Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

: Nghiên cứu đánh giá nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất khu vực huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành tại Khoa Địa chất Trường đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội. Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của TS. Nguyễn Văn Bình. Chúng tôi xin kính gửi đến Thầy lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy, cô trong Khoa Địa chất đã tận
tình giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ và
các đơn vị khác trực thuộc trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân trong khu vực Thị trấn Quốc Oai, các
xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, Đồng Quang, Sài Sơn và nhiều xã
khác thuộc huyện Quốc Oai đã nhiệt tình cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn về các
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chúng tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp ĐH4KĐ đã đóng góp những ý kiến
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trân trọng!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Đại diện nhóm sinh viên thực hiện

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH.................................................................................v
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..........................................vi


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN...................................................................................ix
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.........................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................2
4. Bố cục của của báo cáo..........................................................................................2
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH
TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC QUỐC OAI, HÀ NỘI.......................................................3
1.1. Vấn đề hạ thấp mực nước dưới đất trên địa bàn TP Hà Nội................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn................................................6
1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực Quốc Oai.....................................8
1.3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu............................................................................8
1.3.2. Khí hậu, thời tiết..........................................................................................9
1.3.3. Đặc điểm địa hình.......................................................................................9
1.3.4. Mạng lưới thủy văn...................................................................................10
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu...............................................10
1.4. Cấu trúc địa chất...............................................................................................13
1.4.1. Các thành tạo địa chất trước Đệ tứ.............................................................14
1.4.2. Trầm tích Đệ tứ..........................................................................................15
1.5. Địa chất thủy văn..............................................................................................19
1.5.1. Tầng chứa nước trong trầm tích hệ tầng Thái Bình...................................20
1.5.2. Tầng chứa nước trong trầm tích hệ tầng Hải Hưng....................................20
1.5.3. Tầng chứa nước trong trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc...................................20
1.5.4. Tầng chứa nước trong trầm tích hệ tầng Hà Nội........................................20
1.5.5. Tầng chứa nước khe nứt, karst trong đá vôi...............................................21
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 22
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................22
2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................22

2.2. Các phương pháp nghiên cứu...........................................................................24
2.2.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý tài liệu.........................................................24
2.2.2. Phương pháp khảo sát hiện trường............................................................25
2.2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn..............................................................25
2.2.4. Phương pháp chuyên gia............................................................................26
CHƯƠNG 3................................................................................................................ 27
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CẠN KIỆT NƯỚC
DƯỚI ĐẤT KHU VỰC HUYỆN QUỐC OAI.........................................................27
3.1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất...................................................................27
3.2. Đánh giá nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất..........................................................29
3.3. Đề xuất giải pháp hạn chế suy kiệt nước dưới đất.............................................33
ii


KẾT LUẬN................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................37
PHỤ LỤC................................................................................................................... 38

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ viết tắt

nnk
NMN
Qh,Q2
Qp,Q1
TP

Nghĩa
Nhiều người khác
Nhà máy nước
Holocen
Pleistocen
Thành phố

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số Quốc Oai năm 2005-2008................................................................11
Bảng 3.1. Hạ thấp mực nước tĩnh tại một số nơi ở phía Tây Thành phố Hà Nội..........32

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực huyện Quốc Oai..................................................................8
Hình 1.2. Quốc Oai trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội..................12
Hình 1.3. Cột địa tầng địa chất của vùng.................................................................14
Hình 1.4. Sơ đồ địa chất huyện Quốc Oai................................................................18
Hình 1.5. Sơ đồ địa chất thủy văn huyện Quốc Oai................................................19
Hình 2.1. Sơ họa tầng chứa nước ngầm..................................................................22
Hình 2.2. Sự vận động của nước dưới đất................................................................23
Hình 2.3. Hình vẽ phễu hạ thấp mực nước ngầm....................................................24
Hình 2.4. Nhóm nghiên cứu phỏng vấn cộng đồng dân cư về sử dụng giếng khoan

ở xã Ngọc Thán, huyện Quốc Oai, Hà Nội...............................................................26

v


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất khu vực huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội.
- Sinh viên thực hiện:

Đỗ Thị Hiền
Lê Ngọc Huyền
Nguyễn Thị Thu Nga
Lê Thị Kim Ngân

- Lớp: ĐH4KĐ

Khoa: Địa chất

Năm thứ: 03

- Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Văn Bình

Số năm đào tạo: 04

2. Mục tiêu đề tài:
Làm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cạn kiệt nước ở khu vực Quốc Oai. Đề ra

các giải pháp khai thác và quản lý hợp lý.
3. Tính mới và sáng tạo:
Dựa vào các tài liệu của vùng nghiên cứu, các phương pháp điều tra phỏng
vấn,... xây dựng bản đồ hiện trạng khai thác nước dưới đất, bản đồ hạ thấp mực nước,
đánh giá nguy cơ cạn nước dưới đất trên địa bàn huyện Quốc Oai.
Cảnh báo nguy cơ mức độ hạ thấp mực nước trong tương lai và sau bao nhiêu
năm nữa thì hết nước để khai thác. Đưa ra các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả
nhất khắc phục nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất.
4. Kết quả nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần vào việc đánh giá nguy cơ cạn nước do khai thác, chất lượng nguồn
nước dưới đất.
- Xây dựng thành công bản đồ hiện trạng khai thác nước dưới đất và bản đồ hạ
thấp mực nước. Tuy mức độ chi tiết còn hạn chế song đã cho thấy bức tranh toàn cảnh
về tình hình khai thác và vấn đề hạ thấp mực nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Cảnh báo về sự hạ thấp mực nước tới các dân cư, các khu công nghiệp trên địa
bàn huyện Quốc Oai và đề xuất một số giải pháp hạn chế sự suy kiệt nước dưới đất
hợp lý .

