TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****
TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: " NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN Ở CÁC XÃ
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY- NAM ĐỊNH "
HÀ NỘI, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: " NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN Ở CÁC XÃ
VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY- NAM ĐỊNH "
Chuyên ngành: Quản lý biển
Mã ngành: 52850199
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Như Quỳnh
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Xuân Tuấn
HÀ NỘI, 2017
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa
từng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Như Quỳnh
3
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
PGS. TS LÊ XUÂN TUẤN cùng các thầy cô giáo trong Khoa Khoa Học Biển và
Hải Đảo đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực tế, phương pháp luận,
đôn đốc kiểm tra trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Giao Thủy - Nam Định và bác Nguyễn Viết Cách - Giám đốc Vườn quốc gia
Xuân Thủy đã tạo diều kiện giúp đỡ, cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết
cho bài khoá luận của tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và tất cả những người bạn,
những anh chị tôi đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và ủng hộ tôi về
mặt tinh thần và vật chất trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm
còn ít, nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
4
Trần Thị Như Quỳnh
MỤC LỤC
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
Bộ NN và PTNT
ĐDSH
ĐTQH
HST
RNM
VQG
VQG XT
Biến đổi khí hậu
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đa dạng sinh học
Điều tra quy hoạch
Hệ sinh thái
Rừng ngập mặn
Vườn quốc gia
Vườn quốc gia Xuân Thủy
DANH MỤC BẢNG
6
DANH MỤC HÌNH
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ nằm ở phía nam cửa sông Hồng thuộc
địa phận huyện Giao Thuỷ là VQG đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công
nhận chính thức gia nhập công ước Ramsar năm 1989.
VQG có tiềm năng rất phong phú về đa dạng sinh học, trải dài trên bãi bồi
7.100 ha nằm ở phía Nam cửa sông Hồng gồm Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh và
vùng đệm rộng 8.000 ha, trong đó có gần 3.000 ha đất ngập nước. RNM không
chỉ cung cấp các sản phẩm có giá trị như gỗ, than, củi, tanin, thức ăn, thuốc
uống... mà còn là nơi sống và ương giống của nhiều loại hải sản, chim nước,
chim di cư đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật có giá trị cao về kinh tế
và bảo tồn. Đặc biệt VQG Xuân Thuỷ rất đa dạng về các loài chim nước trong đó
có 9 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế (Nguyễn Viết Cách,
2005).
Tuy nhiên, trước áp lực về dân số của các xã vùng đệm, người dân chưa
nhận thức đầy đủ vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn, công tác quản lý bảo vệ
đa dạng sinh học còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cùng với những biểu hiện ngày
càng rõ rệt của biến đổi khí hậu khu vực dẫn đến việc bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn gặp nhiều thách thức. Vì vậy công tác quản lý phải được đầu tư hơn
nữa để duy trì đa dạng của hệ sinh thái điển hình, tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng
ngập mặn. Mục tiêu của VQG Xuân Thủy là xây dựng vườn trở thành điểm trình
8
diễn về sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước, đáp ứng lợi
ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời thỏa mãn lợi ích lâu dài của
quốc gia và quốc tế cũng như các thế hệ tương lai.
Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển hệ sinh
thái rừng ngập mặn ở các xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy” nhằm đưa
ra các giải pháp bảo tồn và phát triển HST rừng ngập mặn của vườn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy và đề xuất một số giải pháp
để bảo vệ, phát triển diện tích rừng ngập mặn tại các xã vùng đệm.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu
có giới hạn, nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài còn hạn hẹ. Đề tài chỉ
giới hạn trong việc tìm hiểu thực trạng bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng
ngập mặn tại các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy. Từ đó đưa ra những vấn đề
còn tồn lại trong công tác triển khai dưới góc nhìn của nhà quản lý hệ sinh thái
rừng ngập mặn và từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực cho những tồn tại
trên.
Phạm vi không gian: VQG Xuân Thủy- Giao Thủy- Nam Định
Phạm vi thời gian: Tháng 1/2017- 5/2017
9
Hình 1: Khu vực VQG Xuân Thủy từ ảnh vệ tinh
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại các xã vùng đệm của VQG
Các tác nhân ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn
Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn rừng ngập mặn tại các xã vùng
10
đệmVQG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ sinh thái rừng ngập mặn
1.1.1 Các khái niệm
- Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bap gồm một tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của
mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh
bên ngoài ( M.E Tcachenco, 1952).
