Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng indole 3 aceric acid và fitomix đến khả năng hình thành cây hom tùng la hán (podocarpus macrophyllus) tại trường đại học nông lâm thá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
==========

ĐẶNG NGỌC THỨC
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH
TRƢỞNG INDOLE-3-ACERIC ACID VÀ CHẾ PHẨM FITOMIX ĐẾN KHẢ
NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM TÙNG LA HÁN (PODOCARPUS
MACROPHYLLUS) TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lí Tài Nguyên Rừng

Khoa

: Lâm Nghiệp

Lớp

: 44 - QLTNR

Khóa học

: 2012-2016


THÁI NGUYÊN 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
==========

ĐẶNG NGỌC THỨC
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH
TRƢỞNG INDOLE-3-ACERIC ACID VÀ CHẾ PHẨM FITOMIX ĐẾN KHẢ
NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM TÙNG LA HÁN (PODOCARPUS
MACROPHYLLUS) TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lí Tài Nguyên Rừng

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2012-2016


Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lƣơng Thị Anh

THÁI NGUYÊN 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày
trong khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà
tƣờng đề ra.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2016

XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc
Hội đồng

ThS. Lƣơng Thị Anh

Đặng Ngọc Thức

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm


i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, đƣợc sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, giáo viên hƣớng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của chất kích thích sinh trưởng indole-3-aceric acid và Fitomix đến khả
năng hình thành cây hom Tùng la hán (Podocarpus Macrophyllus) tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực tập đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo, hƣớng dẫn tận tình
của các thầy cô trong khoa, cán bộ ở vƣờn ƣơm, đặc biệt thầy hƣớng dẫn
ThS. Lƣơng Thị Anh là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này,
cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận
này. Cũng nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
tất cả sự giúp đỡ đó.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy tôi kính
mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đặng Ngọc Thức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phƣơng sai một nhân tố
......................................................................................................................... 27
Bảng 3.2: Bảng phân tích phƣơng sai 1 nhân tố ANOVA..............................30
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí nghiệm ở
định kì theo dõi khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA .......................... 32
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí
nghiệm khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA ...................................... 34
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết hợp kết quả về chỉ số ra rễ của hom cây Tùng la hán ở
đợt cuối thí nghiệm khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA........................... 37
Bảng 4.4: Bảng phân tích phƣơng sai một nhân tố ảnh hƣởng ....................... 39
Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp

cho chỉ số ra rễ của hom cây Tùng

La Hán khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA ....................................... 39
Bảng 4.6: Tỷ lệ ra chồi của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí nghiệm
khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA ................................................... 40
Bảng 4.7: Chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng la hán khi sử dụng thuốc kích
thích sinh trƣởng IAA ở nồng độ 1000ppm và chế phẩm ra rễ Fitomix........ 46
Bảng 4.8: Chỉ tiêu ra chồi của hom cây Tùng la hán khi sử dụng thuốc kích
thích sinh trƣởng IAA ở nồng độ 1000ppm và chế phẩm ra rễ Fitomix........ 47


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức giâm hom Tùng la hán
với 3 lần nhắc lại khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA ....................... 22
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ sống của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí
nghiệm khi dùng thuốc IAA............................................................................ 33

Hình 4.2: Biều đồ các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng la hán ở các công thức
thí nghiệm khi dùng thuốc kích thích IAA ..................................................... 35
Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ ra chồi của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí
nghiệm khi dùng thuốc IAA............................................................................ 41
Hình 4.4 Biểu đồ chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng la hán khi sử dụng thuốc
kích thích sinh trƣởng IAA ở nồng độ 1000ppm và chế phẩm ra rễ Fitomix.
......................................................................................................................... 46
Hình 4.5 Biểu đồ chỉ tiêu ra chồi của hom cây Tùng la hán khi sử dụng thuốc
kích thích sinh trƣởng IAA ở nồng độ 1000ppm và chế phẩm ra rễ Fitomix.
......................................................................................................................... 48


iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

IAA

INDOLE-3-ACERIC ACID

2

LSD

Least significant diference

3


CTTN

Công thức thí nghiệm

4

CT

Công thức

5

TB

Trung bình

6

Đc

Đối chứng

7

NST

Nhiễm sắc thể


v


MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4
2.1.1. Cơ sở tế bào học ...................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở di truyền học ................................................................................. 4
2.1.3. Sự hình thành rễ bất định ........................................................................ 5
2.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng ra rễ của hom .............................. 6
2.1.5. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản khi giâm hom ...................................... 15
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 16
2.3. Những nghiên cứu ở việt nam.................................................................17
2.4. Đặc điểm chung của cây Tùng la hán ...................................................... 18
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 19
2.5.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 19
2.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết .................................................................... 20
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 21
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 21
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 22