vi


- Sinh viên tham gia nghiên cứu được bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa
học từ quan điểm tiếp cận, quá trình khảo sát tới công việc giải thích, phân tích, tổng
hợp tài liệu, kết quả, xây dựng báo cáo tổng hợp và các sản phẩm của đề tài.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Các kết quả nghiên cứu đặc điểm nước dưới đất sẽ là góp phần nâng cao cơ sở dữ
liệu, khoa học phục vụ cho học tập nghiên cứu tại trường Đại học Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học cấp trường.
Ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm thực hiện đề tài
Lê Ngọc Huyền
Đỗ Thị Hiền
Lê Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Thu Nga

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:
Về tính cấp thiết của đề tài:
Cạn kiệt nước dưới đất đang là vấn đề nóng bỏng được nhiều Quốc gia, vùng
lãnh thổ trên Thế giới quan tâm, có rất nhiều đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về
vấn đề này được công bố. Trong những năm gần đây, trên toàn thành phố Hà Nội được
cảnh báo là bị suy kiệt nước dưới đất, mực nước dưới đất bị hạ thấp nhanh chóng. Sau
khi đươc sáp nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008, huyện Quốc Oai có tốc độ đô thị
hóa rất nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh, nguồn nước dưới đất bị suy
giảm, vì vậy nhóm sinh viên chọn đề tài đánh giá suy kiệt nước dưới đất khu vực này
nghiên cứu là cần thiết .
Về cách tiếp cận: Nhóm tác giả đã tiến hành tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ tổng quát
đến chi tiết theo nội dung nghiên cứu.
vii


Về phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả đã sử dụng hệ phương pháp nghiên cứu
truyền thống như khảo sát thực địa, tổng hợp tài liệu, điều tra phỏng vấn, phương pháp
chuyên gia, đây là những phương pháp truyến thống đã được sử dụng nhiều .
Ý nghĩa khoa học: Nhóm tác giá đã xây dựng thành công bản đồ hiện trạng khai thác

nước dưới đất và bản đồ hạ thấp mực nước. Tuy mức độ chi tiết còn hạn chế song đã
cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình khai thác và vấn đề hạ thấp mực nước dưới
đất ở khu vực nghiên cứu
Ý nghĩa thực tế:
- Sản phẩm của đề tài đã góp phần cảnh báo về sự hạ thấp mực nước tới các dân
cư, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai và đề xuẩt một số giải pháp hạn
chế sự suy kiệt nước dưới đất hợp lý.
- Các sinh viên tham gia nghiên cứu được bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu
khoa học từ quan điểm tiếp cận, quá trình khảo sát tới công việc giải thích, phân tích,
tổng hợp tài liệu, kết quả, xây dựng báo cáo tổng hợp và các sản phẩm của đề tài.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Người hướng dẫn

Nguyễn Văn Bình

viii


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Sơ lược về sinh viên:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Nga
Sinh ngày: 12 tháng 11 năm 1996
Nơi sinh: Như Quỳnh - Văn Lâm – Hưng Yên
Lớp: ĐH4KĐ
Khoa: Địa chất
Địa chỉ liên hệ: Như Quỳnh - Văn Lâm – Hưng Yên
Điện thoại: 0965680710


Email:

2. Quá trình học tâp:
• Năm thứ 1:
Ngành: Kỹ thuật địa chất

Khoa: Địa chất

Kết quả xếp loại học tâp: 2.08 (trung bình)
• Năm thứ 2:
Ngành: Kỹ thuật Địa chất

Khoa: Địa chất

Kết quả xếp loại học tập: 2.88 (trung bình)

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Xác nhận của trường đại học

Nguyễn Thị Thu Nga

ix


MỞ ĐẦU
Nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất đang là vấn đề đáng quan tâm của các nước trên
thế giới nói chung cũng như của nước ta nói riêng. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa

nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng nhiều, việc khai thác nước tăng cao đã làm cho
mực nước dưới đất ở các đô thị lớn liên tục bị hạ thấp và tác động không tốt đến nhiều
mặt của đời sống xã hội. Trên địa bàn Hà Nội sự suy kiệt nguồn nước dưới đất đang
diễn ra ở hầu hết các khu vực. Những năm gần đây, lưu lượng, mực nước, chất lượng
các nguồn nước mặt, nước dưới đất đều có xu hướng giảm. Nhiều khả năng trong
tương lai xu hướng này còn tiếp tục diễn ra.
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây Hà Nội. Khu vực này đang trong quá trình đô
thị hóa với tốc độ cao, dân số tăng nhanh, kinh tế đang trên đà phát triển nên nhu cầu
sử dụng nước cũng tăng theo. Hiện tại, nguồn nước chính phục sinh hoạt trong các khu
dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị chủ yếu được khai thác từ các giếng khoan. Trên
địa bàn huyện chưa có hệ thống cấp nước sạch hoàn chỉnh nên việc khai thác nước
dưới đất diễn ra ồ ạt, thiếu kiểm soát dẫn đến mực nước dưới đất bị hạ thấp nhanh
chóng, nguồn nước dưới đất bị cạn kiệt.
Hậu quả của cạn kiệt nước dưới đất và hạ thấp mực nước dưới đất rất nghiêm
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân trong vùng như: thiếu nước
sạch phục vụ cho sinh hoạt, hoạt động công nghiệp,... Ngoài ra, cạn kiệt nước dẫn đến
việc phải khoan sâu và tìm kiếm nước trong các tầng đá vôi, có nguy cơ bị sập khoan
do gặp phải các hang karst, gây nguy hiểm và làm mực nước bị hạ thấp. Về lâu dài, nó
sẽ gây ra hiện tượng lún - sụt để lại hậu quả khó lường.
Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra đề tài: “Nghiên cứu đánh giá
nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất khu vực huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” .
1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cạn kiệt nước ở khu vực Quốc Oai. Đề ra
các giải pháp khai thác và quản lý hợp lý.
2. Nội dung nghiên cứu
- Thu nhập, xử lý, đánh giá tài liệu địa chất thủy văn ở huyện Quốc Oai
- Điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế khu vực huyện Quốc Oai.
- Đánh giá nguy cơ cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất.
1



- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước của vùng
nghiên cứu một cách bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần vào việc đánh giá nguy cơ cạn nước do khai thác, chất lượng nguồn
nước dưới đất.
- Xây dựng thành công bản đồ hiện trạng khai thác nước dưới đất và bản đồ hạ
thấp mực nước. Tuy mức độ chi tiết còn hạn chế song đã cho thấy bức tranh toàn cảnh
về tình hình khai thác và vấn đề hạ thấp mực nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Cảnh báo về sự hạ thấp mực nước tới các dân cư, các khu công nghiệp trên địa
bàn huyện Quốc Oai và đề xuất một số giải pháp hạn chế sự suy kiệt nước dưới đất
hợp lý .
- Sinh viên tham gia nghiên cứu được bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa
học từ quan điểm tiếp cận, quá trình khảo sát tới công việc giải thích, phân tích, tổng
hợp tài liệu, kết quả, xây dựng báo cáo tổng hợp và các sản phẩm của đề tài.
4. Bố cục của của báo cáo
Mở đầu:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
khu vực Quốc Oai, Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Hiện trạng khái thác và đánh giá nguy cơ cạn kiệt nước dưới đất.
Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,

KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC QUỐC OAI, HÀ NỘI
1.1. Vấn đề hạ thấp mực nước dưới đất trên địa bàn TP Hà Nội
Theo các tác giả Tung Q. Nguyen & Donald C. Helm [8], từ những năm đầu của
thế kỷ 20 đến năm 1991 lượng nước dưới đất khai thác tại Hà Nội tăng từ khoảng
20.000m3/ngày đến 400.000m3/ngày và mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sử dụng
nước và dự đoán lượng nước bơm hút sẽ được tăng lên trong tương lai. Song song với
quá trình bơm hút nước, mức thủy áp trong các giếng ban đầu từ 2 đến 5 m dưới mặt
đất, đến năm 1993 đã giảm xuống từ 37 m đến 40 m. Trong khi đó, mực nước trong
các tầng nước dưới đất tuổi Q2 đã giảm 2-6 m.
Theo số liệu thống kê, đo đạc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy
Hiện nay trên địa bàn thành phố có bốn hệ thống cấp nước đô thị do bốn công ty cấp
nước quản lý với tổng công suất các nhà máy nước (NMN) là 954.500m3/ngày và tổng
công suất phát ra mạng lưới là 683.000m 3/ngày. Trong đó, Hà Nội cũ 561.500m3/ngày
(gồm10 NMN chính và 8 trạm cấp nước nhỏ) do công ty nước sạch Hà Nội quản lý;
Quận Hà Đông là 36.000m3/ngày (gồm 2 NMN) do công ty cấp nước Hà Đông quản
lý; thị xã Sơn Tây là 20.000 m 3/ngày (gồm 2 NMN) do công ty nước sạch Tây Sơn
quản lý và hệ thống cấp nước mặt sông Đà với công suất đợt I là 300.000m 3/ngày do
công ty VIWACO quản lý cấp cho phía Tây Nam Hà Nội khoảng 90.000m 3/ngày.
Ngoài những hệ thống cấp nước tập trung trên, Hà Nội còn có rất nhiều các công trình
khai thác nước không tập trung, những hệ thống cấp nước của các khu công nghiệp tập
trung,…
Theo Trung tâm Điều tra quy hoạch tài nguyên nước, do sự khai thác nước dưới
đất quá nhiều ở Hà Nội hình thành phễu hạ thấp mực nước biểu hiện khá rõ theo diện
và theo chiều sâu. Kết quả phân tích thành phần hóa học nước dưới đất cho thấy nước
dưới đất ở khu vực Hà Nội, một số chỉ tiêu có giá trị cao hơn giới hạn cho phép, trong
đó chủ yếu là hàm lượng amoni, asen và hàm lượng hữu cơ. Các yếu tố này đang có xu
thế tăng theo thời gian cả về hàm lượng và diện tích phân bố, tập trung chủ yếu tại
những khu vực có các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao như các bãi rác thải, khu
công nghiệp... Lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay ở nước ta đạt khoảng
3.840m3/người/năm. Theo tiêu chí đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA),

3


ở thời điểm hiện nay Việt Nam đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và sẽ gặp phải rất
nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần. Suy thoái tài nguyên nước sẽ
ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người và kinh tế xã hội. Những bộ phận dân cư
sống bằng nước giếng khoan và những thành phố sử dụng nước ngầm như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh... sẽ phải đối mặt nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tài nguyên
nước ở nước ta phân bố không đều và biến đổi mạnh theo thời gian. Vì vậy, những kết
quả của công tác quan trắc tài nguyên nước dưới đất là cơ sở để các nhà quản lý lên
phương án quy hoạch cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu quan trọng đối với nguồn tài
nguyên đang ngày càng trở nên quý giá này.
Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội đã tác động mạnh và làm thay đổi
chính môi trường địa chất và tính bền vững. Điều đó trước tiên được thể hiện qua sự
suy giảm về chất lượng và cạn kiệt về trữ lượng tài nguyên nước dưới đất. Theo các tài
liệu thu thập được thì cách đây 15 - 20 năm về trước mực nước dưới đất của tầng Qp
(tầng nước đang được khai thác để sử dụng) còn nằm sát mặt đất, đặc biệt ở vùng
ngoại thành. Hiện tại mực nước của tầng Qp đã hạ thấp một cách mạnh mẽ và rõ nét,
ví dụ mực nước dưới đất ở vùng Mai Dịch (phía Bắc thành phố) ngày 28/1/1997 là
21,50 m cách mặt đất thì ngày 16/5/2004 đã tụt xuống 27,30 m cách mặt đất; còn ở
vùng Hạ Đình, ngày 11/9/1997 mực nước dưới đất ở độ sâu 24,14 m cách mặt đất thì
ngày 9/6/2004 mực nước dưới đất ở đó đã tụt xuống 34,49 m cách mặt đất. Còn ở
Pháp Vân (phía Nam thành phố) ngày 10/1/1997 mực nước dưới đất ở độ sâu là 18,15
m cách mặt đất thì ngày 8/6/2004 mực nước dưới đất đã tụt xuống 22,30 m cách mặt
đất. Ở vùng Lương Yên (gần Sông Hồng), ngày 27/5/1997 mực nước dưới đất ở độ sâu
là 17,50 m cách mặt đất, đến ngày 8/6/2004 mực nước dưới đất đã tụt xuống 19,23 m
cách mặt đất. Ở vùng Thành Công (trung tâm thành phố), ngày 18/2/1996 mực nước
dưới đất ở độ sâu là 14,12 m cách mặt đất, đến ngày 9/6/2004 mực nước dưới đất đã
tụt xuống 19,45 m cách mặt đất.
Những quan trắc liên tục và có hệ thống ở các vùng Gia Lâm và Đông Anh trong

