Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã bình long huyện hòa an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.13 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU BÍCH NGỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ BÌNH LONG – HUYỆN HÕA AN – TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và Phát triển nông thôn

Khóa học:

: 2012 - 2016

THÁI NGUYÊN – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU BÍCH NGỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ BÌNH LONG – HUYỆN HÕA AN – TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp:
Khoa
Khóa học:
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Phát triển nông thôn
: K44 – PTNT
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
: 2012 - 2016
: TS. Hà Quang Trung

THÁI NGUYÊN – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành bài

báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên với tên đề tài:"Đánh giá vai trò của ngƣời dân trong việc thực hiện
chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bình
Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng".
Có đƣợc kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
Tiến sĩ Hà Quang Trung – Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn –
giáo viên hƣớng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hƣớng
dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng nhƣ các kỹ
năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để
em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn
động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là ngƣời truyền động
lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đƣợt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng, cán bộ UBND
xã Bình Long đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu
cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận
tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những
ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trƣờng. Đã tạo mọi điều kiện giúp
em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cám ơn ngƣời dân xã Bình Long đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian ở địa phƣơng thực tập.
Em xin chân thành cám ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Sau nữa em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên em trong những lúc khó khăn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lƣu Bích Ngọc


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố số hộ điều tra tại các xóm ...........................................................30
Bảng 4.1: Biến động đất đai của xã Bình Long giai đoạn 2013 và 2015..................36
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế của xã Bình Long qua 3 năm 2013 - 2014 .......................37
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã Bình Long giai đoạn 2013 -2015 ...38
Bảng 4.4: Thành phần dân tộc xã Bình Long năm 2015...........................................39
Bảng 4.5: Tình hình đƣờng giao thông của xã Bình Long........................................39
Bảng 4.6: Hiện trạng cấp điện của xã Bình long ......................................................40
Bảng 4.7: Tình hình giáo dục xã Bình Long .............................................................41
Bảng 4.8: Tình hình thực hiện chƣơng trình nông thôn mới của xã Bình Long giai
đoạn 2010 và 2015 ...................................................................................44
Bảng 4.9: Hiểu biết của ngƣời dân về nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin
với cán bộ cấp xã .....................................................................................45
Bảng 4.10: Cách tiếp cận thông tin của ngƣời dân đối với chƣơng trình nông
thôn mới........................................................................................ 46
Bảng 4.11: Đánh giá của ngƣời dân về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới ..47
Bảng 4.12: Mức độ tự nguyện của ngƣời dân khi tham gia xây dựng nông
thôn mới ....................................................................................... 47
Bảng 4.13: Lý do ngƣời dân tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới ................48
Bảng 4.14: Ngƣời dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất...........49
Bảng 4.15: Ngƣời dân tham gia hiến đất xây dựng các công trình công cộng .........51
Bảng 4.16: Ngƣời dân tham gia lao động xây dựng công trình công cộng ..............51
Bảng 4.17: Ngƣời dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình công cộng........53
Bảng 4.18: Ngƣời dân tham gia vào quá trình giám sát xây dựng các hoạt động
của xóm............................................................................................ 54


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT


DIỄN GIẢI

BCĐ

Ban chỉ đạo

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTX

Hợp tác xã




Lao động

MN

Mầm non

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN VÀ PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

SX – KD

Sản xuất – kinh doanh

TH


Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – TT – DL

Văn hóa - thể thao – du lịch


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu chung ........................................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2

4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học .............................................................2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................4
2.1.2. Điều kiện cần có để xây dựng mô hình NTM theo đề án của Bộ NN và
PTNT .............................................................................................................. 6
2.1.3. Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN
và PTNT ......................................................................................................... 7
2.1.4. Các giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình nông thôn mới ..............................10
2.1.5. Vai trò của ngƣời dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới.......... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................15
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nƣớc điển hình trên thế giới .............15
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............................................18
2.2.3. Phát huy vai trò của ngƣời dân trong xây dựng NTM tại một số địa phƣơng .............. 23


v
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DỤNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....27
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................27
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................27
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................27
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ......................................................................28
3.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................28

