Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH HÓA SINH

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2017

Đà Nẵng, tháng……năm……..


2


MỤC LỤC
BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN...............................................................3
BÀI 2:KHẢO SÁT GLUXIT CỦA ĐẬU HÀ LAN THEO PHƯƠNG PHÁP
BERTRAND
.....................................................................................................
25BÀI 3: ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN THEO PHƯƠNG PHÁP BIURE...............31
BÀI 4: SỬ DỤNG ENZYME PEROXIDASE TRONG CỦ CẢI TRẮNG ĐỂ XÁC
ĐỊNH HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN....................................................................33
BÀI
5:
XÁC
ĐỊNH
ĐỘ
CHUA
TOÀN
PHẦN


.....................................................................................................
36
BÀI 6: CHUẨN ĐỘ VITAMIM C THEO PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ...........38
BÀI 7: KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ENZYME AMYLASE....................................40

3


BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.

Kỹ thuật phòng thí nghiệm

1.1. Các điểm cần lưu ý để tránh tai nạn trong khi làm việc và thực tập
trong phòng thí nghiệm
1. Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm, không được sử dụng những máy móc,
dụng cụ khi chưa biết rõ cách sử dụng. Phải hiểu biết rõ tính chất của các
hóa chất để tránh tai nạn đáng tiếc.
2. Tất cả chai lọ đựng hóa chất đều có nhãn, khi dùng phải đọc kỹ tên và
nồng độ, dùng xong phải đậy đúng nút và để lại đúng chỗ cũ. Phần lớn các
hóa chất là độc nên phải hết sức cẩn thận.
3. Đối với các chất kiềm, acid đậm đặc phải lưu ý:
-

Không được hút bằng miệng.
Phải dùng ống đong hoặc bình nhỏ giọt.

-

Phải đổ acid hoặc kiềm vào nước khi cần pha loãng chúng.


-

Phải đặt nghiêng miệng ống nghiệm hoặc cốc về phía không có
người.

-

Khi acid bị đổ ra ngoài thì cho nhiều nước để làm loãng acid.

4. Khi theo dõi dung dịch đang sôi không được đưa mặt gần hay khi để một
chất lỏng (chất kiềm) vào cốc phải đưa ra xa. Khi đun một chất lỏng trong
ống nghiệm hay cho acid, kiềm vào phải đặt ống nghiệm nghiêng một góc
45O. Khi đun phải lắc đều và hướng miệng ống nghiệm về phía không có
người.
5. Khi làm việc với chất dễ cháy thì tuyệt đối:
Khi sử dụng các chất dễ cháy như ether, xăng, benzen, chloroform, natri,
kali cần chú ý:
-

Không dùng lửa ngọn và tránh xa lửa ngọn.

-

Không để chất dễ cháy bên cạnh nguồn sinh nhiệt (chất dễ cháy, dễ bốc hơi
có thể làm nổ hay bật nút, hơi bốc ra gặp ngọn lửa sẽ cháy, cả khi ngọn lửa ở
xa).
4



-

Khi chữa cháy phải bình tĩnh dập tắt ngọn lửa bằng khăn ướt hay bình chữa
cháy.
6. Khi làm việc với dụng cụ thủy tinh:
-

Kiểm tra kỹ dụng cụ trước khi dùng.

-

Tránh đổ vỡ.

-

Dụng cụ nào dùng cho việc đó. Khi đun, chỉ được đun bằng dụng cụ
thủy tinh chịu nhiệt.

-

Dụng cụ phải được rửa sạch trước và sau khi sử dụng.

-

Không dùng dụng cụ thủy tinh, chai lọ để chứa các chất kiềm mạnh
hoặc acid đậm đặc có tác dụng bề mặt ăn mòn thủy tinh như HF.

7. Khi làm việc với dụng cụ điện hoặc sử dụng điện tay phải khô, chỗ
làm việc phải khô. Kiểm tra kỹ nguồn điện và dây dẫn điện khi sử dụng.
1.2 Sơ cấp cứu trong phòng thí nghiệm

Sơ cấp cứu là biện pháp tạm thời đối với các trường hợp thương tích nhẹ
hoặc trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện như:
1.2.1. Bỏng
a. Bỏng do nhiệt (hay vật nóng)
-

Bỏng nhẹ: Lấy vải mùng tẩm dung dịch acid picric bão hòa đắp lên mặt vết
phỏng.

-

Bỏng nặng: Đắp nhẹ vải mùng tẩm dung dịch acid picric lên vết phỏng, sau
đó chuyển đi bệnh viện.
b. Phỏng do hóa chất
Việc trước tiên là ngâm vết thương vào chậu nước to hoặc để vết thương
dưới vòi nước chảy thật nhẹ. Sau đó mới trung hòa hóa chất. Chú ý các
trường hợp sau:
-

Bỏng do acid: Đắp vải mùng tẩm dung dịch bicarbonat natri (NaHCO 3)
8%.

-

Bỏng do kiềm: Đắp vải mùng tẩm dung dịch acid picric (C6H2(NO2)3OH)
3%.
5


1.2.2. Tai nạn về mắt

-

Acid hay brom vào mắt: Rửa mắt tức khắc nhiều lần bằng nước sạch, sau
đó tẩm mắt trong dung dịch bicarbonat natri 1%.

-

Chất kiềm vào mắt: Xử lý như trên rồi tẩm mắt bằng dung dịch acid boric
1%.
1.2.3. Ngộ độc
Khi bị chất độc vào miệng:
-

Acid: Xúc miệng nhiều lần bằng dung dịch bicarbonat natri 1%.

-

Kiềm: Xúc miệng nhiều lần bằng dung dịch acid 1%.

