Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã đông xá huyện vân đồn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.5 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐÔNG XÁ
HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐÔNG XÁ
HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Phát triển nông thôn
: K44 - PTNT
: Kinh tế & PTNT
: 2012 - 2016
: ThS. Nguyễn Sơn Tùng

Thái Nguyên - 2016


i


LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường

, Ban chủ

nhiê ̣m Khoa Kinh Tế & PTNT, tôi đã tiế n hành khóa luận tố t nghiê ̣p : “Nghiên cứu
thực trạng và đề xuấ t một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Đông Xáhuyện Vân Đồn- tỉnh Quảng Ninh”.
Để hoàn thành khóa luận nà,ytôi xin tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đế n Th
.S Nguyễn Sơn
Tùng, đã tận tình hướng dẫ
n tôi trong suố t quá trình viế t khóa luận tố t nghiê
. ̣p
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiê ̣u nhà trường
nhiê ̣m Khoa cùng quý Thầ y , Cô trong Khoa Kinh Tế

, Ban chủ

& PTNT - Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên đã tận t ình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập , một
hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống.
Tôi xin được bày tỏ lòng biế t ơn đế n Ban Lãnh đạo xã Đông Xá , cùng cán bộ
công nhân viên, bà con nhân dân của xã đã tạo điề u kiên giúp đỡ tôi trong quá trình
thưc tập thu thập số liê ̣u tại đi ̣a phương.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới gia đình , bạn bè đã ủng hộ , động
viên giúp đỡ tôi trong suố t quá trình học tập cũng như thực hiêkhóa
luận.
̣n
Cuố i cùng, xin chúc các thầ y cô giáo mạnh khỏe , hạnh phúc và thành công

trong sự nghiê ̣p trồ ng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua các năm( 2013-2015) ...................25
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2013-2015) .................27
Bảng 4.3: Sản lượng một số cây trồng qua 3 năm ( 2013-2015) ..............................31
Bảng 4.4: Kết quả chăn nuôi của xã Đông Xá qua 3 năm ( 2013-2015) ..................32
Bảng 4.5: Thơng tin cơ bản về nhóm hộ điều tra. .....................................................34
Bảng 4.6: Tình hình dân số và lao động của các nhóm hộ điều tra ..........................36
Bảng 4.7: Tình hình đất đai bình qn/hộ của nhóm hộ điều tra. .............................37
Bảng 4.8: Bảng tình hình vốn của nhóm hộ điều tra.................................................38
Bảng 4.9: Chi phí trồng trọt của nhóm hộ điều tra. ..................................................39
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất ngành chăn ni của hộ/năm. ......................................41
Bảng 4.11: Thu nhập từ trồng trọt. ............................................................................43
Bảng 4.12: Thu nhập từ chăn nuôi ............................................................................45
Bảng 4.13: Thu nhập từ nghề phụ. ............................................................................47
Bảng 4.14: Tổng hợp thu nhập của nhóm hộ điều tra. ..............................................48
Bảng 4.15: Một số chi tiêu sinh hoạt của hộ. ............................................................49
Bảng 4.16: Trình độ văn hóa của chủ hộ phân theo nhóm hộ ..................................50


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa

Chữ viết tắt
BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

Ha


Hec ta

Kg

Kilogam



Lao động

CC

Cơ cấu

BQC

Bình quân chung

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

SX

Sản xuất


TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

TLBQ

Trọng lượng bình quân

TLXC

Trọng lượng xuất chuồng


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ...............................................................4

2.1.1. Một số khái niêm cơ bản về hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ ..............4
2.1.2. Vai trò của kinh tế hộ .................................................................................5
2.1.3. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân.............................................................6
2.1.4. Phân loại hộ nông dân ................................................................................8
2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ........8
2.1.6. Những vấn đề lý luận cơ sở về sử dụng đất nông nghiệp ........................12
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................14
2.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông thôn ở một số nước trên thế
giới và nước ta ....................................................................................................14
2.3. Xu hướng phát triển kinh tế của hộ nông dân.................................................16
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................18
3.2.1. Địa điểm ...................................................................................................18
3.2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................18


v

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ..........................................18
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................18
3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu phỏng vấn .............................................19
3.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích. ............................................................................20
3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ .20
3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ ................................20
3.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các cơng thức tính .................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................22