3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................30
3.4.1. Số liệu thông tin thứ cấp .................................................................................30
3.4.2. Số liệu thông tin sơ cấp ...................................................................................32
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ..........................................................................32
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chung ........................................................32
3.5.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây
dựng nông thôn mới ..................................................................................................32
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................33
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Bình Long .......................................33
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................33
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................37
4.1.3. Tình hình thực hiện chƣơng trình nông thôn mới của xã................................43
4.2. Vai trò của ngƣời dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
nghiên cứu .................................................................................................................45
4.2.1. Sự hiểu biết của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới ............................45
4.2.2. Vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới ....................................49
4.3. Những thuận lợi, khó khăn của ngƣời dân trong việc tham gia xây dựng mô
hình nông thôn mới ...................................................................................................55
4.3.1. Điểm mạnh ......................................................................................................55
4.3.2. Điểm yếu .........................................................................................................56


vi
4.3.3. Cơ hội ..............................................................................................................56
4.3.4. Thách thức .......................................................................................................56
4.4. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của ngƣời dân trong xây dựng
nông thôn mới của xã ................................................................................................56
4.4.1. Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức
của ngƣời dân ............................................................................................................56
4.4.2. Nâng cao dân trí ..............................................................................................57

4.4.3. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của ngƣời dân .................................57
4.4.4. Huy động nguồn lực từ ngƣời dân ..................................................................58
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................60
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ...........................................................................60
5.2.2. Đối với ngƣời dân ...........................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề đã và đang đƣợc sự quan tâm của Đảng
và nhà nƣớc trên diện rộng của nƣớc Việt Nam. Kế thừa thành tựu sau 20 năm đổi
mới, nông thôn với vai trò của mình đã và đang liên tục phát triển góp phần quan
trọng trong tình hình kinh tế, chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống của ngƣời dân kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, nông nghiệp, nông thôn và nông dân
vẫn còn nhiều thách thức ảnh hƣởng đến quá trình phát triển bền vững cảu quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhƣ: chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh
thấp; quá trình đổi mới và tăng giá trị đang chậm lại; suy thoái môi trƣờng, chênh
lệch giàu nghèo ngày càng tăng giữa các nhóm dân cƣ và vẫn tồn tại các cộng đồng
tách biệt.
Những khó khăn này tồn tại đã gây ra nhiều trở ngại cho tiến trình phát triển
của đất nƣớc. trong nƣớc vẫn còn nhiều vùng , tỉnh thành, địa phƣơng có nền kinh
tế chậm phát triển, đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những hạn chế trên, để phát triển một cách toàn diện tất cả các

mặt của nông thôn hiện nay. Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2010 -2020,
chƣơng trình đã và đang đƣợc đƣợc thực hiện các vùng nông thôn đƣợc triển khai
trên toàn quốc.
Chƣơng trình đã thực hiện và đạt đƣợc nhiều thắng lợi, tạo bƣớc đột phá
trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Cùng với
sự thực hiện chung của đất nƣớc, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành thực
hiện chƣơng trình nông thôn mới theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà
nƣớc. sau khi triển khai, thực hiện chƣơng trình nông thôn mới huyện Hòa An đã
đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, khơi dậy niềm tin của nhân dân vào sựu lãnh đạo


2

của Đảng và Nhà nƣớc, thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân vào việc xây dựng và
phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trên thực tế ngƣời dân là “chủ thể” trong xây dựng nông thôn
mới vẫn chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng
nông thôn mới.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế trên, để hiểu rõ tầm quan trọng của ngƣời
dân trong viêc tham gia xây dựng nông thôn mới, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ:
“Đánh giá vai trò của ngƣời dân trong việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu chung
Đánh giá vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Bình
Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao vai
trò của ngƣời dân trong việc xây dựng nông thôn mới.
3. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đƣợc vai trò của ngƣời dân trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, của ngƣời dân khi tham gia xây dựng

nông thôn mới.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông
thôn mới.
4. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập đƣợc phải chính xác
- Đánh giá đúng vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới
- Đƣa ra đƣợc những giải pháp phù hợp để nâng cao vai trò của ngƣời dân
trong xây dựng nông thôn mới
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng của mình trong việc
vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách khoa học và sáng tạo.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau.


