Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Phong Niên huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VIỆT HƢNG
Tên đề tài:
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHONG NIÊN, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------

NGUYỄN VIỆT HƢNG
Tên đề tài:
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHONG NIÊN, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 – PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Dƣơng Xuân Lâm

Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin trân trọng
cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s
Dƣơng Xuân Lâm - Giảng viên khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt Khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ, Đảng viên,
UBND xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng cùng các hộ nông dân xã Phong
Niên, huyện Bảo Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công
việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho
nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Lào Cai, ngày 10 tháng 6 năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Việt Hƣng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Một số yếu tố khí hậu của xã Phong Niên năm 2015 ..................... 19
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu về dân số xã Phong Niên giai đoạn 2013 - 2015 ... 22
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu về lao động xã Phong Niên giai đoạn 2013 - 2015 22
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Phong Niên .............................. 24
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng của xã. .............. 25
Bảng 4.6: Thực trạng phát triển đàn gia súc, gia cầm của xã. ........................ 27
Bảng 4.7: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của xã ............................... 28
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu về GD - ĐT của xã Phong Niên năm 2013- 2015 . 29
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu về Y tế của xã Phong Niên từ năm 2013 - 2015 ... 30
Bảng 4.10: Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2013-2015 ................................. 32
Bảng 4.11: Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ điều tra....34
Bảng 4.12: Phân công lao động trong các hoạt động khác ............................. 35
Bảng 4.13: Tỉ lệ tiếp cận thông tin tại khu vực nghiên cứu ............................ 38
Bảng 4.14: Tỉ lệ tham gia tập huấn tại khu vực nghiên cứu ........................... 39
Bảng 4.15: Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................... 40
Bảng 4.16. Tình hình quản lý tài chính của hộ tại vùng nghiên cứu .............. 40
Bảng 4.17: Ý kiến về một số vấn đề trong gia đình ........................................ 45
Bảng 4.18. Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công
cuộc phát triển ................................................................................. 49


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1: Biểu đồ tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ ...................... 37
Hình 4.2: Biểu đồ trình độ văn hoá của nam và nữ trong độ tuổi ở vùng
nghiên cứu ....................................................................................... 42
Hình 4.3: Biểu đồ tỉ lệ người ốm được chăm sóc chữa trị .............................. 43
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình ...... 44
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ nam và nữ giới nắm quyền phân công lao động
trong hộ .................................................................................. 45


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CS

: Chính sách

DT

: Diện tích

GD - ĐT

: Giáo dục - Đào tạo

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND


: Hội đồng nhân dân

TB

: Trung bình

THCS

: Trung học cơ sở

PL

: Pháp luật

UBND

: Ủy ban nhân dân


v
MỤC LỤC

Phầ n 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.2. Mục đích cụ thể................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa học tập ................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 3

Phầ n 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài ...................................................................... 4
2.1.1. Phát triển kinh tế hộ .......................................................................... 4
2.1.2. Giới tin
́ h và giới ................................................................................ 5
2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn ................. 8
2.2.1. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội ........................................ 8
2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.................................. 9
2.3. Thực tra ̣ng vai trò của phu ̣ nữ trên thế giới và ở Vi ệt Nam trong phát
triển kinh tế hộ .............................................................................................. 9
2.3.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế
giới .............................................................................................................. 9
2.3.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế nông thôn ...................................................................... 11
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 15
3.2. Điạ điể m và thời gian nghiên cứu ........................................................ 15


vi

3.3. Nô ̣i dung nghiên cứu ............................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 16
3.4.1. Phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u.......................................................... 16
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu................................................ 16
3.4.3. Phương pháp sử lý và phân tích số liệu .......................................... 17
3.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................... 17