- Hệ sinh thái: hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một
môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
- Rừng ngập mặn: là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới, nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày.
- Vườn quốc gia: Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng
các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ
nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người.
- Đất ngập nước: Đất ngập nước là một vùng đất mà đất bị bão hòa có độ
ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. Các vùng này cũng có thể bị bao phủ một phần hay
hoàn toàn bởi hồ cạn.
1.1.2 Đặc điểm của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn:
Nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và gió có ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái rừng
11
ngập mặn. Đây không những là các nhân tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng và
phát triển cây rừng ngập mặn mà còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các yếu
tố vật lý khác nhau như đất và nước.
+ Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển cây
rừng ngập mặn. Cây ngập mặn không chịu lạnh được. Ngoài ra, nhiệt độ nước
biển cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện loài cây rừng ngập mặn.
+ Lượng mưa chi phối sự phân bố của thực vật. Cây rừng ngập mặn không phụ
thuộc hoàn toàn vào nước mưa vì chúng có các tuyến bài tiết muối và cơ chế hút
nước ngọt. Tuy nhiên, nước mưa cũng ảnh hưởng đến rừng ngập mặn thông qua
việc vận chuyển các chất phù sa, bùn và làm giảm độ mặn của lớp đất mặt. Thời
gian và sự phân bố lượng mưa là những yếu tố quan trọng để xác định sự phát
triển và phân bố thực vật và động vật. Ngoài ra, lượng mưa còn có ảnh hưởng
đến các yếu tố khác như nhiệt độ không khí, nhiệt dộ của nước và đất, độ mặn
của lớp đất mặt, độ mặn nước ngầm, vì thế ảnh hưởng đến cây rừng ngập mặn.
+ Gió có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của cây rừng ngập mặn và làm giảm
nhiệt độ không khí. Gió ảnh hưởng mạnh đến sông và các dòng nước nên gián
tiếp tác động đến xói mòn vùng ven biển. Cường độ của gió, bão có tác động
trực tiếp lên hệ sinh thái rừng ngập mặn, tùy theo mức độ mà sự thiệt hại thấp
như: rụng lá, gãy cành, nhánh đến việc gãy đổ cây trên diện rộng và sau cùng là
gây thiệt hại từng phần của hệ sinh thái.
+ Thủy động học: những tác động của thủy văn đến cấu trúc và chức năng của
đất ngập nước rất quan trọng. Các tác động này trước hết làm biến đổi tính chất
lý, hóa học của đất ngập nước, về phần mình các biến đổi này lại tác động đến
các hợp phần sinh học của đất ngập nước. Các hợp phần sinh học lại tạo hiệu
ứng phản hồi đến thủy văn. Cây ngập mặn mọc những nước có thủy triều lên
xuống hàng ngày, nhật triều hay bán nhật triều. Tần số ngập nước sẽ dẫn đến độ
mặn khác nhau, mức độ ứ đọng nước và chất dinh dưỡng cũng khác nhau và tất
cả các yếu tố này dẫn đến tính đa dạng cao. Thay đổi độ mặn do nước triều là
12
một trong các yếu tố giới hạn phân bố loài cây ngập mặn. Ngoài ra, thủy triều
còn dọn CO2 tích lũy, các chất độc tố, mảnh vụn hữu cơ và giữ vững độ mặn của
nước. Những nghiên cứu gần đây đã cung cấp các số liệu quan trọng liên quan
đến các chế độ ngập triều và tình trạng dinh dưỡng của đất ngập nước ven biển.
Thủy triều phân bố cả chất dinh dưỡng đi vào nhiều nhất trong các vùng bị ngập
thường xuyên thông qua sự lắng tụ trầm tích. Tuy nhiên, không chỉ có ảnh hưởng
của tình trạng ngập triều lên tính khả dụng của chất dinh dưỡng dọc theo biên độ
ngập triều, mà mức độ bão hòa của đất cũng ảnh hưởng lên thế oxy háo khử của
trầm tích và chính bản thân nó lại ảnh hưởng trở lại lên hình thức và tính khả
dụng của chất dinh dưỡng cuãng như độ mặn của lớp đất mặt. Bên cạnh đó, sự
phát tán, phân bố và việc đem các trái giống từ nơi này đến nới khác thành công
là nhờ thủy triều.
