Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa phương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ HẢI HÀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2016.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Văn Ngãi, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô khoa Sau Đại học, trường Đại học Mở Tp.Hồ
Chí Minh và Thầy/Cô giảng dạy lớp Cao học Kinh tế học ME06A đã truyền đạt kiến thức


cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em chân thành cảm ơn tập thể lớp ME06A và các anh/chị trong lớp đã tạo điều
kiện và hỗ trợ em trong lúc thực hiện luận văn này.
Em chân thành cảm ơn gia đình đã tạo động lực và luôn ủng hộ em trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, kính chúc quý Thầy/Cô và tập thể ME06A luôn dồi dào sức khỏe, hạnh
phúc và công tác tốt.

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam, xem xét chiều hướng và mức
độ tác động của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trưởng kinh tế nhằm đưa ra các gợi ý
chính sách để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của
mối quan hệ này.
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài đã tìm kiếm, tham khảo, tìm hiểu các cơ sở
lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế. Đề tài đã sử dụng dữ liệu thứ cấp của 63 tỉnh thành từ bộ dữ
liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam các năm 2006, 2008, 2010, 2012 và các dữ
liệu về GDP, dân số, lao động, đầu tư Tổng cục Thống kê các năm tương ứng để tập hợp
thành dữ liệu bảng (panel data).
Với kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng, đề tài đã tìm thấy mối quan hệ giữa bất bình
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, trong đó nhận thấy rằng chấp nhận mức bất bình
đẳng thu nhập cao hơn sẽ mang lại mức độ tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời các biến
ngoại sinh gồm y tế, lao động, thu nhập, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có tác động
cùng chiều với tăng trưởng và kích thích tăng trưởng trong khi đó với khuôn khổ nghiên
cứu của đề tài cho thấy tỷ lệ giáo dục có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và
tỷ lệ đầu tư không có ý nghĩa thống kê trong phạm vi nghiên cứu này.

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu đưa ra các gợi ý cho nhà hoạch định chính
sách nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực trong
mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt
Nam.

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục bảng biểu .......................................................................................................viii
Danh mục hình vẽ, đồ thị ............................................................................................... ix
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................................x
Chương I. GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ...............................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 5
1.7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................5
1.8. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam ..................................................................................................................................6
Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................... 11
2.1. Bất bình đẳng thu nhập ........................................................................................... 11
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................11

2.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập ..............................................12
2.1.3. Đo lường bất bình đẳng ....................................................................................... 9
iv


2.2. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................................ 16
2.2.1. Một số định nghĩa ................................................................................................ 16
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế .................................................. 17
2.3. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ............................................................................................................................ 18
2.3.1. Các lý thuyết về mối quan hệ tích cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ............................................................................................................................ 19
2.3.2. Các lý thuyết về mối quan hệ tiêu cực giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ............................................................................................................................ 21
2.3.3. Lý thuyết về mối quan hệ phi tuyến giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ............................................................................................................................... 25
2.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................................25
Chương III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 29
3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 29
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 29
3.1.2. Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 29
3.2. Dữ liệu và công cụ nghiên cứu ...............................................................................32
3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................... 32
3.2.2. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................. 33
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................................34
3.3.1. Phân tích hồi quy .................................................................................................34
3.3.2. Lựa chọn mô hình hồi quy ................................................................................... 37
3.3.3. Tiến hành các thủ tục kiểm định ..........................................................................38
v



Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................41
4.1. Phân tích mô tả .......................................................................................................41
4.2. Phân tích tương quan .............................................................................................. 44
4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy.........................................................................46
4.3.1. Phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất Pooled
OLS ...................................................................................................................................46
4.3.2. Phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp các tác động cố định FEM .........47
4.3.3. Phân tích mô hình hồi quy bằng phương pháp các tác động ngẫu nhiên REM ...48
4.3.4. Kiểm định mô hình hồi quy ................................................................................49
4.4. Các kiểm định cho mô hình đã chọn ......................................................................49
4.5. Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình FEM có tùy chọn “robust” ......................... 51
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................... 57
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 57
5.2. Giải pháp ................................................................................................................57
5.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài ................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 62
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 68
Phụ lục 1. Số liệu GINI từng địa phương qua các năm ................................................. 68
Phụ lục 2. Kết quả hồi quy............................................................................................. 71

