Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển làng nghề chè truyền thống tại địa bàn xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HÀ NGHIỆP THUẬN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HÀ NGHIỆP THUẬN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Kiều Thị Thu Hƣơng

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiện khoa Kinh
Tế và Phát Triển Nông Thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi
xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Kiều Thị Thu Hương người đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận này.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ủy ban nhân dân xã Phúc Xuân, các hộ sản xuất chè trong làng
nghề và không nằm trong làng nghề trên địa bàn xã đã cung cấp cho tôi những
nguồn tư liệu hết sức quý báu.Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được
sự quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần
của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến
những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu xót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Hà Nghiệp Thuận


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2012 của một số nước
trên thế giới ............................................................................................25

Bảng 2.2:

Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Việt Nam từ năm 2008 –
2012 ........................................................................................................27

Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất tại xã Phúc Xuân .............................................37

Bảng 4.2:

Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Phúc Xuân từ năm 2013
-2015.......................................................................................................40

Bảng 4.3:

Một số thông tin chung về các hộ điều tra ..........................................44


Bảng 4.4.

Cơ cấu diện tích đất trồng chè của hộ làng nghề và hộ không phải
làng nghề ................................................................................................45

Bảng 4.5:

Tình hình sản xuất chè giữa hộ làng nghề và hộ không phải làng
nghề ........................................................................................................46

Bảng 4.6:

So sánh các giống chè của hộ điều tra trên địa bàn xã.......................48

Bảng 4.7:

So sánh chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè/năm của hộ làng nghề
với hộ không phải làng nghề ................................................................51

Bảng 4.8:

Kết quả sản xuất chè của hộ tính bình quân 1sào/năm ......................54

Bảng 4.9:

Bảng so sánh hiệu quả sản xuất chè trên một sào/năm của các hộ
điều tra 2016 ..........................................................................................55

Bảng 4.10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ điều tra tham gia làng

nghề và không tham gia làng nghề ......................................................57
Bảng 4.11. Mức độ tham gia các lớp tập huấn của 2 nhóm hộ điều tra ..............58


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BQC

Bình quân chung

ĐVT

Đơn vị tính

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

NQTW

Nghị quyết trung ương


TT-BNN

Thông tư bộ nông nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NLN

Nông lâm nghiệp

QĐ- TTg

Quyết định thủ tưởng

TC

Tổng chi phí

IC


Chi phí trung gian

GO

Tổng giá trị sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

GO/TC

Tổng giá trị sản xuất/ Tổng chi phí

VA/TC

Giá trị gia tăng/ tổng chi phí

FAO

Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế

FAOSTAT

Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hợp
Quốc tế

TP


Thành phố


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học của luận văn .................................................................. 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống....................................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại làng nghề ................................................................................. 5
2.1.3. Vai trò của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội .......... 7
2.1.4. Chủ trương chính sách phát triển làng nghề ........................................... 8
2.1.5. Những khái niệm cơ bản về cây chè ....................................................... 9
2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè .......................................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
2.2.1. Sự phát triển của làng nghề ................................................................... 18
2.2.2. Một số tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề .............................. 23
2.2.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ...................................................... 24
2.2.4. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ...................................................... 26
2.2.5. Tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên .......................................... 27
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 31

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31


v

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 32
3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 33
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 33
3.4. Hệ thống chỉ tiêu áp dụng ........................................................................ 34
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ................................... 34
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ............................. 35
3.4.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 35
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 36
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè ở xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 38
4.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè ở xã Phúc Xuân ............................... 39
4.2.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................ 43
4.2.3. Tình hình sản xuất chè của 2 nhóm hộ điều tra .................................... 46
4.3. Thực trạng phát triển làng nghề chè tại Phúc Xuân ................................. 47
4.3.1. Tình hình sản xuất chè của nhóm hộ điều tra ....................................... 47
4.3.2. So sánh chi phí sản xuất chè của hộ tham gia làng nghề và hộ không
tham gia làng nghề .......................................................................................... 50
4.3.3. Kết quả sản xuất một sào chè của các hộ điều tra trong 1 năm ............ 54
4.3.4. Phân tích hiệu quả sản xuất chè của các hộ .......................................... 55