vi

3.4.1 Phƣơng pháp ngoại nghiệp..................................................................... 22
3.4.2 Công tác chuẩn bị giâm hom.................................................................. 23
3.4.3 Thu thập và xử lý số liệu ....................................................................... 25
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ......................................... 32
4.1. Kết quả về ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng IAA ở một số nồng
độ đến tỉ lệ hom sống của cây Tùng la hán ..................................................... 32
4.2. Kết quả về các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí
nghiệm khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA. ..................................... 34
4.3. Kết quả về tỷ lệ ra chồi của hom cây Tùng la hán ở các công thức thí
nghiệm khi dùng thuốc kích thích sinh trƣởng IAA ...................................... 40
4.4. Ảnh hƣởng của chế phẩm ra rễ Fitomix đến tỷ lệ hom sống, sự hình thành
rễ, khả năng ra chồi của cây hom Tùng la hán................................................ 44
4.5. Xác định loại thuốc có ảnh hƣởng tốt nhất đối với sự hình thành rễ của
cây hom Tùng la hán. ...................................................................................... 45
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 51
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 51


vii


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.


Đặt vấn đề

Cây xanh không thể thiếu trong bất kì hoạt động của con ngƣời ở bất kì
đâu dù nông thôn hay thành thị. Cây xanh gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của bất kì quốc gia nào. Nó cung cấp cho con ngƣời những nhu cầu thiết yếu
nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu xây dựng, tạo những tiện nghi phù
hợp với cuộc sống của con ngƣời…. Nó còn là nguồn dƣợc liệu tạo ra nhiều
loại thuốc chữa bệnh…. Về phƣơng diện nào đó nó có ý nghĩa rất lớn, chi
phối các yếu tố khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, ngăn bụi làm sạch không khí, tạo
cảnh quan sinh động, cung cấp dƣỡng khí, tạo môi trƣờng trong lành, nâng
cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.
Để phục vụ cho việc tạo rừng, tạo cảnh quan môi trƣờng thì công việc
tạo giống là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, các trung tâm nghiên
cứu giống cây cả nƣớc đã tiến hành nghiên cứu về chọn giống, khảo nghiệm
và nhân giống cho nhiều loài cây. Đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu nhất
định. Một trong những phƣơng pháp nhân giống duy trì đƣợc tính trạng tốt
cho đời sau là phƣơng pháp nhân giống bằng hom. Nhân giống bằng hom là
phƣơng thức đƣợc dùng rộng rãi cho một số loài cây nhƣ cây rừng, cây cảnh
và cây ăn quả.
Trong sản xuất cây con, nhân giống hữu tính phù hợp với đặc tính của
nhiều loài cây trồng. Nhân giống hữu tính đem lại hiệu quả cao mà giá thành
thấp, dễ tiến hành, cây con đƣợc tạo ra có sức sống cao thích ứng rộng
với điều kiện ngoại cảnh đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong
thời gian qua để nhân giống cung cấp cho trồng rừng. Một số loài thực vật
ngoài khả năng sinh sản hữu tính, còn có khả năng sinh sản vô tính. Ngƣời ta
lợi dụng đặc tính này để nhân giống vô tính, còn gọi là nhân giống sinh


