Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN của CHỦ NGHĨA tư bản TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.99 KB, 14 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NGÀNH NGÂN
HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975)
DẪN NHẬP

Năm 1954, thay chân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cùng với việc tăng cường
bộ máy thống trị, Hoa Kỳ đẩy mạnh sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào miền
Nam Việt Nam, hướng nền kinh tế miền Nam theo con đường phát triển tư bản chủ
nghĩa. Sự xâm nhập của kinh tế tư bản làm xuất hiện và ngày càng phát triển, mở
rộng của nền sản xuất hàng hóa ở miền Nam Việt Nam.
Điều này thúc đẩy sự phát triển của hình thức tín dụng tư bản chủ nghĩa, trong đó
có sự phát triển nhảy vọt của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn
1955-1975. Ngược lại, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của hệ thống tín dụng tư
bản chủ nghĩa, với vai trò then chốt của tư bản ngân hàng, không những trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất mà tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và mở rộng
của nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa ở miền Nam Việt Nam.
Song trong một nền kinh tế lệ thuộc vào viện trợ như kinh tế Sài Gòn, tư bản ngân
hàng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng phát triển theo những đặc điểm
riêng. Đó là sự nghiêng lệch trong cán cân đầu tư về phía các ngành công – thương
nghiệp phục vụ cho quân sự; cho việc buôn bán các sản phẩm từ nguồn viện trợ
của Hoa Kỳ; hay cho nhu cầu xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp
miền Nam;… mà thiếu hẳn sự đầu tư vào các ngành làm gia tăng tính tự lực của
nền kinh tế. Đó còn là sự tập trung phần lớn lợi nhuận vào tư bản nước ngoài và tư
sản người bản xứ người Hoa.


Bên cạnh một số đặc điểm tiêu cực, tư bản ngân hàng với sự năng động và đã dạng
cũng tạo ra những yếu tố tích cực đối với kinh tế miền Nam. Nhất là vai trò thúc
đẩy sự hình thành nền sản xuất hàng hóa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975,
nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
I. CÁC YẾU TỐ THU HÚT TƯ BẢN NGÂN HÀNG THAM GIA VÀO HỆ
THỐNG TÍN DỤNG MIỀN NAM (1955-1975)


1.

Sự xâm nhập chủ nghĩa thực dân mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam

Sau năm 1954, thay chân Pháp, Mỹ dựng lên chính quyền Sài Gòn mệnh danh là
Việt Nam cộng hòa, âm mưu thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt
Nam, đóng vai trò làm “con đê” ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống khu vực
Đông Nam á.
Trong 20 năm xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình viện trợ, Mỹ đẩy mạnh xâm
nhập kinh tế thực dân mới vào miền Nam Việt Nam.
Tổng viện trợ quân sự trực tiếp và viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho chính quyền Sài
Gòn lên tới 23,6 tỷ đô la, trong đó có 7,6 tỷ đô la là viện trợ kinh tế[1]. Các khoản
viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho miền Nam bao gồm viện trợ thương mại (nhằm hỗ
trợ nhập khẩu và hỗ trợ ngân sách nhà nước), viện trợ nông phẩm (dưới hình thưc
hiện vật là các lương thực và thực phẩm), viện trợ theo dự án (có thể bằng tiền
hoặc hiện vật cho từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực hành chính, xã hội, kinh tếvăn hóa). Trong đó, 80% viện trợ kinh tế là viện trợ không hoàn lại[2].
Viện trợ Hoa Kỳ có vai trò làm giảm áp lực lạm phát, nâng cao sản xuất hàng hóa,
cùng với máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế
được xây dựng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của các kinh tế công – thương


nghiệp, nông nghiệp phục vụ cho yêu cầu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam
Việt Nam.
Theo từng giai đoạn, tùy vào mục đích chính trị, quân sự và cả kinh tế, chính sách
thực dân mới Mỹ về kinh tế có sự điều chỉnh phù hợp. Trong giai đoạn 1955-1965,
chính sách kinh tế thực dân mới Mỹ tập trung vào hất cẳng thực dân Pháp, nắm
độc quyền chi phối các ngành kinh tế chủ yếu và cơ cấu kinh tế của chính quyền
Sài Gòn, trước hết là chi phối toàn bộ hệ thống xuất nhập khẩu. Thông qua chương
trình viện trợ, Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thị trường độc quyền của hàng
hóa Mỹ và điều tiết cán cân xuất nhập khẩu của miền Nam. Mặc dù giai đoạn