3

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Bình Long có định
hƣớng phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Giúp ngƣời dân nhận thức đƣợc vai trò của mình trong xây dựng nông thôn
mới để đƣa ra những giải pháp nâng cao vai trò của ngƣời dân vào xây dựng nông
thôn mới.
6. Kết cấu đề tài
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Tổng quan nghiên cứu
- Phần 3: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm nông dân
Nông dân là ngƣời lao động cƣ trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vƣờn, sau đó đến các ngành nghề mà tƣ
liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, ngƣời nông
dân có quyền sửu hữu khác nhau về ruộng đất, họ hình thành nên giai cấp nông dân
có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội [13].
*Khái niệm nông thôn
Nông thôn đƣợc coi là khu vực địa lý nơi đó là sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay trên thế giới chƣa thống nhất định nghĩa về nông thôn. Có nhiều
quan điểm khác nhau. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam có thể hiểu: “Nông thôn
là vùng sinh sống của tập hợp dân cƣ, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cƣ
này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trƣờng trong một
thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hƣởng của các tổ chức khác” [2].
* Khái niệm phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là những thay đổi cần thiết ở vùng nông thôn. Tuy nhiên
những gì coi là cần thì lại khác nhau ở từng nƣớc, từng vùng, từng địa phƣơng.
Theo quan điểm thông thƣờng, bản chất phát triển là tăng trƣởng và hiện đại hóa
mang lại cho giới nghèo chút lợi nho nhỏ.
Theo ngân hàng Thế giới (1975) đã đƣa ra định nghĩa: “Phát triển nông
thôn là chiến lƣợc nhầm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một
nhóm ngƣời cụ thể - ngƣời nghèo vùng nông thôn. Nó giúp những ngƣời nghèo

nhất trong vùng trong những ngƣời dân sống ở các vùng nông thôn đƣợc hƣởng
lợi ích phát triển”.


5

Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao vị thế kinh
tế và xã hội cho ngƣời dân nông thôn qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa
phƣơng, bao gồm nhân lực,vật lực và tài lực ở địa phƣơng.
Từ các quan điểm trên: “ Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý
một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng
cuộc sống cho ngƣời dân nông thôn. Quá trình này, trƣớc hết là do chính ngƣời dân
nông thôn, và có sự hỗ trợ thích cực của Nhà nƣớc và các tổ chức khác” [1].
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và vận động lớn để cộng đồng
dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang.
Sạch sẽ; phát trển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp
sống văn hóa, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời sống
vật chất tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả
hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ
đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ văn minh [4].
* Đặc trƣng của mô hình nông thôn mới
- Đƣợc xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng – xã.
- Vai trò của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân.
- Ngƣời dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự
tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đat đƣợc mục tiêu đề ra
có tính hiệu quả cao.
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của bản

than ngƣời dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính.
- Các tổ chức nông dân hoạt động hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.
- Nguồn vốn từ bên ngoài đƣợc phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.
Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nông thôn
mới chƣa từng có trƣớc kia.


6

2.1.2. Điều kiện cần có để xây dựng mô hình NTM theo đề án của Bộ NN và PTNT
Các điều kiện để xây dựng thành công mô hình NTM tác động riêng rẽ
nhƣng không hề độc lập với nhau, giữa chúng luôn có mốii quan hệ tác động qua lại
nhằm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, mỗi làng - thôn, bản để có thể trở
thành một mô hình NTM thì cần phải có các điều kiện:
- Về kinh tế: sản xuất hàng hóa mở, hƣớng đến thị trƣờng và giao lƣu, hội
nhập để nền nông nghiệp nƣớc ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu tự cung, tự cấp. Có
kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại.
- Về chính trị: Phát huy tính dân chủ gắn lệ làng để điều chỉnh hành vi con
ngƣời, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cƣơng phép nƣớc, phát huy tính tự chủ
của làng xã.
- Về văn hóa xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, giúp nhau
xóa đói giảm nghèo, vƣơn lên làm giàu chính đáng.
- Về con ngƣời: chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội lực
của ngƣời dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản xuất. Mặt
khác, cần khuyến khích ngƣời dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế hoạch,
giám sát, điều chỉnh và đánh giá các công trình phát triển nông thôn xóm. Xây dựng
gƣơng hình mẫu ngƣời nông dân sản xuất giỏi, kết tinh các tƣ cách: công dân, thể
nhân, dân của làng, ngƣời con của các dòng họ, gia đình.
- Về môi trƣờng: Xây dựng, củng cố bảo vệ môi trƣờng, chống ô nhiễm
nguồn nƣớc, môi trƣờng không khí và chất thải.

