Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN KHÊ, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN KHÊ,
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Sinh viên thực tập

: Lê Thị Ngân

Mã sinh viên

: DH00301127

Lớp

: DH3QD3

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Oanh

Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt
nghiệp em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá
nhân


Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy giáo, cô giáo
giảng viên khoa Quản lý đất đai - Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho em trong quá trình
học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị bên chi nhánh văn phòng đăng
ký đất đai huyện Mê Linh, tp. Hà Nội; cán bộ địa chính xã Văn Khê đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết và tạo điều
kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Trần Thị
Oanh người đã định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ và dìu dắt em trong quá trình
thực tập và hoàn thành đồ án.
Em xin trân thành cảm ơn đến các bạn bè và người thân đã chỉ bảo,
giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian quá trình học tập và tốt
nghiệp.
Do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên nên không tránh khỏi những sai xót trong quá trình thực hiện đồ án.Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có điều kiện bổ
sung, nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Văn Khê, ngày tháng 5 năm 2017

2


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài


Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh
tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không
thể thay thế đươc, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của
sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả
sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra
lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và
bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức
sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những
nhu cầu ngày càng tăng đó. Vậy là đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn
về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên
và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến
sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra
mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc
đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản suất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại
hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được
các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông
nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Xã Văn Khê là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Mê
Linh, cách trung tâm huyện 3 km, nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía
Tây Nam, với tổng diện tích tự nhiên 1327,08 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp của xã là 946,45 ha. Là một xã thuần nông, sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu là các cây lúa, ngô, đậu tương và các cây rau màu, cụ thể: Bí xanh, cà
chua, hành tây; các loại: Hoa hồng , hoa cúc. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp

của xã còn gặp khó khăn, các sản phẩm nông sản chưa có đầu ra ổn định, cơ
sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản
xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những
năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp
và đặc biệt là đất canh tác bị giảm nhiều. Trong khi đó, dân số gia tăng dẫn
3


đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đất
canh tác.
Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã khai thác và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết
sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này thì
việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng
đất và loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã Văn Khê-huyện Mê LinhThành phố Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (LUT) trên địa bàn
xã.
Định hướng các loại hình sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp
với địa phương.
Đề xuất các giải pháp hợp lí nhằm sử dụng đất canh tác có hiệu quả theo
hướng sản xuất nông nghiệp bền vững.
3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở
địa phương.
Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy
Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.

Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2.
-

-

4


Chữ viết tắt

5

Chữ viết đầy đủ

GTSX

Giá trị sản xuất

CPTG

Chi phí trung gian

GTGT

Giá trị gia tăng

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn


BVTV
CNH – HĐH

Bảo vệ thực vất
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

FAO

Tổ chức lương thực và nông
nghiệpLHQ

LUT

Loại hình sử dụng đất



Lao động

N, P, K

Đạm, lân , kali

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân

UNPD

Chương trình phát triển liên hợp
quốc


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận
1.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1.
Khái niệm về đất đai

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:
"đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu,
bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,...).
Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước
hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)" [21].
Theo nguồn gốc phát sinh, nhà khoa học Đocutraiep (1864-1903) người

đặt nền móng đầu tiên cho khoa học đất cho rằng. Đất là một vật thể có lịch
sử tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa
hình và thời gian. Đất được xem như một thể sống , nó luôn vận động, biến
đổi và phát triển.
Theo C.Mác:” Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và
tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật,
động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng
đất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất ( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại
hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác ) giữ vai trò quan
trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của
xã hội loài người [21].


Khái niệm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục
6


đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [22].
Vai trò của đất đai
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong các nghành sản
xuất. Nói về tầm quan trọng của đất C.Mác viết;”Đất là 1 phòng thí nghiệm vĩ
đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là
nền tẳng của tập thể” (C.Mác 1949).

Đối với nông nghiệp đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là
điều kiện sản xuất đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu tác động trong
quá trình sản xuất như: cày bừa, xới,…) và là tư liệu sản xuất hay công cụ lao
động ( sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi,…).
Ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có 2 chức năng đặc biệt quan
trọng:
- Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của con người trong quá
trình sản xuất.
Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng muối
khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Như vậy,
đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm
phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các tư liệu sản xuất dung
trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. Vì vậy có thể nói đất là tư
liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp.
1.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.1.2.1 .
Khái quát về sử dụng đất bền vững
1.1.1.2.