1955-1965 được coi là thời kỳ ổn định nhất của nền kinh tế miền Nam, nhưng tình
trạng nhập siêu của chính quyền Sài Gòn mỗi năm 1 tăng. Năm 1955, kim ngạch
xuất khẩu của chính quyền Sài Gòn bằng 26,3% kim ngạch nhập khẩu, thì đến năm
1964 tỷ lệ này chỉ còn 16,3%[3].
Đến giai đoạn 1966-1968, sư có mặt và tham chiến của hơn nửa triệu quân viễn
chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã chi phối mạnh cơ cấu kinh tế miền Nam.
Kinh tế miền Nam giai đoạn này chuyển sang phục vụ chiến tranh với đặc điểm cơ
bản là nông nghiệp giảm sút, doanh nghiệp phục vụ quân sự và bộ máy chiến tranh
tăng lên, lĩnh vực thương mại phát triển mạnh song song với việc hàng Mỹ ồ ạt vào
miền Nam. Thương mại hoạt động nhộn nhịp mà chủ yếu là trong lĩnh vực nhập
khẩu hàng hóa tiêu dùng và các nguyên liệu phục vụ các ngành chế biên, kinh
doanh…, khiến cán cân thương mại ngày càng bị thâm hụt. Năm 1968, kim ngạch
nhập khẩu của chính quyền Sài Gòn đạt con số 475 triệu USD, trong khi chỉ xuất
khẩu được 11,7 triệu USD[4]. Số xí nghiệp phục vụ quân sự và bộ máy chiến tranh
bao gồm các xí nghiệp sản xuất đồ quân trang, quân dụng, chế biến thuốc tây; các
khạch sạn, quán ăn,… phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Công nghiệp lắp ráp, xi
măng, đường, vải, thuốc là, nước giải khát,… tăng nhanh chóng theo nhu cầu tiêu


thụ của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn. Ngành xây dựng cũng thu hút sự đầu tư
lớn của tư bản Mỹ với sự có mặt của các tập đoàn chuyên bao thầu xây dựng các
công trình phục vụ quân sự.
Qua giai đoạn 1969-1975, thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đặt
trọng tâm vào bình định nông thôn, âm mưu thực hiện chiến tranh giành dân với
cách mạng, trong lĩnh vực kinh tế, chính sách thực dân mới Mỹ tập trung vào phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Mỹ đẩy mạnh sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ
nghĩa vào sản xuất nông nghiệp với việc cho nhập vào miền Nam các loại máy
móc, nông cụ và phân bón, giống mới,…
Chính sách trên của Mỹ đã thúc đẩy các dòng vốn của tư bản Mỹ và tư bản mại
bản cũng được đổ vào các lĩnh vực có sự đảm bảo đặc quyền của Mỹ và chính

quyền Sài Gòn.
2.

Chính sách kinh tế, tiền tệ của chính quyền Sài Gòn

Phụ thuộc vào Mỹ, do đó theo từng thời kỳ, chính quyền Sài Gòn thực hiện các
chính sách tiền tệ và kinh tế phù hợp yêu cầu của quá trình xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.
Trong lĩnh vực tiền tệ, ngay từ năm 1954, thực hiện hất cảng thực dân Pháp, chính
quyền Sài Gòn nhanh chóng đưa đồng bạc miền Nam vào quỹ đạo chi phối của
đồng đô la thay cho đồng franc. Ngày 31-12-1954, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
được thành lập với bốn độc quyền phát hành giấy bạc và tiền kim loại tại Việt
Nam. Sau đó, chính quyền Sài Gòn tiếp tục cho ra đời Viện Hối đoái và phát hành
đơn

vị tiền

tệ mới

thay

cho

tiền Đông

Dương,

ấn

định tỷ


giá

hối

đoái giữa đồng miền Nam và đô la là 35:1 – một hối suất quá cao so với giá trị
thực của đồng bác miền Nam lúc bấy giờ (hối suất trợ đen là 90 đồng miền Nam 1
đô la)[5]. Với hối suất thỏa thuận như vậy, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn nhanh