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng ............................................................... 6
Bảng 1.2. Chênh lệch thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm giàu
nhất và nghèo nhất theo ngũ phân vị ở cả nông thông và thành thị .................................. 7
Bảng 3.1. Tổng hợp mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu .........................................32
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình............................................................ 41

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến ..................................................................... 44
Bảng 4.3. Hệ số nhân tử phóng đại phương sai ................................................................. 45
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS ...................................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy theo mô hình FEM .................................................................. 47
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy theo mô hình REM ................................................................. 48
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo mô hình FEM có tùy chọn “robust” ............................... 50
Bảng 4.8. So sánh kết quả hồi quy với kỳ vọng ban đầu .................................................. 51

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Đường cong Lorenz .......................................................................................... 14
Biểu đồ 1.1. Xu hướng gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ tăng trưởng ........................................ 9

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
sWB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
GSO: Tổng cục Thống kê
VHLSS: Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình
GINI: Chỉ số bất bình đẳng thu nhập
ILSSA: Viện khoa học Lao động Xã hội- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
FEM: Mô hình các tác động cố định (Fixed Effect Model)
OLS: Mô hình bình phương bé nhất (Ordinary Least Square)
REM: Mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)
GNP: Tổng sản phẩm quốc gia
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
WDI: Báo cáo chỉ số Phát triển Thế giới

NGTK: Niên giám thống kê
đvt: đơn vị tính
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới
UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
Chương này trình bày lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và kết
cấu của đề tài.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Gần đây, việc quan tâm đến phát triển trong mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế đã kích thích sự ra đời của nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng
như thực nghiệm mới. Một số mô hình tồn tại cho rằng có sự tác động âm của bất bình
đẳng thu nhập lên tăng trưởng kinh tế, một số lại cho rằng có tác động dương trong mối
quan hệ giữa hai yếu tố này. Benabou (1996), Aghion và ctg (1999) đã cung cấp cho
chúng ta các điều tra xuất sắc về mặt lý thuyết; trên cơ sở này những nghiên cứu sau đó
tập trung vào các luận điểm liệu: (1) các quốc gia sẽ đối mặt với sự đánh đổi giữa việc cắt
giảm bất bình đẳng và cải thiện hiệu suất tăng trưởng của họ, (2) thay vì đó chấp nhận sự
tồn tại của một vòng tròn đạo đức trong đó tăng trưởng kinh tế dẫn đến làm giảm mức bất
bình đẳng và mức bất bình đẳng thấp hơn sẽ mang lại mức tăng trưởng cao hơn. Mỗi một
luận điểm khác nhau trong lý thuyết có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch
định chính sách ở mỗi quốc gia.
Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trở nên quan trọng
hơn khi Diễn đàn kinh tế Thế giới-WEF (2014) công bố một trong những xu hướng có
tác động lớn nhất đến kinh tế toàn cầu năm 2015 chính là bất bình đẳng thu nhập, trong
đó châu Á là khu vực có mức độ bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trong năm 2015. Cũng

theo tổ chức này, lực lượng cơ bản trong các cuộc xung đột chính là giới trẻ- những
người không thuộc bộ phận có thu nhập cao cảm thấy bị gạt bên lề xã hội. Điều này sẽ
gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững và hòa bình của xã hội (An Sinh, 2014).
Ở Việt Nam, kể từ khi mở cửa hội nhập quốc tế, nền kinh tế đã đạt được nhiều
thành tựu: tốc độ tăng trưởng nhanh, thu nhập người dân cải thiện đáng kể, Việt Nam
1