-

Các hóa chất khác: Xúc miệng nhiều lần bằng nước lạnh.
1.2.4. Nhiễm hơi độc

Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới rộng quần áo cho dễ thở. Hô hấp nhân
tạo trong lúc di chuyển đến bệnh viện.
1.2.5. Điện giật
Trước hết ngắt mọi cầu dao điện có liên quan đến phòng thí nghiệm. Nới
rộng quần áo nạn nhân sau khi đem ra nơi thoáng. Hô hấp nhân tạo trong khi
chờ chuyển đến bệnh viện nếu là trường hợp nặng.

1.2.6. Hỏa hoạn
-

Ngọn lửa nhỏ: dập tắt bằng khăn, vải bố ướt hay cát.

-

Lửa bắt đầu cháy quần áo: lăn vài vòng dưới đất để dập tắt ngọn lửa,
trong khi các bạn lấy vải ướt trùm lên chỗ cháy và ép sát cho đến
khi lửa tắt. Tránh chạy hoảng.

-

Dùng bình chửa cháy trước phòng thí nghiệm để dập lửa.

Lưu ý: Sinh viên phải báo ngay cho nhân viên phòng thí nghiệm hoặc giáo
viên hướng dẫn về mọi sự cố trong phòng thí nghiệm.

6


II. Kỹ thuật Hóa Sinh
2.1. Các dụng cụ thường dùng trong thực tập sinh hóa
2.1.1. Cách rửa các dụng cụ
Độ sạch của các dụng cụ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thí nghiệm, do đó
rửa dụng cụ hóa học là một phần kỹ thuật phòng thí nghiệm mà sinh viên
cần phải biết. Để chọn phương pháp rửa dụng cụ trong từng trường hợp
riêng biệt thường phải biết tính chất của những chất làm bẩn dụng cụ. Sau đó
sử dụng tính chất hòa tan của những chất bẩn này trong nước nóng hay trong
nước lạnh, trong dung dịch kiềm, acid, trong các muối hay các dung môi hữu

cơ. Thường dùng cây cọ rửa hoặc dùng bàn chải chà xát vào các dụng cụ
(dùng cây cọ rửa phải chú ý vì ngọn cây cọ có thể làm thủng đáy dụng cụ).
Các dụng cụ sau khi rửa sạch chất bẩn được ngâm vào dung dịch sulfocromic (hỗn hợp của K2Cr2O7 10% và H2SO4 đậm đặc cùng tỉ lệ thể tích)
trong một ngày; sau đó đem rửa sạch với nước máy và tráng một lần với
nước cất, xong để vào tủ sấy khô. Dụng cụ thủy tinh được gọi là sạch khi
nước trên thành không tạo thành những giọt riêng mà dàn mỏng đều.
2.1.2. Các loại dụng cụ và cách sử dụng
a. Ống nghiệm
Ống nghiệm thường là hình trụ có thể tích khác nhau . không được
đun nóng ngay tại đáy ống nghiệm mà ngọn lửa phải được để vào
thành của ống. (Hình 1.1.)
Điều kiện khi đun nóng một dung dịch trong ống nghiệm:
-

Dung dịch không được nhiều quá 1/3 ống nghiệm.

-

Ống nghiệm được giữ nghiêng khoảng 45O luôn luôn lắc hoặc khuấy đều.
b. Ống hút (pipet)
Có nhiều loại ống hút thông dụng:

-

Loại có bầu an toàn: Dùng để hút những dung dịch độc.

-

Loại có hai vạch: Thể tích ghi trên ống là thể tích giữa hai vạch.
Loại bình thường có phân độ.

7


Đối với các loại chất lỏng độc, ta dùng một quả bóp cao su đặc biệt gắn vào
đầu ống hút, quả bóp này có thể hút hoặc để chất lỏng tự do nhờ một hế
thống khóa (valve).
* Cách sử dụng: (Hình 1.2)
+ Tráng ống hút bằng một lượng nhỏ dung dịch sẽ hút.
+ Hút dung dịch lên đến bên trên vạch ngang.
+ Lấy ngón trỏ bịt đầu trên ống hút lại (ngón trỏ phải sạch,
khô), lau sạch bên ngoài đầu ống hút bằng giấy thấm.
+ Nâng ống lên cao cho vạch chia độ trên ống hút ngang tầm mắt, đầu ống
dựa vào thành bình rồi cho dung dịch chảy từ từ theo thành bình đến khi đã
lấy đủ thể tích cần dùng cho thí nghiệm thì ngưng (lúc này cần quan sát mực
nước cong tiếp xúc với vạch trên ống hút)
+ Giữ ống hút thẳng đứng rồi chuyển qua bình hứng, đặt đầu ống hút chạm
vào thành bình rồi buông ngón trỏ đểvdung dịch chảy tự do (bình hứng phải
để hơi nghiêng).
+ Khi dung dịch ngưng không chảy nữa, ta xoay đầu ống hút 2-3 vòng trước
khi lấy ống hút ra khỏi bình (không thổi vào ống hút để đuổi giọt thừa còn
lại trong ống). + Khi đọc thể tích cần chú ý đọc theo mặt cầu lõm của chất
lỏng không màu hoặc trong suốt như nước, đọc theo mặt cầu lồi đối với chất
lỏng có màu sậm như dung dịch chứa iod.
c. Micropipet
-

Chỉnh thể tích trong khoảng sử dụng của pipet bằng cách vặn nút phía trên
đầu pipet cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi các chữ số hiện
rõ đúng thể tích cần dùng.