chóng chuyển nền kinh tế miền Nam từ khu vực chịu ảnh hưởng của Pháp sang nền
kinh tế tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Hoa Kỳ. Trong những năm tiếp theo, chính
quyền Sài Gòn tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp vừa phải phá giá đồng bạc miền
Nam vừa kìm hãm tốc độ phá giá đó.
Ngoài chính sách hối suất và biện pháp phá giá đồng bạc, chính quyền Sài Gòn
thực hiện hàng loạt các biện pháp kiểm soát tín dụng thúc đẩy sự phát triển của hệ
thống ngân hàng tư bản chủ nghĩa gồm một ngân hàng trung ương, các ngân hàng
thương mại và ngân hàng đấu tư.
Về chính sách kinh tế, để kêu gọi sự đầu tư của tư bản vào miền Nam, ngay từ năm
1955, chính quyền Sài Gòn đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích trong lĩnh
vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Tháng 3 năm 1957, Ngô
Đình Diệm kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những
quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế thuê mặt bằng sản xuất
kinh doanh, thuế lợi tức). Sau đó, để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính
quyền Sài Gòn thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ nhằm giúp đỡ các
doanh nhân khởi nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, hỗ
trợ công nghệ và hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp. Kết quả, trong giai đoạn đệ
nhất cộng hòa (1955-1963), chính quyền Diệm đã thu hút được lượng vốn lớn của
tư bản đầu tư vào các ngành công nghiệp giấy, dệt may, xi măng, công nghiệp
điện…. Ngành nông nghiệp cũng có sự phát triển ổn định, chủ yếu trong sản xuất

lúa gạo.
Nhưng năm sau đó, mặc dù chiến tranh gia tăng, song với sự đẩy mạnh sự xâm
nhập của kinh tế tư bản vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp và đặc biệt là
nông nghiệp, chính quyền Sài Gòn tiếp tục thu hút được lượng vốn lớn của tư bản
trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực này.


Nhìn chung, nhằm thúc đẩy sự xâm nhập kinh tế tư bản vào miền Nam Việt Nam,
trong giai đoạn 1955-1975, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều chính
sách đặc quyền, đặc lợi. Thông qua viện trợ của Mỹ và các chính sách “khuyến
khích” của chính quyền Sài Gòn, các dòng vốn của tư bản đã đổ vào các lĩnh vực
của kinh tế thương mại, công nghiệp và nông nghiệp có sự đặc quyền của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn. Sự tham gia đầu tư lớn của tư bản do đó cũng thúc đẩy sự
tham gia của tư bản ngân hàng vào các lĩnh vực kinh tế vừa mang tính chất sản
xuất vừa để kinh doanh lợi nhuận thông qua hoạt động cho vay. Mà sự phát triển
nhảy vọt của hệ thống ngân hàng ở miền Nam từ năm 1964 là một trong những
biểu hiện rõ nét.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NGÀNH NGÂN
HÀNG Ở MIỀN NAM (1955-1975)
1.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở miền Nam (1955-1975)

Ngày 31-12-1955, theo một thoả thuận giữa chính quyền Diệm và Pháp, Ngân
hàng Trung ương ba nước Đông Dương được tách ra làm 3 ngân hàng quốc gia
trung ương. Cùng ngày, Diệm ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia
Việt Nam là ngân hàng trung ương của chính quyền Sài Gòn.
Tháng 1-1956, với 200 triều đồng vốn từ Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, chính
quyền Diệm cho thành lập thêm Ngân hàng Việt Nam Thương tín, nhằm tạo nguồn
vốn độc lập phục vụ cho các giao dịch thương mại. Trên danh nghĩa đây là một

ngân hàng thương mại, song thực tế nó chịu sự điều tiết và chi phối của Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam. Ngoài hai ngân hàng trên, ở miền Nam Việt Nam thời điểm
này còn có một số ngân hàng của tư bản nước ngoài.