-

Sử dụng đất bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới. Nhưng hiện tại lũ lụt, sa mạc hóa, diện tích đất trống
đồi núi trọc ngày càng tăng là nguyên nhân cảu việc sử dụng đất kém bền
vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nha khoa học trên thế giới và trong
nước nêu ra và hướng vào 3 yêu cầu sau:
-

Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường

chấp nhận
Bền vững về mặt môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngặn
chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống xã
hội.
1.1.2.2
Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người
về các sản phẩm được lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp
7



-

ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử
dụng đất nông nghiệp ở nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường
nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông
nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận
dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm
bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông
nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”[8].
Ngoài ra cần phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất
nông nghiệp có hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Thực hiện sử dụng đất nông
nghiệp “đầy đủ và hợp lý” là cần thiết vì:
- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông
sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp

lý góp phần bảo vệ độ phì đất.
- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có
hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông
dân.
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp trong cơ chế kinh tế thị
trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông
nghiệp bền vững [18].
1.1.2.3 .
Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài
nguyên cho nông nghiệp ( đất đai, lao động... ) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi
trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông nghiệp bền vững phải có hiệu
quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đông thời giữ gìn
và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau.
Bền vững thường có ba thành phần cơ bản:
Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người hiện tại và cả cho đời sau.
Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” được dựa trên các quan điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước.
- Có hiệu quả lâu bền.
8



- Được xã hội chấp nhận [5].
Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu
sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất đai được bảo vệ cho phát
triển nông nghiệp bền vững.
“Nông nghiệp bền vững” đã được nhiều tác giả thừa nhận là: một cách
triết lý và tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữ tiểu khí
hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con
người, xây dựng một cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả.
Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững
về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầu
của con người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường
[10].
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại,
vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai [ 24].
Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự
quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Để phát
triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu
bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.
1.1.3. Vai trò của nghành nông nghiệp
1.1.3.1.
Vai trò của nghành nông nghiệp trong nền kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của mọi quốc gia - cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tế
phát triển hay đang phát triển. Sở dĩ như vậy vì nông nghiệp là ngành sản xuất
và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó là
lương thực và thực phẩm - những sản phẩm mà với trình độ phát triển của
khoa học kỹ thuật ngày nay, chưa một ngành sản xuất nào có thể thay thế
được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tạivà phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao thì
nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về cả
số lượng, chất lượng và chủng loại. Sự gia tăng này do hai yếu tố:
- Do sự tăng lên không ngừng của dân số.
- Do sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người.
Chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới có hy vọng
đáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó.
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho ngành công nghiệp. Đây cũng là xu hướng có tính quy luật của mọi
quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng ngược
lại nông nghiệp và nông thôn lại là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công
9


nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm
tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước
mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong
khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác động trực tiếp tới sản xuất ở khu
vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp cũng như tại các khu
dân cư nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng nhu cầu đối với các
sản phẩm công nghiệp - tạo điều kiện nhanh cho ngành công nghiệp phát triển
giúp cho đất nước phát triển toàn diện [6].
Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động kinh tế không thể thiếu của mỗi
quốc gia trên thế giới, dù ít hay nhiều là nước phát triển hay đang phát triển
thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
1.1.3.2.
Vai trò của nghành nông nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
* Nền kinh tế nông nghiệp theo định hướng XHCN
Từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước

ta phải chuyển hẳn từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Sự chuyển đổi
này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đảng ta đòi hỏi hệ thống
kinh tế nông nghiệp phải phát triển theo định hướng mới, phù hợp với quy
luật kinh tế và xu thế chung của thời đại.
Nét đặc trưng cơ bản của nền kinh tế theo định hướng XHCN là hệ
thống kinh tế mang tính hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở
hữu, nhiều khu vực sản xuất và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bình
đẳng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ hợp tác và liên kết, cạnh tranh
phù hợp với pháp luật Nhà nước và được pháp luật bảo vệ, trong đó sở hữu
Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước là lực lượng định hướng XHCN chủ
yếu của hệ thống. Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nông
nghiệp nhiều thành phần phát triển trong sự chi phối ngày càng hoàn hảo của
cơ chế thị trường. Thị trường và cơ chế thị trường ngày càng đóng vai trò
quyết định trong việc phân phối các tài nguyên quốc gia vào sản xuất nhằm
thúc đẩy sự hài hòa giữ sản xuất và nhu cầu của các hàng hóa.
Nền kinh tế thị trường ra đời đối với ngành nông nghiệp đã làm nảy
sinh mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp thì
khả năng “cung” cho thị trường là các loại nông sản phẩm còn “cầu” cho
nông nghiệp là các yếu tố đầu vào như giống, lao động phân bón, thuốc trừ
sâu....Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá cao trong việc sản xuất
kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản
xuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà không có sản phẩm đem ra
bán ở thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
10


và sẽ không có tích luỹ để đề phòng rủi ro. Trong sản xuất hàng hoá rủi ro về
thị trường luôn là mối lo ngại nhất của người sản xuất.
* Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thi trường theo định

hướng XHCN
Ngoài những ý nghĩa to lớn của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
thì đối với nền kinh tế như nước ta (nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN) ngành nông nghiệp còn có những vài trò
quan trọng như:
Việc phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ hàng hóa - tiền tệ
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội:
Thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động xã hội trong nông
nghiệp, nông thôn góp phần chuyển nền nông nghiệp từ độc canh lương thực
sang phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh
tổng hợp, tạo ra những vùng chuyên môn hóa tập trung, góp phần chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý.
Thúc đẩy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi
thế của từng vùng, từng điạ phương, từng chủ thể kinh doanh để tạo ra nhiều
nông sản trao đổi trên thị trường, thu lợi nhuận cao.
Kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng tiến khoa học kỹ
thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư vốn và lao động hợp lý, tiết kiệm để đạt
được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong việc sản xuất
các loại nông sản hàng hóa.
Thông qua quan hệ canh tranh và hợp tác, quan hệ trao đổi bình đẳng
giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các ngành, các vùng trong nước và
nước ngoài làm cho trình độ xã hội hóa ngày càng được mở rộng.
Việc phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn tạo ra
nhiều tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế cho nông nghiệp đáp ứng
được nhu cầu nhiều mặt của xã hội [6].
Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển
theo hướng cạnh tranh giúp cho số lượng cũng như chất lượng sản phẩm nông
nghiệp không ngừng được tăng lên. Điều này rất có lợi khi nông sản nước ta
có thể cạnh tranh với nông sản các nước trên thương trường quốc tế.

Tương ứng với các hình thức sở hữu trên sẽ hình thành và phát triển
nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng và năng động. Trong các hình
thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và các trạng trại
nông, lâm, thủy sản được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ, đơn vị cơ
sở của kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần. Thông qua những đơn vị kinh tế
cơ sở này Nhà nước sẽ triển khai những chương trình phát triển ngành nông
11


nghiệp, giúp cho kinh tế vùng nông thôn được cải thiện. Làm giảm sự chênh
lệch về kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Các chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đều có thể tự do kinh
doanh theo pháp luật. Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vùa liên kết hợp
tác giúp cho trình độ xã hội hóa được nâng cao, dần giúp cho người dân ở
nông thôn tiếp cận được với khoa học công nghệ làm tăng năng suất, chất
lượng nông sản.
1.1.4.
Loại hình sử dụng đất, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp
1.1.4.1.
Khái niệm về loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của 1
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế
xã hội và kỹ thuật được xác định [23].
Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại
hình sử dụng đất chính (Major type of land use ), hoặc có thể được mô tả chi
tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type, LUT ).


