Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới xã Đông Xá huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.43 KB, 32 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Vân Đồn là một huyện đảo thuộc phía đông Quảng Ninh. Đảo lớn nhất là đảo Cái
Bầu, là trung tâm hành chính huyện, cách đất liền (khu vực phường Cửa Ông thị xã
Cẩm phả) gần 1 km. Diện tích đất nổi toàn huyện: 55.133 ha. Huyện có 11 xã và 01 thị
trấn. Đảo Cái Bầu có 6 xã và 01 thị trấn (Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Đông Xá,
Hạ Long, Vạn Yên và thị trấn Cái Rồng); 5 xã còn lại nằm trên các đảo nhỏ khác gồm:
Bản Sen, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi.
Với nhiều lợi thế của vùng biển đảo, Vân Đồn có tiềm năng của một vùng sinh
thái nghỉ dưỡng cao cấp, có vị trí gần các trung tâm đô thị và công nghiệp tập trung
của tỉnh, Vân Đồn được đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển. Nghị quyết 54-NQ/TW
của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng
đồng bằng sông Hồng, nghị quyết 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương
hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định phát triển Vân Đồn với chức năng là
khu kinh tế tổng hợp.
Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1296/QĐTTg về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Với quy mô diện tích khoảng 2.171 km2
trong đó diện tích đất tự nhiên 551 km 2, diện tích vùng biển rộng 1.620 km 2, khu kinh
tế Vân Đồn là khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Khu vực này sẽ là trung tâm du tịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí
cao cấp vùng Bắc Bộ đồng thời là đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính để
phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo an
ninh, quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc
Trong bối cảnh đó, ngày 26/12/2011, theo Quyết định số 4131/QĐ-UBND, Ủy
ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ


tầng Khu đô thị mới xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, giao cho chủ đầu tư là Công ty cổ
phần đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông. Mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo quy hoạch được duyệt nhằm hình thành khu đô thị mới phù hợp với quy
hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đất ở, xây
dựng công trình công cộng, nâng cao giá trị sử dụng đất.
2


2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
1

Hệ thống luật
-

Luật Lao động số 10/2012/QH13 thông qua ngày 18/06/2012 Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.

-

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 .
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 được Quốc hội phê duyệt ngày 21/11/2012.
Luật phòng cháy chữa cháy số 40/2013 QH13 do quốc hội ban hành ngày 22-112013
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày
45/2013/QH13 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014.
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.

Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13

-

-

2

Luật Quy hoạch đô thị số 01/VBHN-VPQH được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
ban hành ngày 20/07/2015 thay thế bổ sung cho Luật quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội
Hệ thống thông tư, nghị định,quyết định

-

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về việc quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

-

Nghị định số 19/ 2015 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật bảo vệ môi
trường.

-

Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

-

Nghị định số 155/2016/ NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-

Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.

-

Thông tư số 45/2010/ TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 của BTC- BTNMT về
hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.

-

Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của BTC về quy định chế độ công tác phí,
chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập.
3


-

Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

-

Thông tư 28/2011/BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung
quanh và tiếng ồn.


-

Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa

-

Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất.

-

Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

-

Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.

-

Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều
chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

-


Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

-

Thông tư số 36/2015 TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

-

Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý
kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

-

Quyết định số: 85/2001/QĐ - TTg ngày 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ
sở chuyển hạng và mở rộng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn
Quyết định số 1296/QĐ-TTg gày 19/8/2009 về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng
khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 30/08/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500-Khu đô thị mới tại xã Đông Xá,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

-

4



-

Quyết định số 4131/QĐ-UBND ngày 26/12/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh
đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng Khu đô thị mới xã Đông Xá,
huyện Vân Đồn
Quyết định 723/ QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 3 tháng 4 năm 2012, Ủy ban Nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định bộ đơn giá các hoạt động quan trắc môi trường
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn

-

QCXD 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng.

-

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;
QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

-

3

-

QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình.


-

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh
QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nước
QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 13: 2015 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh
hoạt;
QCVN 10:2015/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.

-

3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới tại
xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” được tổ chức thực hiện bởi Nhóm
1_Lớp LĐH6QM2_Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo được liệt kê trong
bảng dưới đây:
STT

Thành viên

1

Nguyễn Thị Ánh Hồng

2


Lăng Trí Công

3

Vi Xuân Cường

4

PHạm Tuấn Anh

5

Nguyễn Hồng Nghĩa

Chữ ký

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
5


4.1.

Các phương pháp ĐTM

-

Phương pháp xử lý số liệu thống kê: xử lý số liệu thu thập và đo đạc trên phần mềm
MS Excel.

-


Phương pháp so sánh: đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải trên cơ sở
so sánh với các tiêu chuẩn / qui chuẩn môi trường liên quan.

-

Phương pháp nhận dạng:

 Mô tả hệ thống môi trường;
 Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường;
 Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công
tác đánh giá chi tiết;
-

Phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới để tính toán tải lượng ô nhiễm
và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm và trong trường hợp không xác định được
các thông số cụ thể để tính toán.

