XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
TRONG DẠY HỌC
Khái niệm mục tiêu
tiêu
Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ mục
được giải nghĩa là cái đích hướng tới của các
hoạt động
tới
Mục tiêu dạy học là cái cái đích hướng
của quá trình dạy học
Mục tiêu giáo dục
tổng quát/chung
mang tính định
hướng chung.
Mục tiêu GD
Theo các bậc
học
Mục tiêu
đào tạo
Mục tiêu
học tập cụ thể
Xác định đặc trưng,
tính chất, bản chất của
nền giáo dục
Theo từng bậc học
trong hệ thống giáo
dục
Theo các khoá đào tạo,
loại hình trường…Thể
hiện trong chương trình
đào tạo
Môn học, chương,
bài giảng ( tài liệu dạy
học, giáo án)
KIẾN THỨC
MỤC TIÊU
DẠY HỌC
KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ
HÀNH ĐỘNG
THÁI ĐỘ
Xác định thứ bậc nhận thức, kỹ năng, thái độ
trong mục tiêu bài dạy
Tại hội nghị của Hội Tâm lý học Mỹ năm
1948, B.S.Bloom đã chủ trì xây dựng một hệ
thống phân loại các mục tiêu của quá trình
giáo dục. Ba lĩnh vực của các hoạt động giáo
dục đã được xác định, đó là lĩnh vực về nhận
thức, lĩnh vực về tâm vận động và lĩnh vực về
cảm xúc, thái độ
Các cấp độ của Lĩnh vực nhận thức
6. Đánh giá
5. Tổng hợp
4. Phân tích
3. Ứng dụng
2. Hiểu
1. Biết
Biết:
•
Định nghĩa: Biết là năng lực nhớ lại các sự
kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng
•
Các động từ khởi đầu thường dùng: bố trí,
thu thập, định nghĩa, mô tả, kiểm tra, nhận
biết, xác định, gọi tên, phác thảo, trình bày,
tường thuật, trích dẫn, ghi chép, nhắc lại, tái
tạo, kể lại, khẳng định,…
Hiểu:
•
Định nghĩa: Hiểu là khả năng nắm được ý
nghĩa các thông tin được học
•
Các động từ khởi đầu thường dùng: liên kết,
thay đổi,phân loại, làm rõ, kiến tạo, phân
biệt, tương phản, giải mã, mô tả, làm khác,
thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở
rộng, khái quát hóa, minh họa, suy luận, báo
cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi,…
Ứng dụng:
•
Định nghĩa: Ứng dụng là năng lực vận dụng
các tài liệu được học vào những tình huống
mới
•
Các động từ khởi đầu thường dùng: áp
dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán, thay
đổi, chọn, hoàn tất, kiến tạo, chứng minh,
phát triển, phát hiện, khai thác, kiểm tra,
nhận biết, minh họa, giải nghĩa, điều chỉnh,
điều khiển, vận hành, tổ chức, tạo ra, lên kế
hoạch, trình diễn, phác thảo, phác họa…
Phân tích:
•
Định nghĩa: Phân tích là năng lực chia thông
tin thành nhiều thành tố để biết được các
mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng
•
Các động từ khởi đầu thường dùng: phân
tích, thẩm định, bố trí, bóc tách, phân loại,
tính toán, kết nối, so sánh, xác định, phân
biệt, điều tra, khảo sát, đặt câu hỏi, suy luận,
…
Tổng hợp:
•
Định nghĩa: Tổng hợp là năng lực liên kết
các thành tố lại với nhau
•
Các động từ khởi đầu thường dùng: biện
luận, sắp đặt, phân loại, thu thập, phối hợp,
kiến tạo, tạo ra, thiết kế, phát triển, giải thích,
thiết lập, tích hợp, tổ chức, tái cấu trúc, tóm
tắt, lập kế hoạch,…
Đánh giá :
•
Định nghĩa: Đánh giá là năng lực phán quyết về
giá trị của một vật liệu hay tư liệu theo một mục đích
cụ thể
•
Các động từ khởi đầu thường dùng: thẩm định, khẳng
định, liên hệ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa,
quyết định, phán quyết, khuyến cáo, chỉnh sửa, tóm
lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự đoán,…
Các cấp độ của lĩnh vực tâm vận động
5. Kỹ xảo
4. Thành thạo
3. Chính xác
2. Vận dụng
1. Bắt chước
Bắt chước là sự quan sát hành vi của người khác để làm
theo
Vận dụng là năng lực thể hiện một hành động cụ thể bằng
cách làm theo nội dung bài giảng và các kỹ năng thực
hành
Chính xác là năng lực tự thực hiện một nhiệm vụ mà chỉ
mắc phải một vài sai sót nhỏ
Thành thạo là năng lực phối hợp một loạt các hành động
bằng cách kết hợp 2 hay nhiều kỹ năng
Kỹ xảo là năng lực thực hiện công việc không cần sự kiểm
soát thường xuyên của ý thức ( Tự động hoá ) và mang
tính sáng tạo
Các động từ khởi đầu thường dùng
Lắp
ráp, điều chỉnh, sửa đổi, chuẩn bị, lắp đặt,
cân đối, uốn, xây dựng,dàn dựng, phối hợp,
cấu trúc, thiết kế, mô phỏng, ném, khám phá,
thể hiện, lái, đo,thực hiện, rót, đổ, trình diễn,
vận hành, …
Các cấp độ của lĩnh vực cảm xúc, thái độ
5. Tính cách
4. Tổ chức
3. Lượng giá
2. Cởi mở
1. Cầu thị
Định nghĩa:
-
Cầu thị là sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin
-
Cởi mở là sự tham gia tích cực vào các hoạt
động học tập
-
Lượng giá là sự chấp nhận các giá trị
-
Tổ chức là quá trình hình thành những giá trị
chung cho một cộng đồng
-
Tính cách là sự hình thành một hệ thống giá
trị ở mỗi cá thể để điều khiển mọi hành vi
của người đó
Các động từ khởi đầu thường dùng:
Chấp nhận, phục vụ,cố gắng, thảo luận,
chia sẻ, hợp tác,hỗ trợ, tôn trọng, quan hệ,
tham gia, tổ chức, lắng nghe,cảm thụ, thể
hiện,…
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
cần:
Để xây dựng kế hoạch dạy học, người GV
+ Phân tích môn học
Người dạy cần giới thiệu và trình bày môn
học như một tổng thể thống nhất cho người học.