Các điều kiện của mô hình có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Trong đó,
Nhà nƣớc đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi
chính sách xây dựng đề án , cơ chế, tạo thành pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn
lực, tạo điều kiện, động viện tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động
trong thực thi và hoạch định chính sách [16].


7

2.1.3. Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN và PTNT
2.1.3.1. Cấp tỉnh
- UBND tỉnh xác định tiêu chí và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể
- Tỉnh nông nghiệp: GDP nông nghiệp chiếm >30%
- Tỉnh công - nông nghiệp: GDP nông nghiệp chiếm 11 – 30%.
- Tỉnh công nghiệp: GDP nông nghiệp chiếm <10%
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tỉnh phải có 80% số
huyện đạt tiêu chí nông thôn mới. Do sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trực
tiếp là cơ quan chủ trì.
2.1.3.2. Cấp huyện
UBND huyện chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới
ở huyện. Huyện cử các cán bộ có trình độ am hiểu nông dân, nông thôn phối hợp
với tƣ vấn của Bộ tham gia xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản. Bên cạnh đó còn
thẩm định kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản trong kế hoạch của thôn có vốn
lớn theo quy định hiện hành.
Tiêu chí nông thôn mới phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng
vùng: Trung du, miền núi hay các huyện đồng bằng, hải đảo.
Ngoài ra, trong huyện phải có 75% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
2.1.3.3. Cấp xã
Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp xây dựng nông thôn mới ở các thôn, xã.
Kết hợp với tƣ vấn của Bộ, tham gia xây dựng kế hoạch tổng thể của thôn và giúp

cho cộng đồng thôn lựa chọn kế hoạch năm phù hợp với quy hoạch lớn của xã.
Thẩm định các kế hoạch phát triển và kỹ thuật các công trình xây dựng cơ
bản của thôn.
Tiêu chí xã thôn mới phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của mỗi xã: xã ven đô,
đồng bằng, miền núi hay hải đảo.
Ngoài ra xã nông thôn có tiêu chí là 90% số thôn, bản đạt tiêu chí nông thôn mới.


8

2.1.3.4. Cấp thôn, bản
Tự xây dựng kế hoạch phát triển thôn dƣới sự tƣ vấn của cán bộ tƣ vấn Bộ,
tỉnh, huyện và xã.
Thôn bản đạt tiêu chí mới khi đạt 90% các chỉ tiêu đề ra do nhân dân tự xác
định và đã kiểm tra theo từng giai đoạn cụ thể [7].
Một số tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới, đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ ký quyết định số 491/QĐ-TTg (16/04/2009) ban hành bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí nhƣ: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao
thông, thủy lợi, điện,trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bƣu điện,
nhà ở dân cƣ, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo
dục, y tế, văn hóa, môi trƣờng, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh
trật tự xã hội; và đƣợc chia thành 5 nhóm cụ thể:
- Nhóm I: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bao gồm: Quy hoạch và sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch và phát triển hạ tầng kinh tế - xã
hội- môi trƣờng theo chuẩn mới. Quy hoạch và phát triển các khu dân cƣ mới và
chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh. Bảo tồn đƣợc bản sắc văn
hóa tốt đẹp.
Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng – xã thực sự là một cộng
đồng, trong đó quản lý của Nhà nƣớc không can thiệp sau vào đời sống nông thôn

trên tinh thần tính tự quản của ngƣời dân thông qua hƣơng ƣớc, lệ làng (không trái
với pháp luật của nhà nƣớc). Quản lý của Nhà nƣớc và tự quản của ngƣời dân đƣợc
kết hợp hài hoài; các giá trị truyền thống làng xã phát huy tối đa, tạo ra bầu không
khí tâm lý tâm lý xã hội tích cực, đảm bảo trạng thái công bằng trong đời sống kinh
tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi
trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Nhóm II: Gồm tiêu chí thứ 2 đến tiêu chí thứ 9 là các nhóm tiêu chí hạ tầng
kinh tế- xã hội: giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực


9

hiện cơ giới hóa nông nghiệp, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn,
bƣu điện nhà ở dân cƣ.
Đáp ứng yêu cầu thị trƣờng hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở
nên thịnh vƣợng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trƣớc hết, cần tạo cho
ngƣời dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống canh tác rụ cung tự cấp, thuần nông (cổ
truyền) sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hƣơng”.
- Nhóm III: Gồm tiêu chí số 10 đến tiêu chí số 13 là nhóm tiêu chí kinh tế và
tổ chức sản xuất: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất.
Phải có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dƣỡng các nguồn lực, đạt tăng
trƣởng kinh tế cao và bền vững môi trƣờng sinh thái đƣợc giữ gìn; tiềm năng du lịch
đƣợc khai thác: làng truyền thống, làng nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc
khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học,…cơ cấu kinh tế nông
thôn phát triển hài hòa, hội nhập địa phƣơng, vùng, cả nƣớc và quốc tế.
- Nhóm IV: Gồm tiêu chí thứ 14 đến tiêu chí thứ 17 là nhóm tiêu chí văn hóa
– xã hội – môi trƣờng; giáo dục, y tế, văn hóa, môi trƣờng.
Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao
động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nƣớc,

tƣ nhân,…) có khả năng điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình
và ra quyết địnhvề chính sách PTNT; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả
giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Ngƣời dân nông thôn thật sự
"đƣợc tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình", lựa chọn
phƣơng án sản xuất kinh doanh làm giàu cho chính mình, cho quê hƣơng theo đúng
chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc.
- Nhóm V: Gồm tiêu chí 18 và tiêu chí 19 là chính trị, an ninh trật tự xã hội.
Nông dân, nông thôn có nhà văn hóa phát triển, dân trí đƣợc nâng lên, sức lao động
đƣợc giải phóng, nhiệt tình cách mạng đƣợc phát huy. Đó là sức mạnh nội sinh của
làng xã trong công cuốc xây dựng NTM. Ngƣời dân nông thôn có cuộc sống ổn
định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn


10

minh hiện đại nhƣng vẫn giữ đƣợc những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống, tin
tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh
tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại…nhằm tự hoàn thiện bản thân, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hƣơng giàu đẹp [7].
Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 02/02/2010 của thủ tƣớng chính phủ phê
duyệt chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
Thông tƣ liên tịch số 26/2011/TTLT – BNNP TNT – BKHĐ – BTC ngày
13/4/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ kế hoạch đầu tƣ – Bộ
tài chính hƣớng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ ngày
04/06/2010 của thủ tƣớng chính phủ về phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
2.1.4. Các giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình nông thôn mới
2.1.4.1. Nâng cao hiểu biết của người dân
Cải thiện điều kiện sinh hoạt nâng cao chất lƣợng cuộc sống: Xây dựng cung
cấp các cơ sở hạ tầng phù hợp điện, đƣờng, trƣờng, trạm, y tế, văn hóa, chợ.Cải

thiện nhà ở: Xóa nhà tranh vách nứa, vệ sinh, chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi.
Quy hoạch các khu dân cƣ: Duy trì tính truyền thống văn hóa, bản sắc riêng
của thôn. Nhƣng vẫn đảm bảo tính văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
2.1.4.2. Phát triển kinh tế nông thôn
Trong sản xuất nông nghiệp: khuyến khích ngƣời dân trồng trọt và chăn nuôi
những cây con giống có giá trị kinh tế cao, khối lƣợng hàng hóa lớn, tạo thị trƣờng
tiêu thụ rộng lớn. Đa dạng hóa sản xuất nông ngiệp phát huy những tiềm lực của đại
phƣơng.
Tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ thúc đấy sản xuất và đời sống: cung ứng
vật tƣ, hàng hóa, tƣ vấn kỹ thuật…
Hỗ trợ tranh thiết bị và kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nhằm thúc đẩy cơ cấu
cây trồng, vật nuôi.
Tăng cƣờng, củng cố quan hệ sản xuất. Các hoạt động tƣ vấn hỗ trợ: khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ…


