Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÁO án PHƯƠNG PHÁP tạo HÌNH nặn (đề tài) lớp lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.64 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH
Chủ đề : Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh: Một số loại quả
Đề tài: Nặn các loại quả (đề tài)
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
Số lượng: 25 trẻ
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn: 5-7-2017
Ngày dạy: 7-7-2017
I. Mục đích – Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi tên và biết được đặc điểm về hình dạng,màu sắc của các loại quả quen thuộc.
- Trẻ biết được lợi ích của các loại quả.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng nặn như: lăn tròn, lăn dọc, ấn bẹt,… để nặn các loại quả
theo đặc trưng của nó.
- Trẻ sử dụng tốt các kĩ năng nặn.
- Trẻ biết gắn kết, dính các bộ phận để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
- Phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ:
- Phát triển óc tư duy, quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo và năng lực thẩm mĩ cho trẻ.
- Trẻ có hứng thú, tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết được trái cây cung cấp rất nhiều vitamin có ích cho cơ thể trẻ.
II. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của cô:
- Giỏ quả thật với nhiều loại quả nhiều màu sắc: nho, cam, chuối, táo, cà rốt, cà chua,
xoài
- Quả nặn mẫu : Cam, táo, chuối.
- Bàn trưng bày sản phẩm nặn của trẻ.
- Bài vè “Trái cây”, bài hát “Quả gì?”
* Chuẩn bị của trẻ:


- Đất nặn, rổ, bảng, dao nhựa, đĩa nhựa, khăn lau.
* Nội dung tích hợp: Hát bài hát “Quả gì?”
III Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Tổ chức gây hứng thú cho trẻ.
- Cô ổn định lớp cà cho cả lớp đọc bài “Vè” nói về các
Trẻ đọc bài vè
loại quả.
- Cô cho trẻ cầm các loại quả vừa đi vừa đọc to bài vè theo
nhịp tiếng trống cô gõ.
“Lẳng lặng mà nghe
Tôi đọc bài vè
Trái cây bạn nhé


Ăn vào ngọt mát
Là quả thanh long
Xanh vỏ đỏ lòng
Là trái dưa hấu
Anh em cũng giống
Trái quýt trái cam
Mình vàng áo giáp
Chính là dứa tôi
Dứa tôi dứa tôi dứa tôi”.
- Các con vừa đọc xong bài “vè”, bây giờ các con hãy cho
cô biết trong bài “vè” có những loại quả gì?
- Đúng rồi trong bài vè có nhắc đến rất nhiều loại trái cây

thơm ngon.
- Các con thích ăn quả gì nhất?
- Vì sao con thích?
(Ngon, ngọt,…)
- Ở nhà mẹ đi chợ thường mua cho chúng mình ăn quả gì?
- Ăn nhiều quả thì các con sẽ thấy cơ thể mình như thế
nào?
=> Giáo dục: Đúng rồi, các loại quả chứa rất vitamin bổ
dưỡng cho cơ thể nên chúng mình nhớ ăn nhiều hoa quả
cho da dẻ hồng hào, xinh đẹp nhé! Khi ăn nhớ rửa quả,
rửa tay rồi mới được ăn nha các con.
- Bây giờ các con có muốn tự tay làm ra thật nhiều quả để
trang trí góc thiên nhiên của lớp mình không?
2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu và đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát quả thật
Cô giơ từng loại quả cô đã chuẩn bị lên cho trẻ gọi tên và
nhận xét
(Trong giỏ của cô có rất nhiều loại quả thơm ngon và bổ
dưỡng nè, các con có thích không? Các con hãy nhìn xem
cô có quả gì đây?... Bây giờ, các con hãy quan sát thật kĩ
cô có gì tiếp theo nha )
-Cô cho trẻ quan sát vật mẫu cô chuẩn bị
 Mẫu 1: Quả cam
-Cô đã nặn được một đĩa quả rất đẹp rồi đấy, cô mời
chúng mình cùng quan sát nhé!
- Cô có quả gì đây?
( Quả cam)
- Tại sao con biết đây là quả cam?
(Có hình tròn, màu xanh …)
 Mẫu 2: Quả táo

- Chúng mình nhìn xem trên đĩa của cô còn có quả gì nữa
nào?
- Quả táo của cô có màu gì?