+ Đất dưới rừng ngập mặn một phần do bùn cát bồi tụ của các con sông từ
thượng nguồn chảy đến và một phần do bùn cát lắng tụ từ biển mang vào.
Thường là đất phù sa có pha sét và cát. Trong rừng ngập mặn có những vùng đất
mới bồi, đây là nhóm đất mới chưa phát triển, tiếp đến là nhóm đất phát triển
hơn thường xuất hiện một số loài của học Đước và Mắm.
13
Giá trị, chức năng của rừng ngập mặn:
Hình 1.1 Sơ đồ tổng giá trị của rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thuỷ
( Nguồn: Báo cáo hiện trạng ĐDSH VQG Xuân Thủy 2014)
Giá trị của của rừng ngập mặn
Giá trị sử dụng
Giá trị phi sử dụng
Sử dụng trực tiếp Sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn
Giá trịđể dành
Giá trị di sản
Giá trị lưu tồn
Hàng hoá, Dịch vụ mua bán
Dịchtrực
vụ chức
tiếp năng giánGiá
tiếp
trị có thể sử
Giádụng
trị thông
sau tin, nghiên Giá
cứu,trịgiáo
di sản
dụccho thế hệ maiGiá
sautrị từ sự tồn tại
- Nơi sinh cư bị đe doạ
- Khai thác
-Cung
lâm
cấpsản
ĐDSH
(gỗ, củi và phi gỗ)
-Các nguồn gen
- ĐDSH
- Khai thác
- Bảothuỷ
vệ bờ
sảnbiển
tự nhiên
chốngtrong
xói mòn,
RNMsạt lở
- Loài gặp nguy hiểm
- Nơi cư trú và các HST thuỷ sinh
- Di sản
- Loài
quý hiếm
- Nguồn
- Bồi
gentụquý
trầm
hiếm
tích phù sa hình thành bãi bồi - ĐDSH
- Nguồn gen di truyền quý
hiếm
- Tham- quan,
Cung cấp
du lịch
môisinh
trường
thái sống, thức ăn, nuôi dưỡng các loài thủy sản
- Tài nguyên vị thế
`1.2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới
14
Các nhà khoa học cho biết sau khi phân tích dữ liệu từ Hệ thống vệ tinh
chụp ảnh Trái đất của NASA (các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ
trụ Mỹ 2010), họ ước tính rừng ngập mặn còn tồn tại chiếm 12,3% diện tích bề
mặt Trái đất (tương đương khoảng 137.760km2). phân bố trên 123 nước trên thế
giới. Trong đó có khoảng 42% RNM trên thế giới được tìm thấy tại châu Á, theo
sau là châu Phi với 21%, 15% thuộc Bắc và Trung Mỹ, 12% tại châu Đại Dương
và cuối cùng là Nam Mỹ với 11%. Diện tích RNM lớn nhất là tại Indonesia
chiếm tới 21%, Brasil chiếm khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích RNM
trên thế giới
Hình 1.2: Bản đồ rừng ngập mặn toàn cầu ( ảnh: NASA/USGS)
Rừng ngập mặn trên thế giới được phân bố ở giữa 30 0 Bắc và Nam của xích
đạo. Ở gần đường xích đạo, cây rừng ngập mặn sinh trưởng tốt, chiều cao của
cây cao, số lượng loài cũng nhiều hơn nơi xa vùng xích đạo. Tuy nhiên một số
15
loài có thể mở rộng khu phân bố lên phía bắc tới Bermuda ( 32 003’ Bắc) và Nhật
Bản (31022’ Bắc) như trang, vẹt dù, đâng, cỏ vàng…
Giới hạn phía Nam của cây ngập mặn là New Zealand (38 003’ Nam) và phía
Nam Australia (38043’ Nam). Ở những vùng này do khí hậu mùa đông lạnh nên
thường chỉ có loài mắm biển sinh trưởng.
Walsh (1974) trích dẫn từ tài liệu của Vien Ngọc Nam (2005) đã phân chia
thực vật rừng ngập mặn thành 2 vùng chính: vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và
vùng Tây Phi – châu Mỹ.
Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm: Đồng Phi, Biển Đỏ, Ấn Độ, Đông
Nam Á, phía nam Nhật Bản, Philippin, Úc, New Zealand và quần đâỏ Nam Thái
Bình Dương.
Vùng Tây Phi và Châu Mỹ bao gồm bờ biển Atlantic của Châu Phi và Nam
Mỹ, bờ biển.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Chandra Giri tại USGS, con số trên sẽ tiếp
tục giảm trong tương lai: rừng ngập mặn toàn cầu đang biến mất nhanh chóng do
biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng cao, phá rừng để phát triển kinh tế ven
biển, làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Theo số liệu của EO, Indonesia có 17.000 hòn đảo nhỏ và chiếm gần ¼ diện
tích rừng ngập mặn trên thế giới. Tuy nhiên, các khu rừng này đã bị giảm một
nửa trong ba thập kỷ qua - cụ thể giảm từ 4,2 triệu ha năm 1982 xuống còn 2
triệu trong năm 2000. Trong phần rừng còn lại, có gần 70% là “trong tình trạng
nguy kịch và bị thiệt hại nặng”.
16
1.3 Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển KT - XH vùng ven bờ, diện tích
rừng ngập mặn trong cả nước đã bị giảm sút nghiêm trọng. Trong hơn năm thập
kỷ qua, Việt Nam đã mất đi 67% diện tích RNM so với năm 1943. Giai đoạn
1943 - 1990, tỷ lệ mất RNM trung bình là 3.266 ha/năm, đến giai đoạn 1990 2012 là 5.613 ha/năm Trong 22 năm qua (1990 - 2012) tỷ lệ mất RNM gấp 1,7
lần giai đoạn 47 năm trước (1943 - 1990). Theo thống kê, tính đến năm 2012,
56% tổng diện tích RNM trên toàn quốc là rừng mới trồng, thuần loại, chất
lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài. Những
cánh RNM nguyên sinh còn rất ít. Sự suy giảm trầm trọng của diện tích RNM
đồng nghĩa với tính ĐDSH của HST suy giảm, đặc biệt các loài thủy sinh không
còn bãi đẻ và nơi cư ngụ. Mặc dù trong những năm gần đây RNM đã được trồng
khôi phục lại, tuy nhiên diện tích đạt được rất ít.
Hình 1.3: Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam qua các năm
17
( Nguồn: Viện tài nguyên và môi trường, 2013)
Theo Phan Nguyên Hồng (1999), số loài cây ngập mặn được biết ở ven biển
Nam Bộ phong phú nhất (100 loài), sau đó là đến ven biển Trung Bộ (69 loài) và
cuối cùng là ven biển Bắc Bộ (52 loài). Có sự sai khác về số loài là do có sự
khác nhau về các đặc điểm về địa lý, khí hậu và thủy văn.Gió mùa Tây Nam vào
mùa hè đưa dòng chảy mang nguồn giống từ phía Nam lên, nhưng khi đến vĩ độ
12 thì dòng chảy chuyển hướng ra khơi nên một số loài không phát tán đến bờ
biển phía Bắc. Chính vì vậy mà nhiều loài phong phú ở phía Nam như: Bần
trắng, dà, dung, vẹt trụ, vẹt tách, dừa nước, mắm đen, mắm trắng….không xuất
hiện ở miền Bắc.
Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và phân tích ảnh viễn thám đã
chia rừng ngập mặn Việt Nam thành 4 khu thực dịa và phân tích ảnh viễn thám
đã chia rừng ngập mặn Việt Nam thành 4 khu vực (Phan Nguyên Hồng):
-
Khu vực 1 (ven biển Đông về phía Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn) có địa
hình: cửa sông hình phễu, nhiều vũng, vịnh vem bờ, song chính có độ dốc lớn,
dòng chảy mạnh, tương đối phù hợp với sự sinh trưởng cây ngập mặn, diện tích
rừng ngập mặn khoảng 39.400 ha. Thảm thực vật phân bố rộng nhưng cây có
kích thước thấp, phần lớn là dạng cây bụi như Mắm biển… do ảnh hưởng của
-
nhiệt độ, gió mùa Đông bắc và đất nghèo dinh dưỡng.