4.3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ điều tra tham gia làng
nghề và hộ không tham gia làng nghề trên địa bàn xã Phúc Xuân ................. 57


vi

4.3.6. Về tập huấn kỹ thuật của 2 nhóm hộ..................................................... 58
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề chè .................. 59
4.4.1. Những thuận lợi phát triển làng nghề chè ............................................. 59
4.4.2. Khó khăn của làng nghề chè ................................................................. 60
4.5. Một số giải pháp phát triển làng nghề chè truyền thống .......................... 61
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 64
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 64
5.2.2. Đối với làng nghề chè ........................................................................... 65
5.2.3. Đối với hộ sản xuất chè ......................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát
triển làng nghề đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết lao động nông nhàn,
tăng thu nhập ở nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng và Nhà nước

nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề nông thôn trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội đất nước, đã ban hành hàng loạt chính chính sách hỗ trợ lĩnh vực kinh
tế này. Trong nghị quyết 26/NQTW tại hội nghị 7/2008 của ban chấp hành Trung
Ương khóa X của Đảng cộng sản Việt Nam về “Nông nghiệp, nông dân và nông
thôn” đã khẳng định việc phát triển bền vững các nghành nghề ở nông thôn có vị trí
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề Việt Nam hiện nay vẫn còn
nhiều mặt hạn chế như: các làng nghề mang tính tự phát, nhỏ lẻ; trang thiết bị
thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu; hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu
thấp; ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
chưa cao. Làng nghề đứng trước nhiều khó khăn như thiếu thông tin thị
trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, khả năng cạnh tranh thấp,
môi trường ở nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người dân. Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung Du và miền núi phía Bắc nơi hội
tụ của nhiều của nhiều giá trị tự nhiên và văn hóa. Bên cạnh đó, Thái Nguyên
còn là vùng đất nổi tiếng về nghề truyền thống trồng và chế biến chè, cùng
với nhiều làng nghề chè truyền thống nổi tiếng được hình thành từ lâu đời. Ở
Thái Nguyên, cây chè là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo và


2

hiện nay chè còn được coi là cây làm giàu của nhiều hộ dân. Cây chè không
những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần giải quyết vấn đề việc
làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân.
Và cây chè còn giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, tăng độ phì
đất, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó sản phẩm chè hiện nay là mặt hàng xuất
khẩu chiếm vị trí quan trọng.

Thái Nguyên rất chú trọng việc khôi phục và phát triển các làng nghề
trên địa bàn tỉnh đặc biệt là làng nghề chè truyền thống. Hiện nay, trên toàn
tỉnh có 162 làng nghề, trong đó có 140 làng nghề chè truyền thống. Việc bảo
tồn, khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống nói chung và làng nghề
chè nói riêng (bảo vệ, lưu giữ, truyền lại) và phát huy giá trị để làng nghề có
thể tiếp tục phát triển bền vững là rất cần thiết.
Tuy nhiên các làng nghề chè vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: quy mô
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu nên hiệu
quả sản xuất kinh doanh chè chưa cao, chưa giải quyết được vấn đề đầu ra ổn
định cho sản phẩm chè của các hộ làng nghề, sản phẩm làng nghề chưa có
thương hiệu khả năng cạnh tranh với sản phẩm thị trường không cao, ô nhiễm
môi trường xung quanh làng nghề. Năng lực quản lý và tổ chức hoạt động
kinh tế chung còn kém. Mối liên kết giữa làng nghề với nhau và với doanh
nghiệp còn lỏng lẻo.
Để nghiên cứu tình trạng trên và đưa ra giải pháp nhằm phát triển làng
nghề chè, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
phát triển làng nghề chè truyền thống tại địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng làng nghề chè tại xã Phúc Xuân, từ đó đưa ra một số giải
pháp thúc đẩy sự phát triển của làng nghề tại vùng chè đặc sản xã Phúc Xuân.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển của làng nghề chè tại xã Phúc
Xuân.
- Phân tích được thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề chè.