Loại hình sử dụng đất chính: Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực

hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng
hàng năm, lâu năm, lúa . đồng cỏ, rừng [23].
Tuy nhiên trong đánh giá đất (LE), nếu chỉ xem xét việc sử dụng đất
qua các loại hình sử dụng đất chính thì chưa đủ, vì chúng chưa phản ánh
được:

-

Những loại cây trồng hay giống loài cây gì được trồng? Điều này rất quan
trọng vì mỗi loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai khác nhau.
Các loại phân bón được dung đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cảu các loại cây
trồng chưa? Đôi khi việc sử dụng phân bón không hợp lý còn làm giảm độ phì
đất hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đó.
Để trả lời được những vấn đề trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơn
trong việc sử dụng đất, vì vậy một khái niệm “Loại hình sử dụng đất” (LUT)
được đề cập đến trong LE.



-

Loại hình sử dụng đất (Land use type – LUT): Là loại hình đặc biệt của sử
dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định [23]. Theo H.Hulzing
(1993) các thuộc tính đó bao gồm:
- Thuộc tính sinh học: Các sản phẩm và lợi ích khác.
Thuộc tính kinh tế - xã hội: Định hướng thị trường, khả năng vốn, khả năng
lao động, kỹ thuật, kiến thức và quan điểm.
12



-

-

Thuộc tính kỹ thuật và quản lý: Sở hữu đất đai và quy mô quản lý đất đai; sức
kéo/ cơ giới hóa; các đặc điểm trồng trọt, đầu tư vật tư, công nghệ được sử
dụng, năng suất và sản lượng; thông tin kinh tế cáo liên quan đến đầu vào và
đầu ra.
Thuộc tính về cơ sở hạ tầng: Các yêu cầu về hạ tầng cơ sở.
Không phải tất cả các thuộc tính trên đều được đề cập đến như nhau
trong các dự án LE mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức đôh mô tả chi tiết
phụ thuộc và tình hình sử dụng đất của địa phương như cấp độ, yêu cầu chi
tiết và mục tiêu của mỗi dự án LE khác.
Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nói một cách tổng chung
nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [18].
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh
giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc
bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [2].
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục
đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do
tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của
con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ
ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh
giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá
kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả

[18].
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử
dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong
hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng
tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong
quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành
nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng
lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là
sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý
nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định
về kinh tế - xã hội đất nước.
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
1.1.4.2.

13


thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền
kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [2].
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa
học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn
là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông
nghiệp [18].
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử
dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó
mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã

hội và hiệu quả môi trường.
∗ Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì
“Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho
xã hội [18].
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới
nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù. Nó được thể hiện bằng hệ
thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất
phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết quả
thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ và
chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được kết
quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu [8].
Tuy nhiên trong khái niệm hiệu quả kinh tế chỉ hoàn thiện khi mà trong
đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Hiệu quả kỹ thuật: phản ánh một giá trị sản phẩm thu được trên một
đơn vị chi phí đầu vào.
Hiệu quả phân phối: phản ánh bằng giả trị sản phẩm tăng thêm trên
một chi phí tăng thêm.
Có nghĩa cả hai yếu tố: giá trị sản phẩm/1 đơn vị chi phí cao và giá trị
sản phẩm tăng thêm /1 đơn vị chi phí tăng thêm cao. Hiệu quả kinh tế được
quan tâm hàng đầu là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác.Thể
hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính [12].
14



Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao
động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội".
∗ Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính,
hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu
nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,
phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.
Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc
sử dụng đất bền vững hơn.
∗ Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ
môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái
(>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [18].
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc
tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của
các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây
trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:
hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo

cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô
nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu
việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
1.1.4.3.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp
15


Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
đất
nông nghiệp:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng
đất nông nghiệp.
Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh có thang bậc. [13], [14].
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ
bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ
bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn. [9], [15].

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối
ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu. [15].
+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học [20].
và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối
quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng
quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả:
-

-

-

H=K–C

H= (K-C)/C

H = K/C

H = (K1-K0)/(C1-C0)

Trong đó:
H: hiệu quả; K: Kết quả; C: Chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian(năm)
Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp.
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).