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường .............................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................22
4.1.2. Điều kiện về đất đai ..................................................................................25
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................26
4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã .......................................................30
4.2. Thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh kinh tế nông hộ tại xã Đông Xá .....31
4.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Đông Xá giai đoạn 2013-2015 31
4.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ của các nhóm hộ điều tra ......................33
4.2.3. Đánh giá tình hình kinh tế nơng hộ theo nhóm họ điều tra ......................35
4.2.4. Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ.............................................36
4.2.5. Mức độ đầu tư chi phí sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra ..........39
4.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra .................................42
4.2.7. Kết quả sản xuất kinh doanh từ hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ. ...47
4.2.8. Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra .............................47
4.2.9. Tình hình chi tiêu của nhóm hộ điều tra...................................................49
4.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ của xã
Đông Xá .................................................................................................................50
4.3.1. Các yếu tố về nguồn lực ...........................................................................50
4.3.2. Về thị trường ............................................................................................52
4.3.3. Về khoa học công nghệ ............................................................................53


vi

4.3.4. Về cơ sở hạ tầng .......................................................................................53
4.4. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ xã Đông Xá ............................................54
4.4.1. Thuận lợi, khó khăn và vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông hộ tại
xã Đông Xá .........................................................................................................54
4.4.2. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ ......56

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................62
5.1. Kết luận ...........................................................................................................62
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................63
5.2.1. Đối với địa phương...................................................................................63
5.2.3. Đối với hộ nông dân .................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, dành được nhiều
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng
cuộc sống của người dân khơng ngừng được cải thiện. Đó là kết quả đánh dấu cho
những bước đi năng động, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo mang tầm chiến lược
của Đảng và Nhà nước ta.
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu giữ vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia
với gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp ở đất nước ta.
Tuy nhiên, khu vực nông thôn cũng rất dễ bị tổn thương nhất bởi sự tác động
của các yếu tố có tính chất quy luật của nền kinh tế thị trường và các yếu tố bất lợi
khác. Từ thực trạng cho thấy đời sống của nhân dân đang gặp khơng ít khó khăn. Sự
phân hóa giàu nghèo, khoảng cách thành thị và nông thôn ngày càng dãn ra, thất
nghiệp, mất việc làm ngày càng gia tăng do quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của nước ta trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của nông nghiệp,nông thơn. Đảng

và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đổi mới đặc biệt là nghị quyết 10 của Bộ
chính trị ban chấp hành trung ương khóa VI Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể khẳng định trong q trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế
hộ luôn giữ vai trị quan trọng khơng thể thiếu. Nó được xác định là đơn vị kinh tế
đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện
nay. Như vậy kinh tế hộ đã tỏ ra là một đơn vị kinh tế phù hợp với đặc thù trong sản
xuất nơng nghiệp, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây dựng cuộc sống
mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người
về lương thực- thực phẩm.


2

Mặc dù trong những năm qua, kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn,
song chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết:
+ Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông
nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa chưa phát triển mạnh, nó cịn mang nặng tính
tự cung tự cấp , hộ sản xuất thuần nơng vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nông
nghiệp nông thôn yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi
diện tích đất manh mún, quy mơ nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân.
+ Mâu thuẫn tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụ trong nông
nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất lao động bình quân thấp.
+ Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của các
hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn cũng khơng biết sử dụng sao cho có
hiệu quả. Sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tình trạng lấy cơng làm lãi , năng suất vật
ni cây trồng thấp và cịn nhiều tiềm năng chưa được tận dụng triệt để , mức sống
của người dân chưa cao. Do đó, vấn đề đặt ra là cần có phương pháp phân tích phù
hợp để làm sáng tỏ khó khăn của hộ để có chính sách kinh tế xã hội phù hợp góp
phần phát triển kinh tế xã hội , cải thiện và nâng cao đời sống trong tương lai , làm
cơ sở cho việc xem xét, phân tích , đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển nông