- Đề xuất một số giải phát thúc đẩy sự phát triển của làng nghề chè.
1.3. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tạo
điều kiện cho sinh viên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo.
- Dùng làm tài liệu tham khảo và góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển
các đề tài khác.
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề tại xã Phúc Xuân và nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. Trên cở sở đó đề xuất giải pháp phát
triển làng nghề tại xã phúc xuân.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống
- Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. [6]
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [6]
- Làng nghề là khi một làng nào đó ở nông thôn có một hay một số
nghề thủ công được tách khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập thì đó là
làng nghề. [6]

- Làng nghề truyền thống là đơn vị dân cư cùng làm sản xuất những
mặt hàng có từ lâu đời, những sản phẩm này có nét đặc thù riêng đặc trưng
cho vùng và con người ở đó. [6]
* Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống.
- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề
nghị công nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hoặc nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi
của một làng nghề. [6]


5

- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống
phải đạt 3 tiêu chí:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành
nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách pháp luật nhà nước. [6]
- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống. [6]
2.1.2. Phân loại làng nghề
Hiện nay có nhiều cách phân loại làng nghề gồm:
Phân loại theo tuổi đời làng nghề (có làng nghề truyền thống và làng
nghề mới).
Phân loại theo quy mô sản xuất và quy trình công nghệ.

Phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm.
Phân loại theo nguồn nước thải và mức độ ô nhiễm.
Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên liệu.
Dựa vào tổng hợp các tiêu chí phân loại trên, làng nghề được phân
thành các nhóm chính sau đây:
Làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Các làng nghề này thường có
từ lâu đời, có sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương như
lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may… Quy trình sản xuất không thay dổi nhiều, với
lao động tay nghề cao. Tại các làng nghề này lao động nghề thường là lao
động chính cao hơn tỷ lệ lao động nông nghiệp. [3]
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Số
lượng làng nghề lớn, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao


6

động nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và ít
thay đổi quy trình sản xuất so với thời điểm khi làng nghề hình thành. Các
làng nghề truyền thống như nấu rượu, đậu phụ, bánh đa nem, miến dong, bún,
bánh… Với nguyên liệu chính là gạo, khoai ngô, sắn, đậu, mỳ. Phế phụ phẩm
cảu các sản phẩm này thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở quy mô
hộ gia đình. [3]
Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là các làng nghề mới hình thành,
số lượng ít nhưng phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải
kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế
tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng
xếp vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía bắc với
công nghệ sản xuất từng bước cơ khí hóa. [3]
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ

hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên
liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như hoàn toàn thủ công,
quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi. [3]
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Gồm các làng nghề gốm, sành sư, thủy
tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, sản xuất mây tre đan, chạm mạ vàng bạc, đồ gỗ
mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren… Đây là nhóm nghề chiếm tỷ
trọn lớn về số lượng, có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang
đậm nét văn hóa đặc trưng địa phương, dân tộc. Lao động đòi hỏi có tay nghề
cao, chuyên môn hóa, tỷ mỷ và sáng tạo, quy trình sản xuất ít thay đổi. [3]
Các nhóm nghề khác: Gồm ngành nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày
bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt, đan vó, đan
lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu đời, sản phẩm phục vụ
trực tiếp nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động thủ công với
số lượng và chất lượng ổn định. [3]


7

Bộ Tài Nguyên và Môi trường dự báo, nhìn chung số lượng làng nghề
trong tương lai có xu hướng tăng lên trừ ngành vật liệu xây dựng sẽ giảm do
phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm sản xuất công nghiệp.
2.1.3. Vai trò của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
Sự phát triển làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
đóng góp hiệu quả và quá trình chuyển dịch cơ câu kinh tế ở địa phương theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân nông thôn. Tại các làng nghề, mặc dù đại bộ phận dân cư làm nghề
thủ công nghiệp vẫn tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định,
nhưng cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến rõ nét với đóng góp nông
nghiệp giảm dần trong khi thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng dần.
Tại các làng nghề, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp dịch vụ đạt từ 60 – 80% so