6 tháng đầu năm 2003 cũng cho thấy những biểu hiện hạ thấp mực nước dưới đất ở hai
vùng đó. Hiện tại trên toàn thành phố Hà Nội đã hình thành phễu hạ thấp mực nước
dưới đất mà tâm phễu ở phía Nam là các nhà máy nước Hạ Đình, Pháp Vân và Tương
Mai, còn tâm phễu ở phía Bắc là các nhà máy nước Ngô Sĩ Liên, Ngọc Hà và Mai

4


Dịch. Và hiện tượng đó đã gây không ít khó khăn cho việc cung cấp nước ở khu vực
Hà Nội.
Quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu dùng nước của
nhân dân tăng nhanh đã dẫn đến lượng khai thác nước dưới đất tăng mạnh làm cho
mực nước ở một số bãi giếng ngày càng hạ thấp. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm
Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), được tiến hành
liên tục từ năm 1990 đến nay tại 9 tỉnh, thành phố là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà
Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương, mực nước dưới đất
tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ đang có xu hướng giảm mạnh. Điển hình là khu
vực phía Nam TP Hà Nội, nơi có những nhà máy khai thác nước dưới đất đã hình
thành phễu đang làm hạ thấp mực nước dưới đất.
Việc khai thác nước dưới đất là cần thiết nhưng việc khai thác đó phải bảo đảm
thời gian để lượng nước bù đắp lại. Chính vì không bảo đảm được những yêu cầu trên
nên mực nước ngầm ngày càng hạ thấp kéo theo hiện tượng lún mặt đất. Cách đây
khoảng 30 - 40 năm, mực nước dưới đât dưới lòng đất thủ đô chỉ cách mặt đất khoảng
3-4 m và cách đây 15-20 năm, khoảng cách này là 10 m. Tuy nhiên, do lượng nước
khai thác cung cấp cho sinh hoạt mỗi năm rất lớn đã làm mực nước dưới đât ngày càng
tụt sâu hơn vào lòng đất. Kết quả khảo sát cho thấy mực nước dưới đất tại khu vực
Mai Dịch hiện đã tụt sâu cách mặt đất 27,30 m, khu vực Hạ Đình 34,49 m, Pháp Vân
22,30 m, Lương Yên 19,23 m, Thành Công 19,45 m.
Sự khai thác mạnh mẽ tài nguyên nước đã khiến nước dưới đất ở thành phố Hà
Nội bao gồm các quận nội thành và vùng lân cận đã có một số biểu hiện suy thoái. Sự

suy thoái về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi giếng
khu vực nội thành thành phố. Lưu lượng khai thác ở tất cả các bãi giếng ở đây đều
giảm hơn so với thiết kế. Theo đó, các bãi giếng vùng ven sông Hồng như Yên Phụ,
Lương Yên không bị giảm, thậm chí còn tăng công suất khai thác. Tất cả các bãi giếng
còn lại của bảng trên nằm xa sông Hồng trong khu vực nội thành của thành phố đều bị
giảm công suất khai thác so với thiết kế. Việc giảm này thể hiện ở việc giảm dần công
suất khai thác ở các giếng khoan, có nơi thậm chí phải dừng khai thác ở một số giếng.
Đến nay công suất khai thác các bãi giếng chỉ đạt từ 69 đến 78% công suất thiết kế. Sự
suy thoái về lượng còn biểu hiện ở sự giảm mực nước dưới đất theo thời gian, sự mở
rộng phễu hạ thấp mực nước dưới đất. Theo tài liệu quan trắc mực nước dưới đất liên
5


tục ở mạng cố định của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc từ những năm 90
của thế kỉ trước đến nay cho thấy, mực nước ở các lỗ khoan quan trắc trong lòng thành
phố bị giảm trong thời kì 1990-2005 với tốc độ trung bình từ 0,3-0,5 đến 0,60,8m/năm, làm cho mực nước dưới đất hạ xuống rất sâu như ở Mai Dịch đến 26 m, Hạ
đình đến 34 m cách mặt đất. Từ năm 2005 đến nay do giảm công suất khai thác nên
mực nước dưới đất không giảm nữa. Việc hạ thấp mực nước dẫn đến hình thành phễu
hạ thấp bao trùm lên các công trình khai thác. Cùng với sự giảm dần mực nước theo
thời gian, phễu hạ thấp mực nước cũng được mở rộng dần. Nếu lấy giới hạn vùng có
độ cao mực nước thấp hơn 0 m so với mực nước biển là vùng bị ảnh hưởng do khai
thác thì diện tích vùng này vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước chỉ khoảng 200 km 2
nay đã tăng lên đến trên 250 km2 cũng là những biểu hiện của sự suy thoái về lượng.
Nguyên nhân của sự suy thoái nguồn nước dưới đất chính là do quá trình đô thị
hóa. Việc bê tông và aphan hóa bề mặt đã làm giảm hoặc triệt tiêu nguồn cung cấp cho
nước dưới đất. Các công trình xây dựng lớn, nhà cao tầng với các móng sâu làm cản
trở dòng chảy cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp và cũng là nhân tố đáng kể
làm suy thoái tài nguyên nước dưới đất về lượng. Tài nguyên nước bị nhiễm bẩn chủ
yếu do chất thải tăng lên quá nhiều. Việc khai thác nước quá mức, làm cho mực nước