nghiệp, nông thôn về các mặt.
Vân Đồn là một huyện phía Đơng Nam tỉnh Quảng Ninh. Là nơi sinh sống của
6 dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Kinh tế theo mơ hình ngư–
nông - lâm nghiệp.
Xã Đông Xá là một xã giáp trung tâm huyện. Chủ yếu là bà con dân tộc người
kinh sinh sống, có những nét văn hóa đặc trưng. Sản xuất của xã rất đa dạng nhưng
chủ yếu dựa vào nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, đang từng bước dần phát triển
theo bước phát triển chung của đất nước nó cũng khơng tránh khỏi những mâu
thuẫn tồn tại cần được giải quyết.
Nhằm góp phần hiểu rõ hơn về thực trạng phát triển, thơng qua đó đề ra một
số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. Nên tôi đã tiến hành nghiên


3

cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế
nông hộ trên địa bàn xã Đông Xá- huyên Vân Đồn- tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sản xuất, phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã
Đông Xá. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Đông Xá.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa được các vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn liên quan
đến sản xuất, phát triển kinh tế nông hộ.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển kinh tế
của địa phương.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất phát triển kinh tế hộ nông dân
và những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ năm 2013-2015.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong q trình phát triển kinh tế
hộ nông dân.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ trên địa
bàn xã nói riêng và huyện Vân Đồn nói chung.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Đông Xá đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển kinh tế xã hội và nâng cao năng lực quản lý , lãnh đạo, các ban ngành đưa ra
các phương hướng để phát huy tiềm năng và thế mạnh giải quyết những khó khăn ,
trở ngại nhằm phát triển kinh tế hộ ngày càng hiệu quả và bền vững.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là
tất cả những người cùng chung sống trong một mái nhà - nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm cơng.
Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nơng dân:
Theo nhà khoa học Lê Đình Thắngcho rằng:“Nơng hợ là tế bào kinh tế xã hợi,
là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Đào Thế Tuấn cho rằng: “ Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông
nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn.”
Nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nơng thơn năm 2001
cho rằng: “ Hợ nơng nghiệp là những hợ có tồn bợ hoặc 50% số lao động thường

xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt , chăn nuôi, dịch
vụ nông nghiệp( làm đất, thủy nông, giống cây, bảo vệ thực vật,…) và thơng thường
ng̀n sớng chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
Khái niệm kinh tế nông hộ:
“ Kinh tế hợ nơng dân là mợt hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nônglâm nghiệp được hình thành và tờn tại trên cơ sở sử dụng đất đai , sức lao động,
tiền vốn của gia đình mình là chính”.
Lâm Quang Huyên( 2004), đã đề cập tới hai khái niêm về nông hộ như sau:
+ Nông hộ là một đơn vị sản xuất cơ bản của nền nơng nghiệp hàng hóa nước
ta, được tổ chức trên ngun tắc tích tụ và tập trung ruộng đất , tích tụ và tập trung
vốn, tập trung vào chun mơn hóa lao động, vào một hay nhiều chủ thể kinh doanh
ở một quy mô nhất định nhằm đạt sản lượng hàng hóa cao, với tỷ suất hàng hóa cao.


5

+ Nông hộ là loại cơ sở sản xuất của hộ gia đình nơng dân hình thành và phát
triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay
thế phương thức sản xuất phong kiến. Nông hộ ra đời từ cơ sở của các hộ tiểu nông
sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều
nơng sản hàng hóa tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế
cạnh tranh.
Khái niệm: C.Máckhẳng định kinh tế nông hộ là nền nông nghiệp sản xuất hàng
hóa khác với nền kinh tế tiểu nơng tự cấp, tự túc. Ơng đã phân biệt người chủ nông hộ
với người tiểu nông; người chủ nông hộ bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra;
người tiểu nơng tiêu dùng tồn bộ sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt.
Tại điểm 1, mục II của nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000:
“Kinh tế hộ là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn,
chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất
với chế biến và tiêu thụ nơng, lâm, thủy sản”.