Trẻ trả lời

Thông minh, chóng lớn,
khỏe mạnh

(Giỏ hoa quả)
Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời

Màu đỏ


- Cuống táo trông như thế nào?
( Cuống nhỏ, hơi cong, có màu nâu…)
 Mẫu 3: Quả chuối
- Trên đĩa của cô còn có quả gì nữa, đố các bạn biết cô có
quả gì?
- Chúng mình thấy quả chuối có ngon không?
- Quả chuối có màu gì?
- Quả chuối chín rồi đấy nên có màu vàng, còn lúc xanh
quả chuối có màu gì?
Khen cả lớp
- Quả chuối có đặc điểm gì?
- Các con trả lời đúng rồi đấy, tí nữa các con hãy thể hiện

sự khéo tay của mình để nặn nhiều quả ngon nhé!
 Cho trẻ so sánh 3 vật mẫu:
- Cô vừa cho chúng mình quan sát những loại quả nặn
nào?
Cô cho trẻ so sánh những đặc điểm nổi bật của quả như:
hình dạng, kích thước, màu sắc…
Cô cất vật mẫu
3. Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện
- Chúng mình có muốn tự tay nặn các loại quả mà mình
yêu thích không?
Cô đàm thoại với trẻ về ý tưởng của trẻ :
- Con sẽ nặn quả gì?
- Quả cam của con có màu gì?
(Màu vàng hoặc màu da cam…?)
-Để quả cam đẹp hơn các con sẽ làm gì?
- Tại sao con thích nặn quả chuối?
- Con nặn quả chuối còn sống hay đã chín vậy con?
(Cô đàm thoại 3 - 4 trẻ)
- Cô mời tất cả các con lấy đất nặn và đồ dùng cô đã
chuẩn bị trước cho chúng mình.
- Các con đã đủ đồ dùng chưa? Mời tất cả các con ngồi
vào bàn nào.
-Cho trẻ nhắc lại cách ngồi, cách nặn

- Sử dụng đất nặn xong tay của chúng mình rất bẩn, các

Quả chuối
Màu vàng
( Màu xanh)
Thon dài và cong


( Cam, táo, chuối)
Trẻ trả lời

(nặn cuốn, lá)

-Trẻ lấy đồ dùng và về bàn
ngồi.
- Để nặn quả cam ta phải lăn đất
thật tròn.Quả cam có cuống hơi
lõm, muốn tạo được chỗ lõm ở
cuống lấy ngón tay cái của bàn tay
phải ấn sâu xuống 1 chút
-Quả chuối thì thon dài và hơi
cong
- Quả táo thì nặn đất tròn to ở phía
trên, thon nhỏ ở phía dưới và lõm
sâu ở hai đầu
(Dùng ngón tay ấn sâu hai đầu của
quả táo)


con nhớ không được bôi bẩn ra bàn, ra quần áo các con đã
nhớ chưa?
- Bây giờ cô mời các con thi đua xem ai nặn được nhiều
Trẻ thực hiện
quả đẹp nhất nhé!
Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chậm, gặp khó khăn.
Động viên, khuyến khích trẻ.
Cô bật nền nhạc không lời nho nhỏ trong khi trẻ thực hiện.

4. Hoạt động 4 : Trưng bày và nhận xét, đánh giá sản
phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình trên bàn ở góc
tạo hình.
- Cô nhận xét chung các sản phẩm: Cô hỏi trẻ thích sản
phẩm nào nhất? Vì sao? (Màu sắc, hình dáng, kích
thước…)
- Cô cho trẻ tự nhận xét, đánh giá và giới thiệu sản phẩm
của bạn mình. (3- 4 trẻ)
-Cô nhận xét những sản phẩm đẹp.
Động viên, khuyến khích những sản phẩm chưa hoàn
thành,lần sau cố gắng nặn được nhiều quả đẹp hơn.
5. Hoạt động chuyển tiếp: Hát bài : “Quả gì”
“Quả gì mà chua chua thế? xin thưa rằng quả khế.
Trẻ hát
Ăn vào thì chắc là chua? vâng vâng, chua thì để nấu canh
chua
Quả gì mà da cưng cứng? xin thưa rằng quả trứng.
Ăn vào thì nó làm sao? không sao, ăn vào người sẽ thêm
cao
Quả gì mặc bao nhiêu áo? xin thưa rằng quả pháo
Ăn vào thì chắc là dai? không dai, nhưng mà nổ điếc hai
tai.
Quả gì mà lăn lông lốc? xin thưa rằng quả bóng
Sao mà quả bóng lại lăn? do chân, bao người cùng đá trên
sân.
Quả gì mà gai chi chít? xin thưa rằng quả mít.
Ăn vào thì chắc là đau? không đau, thơm lừng tận mấy
hôm sau.”




×