hạ xuống sâu, tốc độ thấm tăng lên đồng nghĩa với việc các chất bẩn được chuyển tải
một cách nhanh lên. Việc khai thác ở trong lòng thành phố, ở các vùng có nhiều nguồn
gây bẩn ở trên mặt thì càng nhiễm bẩn nhanh hơn.
Hậu quả của hạ thấp mực nước là sụt lún bề mặt đất, làm hư hỏng, phá hủy cơ sở
hạ tầng và nhiều vấn đề khác liên quan đến môi trường địa chất cũng như đời sống xã
hội vv… Bởi vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân, hiện trạng gây hạ thấp mực nước, từ
đó đề ra giải pháp thích hợp để hạn chế hoặc loại trừ những tác động bất lợi của hiện
tượng này là hết sức cần thiết và cấp bách.
1.2. Tình hình nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn
Trong vài chục năm trở lại đây, vấn đề liên quan đến nước sạch trở lên rất cấp
thiết. Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu nước dưới đất với quy mô đa dạng, nội
dung phong phú đã và đang được các nhà nghiên cứu tiến hành.
Từ năm 1983 đến năm 1988, Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Bắc đã hoàn thành
đo vẽ bản đồ địa chất nhóm tờ Hà Nội, Hà Đông - Hoà Bình và nhóm tờ Thành phố Hà
6


Nội (1994) tỷ lệ 1:50.000 đã phân chia và mô tả khá chi tiết các phân vị địa tầng.
Trong đó các thành tạo trầm tích Đệ Tứ ở khu vực phía Tây thành phố Hà Nội bao
gồm các hệ tầng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng và Thái Bình. Trong công trình này đã
phân chia và đánh giá sơ bộ các tầng chứa nước. Ngoài ra trong phạm vi khu vực
nghiên cứu có các Liên đoàn, Đoàn địa chất số 6, 29, 79, 51, 54 và 64 đã tiến hành
nhiều công tác thăm dò mỏ, điểm khoáng sản, thăm dò, quan trắc và khai thác nước
dưới đất.
Từ năm 1993, Trần Minh[7] đã đưa ra kịch bản khi thành phố Hà Nội khai thác
nước dưới đất với lưu lượng 796.038m3/ngày.đêm thì sau 0.5 năm khu vực Hoài Đức
sẽ lún khoảng 4-5cm, cá biệt khu Chợ Canh lún 7.268cm, sau 2 năm khu vực Hoài
Đức lún hơn 6cm và sau 5 năm lún 13,530cm. Mặc dù chưa có tính toán cho khu khu
vực huyện Quốc Oai song nó khá gần với khu vực Hoài Đức và có đặc điểm cấu trúc
địa chất tương đồng với nhau nên thì có thể dự đoán rằng khu vực trung tâm huyện

Quốc Oai cũng có mức độ lún tương tự.
Sau khi xảy ra hiện tượng sụt lún tại huyện Quốc Oai (2008), Viện Địa chất và
Khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tai biến
địa chất sụt lún mặt đất và đề xuất giải pháp xử lý tại Km16, Tỉnh lộ 419 thuộc thị
trấn Quốc Oai”, đã tiến hành khoan thăm dò, điều tra các các công trình khai thác nước
dưới đất trong khu vực lân cận. Kết qủa cho thấy tại thị trấn Quốc Oai số lượng giếng
khoan tay (giếng Unicep) là 35 giếng với độ sâu <40 m và số lượng giếng khoan máy
là 24 giếng với độ sâu từ 40-70 m và một số giếng cấp nước tập trung khác. Số lượng
các giếng khoan <40 m (khai thác nước trong tầng chứa nước lỗ hổng) trước đây vẫn
khai thác nước bình thường thì hiện nay lưu lượng nước giảm đi đáng kể, ít nước một
số giếng đã bỏ không dùng được, nhiều hộ dân đã phải khoan thêm các giếng khoan
sâu hơn vào tầng đá vôi để khai thác nước. Các giếng khoan khai thác nước có độ sâu
>45 m đều là các lỗ khoan khai thác nước trong tầng chứa nước khe nứt và hang hốc
karst trong đá vôi của hệ tầng Đồng Giao, bề dày khoan vào trong đá vôi của các giếng
ở đây thay đổi từ 4-30 m, lưu lượng nước trong tầng này khá phong phú. Tại khu vực
này mật độ khoan khai thác nước trong cả tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chứa nước
đá gốc đều rất cao. Việc khoan và khai thác nước ở đây đều là tự phát và xuất phát từ
nhu cầu sử dụng nước và không được kiểm soát [6]. Lưu lượng khai thác nước trung

7


bình 1m3/ giếng.ngày, cá biệt có gia đình lên tới 3-5m3/giếng.ngày. Theo số liệu thống
kê chưa đầy đủ thì trên địa bàn huyện Quốc Oai có hàng trăm giếng khoan.
Gần đây, tác giả Nguyễn Văn Bình và nnk đã nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa
chất công trình - địa chất thủy văn và các tai biến địa chất tiềm ẩn liên quan trong quá
trình đô thị hóa tại khu phía Tây thành phố Hà Nội, phân tích ảnh hưởng của tầng đất
yếu và mức độ khai thác nước ngầm trong khu vực và mối liên quan của chúng với
hiện tượng lún mặt đất và phân tích ảnh hưởng của lún mặt đất đến các công trình xây
dựng.[9]

Các nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực. Tuy
nhiên trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tăng nhanh thì việc đánh giá chi tiết nguy cơ cạn
kiệt nước dưới đất để từ đo đưa ra các giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý là
cần thiết và cấp bách.
1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực Quốc Oai
1.3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây Hà Nội, có tọa độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: từ
20054’ đến 21004’ ; Kinh độ Đông: từ 105030’ đến 105043’50’’ (hình1).