2.1.2. Vai trị của kinh tế hộ
Kinh tế đã có từ lâu đời cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi
thời kỳ lịch sử khác nhau, càng ngày nó càng khẳng định được tầm quan trọng và
vai trị của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế hộ là tế bào của xã hội, sự phát triển của nó trước tiên giúp nâng cao
đời sống của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Kinh tế hộ đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần đổi mới cơng nghệ sản
xuất. Hộ là nơi tích lũy kinh nghiệm sản xuất truyền thống cũng là nới áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất. Khi chuyển sang sản xuất hàng hóa, xuất hiện cạnh tranh thị
trường, hộ buộc phải đổi mới công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt
hơn với giá rẻ hơn. Việc đổi mới công nghệ trước hết phải nhằm khai thác tốt kinh
nghiệm truyền thống từ lâu đời.


6

Theo nghị quyết 03/2000/NQ-CP, kinh tế hộ có vai trị:
Phát triển kinh tế nông hộ nhắm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn,
kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững; tạo việc
làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ
lại lao động, dân cư, xây dựng nơng thơn mới.
Q trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các nơng hộ gắn liền với
q trình phân cơng lại lao động ở nơng thơn, từng bước chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang làm các ngành phi nơng nghiệp, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa
trong nơng nghiệp và nơng thơn.
2.1.3. Đặc trưng của kinh tế hộ nơng dân
Những địi hỏi sản xuất nơng nghiệp xác định vị trí của kinh tế nơng hộ và tính
hiệu quả của nó. Đồng thời chính những đặc thù của sản xuất nông nghiệp đã làm
cho kinh tế nông hộ có những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Kinh tế nơng hộ là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm

của sản xuất nông nghiêp mà đối tượng sản xuất là các sinh vật. Người nông dânngười chủ thực sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động vào q trình sinh
trưởng của cây trồng,vật ni khơng qua khâu trung gian, họ làm việc không kể giờ
giấc, bám sát vào ruộng đồng nên đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: Kinh tế nơng hộ có khả năng sử dụng hợp lý nguồn lao động và tạo
việc làm ở nông thơn. Kinh tế nơng hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp.
Trong một hộ có nhiều loại lao động. Vì vậy, hộ vừa là chủ thể trực tiếp điều hành
quản lý tất cả các khâu vừa trực tiếp làm nhiều khâu trong quá trình sàn xuất. Do
sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ, nên thời gian nơng nhàn ở nông thôn
thường thiếu việc làm nghiêm trọng. Hiện nay ở nước ta , lao động trong nông
nghiệp chỉ sử dụng khoảng 40% quỹ thời gian.
Thứ ba: kinh tế nơng hộ có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Do có chung một
cơ sở kinh tế, chung ngân sách gia đình nên mọi thành viên trong gia đình đều chịu
trách nhiệm và có lợi ích chung về kết quả cuối cùng cũng như cùng chịu những
thiệt hại về mùa màng do thiên tai, sâu bệnh hay những rủi ro trong tiêu thụ. Việc


7

điều chỉnh giữa tích lũy và tiêu dùng, đầu tư phát triển sản xuất thường được quyết
định theo các mục tiêu của hộ, có khi dành cả một phần sản phẩm chủ yếu đầu tư
cho sản xuất, song cũng có khi không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Tính cơ
động này làm cho kinh tế nơng hộ có khả năng thích ứng nhất định với sự thay đổi
đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất. Do là đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt, lại
làm chủ hồn tồn q trình sản xuất nên kinh tế nơng hộ có khả năng thích nghi
với cơ chế thị trường, tạo ra sức cạnh tranh trong sản xuất.
Thứ tư: Kinh tế nông hộ là đơn vị tự tạo nguồn lao động khơng chỉ tái sản xuất
sức lao động mà cịn tái sản xuất ra lao động kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thứ năm: Kinh tế nông hộ là một đơn vị kinh tế độc lập nhưng không đối lập
với kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước mà lại có tính chất mềm dẻo, có khả năng
tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau thơng qua các hoạt động kinh tế đa