-

Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình thủy động lực hai chiều (MIKE 21) để
tính toán sự biến đổi của các trường hải văn trong điều kiện trước và sau khi có công
trình trong điều kiện gió mùa đông và mùa hè.

4.2.
-

Các phương pháp khác
Phương pháp khảo sát hiện trường:


 Định vị vị trí dự án, các điểm đo đạc, lấy mẫu và các đối tượng liên quan khác bằng hệ
thống định vị toàn cầu (GPS);
 Khảo sát hiện trạng khu vực dự án và xung quanh khu vực dự án;
 Đo nhanh tại hiện trường các yếu tố chất lượng nước (nhiệt độ, pH, DO, độ muối)
bằng máy quan trắc môi trường TOA.
 Đo nhanh chất lượng không khí tại hiện trường: máy đo rung môi trường VM-82
(Nhật.); Thiết bị đo tiếng ồn Testo 815 (Đức); Thiết bị đo bụi Casella (Anh); Thiết bị
đo tốc độ và hướng gió REM-6 (Trung Quốc) -Thiết bị Tiêu chuẩn Ngành; Thiết bị đo
nhiệt ẩm Assman (Nga) -Thiết bị Tiêu chuẩn Ngành; Thiết bị lấy mẫu không khí HS-7
Kimoto (Nhật).
-

Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: các mẫu được phân tích tại phòng thí
nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, Viện khí tượng Thủy văn và Môi
trường.

6


7


CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.

1.2.

Tên dự án:
Dự án “Đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới tại xã Đông Xá,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”

Chủ đầu tư
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng đô thị Phương Đông
- Địa chỉ: Thôn Đông Hải - Xã Đông Xá - Huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh Việt Nam
- Điện thoại: 033. 3874280,

Fax: 033. 3874280

- Đại diện: Ông Nguyễn Tiến Hùng Chức vụ: Giám đốc
1.3.

Vị trí địa lý của dự án
- Phạm vi: tại xã Đông Xá, huyện Vân Đồn
- Tổng diện tích khu vực dự án: 171,42 ha
- Vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc: giáp khu dân cư hiện có và đường 334 đoạn từ phía cầu Vân Đồn
(bến phà Tài Xá cũ) đến trung đoàn 242.
+ Phía Nam: giáp bãi biển Đông Xá.
+ Phía Tây: giáp bến phà Tài Xá cũ.
+ Phía Đông: giáp khu dân cư thuộc thôn 7, xã Đông Xá.
Huyện đảo Vân Đồn nằm trong vịnh Bái Tử Long, nhưng khu vực dự án nằm
ngoài ranh giới Vườn Quốc gia Bái Tử Long nên không có ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sinh học của Vườn Quốc gia. Ngoài ra khu vực dự án nằm giáp khu dân cư
thuộc xã Đông Xá (khoảng cách nơi gần nhất là 100m) nên những tác động của việc
triển khai dự án đến môi trường khu dân cư sẽ được đánh giá trong bản báo cáo này.

1.4.

Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1. Mô tả hiện trạng khu đất dự án

Khu đất dự án nằm trên vùng bãi biển dọc theo bờ biển Đông Xá với chiều dài
2,6 km, chiều rộng tính từ khu dân cư ra phía biển trung bình 650m. Diện tích lớn nhất
của khu vực triển khai dự án là đất bãi triều với diện tích 140ha, có cao độ trung bình
khoảng -0,8 đến -0,5 m và hầu như bị ngập hoàn toàn khi nước triều lên. Diện tích bãi
bồi này thuộc quản lý của UBND xã Đông Xá.

8


Trong số diện tích đất 31,42 ha còn lại thì có 19,22 ha thuộc quyền quản lý của
chủ dự án (đã được thu hồi trước đó).
Diện tích đất mà hiện tại dự án cần thu hồi là 12,2 ha. Trong đó, đất trồng lúa
nước vào khoảng 3468,53 m2. Một vài đầm ao nuôi thủy sản nước lợ với diện tích
54404,02 m2. Đất ở nông thôn và đất vườn liền kề chỉ có 2260,3 m2.
1.4.2. Các nội dung, hạng mục chính của dự án
Quy mô dân số dự kiến của khu đô thị là 16.428 người với mật độ 96 m2/người. Cơ
cấu sử dụng đất của khu đô thị mới được thiết kế như trong bảng cơ cấu sử dụng đất.
STT

Danh mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất khu nhà ở

98,06


57,20

1

Đất ở

69,46

40,52

2

Đất công cộng khu ở

1,74

1,02

3

Đất cây xanh thể dục, thể thao khu ở

2,46

1,44

4

Đất giao thông, hạ tầng khu ở


24,40

14,23

II

Đất công trình công cộng, trường học

2,85

1,66

III

Đất dịch vụ thương mại

7,42

4,33

IV

Đất cây xanh, thể dục thể thao

9,69

5,65

V


Đất giao thông đô thị hạ tầng

45,72

26,67

VI

Đất giao thông đối ngoại

7,68

4,48

171,42

100,00

Tổng cộng

Nguồn: Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 30/08/2011 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500-Khu đô thị mới tại xã
Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