với nông nghiệp chỉ ở mức 20 – 40%.
Bên cạnh đó sản xuất làng nghề là một nguồn tạo công ăn việc làm
khổng lồ tại các địa phương. Trong năm 2009, khu vực này đã thu hút trên 11
triệu lao động chiếm 30% lực lượng lao động tại nông thôn. Hiện tại, trung
bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân tại các làng nghề tạo việc làm ổn định
cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 – 10 lao động thời vụ. Các hộ cá
thể chuyên ngành đào tạo trung bình từ 4 đến 6 lao động thường xuyên và 2
đến 5 lao động thời vụ. Mức thu nhập của người lao động trong làng nghề cao
gấp 3 đến 4 lần thu nhập của người lao động thuần nông [2]. Theo báo cáo
nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công
nghiệp hóa nông thôn Việt Nam của Bộ NN & PTNT 2004 thì tỷ lệ hộ nghèo
trung bình của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 3,7% thấp hơn nhiều so
với mức trung bình của cả nước là 10,4%.
Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng thị trường trong nước với
các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài


8

với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất
là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm
đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 nghìn tỷ đồng. Góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
Lợi ích phát triển làng nghề không chỉ ở khía cạnh kinh tế - giải quyết
việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn
hóa lâu dài. Các làng nghề nếu được tổ chức tốt có sức thu hút đặc biệt cề du
lịch bởi mỗi làng nghề gắng với một vùng văn hóa, một hệ thống di tích lịch
sử. Việc du khách được thăm quan tận mắt quy trình sản xuất và thậm chí
tham gia thực hành là một điều hấp dẫn của du lịch làng nghề. Nhiều tỉnh như
Hòa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bến Tre, Phú Thọ đang triển

khai mạnh mẽ loại hình du lịch này.
2.1.4. Chủ trương chính sách phát triển làng nghề
Nhận thức rõ vài trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính
phủ, cán bộ, ngành đều có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát
triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn. Năm 2006, chính phủ ban
hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, nhấn
mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề gồm: bảo tồn và phát triển
làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng
nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, thương hiệu về
làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát
triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn nước ta.
Trong năm 2006, Bộ Công nghiệp đã xây dựng xong và trình chính phủ chiến
lược phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006- 2015, đặt mục tiêu giải
quyết việc làm thường xuyên cho 1,5 triêu lao động và 3 đến 5 triệu lao động
nông nhàn, xây dựng hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền vững, phát triển các
sản phẩm thủ công và tăng cường năng lực cho các làng nghề. Năm 2005, Bộ


9

Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có đề án chương trình “ mỗi làng
một nghề” giai đoạn 2006- 2015. Mục tiêu nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng
của địa phương về ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong
và ngoài nước, thu hút và tạo ra liên kết giữa nhiều “nhà” như: nhà nước, nhà
kinh doanh, nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà du lịch cùng tham gia phát triển
ngành nghề, tạo ra những nghề mới, bảo tồn giá trị truyền thống, tạo ra các
bản sắc mới của làng xã trong các sản phẩm. Từ đó thúc đẩy ngành nghề nông
thôn phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng
nâng cao tỷ trọng ngành phi nông nghiệp, dịch vụ và thu nhập cho người dân
nông thôn. Tổng Cục Du Lịch đang hình thành “Nghiên cứu khả thi phát

triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang Đông –
Tây”. Mục tiêu là kết hợp giữa hoạt động phát triển du lịch với sản xuất tiểu
thủ công nghiệp thông qua du lịch làng nghề trong khu vực dọc tuyến hành
lang từ Myanmar qua Thái Lan, Lào đến Việt Nam.
2.1.5. Những khái niệm cơ bản về cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia Sinensis là loài cây mà lá và chồi
của chúng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chè khác nhau. Cây chè có
nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến
ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là
loại cây xanh mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để
thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài, hoa màu trắng ánh
vàng, đường kính từ 2,5 – 4 cm, với 7 – 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép lấy
dầu. [16]
Chè xanh, chè đen và chè ô long tất cả đều được chế biến từ loài này,
nhưng được chế biến ở các mức độ oxi hóa khác nhau. Lá của chúng dài từ 4
– 15 cm và rộng từ 2 – 5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non và các
lá còn có màu xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi mặt bên dưới