dạng. Chính sự phát triển của kinh tế nông hộ đã làm nảy sinh nhu cầu lien doanh
liên kết với kinh tế nhà nước để làm tăng năng lực của mình.
Thứ sáu: Do có sự thống nhất giữa quản lý và lao động sản xuất, nên kinh tế
nông hộ giảm được tối đa chi phí quản lý và vì lao động tự giác nên nâng cao được
hiệu quả sản xuất.
Về mặt kinh tế: các thành viên trong nơng hộ được gắn bó với nhau dựa trên
những quan hệ thật sự bình đẳng đó là quan hệ sở hữu về tài sản, quan hệ phân phối
các nguồn thu nhập và chi tiêu. Đó chính là những lợi ích về kinh tế cho nên trong
gia đình mọi người gắn bó và cảm thơng với nhau.
Về quản lý và phân công lao động: Trong nông hộ việc quản lý và phân công
lao động khác hẳn với các ngành nghề khác là người quản lý cũng là người trực tiếp
lao động. Do đó, việc phân cơng lao động hết sức thuận lợi, hợp lý vì mọi người
hiểu nhau về năng lực và trình độ. Hơn nữa vì mục đích của mỗi thành viên trong
nơng hộ cũng thống nhất là làm thế nào để gia đình giàu có, động lực đó cũng thúc
đẩy mọi người làm việc hết mình và có tính tự giác cao, điều mà khơng hình thức
kinh doanh nào có được.


8

Về tài sản và tư liệu sản xuất: các thành viên trong hộ đều bình đẳng, sử dụng
chung mọi tài sản phục vụ cho sản xuất và đời sống của gia đình, mọi người đều
hiểu rõ tính chất giá trị của tài sản cho nên họ đều có ý thức sử dụng vŕ bảo quản
cao nhất. Bởi vě chúng cũng lŕ những yếu tố kinh tế của gia đình.
2.1.4. Phân loại hộ nông dân
2.1.4.1. Phân loại căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm 2 loại
+ Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường.
Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm
cần thiết để tiêu dùng trong gia đình.
+ Hợ nơng dân sản xuất hàng hóa chủ yếu.

Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận được biểu nhiện rõ rệt và họ có
phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng đất, lao động.
2.1.4.2. Phân loại theo tính chất ngành sản xuất của hợ gờm có 4 loại.
+ Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ chuyên nông: Là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc,
rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, thủ công- mỹ nghệ, dệt may,..
+ Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thụ công
nghiệp nhưng thu từ nơng nghiệp là chính.
+ Hợ bn bán: Là loại hộ bn bán là chính, ở nơi đơng dân cư, có quầy
hàng,…
2.1.4.3 Phân loại theo mức thu nhập của hộ
+ Chia thành 5 loại:Hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo.
2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân
2.1.5.1. Nhóm ́u tớ tḥc điểu kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đất đai:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển
kinh tế của hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như: Gần đường gia
thơng, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần các
khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiên phát triển kinh tế hơn những vùng xa xôi


9

hẻo lánh. Ngành sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp. Đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt và khơng thể thay thế trong q trình sản xuất. Do vậy, quy mơ đất
đai, địa hình và thổ nhưỡng có liên quan mật thiết với từng loại nông sản phẩm, tới số
lượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trị và thuận lợi thu được từ sản phẩm.
- Khí hậu thời tiết và mơi trường sinh thái:
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp. Điều kiện
thời tiết, khí hậu, lượng mưa nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, có mối quan hệ chặt chẽ

đến sự hình thành và sử dụng các loại đất. Thực tế cho thấy ở những nơi có thời tiết
khí hậu thuận lợi, có tài ngun phong phú sẽ phong phú sẽ hạn chế những bất lợi
và rủi ro, có cơ hội hơn trong phát triển kinh tế.
Mơi trường sinh thái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ nơng
dân, nhất là nguồn nước. Bởi vì, những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy
luật sinh học, nếu mơi trường thuận lợi thì cây trồng, vật ni phát triển tốt, năng
suất cao, cịn ngược lại sẽ chậm phát triển, năng suất thấp từ đó dẫn đến hiệu quả
sản xuất kếm.
2.1.5.2. Nhóm nhân tớ tḥc kinh tế và tổ chức, quản lý
Đây là nhóm yếu tố liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ
nơng dân nói riêng.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động:
Người lao động phải có trình độ học vấn kỹ năng lao động để tiếp thu những
tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải
giỏi chun mơn kỹ thuật, trình độ quản lý mới có thể mạnh dạn áp dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này rất
là quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong ngành sản xuất kinh doanh
của hộ, ngồi ra cịn phải có những tố chất của một người dám kinh doanh.
- Vốn:
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện
đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê


10

công nhân tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện khơng thể thiếu, là yếu tố cơ bản cho
q trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.
- Công cụ sản xuất:
Trong q trình sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng, cơng cụ

lao động có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản
xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng xuất cao cần phải sử dụng các công cụ phù
hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã
không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong sản
xuất. Năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, theo đó chất lượng cũng
được nâng cao, do vậy cơng cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trong sản
xuất kinh tế của nông hộ.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng trong nông thôn bao gồm: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi,
hệ thống điện, trang thiết bị nông nghiệp. Đây là những yếu tố quan trọng trong
phát triển sản xuất kinh tế hộ nơng dân, nơi nào có cơ sở hạ tầng đảm bảo, được trú
trọng vào quy hoạnh thì các hoạt động sản xuất cũng dễ dàng hơn kéo theo đó thu
nhập người dân cũng tăng đời sống của nông hộ được ổn định và cải thiện đáng kể.
- Thị trường:
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lượng bao
nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? trong cơ chế thị trường, các hộ
nơng dân hồn tồn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trường cần trong điều kiện
sản xuất của họ, từ đó kinh tế hộ nơng dân mới có điều kiện phát triển. Thị trường là
yếu tố quyết định đến lợi nhuận sản phẩm của nông hộ nên nó góp phần rất quan
trọng nơi nào gần thị trường tiêu thụ thì sẽ gặp rất nhiều thuận lợi như: Khơng mất
thời gian và chi phí vận chuyển, sản phẩm được tiêu thụ nhanh hạn chế bị hư hỏng.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh:
Để đáp ứng nhu cầu thị trường về sản xuất hàng hóa, các hộ nơng dân phải liên kết
hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản
phẩm. Ngoài ra các hộ cần hợp tác với các tổ khác để nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Nhờ


11

có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ nơng dân có điều kiện áp dụng các thành tựu

khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất cây trồng, và
năng xuất lao động.
2.1.5.3. Nhóm nhân tớ tḥc khoa học kỹ tḥt và công nghệ
- Kỹ thuật canh tác:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với u cầu
giơng cây trồng, vật ni khác nhau địi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau.
Trong nơng nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
vì nó đã tạo ra cây trồng vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy
những hộ biết áp dụng tiến bộ kỹ thật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị
trường, giám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất thì đạt hiệu quả
kinh tế cao và lợi nhuận lớn từ các sản phẩm nông nghiệp. Như vây, ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới và sản xuất nơng nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển.
2.1.5.4. Nhóm nhân tớ tḥc quản lý vĩ mơ của nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước
như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nơng sản
phẩm, miễn thuế dịng sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm,
chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới… các chính sách này có
ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can
thiệp có hiệu quả và sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nơng dân phát
triển kinh tế.
Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế hộ nơng dân, có
thể khẳng định hộ nơng dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phá
vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mơ lớn và chính
sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thật mới vào sản xuất
để kinh tế hộ hoạt động có hiệu quả.



12

2.1.6. Những vấn đề lý luận cơ sở về sử dụng đất nơng nghiệp
2.1.6.1. Vai trị của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vào sản xuất
nơng nghiệp.
Trong công nghiệp, đất đai chỉ là nơi làm nhà xưởng. Cịn trong nơng nghiệp, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được.
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội. Với sinh vật, đất khơng chỉ là mơi trường
sống mà cịn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật
nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất. Trên phương diện này, đất đai phát huy
như một công cụ lao động.
Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định
kinh tế - chính trị và xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến
sự thành cơng của các chính sách kinh tế khác.
2.1.6.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Về phương diện kinh tế, đất đai trong nơng nghiệp có những đặc điểm cơ bản
sau đây:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, khơng thể thay thế.
- Diện tích đất có hạn:
Diện tích đất có hạn do giới hạn trong từng nơng trại, từng vùng và phạm vi
lãnh thổ quốc gia. Sự có hạn về diện tích đất cho sản xuất nơng nghiệp cịn thể hiện
ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này
ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất đai dùng
vào sản xuất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu
ngày càng cao về đất đai của việc đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố và xây
dựng nhà ở để đáp ứng với dân số ngày càng tăng.
- Vị trí của đất đai là cớ định:

Đất đai không thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà chỉ có thể
canh tác trên đất đai ở những nơi có đất mà thơi. Vị trí cố định đã quy định tính


13

chất vật lý, hoá học, sinh thái của đất đai và cũng góp phần hình thành nên
những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, cần phải bố
trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng,
thực hiện phân bổ quy hoạch đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích
hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông cho từng
vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên:
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban cho con người. Tuy nhiên thông qua lao
động, con người làm tăng giá trị của đất đai và độ phì nhiêu của đất đai, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn
chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của xã hội. Nơng dân có quyền sử
dụng, chuyển nhượng, thừa kết, thế chấp và thuê mướn đất.
2.1.6.3. Nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp
- Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý:
Có nghĩa là đất đai cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất đai đều được bố
trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng
cao năng suất cây trồng, vật ni giữa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đất.
- Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao:
Để tính được hiệu quả kinh tế về sử dụng đất đai cần phải tính năng suất đất
đai và giá cả của đất đai (thường là giá thuê đất). Để nâng cao năng suất đất đai cần
phải áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.
- Đất đai cần được quản lý và sử dụng bền vững:
Sự bền vững trong sử dụng đất đai có nghĩa là cả về số lượng và chất lượng đất
đai phải được bảo tồn không những đáp ứng được mục đích trước mắt của thế hệ hiện

tại mà phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền
vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì thế cần đảm bảo hài
hồ phương thức sử dụng đất đai vì lợi ích trước mắt kết hợp với lợi ích lâu dài.


14

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông thôn ở một số nước trên thế
giới và nước ta
2.2.1.1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới
Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước nhất
là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, trang trại, nông thôn đã có nhiều kinh nghiệm
quý báu để chúng ta học tập.
Kinh tế ở các nước Châu Á.
- Thái Lan: Là một nước trong khu vực Đông Nam Á của Châu Á, chính phủ
Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để đưa đất nước từ lạc hậu trở thành nước
có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một số chính sách có liên quan đến việc phát
triển kinh tế vùng núi ban hành (Từ 1950 đến năm 1980).
+ Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới đường bộ
bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập.
Các vùng ở xa (Bắc, Đông bắc,Nam…) đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng.
+ Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản phẩm
như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngơ, mía, bơng, sắn, cây lấy sợi ở vùng núi phía
Đơng Bắc.
+ Thứ ba: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa cơng nghiệp hóa chế biến nơng sản để
xuất khẩu như: ngô, sắn…sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản.
+ Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngồi và chính sách thay thế nhập
khẩu trong lĩnh vực cơng nghiệp nhẹ. Nhà nước cũng thực hiện chính sách trợ giúp
tài chính cho nơng dân như: cho nơng dân vay tiền với lái suất thấp, ứng trước tiền

cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với giá trị định trước… cùng với nhiều
chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa. Hàng năm có khoảng 95% sản lượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông
dân sản xuất ra. Xong trong q trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề cịn tồn tại:
Đó là việc mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo
kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bổ nông