9


1.4.3. Vốn đầu tư
Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 1.206.814.178.160 đồng. Chi phí đầu tư đã bao

gồm chi phí cho công tác bảo vệ môi trường.
STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

I

CHI PHÍ XÂY DỰNG

1.021.768.748.42
3

II

CHI PHÍ THIẾT BỊ

54.833.366.875

III

CHI PHÍ QUẢN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

9.500.000.000

IV

CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN

9.000.393.684


V

CHI PHÍ PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

23.857.401.383

VI

CHI PHÍ KHÁC

4.017.818.518

VII

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

89.464.013.197

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1.206.814.178.16
0

1.4.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
a. Tiến độ thực hiện dự kiến như sau:
Tháng 12/2011: Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và đền bù giải phóng mặt
bằng.
Tháng 01/2012: Quyết định giao đất, cắm chỉ giới;
Tháng 03/2012: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng đô thị.

Tháng 08/2012: Khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tháng 12/2014: Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Phương thức thực hiện: (trích từ Quyết định số 4131/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng-kinh doanh hạ tầng khu đô thị
mới xã Đông Xá, huyện Vân Đồn)
b. Chương trình quản lý môi trường cho dự án
Giám sát môi trường không khí
-

Thông số giám sát: Ồn, rung, bụi, SO2, NO2, CO.

-

Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

-

Qui chuẩn so sánh: QCVN 05: 2013 /BTNMT.
10


Giám sát chất lượng nước mặt (nước biển)
-

Thông số giám sát: Nhiệt độ; pH; Độ muối; DO; Độ dẫn điện; COD KMnO4; TSS; NH4+ (tính
theo N); Cd; Cu; Hg; Fe; Dầu mỡ; Tổng Coliform.

-

Tần suất giám sát: 3 tháng/lần


-

Qui chuẩn so sánh: QCVN 08: 2015/ BTNMT.
Giám sát thu gom chất thải rắn

-

Vị trí giám sát: khu vực thi công

-

Thông số giám sát: Khối lượng thu gom và thành phần chất thải qua sổ sách

-

Vị trí giám sát: khu tập kết chất thải rắn của khu đô thị

-

Thông số giám sát: Khối lượng thu gom và thành phần chất thải qua sổ sách

11


CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1.


Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý
Phía Đông Nam khu đô thị là khu vực rừng đảo đá gần nhất là hòn Guốc, hòn
Bang Sam, hòn Đen Tây, hòn Đen Đông... có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh
Bái Tử Long.
Phía Bắc khu đô thị là vùng đồi núi khởi đầu của đảo Cái Bầu còn giữ được dạng
nguyên sinh của vùng đảo. Hiện tại đây là vùng cửa ngõ của Vân Đồn.
Khu bãi biển từ phía Tài Xá đến khu xí nghiệp mắm Cái Rồng nằm trong ranh
giới lập quy hoạch khu đô thị mới (khu 6, khu 7, xã Đông Xá), khu này có cảnh quan
thiên nhiên đẹp.
2.1.2. Địa hình
Phần lớn khu đất dự án là khu bãi triều, thường ngập nước khi triều lên. Địa hình
khu đất thoải dần về phía biển. Cao độ toàn khu không chênh lệch nhiều: cốt cao nhất
là 10,5 m (giáp đường 334); cốt thấp nhất là - 3m (gần lạch sâu tại khu trạm xăng hiện
có), cao độ trung bình từ -0.8m ÷ -0.5m.
Tuyến đường 334 giáp khu vực dự án có cao độ từ 7m÷14m, giáp khu vực phía
bắc dự án còn có đồi cao từ 11m÷27m. Tuy nhiên, tại điểm tiếp giáp của đường 334
với tuyến đường chính của dự án phía Tây có cao độ rất thấp từ 2,8 m ÷ 3,0 m.
2.1.3. Địa chất:
Địa hình khu đất có độ phân cách không lớn, trước khi thi công, khu đất nằm trên
một đơn nguyên địa mạo kiểu tích tụ.
Toàn bộ diện tích xây dựng là bãi bồi ven biển và phần lớn luôn chịu tác động
trực tiếp của thủy triều biển. Thủy triều ở đây là chế độ nhật triều, tức là một ngày lên
xuống một lần. Chu kỳ cũng như cường độ thủy triều thường biến đổi theo một chu kỳ
nhất định.
2.1.4. Khí tượng
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông
Nam Á nên khí hậu khu vực Vân Đồn phân hóa thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều, mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, hướng gió thịnh hành là hướng đông bắc, gió