16






-

-

-

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất
thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào
và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian
(CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT= GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm GTSX/CPTG và
GTGT/CPTG đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi ra
GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu
sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của
người lao động.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000) [3], hiệu quả xã hội được phân
tích bởi các chỉ tiêu sau:

Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.
Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.
Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải, chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong
quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
- Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
Đánh giá quản lý đất đai;
- Đánh giá hệ thống cây trồng;
Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ
cây trồng;
- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
- Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất
nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu,
phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài của em chỉ dừng lại ở việc đánh
giá:
Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất ( tỷ lệ các loại cây trồng
có khả năng cải tạo đất và bảo vệ đất )
- Mức đầu tư phân bón ( đánh giá mức đầu tư phân bón vô cơ và
hữu cơ)
Mức đầu tư TBVTV ( đánh giá mức đầu tư TBVTV có nguồn gốc hoá học và
TBVTV có nguồn gốc sinh học).
17


1.1.5. Sử

1.1.5.1.

dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Cơ sở lý luận của sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi
quốc gia [13]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của
sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn,
nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trong
nông nghiệp đã gây ra không ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnh
hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung
[8]. Để nông nghiệp có thể thực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền
kinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững
chắc.
Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản và
mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển. Nghiên cứu sự tiến triển
của nền nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã chia quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp ra ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hóa,
nông nghiệp chuyên môn hóa cao.
Giai đoạn nông nghiệp tự cung tự cấp: Sản xuất nông nghiệp chỉ phục
phụ cho nhu cầu của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy
mô nhỏ độ rủi ro cao, chưa có sản phẩm hàng hóa.
Giai đoạn đa dạng hóa sản xuất: Chủng loại cây trồng vật nuôi đã
phong phú hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp một
phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã có
hàng hóa nông sản.
Giai đoạn ba: Nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn
hóa, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượng
sản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất hoàn toàn cho thị
trường [10].
Theo ông Mazoyer giáo sư trường đại học Pháp - người chuyên nghiên

cứu sâu về hệ thống nông nghiệp trên thế giới thì chỉ có tiến lên hệ thống canh
tác thâm canh cơ giới hóa vốn đầu tư lớn, khả năng đảm nhận diện tích lớn thì
mới có năng suất lao động và thu nhập cao, sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều.
Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi nào thực hiện công nghiệp hóa, sản xuất trên
một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tư liệu sản xuất bằng máy móc mới đưa
lại năng suất lao động cao, có lượng hàng hóa lớn để bán, khi đó mới thúc đẩy
nền sản xuất phát triển [10].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để
thỏa mãn nhu cầu cá nhân cuả người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường
thì được gọi là sản phẩm hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, một thuộc tính bên trong
lâu dài của chính sự phát triển nông nghiệp nước ta theo định hướng XHCN.
18


Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có những ưu thế đặc biệt.
Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động
xã hội. Trong kinh tế hàng hóa có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệt
ngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu buộc
người nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm,
nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu xã
hội. Khi có sản xuất hàng hóa, quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng
được thúc đẩy làm cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu
sắc, hợp tác hóa chặt chẽ, hình thành các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau,
hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ
và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng và tiến bộ xã
hội. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợi
ích.
Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợp
quy luật. Đó là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún,

lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại.
1.1.5.2.
Khái niệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo nên để trao đổi.
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra các sản phẩm để bán trao đổi với người tiêu
dùng. Sét về phương diện lao động đó là hoạt động trao đổi cho nhau. Cơ sở
của sự trao đổi là sự phân công và hợp tác lao động. Phân công và trao đổi
phát triển dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ
lao động, phản ánh trình độ xã hội hóa sản xuất trên cả ba mặt: kinh tế - xã
hội, kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - tổ chức [10].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để
thỏa mãn nhu cầu cá nhân cuả người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường
thì được gọi là sản phẩm hàng hóa [23].
Theo học thuyết của Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra
không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán.
Hàng hoá được bán ở thị trường [7]. Như vậy, sản xuất hàng hóa là sản xuất ra
sản phẩm để bán. Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội trong đó mối
quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường qua việc
mua bán sản phẩm lao động của nhau [6]. Đối với hệ thống trồng trọt, nếu
mức hàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống
trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thi gọi là hệ thống trồng
trọt thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá) [11].
1.1.5.3.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
a. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên
19