-

Gắn đầu tip lấy hóa chất vào đầu pipet sao cho khít với đầu pipet. - Giữ
pipet thẳng đứng rồi dùng ngón tay cái nhấn nút đến mức vừa cứng tay đầu
tiên. Sau đó cho đầu tip ngập dưới bề mặt dung dịch khoảng 2-3 mm và

8


nhẹ nhàng buông nút để hút dung dịch. Cẩn thận nhấc pipet ra khỏi dung
dịch, chạm nhẹ đầu tip vào thành dụng cụ đựng để gạt bỏ dung dịch thừa.
-

Bơm dung dịch vào dụng cụ đựng bằng cách nhấn nút tới mức cuối cùng
sao
cho không còn dung dịch bám trên thành tip.
* Lưu ý: Cần tráng tip mới vài lần bằng dung dịch sắp hút trước khi lấy
hóa chất, đặc biệt khi dung dịch cần lấy có độ nhớt và tỉ trọng khác với
nước.
d. Ống chuẩn độ (Buret)
Được gắn trên giá và có một khóa để điều chỉnh lượng dung
dịch chảy ra trên ống có phân độ.
* Cách sử dụng:
+ Kiểm tra xem khóa đã được bôi vaselin để tránh chảy nước,
hoặc xem có bị quá xít, khó vặn không.
+ Tráng một lần với nước cất và một lần với dung dịch định dùng để
chuẩn độ.
+ Đổ đầy dung dịch vào ống lên đến mức trên số 0.
+ Dùng tay trái mở khóa cho dung dịch chảy từ từ cho đến khi mực
dung dịch tiếp xúc với vạch 0 (nếu một giọt dung dịch còn dính lại đầu ống

chuẩn độ thì phải lấy ra bằng cách chạm vào thành bình chứa).
e. Ống đong (Cylinder)
Có dung tích thay đổi từ 5 mL đến 2 L, có thể có mặt đáy và
được phân độ (hình 1.4), tùy sự phân độ này chỉ gần đúng nhưng thể
tích toàn phần vẫn đúng nhất. Vì thế không nên
dùng ống đong để chia những lượng quá nhỏ

Hình 1.4. Ống đong

f. Bình tam giác (Erlenmeyer)
Được sử dụng rộng rãi ớ các thí nghiệm phân tích (chuẩn độ). Bình
tam giác có nút mài được gọi là “Bình xác định chỉ số iod”.

9


g. Bình chiết
Dùng để tách riêng những dung dịch lỏng không hòa tan với nhau (ví
dụ nước và dầu). Khi lắc bình chiết, ngón tay phải
giữ nút ở đầu trên và khóa ở đầu dưới bình
h. Bình hút ẩm (Desiccator):

Hình 1.5. Bình chiết

Là dụng cụ thủy tinh có thành dày và có nắp, dùng để làm khô
mẫu từ từ và để bảo quản những chất dễ hút hơi ẩm từ không
Hình 1.6. Bình hút ẩm

khí. Phần dưới của bình có đặt những chất hút ẩm. Muốn mở nắp bình phải
đẩy nắp về một phía, tránh nhắc nắp lên cao.

i. Bình hút chân không:
Được sử dụng khi bơm chân không để lọc. Bình có ống nhánh
ở phần trên, ống nhánh này được nối với bơm chân không
j. Ống sinh hàn:

Hình 1.7. Bình chân không hút

Là dụng cụ để làm lạnh và ngưng hơi. Tùy theo điều kiện mà chất
lỏng được tạo thành trong ống sinh hàn khi làm lạnh hơi hoặc đi sang bình
thu hoặc là trở lại bình đun nóng. Sự khác nhau về chức năng của ống sinh
hàn quyết định hình dạng và tên gọi của chúng. Khi nối ống sinh hàn cần
tuân theo quy tắc: Nước đi vào từ đầu thấp ở phía dưới và đi ra từ đầu phía
trên.
k. Bình định mức:
Là dụng cụ tối cần thiết đối với các thí nghiệm phân tích. Chúng là
những bình cầu đáy bằng có nút thủy tinh mài nhám. Bình định mức dùng để
pha loãng một dung dịch bất kỳ đến một thể tích xác định hoặc để hòa tan
một chất nào đó trong một dung môi với thể tích xác định
Khi cho dung dịch vào bình định mức cổ hẹp, phải dùng phễu, xong
đậy nắp chặt và dốc ngược bình nhiều lần để trộn đều. Khi cho nước gần tới
vạch, cẩn thận dùng ống hút đưa thêm từng giọt đến vạch mức.
10


2.2. An toàn khi làm việc với axit và kiềm
2.2.1. An toàn khi làm việc với axit:
Khi pha loãng, luôn phải cho axit vào nước trừ phi được dùng trực
tiếp.
Giữ để axit không bắn vào da hoặc mắt bằng cách đeo khẩu trang,
găng tay và kính bảo vệ mắt. Nếu làm văng lên da, lập tức rửa ngay bằng

một lượng nước lớn.
Luôn phải đọc kỹ nhãn của chai đựng và tính chất của chúng.
H2SO4: Luôn cho acid vào nước khi pha loãng, sử dụng khẩu trang và
găng tay để tránh phòng khi văng acid
Các acid dạng hơi (HCl) thao tác trong tủ hút và mang găng tay, kính
bảo hộ.
2.2.2. An toàn khi làm việc với kiềm
Kiềm có thể làm cháy da, mắt gây hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp.
Mang găng tay cao su, khẩu trang khi làm việc với dung dịch kiềm đậm đặc.
Thao tác trong tủ hút, mang mặt nạ chống độc để phòng ngừa bụi và hơi
kiềm.
Amoniac: là một chất lỏng và khí rất ăn da, mang găng tay cao su,
khẩu trang, thiết bị bảo vệ hệ thống hô hấp. Hơi amoniac dễ cháy, phản ứng
mạnh với chất oxy hoá, halogen, axit mạnh. Amoni hydroxyt: chất lỏng ăn
da, tạo hỗn hợp nỏ với nhiều kim loại nặng: Ag, Pb, Zn ... và muối của
chúng.
Kim loại Na, K, Li, Ca: phản ứng cực mạnh với nước, ẩm, CO 2,
halogen, axit mạnh, dẫn xuất clo của hydrocacbon. Tạo hơi ăn mòn khi cháy.
Cần mang dụng cụ bảo vệ da mắt. Chỉ sử dụng cồn khô khi tạo dung dịch
11