12


thổi mạnh và thường lạnh hơn các khu vực có cùng vĩ độ. Do nằm trong vành đai nhiệt
đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ
rất phong phú, lượng bức xạ trung bình hàng năm là 115,4 kcal/ cm 2. Nhiệt độ không
khí trung bình hàng năm trên 21 0C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Từ đó
lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 – 1.800 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170
ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông
chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm. Đây không phải là khu vực có lượng mưa lớn nhất
nhưng lại là nơi có nhiều sương mù về mùa đông. Vân Đồn cũng chịu ảnh hưởng lớn
của bão tố, bão thường đến sớm (các tháng 6, 7, 8) và có cường độ khá mạnh
2.1.5. Thủy văn
Đông Xá là một vùng nhỏ thuộc huyện Vân Đồn, địa hình hẹp, núi đồi dốc nên
có ít sông suối, chỉ có một con sông Voi Lớn chảy qua xã rồi đổ ra biển qua 3 con suối
lớn nhất, thường cạn vào mùa khô. Nước từ các khe, suối chảy ra lạch sông hoặc theo
những sườn đồi ra biển.
Do địa hình bị chia cắt phức tạp, gồm nhiều các đảo nhỏ nên sông, suối phân bố
trong khu vực rất ít, dòng chảy nhỏ, tiết diện hẹp, khả năng lưu trữ nước kém. Nước
ngọt bị nhiễm mặn nhẹ trong các hồ ao, đầm có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới
tiêu nông nghiệp và một phần cho nuôi trồng thuỷ sản.
Do đặc điểm cấu tạo địa chất của vùng dự án có nguồn nước ngầm tương đối
phong phú với trữ lượng khoảng 780m3/ ngày.
2.1.6. Hiện trạng các thành phần môi trường
a. Môi trường không khí và tiếng ồn
Tiêu chuẩn so sánh: theo QCVN 05: 2013 /BTNMT. Căn cứ vào tiêu chuẩn này,
cả 5 mẫu không khí đều có chất lượng tốt, các chỉ tiêu thử nghiệm (SO 2, NO2, CO) đều
nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, hiện nay môi trường không khí trong khu vực
dự án còn rất trong lành, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
Đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, của UBND xã

Đông Xá và người dân trong khu vực dự án cũng cho rằng môi trường không khí trong
khu vực còn rất sạch, khu vực tương đối yên tĩnh, không có nguồn ồn đáng kể nào.
b. Môi trường nước
Kết quả phân tích các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ pH, độ muối, DO, độ dẫn diện, COD,
TSS, NH4, Cd, Cu, Hg, Fe, dầu mỡ, tổng Coliform …cho thấy chất lượng nước biển
ven bờ ở vùng gần khu vực dự án tương đối tốt, chưa chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt
động công nghiệp thương nghiệp, khai thác và giao thông…
13


Các chỉ số pH, hàm lượng oxy hoà tan đều nằm trong giới hạn cho phép theo
QCVN 10: 2015/BTNMT đối với khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm.
Hàm lượng một số kim loại nặng (Cu, Cd, Hg, Fe) đều ở mức giới hạn cho phép.
Hàm lượng dầu mỡ trong các mẫu nước phân tích vẫn đảm bảo giới hạn cho phép đối
với vùng bãi tắm và những nơi khác.
c. Môi trường đất
Chất lượng đất trong khu vực dự án được đánh giá theo QCVN
03:2015/BTNMT. Đơn vị tư vấn đã tiến hành lấy mẫu đất tại 5 vị trí thuộc khu vực dự
án .Các kết quả phân tích mẫu đất cho thấy hàm lượng một số kim loại nặng (Cu, Cd)
trong đất vẫn ở mức cho phép. Như vậy, chất lượng đất trong khu vực dự án hiện nay
tương đối tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm
2.1.7. Hiện trạng tài nguyên sinh học
Huyện đảo Vân Đồn có Vườn quốc gia Bái Tử Long với diện tích khoảng 15.738
ha. Vườn được thành lập theo Quyết định số: 85/2001/QĐ - TTg ngày 01/6/2001 của
Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển hạng và mở rộng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba
Mùn(xem Phụ lục). Theo báo cáo về Vườn quốc gia Bái Tử Long, hệ sinh thái rạn san
hô phân bố dọc ven bờ phía đông các đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Sậu Đông, và một vài
đảo khác. Thành phần loài của khu hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, nhưng
chủ yếu là san hô chiếm sinh khối lớn hơn cả, tiếp đến là rong biển, phát triển thường
theo mùa. Mặc dù diện tích phân bố không đáng kể, nhưng tại hai vụng Cái Quýt và ổ