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 18
4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phong
Niên ............................................................................................................. 18
4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 18
4.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 18
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 20
4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
xã Phong Niên ............................................................................................. 31
4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ở xã ......................................... 31
4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ điều tra....................... 32
4.3. Một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò phụ nữ nông
thôn trong phát triển kinh tế ........................................................................ 46
4.3.1. Yếu tố thuận lợi .............................................................................. 46
4.3.2. Yếu tố cản trở.................................................................................. 48
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ
nữ trong thời gian tới trên địa bàn xã .......................................................... 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 53
5.1. Kết luận ................................................................................................ 53
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phầ n 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao
đô ̣ng trong xã hô ̣i . Họ góp phần rất q uan tro ̣ng trong viê ̣c làm gi àu cho xã hô ̣i và
phong phú cuô ̣c số ng của con người. Phụ nữ luôn thể hiện tầm quan trọng của mình

trong các mă ̣t của đời số ng xã hô ̣i như trực tiế p làm ra của cải vâ ̣t chấ t để nuôi số ng
con người. Ngoài ra phụ nữ còn tái sản suất ra con người để duy trì và ph át triển xã
hô ̣i. Trong nề n văn hóa của bấ t kỳ quố c gia , dân tô ̣c nào cũng có sự tham gia đóng
góp của phụ nữ trên nhiều phương diện.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước , họ tham gia vào tất
cả các lĩnh vự c kinh tế , chính trị , văn hóa, xã hội , anh ninh quố c phòng và ngày
càng thể hiện rõ vị trí của mìn h trong xã hô ̣i . Trong suố t chặng đường đấu tranh
dựng nước, giữ nước và xây dựng đấ t nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhâ ̣n n hững
cố ng hiế n to lớn của phu ̣ nữ . Trong công cuô ̣c đổ i mới đấ t nước , họ luôn giữ gìn
phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước , đoàn kế t, năng đô ̣ng, sáng tạo và khắc phục
mọi khó khăn để vươn lên trong học tập , lao đô ̣ng. Trong gia đình, phụ nữ v ừa là
người con dâu, người vơ ̣, người me ̣, người thầ y của các con.
Đảng và Nhà nước ta ngày cang quan tâm phát huy vai trò của phu ̣ nữ trong
xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả cá c liñ h vực kinh tế ,
văn hóa, xã hội, an ninh quố c phòng ... Ở khu vực nông thôn , cùng với việc tích cực
tham gia vào q uá trình phát triển kinh tế gia đình , mỗi phu ̣ nữ còn tham gia nhiề u
hoạt động xã hội , góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội , ổn định an ninh
quố c phòng điạ phương, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên sự đóng góp của phu ̣ nữ chưa đươ ̣c ghi nhâ ̣n mô ̣t cách xứng đáng ,
chưa xứng với vai trò và vi ̣trí c ủa họ trong nền kinh tế , trong xã hô ̣i và trong đời
số ng gia đình . Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay

, người phu ̣ nữ vừa

phải đảm nhiệm tốt công việc xã hội , lại vừa phải chăm lo cho gia đình , trong khi


2

vố n thời gian của ho ̣ cũng chỉ như mo ̣i người , sức khỏe la ̣i ha ̣n chế ... Họ phải hi

sinh rấ t nhiề u nhưng chưa nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm đúng mức.
Xuấ t phát từ tiń h cấ p thiế t trên và sự nhâ ̣n thức về tiề m năng to lớn của phu ̣
nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn , em tiế n hành nghiên cứu
đề tài : “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên điạ bàn xã Phong
Niên, huyê ̣n Bảo Thắ ng, tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ , đưa ra
giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng mọi mặt để
phát triển kinh tế , tăng thu nhâ ̣p , cải thiện đời số ng gia đin
̀ h , góp phần vào sự phát
triể n chung của điạ phương.
1.2.2. Mục đích cụ thể
- Phân tić h, đánh giá thực tra ̣ng vai trò của phu ̣ nữ trong phát triể n kinh tế hô ̣
tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Tìm hiể u các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng đóng góp của phu ̣ nữ trong

phát triển kinh tế hộ nông thôn . Qua đó đề xuấ t giải pháp chủ yế u nhằ m phát huy
vai trò của phu ̣ nữ trong phát triể n kinh tế trên điạ bàn xã Phong Niên