thoát khỏi tình trạng nước nghèo. Bên cạnh đó nhiều vấn đề đáng quan ngại đối với tăng
trưởng bền vững cũng phát sinh, đặc biệt là vấn đề chênh lệch thu nhập. Thống kê của
World Bank (WB) cho thấy, cứ khoảng 1 triệu người Việt Nam thì có 1 người siêu giàu
(với tài sản từ 30 triệu USD trở lên) tương đương với các quốc gia có cùng mức thu nhập
(trích bởi Khánh Linh và Cao Sơn, 2010).
Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm hộ gia đình ngày càng gia tăng (Gabriel,
2014 trích bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội- ILSSA), theo kết quả khảo sát của
Tổng cục Thống kê (GSO) năm 2010 thì thu nhập bình quân người của nhóm hộ nghèo
nhất thấp hơn nhóm hộ giàu nhất đến 9.2 lần, kết quả này cao hơn so với các năm trước
đó. Cũng trong khảo sát lần này, kết quả cho thấy hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) có
xu hướng tăng qua các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 lần lượt tương ứng là 0.418,
0.42, 0.42, 0.43 và 0.43. (Khánh Linh và Cao Sơn, 2010)
Vấn đề chênh lệch giàu nghèo không chỉ diễn ra giữa các nhóm hộ giàu nhất và
nghèo nhất mà còn diễn ra giữa nhóm hộ gia đình ở khu vực thành thị và nông thôn,
Nguyễn Trung Kiên (2012) đã kết luận rằng: “chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và
thành thị có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Sau mỗi 2 năm thì chênh lệch tuyệt đối
tăng khoảng 30%-50%....”và tác giả dự đoán tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng trong những
năm sắp tới. Còn Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhận định, “người
nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân
của xã hội, trong khi người giàu hưởng tới 115%. Sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục,
sức khỏe và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở
thành thị…” (trích bởi Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương, 2009).

Một nghiên cứu của WB và Viện khoa học lao động xã hội- bộ Lao động Thương
binh Xã hội (ILSSA) năm 2013 cho thấy: trong giai đoạn hiện nay cùng với tốc độ bùng
nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ
ngày càng tỏ ra lo lắng đối với bất bình đẳng thu nhập và điều này sẽ ngày càng trở thành
vấn đề nóng hơn cùng với tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay (Quang Lộc,

2


2014;WB, 2014). Trên thực tế, những chênh lệch về thu nhập nếu vượt qua một giới hạn
nào đó sẽ làm mất đi tính ổn định của xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng mô hình kinh tế theo định hướng xã hội
chủ nghĩa với mục tiêu “kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ngay trong
từng bước phát triển” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX trích bởi Bùi Đại
Dũng và Phạm Thu Phương, 2009) việc hạn chế chênh lệch về giàu nghèo, ổn định xã hội
là nhu cầu cấp thiết.
Vấn đề bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nóng được quan
tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Cho đến nay, các nghiên cứu phần lớn chỉ mới bàn riêng về
vấn đề tăng trưởng hoặc bất bình đẳng thu nhập. Gần đây có một số nghiên cứu về mối
quan hệ giữa hai đối tượng này nhưng phần lớn đi theo hướng nghiên cứu mang tính lý
luận hoặc phân tích vĩ mô; còn những nghiên cứu định lượng sử dụng bộ dữ liệu đã cũ
không còn phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, đa phần chỉ nghiên cứu tác động của
tăng trưởng đến bất bình đẳng , còn mối quan hệ ở chiều ngược lại- tác động của bất bình
đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.
Từ đây cho thấy, việc nghiên cứu định lượng, sử dụng bộ dữ liệu mới nhằm kiểm
định“Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở các địa
phương Việt Nam” là cần thiết.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở các địa
phương Việt Nam?

Các gợi ý chính sách nào cần được áp dụng để phát huy những ưu điểm và hạn chế
những nhược điểm của tác động này?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu, đề tài nhằm đạt được các mục tiêu:

3


Đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế ở các địa
phương Việt Nam;
Đưa ra gợi ý chính sách liên quan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở
các địa phương của Việt Nam, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Để tính toán lượng hóa các chỉ số đề tài sử dụng phần mềm Excel, Stata 13 để tính
toán chỉ số tăng trưởng kinh tế, các bài toán về thống kê mô tả và phân tích hồi quy dữ
liệu bảng.
Về phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đề tài sử dụng mô hình hồi quy bình
phương bé nhất (Ordinary Least Square- OLS), các tác động cố định (fixed Effects
Model- FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model- REM), sau
đó chọn mô hình phù hợp.
Từ kết quả ước lượng của các mô hình, đề tài tiến hành các kiểm định cần thiết
đánh giá tính chất của dữ liệu gốc cũng như phân tích các trị số thống kê R2, P-Value của
các hệ số hồi quy… Mô hình được chọn là mô hình có giá trị R2 hiệu chỉnh cao, các hệ số
hồi quy có ý nghĩa thống kê cao.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian là các tỉnh thành của Việt Nam
Về thời gian từ năm 2005- 2012. Đây là giai đoạn kinh tế, chính trị thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng có nhiều thay đổi lớn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
(đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới) đã đem đến cho Việt Nam nhiều

thành tựu nổi bật nhưng cũng kéo theo đó nhiều nguy cơ: ô nhiễm môi trường, mất trật tự
xã hội, thị trường của doanh nghiệp trong nước thu hẹp, khủng hoảng kinh tế và nổi cộm
là vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Do đó, việc chọn giai đoạn này là phù hợp với những