natri alcoholate, cho vào từ từ. Tránh tạo tinh thể cứng khi hoà tan. Tương tự
khi hoà tan với nước, đồng thời phải làm lạnh nhanh. Oxit canxi rất ăn da,
phản ứng cực mạnh với nước, cần bảo vệ da mắt, đường hô hấp do dễ nhiểm
bụi oxi Natri và kali hydroxyt: rất ăn da, phản ứng cực mạnh với nước. Các
biện pháp an toàn như trên, cho từng viên hoặc ít bột vào nước chứ không
được làm ngược lại.
2.3. Quy tắc làm việc với hóa chất thí nghiệm
2.3.1. Hoá chất thí nghiệm

Các hoá chất dùng để phân tích, làm tiêu bản, tiến hành phản ứng, ...
trong phòng thí nghiệm được gọi là hóa chất thí nghiệm.
Hoá chất có thể ở dạng rắn (Na, MgO, NaOH, KCl, (CH3COO)2...; lỏng
(H2SO4,
aceton, ethanon, chloroform, ...) hoặc khí (Cl 2, NH3, N2, C2H2 ...) và mức độ
tinh khiết khác nhau:
-

Sạch kỹ thuật (P): độ sạch > 90%

-

Sạch phân tích (PA): độ sạch < 99%

- Sạch hóa học (PC): độ sạch > 99%
Hóa chất có độ tinh khiết khác nhau được sử dụng phù hợp theo những yêu
cầu khác nhau và chỉ nên sử dụng hóa chất còn nhãn hiệu.
2.3.2. Nhãn hiệu hoá chất
Hóa chất được bảo quản trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa đóng kín có nhãn
ghi tên hoá chất, công thức hóa học, mức độ sạch, tạp chất, khối lượng tịnh,
khối lượng phân tử, nơi sản xuất, điều kiện bảo quản.

12


2.4. Cách sử dụng và bảo quản hoá chất
Khi làm việc với hóa chất, nhân viên phòng thí nghiệm cũng như sinh viên
cần hết sức cẩn thận, tránh gây những tai nạn đáng tiếc cho mình và cho mọi
người. Những điều cần nhớ khi sử dụng và bảo quản hóa chất được tóm tắt
như sau:

-

Hóa chất phải được sắp xếp trong kho hay tủ theo từng loại (hữu ơ, vô cơ,
muối, acid, bazơ, kim loại, ...) hay theo một thứ tự a, b, c để khi cần dễ tìm.

-

Tất cả các chai lọ đều phải có nhãn ghi, phải đọc kỹ nhãn hiệu hóa chất
trước khi dùng, dùng xong phải trả đúng vị trí ban đầu.

-

Chai lọ hóa chất phải có nắp. Trước khi mở chai hóa chất phải lau sạch
nắp, cổ chai, tránh bụi bẩn lọt vào làm hỏng hóa chất đựng trong chai.

-

Các loại hóa chất dễ bị thay đổi ngoài ánh sáng cần phải được giữ trong
chai lọ màu vàng hoặc nâu và bảo quản vào chổ tối.

-

Dụng cụ dùng để lấy hóa chất phải thật sạch và dùng xong phải rửa ngay,
không dùng lẫn nắp đậy và dụng cụ lấy hóa chất.

-

Khi làm việc với chất dễ nổ, dễ cháy không được để gần nơi dễ bắt lửa. Khi
cần sử dụng các hóa chất dễ bốc hơi, có mùi,... phải đưa vào tủ hút, chú ý
đậy kín nắp sau khi lấy hóa chất xong.


13


-

Không hút bằng pipette khi chỉ còn ít hóa chất trong lọ, không ngửi hay
nếm thử hóa chất.

-

Khi làm việc với acid hay base mạnh:
Bao giờ cũng đổ acid hay base vào nước khi pha loãng (không được đổ
nước vào acid hay base); Không hút acid hay base bằng miệng mà phải dùng
các dụng cụ riêng như ống bóp cao su. Trường hợp bị bỏng với acid hay base
rửa ngay với nước lạnh rồi bôi lên vết bỏng NaHCO31% (trường hợp bỏng
acid) hoặc CH3COOH 1%
(nếu bỏng base). Nếu bị bắn vào mắt, dội mạnh với nước lạnh hoặc NaCl
1%.
Trường hợp bị hóa chất vào miệng hay dạ dày, nếu là acid phải súc miệng
và uống nước lạnh có MgO, nếu là base phải súc miệng và uống nước lạnh
có CH3COOH1%.
III. Cách pha chế các dung dịch dùng trong thí nghiệm hóa sinh
A. Lý thuyết
1. Dung dịch
Dung dịch là hỗn hợp của hai hay nhiều chất tác động tương hỗ với
nhau về mặt vật lý và hóa học. Trong dung dịch gồm có chất hòa tan và dung
môi. Nếu chất hòa tan ở dạng rắn thì gọi là chất tan, nếu là chất lỏng thì gọi
là dung chất.
Tùy theo tính chất của dung môi mà phân thành dung dịch nước và

dung dịch khan. Phần lớn các dung dịch acid, base, muối trong phòng thí
nghiệm là dung dịch nước, dùng dung môi là nước. Một số chất khác tan
trong dung môi hữu cơ.
Hàm lượng chất hòa tan trong dung dịch thể hiện ở nồng độ dung
dịch. Có nhiều cách biểu thị nồng độ khác nhau. Mỗi cách sẽ tiện dụng trong
chuẩn bị, phân tích và tính toán khác nhau.
1.1. Các đơn vị nồng độ dung dịch