Hình 1.1. Sơ đồ khu vực huyện Quốc Oai
(Nguồn trường đại học khoa học tự nhiên)
8


Quốc Oai cách Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây, cách quận Hà Đông 18 km và
thị xã Sơn Tây 24km. Diện tích tự nhiên của Quốc Oai vào khoảng 147 km 2 bao gồm
Thị trấn Quốc Oai và 20 xã. Ranh giới địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất
- Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ
- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức
- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn
1.3.2. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu vùng nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô, lạnh và mùa hè nóng
ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, lượng mưa trung bình là 1650 1800mm. Do đặc điểm của địa hình, địa mạo, Quốc Oai có 2 tiểu vùng khí hậu khác
nhau, gồm:
Vùng đồng bằng: nằm phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dưới 10m, mang
đặc điểm khí hậu đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm 23,8 0C, cao nhất (tháng 6) là
37,50C; thấp nhất (tháng 1) là 14 0C. Trong năm có khoảng 1600 - 1700 giờ nắng, độ
ẩm trung bình là 82 - 86% .
Vùng đồi gò: nằm phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 - 50mm, thuận lợi

cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trong điều kiện tưới ở vùng gò đồi khá khó
khăn.
Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi, đa dạng hóa ngành nông
nghiệp và phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân, cung
cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.
1.3.3. Đặc điểm địa hình
Huyện Quốc Oai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miềm núi và đồng bằng, bị
chia cắt bởi hệ thống sông ngòi nên địa hình khá phức tạp. Địa hình thấp dần theo
hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 m so
với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, phần diện tích tự nhiên của Quốc Oai chủ yếu
là đồng bằng, còn lại là một phần nhỏ diện tích đồi núi. Địa hình khu vực huyện Quốc
Oai được chia thành 3 vùng chính:
- Vùng đồi thấp: gồm 4 xã: Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch,Đông Yên là vùng bán
sơn địa, đất gò đồi có độ cao phổ biến từ 20-25 m, cốt đất dưới ruộng từ 7-10 m.
9


- Vùng nội đồng gồm 7 xã: Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc
Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5-7 m, có xu hướng giảm dần về phía Tây
Nam.
- Vùng ven sông Đáy: gồm thị trấn Quốc Oai và 8 xã: Yên Sơn, Cộng Hòa, Đại
Thành, Đồng Quang, Tân Hòa, Tân Phú, Phượng Cách, Sài Sơn có độ cao giảm dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam. Ngoài ra tại đây cũng tồn tại dạng địa hình karst với diện
tích rất nhỏ, phát triển trên các đá cacbonat hệ tầng Đồng Giao tại Núi Trầm và núi
Hoàng Xá. Địa hình karst ở đây có độ cao 50-100 m, tạo các vách dựng đứng, các hệ
thống hang hốc karst, các phễu và hố sụt karst.
1.3.4. Mạng lưới thủy văn
Trên địa bàn huyện có các sông chảy qua là sông Đáy và sông Tích, chế độ
thủy văn của huyện phụ thuộc vào sông Hồng, sông Đáy, sông Tích và nhiều ao hồ
khác. Sông Hồng tuy không chảy qua địa phận Quốc Oai nhưng mực nước sông

Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tưới tiêu cho hơn 1000ha ở vùng ven sông Đáy.
Nếu nước sông Hồng lên cao phân lũ qua sông Đáy thì vùng ven Đáy khó khăn trong
việc tiêu nước.
+ Sông Đáy là phân lưu phía hữu ngạn của sông Hồng, chảy qua địa phận huyện
Quốc Oai 15 km, độ uốn khúc của sông lớn, bị bồi lấp mạnh. Hiện tại sông Đáy là
nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng cho đồng ruộng của huyện.
+ Sông Tích (còn gọi là sông Tích Giang) - phụ lưu cấp I của sông Đáy, chảy qua
địa phận Quốc Oai 18 km. Sông Tích có độ dốc lưu vực và độ dốc khá lớn, có thể
gây hiện tượng lũ lụt, ảnh hướng đến tiêu úng của huyện.
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
1.3.5.1. Kinh tế
Huyện Quốc Oai có tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là Đại lộ Thăng Long
nên có nhiều lợi thế phát triển các khu đô thị và công nghiệp. Khai thác lợi thế trên địa
bàn huyện, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đang chuyển dịch theo
hướng tích cực, dần dần hòa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra
sôi động trên khắp đất nước.
Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích
ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp
10


khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó
vùng chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò, trồng lúa.
Bên cạnh đó, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng hơn, song
đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất
mạnh trong tương lai gần khi một loạt các dự án xây dựng cụm công nghiệp, khu công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động.
Định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới là đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành công
nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.
1.3.5.2. Dân số
Quốc Oai có tổng dân số là 163.714 người (2008), mật độ dân số là
1.114người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,28% đến năm 2007 giảm
xuống còn 1,15%. Tuy nhiên, đến năm 2008 do tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu h ướng tăng
hơn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên đến 1,26% ( bảng 1.1)
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung tại các xã và thị trấn
dọc theo đường quốc lộ, tỉnh lộ. Gần đây, trong khu vực đã tiếp nhận một lực lượng
khá đông đảo lao động nhập cư đến sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp. Ở
thị trấn Quốc Oai, mật độ dân cư tăng đột biến với khoảng hơn 2000 người/km 2 đến
2699 người/km2.
Bảng 1.1. Dân số Quốc Oai năm 2005-2008
Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Nam (người)
Nữ (người)
Tỷ lệ tăng tự nhiên(%)

2005
155.391
75.025
80.366
1.28

2006
157.641
76.395
81.246
1.24


2007
160.640
77.580
83.060
1.15

2008
163.714
78.250
85.464
1.26

(Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - 2008 huyện Quốc Oai)
1.3.5.3. Quy hoạch không gian ở khu vực lân cận của huyện Quốc Oai
Theo quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực nội
thành Hà Nội là đô thị hạt nhân - đa chức năng. Các đô thị vệ tinh có chức năng riêng
biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân phát triển tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị
hạt nhân ( Hình 1.2).
11


Hình 1.2. Quốc Oai trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội
(Nguồn trường đại học khoa học tự nhiên)
Phía Tây thành phố Hà Nội, dọc theo đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21, có rừng
Quốc gia Ba Vì, Hương Tích sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu du lịch nghỉ
dưỡng, khu công nghệ cao, một số công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật lớn. Tại đây sẽ
có 2 đô thị vệ tinh là: Hòa Lạc và Xuân Mai có dân số từ xấp xỉ từ 21vạn đến 75 vạn
người/đô thị. Trong đó, Hòa Lạc là đô thị khoa học, Xuân Mai là đô thị đại học và dịch
vụ cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội.