4


chuyển biến của kinh tế xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phân tích, đánh giá và đưa ra
khuyến nghị kịp thời.
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu tác động giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở các địa phương Việt Nam; từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận
và gợi ý chính sách.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bước vào kỷ nguyên 21, kỷ nguyên của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã đem
lại cho các quốc gia nhiều thành tựu như tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ nghèo đói giảm
xuống…nhưng cùng với đó là những thách thức như là sự nghèo đói, suy dinh dưỡng,
thất nghiệp và bất bình đẳng về thu nhập.
Nhiều kết quả khảo sát cho thấy, ngày càng có nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt
là những người trẻ ở thành thị tỏ ra lo ngại đối với vấn đề bất bình đẳng thu nhập dù có tỷ
lệ tăng trưởng cao .
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn phương án phù hợp
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhậpvà tăng trưởng kinh tế. Từ
đó đưa ra những gợi ý phù hợp cho công tác hoạch định chính sách.
1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5 nội dung chính, cụ thể:
Chương 1- Giới thiệu: Trình bày tóm lược về lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn.
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: trình bày các khái niệm và
cách đo lường bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế; nguyên nhân dẫn đến bất bình

đẳng thu nhập. Trình bày các lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng
kinh tế, các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.

5


Chương 3- Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các
biến và các giả thuyết nghiên cứu, các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4- Kết quả nghiên cứu: phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả của
mô hình kinh tế lượng; xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập với phụ thuộc.
Chương 5- Kết luận và gợi ý chính sách : tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài,
trên cơ sở đó đưa ra gợi ý chính sách phù hợp; trình bày hạn chế của đề tài và gợi mở
hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có).
1.8. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
Hoàng Thúy Yến (2015), cho rằng “Bất bình đẳng có thể là cần thiết nhằm tạo
động lực kinh tế và khích lệ được sự tăng trưởng”. Bởi lẽ, sự gia tăng bất bình đẳng về
thu nhập là một phần kết quả từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp
sang lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ được triển khai từ thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên bằng
chứng ở Việt Nam cho thấy rằng không phải tất cả các hình thái bất bình đẳng đều vô hại
thể hiện qua việc nó có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn hoặc gây mất ổn định xã
hội. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam để
hiện qua các khía cạnh sau:
1.8.1. Tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người, dẫn đến sự bất bình đẳng
về thu nhập.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của mỗi con người chính là nguồn thu
nhập, thu nhập thấp dẫn đến nhu cầu của người dân không được đáp ứng gây nên tình
trạng bất ổn định xã hội, điều này chỉ có thể thay đổi khi thu nhập của người dân tăng lên,
đời sống được cải thiện. Giai đoạn từ 2006-2012, mức tăng trưởng của Việt Nam duy trì
ở mức ổn định khoảng 10%/ năm, thu nhập bình quân đều người cũng tăng lên.

Bảng 1.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Giá hiện hành

Đơn vị tính: 1000 đồng

6


Năm

2002

2004

2006

2008

2010

2012

Cả nước

356.1

484.4

636.5


995.2

1,387.1

1,999.8

Thành thị

622.1

815.4

1058.4

1605.2

2,129.5

2,989.1

Nông thôn

275.1

378.1

505.7

762.2


1,07.4

1,479.4

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bên cạnh đó khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ngày càng nới
rộng, có sự chênh lệch lớn giữa nhóm dân cư ở thành thị và nhóm dân cư ở nông thôn.
Bảng 1.2. Chênh lệch thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm
giàu và nghèo nhất theo ngũ phân vị ở cả nông thôn và thành thị
Nhóm 5/Nhóm 1
Năm

