Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án phương pháp Đan Mạch, chủ đề: chân dung biểu đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.93 KB, 3 trang )

NGÀY DẠY: Tuần 5 - 6
LỚP DẠY: Khối 2
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU
Thời lượng 2 tiết ( bài 10, 23)
I. Mục tiêu.
- HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh
chân dung theo cảm nhận.
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu thích
- HS phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân đối với người
khác.
II. Chuẩn bị.
* GV: - Tranh vẽ chân dung
- Tranh vẽ chân dung biểu đạt
* HS : Giấy A4, vở vẽ, màu, chì
III. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1: VẼ CHÂN DUNG TỰ HỌA ( Vẽ chân dung biểu đạt)
Giáo viên Học sinh
- GV tổ chức cho HS tham gia một trò
chơi tìm bạn.
( HS quan sát kỹ các bạn trong nhóm,
mời 1 em lên bảng quay lưng lại phía
các bạn. HS tả đặc điểm cho bạn
đoán)
- GV gợi ý HS quan sát khuôn mặt và
các bộ phận trên khuôn mặt
- GV gợi ý HS quan sát đường nét nối
- HS tham gia trò chơi ( 2 , 3 lượt chơi)
- HS quan sát và nhận biết các bộ phận
trên khuôn mặt người có mắt, mũi, miệng,
tai. Người có khuôn mặt tròn, người có
khuôn mặt trái xoan…


các bộ phận với nhau
+ Đường nét mái tóc
+ Đường nét khuôn mặt
+ Đường nét cổ, vai các bộ phận: mắt,
mũi, miệng, tai
- GV hướng dẫn HS cách vẽ chân
dung biểu đạt.
+ Sử dụng mắt quan sát quan sát tới
đâu, tay đưa nét vẽ tới đó.
+ Vẽ hình không nhìn xuống giấy.
+ Vẽ màu theo cảm xúc của mình.
- GV hướng dẫn HS vẽ chân dung của
mình. Lưu ý HS diễn tả tâm trạng của
chân dung.
- GV gợi ý HS trưng bầy bài vẽ, HS
thuyết trình và nêu cảm nhận.
- GV gợi ý HS nhận ra vẻ đẹp của
cách vẽ biểu đạt ( hình vẽ lệch lạc
không đúng vị trí, tỷ lệ nhưng bức vẽ
rất ấn tượng và hài ước - và mục đích
bài học của chúng ta không phải nhìn
vào mẫu và vẽ giống với mẫu)
- HS quan sát để biết cách vẽ chân dung
biểu đạt.
- HS nhìn gương hoặc nhớ lại, vẽ chân
dung của mình.
- HS trưng bầy bài vẽ và thuyết minh về
bức chân dung: Giới thiệu tên, tuổi, sở
thích, năng khiếu đặc biệt.
- Qua nhận xét, đánh giá HS cảm nhận

được vẻ đẹp của chân dung biểu đạt.

Hoạt động 2: VẼ MẸ HOẶC CÔ GIÁO
Giáo viên Học sinh
*GV gợi ý HS thảo luận nói về mẹ và
cô giáo:
+ Em yêu quý ai nhất?
+ Mẹ và cô giáo thường làm những
công việc gì?
+ Khuôn mặt của mẹ hoặc cô giáo như
thế nào? mái tóc mẹ và cô ra sao?
*GV cho HS quan sát tranh vẽ chân
dung biểu đạt mẹ hoặc cô giáo.
*GV hướng dẫn HS cách vẽ chân
dung biểu đạt mẹ và cô giáo
+ Chú ý vẽ màu không lệ thuộc vào
màu da mà vẽ theo cảm xúc của người
vẽ.
* GV hướng dẫn HS trưng bầy bài vẽ
GV gợi ý HS thuyết trình về bài vẽ và
nêu cảm nhận của mình.
GV giáo dục HS qua bài học thêm yêu
quý hơn những người thân bên mình.
HS thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe
về mẹ hoặc cô giáo mình:
+ HS nêu được những công việc mẹ và cô
thường làm
+ HS nhớ lại được khuôn mặt của mẹ và
cô tròn hay trái soan, phúc hậu, đôi mắt
hiền từ, nước da rám nắng…

- HS nhận xét, tìm được cách vẽ và sắp
xếp các hình ảnh, cách dùng màu sắc
trong các bức tranh vẽ chân dung Mẹ hoặc
Cô giáo.
- HS vẽ cá nhân chân dung biểu đạt mẹ
hoặc cô giáo. Vẽ màu.
- HS trưng bầy bài vẽ theo nhóm.
- HS thuyết trình và nêu cảm nhận của
mình về tác phẩm mình vẽ, hát, đọc thơ,
kể chuyện về mẹ và cô giáo.
HS có được tình yêu thương, kính trọng
với mẹ và cô giáo.

×