Tuy nhiên, trong giai đoạn 1954-1963, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam phát triển
với tốc độ chậm. Phải sang thời kỳ 1964-1970, cùng với sự tham chiến trực tiếp
của quân viễn chính và việc đổ ồ ạt hàng hóa, phương tiện của Hoa Kỳ vào miền
Nam Việt Nam, hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại mới có sự
phát triển nhảy vọt. Trong giai đoạn này có 15 ngân hàng thương mại với 56 chi
nhánh được thành, nâng tổng số ngân hàng thương mại ở miền Nam lên 28 ngân
hàng vào năm 1970[6].
Trong thời kỳ 1970-1975, việc Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến
lược Việt Nam hóa chiến tranh, lấy bình định nông thôn là xương sống, đã thu hút
sự tham gia đầu tư của tư bản vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. Cùng
với đó, hệ thống ngân hàng nông nghiệp nông thôn cũng phát triển mạnh.
Ngày 31-7-1967, chính quyền Sài Gòn cho thành lập ngân hàng nông nghiệp nông
thôn đầu tiên mang tên Ngân hàng phát triển Nông nghiệp[7]. Ngân hàng này sau
đó có hệ thống chi nhánh phát triển rộng khắp ở các tỉnh lý của miền Nam.
Tiếp đó, từ năm 1969, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện hệ thống ngân hàng nông
thôn do các tư nhân đứng ra thành lập và quản lý, nhằm mục đích cho nông thôn
vay vốn và thu hút tiền tệ ở nông dân. Tính đến năm 1972, ở miền Nam có tất cả
35 ngân hàng nông thôn, gồm 2 ngân hàng ở Quân khu I, 4 ngân hàng ở Quân khu
II, 11 ngân hàng ở Quân khu II và 18 ngân hàng ở Quân khu IV[8].
Nhìn chung, trong thời kỳ 1954-1975, trên cơ sở sự xâm nhân ngày càng tăng của
kinh tế tư bản chủ nghĩa vào miền Nam Việt Nam, hệ thống ngân hàng chính quyền
Sài Gòn đã có bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, sự phát triển trên cũng chịu
nhiều tác động từ chính sách tiền tệ, viện trợ của Hoa Kỳ và sự thay đổi sách lược
kinh tế – xã hội của chính quyền Sài Gòn.



2.

Thành phần tư bản tham gia vào lĩnh vực ngân hàng ở miền Nam

(1955-1975)
Việc phát triển kinh tế nhanh đã làm tăng nhu cầu vốn của ở miền Nam giai đoạn
1955-1975. Để có vốn sản xuất, các nhà kinh doanh ở miền Nam dựa chủ yếu vào
nguồn vốn tự do hoặc nguồn vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhà nước.
Đối với nguồn vốn ngân hàng, tại miền Nam cũng xuất hiện hai hệ thống là hệ
thống ngân hàng nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại của tư bản tư nhân.
Trong giai đoạn 1955-1975, ngoài ngân hàng trung ương đóng vai trò kiểm soát và
điều phối thị trường, chính quyền Sài Gòn cũng thành lập một số ngân hàng có tính
chất thương mại để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực đặc quyền.
Trong đó phải kể đến hai ngân hàng là Ngân hàng Việt Nam thương tín và Ngân
hàng phát triển Nông nghiệp. Trong khi Ngân hàng Việt Nam thương tín hoạt động
đầu tư vào lĩnh vực thương mại và kỹ nghệ, thì Ngân hàng phát triển Nông nghiệp
tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài hệ thống ngân hành nhà nước, ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, còn có sự
hiện diện của hàng chục ngân hàng của tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Tư bản
tư nhân tham gia vào các hình thức ngân hàng thương mại (ngân hàng ký thác),
ngân hàng nông thôn (từ năm 1969 trở đi) hoặc các hợp tác xã và hiệp hội nông
dân.
Trong giai đoạn 1954-1964, trong số 13 ngân hàng tại miền Nam có 3 ngân hàng
của tư bản nước ngoài[9]. Đến giai đoạn 1965-1970, với sự gia tăng đột biến của
hoạt động nhập khẩu, các ngân hàng thương mại ở miền Nam tăng vọt. Trong thời
kỳ này có 15 ngân hàng thương mại với 56 chi nhánh được thành lập, nâng tổng số
ngân hàng thương mại ở miền Nam lên 28 ngân hàng[10]. Trong giai đoạn này,