Khu vực 2 (ven biển đồng bằng Bắc bộ, từ mũi Đồ Sơn đến lạch Trường) năm
trong vùng đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình và các phụ lưu, nhiều phù sa,
đất nhiều dinh dưỡng, bãi bồi rộng ở cả cửa sông và ven biển nhưng chịu tác
động của gió bão mạnh nên cây ngập mặn phát triển kém, rừng ngập mặn chiếm
-
dện tích khoảng 7.000 ha.
Khu vực 3 (ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu) dãy đất
hẹp của Việt nam, bờ biển song song với dãy Trường Sơn, sông ngắn, dốc, ít phù
18
sa, bờ biển dốc nên không giữ được phù sa vốn đã ít. Chịu tác động mạnh bởi gió
mùa, gió, bão nên dọc bờ biển không óc cây rừng ngập mặn. Trong cửa sông mới
có một số cây ngập mặn nhưng phân bố không đều do địa hình cửa sông và các
đụn cát. Diện tích rừng ngập mặn vùng này khoảng 14.300 ha.
-
Khu vực 4 (ven biển Nam bộ, từ mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên) là vùng cửa sông
chịu ảnh hưởng bồi tụ bởi sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu
Long. Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông lạch chằng chịt, nhiều phù
sa, đất nhiều dinh dưỡng, ít bị bão. Nhìn chung, khu vực này có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển. Diện tích rừng
ngập mặn ở khu vực này lớn nhất nước là 191.000 ha
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lý
VQG Xuân Thuỷ là một vùng bãi bồi ngập nước rộng lớn nằm ở phía nam cửa
Sông Hồng; bao gồm một phần Cồn Ngạn (ở phía ngoài đê Vành Lược), toàn bộ
Cồn Lu và Cồn Xanh thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có tổng diện tích
tự nhiên là 7100 ha.
Bên cạnh đó là 5 xã vùng đệm: Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao
Hải.
Toạ độ địa lý: Từ 20010’ đến 20015’ vĩ độ Bắc, từ 106020’ đến 106032’ kinh độ
Đông.
Giáp giới
- Phía Đông Bắc giáp sông Hồng.
- Phía Tây Bắc giáp các xã vùng đệm. Vùng đệm VQG Xuân Thủy bao gồm
phần còn lại của Cồn Ngạn (ở phía trong đê Vành Lược), toàn bộ Bãi Trong và
diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao
Hải. Tổng diện tích của vùng đệm là 7300 ha.
- Phía Đông Nam và Tây Nam giáp biển Đông (Nguyễn Viết Cách, 2005a).
1.4.2: Điều kiện kinh tế - xã hội
19
1.4.2.1 Dân số
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2015, toàn bộ 5 xã vùng đệm Vườn Quốc
Gia Xuân Thuỷ có 52.363 nhân khẩu trong 14.148 hộ, với diện tích 40,33 km2.
Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.298 người/km2. Xã Giao
Lạc có mật độ dân cao nhất, 1.572 người/km 2, xã Giao Thiện có mật độ thấp nhất
là 974 người/km2.
Bảng 1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm
TT Xã
Diện tích
(km2)
Số hộ
Dân số
Mật
(người)
(người/km2)
1
Giao Thiện 11,8
2.969
11.497
974
2
Giao An
8,35
3.142
11.227
1.344
3
Giao Lạc
7,05
2.854
11.086
1.572
4
Giao Xuân
7,58
2.916
10.790
1.432
5
Giao Hải
5,55
2.267
7.763
1.398
40,33
14.148
52.363
1.298
Tổng
độ
Nguồn: Thống kê từ các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy năm 2015
Nguồn lao động ở vùng đệm tương đối trẻ, tuổi đời từ 16 – 44 tuổi, chiếm
42,9%, trong số đó có khoảng 49,28% là lao động nữ. Đây cũng là lực lượng
chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Thời gian dành
cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm, còn
lại chủ yếu là khai thác tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ.
Theo số liệu thống kê, trong số dân, nữ chiếm 51,5%, nam chiếm 48,5%. Số
người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là: 26.551 người, chiếm
50,7% số dân, trong đó: Số lao động nữ là 13.633 người, chiếm 51,3 % số lao
20
động trong vùng đệm. Như vậy, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 người
trong độ tuổi lao động.