2


dƣỡng. Nhân giống vô tính là một phƣơng pháp nhân giống dựa trên cơ sở
phƣơng thức sinh sản sinh dƣỡng của thực vật để tạo thành một cây con mới.
Có nhiều phƣơng pháp nhân giống vô tính: Nhân giống vô tính đƣợc tiến
hành trên đoạn thân, cành, lá, rễ để sinh sản ra cá thể mới gọi là nhân giống
bằng hom.
Nhân giống vô tính có nhƣợc điểm là chi phí cao, không phải loài
cây nào cũng áp dụng đƣợc phƣơng pháp nhân giống vô tính, nhƣng nhân
giống vô tính có ƣu điểm là cây con giữ đƣợc đặc tính quý của cây mẹ.
Trong giâm hom có nhiều yếu tố ảnh hƣởng sự hình thành cây hom
nhƣ: loại giá thể, loại thuốc kích thích, nồng độ thuốc, loại hom,…. Mỗi loài
cây có đặc tính sinh lý, sinh thái khác nhau, trong nhân giống cần các những
kết quả thử nghiệm làm cơ sở cho sản xuất đại trà. Xuất phát từ vấn đề trên,
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh
trưởng indole-3-aceric acid và Fitomix đến khả năng hình thành cây hom
Tùng la hán (Podocarpus Macrophyllus) tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần tạo giống cây con của cây tùng la hán cung cấp cho
trồng cây cảnh, tạo môi trƣờng cảnh quan và nghiên cứu khoa học.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc nồng độ thuốc kích thích ra rễ IAA phù hợp cho sự
hình thành cây hom Tùng la hán.
Xác định loại thuốc phù hợp cho sự hình thành cây hom Tùng la hán.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Thực hiện đề tài đã giúp tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết vào
thực tế, đồng thời biết phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, xử lý số liệu, viết báo
cáo trong nghiên cứu khoa học.
- Nắm đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu, bƣớc đầu tiếp cận và áp dụng
kiến thức đã đƣợc học trong trƣờng vào công tác nghiên cứu khoa học, áp
dụng khoa học kỹ thuật vào nhân giống cây cảnh.
- Kết quả đề tài cung cấp một số căn cứ khoa học để xây dựng quy
trình kỹ thuật nhân giống cây Tùng la hán bằng phƣơng pháp giâm hom.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Sự thành công của đề tài giúp tìm ra đƣợc loại thuốc phù hợp trong
phƣơng pháp nhân giống bằng hom với loài cây Tùng la hán. Đồng thời xây
dựng đƣợc quy trình kĩ thuật nhân giống cây Tùng la hán từ hom áp dụng cho
thực tế sản xuất.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở tế bào học
Tế bào học là đơn vị cấu trúc cơ bản của cây rừng. Trong đó tế bào có
đầy đủ thông tin di truyền cho tất cả quá trình phát triển của cá thể sinh vật.
Đồng thời chất nguyên sinh của tế bào có khả năng thu nhân năng
lƣợng và chất liệu từ môi trƣờng để phục vụ cho quá trình sinh sản. Nhƣ vậy
có thể coi cây con đƣợc tạo bởi quá trình sinh sản sinh dƣỡng chẳng qua là
bản sao của cây mẹ mà thôi [5].
2.1.2. Cơ sở di truyền học
Sinh vật bậc cao đƣợc phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần
phân bào liên tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan. Đặc trƣng

của hình thức phân bào trên là số lƣợng NST của tế bào khởi đầu và tế bào
mới đƣợc phân chia nhƣ nhau nên đƣợc gọi là phân bào nguyên nhiễm hay
nguyên phân. Phân bào nguyên nhiễm là quá trình phân chia tế bào mà kết
quả từ một tế bào ban đầu cho ra hai tế bào con có số lƣợng NST cũng nhƣ
cấu trúc và thành phần hóa học của nó giống nhƣ tế bào ban đầu. Nhờ
có quá trình nguyên phân mà các NST đƣợc phân phối đồng đều, chính xác
cho các tế bào con. Ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân, NST tự tái bản trƣớc
tiên theo chiều dọc rồi tách theo chiều ngang, sau đó qua các kỳ tiếp theo
NST phân chia về.
Các tế bào con đảm bảo cho các tế bào con đều có bộ NST nhƣ nhau
và giống tế bào ban đầu.
Nhờ có quá trình nguyên phân mà khối lƣợng cơ thể tăng lên, sau đó
nhờ có quá trình phân hóa các cơ quan trong quá trình phát triển cá thể mà


5

tạo thành một cây con hoàn chỉnh. Đây là một quá trình đảm bảo cho cây
con duy trì tính trạng của cây mẹ.
Hom của các loài cây thân gỗ đều đƣợc lấy từ thân cây non hoặc cành
non của cây (bao gồm cả chồi vƣợt). Các loại cành giâm thƣờng gặp là cành
non, cành hóa gỗ chủ yếu, cành nửa hóa gỗ và cành hóa gỗ. Tùy thuộc
vào các yếu tố nhƣ đặc tính loài cây, điều kiện thời tiết lúc giâm hom… mà
chọn cành có khả năng ra rễ cao nhất.
2.1.3. Sự hình thành rễ bất định
Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất định
của một đoạn thân hoặc cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới.
Rễ bất định là những rễ đƣợc hình thành về sau này của các cơ
quan sinh dƣỡng nhƣ cành, thân lá... Rễ bất định có thể đƣợc hình thành
ngay trên cây nguyên vẹn (cây đa, cây si...), nhƣng khi cắt cành khỏi cơ thể