đánh dấu sự tham gia mạnh của tư bản trong nước, năm 1970 ở miền Nam đã có
đến 15 ngân hàng thương mại của các nhà tư sản trong nước[11].
Đến thời kỳ 1970-1975, hệ thống ngân hàng miền Nam có sự đổi hướng hoạt động,
số ngân hàng thương mại phát triển chậm lại. Thay vào đó là sự hình thành rộng
khắp mạng lưới ngân hàng nông thôn của các tư bản tư nhân kết hợp với nguồn
vốn của chính quyền Sài Gòn.
Các ngân hàng nông thôn do tư nhân thành lập và quản lý, hoạt động lợi nhuận
thông qua việc cho vay vốn ở nông thôn và thu hút tiền ở nông dân. Mặc dù mang
tư cách tư nhân, song các ngân hàng nông thôn lại có các chế định riêng biệt, được
hưởng sự ưu đãi của chính quyền và sự kiểm soát của Ngân hàng quốc gia Việt
Nam. Về tài chính, ngân hàng nông thôn được chính quyền Sài Gòn hỗ trợ bằng
hình thức góp vốn (với số vốn không quá 49%). Phạm vi hoạt động của các ngân
hàng này nằm trong một quận hành chính và phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông
nghiệp ở nông thôn.
Tóm lại, trong giai đoạn 1955-1975, hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam có
bước phát triển nhảy vọt và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần tư bản.
III. VAI TRÒ CỦA TƯ BẢN NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ CHÍNH
QUYỀN SÀI GÒN (1954-1975)
1.

Trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện các chính sách cải cách điền địa, khuyếch
trương nông nghiệp, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đã du nhập vào miền Nam
phương thức canh tác mới với nhiều loại giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu,
máy móc, nhằm đưa kinh tế nông nghiệp miền Nam vào guồng máy kinh tế sản
xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.


Chính sách đó đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp miền Nam phát triển theo hướng

mới, song cũng tạo ra nhu cầu lớn về vốn trong sản xuất nông nghiệp. Thấy rõ tầm
quan trọng của vốn đối với phát triển nông nghiệp, chính quyền Sài Gòn đặc biệt
chú ý thiết lập các hệ thống tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, từ đó dẫn
đến sự ra đời của hệ thống ngân hàng nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn từ sau
năm 1967.
Bên cạnh hệ thống ngân hàng nông nghiệp của chính quyền Sài Gòn, còn có sự
tham gia của tư bản ngân hàng vào lĩnh vực này và ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp tin dụng cho nông dân. Các hình thức đầu tư của tư bản
gồm có:
Các ngân hàng ký thác. Đến trước năm 1975, ở miền Nam có hơn 30 ngân hàng ký
thác. Nhưng mục đích chủ yếu của các ngân hàng này là đầu tư vốn vào các hoạt
động thương mại, kỹ nên nên số lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp rất ít (chỉ
khoảng 7%)[12].
Từ năm 1969, nổi lên trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tham gia của hệ thống ngân
hàng nông thôn. Với việc hình thành hệ thống ở từng quận, hệ thống ngân hàng
này đã phát triển rộng khắp và ngày càng chiếm số lượng lớn số người vay. Năm
1971 hệ thống ngân hàng này đã cho vay 8.054 người, đến năm 1973, số người vay
đã tăng lên 50.981 người, với số vốn lên tới 7.430 triệu đồng[13].
2.

Trong lĩnh vực công – thương nghiệp

Trong lĩnh vực công – thương nghiệp, tư bản ngân hàng cũng ngày càng giữ vị trí
quan trọng, thậm chí chi phối tư bản công thương nghiệp. Hệ thống ngân hàng
thương mại vào đầu năm 1970 cung cấp khoảng 31,8% đến 47,4% tín dụng cho sản
xuất công nghiệp. Trong đó phần lớn được dùng phục vụ trực tiếp cho việc phát
triển thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Năm 1968, có tất cả 43 công tư tư bản