Lợn diện tích rừng ngập mặn khá lớn, đây là một phần của kiểu hệ sinh thái vùng triều
với tổng diện tích 100 ha. Phân bố tại một số địa điểm chính như: Vụng Cái Quýt,
Vụng Lỗ Hố, Vụng Soi Nhụ, Vụng Ổ Lợn, Thung áng Cái Đé, Thung Áng Cái Lim.
2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50km.
Với tổng diện tích là 2.171,33 km 2, bao gồm 11 xã và 1 thị trấn với hơn 80 làng mạc,
Vân Đồn có dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung trên Đảo Cái Bầu - đảo lớn
nhất của huyện. Thành phần dân tộc nơi đây phong phú, có người Kinh, Sán Dìu, Dao,
Tày, Hoa... và nhiều tộc người khác. Vân Đồn có hai khu đảo chính là Kế Bào và Vân
Hải với hàng trăm đảo đá nhấp nhô ven bờ vịnh Bái Tử Long. Lịch sử vùng đất này đã
có từ rất lâu đời, từng là thương cảng thời nhà Lý.
Xã Đông Xá là đơn vị hành chính đông dân nhất của huyện, với tổng diện tích
đất là 1007.95 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 657.8 ha và diện tích phi
nông Nghiệp 350.15 ha. Thu nhập bình quân trên đầu người của xã từ 2,5 triệu đồng
đến 2,8 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế của Đông Xá hiện nay bao gồm các ngành: ngư
14


nghiệp (ngành kinh tế chính), lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Khu
vực dự án nằm ở 2 thôn: Đông Tiến và Đông Thành của xã Đông Xá.
2.2.1. Điều kiện kinh tế khu vực dự án
a. Nông nghiệp
Để phát triển sản xuất nông nghiệp, Đông Xá đã thực hiện các biện pháp tăng
năng suất: đảm bảo về phân bón, nước tưới. Một năm thu hoạch được 3 vụ: vụ xuân
hè, hè thu và vụ mùa. Các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, mía và
các loại rau ngắn ngày khác.... Tổng diện tích khoảng 58 ha. Sản lượng lương thực ước
tính đạt 90 tấn (năm 2011). Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà. Tổng số gia
súc trên 1702 con và số gà siêu trứng khoảng 1600 con (năm 2011).

b. Ngư nghiệp:
Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản hiện nay đang là ngành kinh tế mũi nhọn của
Đông Xá. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong 11 tháng năm 2011 đạt khoảng
2.800 tấn. Các loại thủy hải sản chủ yếu: ốc, tu hài, hầu, cá.
c. Lâm nghiệp:
Đông Xá luôn coi trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Khai thác lâm sản được
kiểm soát chặt chẽ, kết hợp với việc trồng rừng tập trung. Năm 2011, sản lượng khai
thác từ 4,5 ha rừng keo là 90m 3. Cũng trong năm này, xã đã triển khai trồng được trên
4 ha rừng tập trung. Thành phần thực vật gồm có bạch đàn, keo và một số trang trại
nhỏ trồng cây ăn quả.
d. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Đông Xá tương đối phát triển.
Trong xã có 50 cơ sở sản xuất tập trung được duy trì ổn định. Sản phẩm công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp đa dạng về chủng loại như: nhôm kính, mộc dân dụng, cửa hoa
sắt, may mặc và một số sản phẩm thủ công khác… Một số hoạt động chính là đóng
sửa tàu thuyền, đóng gạch, khai thác vật liệu xây dựng, mộc, sửa chữa cơ khí.
e. Dịch vụ:
Ngành dịch vụ của Đông Xá hiện nay phát triển tương đối ổn định. Loại hình chủ
yếu là các cơ sở dịch vụ lưu trú và du lịch như: nhà bè, nhà nghỉ. Theo ước tính năm
2011 có khoảng 20.000 lượt khách.

15


2.2.2. Điều kiện xã hội khu vực dự án
1. Dân số và thành phần dân cư
Đông Xá là một xã đông dân. Dân số xã đứng đầu huyện Vân Đồn, theo thống kê
năm 2011 là 9.292 người. Mật độ dân số là 580 người/km 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:
1,6%. Thành phần dân tộc sinh sống ở Đông Xá chủ yếu là người Kinh, Sán Dìu, Tày
và Hoa. Các khu dân cư nằm sát khu vực dự án chủ yếu là ở khu 6, khu 7, nằm ở phía

Nam đường 334, khoảng 200 hộ với: 800 ÷ 850 khẩu.
b. Lao động
Nhìn chung, lực lượng lao động của Đông Xá khá dồi dào. Tỷ lệ dân cư lao động
trong nghề biển chiếm đa số, chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng hải sản, phần còn lại làm
nông nghiệp, trồng rừng, làm dịch vụ và các ngành nghề khác. Lao động cơ bản chiếm
khoảng 50%: 400 ÷ 420 người. Tuy nhiên lao động ở trình độ thấp, dư thừa khi bố trí
việc làm, hiện đang là vấn đề khó của xã trong giai đoạn phát triển tới.
c. Giáo dục
Ngành giáo dục ở Đông Xá luôn được chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
đảm bảo cho việc dạy và học được đầu tư, trang bị tương đối đầy đủ. Tính đến năm
2011, xã có 3 trường công lập và 1 trường dân lập. Số lượng giáo viên là 147 người, số
học sinh ở các cấp từ mầm non đến THPT là 1.629 người.
d. Y tế:
Ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã có nhiều cố gắng và đạt được
những thành tựu nhất định. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện
đầy đủ, công tác kiểm tra đảm bảo VSATTP được tăng cường, đặc biệt trong dịp Tết.
Các chương trình tiêm chủng mở rộng được tổ chức triển khai tương đối tốt. Trong
năm không có dịch bệnh lớn xảy ra. Số lượt khám và điều trị cho bệnh nhân nội trú và
ngoại trú trên 1.000 lượt bệnh nhân.