14


a) Nồng độ phần trăm (%)
i) Nồng độ phần trăm khối lượng - khối lượng, % (w/w): là số gam chất tan
có trong 100g dung dịch.
Ví dụ: dung dịch NH4Cl 5% (w/w) là trong 100g dung dịch có chứa
5g NH4Cl ii) Nồng độ % khối lượng - thể tích (w/v): là số g chất tan có
trong 100ml dung dịch.
Ví dụ: dung dịch CuSO4 10% (w/v) là trong 100ml dung dịch chứa
10g CuSO4 iii) Nồng độ phần trăm thể tích - thể tích, % (v/v): là số ml dung
chất có trong 100ml dung dịch.
Ví dụ: dung dịch glycerine 10% (v/v) là trong 100ml dung dịch chứa
10ml glycerine.
b) Nồng độ gam-lit (g/L): là số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
c) Nồng độ phân tử gam hay nồng độ mol (Mol/L) hay M: là số phân tử gam
(hay số mol) chất tan trong 1 lít dung dịch.
Ví dụ: Dung dịch KH2PO4 M/15 là trong 1000ml dung dịch chứa
M/15 phân tử gam KH2PO4.
d) Nồng độ đương lượng (N): là số đương lượng gam (đlg) chất tan có trong
1 lit dung dịch.
Số đương lượng chất tan = số mol (n) x hệ số đương lượng (z)

Hệ số đương lượng (z): phụ thuộc vào bản chất của chất đó và phản
ứng mà chất đó tham gia.
i) Nếu phản ứng là phản ứng acid, base: z là số ion H+ hay OH- mà 1 phân tử,
ion của chất đó tác dụng vừa đủ.
Ví dụ: Phản ứng giữa HCl và NaOH
H2SO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + 2
+

H2O H2SO4 → 2 H  z = 2
-

NaOH → 1 OH  z = 1

15


ii) Nếu phản ứng là phản ứng ôxy – hóa khử: z là số electron mà 1 phân tử, ion
của chất đó cho hay nhận.

Ví dụ:

2 Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2
-

NaI I + 1e → I  z = 1
2+

+

S - 1e → S  z = 1

e) Nồng độ dung dịch bão hòa: là nồng độ dung dịch khi tối đa chất hòa
tan có mặt trong dung dịch.
f) Đơn vị nồng độ dùng trong các phép phân tích vi lượng :
-

Nồng độ mg/mL: số mg chất tan trong 1mL dung dịch

-

Miligam phần trăm, mg%: mg chất hòa tan trong 100g dung dịch.

-

Microgam phần trăm, µg%: là số µg chất hòa tan trong 100g dung
dịch.

-

Phần nghìn, /00: số g chất hòa tan trong 1000g dung dịch.

-

Phần triệu, ppm: số mg chất hòa tan trong 1kg hay 1 lít dung dịch.

-

Phần tỷ, ppb: số µg chất hòa tan có trong 1kg hay 1 lít dung dịch

0


1.2. Cách pha dung dịch có nồng độ xác định
a) Pha dung dịch có nồng độ phần trăm theo khối lượng % (w/w)
i) Chất tan là chất rắn khan:
a.b
X=
100
Trong đó:

X – Số gam chất tan lấy để

pha

a – Số phần trăm dung

dịch muốn pha

b – Khối lượng

dung dịch cần pha

Ví dụ: Pha 500g dung dịch NaOH 40% (w/w)
40 x 500
X=

= 200
16


100
Lượng nước cần thiết: 500-200=300g (hay 300ml)

Vậy, cân 200g NaOH và đong 300 ml nước cất, hòa tan ta được 500g dung
dịch NaOH 40%
ii) Chất tan là chất rắn ngậm nước (CuSO4.5H2O; Na2HPO4.12H2O;...)
Khi pha dung dịch cần phải tính thêm lượng nước kết tinh có sẵn.
a.b
X=
w
Trong đó:

X – Số gam chất tan lấy để pha

a – Số phần trăm dung dịch muốn pha
b – Khối lượng phân tử ngậm nước
w – Khối lượng phân tử không ngậm
nước
Ví dụ: Pha dung dịch CuSO4 10% (w/w) từ CuSO4.5H2O, trong đó:
M(CuSO4) = 160 và M(CuSO4.5H2O) = 250.
10 x 250
X=

= 15,6
160

Lượng nước cất thêm vào: 100 -15,6 = 84,4g (hay ml)
Vậy, cân 15,6g CuSO4.5H2O, đong 84,4ml nước cất, hòa tan ta được 100g
dung dịch CuSO4 10%
b) Pha dung dịch loãng từ một dung dịch đậm đặc hơn: Ví
dụ: Pha 500g dung dịch NaOH 5% từ dung dịch NaOH 10%
Lượng NaOH cần để pha dung dịch 5% là: X = (5*500)/100 = 25g Lượng
dung dịch NaOH 10% cần dùng là: Y = (100*25)/10 = 250g Lượng nước cất

thêm vào: 500250 = 250g.
Vậy, đong 250ml nước cất và 250g dd NaOH 10%, hòa tan ta được 500g
NaOH 5%.
c) Pha dung dịch bão hoà:
17