Trong tương lai, xây dựng đường cảnh quan Bắc - Nam và 3 đô thị sinh thái mật
độ thấp là Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn (khoảng 5 vạn người/đô thị) tại giao cắt của
3 tuyến Quốc lộ 6, Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 32. Duy trì các thị trấn hiện hữu như
Vân Đình, Đại Nghĩa và hình thành một số thị tứ mới.
Thành phố Hà Nội đã định hướng nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là hoàn chỉnh
qui hoạch chung xây dựng các quận, huyện, thị xã (trọng tâm là khu vực phía Tây, Tây
Nam của thành phố); tuyến vành đai 4 - trục đường quan trọng nối trung tâm thủ đô
với các đô thị vệ tinh và các tuyến đường sắt đô thị cũng nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển đô thị theo định hướng về phía Tây, Tây Nam của thành phố Hà Nội.
Đánh giá:
- Thuận lợi:
12


Nằm trên trục không gian và cảnh quan phát triển của thủ đô Hà Nội và chuỗi đô
thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, có đường cao tốc Láng - Hòa Lạc chạy
qua. Do đó, Quốc Oai có những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp và đô thị... kéo theo những
tiềm năng cho đầu tư xây dựng, phát triển các công trình.
Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu... cho phép Quốc Oai
phát triển nền nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm mà thị trường đô thị cần như lương
thực, thực phẩm, hoa quả, rau sạch, cây cảnh... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cũng
là điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch
- Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi do quá trình phát triển đô thị mang lại, nó còn gây ra
không ít khó khăn. Quá trình sản xuất công nghiệp cùng với đời sống sinh hoạt làm
cho nhu cầu sử dụng nước tăng cao dẫn tới việc khai thác quá mức. Hơn nữa chất thải
chưa được xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, huyện
còn gặp không ít trở ngại cho đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để chủ động tưới

tiêu, phục vụ đời sống sản xuất trên địa bàn. Tài nguyên rừng đang có nguy cơ suy
giảm, đất đai dần bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi gây trở ngại cho sản xuất nông, lâm
nghiệp.
1.4. Cấu trúc địa chất
Về phương diện địa chất vùng này nằm ở rìa trũng Sông Hồng, có cấu tạo hai
tầng: Tầng móng gồm các thành tạo phun trào thuộc hệ tầng Viên Nam (T 1vn), hệ tầng
Tân Lạc (T1o lt) và thành tạo cacbonat hệ tầng Đồng Giao (T 2a đg). Tầng móng bị các
đứt gãy phân cắt ra các khối tảng và sụt lún yếu trong tân kiến tạo. Tầng phủ chủ yếu
cấu tạo từ các trầm tích Đệ tứ thuộc các hệ tầng Vĩnh Phúc, Thái Bình với bề dày
không lớn (từ 38 đến 65 m) gắn kết yếu.
Các hệ tầng phân chia từ cổ đến trẻ như sau: Hệ tầng Viên Nam, Tân Lạc, Đồng
Giao, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng và Thái Bình được thể hiện qua hình

13


Hình 1.3. Cột địa tầng địa chất của vùng
1.4.1. Các thành tạo địa chất trước Đệ tứ
1.4.1.1. Hệ tầng Viên Nam (T1 vn):
Diện lộ khoảng 110 km2, phân bố chủ yếu ở phía Tây của huyện. Thành phần
thạch học chủ yếu bao gồm các đá phun trào bazan, spilit có lẫn tù, đá phiến sét, đá vôi
phân lớp. Mặt cắt chuẩn của hệ tầng được chỉ định là mặt cắt từ núi Viên Nam đến
làng Cổ Đông do Hồ Trọng Tý mô tả gồm 4 tập:
1. Basal, basalt porphyr màu xám lục sẫm và tuf của chúng: dày 250 m. Basalt
thường có cấu tạo hạnh nhân lấp đầy chlorit, calcit và thạch anh.
2. Basalt porphyr, tuf aglomerat màu xám lục nhạt; dày 170 – 200 m.
Mảnh tuf trong aglomerat có kích thước khác nhau gắn kết lại bằng tuf hạt mịn.
3. Basal olivin, basal porphyrxen với tuf màu lục, xám lục có cấu trúc hạnh nhân
không đều; dày 150 m.
4. Basalt porphyr xám lục sẫm xen cát kết chứa tuf phân lớp dày, màu xám sáng;

dày 200 m. Tập này có dấu hiệu chuyển tiếp lên các lớp chứa hóa thạch Olenec của hệ
14