10

của chúng còn các sợi lông tơ màu trắng. Các lá già có màu lục sẫm. Các độ
tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm khác nhau về chất lượng, do
thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá
chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc
thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần. [16]
2.1.6.1. Một số đặc điểm chung của sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Chè đóng vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của con người. Cây chè
được trồng ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều giống chè khác nhau, chè mang

đến cho thế giới những sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của hầu hết người
tiêu dùng trên thế giới. Ngoài tác dụng làm nước giải khát chè còn được coi
như một loại thần dược phòng và chữa bệnh cho con người, là lớp thực vật
bảo vệ đất và môi trường.
Sản phẩm chè của nước ta không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới. Góp phần
mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong nước, đồng thời thu
về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.
Đối với người nông dân sản xuất chè, ngoài việc tạo công ăn việc làm
ổn định và đem lại thu nhập cho gia đình góp phần duy trì và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho họ. Hầu hết người nông dân làm chè ít bị thất nghiệp và
có thu nhập ổn định hơn các cây trồng khác trong vùng.
Ngoài giá trị về kinh tế, cây chè còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc. Vì là cây công nghiệp dài ngày và phát triển
tương đối ổn định (chè giống mới có chu kỳ sống khoảng 15 – 20 năm, chè
trung du khoảng 30 – 40 năm) đã góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền
vững cho một nước đang phát triển như nước ta.


11

Như vậy, việc phát triển sản xuất chè không những góp phần đem lại
hiệu quả kinh tế cho xã hội mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người
nông dân, cải thiện đời sống nông thôn, làm giảm khoảng cách giàu nghèo
giữa thành thị và nông thôn. Việc sản xuất chè còn góp phần thúc đẩy nhanh
hơn quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm bớt khoảng cách giữa nông
thôn và thành thị, giữa các vùng miền trong cả nước.
a. Đặc điểm một số giống chè
- Giống chè Trung du (hay còn gọi là chè ta) đây là giống chè Trung
Quốc, được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, ở vùng Trung Du Bắc Bộ.

Giống có khả năng thích ứng với vùng đất khô cằn, khả năng chịu sâu bệnh và
ở mức trung bình cho cả sản xuất chè xanh và chè đen. Hiện nay, giống này
chiếm khoảng 60% tổng diện tích chè cả nước.
- Giống chè lai: Có các loại giống lai phổ biến như LDP1, LDP2… Chè
lai có đặc điểm chung là năng suất cao hơn vì búp to hơn, dậy mùi thơm hơn
nhưng vị thường nhạt hơn.
- Giống mới: Các giống chè mới thường được nhập từ nước ngoài như:
Kim tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc… Các giống này có mùi
thơm đặc trưng, hoàn toàn khác mùi hương chè bình thường.
- Giống Kim Tuyên (Kim Huyên, A17 hoặc dòng 27) có nguồn gốc là
giống vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là
giống Ô Long lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào
năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994 được trồng ở các tỉnh Yên Bái,
Lạng Sơn, Phú Thọ, Lâm Đồng.
- Giống chè Phúc Vân Tiên: Có nguồn gốc là giống vô tính của Trung
Quốc, chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại
Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to từ 1957 – 1971 bởi Viện Nghiên
cứu chè tỉnh Phúc Kiến nhập nội vào Việt Nam năm 2000.