11

2.1.4.3. Xây dựng nông thôn mới gắn liền với phát triển làng nghề tạo việc làm phi
nông nghiệp
Với những thôn có ngành nghề truyền thống, khôi phục và củng cố tăng
cƣờng tay nghề cho ngƣời lao động, hỗ trợ quảng bá công nghệ, xử lý môi trƣờng
và phát triển bền vững.
Với những thôn chƣa có ngành nghề phi nông nghiệp: Tiến hành đƣa các
ngành nghề mới vào thôn và tăng cƣờng chuyển giao kỹ thuật, tạo việc làm tăng
thêm thu nhập chi ngƣời dân.
2.1.4.4. Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn
Tƣ vấn hỗ trợ quy hoạc giao thông, thủy lợi nội đồng. khuyến khích tích tụ
ruộng đất phát triển quy mô trang trại.
Hỗ trợ xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến sau thu

hoạch tăng cƣờng tiêu thụ sản phẩm.
2.1.4.5. Xây dựng nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên ở nông thôn
Quản lý nguồn nƣớc cấp, thoát nƣớc, thu gom rác thải. Hiện nay, vấn đề này
ở nông thôn đang phần nòa làm ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng bởi sự xuất hiện của
các làng nghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp mới gây ô nhiễm môi
trƣờng và nguồn nƣớc. Vì vậy, các địa phƣơng cần chú ý xây dựng các hệ thống xử
lý rác thải, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng.
2.1.5. Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới
2.1.5.1. Vai trò của người dân
Sự tham gia của ngƣời dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới đƣợc
coi nhƣ nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phƣơng pháp
tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình.
Khi tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới với sự hỗ trợ của nhà nƣớc,
ngƣời dân tại các cộng đồng dân cƣ nông thôn sẽ từng bƣớc đƣợc nâng cao kỹ năng,
năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi


12

xem xét quá trình tham gia của ngƣời dân trong các hoạt động trong phát triển nông
thôn, vai trò của ngƣời dân ở đây đƣợc thực hiện: Dân biết, dân bàn, dân đong góp,
dân làm chủ, dân kiểm tra,dân quản lý, dân hƣởng lợi. Nhƣ vậy, vai trò của ngƣời
dân vẫn theo một trình tự nhất định, các trình tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan
điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong vai trò của ngƣời dân vào
việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới đƣợc hiểu là:
- Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của ngƣời nông dân về
những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá
trìn khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ bản hạ tầng nông thôn. Mặt khác,
ngƣời dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình
xây dựng công trình; ngƣời dân nắm đƣợc thông tin đầy đủ về công trình mà họ

tham gia nhƣ mục đích xây dựng công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng,
trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi.
- Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của ngƣời dân liên quan đến kế
hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân
trên địa bàn nhƣ bàn luận mở ra một hƣớng sản xuất mới, đầu tƣ xây dựng công
trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phƣơng thức khai thác công trình,
tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chỉ tiêu từ các nguồn
thu, phƣơng thức quản lý tài chính,…trong nội bộ cộng đòng dân cƣ hƣởng lợi.
- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà
còn ở phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của
từng ngƣời dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp thể hiện bằng tiền, sức lao
động, vật tƣ tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ ngƣời dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các
nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên


13

quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Ngƣời dân trực tiếp
tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt
động thi công, quản lý và duy trì bảo dƣỡng, từ những việc tham gia đó dã tạo cơ
hội cho ngƣời dân có việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân.
- Dân kiểm tra: Có nghĩa là thông qua các chƣơng trình, hoạt động có sự
giám sát và đánh giá của ngƣời dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của
Đảng và Nhà nƣớc nói chung và nâng cao hiệu quả chất lƣợng công trình. Ở những
công trình có nhiều bên than gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hƣởng lợi có
tác động tích cực trực tiếp đến chất lƣợng công trình và tính minh bạch trong việc
sử dụng minh bạch các nguồn lực của Nhà nƣớc và của ngƣời dân vào xây dựng,
quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể đƣợc tiến hành ở tất cả các