Bảng 1.3: Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2015
TT
Tên xã
1
Dân số
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Giao Thiện 11.497
5.873
5.624
6.477
3.158
3.319
2
Giao An
11.227
6.330
4.897
6.350
3.651
2.699
3
Giao Lạc
11.086
5.290
5.769
4.971
2.419
2.552
4
Giao Xuân
10.790
5.477
5.313
4.829
1.719
3.110
5
Giao Hải
7.763
3.910
3.853
3.924
1.969
1.955
52.363
26.880
25.456 26.551
12.912
13.633
Tổng
Tổng
Dân số trong độ tuổi lao động
Nguồn: Thống kê từ các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy 2015
Tỷ lệ tăng dân số: Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Giao Thủy (2015),
toàn bộ 5 xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
tương đối đồng đều giữa các xã, bình quân qua các năm là gần 1,02 %. So với
các năm trước, tỷ lệ này đã giảm nhiều do trình độ dân trí ngày càng được nâng
lên và công tác kế hoạch hoá gia đình của địa phương được thực hiện tốt trong
những năm gần đây.
Tôn giáo và dân tộc : Khu vực 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là
nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh. Số dân theo đạo thiên chúa giáo
chiếm 41 % tổng số dân trong khu vực. Trong đó, tỷ lệ người theo đạo ở xã Giao
Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27% và Giao
Hải 3,6%.
Hiện nay trên địa 5 xã vùng đệm có tất cả 23 nhà thờ lớn nhỏ, riêng ở xã
Giao Thiện có ba Giáo xứ có linh mục. Trong năm có tất cả 6 lễ chính, còn bình
21
thường thì hàng tuần người dân theo đạo thiên chúa vẫn đến nhà thờ để làm lễ
cầu nguyện.
1.4.2.2 Sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu cây trồng đã được đa dạng, không còn độc canh cây lúa hay cây
màu, gồm trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây
ăn quả.
- Nhóm cây lương thực-thực phẩm (lúa, khoai, rau đậu các loại): loài cây
trồng có diện tích đáng kể là cây lúa nước, phát triển khá ổn định. Năm 2015
năng suất lúa nước vụ chiêm bình quân 76 tạ/ha, vụ mùa 59 tạ/ha.
- Nhóm cây ăn quả: Các cây ăn quả được nhân dân lựa chọn để đưa vào
trồng là cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, vải, chuối, song hầu hết ở mức độ ít, chưa
phát triển thành hàng hoá.
- Ngành chăn nuôi trên khu vực các xã vùng đệm phát triển còn thấp, đàn
gia súc tương đối ít và chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân. Phần lớn ngành chăn nuôi
ở các xã vùng đệm chỉ mới góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng
ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho nông
nghiệp.
1.4.2.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Các ngành nghề trong khu vực các xã vùng đệm chủ yếu là các ngành nghề
truyền thống, ngành chế biến nông sản, thuỷ hải sản và cơ khí sửa chữa.
Thành phần tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn các xã chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Theo số liệu báo cáo của
phòng thống kê các xã, trong năm 2015, tổng giá trị hàng hoá sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khối tư nhân chiếm hơn 83%.
22
1.4.2.4 Tình hình đời sống nhân dân các xã trong vùng đệm
Trong những năm gần đây nền kinh tế trong khu vực đã có những bước phát
triển đáng kể, điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng từng bước được cải
thiện. Nhà cửa của các gia đình trong vùng chủ yếu là nhà xây kiên cố và bán
kiên cố chiếm (63%), nhà cấp 4 chiếm tỷ lệ nhỏ 37%. Các đồ dùng có giá trị
trong gia đình như ti vi, xe máy và các vật dụng có giá trị khác chiếm tỷ lệ tương
đối khá.
- Các xã vùng đệm đều đã được kết nối với mạng lưới điện Quốc Gia
thông qua trạm 35 kv Giao Thanh. Điện lưới đã xuống tới các thôn xóm, hiện
nay 100 % số hộ trong các xã vùng đã được dùng điện. Nguồn điện hiện chủ yếu
sử dụng cho thắp sáng và sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.
- Các công trình vệ sinh như nhà tắm, hố xí cũng đã được phần lớn người
dân trong vùng quan tâm đến vấn đề vệ sinh.