12

- Giống chè TRI777: Thuộc biến chủng chè Shan, cây sinh trưởng khá,
búp to có lông tuyết, mật độ búp thấp, góc độ phân cành hẹp, tán tương đối
rộng. Đây là giống chè thích hợp chế biến chè xanh và chè đen chất lượng
cao. Dễ giâm cành, cây sinh trưởng khỏe, tỷ lệ sống cao khi trồng. Nhưng khả
năng chống chịu sâu bệnh hại kém: bị bọ xít muỗi và rệp nhảy phá hoại.
Còn nhiều giống chè khác, nhưng trên đây là giống chè phổ biến được
trồng ở Việt Nam. Nông dân người ta thường gọi giống chè trung du (chè ta)
là giống chè truyền thống vì nó đã được đưa vào Việt Nam khá lâu đời và

trồng bằng hạt. Giống chè lai (LDP1, LDP2) và giống chè mới (giống chè
Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc, TRI777…) người ta gọi
chung là chè cành mới xuất hiện vài chục năm lại đây và có đặc điểm phân
biệt là khi trồng thì dùng cành ươm, sau đó mang đi trồng.
b. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật
khá cao từ khi trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế để
phát triển nghành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần quan tâm, chú trọng từ
khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những
phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra những sản phẩm hàng hóa
có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và
ngoài nước. Cây chè là cây trồng mũi nhọn của địa phương vì thế cần phải
thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng cho
sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng chè.
2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
2.1.6.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Đất đai và địa hình: Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sảng lượng, chất
lượng chè nguyên liệu và thành phẩm. Yếu tố đất đai quyết định chè được
phân bổ ở các vùng địa hình khác nhau.


13

Để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng suất thì phải đạt yêu cầu: Đất tốt,
nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ PH từ 4,5 - 6,0, đất trồng có độ
sâu ít nhất là 60 cm, mực nước ngầm dưới 1m. Địa hình ảnh rất lớn đến sinh
trưởng và chất lượng chè. Chè trồng trên vùng đất cao có hương vị thơm và
mùi vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn vùng thấp.
+ Thời tiết khí hậu: Các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng
mưa, thời gian chiếu sáng trong ngày và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực

tiếp đến năng suất, sản lượng, chất lượng chè.
Cây chè sinh trưởng được ở nhiệt độ >100C. Nhiệt độ trung bình hàng
năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50C, cây chè sinh
trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 230C. Mùa đông
cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh trưởng trở lại.
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000 - 40000C. Nhiệt độ
quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tanin trong chè, nếu
nhiệt độ quá 350C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt độ thấp kết
hợp với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Cây chè quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ánh sáng
trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang hợp và
sinh trưởng của chè. Thời kỳ cây non, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn
cây trưởng thành và giống chè lá nhỏ.
Cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần
nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 mm và phân bố
trong các tháng. Lượng mưa và phân bố lượng mưa ảnh hưởng đến thời gian
sinh trưởng và thu hoạch của cây chè. Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt
thời sinh trưởng khoảng 85%. Nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích
hợp nhất cho chè phát triển cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng 5,
6, 7, 8, 9, 10 trong năm.


14

2.1.6.2. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
- Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây có chu kỳ sản xuất dài,
giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Nên việc nghiên
cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các
nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó

cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường. Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên
liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái thích hợp lại thích hợp cho
một hoặc một số giống chè. Vì vậy, để đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng
lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòi hỏi giống thích hợp điều kiện
mỗi vùng.
- Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong nước chè có hàm lượng
nước lớn, nhưng chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn
cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm
giảm sản lượng thậm chí còn chết. Việc tưới nước cho chè là biện pháp giữ
ẩm cho đất để cây sinh trưởng và phát triển bình thường, cho năng suất và
chất lượng cao.
- Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng chè. Vì thế, kỹ thuật đốn chè được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu.
Đốn chè tốt nhất vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra
các mức đốn hợp lý cho từng loại hình đốn:
+ Đốn phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết cũ 3 – 5 cm, khi cây chè
cao hơn 70 cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đến cũ 1 - 2cm.
+ Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 - 65 cm.
+ Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 - 50 cm.