công đoạn của quá trình đầu tƣ trên các khía cạnh kỹ thuật cũng nhƣ tài chính.
- Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà ngƣời dân đã tham gia ;
các công trình sau khi xây dựng xong cần đƣợc quản lý trực tiếp của một tổ chức do
nông dân hƣởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình.
Việc tổ chức của nƣời dân tham gia duy tu, bảo dƣỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ
và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng hiểu quả công trình.
- Dân đƣợc hƣởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên, cần
chia ra các nhóm đƣợc hƣởng lợi ích trực tiếp và nhóm hƣởng lợi gián tiếp, nhóm hƣởng
lợi trực tiếp là nhóm thụ hƣởng các lợi ích từ các hoạt động nhƣ thu nhập tăng thêm của
năng suất cây trồng tăng do tực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ
thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng,… Nhóm hƣởng
lợi gián tiếp là nhóm hƣởng thụ thành quả của các hoạt động đó, để hƣởng lợi từ mức độ
cải thiện môi trƣờng sinh thái, học hỏi nhóm hƣởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân
rộng, mức độ tham gia vào thị trƣờng để tăng thu nhập [10].


14

1. Dân biết
7. Dân hƣởng lợi

2. Dân bàn

3. Dân đóng góp

4. Dân làm

NGƢỜI DÂN

6. Dân quản lý


5. Dân kiểm tra

Hình 2.1. Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng mô hình NTM
2.1.5.2. Những quan điểm về nâng cao vai trò của người dân
Phát triển nông thôn mới đƣợc thực hiện trên cơ sở động viên toàn thể nhân
dân phát huy nội lực theo phƣơng châm: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm.,
dân kiểm tra, dân quản lý và dân hƣởng lợi thành quả. Bên cạnh đó, cần đƣợc hỗ trợ
tích cực, có hiệu quả từ các ngành, các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng về vốn, kỹ
thuật và cơ chế chính sách.
Nâng cao vai trò của ngƣời dân là nâng cao thể chế quản lý, tự quản của
cộng đồng ngƣời dân nhƣ xây dựng và thực hiện các hƣơng ƣớc, quy ƣớc, nội
quy… Phát huy vai trò của trƣởng làng, trƣởng bản, trƣởng dòng họ và các tổ chức
tôn giáo tại địa phƣơng; thực hiện đoàn kết trong toàn dân, xây dựng mối quan hệ
tốt trong thôn, xóm, làng, bản. Phát huy tinh thần yêu thƣơng đùm bọc, giúp đỡ
nhau trong phát triển kinh tế, phòng chống và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội;
đào tạo việc lập và thực hiện các dựu án phát triển, cũng nhƣ việc vận hành và bảo
dƣỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ; đào tạo quản lý nguồn


15

tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng; thiết lập các tổ chức, nhóm quản lý,
vận hành và duy tu, bảo dƣỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ,
hình thành các tổ nhóm tiết kiệm, tín dụng nông thôn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước điển hình trên thế giới
Phát triển nông thôn với việc nâng cao vai trò của ngƣời dân trong việc tham
gia xây dựng nông thôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, nhằm đạt đến sự bền vững cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có
một quốc sách phát triển để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nƣớc.

2.2.1.1. Phong trào làng mới Saemaul Undong của Hàn Quốc.
Chiến dịch Saemaul Undong của Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1970 với mục
tiêu nâng cao điều kiện sống cho ngƣời dân nông thôn. Chính phủ Hàn Quốc tập
trung vào các dự án đem lại sức sống cho cộng đồng làng xã nhƣ: Sửa sang nhà cửa,
mở rộng đƣờng, xây cầu, đƣờng nội đồng, trung tâm cộng đồng, các cơ sở cung cấp
nƣớc, tăng thu nhập cho ngƣời dân thông qua trồng trọt để thu hoa lợi, thực hiện và
duy trì chiến dịch xóm làng sạch sẽ và chiến dịch tiết kiệm, cải thiện chế độ ăn
uống, thực hiện các chiến dịch chỉ tiêu thông minh, đọc sách… Các nội dung của
Saemaul Undong gần tƣơng đồng với chiến lƣợc phát triển động bộ kinh tế - xã hội
trung chƣơng trình MTQG về NTM hiện nay ở Việt Nam. Cách làm của Hàn Quốc,
chủ trƣơng hỗ trợ một phần nguồn vốn từ ngân sách, phần còn lại dựa vào sự tích
cực và năng động của cộng đồng. Ngƣời dân chủ động quyết định nội dung ƣu tiên
cho phát triển và tự chịu trách nhiệm toàn bộ về thiết kế, thi công, nghiệm thu công
trình. Mức hỗ trợ của nhà nƣớc giảm dần song song với mức gia tăng các nguồn
vốn do cộng đồng đóng góp. Nhờ sự tích cực tham gia của cộng đồng cũng nhƣ
chính sách hỗ trợ hợp lý của nhà nƣớc, phong trào Saemaul Undong đƣợc đẩy
mạnh, sau 4 năm thu nhập của ngƣời dân nông thôn đã cao hơn thành thị, hầu hết
các xã có thể độc lập về mặt kinh tế [10].
Một số bài học chính đƣợc rút ra từ kinh nghiệm của chƣơng trình Saemaul
Undong của Hàn Quốc là :