Đối tượng của sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu là các cây trồng vật

nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên. Cho nên
chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào điề kiện tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên
như: đất, nước, thời tiết khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, các hệ sinh thái rừng,
biển,… có tác động rất lớn. Nó có thể thúc đẩy hay ức chế sự phát triển sinh
trưởng của cây trồng vật nuôi [10].
Sản xuất hàng hóa thực sự chỉ có hiệu quả khi nó thích ứng với điều
kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là cơ sở tự nhiên phân công lao động xã hội
trong nông nghiệp. Điều này đòi hỏi phải lựa chọn một tập đoàn vật nuôi, cây
trồng thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và phải khai thác lợi thế
so sánh của từng nơi để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phải nâng cao trình
độ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với sản xuất chế biến [23].
∗ Yếu tố khí hậu
Nhìn chung khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm nhứng có tính
chất phân hóa mạnh mẽ, đặc biệt là miền núi do hình thể các khối núi chia cắt
dịa hình và các dòng lưu khí hậu. Trải dài trên 15 vĩ độ, Việt Nam có 7 tiểu
vùng khí hậu khác nhau nên chúng ta có thể đa dạng hoá các loại cây trồng,
vật nuôi.
Sự chênh lệch về vĩ độ, độ cao đã tạo nên những nét đặc trưng của
từng tiểu vùng sinh thái khác nhau, miền Bắc có mùa đông lạnh, nhiệt độ
trung bình 22,2-23,50C, lượng mưa trung bình 1.500-2.400mm,tổng số giờ
nắng từ 1.650-1.750 giờ/năm là ưu thế để phát triển các loại cây rau vụ đông
như các loại đỗ, bắp cải, xúp lơ…, các cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới có thể
trồng được ở đây như táo, đào,… Đối với miền Nam khí hậu mang tính xích
đạo, nhiệt độ trung bình 22,6-27,50C, lượng mưa trung bình 1.400-2.400mm,
giờ nắng trên 2.000 giờ/năm thì lại phù hợp với các loại cây trồng có nguồn
gốc nhiệt đới như xoài, mãng cầu,…Ở các vùng núi cao có khí hậu mát thích
hợp cho các loại cây nhiệt đới còn có các loại cây ôn đới, á nhiệt đới hay phù
hợp với những loại cây trồng khó tính hơn như các loại hoa. Chính vì thế Khí
hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại cây
trồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

∗ Yếu tố đất trồng
Ngoài khí hậu thì đất cũng có vai trò phân bố các loại cây trồng mỗi
loại đất phù hợp với những loại cây trồng nhất định. Trong nông nghiệp,
ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được [16].
Cũng có thể hiểu đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể
mọc được. Đất luôn biến đổi do tác động của mặt trời, sức nóng, nước gió
cũng như ảnh hưởng của thực vật, động vật và con người.
Theo N.Borlang người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho
các nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất
20


cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với
nông dân thiếu vốn là độ phì đất. Đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì của
đất (độ màu mỡ của đất) là khả năng đáp ứng được thức ăn, nước và các điều
kiện thích hợp khác cho yêu cầu của cây trồng trong suốt thời gia sinh trưởng
và phát triển để đạt được năng suất và sản lượng cao [17].
Nước ta tại các vùng đất khác nhau thì phù hợp với những loại cây
khác nhau. Vùng ĐBSH được hình thành và bồi tụ thường xuyên bởi phù sa
của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn ĐBSCL là hệ thống sông
Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng chất lượng đất tốt, rất phù hợp
cho việc trồng lúa. Vùng Duyên hải miền Trung đất được hình thành bởi sự
bồi tụ của các con sông lớn, đa số đất nông nghiệp là đất rẫy có độ dốc lớn dễ
bị rửa trôi khi gặp mưa kéo dài theo mùa vì vậy phù hợp với các cây lâu năm,
và các cây lâm nghiệp bảo vệ môi trường. Vùng Tây Nguyên rất thích hợp với
các loại cây trồng công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao
su,… Vì có lớp đất đỏ bazan mầu mỡ.
∗ Yếu tố cây trồng
Ngoài khí hậu và đất trồng thì yếu tố cây trồng cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định năng suất, sản lượng cây trông, các giống cây

trồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn xuất
hiện ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển gắn với việc
tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây trồng
đã tạo cơ hội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Đánh giá đúng đắn các đặc điểm tự nhiên, xác định được đúng cây
trồng vật nuôi có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chọn phát triển
thích hợp với từng tiểu vùng là vấn đề có ý nghĩa kinh tế sinh thái to lớn.
b.
Nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ
Đây là nhóm yếu tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất. Kỹ thuật
công nghệ quyết định phương pháp sản xuất bằng thủ công hay bằng máy
móc cơ khí, máy móc tự động hóa… Ngày nay cách mạng khoa học kỹ thuật
– công nghệ của thế giới bước vào giai đoạn ba - giai đoạn phát triển
cao.Trong nông nghiệp đã có nhiều công nghệ cao thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp, phát triển nhanh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có
tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì
cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Do đó trong quá trình
phát triển ngành nông nghiệp nước ta đã tiếp thu được nhiều giống cây trồng,
vật nuôi có năng suất cao hơn. Các giống lúa lai đã được đưa vào trồng và đã
có bước nhảy vọt về năng suất và thay đỏi cơ cấu mùa vụ, luân canh cây
trồng. Từ chỗ phải nhập hoàn toàn các giống lúa lai thì giờ đấy các nhà khoa
học trong nước đã tạo ra được các giống lúa lai mới đã chủ động rất nhiều
21


c.





trong việc cung cấp giống cho người nông dân. Các loại chất kích thích sinh
trưởng, phân vi sinh có tác dụng điều hòa dinh dưỡng cho cây cũng được áp
dụng nhiều nơi mang lại kết quả thiết thực.
Nhiều công nghệ mới đang từng bước vận dụng trong sản xuất nông
nghiệpở nước ta, những tiết bộ và công nghệ mới đó thực sự mang lại hiệu
quả nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện trong việc thay đổi
cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế nhiều vùng ở nước ta [10].
Kỹ thuật trồng trọt cũng không kém phần quan trọng giúp cho năng
suất cây trồng tăng lên , tăng hệ số sử dụng đất.
Nhóm các nhân tố kinh tế tổ chức
Nhóm nhân tố này bao gồm:
Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào ĐKTN (khí hậu,
độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất với khả năng thích hợp của đất,
nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi
hợp lý, nhằm khai thác đất theo chiều rộng một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều
kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn
hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Hình thức tổ chức sản xuất
Phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ
sở sản xuất là cần thiết. Vì vậy cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức
hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và
giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.

d.

Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế - xã hội chi phối lớn tới sản xuất nông nghiệp hàng
hóa là thị trường và các yếu tố khác như: lao động, tư liện sản xuất, vốn.



Thị trường hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm gì, sản xuất như thế
nào để đạt hiệu quả cao đều do nền thị trường quyết định. Cầu thị trường là
căn cứ thúc đẩy người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể
vào thị trường sao có lợi nhất về từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể ở mỗi
vùng, mỗi địa phương. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là:
-

Năng suất cây trồng,
Hệ số quay vòng đất
Thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra.
22


Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng
hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh,
liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần
với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng
thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin,
dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản
xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư
liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Sản phẩm hàng hoá của Việt
Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ và
đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội
nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá có hiệu quả.