tầng Cò Nòi, quan sát được ở bến phà Phương Lâm đi sang thị xã Hòa Bình. Bề dày
chung của hệ tầng đạt khoảng 770 – 800 m.
1.4.1.2. Hệ tầng Tân Lạc (T1o tl):
Diện phân bố hẹp với chiều dài khoảng vài km, chiều ngang khoảng vài trăm
mét. Hệ tầng không lộ ra liên tục mà có chỗ bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên.
Thành phần thạch học: các đá gốc núi lửa, cuội kết, cát kết tuf, spilit màu nâu đỏ, nâu
tím, dày khoảng 900 m.
Cấu trúc mặt cắt của hệ tầng khá đồng nhất, gồm 3 phần từ dưới lên như sau:
- Phần thấp: cuội kết xen cát kết, bột kết tuf màu đỏ nâu, xám phớt vàng, phớt tím.
Cuội kết có xi măng là phun trào bazo. Các hạt cuội gồm đá bazan, thạch anh, cát kết,
bột kết, đá vôi. Dày khoảng 400 m.
- Phần giữa: bột kết màu nâu đỏ, đá phiến sét màu đen phân lớp mỏng với vài lớp đá
phiến sét, tuf màu tím đỏ nâu. Dày 270 m.
- Phần trên: đá phiến sét chuyển lên sét vôi màu xám xen kẽ với đá vôi chứa sét; trên
mặt lớp thường có kết vón hình giun, đá phiến màu đen xen bột kết màu xám; dày 220
m.
Hệ tầng Tân Lạc nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Yên Duyệt và các đá cổ hơn. Về
phía trên nó chuyển tiếp lên đá vôi hệ tầng Đồng Giao.
- Hệ tầng Na Vang (P2 nv): phân bố ở núi Trầm (Chương Mỹ), núi Thầy (Quốc
Oai). Thành phần gồm đá vôi silic, đá vôi chứa ít sét phân lớp vừa, đá vôi phân lớp
dày và dạng khối màu xám, xám sẫm, xám sáng, nhiều chỗ bị hoa hoá hoặc bị tái kết
tinh. Các tác giả Dovjikov A. E (1965); Hoàng Ngọc Kỷ (1973); Trần Văn Trị (1977)
đã xếp đá này vào hệ tầng Đồng Giao (T 2a đg). Tuy nhiên, Ngô Quang Toàn và một số
tác giả khác đã phát hiện trong đá vôi chứa hoá thạch Conodonta (ở xóm Quýt) và
trùng thoi (ở chùa Trầm), so sánh với kết quả của mặt cắt các đá ở các khu vực trên với
các đá của hệ tầng Na Vang (Tô Văn Thụ, 1997) đã xếp đá vôi ở khu vực núi Thầy, núi

Trầm vào hệ tầng Na Vang tuổi Permi giữa (P 2). Chiều dày hệ tầng Na Vang khoảng
250 m.
1.4.2. Trầm tích Đệ tứ
Trầm tích Đệ Tứ trong khu vực nghiên cứu bao gồm: Hệ tầng Hà Nội, hệ tầng
Vĩnh Phúc, hệ tầng Hải Hưng, hệ tầng Thái Bình và các trầm tích Đệ Tứ không phân
chia[1] [2] [3] [6] [4].
15


a, Trầm tích hệ Tầng Hà Nội (Q 1 2-3hn) gồm: trầm tích sông - lũ (apQ 12-3 hn) và trầm
tích sông (aQ12-3hn)
- Trầm tích sông - lũ gồm chủ yếu là trầm tích hạt thô (cuội, cuội tảng có lẫn cát,
bột sét), phủ bất chỉnh hợp lên các đá cổ hơn. Tại khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai, trầm
tích sông - lũ hệ tầng Hà Nội lộ ra nhiều và phủ không chỉnh hợp lên các thành tạo hệ
tầng Cò Nòi (T1 cn) và hệ tầng Viên Nam, tại khu vực huyện Chương Mỹ chúng lộ ra ở
khu vực sân bay Miếu Môn (xã Trần Phú) và phủ không chỉnh hợp lên đá vôi hệ tầng
Đồng Giao và có nơi bị phủ bởi trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc.
Dọc theo đại lộ Thăng Long đoạn từ xã Trúc Đông (huyện Quốc Oai) đến cầu
vượt Đồng Trúc, trầm tích sông - lũ hệ tầng Hà Nội lộ ra trên mặt đất, chúng phủ
không chỉnh hợp lên đá vôi của hệ tầng Đồng Giao hoặc trầm tích cát bột kết của hệ
tầng Sông Bôi (T2-3 sb). Mặt khác, tại nhiều nơi chúng bị trầm tích hệ tầng Thái Bình
hoặc trầm tích nguồn gốc đầm lầy ven biển của hệ tầng Hải Hưng phủ không chỉnh
hợp lên trên.
- Trầm tích sông đặc trưng bởi thành phần là cuội, sỏi, cát đa khoáng màu xám
vàng, độ mài tròn trung bình (cấp 3 và 4) kích thước cuội từ 2cm đến 5cm, tướng lòng
sông. Tầng trầm tích này phủ không chỉnh hợp lên đá vôi của hệ tầng Đồng Giao và bị
trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc phủ lên trên.
b, Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ 13 vp) được phân chia thành trầm bãi bồi và
trầm tích lòng sông. Chúng phủ không chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Hà Nội (Q12-3 hn)
hoặc phủ không chỉnh hợp lên bề mặt đá gốc và bị các trầm tích trẻ hơn phủ không

chỉnh hợp lên.
- Trầm tích bãi bồi đặc trưng bởi tầng sét phong hóa loang lổ, lộ ra trên mặt đất hoặc bị
trầm tích hệ tầng Hải Hưng và hệ tầng Thái Bình phủ không chỉnh hợp lên trên, Mặt
khác, chúng phủ lên trầm tích lòng sông hệ tầng Vĩnh Phúc hoặc phủ không chỉnh hợp
lên đá vôi hệ tầng Đồng Giao.
- Trầm tích lòng sông đặc trưng bởi thành phần là cát, cát sạn màu xám vàng,
kích thước hạt từ 0.05 - 1mm. Chúng bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Thái Bình, Hải
Hưng hoặc bị phủ bởi tầng sét phong hóa loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc. Trong đa số
các hố khoan thăm dò đều phát hiện trầm tích cát sạn này phủ lên trên các trầm tích
sông của hệ tầng Hà Nội (aQ12-3hn) hoặc cá biệt có nơi chúng phủ không chỉnh hợp lên
đá vôi hệ tầng Đồng Giao.
16


×