16


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ,DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

3.1.

Đánh giá, dự báo tác động của dự án
Việc triển khai dự án sẽ tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội theo 3 giai
đoạn: giai đoạn chuẩn bị (giải phóng mặt bằng), giai đoạn thi công và giai đoạn vận

hành.

17


Bảng 3.1.Tổng hợp các tác động của các hạng mục dự án đến môi trường
STT
1.

Hoạt động của dự án

Tác động liên quan chất thải

Giai đoạn chuẩn bị

Bụi đất, xi măng, cát đất sinh ra trong quá trình phá vỡ

Giải phóng mặt bằng

Khí thải chứa S02, CO, CO2, NO2 của phương tiện
giáo thông, máy móc thi công cơ giới

Tác động không liên quan chất thải

Không khí

Chất thải xây dựng từ hoạt động san lấp mặt băng
Chất thải sinh hoạt của công nhân thi công công trình,
có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy
Ô nhiễm tiếng ồn gây ra do các

phương tiện vận tải và thi công cơ
giới
Nước thải sinh hoạt của công nhận xây dựng, có chữa
cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng và vi sinh vật
Vận chuyển vật liệu

Xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao
động trong khu vực dự án
Chất thải là cặn dầu, rẻ lau máy móc thi công
Xảy ra tắc đường tại khu vực dự án
Ô nhiễm tiếng ồn gây ra do các phương tiện vận tải và
thi công cơ giới
18

Môi trường bị
tác động


2

Giai đoạn xây dựng

Bụi đất, xi măng, cát đất trong quá trình xây dựng

Không khí

Khí thải của các phương tiện giao thông, máy móc thi
công cơ giới
Nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án, có chứa cặn đất

rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn
nước
Nước thải sinh hoạt của công nhan xây dựng có chữa
cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng và vi sinh vật
Chất thải sinh hoạt của công nhân thi công công trình,
có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy
Chất thải là đất, đá phát sinh từ quá trình đào bới, thi
công công trình
Chất thải là cặn dầu, rẻ lau máy móc thi công
Trong quá trình vận hành máy móc,
thiết bị thi công có thể xảy ra các hiện
tượng cháy nổ do chập điện, do sử
dụng lửa bất cẩn
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động
Ô nhiễm tiếng ồn, rung do các phương
tiện và máy móc thi công trên công
trường
Ô nhiễm bức xạ từ các quá trình thi
19


công gia nhiệt ( như cắt, hàn, đốt nóng
chảy..)
Các tai nạn xã hội xảy ra trong quá
trình xây dựng nhơ cờ bạc, rượu chè,
mẫu thuận giữa công nhận
3

Giai đoạn vận hành


Mùi do các loại hóa chất hữu cơ, các chất tẩy trùng,
dược phẩm bay hơi

Không khí

Mùi hôi sinh ra từ các nhà vệ sinh công cộng,
Khí thải ủa các phương tiện giao thông vận tải có chứa
bụi, SO2, NO2, CO
Các tệ nạn xã hội phát sinh trong khu
đô thị
Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 dưới đây có thể thấy,trong qua trình xây dựng và vận hành dự án môi trường đặc trưng cửa dự án là môi
trường không khí

20


Bảng 3.2. Sơ đồ mạng lưới các tác động tiềm tang của dự án
Giai đoạn

Hoạt động

Hậu quả

Gây khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới c
Ô nhiễm môi trường do quá trình vận chuyển đất đá
Gây thiệt hại về kinh tế
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Thu hồi để giải phóng mặt bằng


San lấp nền,vận chuyển đất đá,x ây dựng và hoàn thiện các công trình
Gây cản
hạ tầng
trở giao
kỹ thuật,
thôngphụ
trêntrợ
tuyến
dự án
vận chuyể
Xây dựng công trình ngầm
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm tiếng ồn và rung
GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Ô nhiễm đất, nước, úng ngập
DỰ ÁN
Gia tăng các vấn đề xã hội tại địa phương
Xây dựng các hạng mục công trình của dự án (nhà Sự
caocố
tầng,
tầng…)
khi thấp
xây dựng
Phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại.

- Hoạt động giao thông ra vào dự án
- Hoạt
động của
vụ không
dự án khí, ồn, rung và nhiệt

GIAI ĐOẠN VẬN
HÀNH
DỰ các
ÁNtrang thiết bị kỹ thuậtÔphục
nhiễm
- Sinh hoạt của người dân, các hoạt động của
trường
học…
Ô nhiễm
đất,
nước, chất thải rắn
- Sự cố môi trường (cháy nổ, ngập lụt...). Tác hại đến môi trường, an ninh trật tự trên địa
Tăng nguy cơ cháy nổ trong khu vực

Thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương
Gia tăng
Sự phát triển KT - XH kèm theo do dự án mang
lại. các vấn đề môi trường khu vực

21


3.1.1. Đánh giá tác động trong giai doạn chuẩn bị mặt bằng dự án
Để đánh giá các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án, cần phải xem xét sự
phù hợp đối với môi trường tự nhiên, xã hội của phương án quy hoạch phát triển dự án
và các tác động trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Nguồn gây tác động chủ
yếu trong giai đoạn này là đền bù, giải phóng mặt bằng và tác động chính tới môi
trường tự nhiên và xã hội trong giai đoạn này bao gồm:
-


Mất đất, mất nhà và mất nguồn thu nhập.