15

+ Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15 cm.
Đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu, giúp cho cây chè luôn ở
trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết quả, kích thích hình
thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ khung tán thích hợp, vừa tầm hái.
- Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè

cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện
cơ giới hóa. Tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá
thưa hoặc quá dầy sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không
tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại, vì vậy cần phải
bố trí mật độ chè cho hợp lý.
- Bón phân: Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh
trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè. Trong quá trình sinh
trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất cao ở trong đất, trong
khi đó chè thường được trồng trên sườn đồi, núi cao, dốc, nghèo dinh
dưỡng… Nên lượng dinh dưỡng trong đất trồng chè ngày càng bị thiếu hụt.
Chính vì thế, để cây chè sinh trưởng và cho năng suất cao, chất lượng
tốt, đảm bảo mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập
thì bón phân cho cây chè là biện pháp không thể thiếu được. Nhiều công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè
chiếm từ 50 – 60%.
Đạm và lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn vai
trò tổ hợp của đạm và kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
và năng suất chè ở giai đoạn khác nhau, cho thấy: Phân lân có vai trò với sinh
trưởng cả về đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con.
Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ
bón phân đạm và kali hoặc chỉ mỗi phân đạm. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn cây
một lượng khác nhau với nguyên tắc: từ không đến có, từ ít đến nhiều, bón
đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng và kịp thời.


16

Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng
khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng
năng suất của cây chè.

- Hái chè: Thời gian, thời điểm và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm hái một tôm hai lá là nguyên liệu tốt
cho chế biến chè, vì chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái quá
già thì chất lượng chè giảm và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây chè.
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Chè sau khi thu hái có thể đưa
thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10h do nhà máy chế
biến ở xa hoặc công suất nhà máy thấp. Khi thu hái không để dập nát búp chè.
- Công nghệ chế biến: Tùy vào mục đích của phương án sản phẩm mà
có các quy trình công nghệ phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung
quá trình chế biến có hai giai đoạn là sơ chế và tinh chế thành phẩm.
+ Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp
dụng rất phổ biến từ trước đến nay, quy trình như sau: từ chè búp xanh (1 tôm
2 lá) sau khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt dộ 1000C với thời gian
nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm tỷ lệ nước
trong chè. Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cho đến khi
chè khô hẳn (nhiệt độ phải giảm dần). Sau khi chè khô ta có thể đóng bao bán
ngay hoặc sát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy vào khác hàng. Đặc điểm
của chè xanh là có màu xanh óng ánh, vị chát đậm, hương vị tự nhiên, vật
chất khô ít bị biến đổi.
+ Chế biến chè vàng: Là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các
vùng núi cao, được chế biến theo phương pháp thủ công.
+ Chế biến chè đen: gồm: Hái búp chè – làm héo – vò – lên men - sấy
khô – vò nhẹ - phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng máy mọc hiện đại


17

với năng suất chất lượng cao, đòi hỏi quy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo
hình cho sản phẩm và kích thích các phản ứng hóa học trong búp chè.
2.1.6.3 .Nhóm nhân tố về kinh tế

- Thị trường và giá cả: Kinh tế học chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản : Sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì
được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất trả lời cho được, để trả lời câu
này người sản xuất phải xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của thị
trường đối với hàng hóa mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận
ở mức độ nào, giá có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối quan hệ giữa
cung và cầu một cách toàn diện.
Nhu cầu sử dụng chè trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào ba
loại chè là chè xanh, chè đen và chè Ô Long. Chè đen được bán ở thị trường
Châu Âu và Châu Mỹ, chè xanh tiêu thụ ở thị trường Châu Á (Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc…). Vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý tới
cung cầu về chè.
Vấn đề sản xuất cho ai? Ở đây muốn đề cập tới kênh phân phối. Hàng
hóa sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? Ai là người hưởng lợi ích từ việc
sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Cứ như vậy mới kích thích được sự phát
triển sản xuất có hiệu quả.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ
thống đường giao thông. Phần lớn các vùng sản xuát chè xa đường quốc lộ rất
khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do đường giao thông kém, đi lại khó
khăn neenn người sản xuất thường bán giá thấp do tư thương ép giá, làm hiệu
quả sản xuất thấp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh
cho ngành chè cần phải có hệ thống đường giao thông thuận lợi.


×