Lấy chất tan cần pha vào becher, thêm một ít nước cất và khuấy cho
tan. Nếu sau khi khuấy, chất tan không tan hết lắng xuống thì phần dung
dịch phía trên là dung dịch bão hòa. Nếu chất tan tan hết, thêm chất tan và
tiếp tục khuấy, cứ như thế cho đến khi chất tan không còn tan được nữa.
d) Pha dung dịch có nồng độ % theo thể tích
i) Chất tan là chất rắn khan
Cân lượng chất tan cần thiết, chuyển sang bình định mức, dùng nước
cất hòa tan và định mức đến thể tích đúng.
Ví dụ: Pha 1 lít dung dịch NaCl 5% (w/v)
5 x 1000
Lượng NaCl cần

= 50
gam 100

Vậy, cân 50g NaCl, hòa tan và định mức thành 1 lít bằng nước cất, ta
được 1 lít dung dịch NaCl 5%. ii) Chất tan là chất rắn ngậm nước
(CuSO4.5H2O; Na2HPO4. 12H2O;...)
Khi pha dung dịch ta cần phải tính đến lượng nước kết tinh có sẵn giống
như ở phần a.
iii) Chất tan dạng lỏng: Một số chất tan ở dạng lỏng như HCl, H2SO4 ...
Việc cân không thuận lợi, có thể đưa về đơn vị thể tích theo công thức
V = M/d

V: Thể tích chất lỏng;
M: khối lượng chất lỏng cần
cân;

d: tỷ trọng chất lỏng

Chú ý: Các hóa chất lỏng bán trên thị trường thường không ở dạng nguyên
chất mà là các dung dịch đậm đặc. Giới hạn hòa tan tối đa được tính bằng %
thể tích và thay đổi tùy theo loại hóa chất.
Ví dụ như H2SO4: 95-98%; HCl: 37%; H3PO4: 65-85%; NH4OH: 25%.
Do đó khi pha các dung dịch từ các loại hóa chất này ta phải chú ý đến nồng
độ của dung dịch đậm đặc kết tinh có sẵn.
100.a
18


X=
b
Trong đó:

X – Số gam chất tan lấy

để pha

a – Nồng độ dung

dịch cần pha

b – Nồng


độ chất tan hiện có

Ví dụ: Pha dung dịch HCl 10%
100 x 10
X=
= 27,03 gam
37
Như vậy, ta phải cần một lượng 27,3 gam HCl hay 27,3/1,19=23ml HCl
(dHCl=1,19) và cần thêm 1 lượng nước: 100-27,03=72,97 ml H2O vì dH2O=1
Do việc sử dụng các loại bình định mức làm cho việc pha chế dung dịch thí
nghiệm trở nên đơn giản và chính xác vì vậy ngày nay đa số các dung dịch
thí nghiệm được pha chế theo nồng độ khối lượng - thể tích (w/v). e) Pha
dung dịch nồng độ phân tử gam
i) Chất tan là chất rắn khan
Muốn pha dung dịch nồng độ 1M của một chất nào đó, ta tính khối lượng
phân tử chất đó (hoặc tra bảng) theo đơn vị gam. Cân chính xác lượng chất
tan, qua phễu cho vào bình định mức có dung tích 1 lít. Cho vào từng lượng
nước cất nhỏ, lắc để hòa tan hoàn toàn và đưa nước cất tới mức. Chuyển
dung dịch sang bình chứa, lắc để trộn đều đồng nhất.
Khi phải đun nóng dung dịch để hòa tan, hoặc quá trình hòa tan có toả nhiệt thì
O

phải chờ nhiệt độ trở lại bình thường (20 C) rồi mới thêm nước tới vạch
định mức.
Ví dụ: Pha 1 lít dung dịch KOH 1M
Phân tử lượng của KOH: MKOH = 39 +16 +1 =56
Lượng KOH để pha 1 lít dung dịch 1M là: 56g

19



Vậy, cân 56g KOH, hòa tan trong 1 ít nước, cho vào bình định mức 1000.
Đây là phản ứng tỏa nhiệt, cần làm nguội dung dịch trước khi định mức
thành 1 lít. Nếu muốn pha dung dịch 2M; 3M hay 0,1M; 0,05M ta cũng tiến
hành tương tự với lượng cân tương ứng
Ví dụ: Cần 0,5 L dung dịch K2C2O7 0,1M
K2C2O7 = 294,2 g
Để chuẩn bị 1 L dung dịch K2C2O7 0,1M cần lấy 0,1 phân tử gam
nghĩa là 29,42g K2C2O7.
Để chuẩn bị 0,5 L ta chỉ cần 29,42g x 0,5 = 14,71g pha trong bình định mức
500 mL. ii) Chất tan là chất rắn ngậm nước: khi tính lượng chất tan cần cân
phải tính luôn cả khối lượng các phân tử nước. iii) Chất tan dạng lỏng: nếu
chất tan là dung dịch, ta phải tính toán dựa vào nồng
độ dung dịch đó.
M x 100
X=
xC
Trong đó:

C
X – Khối lượng chất tân cần cân
M – Khối lượng mol
C – Nồng độ thực của dung dịch