Thành thị/ Nông thôn

Thành thị

Nông thôn

2002

2.3

8.0

6.0

2004

2.2


8.1

6.4

2006

2.1

8.2

6.5

2008

2.1

8.3

6.9

2010

2.0

7.9

7.5

2012


1.7

7.1

8.0
Nguồn: tổng hợp từ Đào Minh Hương, 2014

Chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn là do sự thụ hưởng khác
nhau đối với các chương trình- chính sách và hiệu quả giáo dục dẫn đến việc khu vực
thành thị có mức thu nhập gấp 2 lần khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức chênh lệch này
có xu hướng giảm xuống nhờ các chính xây dựng nông thôn mới, giao đất canh tác lâu
dài cho nông dân.
Chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở thành thị và nông thôn
là do sự chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề, sự gia tăng của các khu công nghiệp, dẫn đến
7


sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm. Tuy nhiên, phần lớn
người ở nông thôn khi đến thành thị do không thụ hưởng giáo dục đầy đủ phải chấp nhận
làm những công việc có mức thâm dụng lao động lớn với mức lương thấp (công nhân,
osin…), còn những người có mức lương cao chỉ tập trung ở những ngành có nhu cầu sử
dụng lao động thấp. Cụ thể, thu nhập bình quân ở các ngành tài chính - ngân hàng, bảo
hiểm, dầu khí cao gấp hơn 2 lần mức bình quân chung và cao gấp 3,3 lần các ngành có
thu nhập thấp nhất (quản lý lao động, hoạt động đoàn thể, hiệp hội, nông nghiệp - lâm
nghiệp) (Đào Minh Hương, 2014).Điều này dẫn đến thực trạng chênh lệch thu nhập lớn
giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở thành thị lớn hơn ở nông thôn.
Theo Tổng cục Thống kê (2013), chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của
20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất đã tăng từ 8.1 năm 2002 lên 9.4 năm
2012. Điều này còn diễn ra giữa nhóm người Kinh và người dân tộc thiểu số, giữa dân cư
ở các khu vực kinh tế; chẳng hạn: khu vực Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển kinh tế

hơn khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nên dân cư nơi đây có mức thu nhập cao hơn, đồng
thời chênh lệch giàu nghèo ở khu vực này cũng cao hơn.
Theo Ngân hàng Thế giới (2011), xu hướng gia tăng bất bình đẳng đi kèm với tăng
trưởng kinh tế là một xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển khu vực Đông Á và
Thái Bình Dương (trích bởi Hoàng Thủy Yến, 2015). Như vậy, ở một khía cạnh nào đó
bất bình đẳng gia tăng có thể là biểu hiện của sự tăng trưởng thu nhập, do đó có thể coi
đây là quá trình tự nhiên nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng điều này
chỉ được chấp nhận trong một giới hạn nhất định, nếu vượt quá sẽ dẫn đến trình trạng mất
ổn định xã hội, giảm tính gắn kết trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, không thể phủ nhận
bất bình đẳng là biểu hiện của quá trình tăng trưởng thu nhập có nghĩa là giảm bớt tỷ lệ
nghèo đói điều này được minh chứng bằng việc Ngân hàng Thế giới công nhận Việt Nam
là quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2009.
2.5.2. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để xóa đói giảm nghèo

8


Những năm vừa qua, công cuộc giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.
Biểu đồ 1.1 Xu hướng Gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ tăng
trưởng (đvt: %)
45
40
35
30
25

Gini


20

Growth

15

Tỷ lệ nghèo

10
5
0
2006

2008

2010

2012

Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu TCTK và VHLSS các năm

Hình trên cho thấy, mặc dù có sự gia tăng về bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập nhưng đi đôi với sự gia tăng thu nhập chính là tỷ lệ nghèo giảm xuống. Theo thống
kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2005 – 2010 (áp dụng chuẩn
nghèo cũ): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 9,45% (năm
2010). Đối với giai đoạn 2010- 2013 (áp dụng chuẩn nghèo mới): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước
đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012).
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng- miền, đặc biệt là những khu vực
tập trung đông người dân tộc thiểu số. Thống kê cho thấy dân tộc thiểu số chiếm 15%
tổng dân số, nhưng lại chiếm đến 48% số người nghèo Việt Nam. Năm 2012, khu vực có

tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên, Bắc
trung bộ và duyên hải miền Trung với tỷ lệ lần lượt là 24.2%, 18.6%, 16.7% (Hoàng
Thủy Yến, 2015).