lớn vay 14,6 tỷ tương đượng 55% tổng số tín dụng của ngân hàng thương mại

trong năm. Năm 1970, con số các công ty được vay tăng lên gần gấp 2 lần, với 70
công ty lớn vay 19,5 tỷ, tương đượng 46% tổng số tín dụng trong năm[14]. Tuy
nhiên, đa số những công ty được vay là các công ty của tư bản nước ngoài và tư
bản người Hoa.
Ngoài việc cho vay phục vụ sản xuất, tư bản ngân hàng miền Nam còn tham gia
trực tiếp vào sản xuất, bằng việc thành lập các công ty, nhà máy công nghiệp, tạo
ra một hệ thống kinh doanh quan trọng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1955-1975, tư bản ngân hàng đã ngày càng trở nên
quan trọng trong việc cung cấp vốn cho quá trình tái sản xuất, cung cấp vốn tư bản
cho các xí nghiệp, công ty tồn tại.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, cùng với sự xâm nhập ngày càng mạnh kinh tế tư bản vào miền Nam
Việt Nam là sự phát triển nhảy vọt của hệ thống ngân hàng miền Nam, trong đó có
sự tham gia đông đảo của tư bản trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, sự phát
triển của tư bản trong ngành ngân hàng ở miền Nam trước năm 1975 cũng có một
số đặc điểm riêng:
Ở miền Nam, tư bản ngân hàng không tham gia vào tất cả những hoạt động của
nền kinh tế, mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực có sự đảm bảo, hỗ trợ của chính
quyền. Mà chủ yếu là tập trung vào các nghiệp vụ thương mại, nhất là xuất nhập
khẩu hơn là phát triển kỹ nghệ hoặc nông nghiệp.
Lợi nhuận kinh doanh của hệ thống ngân hàng cũng chỉ tập trung vào tay tư bản
nước ngoài và tư bản người Hoa. Theo số liệu năm 1973, 14 ngần hàng của tư bản
nước ngoài có vốn là 1,31 tỷ đồng miền Nam nhưng thu lời đến 2,93 tỷ, lãi 222%.


Trong khi 17 ngân hàng thương mại của tư bản tư nhân Việt Nam có số vốn 3,72 tỷ
đồng nhưng chỉ lời 1,38 tỷ, lãi 1,31 tỷ đồng[15]. Lý giải nguyên nhân của vấn đề
này, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là do uy tín của ngân hàng nước ngoài cao hơn.
Tư bản ngân hàng ở miền Nam trước năm 1975 đã tham gia và ngày càng có vai
trò quan trọng, chi phối vào kinh tế và có tác động quan trọng đối với sự phát triển

của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1.

Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam
(1954-1975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005.

2.

Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955-1970), tập 1,
Vv. 839, TTII

3.

Nguyễn Văn Nhật, Vài nét về hệ thống tín dụng nông nghiệp ở miền Nam
trước ngày giải phóng.

4.

Nguyễn Đăng Hải, Tín dụng nông nghiệp trong kế hoạch phát triển quốc gia,
Sài Gòn 1973

5.

Nguyễn Xuân Hoài, Chế độ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam
(1955-1963), Luận án tiến sĩ

6.

Viện khoa học xã hội, Một số đặc điểm kinh tế của miền Nam Việt Nam,

Nxb. Khoa học xã hội, 1991

7.

Phan Đắc Lực, Vị trí của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nước ngoài trong nền
kinh tế miền Nam Việt Nam, Nxb. KHXH, 1964

8.

Trần Văn Thọ (chủ biên), Kinh tế Việt Nam 1955- 2000, Tính toán mới, phân
tích mới, Nxb. Thống Kê, 2000


[1] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 62
[2] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 62
[3] Trần Văn Thọ (chủ biên), Kinh tế Việt Nam 1955-2000 tính toán mới, phân tích
mới, Nxb Thống Kê, HN-2000, tr. 123.
[4] Trần Văn Thọ (chủ biên), Kinh tế Việt Nam 1955-2000 tính toán mới, phân tích
mới, Nxb Thống Kê, HN-2000, tr. 127.
[5] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 64
[6] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 185.
[7] Nguyễn Văn Nhật, Vài nét về hệ thống tín dụng nông nghiệp ở miền Nam trước
ngày giải phóng.
[8] Nguyễn Đăng Hải, Tín dụng nông nghiệp trong kế hoạch phát triển quốc gia,
Sài Gòn 1973, tr.29
[9] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 184.
[10] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 185.
[11] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 185.
[12] Nguyễn Văn Nhật, Vài nét về hệ thống tín dụng nông nghiệp ở miền Nam
trước ngày giải phóng.

[13] Nguyễn Văn Nhật, Vài nét về hệ thống tín dụng nông nghiệp ở miền Nam
trước ngày giải phóng.


[14] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 185.
[15] Võ Ven Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (19541975), Nxb ĐHQG Tp. HCM – 2005, tr. 190.



×