CM – nồng đô mol
Ví dụ: Pha 1 lít dung dịch HCl 1N từ HCl
37% Phân tử lượng HCl: MHCl = 1+35,5
= 36,5
36,5 x 100
X=


x 1= 98,65 gam
37

Hay X = 98,65/1,19 = 83ml
Vậy, đong 83ml HCl 37% cho vào bình định mức 1000 có sẵn 1 ít nước,
định mức thành 1 lít.
f) Pha nồng độ đương lượng (N)
Dung dịch nguyên chuẩn 1N chứa 1 đương lượng gam chất tan trong
1 L. Đương lượng gam sẽ được định nghĩa theo mỗi trường hợp riêng từ
phương trình phản ứng dùng trong lúc định phân.
20


+ Trong sự định phân acid hay base:
Đương lượng gam của acid là khối lượng chất đó có thể cho ra trong phản
ứng1 ion gam H+.
Đương lượng gam của một base là khối lượng chất đó có thể cho ra trong
phản ứng 1 ion gam OHVí dụ:
a. H+ + Cl- + Na+ + OH-

=> Na+ + Cl- + H2O

1 phân tử gam HCl cho ra 1 ion gam H+
Vậy đương lượng gam HCl = 1 phân tử gam HCl
b. 2H+ + SO42- + 2Na+ + 2OH- → 2Na+ + SO42+ 2H2O 1 phân tử gam H2SO4 cho ra 2 ion
gam H+
Vậy đương lượng gam H2SO4 = 1/2 phân tử gam H2SO4
c. Một phân tử gam NaOH cho ra 1 ion gam OH Vậy 1 đương lượng gam NaOH = 1 phân tử
gam NaOH.

-

Một dung dịch nguyên chuẩn HCl chứa 36,5g HCl trong 1 L

-

Một dung dịch nguyên chuẩn H 2SO4 chứa 98g/2 = 49 gam H2SO4
trong 1 lít.
Con số 1 hay 2 được dùng để chia phân tử gam trong những thí dụ

trên được gọi là hệ số nguyên chuẩn độ.
+ Trong trường hợp phản ứng oxy hóa khử:
Muốn tìm đương lượng của 1 chất trong hệ thống oxy hóa khử, người ta đem
chia phân tử gam cho số điện tử trao đổi trong phản ứng mà chất đó tham
gia.
Ví dụ:
2Na2S2O3 + I2
I2 + 2e

Na2S4O6 + 2NaI
2I -

2S2O3 − − 2e − → 2S4O6 −
21


Số điện tử trao đổi ở phản ứng này là 1. Do đó N=M/1
Cách pha: việc pha dung dịch nồng độ đương lượng gam (N) cũng tương tự
như pha nồng độ phản ứng gam (M) nhưng thay đổi phân tử gam (M) bằng
đương lượng gam (N).

1.3. Hiệu chỉnh nồng độ dung dịch
Khi pha hóa chất, có nhiều nguyên nhân làm cho nồng độ dung dịch không
chính xác như việc cân đong không chính xác, các hóa chất không tinh khiết
hay bị hút ẩm. Thời gian tàng trữ lâu nên chất tan bị thăng hoa, bị oxy hóa,
dung môi bay hơi, vì vậy phải kiểm tra nồng độ thực của các dung dịch pha
sẵn dựa vào các dung dịch có nồng độ chính xác được gọi là dung dịch
chuẩn (fixanal). a) Dung dịch chuẩn
Dung dịch chuẩn là các dung dịch được chuẩn bị sẵn, đảm bảo chính xác và
được dùng để định chuẩn các dung dịch tự pha chế khi làm thí nghiệm. Các
chất dùng trong dung dịch chuẩn phải khá bền vững sao cho nồng độ của
chúng không thay đổi nhanh chóng theo thời gian.
Pha dung dịch chuẩn, ta phải dùng ống chuẩn. Ống chuẩn là một ống ampun
thủy tinh hay nhựa đóng kín. Bên trong chứa một lượng cân chính xác chất
tan hoặc dung dịch chất tan. Khi chuyển hết lượng chất tan trong ống vào
bình định mức và pha thành 1 lít ta được dung dịch chuẩn có nồng độ đã ghi
trên nhãn ngoài ống.
Cách pha dung dịch chuẩn từ ống chuẩn :
-

Dùng đinh thủy tinh chọc thủng ampun, hứng lên phểu vào bình định mức,
dùng bình tia rửa sạch chất tan có trong ampun vào bình định mức 1 lit, vừa
thêm nước cất vừa lắc và đưa nước cất tới vạch mức.

-

Đối với các hợp chất bền vững, có thành phần không thay đổi như NaCl,
AgNO3, acid oxalic, ... có thể pha dung dịch chuẩn trực tiếp bằng cách cân
chính xác chất cần pha, pha loãng và định mức tới thể tích đúng.

-


Đối với các chất như NaOH, HCl, Na2S2O3, ... không thể pha ngay được
dung dịch chuẩn, do các chất này thường không bền vững và dễ thay đổi
thành phần, vì vậy sau khi pha phải hiệu chỉnh lại nồng độ.
22