9


Như vậy, có thể thấy rằng tác động của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế lên việc giảm nghèo không đồng đều giữa các khu vực, ở khu vực nông thôn và dân tộc
thiểu số bất bình đẳng thu nhập không có tác động đến giảm nghèo.
Tóm lại: Chương 1 đã trình bày các nội dung: lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phương pháp nghiên cứu và kết
cấu đề tài và thực trạng của đề tài nghiên cứu. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các lý
thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

10


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này trình bày các lý thuyết về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế, gồm: Định nghĩa, cách đo lường và các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập;
định nghĩa, cách đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; các lý thuyết
về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế; các nghiên cứu trước
liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu rõ về thực trạng mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam.
2.1. Bất bình đẳng thu nhập
2.1.1. Một số khái niệm
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD), bất bình đẳng thu
nhập là sự khác biệt trong cách phân phối tài sản, sự giàu có, hoặc thu nhập giữa các cá

nhân hoặc nhóm người. Nó cũng được mô tả như là khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo, sự chênh lệch, sự giàu có và khác biệt thu nhập, hay còn gọi là khoảng cách
giàu nghèo.
Thu nhập được xác định là thu nhập hộ gia đình trong một năm cụ thể. Nó bao
gồm các khoản thu nhập và các khoản đóng góp Bảo hiểm xã hội chi trả của hộ gia đình
được khấu trừ. Thu nhập của hộ gia đình được gán cho mỗi thành viên của mình, với một
điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt trong nhu cầu cho hộ gia đình với các kích cỡ khác
nhau.
Việc quá công bằng trong việc phân phối thu nhập cũng không phải là điều tốt đối
với hiệu quả kinh tế, điển hình là các quốc gia xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam
thời kỳ trước đổi mới với quan điểm “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, điều này
khiến cho con người mất đi động lực phấn đấu khi tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã
hội. Biểu hiện là: sự thiếu kỷ luật trong công tác, năng suất lao động thấp, con người mất
đi tính sáng tạo…những điều này làm tăng trưởng kinh tế chậm, một trong những nguyên

11


nhân làm cho nghèo đói gia tăng. Tuy nhiên, quá bất bình đẳng trong thu nhập sẽ gây mất
ổn định xã hội, cản trở tiến bộ của khoa học công nghệ và kiềm hãm sự phát triển.
2.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập
Bất bình đẳng thu nhập là vấn đề tồn tại do lịch sử để lại đồng thời hiện hữu cùng
với sự phát triển của các quốc gia. Việc giảm thiếu tỷ lệ bất bình đẳng trong thu nhập trở
thành mục tiêu hàng đầu của các Chính phủ. Ở mỗi quốc gia, tình trạng bất bình đẳng thu
nhập biểu hiện ở mỗi mức độ khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Mankiw
(2008), bất bình đẳng thu nhập bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân có
thể riêng biệt hoặc đan xen lẫn nhau, tuy nhiên về cơ bản có thể quy tụ thành 2 nhóm
nguyên nhân chính là tài sản và lao động:
Một là, bất bình đẳng thu nhập từ tài sản: trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá
nhân được phân phối quyền sở hữu các yếu tố sản xuất. Tùy theo giá trị mà các yếu tố

này được định giá trên thị trường mà chúng có những ảnh hưởng khác nhau đến mức thu
nhập của mỗi cá nhân. Đây là cách phân phối theo sở hữu nguồn lực hay phân phối theo
tài sản mà tài sản này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, như: thừa kế tài sản, sự
tích lũy của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng và tiết kiệm, kết quả sản xuất kinh
doanh. Trong đó, kết quả từ sản xuất kinh doanh là cách quan trọng nhất để gia tăng thu
nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân.
Hai là, bất bình đẳng thu nhập từ lao động: Kết quả điều tra của WB và ILSSA
cho thấy: “bất bình đẳng giữa giàu và nghèo phần nào do tài năng và sự chăm chỉ”
(World Bank, 2014), nguồn lực cơ bản để tạo ra thặng dư xã hội chính là lao động. Tuy
nhiên kỹ năng, điều kiện và tính chất nghề nghiệp của mỗi lao động là khác nhau nên sẽ
dẫn đến những khác nhau trong thu nhập. Những khác biệt về thu nhập từ lao động bắt
nguồn từ sự khác nhau của: khả năng và kỹ năng lao động; cường độ làm việc; tính chất
nghề nghiệp; sự phân biệt đối xử trong xã hội do tính chất không hoàn hảo của thị
trường….