16

- Saemaul Undong đƣợc phát động thành một phong trào rộng khắp toàn
quốc, đƣợc nhân dân hƣởng ứng nhiệt liệt, quyết tâm tham gia thi đua. Các cơ chế
chính sách thực hiện giúp ngƣời dân phát huy vai trò , năng lực của mình. Hình thức
biểu dƣơng , khen thƣởng giúp các làng xã tích cực phấn đấu.
- Cán bộ các làng đƣợc tập trung đào tạo, đƣợc trang bị đầy đủ nhận thức về
trách nhiệm, vai trò của mình để dẫn dắt làng xã của mình xây dựng làng mới.

- Nỗ lực của chính ngƣời dân: Trong cái đói khổ, đƣợc sự hỗ trợ của nhà
nƣớc, họ càng quyết tâm lao động để vƣợt khó. Họ không mang tâm lý trông chờ, ỷ
lại sự đầu tƣ của nhà nƣớc mà xác định nếu không tự phát huy nội lực bản thân thì
không thể thoát nghèo.
- Cơ chế chính sách thực hiện Saemaul Undong của Hàn Quốc tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ ngƣời dân phát huy vai trò làm chủ, tự bàn bạc, lựa chọn nên ƣu
tiên nên làm gì [1].
2.2.1.2. Phong trào mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản
Từ năm 1979, Tỉnh trƣởng Oita- Tiến sĩ Morihico Hiramatsu đã khởi xƣớng
và phát triển phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm” (One Village, one Product –
OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tƣơng
xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”
dựa trên 3 nguyên tắc chính: Địa phƣơng hóa rồi hƣớng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập
nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó , nhấn mạnh đến vai trò của
chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm đƣợc xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329
sản phẩm đặc sản địa phƣơng có giá trị thƣơng mại cao nhƣ nấm hƣơng Shitake,
rƣợu Shochu lúa mạch, cam Kabosu.. giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa
phƣơng [17].
Kinh nghiệm từ OVOP có thể áp dụng cho hoạt động xây dựng NTM ở Việt
Nam tại những địa phƣơng có làng nghề và có sản phẩm đặc sản. Các cơ quan quản
lý các cấp cũng đã có những chính sách hỗ trợ nhất định, nhằm giúp các địa phƣơng
thực hiện đƣợc thế mạnh của mình và tìm cách bán sản phẩm ra thi trƣờng.


17

Ngƣời dân ở Việt Nam có kỹ năng sản xuất khéo léo, tạo ra đƣợc nhiều sản
phẩm độc đáo, có nhiều đặc sản có giá trị cao, xong chƣa tham gia tốt trên thị
trƣờng, do chƣa có cách quản lý khoa học để sản phẩm có chất lƣợng tốt. Mặc khác,

trong nội bộ nhiều làng, do tập quán giữ bí quyết nên chƣa có sự chia sẻ. Vì vậy để
khơi dậy năng lực, thúc đẩy ngƣời dân phát triển các ngành nghề của mình , công
tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM cần lồng ghép, giới thiệu những bài học
kinh nghiệm hay trong nƣớc và trên thế giới.
2.2.1.3. Phát triển nông thôn ở Thái Lan
Thái Lan vốn là một nƣớc nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nƣớc. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông
nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lƣợc nhƣ: Tăng cƣờng vai trò của cá
nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào
học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và
các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cƣờng
công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nƣớc đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức, nhƣ tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh
công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và
hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời
phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn
có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh
học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nƣớc đã có chiến
lƣợc trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho
nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tƣới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn
quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất
nông nghiệp. Chƣơng trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy
điện vừa và nhỏ đƣợc triển khai rộng khắp cả nƣớc….


×