Sau đó phân tích tỉ mỉ hơn, xác định những nội
dung trọng tâm cần chú ý. Cần trình bày chương
trình học theo cấu trúc logic và sự tiến triển của
nó.
Để xây dựng kế hoạch môn học, GV cần:
+ Phân tích đặc điểm của người học
Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí - giáo dục,
đặc điểm xã hội của người học cho phép xây
dựng kế hoạch dạy học khả thi và dẫn đến sự
phát triển cho người học. Các phương pháp có
thể sử dụng để phân tích đặc điểm người học là
điều tra bằng phiếu, nghiên cứu hồ sơ học viên,
phỏng vấn…
Để xây dựng kế hoạch môn học, GV cần:
+ Phân tích môi trường học tập
Có hai khía cạnh cần quan tâm, đó là môi
trường tâm lí - xã hội, và môi trường vật chất để
lập kế hoạch chuẩn bị, điều kiện tâm lí, trí tuệ, xã
hội và vật chất thuận lợi cho tổ chức DH
+ Xây dựng kế hoạch dạy học
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG (GIÁO ÁN)
+ Định nghĩa: Kế hoạch bài giảng (giáo án) là sự
chuẩn bị của giáo viên đối với bài học. Trong đó giáo viên
xác định mục tiêu, các công việc và lôgic công việc mà họ
muốn diễn ra trong bài giảng cùng những cách thức thực
hiện chúng để đạt mục tiêu đã định
+ Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch bài giảng
- Kế hoạch bài giảng giúp giáo viên có ý tưởng rõ ràng
về dạy học (Các kết quả học tập cần đạt và làm thế nào
để giúp sinh viên đạt được kết quả đó)
- Kế hoạch bài giảng hình thành hồ sơ về các bài
người dạy đã giảng, tạo điều kiện xem lại việc thực hiện
bài giảng và tiến hành những bài giảng sau một cách
tốt hơn
+ Xây dựng kế hoạch bài giảng
Để xây dựng kế hoạch bài giảng cần trả lời các câu hỏi:
- Tại sao phải dạy học bài này? (ý nghĩa của bài học).
- Dạy học cần đạt được kết quả học tập như thế nào? (mục
tiêu).
- Dạy học cho ai? (Đặc điểm người học).
- Ai dạy? (Năng lực, phẩm chất của người dạy so với yêu cầu
thực hiện bài giảng...).
- Dạy cái gì? (Nội dung dạy học).
- Dạy như thế nào? (Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức dạy học).
- Dạy ở đâu? Môi trường học tập, tạo điều kiện cho dạy học.
- Dạy khi nào?
- Dạy trong bao nhiêu lâu?
+ Viết mục tiêu bài giảng
Mục phải nêu rõ cái mà người học phải đạt được trên 3
hình thức: kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi học xong bài
học
Viết mục tiêu cần cụ thể, giúp người dạy có thể kiểm tra
được sự tiến bộ của người học và sinh viên tự kiểm tra được kết
quả học tập của mình
Xây dựng mục tiêu bài học cần căn cứ vào mục tiêu
chung của môn học và trình độ của người học. Việc nghiên cứu
nội dung và phân tích các điều kiện khách quan, chủ quan để
viết mục tiêu vừa sức là rất cần thiết
Mục tiêu bài học phải bao hàm cả 3 lĩnh vực học tập của
sinh viên (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và phải diễn đạt bởi động
từ mô tả những hoạt động có thể quan sát và đo lường được để
thuận lợi cho việc đánh giá sau khi học xong. Sinh viên có thể đề
đạt nguyện vọng của mình trong xây dựng mục tiêu