-

Tranh chấp quyền lợi giữa các hộ gia đình có liên quan với chủ dự án.

-

Giảm sản lượng lúa, hoa màu.

-

Hiệu quả trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

-

Diện tích đất của dự án nằm trên địa bàn 2 thôn của xã Đông Xá, huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh với diện tích quy hoạch là 171,42 ha. Trong đó, dự kiến có 12,2
ha là diện tích đất trồng lúa nước, đất ở, đất vườn, đất trồng cây hàng năm và đất nuôi
trồng thủy sản của 15 hộ dân và một đơn vị kinh doanh xăng dầu.

-

Chỉ có một căn nhà cấp 4 với diện tích 50 m 2 bị di dời. Năng suất lúa trong khu
vực dự án thấp nên việc mất đi 3468 m2 không gây ảnh hưởng nhiều đến sản lượng lúa
trong khu vực.

-

Ngoài ra, việc mất bãi bồi cũng ảnh hưởng tới trên 10 hộ dân thường đào sá

sùng trên khu bãi bồi thuộc đất dự án.

3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
Các hạng mục, công đoạn thi công như: vận chuyển đất đồi, cát biển phục vụ san
lấp nền; vận chuyển vật liệu thi công xây dựng khác do dự án mua từ các nhà cung cấp
đến tại chân công trình, sẽ chỉ được đánh giá chất lượng môi trường trong phạm vi
khuôn viên của dự án.
Theo tiến độ thực hiện của dự án, quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ
được thực hiện trong 3 năm bao gồm công tác san lấp mặt bằng, san nền, xây dựng cơ
sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống
thông tin liên lạc, trạm xử lý nước thải,…

3.1.2.1.

Tại khu vực dự án sẽ tập trung một số lượng lớn thiết bị, máy móc thi công và
công nhân xây dựng. Tất cả các yếu tố này có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường
không chỉ cho khu vực xây dựng mà cả khu vực dân cư xung quanh.
Nguồn gây tác động có liên quan đến môi trường không khí
22


Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí sẽ phát sinh trong quá trình xây
dựng gồm :
Bụi trong quá trình đào đắp, san lấp nền;
Bụi và khí thải từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình đào đắp,
san lấp nền và thi công các hạng mục công trình;
Khí thải từ máy móc thiết bị thi công trong quá trình bóc đất hữu cơ, san nền,
làm đường, xây dựng các công trình;
a. Bụi trong quá trình đào đắp, san lấp nền
Trong giai đoạn xây dựng, bụi đất đá có thể coi là tác nhân gây ô nhiễm môi

trường không khí quan trọng nhất.
-

Lượng bụi phát sinh nhiều nhất từ công đoạn khai thác mỏ đất cạnh đường 334
và san ủi mặt bằng, làm đường. Lượng bụi phát sinh rất biến động, thay đổi tuỳ theo
hướng gió và tốc độ gió trong khu vực, tuỳ theo độ ẩm của đất, tuỳ theo nhiệt độ
không khí trong ngày, do vậy, việc tính toán sẽ xem xét đến các yếu tố này.

-

Theo nguyên tắc và giải pháp thiết kế quá trình san lấp mặt bằng đã đưa ra
trong chương 1 thì tổng khối lượng đất đào, đắp, san nền là 4,170,151 m3.

-

Theo mô hình GEMIS V.4.2 của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, hệ số ô
nhiễm bụi (E) khuếch tán từ quá trình san nền có thể dự báo như sau:
1, 3
(
U / 2,2)
E = 0,16 × k ×
( M / 2) 1, 4

Trong đó:
E = Hệ số ô nhiễm khuếch tán (kg/tấn);
k = Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,5;
U = Tốc độ gió trung bình (m/s);
M = Độ ẩm trung bình của vật liệu là 25%;
-


Theo số liệu thống kê gió tại trạm khí tượng Cô Tô từ năm 1960 đến 2010 thì
tốc độ gió trung bình năm tại Cô Tô là 4,2 m/s.