15

thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo thời vụ ngày càng gia tăng.
- Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư
cho nông nghiệp nông thôn. Một trong nhưng thành tựu của Trung Quốc trong cải
cách mở cửa là phát triển nông nghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
thơn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao. Nguyên nhân của thành tựu đó có nhiều, trong
đó điều chỉnh chính sách đầu tư rất quan trọng, tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông
nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng cơng
trình thủy lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
nghiên cứu ứng dụng cây trồng,vật nuôi, vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông.
- Malaysia: Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại,
sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Vì thế chính sách nông nghiệp của Malaysia tập
trung chủ yếu vào khuyến nơng vào tín dụng. Bên cạnh đó chính phủ nước này cũng
chú trọng tìm kiếm thi trường xuất khẩu nơng sản. Nhờ đó một vài năm gần đây
kinh tế nơng hộ của người dân nước này có thu nhập cao và ổn định hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trong
khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống với nước ta. Qua việc tìm hiểu, xem xét
những kinh nghiệm đó chúng ta có thể tìm thấy những bài học q giá, đồng thời
xác định được sự khác biệt về đặc điểm kinh tế xã hội riêng của nước mình để đưa
ra những chủ trương đường lối phát triển sao cho phù hợp.
2.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế nơng hợ trong nước

Hình thức kinh tế nơng hộ ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý, Trần,…
trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế nơng hộ có các tên gọi khác nhau như “Thái
ấp”; “Điền trang”; “Đồn điền”;… Trước cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ có nơng trại, đồn điền của địa chủ, chủ nông, chủ tây.
Các nông trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền, cũng là kiểu
phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người, súc vật, sản
xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày là chính. Bên cạnh
đó cịn có kinh tế nơng trại của những nhà tư sản trong nước và nước ngoài, một
số tướng lính thời ngụy làm ăn kinh tế. Hình thức nơng trại ở dạng các xí nghiệp


16

nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê và những cây công nghiệp
khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng.
Sau khi đất nước được hồn tồn giải phóng, các nơng trại trước đó được cải tạo,
tập thể hoá, quốc doanh hoá thành các cơ sở sản xuất tập thể và Nhà nước dưới hình
thức hợp tác xã, nơng trường, trạm trại. Tiếp theo đó, Nhà nước đã có những chủ
trương mới về giao đất, giao rừng, thực hiện nơng, lâm kết hợp, khuyến khích di dân
kinh tế mới, khai hoang, phục hoá,... tạo tiền đề cho kinh tế nông hộ phát triển. Đặc
biệt, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khố VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII
cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường cho các thành phần kinh tế trong nơng
nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một nhiều các mơ hình kinh tế nơng hộ trên
khắp cả nước. Bước sơ khai của kinh tế nông hộ trong giai đoạn này chủ yếu mang tính
tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế nông hộ đã và đang trở thành vấn đề được
Đảng. Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển.
Mặt khác, Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích kinh tế nơng hộ phát triển trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Ở nước ta điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mỗi vùng, mỗi miền là khác
nhau do đó sự hình thành và phát triển kinh tế nơng hộ cũng rất khác nhau. Nhưng

nhìn chung sản phẩm sản xuất từ các nông hộ vẫn chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng
thô, phụ thuộc nhiều về giá cả thị trường, khó tiêu thụ, cơ sở hạ tầng yếu kém cần
có những chính sách đồng bộ, tồn diện cho nền kinh tế nông hộ phát triển [15].
2.3. Xu hƣớng phát triển kinh tế của hộ nông dân
Kinh tế hộ có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên dưới
góc độ kinh tế hàng hóa thì kinh tế hộ phát triển theo ba xu hướng chính như sau:
Xu hướng thứ nhất: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhưng không đủ
tiêu dùng, họ không có khả năng tái sản xuất giản đơn. Sự phát triển của nhóm hộ
này theo hai xu hướng có thể họ sẽ trở thành lao động làm thuê hoặc họ sẽ quay lại
cuộc sống sinh tồn.
Xu hướng thứ hai: Những hộ gia đình sản xuất kinh doanh chỉ đủ tiêu dùng
lượng sản phẩm để bán của họ là không nhiều hoặc không đáng kể, sự phát triển của


17

họ có thể trở thành nhóm hộ sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên để làm được như vậy cần
có sự hỗ trợ hợp tác từ bên ngoài.
Xu hướng thứ ba: Những hộ sản xuất hàng hóa sản phẩm của họ để bán họ có
thể có những lợi thế về đất đai, lao động, vốn, lợi thế về lưu thông hàng hóa hay khả
năng tiếp cận khoa học.


×