mẹ là điều kiện kích thích sự hình thành rễ và ngƣời ta vận dụng để nhân bản
vô tính.
Rễ bất định của hầu hết thực vật đƣợc hình thành sau khi cắt cành khỏi
cây mẹ, nhƣng cũng có một số loài rễ bất định đƣợc hình thành từ trƣớc dƣới
dạng các mầm rễ ở trong phần vỏ và chúng nằm yên đến khi cắt cành thì ngay
lập tức đâm ra khỏi vỏ. Với các đối tƣợng nhƣ vậy thì cành giâm, cành chiết ra
rễ một cách dễ dàng. Nhƣng đa số trƣờng hợp rễ bất định đƣợc hình thành trong
quá trình con ngƣời có tác động đến nó nhằm mục đích nhân giống.
Có hai loại rễ bất định gồm: rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh.
- Rễ tiềm ẩn: Là loại rễ có nguồn gốc từ trong thân cây, cành cây
nhƣng chỉ phát triển khi bộ phận của thân đƣợc tách ra khỏi cây mẹ.
- Rễ mới sinh: Là rễ đƣợc hình thành sau khi cắt hom và giâm
hom. Khi đó các tế bào chỗ bị cắt, bị phá hủy, bị tổn thƣơng và các tế bào
dẫn chuyền đã chết của mô gỗ đƣợc mở ra, dẫn đến dòng nhựa đƣợc dẫn từ


6

phần lá xuống đây bị dồn lại khiến cho các tế bào phân chia hình thành nên
mô sẹo, đây là cơ sở hình thành rễ bất định. Sự hình thành rễ bất định có thể
đƣợc phân chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các tế bào bị thƣơng ở các vết cắt chết đi và hình thành
lên một lớp tế bào bị thối trên bề mặt.
- Giai đoạn 2: Các tế bào sống ngay dƣới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia
và hình thành lớp mô mềm gọi là mô sẹo.
- Giai đoạn 3: Các tế bào vùng tƣợng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu
hình thành rễ.
Mô sẹo là khối tế bào nhu mô có mức độ ligin hóa khác nhau. Thông
thƣờng trƣớc khi xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên thƣờng tin
rằng sự xuất hiện của mô sẹo là sự xuất hiện của rễ hom. Nhƣng ở nhiều loài

cây, sự xuất hiện của mô sẹo là một dự báo tốt về khả năng ra rễ. Mức độ
hóa gỗ cũng ảnh hƣởng tới sự ra rễ của hom. Hom hóa gỗ nhiều, hay phần
gỗ chiếm nhiều thì khả năng ra rễ kém. Hiện tƣợng cực tính là hiện tƣợng
phổ biến trong giâm hom, do vậy khi giâm hom phải đặt cho cho đúng chiều
[6].
Rễ bất định thƣờng đƣợc hình thành bên cạnh và sát vào lõi trong tâm
của mô mạch, ăn sâu vào trong thân cành tới gần ống mạch, sát bên
ngoài. Thời gian hình thành rễ của các loại hom giâm ở các loài cây
khác nhau biến động rất lớn từ vài ngày với các loài dễ hình thành tới vài
tháng đối với các loài khó ra rễ.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom
Kết quả của hom giâm đƣợc xác định bởi thời gian ngắn và tỷ lệ ra rễ
cao. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả của việc giâm hom, nhƣng phụ
thuộc bởi ba yếu tố chính là: Khả năng ra rễ của hom giâm (cá thể, giai đoạn


7

và vị trí của hom), môi trƣờng giâm hom và các chất kích thích ra rễ. Cơ bản
thuộc 2 nhóm nhân tố gồm nhóm nhân tố ngoại sinh và nhóm nhân tố nội sinh.
- Nhân tố ngoại sinh: Gồm đặc điểm của di truyền của từng xuất xứ,
từng cá thể cây, tuổi cành, pha phát triển của cành và các chất điều hòa sinh
trƣởng.
- Nhân tố nội sinh: Các loại hóa chất kích thích ra rễ và các nhân
tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…).
* Nhân tố ngoại sinh
Các nhân tố ngoại sinh ảnh hƣởng đến ra rễ của hom giâm: Điều kiện
sinh sống của cây mẹ lấy cành, nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình giâm hom:
Mùa vụ, điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giá thể giâm hom. Điều kiện
sinh sống của cây mẹ lấy cành: Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh

hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, đặc biệt là của cây non. Điều kiện ánh sáng
cho cây mẹ lấy cành ảnh hƣởng đến khả năng ra rễ của hom giâm.
- Thời vụ giâm hom:
Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh
hƣởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào
thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài có thể giâm hom quanh
năm song cũng có những cây có mùa vụ rõ rệt. Theo Frison (1967) và
Nesterow (1967) thì mùa mƣa là mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ nhiều nhất ở
nhiều loài cây, trong khi đó có một số loài khác thì lại có tỷ lệ ra rễ cao
hơn ở mùa xuân.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả cao hay thấp thƣờng gắn với điều kiện thời tiết,
khí hậu trong năm, thƣờng sinh trƣởng mạnh vào mùa xuân - hè, sinh trƣởng chậm
vào thời kỳ cuối thu và mùa đông. Vì vậy thời gian giâm hom tốt nhất vào mùa
xuân, hè và đầu thu. Thời vụ giâm hom có ý nghĩa quyết định đến sự thành công
hay thất bại của nhân giống bằng hom cành.