,huyện Bảo

Thắng, tỉnh Lào Cai.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập
- Cung cấp những kinh nghiệm thực tế cho sinh viên trong quá trình tiếp xúc
làm việc với người dân.
- Bổ xung kiế n thức về phu ̣ nữ và vai trò của ho ̣ đã đươ ̣c hotrong
̣c nhà trường.
- Giúp bản thân hiểu thêm về những phương pháp ho ̣c tâ ̣p và nhâ ̣n thức đươ ̣c

tầm quan trọng giữa học lý thuyế t kế t hơ ̣p với thực tế .
- Trang bi ̣thêm kiế n thức thực tiễn cho quá trin
̀ h là m viê ̣c sau này.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài là cơ sở cho viê ̣c nâng cao vai trò của phu ̣ nữ trong mo ̣i mă ̣t của đời
số ng xã hô ̣i ta ̣i điạ phương.
- Kế t quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý , các cấp lãnh đạo địa phương
đánh giá đươ ̣c sự ảnh hưởng của phụ nữ trên nhiều phương diện nhằm đưa ra các
quyế t đinh
̣ phù hơ ̣p để cải thiê ̣n đời số ng vâ ̣t chấ t và tinh thầ n cho người phu ̣ nữ ta ̣i
điạ phương.


4

Phầ n 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài
2.1.1. Phát triển kinh tế hộ
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
* Phát triển : là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế

, bao gồ m sự tăng

thêm về quy mô sản lươ ̣ng , cải thiện về cơ cấu , hoàn thiện t hể chế nhằ m nâng cao
chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng (Đỗ Văn Viện và Đỗ Văn Tiến)[8].

* Phát triển kinh tế : có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh
tế trong mô ̣t thời kỳ nhấ t đinh
̣ . Trong đó bao gồ m cả sự tăng thêm về q uy mô sản
lươ ̣ng và sự tiế n bô ̣ về cơ cấ u kinh tế xã hô ̣i (Đỗ Văn Viện và Đỗ Văn Tiến)[8].
2.1.1.2. Khái niệm, đặc điể m hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân
* Hộ gia đình: có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi định nghĩa
khái niệm hộ gia đình:

- Có quan hệ huyết thống và hôn nhân;
- Cùng cư trú;
- Có cơ sở kinh tế chung.
Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống. Vì vậy khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia
đình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là hộ gia đình.
* Kinh tế hộ nông dân:
Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thu hoạch
các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông
trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng
việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với một trình độ không hoàn
chỉnh cao.
Kinh tế hộ nông dân được phân biệt các hình với thức kinh tế khác trong nền
kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:


5

- Đất đai: nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có tư
liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.

- Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự đảm

nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao động dưới
hình thái hàng hoá, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương.

- Tiền vốn: chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ.
Mục đích chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân là đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó phần dư thừa mới bán ra thị trường (Đỗ Văn Viện
và Đỗ Văn Tiến)[8].
2.1.2. Giới tính và giới
2.1.2.1. Khái niệm giới tính và giới
* Giới tính: Là một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà sinh
học dùng để chỉ một phạm trù sinh học, trong ý nghĩa đó nam và nữ khác nhau về
mặt sinh học, tạo nên hai giới tính: nam giới và nữ giới.
Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền. Ví dụ: người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ
giới, người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam giới. Nữ giới
vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú.
Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng.
* Giới: chỉ sự khác biệt về mặt xã hội và quan hệ (về quyề n lực ) giữa trẻ em
trai và trẻ em gái , giữa nữ giới và nam giới , đươ ̣c hin
̀ h thành và khác nhau ngay
trong mô ̣t nề n văn hóa , giữa các nề n văn hóa và thay đổ i theo thời gian
biê ̣t này đươ ̣c nhâ ̣n biế t mô ̣t cách rõ ràng trong vai trò

. Sự khác

, trách nhiệm, nhu cầ u , khó

khăn, thuâ ̣n lơ ̣i của các giới tin
́ h.
Khái niệm về "giới" được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng Anh, vào

khoảng những năm 60 của thế kỷ XX... Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất hiện
vào khoảng thập kỷ 80.
“Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai
trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. "Giới" đề cập đến