-

Sử dụng tốc độ gió của Cô Tô, ta có thể tính được hệ số ô nhiễm E (lớn nhất) ở
khu vực san lấp nền sẽ là :

E= 0,0054 kg bụi/ tấn đất
-

Tính toán khối lượng bụi phát sinh từ việc đào và đắp đất cho từng hạng mục
công trình của dự án theo công thức sau:
W = E*Q*d
23


Trong đó:
W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);
Q: Lượng đất đào đắp (m3);
d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,5 tấn/m3).
-

-

Theo thuyết minh thiết kế cơ sở của dự án thì tổng khối lượng đất đào, đất đắp
khoảng 4.170.151 m3. Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong suốt quá trình san lấp mặt
bằng là:
W = 0,0054 × 4.170.151 × 1,5 = 33785,75 kg

Lượng bụi có thể phát sinh lớn nhất trong một ngày là:
W1ngày =W/(t*n) = 1.720.187/(2*300) = 56,3 (kg bụi/ngày)
Trong đó:
t: thời gian san nền t = 2 năm;
n: số ngày làm việc trong 1 năm ước tính n = 300 ngày;

-

Với giả thuyết là diện tích 170 ha được san lấp trong 2 năm, thì lượng bụi có
thể phát sinh trên m2 là: 0,345 mg/s.m2.

-

Hầu hết loại bụi này có kích thước lớn, nên sẽ không phát tán xa. Vì vậy, chúng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công trên khu đất dự án và khu vực
xung quanh, cách dự án khoảng 150 m. Khi hướng thịnh hành của gió là các hướng
nam, đông nam và đông (tập trung vào các tháng 5 đến tháng 9), thì bụi sẽ ảnh hưởng
đến khu dân cư, đất nông nghiệp liền kề khu dự án. Các tháng còn lại, do hướng do
thịnh hành chủ yếu sẽ đưa bụi ra phía biển nên mức độ ảnh hưởng đến khu dân cư sẽ
thấp hơn rất nhiều.

b. Bụi và khí thải từ các xe vận chuyển
Đối với việc san lấp nền, cần vận chuyển đất mỏ đất cạnh đường 334 và vận
chuyển cát từ các điểm khai thác cát. Trong quá trình thi công, xây dựng các hạng mục
công trình của dự án cũng có sự hoạt động của các xe vận chuyển nguyên vật liệu.
Chính hoạt động của những xe tải này cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí khi phát
thải một lượng bụi và khí thải ra môi trường.
Đối với các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải có
thể tính toán tải lượng các chất ô nhiễm dựa trên hệ số ô nhiễm của loại xe vận chuyển.
Trong quá trình thi công, nguyên liệu được vận chuyển là các nguyên vật liệu xây

dựng (xi măng, sắt, gạch, sỏi,…). Với những loại nguyên vật liệu này và các loại đất
đá, bùn thải được thu hồi từ quá trình thi công và đào các tuyến ống thu gom nước thải
thường là các loại xe tải động cơ Diezel có tải trọng lớn trên 15 tấn chuyên chở.

24


Giai đoạn mà lượng phương tiện giao thông vận tải ra vào khu vực dự án nhiều
nhất chính là giai đoạn vận chuyển đất đá san lấp nền. Trong quá trình san lấp mặt
bằng ước tính mật độ xe lớn nhất có thể đạt tới 40 lượt xe trong 1 giờ ra vào trên công
trường. Ước tính tải lượng và mức độ ảnh hưởng của giai đoạn này tới môi trường
không khí từ đó có thể suy ra mức độ ảnh hưởng của các giai đoạn khác.
Về khí thải:
Tải lượng khí thải phát sinh từ nguồn chính: do đốt cháy nhiên liệu của các động
cơ chuyên trở nguyên vật liệu. Có thể căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ, dùng
phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu.
Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức:
Q=BxK
Trong đó:
Q: Tải lượng ô nhiễm (kg)
B: Lượng nhiên liệu sử dụng (kg)
K: Hệ số ô nhiễm
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm K khi đốt cháy một tấn dầu từ
các phương tiện vận tải lớn sẽ đưa vào môi trường 0,6 kg bụi than, 10.S kg SO 2 (S là
% lưu huỳnh trong dầu, với dầu diezel S=0,05%), 2,6 kg NO x, 0,7 kg CO, 0,594 kg
VOC.
Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (xe tải các loại), trong quá trình
hoạt động sẽ sản sinh ra bụi và một lượng khí thải có chứa các chất ô nhiễm chủ yếu
gồm SO2, NOx, CO, VOC. Hệ số phát thải các chất ô nhiễm từ các nguồn thải di động
này được phản ánh trong bảng.

Phương tiện chuyên chở trong quá trình thi công là các loại xe tải động cơ Diezel
có tải trọng lớn trên 16 tấn, nhiên liệu là dầu (hàm lượng lưu huỳnh trong dầu là
0,05%).
Với mật độ xe hoạt động trong khu vực thi công là 40 xe/h. Dựa trên phương
pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo E. với hệ số phát thải E của các
thông số là : bụi 1,6 ; SO2 7,26S ; NOx 18,2 ; CO 7,3 ; VOC 2,6 (Nguồn: Rapid
inventory technique in environmental control, WHO 1993)
Tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong tuyến
đường khu vực thi công vận chuyển đất san lấp mặt bằng:
ECO = 40 x 7,3 = 292 kg/1000 km.h = 0,081 mg/m.s
ESO2 = 40 x 7,26 x 0,05% = 0,1452kg/1000 km.h = 0,00004 mg/m.s
25


×