Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

5 cách cơ bản để cân bằng đời sống doanh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.45 KB, 3 trang )

5 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ CÂN BẰNG
ĐỜI SỐNG DOANH NHÂN
Hơn ai hết, mọi doanh nhân đều hiểu việc cân bằng giữa công việc quản lý bận rộn
và cuộc sống cá nhân khó khăn nhường nào.
Mặc dù tất cả các doanh nhân đều muốn có một cuộc sống và sự nghiệp cân bằng,
nhưng chỉ một số ít đạt được điều này. Tất nhiên, một sự cân bằng tuyệt đối là điều
không tưởng bởi không có gì là hoàn hảo, nhưng có những bước bạn có thể làm để
cải thiện sự cân bằng đó. Dưới đây là 5 gợi ý:
1. Xác định các ưu tiên của bạn.
Lập một danh sách tất cả những việc bạn cần hoặc muốn làm và xếp hạng những
việc này theo thứ tự ưu tiên, từ quan trọng đến ít quan trọng nhất. Danh sách này
cần bao gồm mọi khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cả gia đình, bạn bè, doanh
nghiệp và cả những sở thích của bạn, v.v. – tất cả mọi thứ.
Điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn thành thật với chính mình khi làm điều này.
Ví dụ, nếu bạn mới bắt đầu thiết lập một mối quan hệ nào đó, bạn cần hiểu tầm
quan trọng của nó đối với cuộc sống và công việc của bạn trong hiện tại để từ đó
xác định mức độ ưu tiên.
Xếp hạng ưu tiên theo thứ tự từ cao đến thấp giúp chúng ta đảm bảo phân bổ thời
gian cần thiết và hợp lý cho những việc quan trọng nhất trong cuộc sống cá nhân
cũng như công việc của mình.
2. Hãy quý trọng từng phút giây.
Bạn có thường ‘vô tư’ lên mạng xã hội hoặc xem video trên YouTube, và rồi tự hỏi
sao thời gian trôi đi nhanh quá vậy? Điều này có lẽ xảy ra với tất cả chúng ta. Thời
gian vụt bay không lấy lại được và khi không biết quý trọng từng giây phút trong
ngày, chúng ta dễ dàng để lãng phí nó.Mặt khác, cân nhắc mỗi phút giây trong


ngày giúp chúng ta cải thiện năng suất, hoàn thành công việc mà vẫn có được thời
gian dành cho bản thân và gia đình. Nhiều doanh nhân thường có thói quen làm
việc tới tận khuya. Việc duy trì một thời gian biểu chặt chẽ và kỷ luật có thể giúp
họ cải thiện hiệu quả công việc và rời công sở sớm hơn mỗi ngày.


3. Đừng ngại nói ‘không’.
Một số người thường ngại nói ‘không’ và cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.
Bạn cần cảnh giác với điều này bởi đó có thể là cái bẫy tiêu tốn quỹ thời gian quý
giá của bạn. Đừng ngại từ chối những cuộc họp đột xuất không quan trọng và sử
dụng hộp thư thoại để lọc những cuộc gọi lạ. Đừng cả nể vì mặc cảm; thay vào đó,
hãy tập trung thời gian vào những việc quan trọng nhất của mình.
Có thể ban đầu bạn chưa quen, nhưng rồi bạn sẽ sớm cảm thấy thoải mái khi nói
“không”, đặc biệt là khi bạn nhận thấy tầm quan trọng của điều đó trong việc nâng
cao hiệu quả công việc và sự cân bằng cuộc sống và sự nghiệp của bạn.
4. Hiểu rằng không có tình huống ‘hoàn hảo’.
Là một doanh nhân, thật khó để đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa công việc và
cuộc sống ngoài công sở. Hiểu được điều đó, chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi
tập trung thực hiện những việc cần thiết để cải thiện sự cân bằng trong cuộc sống
chứ không cầu toàn.Những cuộc họp đột xuất vẫn sẽ xảy ra, và bạn có thể phải hủy
bỏ kế hoạch để tham dự một sự kiện nào đó vào phút chót. Cuộc sống vốn như vậy,
không có gì là chắc chắn cả.
Một số người hay đứng núi này trông núi nọ, nhưng thực tế không giống những gì
chúng ta tưởng. Trong khi bạn đang nghĩ rằng một công việc văn phòng bình
thường, thay vì là một doanh nhân sẽ cho chúng ta nhiều thời gian riêng hơn, có
thể một nhân viên văn phòng nào đó lại đang hình dung cuộc sống của một doanh
nhân hẳn sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Vì vậy, hãy tập trung vào việc cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
hiện tại của bạn, và đừng cầu toàn.


5. Khi ở bên người thân, khi dành thời gian cho riêng mình, đừng bận tâm
đến công việc.
2 tiếng đồng hồ dành trọn vẹn cho gia đình vào buổi tối, hoàn toàn không vướng
bận công việc, sẽ tốt hơn nhiều so với 3-4 tiếng cũng dành cho gia đình nhưng cứ
15 phút lại kiểm tra email hoặc làm các công việc khác.Khi bạn không làm việc và

tham gia vào một hoạt động yêu thích hoặc dành thời gian với gia đình, hãy cố
gắng ‘tắt’ hoàn toàn ‘công tắc công việc’. Điều này không phải lúc nào cũng dễ
dàng – và sự bất khả thi này là cái giá bạn phải chấp nhận khi trở thành một doanh
nhân – nhưng bất cứ khi nào có thể, hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian đó.
Chất lượng thời gian, chứ không phải là số lượng mới là yếu tố quan trọng nhất
giúp chúng ta cân bằng công việc và cuộc sống



×