Ví dụ: NaOH thường nhiễm một lượng Na2CO3 rất dễ chảy nước, HCl dễ
bay hơi, Na2S2O3 dễ bị mất nước tinh thể khi để ngoài không khí. b)
Phương pháp hiệu chỉnh nồng độ dung dịch
Đối với các chất dễ thay đổi thành phần khi ở dạng rắn, nếu muốn pha dung
dịch có nồng độ chính xác, ta pha dung dịch có nồng độ gần đúng, sau đó
hiệu chỉnh nồng độ của dung dịch dựa vào phản ứng với một dung dịch
chuẩn thích hợp
1.4. Dung dịch đệm:
1.2.1. Định nghĩa dung dịch đệm
pH môi trường làm thay đổi cấu trúc không gian protein vì một số amino
acid có mạch nhánh phân ly (COO- và NH4+ tạo liên kết ion). Họat động tối
ưu của protein phụ thuộc vào cấu trúc không gian nhất định trong môi
trường, nghĩa là phụ thuộc vào tỉ lệ phân ly của mạch nhánh thành ion, hay
nói tóm lại là phụ thuộc vào pH môi trường.
Dung dịch đệm là dung dịch có pH không thay đổi nhiều lắm khi một lượng
nhỏ acid (H+) hoặc base (OH-) được thêm vào. Như vậy, dung dịch đệm bao
gồm một cặp acid base liên hợp (acid yếu và muối của acid yếu này hoặc
base yếu và muối của base này) và tỉ lệ của chúng sẽ quyết định pH của
dung dịch.
Việc pha dung dịch đệm tuân theo nguyên tắc chọn cặp acid – base có hằng
số phân ly pK A/B gần với pH đệm muốn pha và phối trộn chúng với số mol
bằng nhau. Thí dụ, để có đệm pH ở giá trị 4.75, chọn cặp acid - base
CH3COOH (0,1M)/CH3COONa (0,1M). Nếu thêm vào dung dịch 0.001

mol HCl thì pH của hệ vẫn chỉ ở mức 4.748 gần bằng 4.75. Nghĩa là pH thay
đổi rất ít. * Dung dịch đệm borat:
-

Dung dịch acid boric (a): 12,404 g H3BO3 hòa tan và định mức đến 1000
ml

-

Dung dịch borat (b): 19,108 g Na2B4O7.10H2O hòa tan và định mức đến
1000 ml Dung dịch đệm borat có pH khác nhau phụ thuộc vào số ml dung
dịch (a) và dung dịch (b) theo bảng dưới đây:
23


A
9,80
9,70
9,40
9,00
8,75
8,50
8,00
7,70
7,50
7,00

b
0,2
0,6

0,6
1,0
1,25
1,50
2,0
2,30
2,50
3,00

pH
6,60
6,77
7,09
7,36
7,50
7,60
7,78
7,88
7,94
8,08

a
6,50
6,00
5,50
5,00
4,50
4,00
3,00
2,00

1,00
0,00

b
3,50
4,00
4,50
5,00
5,50
6,00
7,00
8,00
9,00
10,0

pH
8,20
8,31
8,41
8,51
8,60
8,69
8,84
8,98
9,11
9,24

*Dung dịch đệm citrate (pH = 3,0 – 6,2)
-


Dung dịch acid citric 0,1M (a): 21,01 g C6H8O7.H2O hòa tan và định mức
đến 1000 ml.

-

Dung dịch trinatri citrate 0,1M (b): 29,41 g C6H5O7Na3.2H2O hòa tan và
dẫn nước đến 1000 ml.
Dung dịch đệm citrate có giá trị pH khác nhau phụ thuộc vào số ml dung
dịch (a) và số ml dung dịch (b) theo bảng sau:
A
46,5
43,8
40,0
37,0
35,0
33,0
31,0
28,0
25,5

b
3,50
6,20
10,0
13,0
15,0
17,0
19,0
22,0
24,5


pH
3,0
3,2
3,4
3,6
3,8
4,0
4,2
4,4
4,6

a
23,0
20,5
18,0
16,0
13,7
11,8
9,5
7,2
-

b
27,0
29,5
32,0
34,0
36,3
38,2

40,5
42,8
-

pH
4,8
5,0
5,2
5,4
5,6
5,8
6,0
6,2
-

*Dung dịch đệm phosphate (pH = 5,7 – 8,0)
-

Dung dịch mononatri orthophosphate 0,2M (a): 27,8 g NaH2PO4 hòa tan và
định mức đến 1000 ml.

-

Dung dịch dinatri hydrophosphate 0,2M (b): 53,05 g Na2HPO4.7H2O hoặc
71,7 g Na2HPO4.12H2O hòa tan và định mức đến 1000 ml.

24


Dung dịch đệm phosphate có pH khác nhau phụ thuộc vào số ml dung dịch

(a) và số ml dung dịch (b) định mức đến 200 ml.

a
93,5
92,0
90,0
87,7
85,0
81,5
77,5
73,5
68,5
62,5
56,5
51,0

b
6,50
8,00
10,0
12,3
15,0
18,5
22,5
26,5
31,5
37,5
53,5
49,0


pH
5,6
5,8
5,9
6,0
6,1
6,2
6,3
6,4
6,5
6,6
6,7
6,8

a
45,0
39,0
33,0
28,0
23,0
19,0
16,0
13,0
10,5
8,50
7,00
5,30

b
55,0

61,0
67,0
72,0
77,0
81,0
84,0
87,0
89,5
91,5
93,0
94,7

pH
6,9
7,0
7,1
7,2
7,3
7,4
7,5
7,6
7,7
7,8
7,9
8,0

*Dung dịch đệm Na2HPO4 – KH2PO4 (pH = 5,0 – 8,0)
-

Dung dịch dinatri hydrophosphate 1/15M (a): 23,9 g Na2HPO4.12H2O hòa

tan và định mức đến 1000 ml.

-

Dung dịch kali dihydrophosphate 1/15M (b): 9,07 g KH2PO4 hòa tan và
định mức đến 1000 ml.
Dung dịch đệm có pH khác nhau phụ thuộc vào số ml dung dịch (a) và số ml
dung dịch (b).
a
10
18
30
49
79
121
184
264

b
990
982
970
951
921
879
816
736

pH
5,0

5,2
5,4
5,6
5,8
6,0
6,2
6,4

a
372
492
612
726
818
885
936
969

b
628
508
388
274
182
115
64
31

pH
6,6

6,8
7,0
7,2
7,4
7,6
7,8
8,0

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×