1.4.2.5 Tình trạng cơ sở hạ tầng
Giao thông đường bộ từ tất cả các nơi đến đê quốc gia, tiếp giáp với ranh
giới VQG khá thuận lợi. Từ trung tâm Hà Nội du khách đến đây khoảng 150km,
thời gian đi mất khoảng 3,0-3,5 giờ. Từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của
VQG có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4km là con đường giao thông
huyết mạch của Ban quản lý VQG.
Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là đê bao bề mặt được
thảm nhựa hoặc rải đá dăm. Đây là tuyến đường bộ duy nhất có trong khu vực
dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, mặt
đường hẹp, chưa bằng phẳng nên việc đi lại cũng còn khó khăn.
Giao thông đường thuỷ: Trong khu vực VQG Xuân Thủy, có các sông
23
nhánh như sông Vọp, sông Trà và nhiều lạch triều, du khách có thể đi thuyền
máy nhỏ dọc theo các dòng song lạch để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh
đẹp của một trong những khu vực rừng ngập mặn còn lại tốt nhất vùng châu thổ
Sông Hồng.
Tuy nhiên, giao thông đường thuỷ ở VQG còn phụ thuộc vào thuỷ triều, vào
những ngày triều kiệt, việc thăm quan của du khách bằng đường thuỷ gặp rất
nhiều khó khăn. Do vậy, nếu muốn đi thăm quan VQG bằng xuồng, du khách
phải liên hệ trước với Ban du lịch để hiểu rõ lịch con nước, từ đó có thể chủ
động & hiệu quả hơn cho chuyến đi của mình.
1.4.2.6 Khai thác và nuôi trồng thủy sản
a, Khai thác thuỷ sản
Kết quả điều tra khảo sát của VQG Xuân Thủy cho thấy có 15,2% hộ gia
đình tham gia khai thác thuỷ sản tự nhiên. Trong số các hộ tham gia khai thác
thủy sản tập trung nhiều ở các xã như: Giao Thiện 16%, Giao Xuân 19%, Giao
Hải 28%.
-
Phương tiện đánh bắt thủy sản
Phương tiện đánh bắt mà người dân sử dụng chủ yếu là các công cụ thô sơ
như các bẫy tự làm bằng tay chiếm tới 65%; gần 3% số hộ sử dụng thuyền thô sơ
để đánh bắt gần bờ và ở các bãi; các phương tiện hiện đại như thuyền máy chỉ có
gần 25% số hộ sử dụng chủ yếu để khai thác ở ngoài biển quy mô lớn.
Những hộ sử dụng bằng công cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản tập trung ở
các xã như: Giao Thiện (74,29%), Giao An (88,24%), Giao Xuân (86,36%), Giao
Lạc (62,50%). Còn số hộ sử dụng thuyền máy tập chung chủ yếu ở xã Giao Hải
(51,52%) điều này chứng tỏ những hộ tham gia đánh bắt thủy sản ở xã Giao Hải
24
có điều kiện kinh tế hơn các xã khác.
Bảng 1.4: Loại hình khai thác thủy sản của người dân (tỷ lệ %)
Nghề khai thác
Giao
Giao Giao
Thiện
An
Khai thác thủ công tự do
ngoài bãi
Xuân Hải
Lạc
50,0
75,0
76,4
86,11
7
Giao Giao Trung
90,70 0
bình
0
72,84
0
26,88
3,96
15,20
66,6
Đánh cá biển
2,86
5,88
6,98
7
khai thác đánh bắt thủy
sản tự nhiên trong Vườn
Quốc gia
27,2
16,43
8,13
19,72 7
25,0
Đăng đáy
5,71
5,88
0
0
0
3,13
Khác
2,86
0
0
0
0
0,63
Nguồn: Kết quả điều tra sinh kế hộ gia đình VQG Xuân Thủy
-
Loại hình khai thác khác
Người khai thác thủy sản có thể có các hình thức hoạt động khai thác khác
nhau như: khai thác thủ công bằng tay, tàu đánh cá biển, đăng đáy, lờ bát quái.
Qua bảng trên thấy trong số các hộ tham gia khai thác thủy sản có 72,84% số hộ
khai thác thủ công và tự đo ngoài bãi, số hộ tham gia đánh bắt cá biển chiếm
26,88% tập chung chủ yếu ở xã Giao Hải chiếm 66,67%. Các hộ đánh bắt bằng
hình thức dăng đáy chiếm 3,13% tập chung nhiều xã Giao Lạc chiếm 25%.
25