12


2.1.3. Đo lường bất bình đẳng
Các thước đo bất bình đẳng phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bình
trong một nước và sự phân phối thu nhập/tiêu dùng trung bình đó. Có nhiều thước đo bất
bình đẳng khác nhau, thông thường các quốc gia thường sử dụng các thước đo đường
cong Loren, hệ số Gini, tiêu chuẩn “40” của World Bank, và hệ số giãn cách thu nhập. Cụ
thể như sau:
a. Đường cong Lorenz:
Theo Perkin và ctg (2005), thước đo này được giới thiệu trên một bài báo đăng
vào năm 1905 bởi chính tác giả- nhà thống kê học đầu tiên Max Lorenz.
Theo đó người có thu nhập được sắp xếp theo trình tự từ mức thu nhập thấp nhất
đến mức thu nhập cao nhất và biểu thị trên trục hoành. Bản thân đường cong này cho biết
tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập được nhận bởi một phần trăm cộng dồn nhất dịnh những

người có thu nhập.
Hình dạng đường cong cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Theo định nghĩa đường cong phải cắt với đường thẳng 450 ở cả góc thấp nhất bên trái
(0% dân số phải nhận 0% thu nhập) và góc trên cùng bên phải (100% dân số phải nhận
được 100% thu nhập).
Có hai thái cực xảy ra: sẽ là bình đẳng tuyệt đối nếu mọi người đều có thu nhập
như nhau, đường Lorenz trùng với đường thẳng 450. Sẽ là bất bình đẳng tuyệt đối nếu chỉ
một gia đình có thu nhập và tất cả các hộ gia đình khác đều không thì đường cong trùng
với đường viền đáy và bên phải đồ thị. Tuy nhiên, trong thực tế đường Lorenz bao giờ
cũng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối, đường
Lorenz càng xa đường bình đẳng tuyệt đối khi bất bình đẳng càng lớn

13


Hình 2.1. Đường cong Lorenz
% Thunhập

O’

100
Đường
bình đẳng

Đường
cong Lorenz

50
30
10

O

% Dân số

Đường cong Lorenz là công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng thu
nhập một cách trực quan thông qua hình dạng của đường cong, tuy nhiên vì trực quan nên
công cụ này còn quá đơn giản không thể đưa ra các kết luận chính xác trong những
trường hợp phức tạp do chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng (Hoàng Thủy Yến,
2015).
b. Hệ số Gini (G)
Thước đo này mang tên nhà thống kê học người Ý- Corrado Gini có thể suy ra từ
đường Lorenz.
Hệ số này được hiểu một cách đơn giản nhất là giá trị phần diện tích giữa đường
thẳng 450 và đường Lorenz, phần diện tích này càng lớn thì giá trị của hệ số Gini càng
cao. Về mặt lý thuyết, hệ số Gini nhận các giá trị từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất
bình đẳng tuyệt đối). Trên thực tế, giá trị đo được trong phân phối thu nhập quốc dân đều
có miền giá trị hẹp hơn nhiều, thường từ khoảng 0,25 đến 0,6 (Perkin và ctg, 2005).
Còn về mặt số học, theo Tổng cục thống kê Việt Nam hệ số Gini được tính như
sau:
14


∑(

)(

)

trong đó:
Fi là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i

Yi là phần trăm cộng dồn thu nhập (chi tiêu) đến người thứ i
Những quốc gia có mức chênh lệch thu nhập lớn, hệ số Gini nằm từ khoảng 0,5
đến 0,7; còn ở những quốc gia có phân phối thu nhập tương đối công bằng thì hệ số Gini
dao động từ 0,2 đến 0,5.
Do có thể đo lường được mức độ bất bình đẳng thu nhập giúp cho việc so sánh
mức độ bất bình đẳng thu nhập theo thời gian hay theo không gian dễ dàng hơn nên hệ số
Gini đã khắc phục được các nhược điểm của đường Lorenz. Tuy nhiên, cũng có lúc
không thể so sánh được sự khác nhau khi diện tích giữa đường thẳng 450 và đường
Lorenz nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác .
c. Tiêu chuẩn “40” của World Bank
Năm 2002, World Bank đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ lệ
thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất
trong xã hội. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng; cụ thể:
- Tình trạng bất bình đẳng cao: khi hơn 17% tổng thu nhập được tạo nên bởi thu
nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội.
- Tình trạng bất bình đẳng tương đối: khi từ 12%-17% tổng thu nhập được tạo nên
bởi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội.
- Tình trạng bất bình đẳng thấp: thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp
nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 12% tổng thu nhập.
d. Hệ số giãn cách thu nhập:

15


×