8

Đối với loài cây nghiên cứu là cây gỗ cứng và rụng lá thì nên lấy cành
lúc cây bắt đầu vào thời ngủ nghỉ, còn đối với loài cây gỗ mềm nửa cứng
không rụng lá thì nên lấy hom vào mùa sinh trƣởng để có kết quả giâm
hom tốt nhất và cho hiệu quả cao nhất.
- Ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của cây vì đó là
nhân tố cần thiết cho quá trình quang hợp và trong quá trình ra rễ của
hom giâm và nhất là ánh sáng tán xạ. Ánh sáng có ảnh hƣởng đến quá trình
quang hợp tạo nên các chất đồng hóa tham gia vào vận chuyển trong mạch
libe và ánh sáng có tác dụng kích thích dòng vận chuyển các chất hữu cơ
ra khỏi lá, ở ngoài sáng tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa trong libe

nhanh hơn trong tối. Nhƣng trong hom giâm không có lá thì quá trình quang
hợp không diễn ra do đó không thể có hoạt động ra rễ, trừ một số loại cây đặc
biệt có thể ra rễ trong bóng tối. Hầu hết các loài cây không thể ra rễ trong
điều kiện tối hoàn toàn. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh và
nhiệt độ cao làm cho quá trình ra rễ giảm. Vì vậy trong quá trình giâm hom
phải che bóng thích hợp cho từng loài cây khác nhau với độ tàn che khác
nhau [3]. Trên thực tế ảnh hƣởng của ánh sáng đến sự ra rễ của hom giâm
thƣờng mang tính chất tổng hợp: Ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải là từng
nhân tố riêng lẻ.
Ngoài ra tùy từng loại cây mà mức độ yêu cầu ánh sáng là khác nhau.
Mức độ này còn phụ thuộc vào chất dinh dƣỡng có trong hom.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hƣởng tới quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình vận
chuyển chất. Vì thế nhiệt độ không khí là một yếu tố quyết định đến tốc độ
phát triển và hình thành nên rễ của hom. Các loài cây nhiệt đới thƣờng có
yêu cầu cao hơn các loài cây ôn đới. Đối với cây nhiệt đới:


9

- Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp: Nhiệt độ tối thấp từ 5
- 7°C cây bắt đầu quang hợp, nhiệt độ tối ƣu mà cây đạt hiệu quả quang hợp
tốt nhất là 25 - 30°C và nếu duy trì nhiệt độ tối cao lâu thì cây sẽ bị chết.
- Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quá trình hô hấp: Nhiệt độ tối thấp từ 1030°C cây bắt đầu hô hấp, nhiệt độ tối ƣu là 35 - 40°C và nhiệt độ tối cao 45 55°C cây sẽ bị phá hủy- Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất, vận
chuyển các chất trong cây: Nhiệt độ thấp làm tăng độ nhớt của các sợi
protein, cản trở tốc độ dòng vận chuyển chất và làm giảm hô hấp của mô
libe đặc biệt của tế bào kèm làm thiếu năng lƣợng cung cấp cho sự vận
chuyển; nhiệt độ quá cao làm cho quá tŕnh thoát hơi nƣớc ở lá diễn ra mạnh
đẫn đến mất nƣớc gây ra héo; nhiệt độ tối ƣu 25 - 30°C.
Vì vậy nhiệt độ là nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm.

Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, ở nhiệt độ
quá cao tăng cƣờng hô hấp và hom bị hỏng từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ của
hom giâm. Nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là
từ 28 - 33°C và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25 - 30°C. Nhiệt độ trên 35°C
làm tăng tỷ lệ héo của cành giâm hom. Nhiệt độ không khí trong nhà trong
nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể là 2 - 3°C.
Cũng nhƣ nhân tố ánh sáng, để có khả năng ra rễ cao cần có đầy đủ
các điều kiện thích hợp nhƣ sau:
- Độ ẩm:
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố không thể thiếu là thành
phần hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp,
hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa các chất cần đến nƣớc. Thiếu nƣớc thì
hom bị héo, thừa nƣớc thì hoạt động của men thủy phân tăng lên, quá trình
quang hợp bị ngừng trệ. Vì vậy khi gặp thời tiết bất lợi nhƣ độ ẩm quá cao
hoặc quá thấp thì cần phải có biện pháp bổ xung hợp lý. Khi giâm hom mỗi


10

loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp,ví dụ nhƣ đối với cây lá rộng thì yêu
cầu độ ẩm cao hơn cây lá kim, hom có diện tích lá lớn thì yêu cầu độ ẩm cũng
cao hơn. Khi làm mất độ ẩm của hom 15% thì hom không có khả năng ra rễ.
Yêu cầu độ ẩm của hom giâm thay đổi theo loài, theo mức độ hóa
gỗ của hom. Phun sƣơng là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành giâm hom, giúp
làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí và giảm sự thoát hơi nƣớc ở lá.
Vào từng thời điểm mà mức độ phun khác nhau: Trong mùa nóng thời gian
phun sƣơng và thời gian ngắt quãng có thể ngắn hơn trong mùa lạnh.
Để duy trì độ ẩm của giá thể thích hợp cho hom ra rễ cần lựa chon vật
liệu làm giá thể có khả năng thông thoáng tốt, thoát nƣớc song phải giữ đƣợc
độ ẩm thích hợp.

- Giá thể và môi trƣờng giâm hom:
Giá thể cũng góp phần quan trọng vào thành công của giâm hom,
giá thể không phải là nơi cung cấp chất dinh dƣỡng mà phần dinh dƣỡng đó
từ ngay trong chính bản thân cành đƣợc giâm hom vì thế nó chỉ cần đáp ứng
yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp rất nhiều giá thể đƣợc sử
dụng trong giâm hom hiện nay tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, điều
kiện, thời vụ, khí hậu và loài cây mà thành phần giá thể có thể là khác nhau.
Các giá thể thƣờng đƣợc dùng hiện nay là cát tinh, mùn cƣa, xơ dừa, bầu
đất hay đất vƣờn. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ sau đó mới cho cây vào bầu
thì giá thể thƣờng là mùn cƣa để mục, cát tinh, xơ dừa băm nhỏ hoặc đất
vƣờn ƣơm trộn lẫn với nhau.
Một giá thể giâm hom tốt là một giá thể có độ thoáng khí tốt và duy
trì độ ẩm trong một thời gian dài mà không ứ nƣớc, không bị nhiễm nấm
bệnh.


11

- Giá thể cắm hom:
Giá thể cắm hom là nơi cắm hom sau khi đã xử lí chất kích thích ra
rễ.Giá thể đƣợc dùng làm thí nghiệm này là đất trong vƣờn ƣơm. Một giá thể
cắm hom tốt là thoát khí tốt và duy trì đƣợc độ ẩm trong thời gian dài mà
không ứ nƣớc, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đồng thời làm sạch không
bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ Ph thích hợp.
* Nhân tố nội sinh:
- Đặc điểm di truyền của loài: Các nghiên cứu cho thấy không phải
tất cả các loài đều có khả năng ra rễ nhƣ nhau. Nanda đã dựa theo khả năng
ra rễ để chia các loài cây thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài. Các loài này không cần sử lý bằng chất kích
thích ra rễ mà vẫn ra rễ với tỉ lệ rất cao, gồm các loài thuộc các chi Ficus sp.

+ Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài. Loại này hầu nhƣ không ra rễ hoặc là
phải sử dụng chất kích thích ra rễ nhƣng tỉ lệ ra rễ rất thấp thuộc các chi
Manlus sp,Prunus sp,… thuộc họ Rosaceae và một số chi khác.
+ Nhóm có khả năng ra rễ trung bình gồm 65 loài. Tuy vậy sự
phân chia này chỉ có ý nghĩa tƣơng đối.
Vì thế theo khả năng giâm hom thì chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành là nhiều loài cây thuộc họ
Dâu tằm (Moraceae): dâu tằm, đa, sung... Một số loài thuộc họ Liễu, một số
loài nông nghiệp nhƣ sắn, mía, khoai lang…Đối với loài cây này thì khi
giâm hom không cần xử lý bằng thuốc chúng vẫn ra rễ bình thƣờng.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom bị hạn
chế bởi các mức độ khác nhau [1].


