hội. Trong tài liệu triết học - xã hội về nhân tố
con người cũng nổi lên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu trung lại, có hai cách
tiếp cận chính:
- Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt,
những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí
lực và thể lực của mỗi người quyết định.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

16

- Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc
trưng, năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động
khác nhau.


Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là
nhân tố xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người. Nhưng sự khác nhau là quan
niệm thứ nhất lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất, năng lực được
thể hiện trong hoạt động. Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm
chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện nó.
Từ đây, có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là:
nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể
tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt
động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một
quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định.
Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố "người" với các yếu
tố khác: kinh tế, chính trị, xã hội… trong đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là để
khẳng định vai trò của nhân tố "người" đối với các yếu tố đó. Tức là không có khái
niệm nhân tố con người tách khỏi hoạt động, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xa hội.
Tịch cực hoá nhân tố con người là phát hiện, như bộc lộ, hình thành và sử dụng
tiềm năng sáng tạo của người lao động và phát huy nhân tố con người chính là chăm
lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối
đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

17

phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Đây cũng chính là quá
trình làm cho mỗi con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử
Phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị
thể chất, vật chất. Con người ở đây được xem xét như một tài nguyên, một nguồn
lực. Vì thế, phát triển người hoặc phát triển nguồn lực con người trở thành một lĩnh
vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như
vật lực, tài lực, nhân lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm.

Lịch sử phát triển nhân loại là lịch sử giải phóng từng bước con người cả vật chất và
tinh thần. Và không phải đến chủ nghĩa xã hội mới bàn đến chiến lược con người,
khai thác yếu tố người, vì trong lịch sử, không chế độ nào tồn tại lại không nhắc đến
yếu tố người, nhưng vấn đề là khai thác, phát huy theo lợi ích giai cấp nào và bằng
phương thức nào. Thực chất chiến lược con người là tạo ra môi trường xã hội kích
thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu tối đa của con người trong
những điều kiện lịch sử cụ thể. Đó là môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính
trị xã hội, môi trường văn hoá xã hội.
2. Chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới. Sự
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước theo lối "vựot trước, đi tắt, đón đầu" nhất thiết gắn liền
với phát triển con người và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới. Đảng ta khẳng định lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

18

Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau:
Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn
minh nhân loại, nó tồn tại khách quan trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường phải có sự quản lý của Nhà nước. Thực chất của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức vừa dựa trên
nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản
chất của chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn chứng minh, những chính sách kinh tế của
Đảng và Nhà nước ta trong gần 20 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên động lực kinh tế
giải phóng sức sản xuất, trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xây dựng con người Việt Nam mới.
Hai là, ổn định chính trị và mở rộng dân chủ. Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào, dù ở
chế độ chính trị nào cũng cần có sự ổn định chính trị - xã hội. Bởi vì, đó là tiền đề
để phát triển và tiến bộ xã hội. ổn định chính trị, trước hết thể hiện sự ổn định hệ
thống chính trị, cơ cấu hợp lý và thể chế chính trị hoàn chỉnh. ở Việt Nam, khi bước
vào công cuộc đổi mới, vấn đề quan trọng được đặt ra giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị là phải có sự kết hợp ngay từ đầu, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm,
và từng bước đổi mới chính trị, nhằm làm cho hệ thống chính trị phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là quá trình
củng cố và phát triển hệ thống chính trị từ nền tảng kinh tế của nó. Mục tiêu đổi mới
hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ xa hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ
quyền làm chủ của nhân dân.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

19

Ba là, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. Ngày nay, cùng với việc đổi mới
công nghệ, phải chú ý đổi mới công tác giáo dục, với phương châm: "Giáo dục cái
mà đất nước cần, chứ không phải giáo dục cái mà ta có". Mặc khác, giáo dục toàn
diện: giáo dục chính trị, giáo dục lao động nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, phải sử
dụng nhiều hình thức giáo dục đào tạo đa dạng phong phú, tạo điều kiện cho con
người tự giác, tự giáo dục, chủ động sáng tạo. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu
tư cơ bản, đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, đầu tư cho tương lai Không phải
ngẫu nhiên mà ở nhiều nước trên thế giới, trong kế hoạch phát triển đất nước, các
quốc gia này đều đặt giáo vào hệ thống ba chiến lược: giáo dục khoa học và mở
cửa.
Có thể nói, ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua
ở thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong cách
mạng khoa học và công nghệ.
Bốn là, mở rộng giao lực quốc tế, Để tạo điều kiện cho con người Việt Nam sáng

tạo tránh được những sai lầm quanh co, để đưa đất nước đi lên tiến kịp trên con
đường tiến hoá của nhân loại đòi hỏi phải kết hợp việc tổng kết kinh nghiệm trong
nước và kinh nghiệm của thế giới. Không chỉ tìm phương thức, hình thức xây dựng
chủ nghĩa xã hội nội bộ nước mình, dân tộc mình, các nước xã hội chủ nghĩa mà
còn tìm ngay trong các nước tư bản chủ nghĩa. Tiếp thu có phê phán chọn lọc những
giá trị phong phú của loài người sẽ tạo thành một động lực mạnh mẽ để hình thành
từng bước một chủ thể mới của lịch sử - con người Việt Nam mới vừa mang bản
chất giai cấp công nhân, vừa đại biểu cho sự phát triển của dân tộc. Và chắc chắn
rằng "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

20

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai
cùng với các nước phát triển trên thế giới".
Kết luận
Ngày nay, với cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã dần dần đi đến
khẳng định sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển.
Trong sự phát triển con người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với
nó là vai trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người.
Đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta phải coi nhân tố con người là nhân tố quyết
định, từ đó phải nâng cao dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ
và nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm hồn thấm đượm sâu bản sắc dân
tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp thành
xã hội công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cuộc đại thắng của dân
đã đi vào lịch sử suy cho cùng là thắng lợi của chính con người Việt Nam. Bài học
đó còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn
và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta
sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với kiến thức và sự cố gắng, em đã hoàn thành bài tiểu luận song không tránh khỏi

còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được lời nhận xét và đánh giá của thầy để em
rút kinh nghiệm trong những bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
tài liệu tham khảo
1. Phạm Minh Hạc, nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

21

2. Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính
trị quốc gia, 2002.
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc, Nxb Chính trị
quốc gia, 2001.
4. Ngô Đình Giao (chủ biên), Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta,
Nxb Chính trị quốc gia, 1996.
5. Nguồn chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010, Khoa giáo Trung ương,
Hà Nội, 2000.
6. Dự thảo tầm nhìn Việt Nam 2020, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 2001.
7. Phạm Minh Hạc, Tổng kết mười năm (1990 - 2000) xoá mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học, Nxb Chính trị quốc gia, 2000.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×