6

việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ
trong một bối cảnh xã hội cụ thể (Tổ chức Lao động quốc tế, 2005) [5].
2.1.2.2. Đặc điểm, nguồ n gố c và sự khác biê ̣t về giới
*Đặc điểm giới
- Không tự nhiên mà có
- Học được từ gia đình và xã hội
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)
- Có thể thay đổi được
* Nguồn gốc giới

- Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó là trai
hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh chị.
Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình.
- Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt về
giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện tử, các
ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như may, thêu,
trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ.
* Sự khác biệt về giới

- Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành
phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm
vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối

quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới.
- Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về
tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho phép họ
dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con
cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ
nữ và nam giới trong xã hội

- Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để
tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác
nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các


7

thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được
học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác
nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với
mỗi giới cũng khác nhau (Tổ chức Lao động quốc tế, 2005) [5].
2.1.2.3. Nhu cầ u, lợi ích và bình đẳ ng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ
công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này
được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình
Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều kiện
cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công
lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người.
Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ
không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thường là sự
hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn
cảnh cụ thể.
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ

và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này
khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng
* Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được
công nhận và có vị thế bình đẳng
Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về:

- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống (Tổ chức Lao động quốc tế, 2005) [5].
2.1.2.4. Vai trò của giới

- Vai trò sản xuất: được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức
để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội.

- Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi
giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học,


8

mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương
lai như: nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm công việc
nội trợ…vai trò này hầu như của người phụ nữ.

- Vai trò cộng đồng: thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức
cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu
cầu, mục tiêu chung của cộng đồng (Tổ chức Lao động quốc tế, 2005) [5].
2.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
2.2.1. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Phát triển châu Phi, tuy

phụ nữ toàn cầu đang tiến gần đến việc xóa sổ khoảng cách giáo dục so với nam
giới, nhưng chưa tiếp cận được sự công bằng trong những cơ hội tuyển dụng việc
làm. Họ vẫn tụt lại phía sau trong tuyển dụng và trong các cơ quan đại diện chính
trị, với tỷ lệ tương ứng là 70% và 26%. Theo nghiên cứu, những thay đổi về bình
đẳng giới phải thích hợp với những thay đổi đại diện chính trị, bởi đây được xem
như một đấu trường mà nơi đó, phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đã có những bước
tiến lớn được phát triển theo hướng công bằng giới tính trong giáo dục và đời sống,
đại diện chính trị chỉ đạt được bước tiến nhỏ trong 3 thập kỷ qua. Phụ nữ chỉ chiếm
26% số ghế trong quốc hội trên toàn cầu trong năm 2011 so với 12% trong năm
1990. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào tháng 3-2015, Tổng Thư ký
Ban Ki-moon đã nhấn mạnh : “Hiện vẫn còn 5 nước không có đại diện nữ giới trong
quốc hội và vẫn có 8 nước trên thế giới không có đại diện nữ giới trong chính phủ.
Tôi hối thúc lãnh đạo các nước này làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy quyền của phụ
nữ”( www.sggp.org.vn )[10].
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã
hội. Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt
là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài
của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa
học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng
hơn trong các lĩnh vực của xã hội.


9

2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản
xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân
lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển
kinh tế nông thôn thể hiện như sau:
- Trong lao động sản xuất: phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực, thực

phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết
quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình,
phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu hết các công
việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại,
phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng
đồng tại xóm, thôn bản.
Như vậy, dù được thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và
những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bước tiến của nhân loại. Phụ nữ cùng lúc
phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia sẻ, thông cảm cả về hành
động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt
hơn vai trò của mình.
2.3. Thƣc̣ tra ̣ng vai trò của phu ̣ nƣ̃ trên thế giới và ở Viêṭ Nam trong phát triển
kinh tế hộ
2.3.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế giới
Tại châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ làm
việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn. Hầu hết mọi
nơi trên thế giới, phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới cho cùng một loại công
việc. Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thu nhập của nam giới (Borje
Ljunggren) [7].


10

Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840
triệu người bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em
không được đi học thì có tới 70% là trẻ em gái (Bùi Đình Hòa) [6].


* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động:
Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao. Một số tài
liệu thống kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó:
- Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động so
với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị
(28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 3049, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ nông
thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữ
thành thị cùng nhóm tuổi. Đặc biệt phụ nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham
gia lực lượng lao động (tapchicongsan.org.vn) [14].
- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất
từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn.
Giống như ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn
32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị
cùng nhóm tuổi (tapchicongsan.org.vn) [14].
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp:
Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các
nước đang phát triển còn rất thấp. Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới
31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và
0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữ
này không có điều kiện tiếp cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệ
trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủ
yếu là do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những người thân của
mình. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt theo phương pháp
này thường ít khi làm thay đổi được mô hình, cách thức sản xuất của họ
(tapchicongsan. Org.vn) [14].


11

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Phát triển châu Phi, tuy

phụ nữ toàn cầu đang tiến gần đến việc xóa sổ khoảng cách giáo dục so với nam
giới, nhưng chưa tiếp cận được sự công bằng trong những cơ hội tuyển dụng việc
làm. Họ vẫn tụt lại phía sau trong tuyển dụng và trong các cơ quan đại diện chính
trị, với tỷ lệ tương ứng là 70% và 26% (tapchicongsan. Org.vn) [14].
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến:
Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước
hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác
không kém phần quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã
được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có
bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận
một cách xứng đáng.
Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã hội ta
nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó khăn, thử
thách. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu. Đất nước
ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn
ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn
nặng nề về hủ tục lạc hậu… Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính,
kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi
dưỡng phát triển cán bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm
chí không muốn nhận lao động nữ… Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành quả
nhất định nhưng vấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn
phải tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự.
2.3.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn
*Thực trạng phụ nữ Việt Nam:
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng
góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Hiện
nay, phụ nữ góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở



12

số lượng nữ lao động chiếm tỷ lệ rất cao, hơn 50% và ngày càng có nhiều phụ nữ
tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như giữ những vị trí
quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Thế giới, tại thời điểm cuối năm
2011, tỷ lệ phụ nữ tham chính tại Việt Nam đứng thứ 43 trên thế giới, giảm so với
thứ 36 vào năm 2010 và 2009, thứ 33 năm 2008, thứ 31 năm 2007, thứ 25 năm
2006 và thứ 23 năm 2005. Việt Nam là một trong 21 quốc gia có sự sụt giảm rõ rệt
về tỷ lệ phụ nữ tham chính vào năm 2011 (www.undp.org) [13].
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI có 18 ủy viên nữ trong tổng số
200 ủy viên – chiếm 9%. Năm 2012, tỷ lệ nữ Đảng viên trên cả nước đạt 32%, tăng
đáng kể so với năm 2005 chỉ có 20% Đảng viên nữ (www.undp.org) [13].
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016 là 24.4%, thấp
nhất trong 4 nhiệm kỳ vừa qua. Ở cấp địa phương, phụ nữ chiếm 26% các vị trí
trong Hội đồng nhân dân, trong đó 3% Chủ tịch Hội đồng nhân dân là nữ
(www.undp.org) [13].
Trong xu thế đất nước hội nhập và phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn.
Chính sự phát triển kinh tế đã phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới,
cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới cùng chia sẻ
trách nhiệm chăm sóc gia đình. Sự phân công lao động trong xã hội có thể giảm nhẹ
gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia
vào các hoạt động khác. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận
lợi. Hiện nay chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề
bình đẳng giới.
Hiện tượng tăng tương đối của lực lượng lao động nữ nông thôn những năm
gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
- Do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nay hàng
năm nước ta có khoảng 80 - 90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó: lao
động nữ chiếm 55% (www.sggp.org.vn) [10].

- Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức


13

của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm
biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc.
- Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác
xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng phá sản. Kết quả
là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về
nghề nông (Trương Ngọc Chi, 2002 )[4].
*Vai trò và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tếxã hội: : Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảng
gắn 80% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm
trên 58,02%, nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, không
được như đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ nông thôn bị hạn chế bởi trình độ
nhận thức. Nhưng họ lại là lực lượng chính tham gia vào hầu hết các khâu trong sản
xuất nông nghiệp như: cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc cây lúa, sát gạo .
Theo thống kê 2015, lao động nữ nông thôn chiếm 43.5% lực lượng lao động
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; sản xuất hơn 60% sản phẩm nông nghiệp
( ) [9]. Như vậy, phụ nữ nông thôn Việt Nam là một chủ thể kinh
tế quan trọng mang lại thu nhập cho các hộ gia đình và đang có vai trò, vị trí đặc
biệt trong đời sống kinh tế – xã hội ở nông thôn. Hiện nay, biến đổi của lao động nữ
nông thôn đang diễn ra theo ba xu hướng cơ bản,nâng cao chất lượng lao động nữ
nông thôn đáp ứng nhu cầu lao động của thời kỳ mới từng bước chuyển dần từ lao
động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ và, chủ động,
tích cực tham gia thị trường lao động quốc tế trong và ngoài nước.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách nâng cao chất lượng, hiệu
quả của lao động nông thôn nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng.
Đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đế n năm


2020” và Đề án “Hỗ

trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015” đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho lao động nông thôn nói chung và lao
động nữ nói riêng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tiếp cận tốt hơn tới việc làm có
thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế. Ngoài chính sách


14

dạy nghề, Nghị quyết 26-NQ/TW cũng nhấn mạnh mục tiêu tạo chuyển biến mạnh
mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, qua đó các chương trình
chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã được triển khai rộng khắp.
Trong lĩnh vực tín dụng, hệ thống các Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam…) đã và đang thực hiện nhiều chương trình tín dụng phát triển kinh tế khu
vực nông thôn (Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 78/2002/NĐ-CP).
Về khía cạnh giới trong phát triển kinh tế, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2010 – 2020 đưa ra mục tiêu “Không ngừng nâng cao năng lực nhằm bảo
đảm sự tham gia ra quyết định của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế…”
( )[11].
Sau khi hòa bình được lập lại, đất nước được thống nhất, đặc biệt là từ năm
1986 khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện, đưa đất nước hội nhập với thế giới,
một lần nữa, phụ nữ Việt Nam lại tiếp tục đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội, văn hóa, thể thao, bảo đảm an ninh, quốc phòng... Ngày nay, cứ
100 phụ nữ trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên thì có 73,5 người đang làm việc
so với 82,5 người của nam giới; có 6,7% lao động nữ có bằng cao đẳng và đại học
trở lên so với 7,5% của nam giới () [12]. Phụ nữ đang chiếm
lĩnh những đỉnh cao của tri thức và khoa học công nghệ tiên tiến. Từ năm 2006 đến
năm 2014 Việt Nam có gần 811 giáo sư, phó giáo sư là phụ nữ, chiếm 22% tổng số

giáo sư, phó giáo sư cả nước () [12]. Phụ nữ Việt Nam cũng
rất thành đạt trong lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp; nắm giữ vị trí cao trong các
cơ quan quyền lực Nhà nước. Tại Quốc hội Việt Nam hiện nay có 24,4% đại biểu là
nữ. Bình quân ở cấp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố có 25,17% đại biểu là nữ.
Chị em phụ nữ còn tích cực tham gia công tác Hội, xây dựng và phát triển hệ thống
các cấp Hội phụ nữ ngày càng vững mạnh. Trong số hơn 21,4 triệu phụ nữ trên 18
tuổi, có hơn 15,5 triệu người tham gia Hội phụ nữ chiếm 72,5%
() [12].


15

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tươ ̣ng nghiên cứu là phu ̣ nữ trong các hô ̣ trên điạ bàn xã Phong Niên

,

huyê ̣n Bảo Thắ ng, tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu vai trò của phu ̣ nữ trong phát triể n
kinh tế hô ̣.
-Về không gian nghiên cứu : Đề tài đươ ̣c thực hiê ̣n ta ̣i mô ̣t số nhóm hô ̣ sản
xuấ t nông nghiê ̣p , lâm nghiê ̣p , dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn

và tại mô ̣t số cơ


quan tổ chức kinh tế xã hô ̣i.
3.2. Điạ điể m và thời gian nghiên cƣ́u

- Địa điểm nghiên cứu: xã Phong Niên, huyê ̣n Bảo Thắ ng, tỉnh Lào Cai.
- Thời gian nghiên cứu: sử dụng các số liệu của các ban ngành đoàn thể
trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 và các số liệu trong điều tra thực địa
năm 2016
3.3. Nô ̣i dung nghiên cƣ́u

- Điều kiện Tự nhiên,kinh tế, xã hội của xã Phong Niên , huyê ̣n Bảo Thắ ng ,
tỉnh Lào Cai.

- Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ trên địa bàn xã.
- Một số yếu tố thuận lợi khó khăn ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ
trong thời gian tới trên địa bàn xã.


16

3.4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
3.4.1. Phương pháp thu thập số liê ̣u
3.4.1.1. Thông tin thứ cấ p

* Nguồn số liệu: Được thu thập số liệu thống kê, báo cáo sơ tổng kết hàng
năm, nhiệm kỳ của:

- Một số bộ, ngành có liên quan

- Ban vì tiến bộ của phụ nữ, Hội phụ nữ xã Phong Niên
- Phòng thống kê xã Phong Niên
- Văn phòng UBND-HĐND Xã Phong Niên
- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
* Phương pháp thu thập: thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết
cho đề tài.
3.4.1.2. Thông tin sơ cấ p
* Nguồ n số liê ̣u : Thu thâ ̣p qua phỏng vấ n sâu các tổ chức cá nhân am hiể u
như hội phụ nữ, hội nông dân, ban vì sự tiến bộ của phụ nữ..vv. Điề u tra 51 hô ̣ trên
điạ bàn xã.
* Phương pháp: Điề u tra hô ̣ bằ ng phiế u và phỏng vấ n trực tiế p .
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Do thời gian nên không thể điều tra toàn bộ các hộ trên địa bàn xã vì vậy tôi
đã dựa trên tiêu trí vị trí địa lý, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu dân tộc để tiến hành chọn ra 3
thôn tiến hành điều tra:

- Thôn Làng Cung 3: Là một thôn có số hộ là người dân tộc thiểu số cao
nhất, chủ yếu là người H’Mông chiếm 50,6% , dân tộc dao chiếm 4,9% còn lại là
dân tộc kinh (năm 2016), kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp
là chủ yếu, số hộ nghèo cao nhất toàn xã chiếm 28,57% tổng số hộ.

- Thôn Tân Phong 2: Đại đa số các hộ trên địa bàn thôn là dân tộc kinh
chiếm 81,2%. Kinh tế phát triển mạnh và đồng đều, cơ cấu ngành nghề đa dạng đời
sống người dân tương đối cao.


17

- Thôn Xả Hồ: Là thôn có số hộ người dân tộc kinh chiếm tỉ lệ cao nhất xã

96%. Nằm ở vị trí cửa ngõ của xã và tiếp giáp với 2 xã khác, nên ngành dịch vụ rất
phát triển, đời sống người dân cao, nhưng chênh lệch giầu nghèo khá lớn (Danh
sách nhân khẩu, hộ khẩu xã Phong Niên 2016) [2].
3.4.3. Phương pháp sử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp sủ lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng
máy vi tính và chương chình MS Excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thống kê so sánh: Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp
thành các bảng số liệu, tôi tiến hành so sánh để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu
tố khác nhau ảnh hưởng tới vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.
- Phương pháp phân tích SWOT: Để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản
trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn địa bàn
nghiên cứu.
3.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện sự đóng góp của người phụ nữ trong kinh tế hộ:
- Số lượng và tỉ lệ nữ quyết định các công việc trong gia đình
- Số lượng và tỉ lệ nữ tham gia các công việc khác

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ:
- Các tài sản có trong gia đình
- Các nguồn thu nhập của hộ

* Nhóm chỉ tiêu về số lượng và năng lực phụ nữ:
- Tổng số nữ trong các nhóm tuổi.
- Trình độ học vấn
- Tỉ lệ tham gia tập huấn kiến thức
- Tỉ lệ tiếp cận thông tin



×