Thị trường ngày càng phát triển làm cho sản phẩm hàng hóa nông sản
cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Nó đòi hỏi nhiều về số lượng, cao về
chất lượng nông sản hàng hóa. Thị trường chỉ có thể thừa nhận nông sản hàng
hóa khi mà sản phẩm hàng hóa đó thỏa mãn được yêu cầu của thị trường. Vì
vậy nhân tố thị trường tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn nói chung và khối lượng, cơ cấu và chất lượng của nông sản hàng hóa
nói riêng .
Là một đất nước nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều ngành hàng hoá
nông sản, từ gạo, cà phê, cho tới thuỷ hải sản…Các ngành hàng này đóng vai
trò như xương sống của ngành nông nghiệp trong nước. Tuy đã đạt được
những thành tựu không nhỏ, nhưng về bản chất, các ngành nông sản vẫn còn
mang nhiều đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc. Khi
bước vào nền sản xuất hàng hoá, hầu hết các ngành nông sản trong nước luôn
gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài yếu tố thị trường trong nước trong phát triển nông nghiệp hàng
hóa hóa thì việc mở rộng thị trường quốc tế theo hướng kinh tế mở là rất cần
thiết.
Việc tham gia thị trường khu vực và quốc tế đã ảnh hưởng sâu rộng đến
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh mạnh đến kinh tế của
toàn xã hội. Các ngành hàng gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su…không phát triển
mạnh như ngày hôm nay nếu không tiếp cận được với thị trường quốc tế [23].
Trong thời đại ngày nay, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế đã và đang
tạo ra khả năng cho mỗi quốc gia đều có thể tham gia và hòa nhập vào nền
kinh tế thế giới trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình nhằm
tăng hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.
23





Lao động

Với tư cách là người tạo ra của cải vật chất bao gồm cả số lượng và
chất lượng lao động, trình độ phân công và hợp tác lao động. Trong nền kinh
tế hàng hóa còn đòi hỏi con người lao động có khả năng tiếp thị, có phương
pháp, nghệ thuật ứng sử một cách khôn ngoan với thị trường để bán được
nhiều hàng và thu được lợi nhuận lớn. Khi lực lượng lao động có đầy đủ năng
lực sẽ tác động tích cực thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển.


Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng

Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các
vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì,
bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Đây là nền
tảng cho hoạt động sản xuất lưu thông, nó phản ánh trình độ phát triẻn của lực
lượng sản xuất, thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng cải tạo nền sản xuất.
e.

Nhóm yếu tố quản lý nhà nước
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình thông qua việc
sử dụng các giải pháp kinh tế. Đây là nhân tố ảnh hưởng hưởng rất lớn tới quá
trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Sản xuất hàng hóa luôn gắn với thị
trường. Thị trường với bản chất của nó mang tính tự phát. Vì thế không có sự
can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất
hàng hóa tự phát khó tránh những rủi ro dẫn tới lãng phí cho nền kinh tế, gây
thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng [6].
Ngày nay, hầu hết các nước đều thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế
hỗn hợp. Đó là cơ chế kinh tế kết hợp giữa bàn tay vô hình điều tiết kinh tế thị

trường và bàn tay hữu hình của nhà nước điều tiết bằng các chính sách vĩ mô.
Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ...có ảnh
hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân.
Đó là công cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích
hoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hoá.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.
Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm
khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa
các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu
chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [8].
24


Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng
thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới
tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất
cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp.Trong khi đó nhu
cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu
đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO,
khoảng 1,5 tỷ người tương đương ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp
vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang
mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất
nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Sự xói mòn đất dẫn tới
việc giảm năng suất đất đây cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại
các nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ
khác[11].
Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm

cho đất nông nghiệp giảm về cả số lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở
thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhậy
cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất
ổn định chính trị, phá rừng chăn thả quá múc và các hoạt động tưới tiêu nghèo
nàn đều đóng góp vào sa mạc hóa. Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66%
đất đai là sa mạc khô cằn đây là vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ. Khoảng
1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe dọa bởi vấn đề này[8].
Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá, nhiều nhất ở vùng
Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Braxin hang năm mất 1,7 triệu ha rừng, Ấn Độ
1,5 triệu ha rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha. Đối với
các nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... sự
suy thoái hóa đất ở, đất rừng đã tác động đáng kể tới nông nghiệp. Đối với các
nước như Campuchia, Lào... nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất
khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã
làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú.
Việc tàn phá rừng kéo theo sự hủy diệt của nhiều loài động vật, thực vật
và làm mất tính đa dạng sinh học tự nhiên. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm
hàng triệu ha đất bị hoang mạc hóa[10].
Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm trầm
trọng vòng luẩn quẩn: suy thoái dất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu.
Suy thoái hóa đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và
góp phần làm mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, cùng với mức
tăng dân số và hàng loạt các nhu cầu của con người về các sản phẩm nông
nghiệp ngày càng tăng thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ
ràng là đã thất bại.
25


×