12

- Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể:
Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và cá thể khác nhau cũng có khả
năng ra rễ khác nhau. Ngay cả những loài cây có cùng xuất xứ, cùng dòng,
nhƣng các cá thể khác nhau cũng cho tỉ lệ ra rễ khác nhau.
- Vị trí lấy cành và tuổi cành:
Hom lấy từ các phần khác nhau thì sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông
thƣờng thì hom lấy từ các cành dƣới dễ ra rễ hơn ở cành trên, cành cấp 1 dễ
ra rễ hơn cành cấp 2, 3…
- Cành chồi vƣợt dễ ra rễ hơn cành lấy cho tỷ lệ kém hơn.
Nhƣ vậy cành trong tán cây. Cho nên ở một số loài cây ngƣời ta xử lý
sao cho cây ra chồi vƣợt để lấy hom giâm. Tuy nhiên khả năng ra rễ của
cành chồi vƣợt cũng phụ thuộc vào vị trí lấy hom.
Tuổi cành cũng ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thƣờng thì cành
nửa hóa gỗ có tỷ lệ ra rễ lớn nhất, cành hóa gỗ thƣờng non và cành nửa hóa gỗ

cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.
- Tuổi cây mẹ lấy cành hom và thời gian lấy hom: Khả năng ra rễ
do tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc vào tuổi cây mẹ lấy cành. Hom
lấy từ cây chƣa sinh sản bằng hạt dễ nhân giống bằng hom hơn cây đã sinh
sản bằng hạt. Hom lấy từ cây tuổi còn non dễ ra rễ hơn cây tuổi già. Cây còn
non không những ra rễ tốt hơn mà còn ra rễ nhanh hơn.
Sự tồn tại của lá trên hom: Lá là cơ quan hấp thụ ánh sáng trong quang
phổ tạo ra chất cần thiết cho cây. Vì thế khi chuẩn bị hom giâm phải có 1 2 lá và phải cắt bớt một phần phiến lá chỉ để lại 1/3 - 1/2 diện tích lá là tốt
nhất.


13

- Kích thƣớc hom:
Đƣờng kính và chiều dài hom ảnh hƣởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Tùy từng loài cây kích thƣớc hom có thể khác nhau.
- Các chất điều hòa sinh trƣởng:
Các chất điều hòa sinh trƣởng chia theo hoạt tính sinh lý gồm hai
nhóm tác dụng là nhóm kích thích sinh trƣởng và nhóm kìm hãm sinh
trƣởng. Một số chất kích thích sinh trƣởng nhƣ Auxin, Giberellin và
Xytokinin. Trong các chất điều hòa sinh trƣởng thì Auxin đƣợc coi là chất
quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom.
Rhizocalin bản chất là axit đƣợc coi là chất đặc biệt cần thiết trong quá
trình hình thành rễ nhiều loài cây.
Một số nhóm chất điều hòa sinh trƣởng: Nhóm Auxin gồm NAA (a.
Naphthalene acetic acid), IAA (Indol-3acetic acid), IBA (Indol butyric
acid), IPA

(Indol-3yl-Acetonitrile)




một

số

chất

khác; nhóm

Cytokinin gồm Zeatin, Kinetin; nhóm Giberellin gồm: GA3 (Giberellic
acid), GA8 (Giberellin - Lije Substances) và nhiều chất giống Giberellin
khác; nhóm chất có khả năng kìm hãm sinh trƣởng hoặc thúc đẩy quá trình
già hóa nhƣ ABA (Abscisic scid), Ethophone (2-chloroethyl), Phosphonic
acid, các phenol, retedant…
* Các nhân tố kích thích:
- Loại thuốc: Các chất kích thích điều hòa sinh trƣởng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm. Một số loại chất
kích thích sinh trƣởng nhƣ: Auxin, Giberellin, Cytokinin…
Auxin: Có hai loại Auxin là Auxin tự nhiên và Auxin tổng hợp. Auxin
tự nhiên là IAA (acid ß - indol axetic) và Auxin tổng hợp là các chất có bản
chất hóa học khác nhau nhƣng có hoạt tính sinh lý tƣơng tự nhƣ IAA (acid ß -


14

indolaxetic). Các Auxin tổng hợp nhƣ: ɑ-NAA (acid ɑ - Naphtylaxetic), 2,4D
(acid2.4 Dichlorophenoxyaxetic), 2.4.5T (Acid 2,4,5
Trichlorophenoxyaxetic), IBA (acid ß-indolbutyric), 2M4C (Acid
2metyl-4 Chlorophenoxyaxetic)… Trong sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất

định phát sinh từ các cơ quan dinh dƣỡng. Auxin là hoocmon hình thành rễ.
- Nồng độ: Cùng một loại thuốc nhƣng nồng độ khác nhau có
ảnh hƣởng khác nhau đến khả năng ra rễ của hom giâm. Tùy từng loài
cây mà hom của chúng thích ứng với một loại chất cũng nhƣ nồng độ thích
hợp nhất định. Nếu nồng độ chất kích thích thấp sẽ không có tác dụng phân
hóa tế bào để hình thành rễ, nếu nồng độ quá cao sẽ ức chế quá trình hình
thành rễ làm cho hom thối không ra nữa. Khi lựa chọn nồng độ chất kích
thích ra rễ cần chú ý đến nhiệt độ không khí và mức độ hóa gỗ của hom.
Trong quá trình giâm hom khi điều kiện nhiệt độ quá cao cần phải xử lý với
nồng độ thấp hơn và ngƣợc lại khi nhiệt độ môi trƣờng thấp thì cần xử lý lâu
hơn. Nếu hom quá non (chƣa hóa gỗ) phải xử lý với nồng độ thấp và hom
hơi già (hom gần hóa gỗ hoàn toàn) phải xử lý với nồng độ cao hơn.
- Thời gian xử lý thuốc: Cùng một loại thuốc, cùng một nồng độ nhƣng
thời gian xử lý khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Khi thực hiện thí nghiệm
cần chú ý là giữa thời gian xử lý, nồng độ, nhiệt độ không khí có mối liên
quan nhất định. Với thuốc kích thích sử dụng với nồng độ cao thì thời gian xử
lý ngắn và thuốc kích thích sử dụng với nồng độ thấp thì thời gian xử lý dài hơn.
- Phƣơng pháp xử lý hom: Thông thƣờng hom đƣợc xử lý bằng cách
ngâm hom trong dung dịch chất kích thích ra rễ. Chất kích thích ra rễ là hỗn
hợp chất tan thì phần gốc của hom đƣợc nhúng vào nƣớc và chấm vào thuốc,
sao cho thuốc bấm vào gốc hom.
Nhận xét: Nhƣ vậy, để hình thành thành một bộ rễ mới phải trải
qua quá trình rất phức tạp, tổng hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội sinh,


15

ngoại sinh, sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng( auxin) … Quá trình hình
thành rễ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn cần phức hệ nhất
định các điều kiện và hoàn cảnh, có thế nói nếu đúng thời vụ giâm hom, tuổi

cây mẹ cho hom, chiều dài hom, chọn thuốc xử lý và nồng độ thích hợp, kết
hợp các yếu tố kĩ thuật chăm sóc tốt … thì hom giâm có tỉ lệ sống và ra rễ
rất cao. Chính vì vậy, nắm chắc cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng
hom giâm thì đạt tỉ lệ thành công cao.
2.1.5. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản khi giâm hom
Vật liệu giâm hom rất nhạy cảm với sự mất nƣớc và dễ bị nhiễm
bệnh. Hom phải ở độ hóa gỗ thích hợp cho từng loại cây và đƣợc bảo
quản cẩn thận. Khi giâm hom cần: Không cắt hom quá già hoặc quá non,
hom cắt không đƣợc để trực tiếp dƣới ánh nắng mặt trời mà phải đƣợc
bảo quản ở nơi giâm mát. Vật liệu giâm hom không nên lấy quá xa nơi
giâm hom và không nên cất giữ quá 1 ngày, khi vận chuyển hom tránh
gây tổn thƣơng hom và giữ ẩm cho hom bằng vải ẩm. Hom phải đƣợc
ngắt bỏ hết hoa, nụ hoa, chồi phụ ra lá, đối với cây lá kim, hom phải có đủ
búp ngọn, hom giâm không ngắn quá 5 cm, song không dài quá 10 cm. Khi
cắt hom phải sử dụng dao cắt thật sắc để hom khi cắt không bị dập nát, xây
xƣớc. Phải sử dụng thuốc chống nấm bệnh trƣớc khi sử dụng thuốc kích
thích ra rễ nên hom. Phải để lại một số lá nhất định ở phía trên của hom
giâm và cắt bớt phiến lá, song phải cắt hết phần lá dƣới phần giâm dƣới
đất [9]. Giâm hom phải đặt trong lều nilong, để giữ ẩm và nhiệt, trên lều
phải có mái che tránh ánh nắng trực tiếp, giảm bớt cƣờng độ sang và điều
chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Giá thể giâm hom phải thoát hơi nƣớc tốt,
đƣợc xử lý bằng thuốc chống bệnh và thƣờng xuyên tƣới phun mù giữ ẩm
cho giá thể đồng thời cũng tạo độ ẩm không khí cho hom giâm.


×